Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu và nghiên cứu một số nội dung quản trị nhân sự tại công ty tnhh thương ...

Tài liệu Tìm hiểu và nghiên cứu một số nội dung quản trị nhân sự tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ siêu thị an lạc

.PDF
36
260
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ - BÁN CÔNG TP. HCM KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ DỊCH VỤ SIÊU THỊ AN LẠC GVHH : THẦY TRẦN ĐÌNH VINH SVTH : ĐỖ NHƯ MAI KHUÊ LỚP : QTDV02 MSSV : 40200146 Tp. HCM 05 - 2006 LỜI CẢM ƠN Sau hai tháng thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công Ty TNHH TM & DV Siêu Thị An Lạc, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình Ban Giám Đốc công ty, quí anh chị phòng nhân sự và sự hướng dẫn chu đáo tận tình của giáo viên hướng dẫn - thầy Trần Đình Vinh. Nhờ đó, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Trước tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Đình Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, quí anh chị phòng nhân sự, các cô các chú, các anh, các chị trong công ty đã giúp đỡ tận tình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến quí thầy cô trường Đại Học Mở - Bán Công TP.HCM đã hết lòng dạy dỗ em trong suốt 4 năm qua. Sinh viên Đỗ Như Mai Khuê MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG DẪN NHẬP Lý do chọn đề tài .................................................................................... 2 Phạm vi đề tài ......................................................................................... 2 Mục đích ................................................................................................. 2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 3 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & DV SIÊU THỊ AN LẠC I.CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KD SIÊU THỊ TẠI TP. HCM............................................................................................... 4 1. Từ trước đến năm 1995 ..................................................................... 4 2. Từ năm 1995 đến nay ........................................................................ 4 3. Hệ thống BigC tại TP.HCM .............................................................. 6 II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY EBA.......... 7 1. Giới thiệu về công ty .......................................................................... 7 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .................................. 7 III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY..................................... 9 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty EBA.................................................... 9 2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban ....................................... 10 IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY ........................................ 12 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY EBA I. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY.............................................. 13 1. Qui mô tốc độ phát triển nguồn nhân lực của công ty qua các năm... 13 2. Cơ cấu nhân sự ................................................................................... 14 a. Trình độ chuyên môn kỹ thuật nhân viên năm 2006 b. Độ tuổi nhân viên ở công ty năm 2006 3. Nhận xét ............................................................................................ 15 II. TUYỂN CHỌN NHÂN VIÊN............................................................. 15 1. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường ..................................................... 15 a. Môi trường bên trong b. Môi trường bên ngoài 2. Nguồn tuyển chọn .............................................................................. 16 a. Nguồn nội bộ b. Nguồn bên ngoài 3. Tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên ....................................................... 18 4. Phương pháp tuyển chọn nhân viên .................................................... 18 III. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO....................................................................... 18 1. Vì sao doanh nghiệp phải coi trọng công tác đào tạo nhân viên ? ...... 19 a. Đào tạo nhân viên mới b. Đào tạo nhân viên cũ 2. Kết quả đào tạo nhân viên .................................................................. 20 3. Đánh giá năng lực nhân viên .............................................................. 21 IV. LƯƠNG BỔNG VÀ ĐÃI NGỘ........................................................... 21 1. Hệ thống bương bổng .......................................................................... 22 2. Tiền lương ............................................................................................ 22 a. Khái niệm tiền lương và ý nghĩa b. Thời gian lao động và hạch toán kết quả lao động c. Tính lương và trợ cấp xã hội 3. Nhận xét .............................................................................................. 27 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÂN VIÊN I. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÂN VIÊN................................................ 28 II. ĐA DẠNG HÓA CÁC NGUỒN TUYỂN DỤNG................................ 30 III. ĐA DẠNG HÓA CÁC HÌNH THỨC TÍNH TIỀN LƯƠNG ............. 30 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Thân : Quản Trị Nhân Sự, TP. HCM, Nhà xuất bản thống kê, 2004 2. Nguyễn Văn Thi : Quản Trị Học, TP.HCM, Nhà xuất bản thống kê, 2000 3. Lê Anh Cường : Phương Pháp và Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự, Hà Nội, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2004. 4. Vũ Thế Phú : Quản Trị Học, TP.HCM, Nhà xuất bản thống kê, 1996. 5. Trần Quang Tuệ : Nhân Sự Chìa Khóa Của Sự Thành Công, TP. HCM, Nhà xuất bản thống kê, 2000. 6. Mỹ Lệ : Để Dụng Binh Giỏi, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số 44 – 2003. 7. Nguyễn Sĩ Phương : Trả Lương Theo Cơ Chế Thị Trường, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 26 - 05 - 05. 8. Quỳnh Đan : Mô Hình Quản Trị Công Ty Trong Công Ty, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 20 – 10 – 05. 9. Tố Uyên. Tập Trung Chiến Lược Phát Triển Tài Năng, Báo Tuổi Trẻ. năm 2005 10. Nguyễn Thị Thanh Danh : Báo cáo thực tập, Trường Đại Học Kinh Tế, Tp.HCM, 2005 11. Nguyễn Thị Xuân thu : Báo cáo thực tập, Trường Đại Học Mở - BC TP. HCM, 2005 Báo cáo thực tập − GVHD : Thầy Trần Đình Vinh LỜI MỞ ĐẦU ½›¾ Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động xã hội tác động đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Từ thập kỉ 70 cho đến nay con người không còn đơn thuần chỉ là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh mà còn là một nguồn tài sản quí báu của mọi tổ chức doanh nghiệp. Đầu tư vào nguồn nhân lực là đầu tư lâu dài nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cao hơn, lợi nhuận cao hơn và có hiệu quả hơn. Trong thời đại ngày nay với sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh và tính chất cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi nhà quản trị phải biết quản trị nhân sự một cách có hiệu quả. Muốn quản trị nhân sự tốt, mỗi nhà quản trị phải nắm vững kiến thức cơ bản về quản trị, kĩ năng quản trị phải có sức thuyết phục khéo léo lôi cuốn và hấp dẫn người nghe. Phải xem quản trị như là một môn khoa học, đồng thời quản trị cũng mang tính nghệ thuật mà không có bất cứ một tiêu chuẩn nào có thể đo lường được và được áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp. Quản trị còn phụ thuộc vào phong cách, cá tính lãnh đạo riêng của từng nhà quản trị hướng theo định hướng phát triển chung của công ty. Doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược phát triển con người một cách cụ thể. Bằng cách, tìm kiếm nhân tài và không được bỏ qua công tác đào tạo huấn luyện nhân viên cũ, nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho nhân viên mới dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc. SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 1 Báo cáo thực tập" GVHD : Thầy Trần Đình Vinh CHƯƠNG DẪN NHẬP NỘI DUNG LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một công ty dù có nguồn vốn lớn mạnh, nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng với hệ thống máy móc hiện đại, kèm theo các công thức khoa học thần kỳ đi nữa, cũng trở nên vô ích nếu không biết cách quản trị, phân công lao động một cách hợp lý. Tất cả những chức năng, yếu tố này đều được thể hiện rõ trong công tác quản trị nhân sự. Con người là nhân tố quan trọng nhất để làm nên sự thành công và phát triển lâu dài của công ty. Trong tình hình nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Chỉ một lỗi lầm dù rất nhỏ cũng có thể làm cho công ty phải trả giá đắt, có thể làm cho công ty lâm vào tình trạng phá sản. Việc phát huy sức mạnh con người là đòi hỏi lớn nhất và là nhiệm vụ khó khăn nhất đối với mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào biết cách quản trị, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực này sẽ có một ưu thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Trong bối cảnh như vậy, công ty TNHH TM & DV Siêu Thị An Lạc (EBA) cũng có những chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Công ty luôn chú trọng đến vấn đề nhân sự xem vấn đề nhân sự như điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của công ty EBA. Để làm được điều này, Ban giám đốc công ty cần phải đánh giá đúng thực trạng nhân sự tại công ty để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, những mối đe dọa. Từ đó kết hợp những điểm mạnh với cơ hội thực hiện chiến lược tấn công, Nhận diện những điểm yếu và những đe dọa thực hiện chiến lược phòng ngừa có hiệu quả. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản mà em đã tiếp thu được ở trường và những nhận thức có được trong cuộc sống, cùng với sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của anh Tuấn Phụ trách hành chính nhân sự công ty và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Vinh. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu và nghiên cứu một số nội dung quản trị nhân sự tại công ty TNHH TM & DV Siêu Thị An Lạc”(EBA). Để làm bài báo cáo tốt nghiệp cho mình và viết lên những hiểu biết, những dòng suy nghĩ của mình. PHẠM VI ĐỀ TÀI Quản trị nhân sự là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau, nhưng do thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn hạn chế nên trong bài báo cáo này em chỉ nghiên cứu một số nội dung sau đây. - Tổng quan về ngành kinh doanh siêu thị ở TP.HCM. - Cơ cấu tổ chức của công ty, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. - Công tác tuyển dụng lao động - Công tác đào tạo nhân viên tại công ty - Công tác trả lương cho nhân viên - Các khoản phụ cấp và thưởng cho công nhân viên SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 2 GVHD : Thầy Trần Đình Vinh MỤC ĐÍCH Báo cáo thực tập" Nhằm áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế và cụ thể ở công ty. Phân tích tình hình tuyển dụng, đào tạo, tính tiền lương, thưởng, phụ cấp để từ đó đưa ra những nhận xét chung về công ty. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập tài liệu : Trong thời gian thực tập tại công ty em thu thập tài liệu bằng một số cách sau đây. - Thu thập các báo cáo, số liệu, các văn bản của công ty. Phương pháp làm việc tại bàn giấy. Sự giúp đỡ của anh Tuấn, chị Hạnh, chị Danh. Các buổi nói chuyện trao đổi với anh, chị nhân viên trong công ty. Sự tự học hỏi của bản thân. Những kiến thức từ các bài giảng, tài liệu và sách giáo khoa của thầy cô giảng viên trong thời gian học tại trường. Sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình. Phương pháp phân tích : Sử dụng phương pháp so sánh tổng hợp các số liệu thu thập được qua các năm : 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006. Sau đó phân tích, đánh giá và đưa ra nhân xét. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Đề tài được chia làm ba chương : Chương 1 : Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH TM & DV Siêu Thị An Lạc(EBA). Chương này đề cập đến một số vấn đề như : tổng quan về ngành kinh doanh siêu thị, quá trình hình thành và phát triển của công ty, chức năng của các phòng ban, bộ máy tổ chức, định hướng phát triển công ty. Chương 2 : Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty EBA. Chương này đề cập đến một số nội dung như : công tác tuyển chọn nhân viên, tuyển dụng nhân viên, trả lương nhân viên. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty EBA. Chương này đề cập đến một số nội như : đánh giá năng lực nhân viên, đa dạng hóa các nguồn tuyển chọn nhân viên, đa dạng hóa các hình thức tính lương cho công nhân viên. SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 3 Báo cáo thực tập" GVHD : Thầy Trần Đình Vinh CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & DV SIÊU THỊ AN LẠC I. TỒNG QUAN VỀ NGÀNH KINH DOANH SIÊU THỊ TẠI TP. HCM 1. Từ trước đến năm 1995 Đối với người tiêu dùng các nước có nền kinh tế phát triển, loại hình kinh doanh siêu thị đã không còn xa lạ, nhưng với nước ta loại hình này còn khá mới mẻ. Sau khi đổi mới năm 1986, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Người dân có của dư, của để và họ bắt đầu nghĩ nhiều đến việc mua sắm, tiêu dùng. Mua sắm ở chợ không đáp ứng nhu cầu về các tiêu chuẩn, đúng giá, vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian mua sắm, an ninh. Cho nên, người tiêu dùng có thu nhập cao có xu hướng đến các siêu thị để mua sắm. Nắm bắt được sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của người dân trong thành phố, ngày 20/10/1993 siêu thị Maximark ra đời tại số 3- 3C Đường 3/2, Q.10 trực thuộc công ty An Phong. Đây là siêu thị đầu tiên tại TP. HCM. Kế tiếp là một số siêu thị khác lần lượt ra đời như : CityMark Nguyễn Văn Cừ, Mini Mark Ngô Gia Tự, Co-op Mark Cống Quỳnh,… Đây là một loại hình mua bán văn minh lịch sự. Tên siêu thị Ngày thành lập Địa chỉ Siêu thị Maximark 20/ 10/93 Số 3-3C Đường 3/2, Q. 10 Siêu thị Citi Mart 28/01/94 Số 225 Nguyễn Văn Cừ, Q.5 Siêu thị Mini Mart 16/06/94 Số 355- 365 Ngô Gia Tự, Q. 10 Siêu thị Phong Lan 30/09/94 Số 85 Đồng Khởi, Q. 1 Siêu thị Uni Mart 11/94 Số 288 Pasteur, Q.1 Bảng 1.1 Năm siêu thị đầu tiên thành lập ở TP. HCM Nguồn : Sở thương mại TP. HCM 2. Từ năm 1995 đến nay Trong giai đoạn đầu hình thành, siêu thị chưa thật sự thu hút được khách hàng đến đây mua sắm vì giá cả hàng hóa khá đắt, nhiều mặt hàng có giá cao hơn giá mặt bằng tại chợ từ 30% đến hơn 50%. Đến năm 1995, mọi người nghi ngờ về khả năng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị vì cho rằng nó chỉ phục vụ cho người có thu nhập cao. Những người đến mua sắm chủ yếu thuộc tầng lớp khá giả, chỉ một phần nhỏ đến với siêu thị do hiếu kỳ, tò mò muốn đi xem, tham quan cho biết, tận hưởng không khí mua sắm hiện đại, không gian thoáng mát, lịch sự và được tự do lựa chọn hàng hóa trong sự tiếp đón ân cần, niềm nở của người bán. Trong thời gian này, siêu thị chủ yếu bán các loại hàng nhập khẩu (với tỉ lệ 90% tại siêu thị), tỷ lệ hàng nội địa còn khá ít trong cơ cấu mặt hàng tại siêu thị, do các mặt hàng nội địa chưa có vị thế trên thị trường tiêu thụ Việt Nam ( tỉ lệ dao động từ 10% đến 20% tại siêu thị). SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 4 GVHD : Thầy Trần Đình Vinh Báo cáo thực tập" Đến năm 1996, siêu thị Co-op Mart Cống Quỳnh thay đổi tỉ trọng hàng nội địa trong cơ cấu mặt hàng ở siêu thị. Nhờ đó giá cả hạ xuống, chiếm được lòng tin của khách hàng và thu hút được khách hàng đến với siêu thị ngày càng đông. Nhu cầu mua sắm ở siêu thị trở thành một thói quen của người dân thành phố. Ngành kinh doanh siêu thị không những thu hút các nhà đầu tư trong nước mà còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình là hai tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn, tập đoàn Bourbon - Pháp và tập đoàn Metro Cash & Carry - Đức. Tập đoàn Bourbon đã đầu tư xây dựng siêu thị Cora Đồng Nai với diện tích gần 10.000 m2, trên 25000 chủng loại mặt hàng. Siêu thị Cora Đồng Nai đi vào hoạt động năm 1998. Đến năm 2006, ở Việt Nam, tập đoàn Bourbon có bốn siêu thị đang hoạt động và hiện đang xây dựng ba siêu thị sắp đưa vào hoạt động. Tập đoàn Metro Cash & Carry – Đức là một trong 4 nhánh của tập đoàn Metro toàn cầu, có 488 trung tâm phân phối tại 26 quốc gia, xếp thứ 4 thế giới và thứ 3 ở Châu Âu với doanh số 54 tỉ Euro/ năm. Hiện nay, Metro có 6 siêu thị rải từ Bắc đến Nam trong số 8 dự án của tập đoàn này ở Việt Nam. Ngành kinh doanh siêu thị có nhiều chuyển biến hơn. Nếu trước đây siêu thị chủ yếu là bán lẻ cho người tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình là chính thì bây giờ siêu thị lại là nơi vừa cung cấp các mặt hàng theo hình thức lẻ, vừa phân phối theo hình thức sỉ cho khách hàng có nhu cầu mua với số lượng lớn. Theo thống kê của sở thương mại, tính đến hết tháng 8/ 2004 trên địa bàn thành phố có 60 siêu thị, 20 trung tâm thương mại và hàng chục cửa hàng bán lẻ tự chọn khác nằm rải rác ở các quận. Theo thông tin từ sở thương mại, hiện vẫn còn nhiều hồ sơ xin cấp phép hoạt động kinh doanh siêu thị. Chắc chắn trong vài năm tới, số lượng các siêu thị còn gia tăng đáng kể. Mặc dù số lượng siêu thị ngày càng tăng nhanh nhưng doanh số bán của các siêu thị vẫn ổn định và tăng đều đặn theo từng quí, từng năm. Theo số liệu của sở thương mại thành phố 07/04/2005, ba tháng đầu năm 2005, tổng mức bán lẻ và doanh thu trên địa bàn thành phố ước lượng 25.181 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch năm và tăng 19.5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, loại hình kinh doanh siêu thị, một loại hình kinh doanh hiện đại, kinh doanh theo phương thức tự chọn đã có chỗ đứng trong lòng người dân thành phố, ngày càng được củng cố và phát triển. Trước tình hình ngành kinh doanh siêu thị lớn mạnh không ngừng phát triển thì tình hình nhân sự tại những siêu thị này phát triển ra sao ? Siêu thị có đủ lượng nhân viên cần thiết để phát triển hay không ? Công tác quản trị nhân viên của những siêu thị này như thế nào ? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, em sẽ lấy cụ thể một doanh nghiệp ( công ty TNHH TM & DV Siêu Thị An Lạc quản lý siêu thị An Lạc và Miền Đông ) để nghiên cứu những hoạt động này. Các Siêu thị và trung tâm tiêu biểu đóng trên địa bàn thành phố. Tên Siêu thị Địa chỉ Siêu thị BigC An Lạc 1231 QL 1A, P. Bình Trị Đông B, Q. BT Siêu thị BigC Miền Đông 138A Tô Hiến Thành, F.15, Q.10 Co-op Mart Cống Quỳnh 189C Cống Quỳnh, Q. 1 SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 5 GVHD : Thầy Trần Đình Vinh Siêu thị Maximark Báo cáo thực tập" 3-3C Đường 3/2, Q. 10 Siêu thị Super Bowl A43 Trường Sơn, Q.10 Siêu thị Bình Dân 9 Quang Trung, P. 11, Q. GV Siêu thị nội thất Phố Xinh 8 Đường 3/2, P. 13, Q. 6 Siêu thị Metro Bình Phú Đường Bình Phú, P. 11, Q.6 TT thương mại Zen Plaza 56 Nguyễn Trãi, Q. 1 Siêu thị Miền Đông 220B Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.PN Bảng 1.2 Một số Siêu Thị và TT Thương Mại trên địa bàn TP.HCM Nguồn : sở thương mại thành phố 3. Hệ thống BigC tại TP. HCM BigC Đồng Nai Nằm tại vị trí ngã 3 vũng tàu, Biên Hoà, Đồng Nai Được thành lập vào tháng 8/1998 Địa chỉ : KP1 – Long Bình Tân – Biên Hòa - Đồng Nai Tel : 061 833180 Fax : 061 833190 Emai : [email protected] BigC An Lạc Được trình bày ở trang 7 BigC Miền Đông Nằm ở vị trí trung tâm quận 10 Được thành lập vào tháng 4 năm 2001 Địa chỉ liên hệ : 138A Tô Hiến Thành, Q.10, Tp.HCM Tel : 08 8632990 Fax : 08 8632978 Email : [email protected] Ngoài ra còn 2 siêu thị khác là BigC Hoàng Văn Thụ, BigC Gò Vấp đang trong quá trình xây dựng hoàn chỉnh sắp đi vào hoạt động. II. GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY EBA 1. Giới thiệu về công ty Tên tiếng việt : Công ty TNHH TM & DV Siêu Thị An lạc Trụ sở : 1231 QL1A – Khu Phố 5 – F. Bình Trị Đông B Q. Bình Tân – Tp. HCM Tên giao dịch : Espace Bourbon An Lac. Tên viết tắt : EBA. Email : service- [email protected] Tel : 08 – 8770670 Fax : 08 – 8770680 SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 6 GVHD : Thầy Trần Đình Vinh 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Báo cáo thực tập" Công ty TNHH TM & DV Siêu Thị An Lạc là doanh nghiệp liên doanh giữa công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Chánh và tập đoàn Bourbon của Pháp, một tập đoàn xuất xứ từ đảo Reunion thuộc Ấn Độ Dương chuyên kinh doanh dịch vụ hàng hải và phân phối lớn. Công ty EBA lần lượt khai trương hai trung tâm thương mại mang tên Cora An Lạc và Cora Miền Đông năm 2001. Năm 2002, tập đoàn Bourbon đã hợp tác với tập đoàn Casino (Pháp) và đã nhượng 33.4% vốn đầu tư trong lĩnh vực phân phối hàng hóa cho tập đoàn nay. Tập đoàn Casino trở thành cổ đông chính của tập đoàn Bourbon. Tập đoàn Casino được thành lập vào năm 1898, hiện nay có mặt trên 15 quốc gia với 8600 siêu thị và 207000 nhân viên. Đến tháng 10 năm 2003, thương hiệu Cora được thay thế bằng thương hiêu BigC tạo nên sự thống nhất trong hệ thống BigC ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Mở ra một hướng đi mới cho tập đoàn Bourbon trên thị trường Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của tập đoàn Bourbon ở VN, có 4 siêu thị hoạt động rất có hiệu quả và 3 siêu thị khác đang trong quá trình xây dựng và chuẩn bị đưa vào hoạt động trong vòng vài năm tới. Công ty EBA luôn luôn chú trọng đến tiện dụng, lợi ích của người tiêu dùng. Đối với những mặt hàng dễ bị hư hỏng hoặc không để lâu được. Công ty đã phát triển các hoạt động sản xuất ngay tại siêu thị An Lạc và Miền Đông nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như : thịt nguội, nem, chả, thức ăn chế biến sẵn, bánh mì và bánh ngọt,... Công ty cũng đã hình thành hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng Việt Nam, thường xuyên xuất sang Pháp và Châu Âu các container hàng hoá cho tập đoàn Casino và các siêu thị Jumboscore tại đảo Reunion. Siêu thị kinh doanh hơn 25000 các chủng loại hàng hóa khác nhau và ngày càng bổ sung những loại hàng hóa mới, những dịch vụ mới để thu hút khách hàng đến với siêu thị. Nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu CASINO được nhập từ Pháp như : nước hoa, bánh kẹo, dụng cụ thể thao, nước uống... và các sản phẩm khác từ các nước trên thế giới đã bổ sung vào bộ sưu tập sản phẩm ở BigC An Lạc và BigC Miền Đông đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Phương châm kinh doanh : Siêu thị rộng, an ninh, hiện đại cho khách hàng. BigC không chỉ là nơi mua sắm mà còn là nơi khách hàng có thể dạo chơi cùng bạn bè, người thân vào các dịp khuyến mãi của siêu thị hoặc những quầy hàng tại hành lang thương mại. Công ty EBA chú trọng phát triển các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao và hàng hoá Việt Nam chiếm 90% các chủng loại hàng hóa. Công ty EBA liên kết hợp tác với nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối để có thể đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, giá cả rẻ phù hợp với túi tiền của người Việt Nam. SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 7 SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trưởng các BP thu ngân, KT,... Phụ trách hành chính nhân sự Các trưởng quầy hàng Phụ trách kế toán Tổng Hợp Kế Toán Trưởng Giám Đốc Tài Chính, Hành chính Phụ trách KT hàng hoá Trưởng các BP thu ngân, KT,... Giám Đốc Siêu Thị BigC MĐ Các trưởng quầy hàng Trưởng các BP hàng TP, PTP,... 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty EBA trưởng các BP hàng TP, PTP,... Giám Đốc Siêu Thị BigC AL P.Tổng giám Đốc thứ nhất Tổng Giám Đốc SƠ ĐỒ TỒ CHỨC CÔNG TY EBA GVHD : Thầy Trần Đình Vinh III. TỒ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Báo cáo thực tập" Trang 8 GVHD : Thầy Trần Đình Vinh 2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban. Báo cáo thực tập" - Tổng giám đốc : Là người có quyền lực cao nhất công ty. Chỉ đạo điều hành các hoạt động của công ty. Đề ra các mục tiêu rõ ràng : Chiến lược phát triển, chiến lược công ty, chỉ đạo các phòng ban duy trì và bảo đảm kế hoạch sản xuất và kinh doanh hàng hóa. + Bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh Giám Đốc Siêu Thị An Lạc, Siêu Thị Miền Đông và Giám Đốc Tài Chính. + Quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản trong công ty - Phó tổng giám đốc thứ nhất + Thay mặt cho tổng giám đốc điều hành công ty khi tổng giám đốc vắng mặt. + Tổ chức các phong trào thi đua + Kí kết các hợp đồng và các phụ kiện hợp đồng khi có phiều đề xuất + Phụ trách phê duyệt các văn bản về công ty - Giám đốc siêu thị An Lạc và giám đốc siêu thị Miền Đông + Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc mọi hoạt động tại siêu thị. + Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động hàng ngày tại siêu thị theo định hướng của công ty theo mục tiêu rõ ràng, chỉ đạo các phòng ban duy trì và đảm bảo các kế hoạch kinh doanh ở siêu thị. + Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của siêu thị thông qua các trợ lý của mình. - Phòng kinh doanh ( Trưởng quầy) - Trưởng các bộ phận Cộng sự trực tiếp của người phụ trách thương mại hoặc giám đốc, trưởng quầy chịu trách nhiệm kinh doanh của một quầy. Trưởng quầy phải đảm bảo, mỗi ngày, với sự tương trợ của một số nhân viên thương mại hoặc nhân viên bán hàng, việc kinh doanh với mục đích thực hiện ngân sách hàng năm của quầy mình. Chịu trách nhiệm bảo mật những thông tin mà mình nắm giữ. Các nhiệm vụ chính và trách nhiệm chính : Quản trị, thương mại, quản lý. - Phòng nhận hàng Cùng với cộng sự cộng tác của một hoặc nhiều nhân viên trong bộ phận, hoặc một mình, người phụ trách bộ phận nhận hàng được giao phó các công tác có liên quan đến tính kỹ thuật hoặc hành chánh của việc giao hàng trả hàng. Công tác bảo quản chất lượng hàng trong kho, bảo trì, vệ sinh khuôn viên kho bãi. Các nhiệm vụ và trách nhiệm chính : + Đảm bảo việc nhận hàng mỗi ngày. + Đảm bảo sự đồng bộ chính xác giữa số lượng giao hàng và phiếu giao hàng. SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 9 GVHD : Thầy Trần Đình Vinh Báo cáo thực tập" + Đảm bảo các thủ tục hành chính của công tác giao nhận . + Thiết lập hệ thống kế toán chính xác về lưu thông bao bì - Phòng thu ngân Là cộng sự trực tiếp của giám đốc cửa hàng, Trưởng bộ phận có trách nhiệm đối với sự vận hành của bộ phận : tuyển nhân viên, đào tạo, lên chương trình làm việc, quản lý, khích lệ mọi hoạt động nhằm tối ưu hóa chất lượng phục vụ khách hàng. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc thu tiền & kiểm kê ngân quỹ. Các nhiệm vụ và trách nhiệm chính : quản trị, tổ chức – lên kế hoạch làm việc, quản lý – tài chính, quan hệ với khách hàng. - Phòng kỹ Thuật Chịu trách nhiệm kỹ thuật của một cửa hàng về sửa chữa, bảo trì, kiểm tra toàn bộ hệ thống kỹ thuật bao gồm : nước, gaz, điện thoại, máy ghi hình, hệ thống báo động và tất cả các máy móc thiết bị dành cho hoạt động kinh doanh. Các trách nhiệm và nhiệm vụ chính : Bảo trì, sửa chữa, thay đổi, kiểm tra, đào tạo đội ngũ. - Bảo vệ Chịu trách nhiệm về bộ phận an ninh của siêu thị, người phụ trách bộ phận này phải đảm bảo an ninh cho người ( nhân viên và khách hàng ) và của cải thuộc cửa hàng. Các trách nhiệm và nhiệm vụ chính : Sự tuân thủ các quy định an ninh – an toàn lao động, an toàn cho nhân lực, an toàn cho vật lực. - Giám đốc tài chính, hành chính + Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc mọi khoản tiền thu chi của công ty trước tổng giám đốc. + Lập kế hoạch ngân sách chi tiêu trong năm, và phân bổ các khoản chi tiêu đến các phòng ban. - Phòng Kế toán hàng hóa Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các hóa đơn xuất nhập hàng hoá. Quản lý lượng hàng ra vào trong siêu thị. - Phòng kế toán tổng hợp Thực hiện các hạch toán giá thành và quản lý tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn cập nhật các chứng từ thu chi và hạch toán theo đúng qui định của nhà nước. Thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên trong công ty. Theo dõi và báo cáo kịp thời cho ban giám đốc về tình hình tài chính trong kinh doanh và các khoản nộp ngân sách theo qui định đối với nhà nước. - Phòng nhân sự Hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giam Đốc, kết hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty, thực hiện các công tác liên quan đến vấn đề quản lý nhân viên cho các siêu thị của EBA. SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 10 GVHD : Thầy Trần Đình Vinh Báo cáo thực tập" + Quản lý - lưu trữ hồ sơ của toàn nhân viên trong công ty, hồ sơ ứng viên dự tuyển. + Thực hiện các chế độ liên quan đến nhân viên theo luật định : lương, phụ cấp, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, đồng phục, hợp đồng lao động, các chế độ khi thôi việc, nội qui việc làm, … + Thực hiện các công việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo. + Thực hiện các báo cáo thường kỳ về nhân viên cho Ban Giám Đốc, cơ quan chính quyền có liên quan. + Tương quan lao động, y tế. + Giao tế, làm việc với các cơ quan chính quyền có liên quan đến công tác nhân sự, thực hiện các thủ tục hành chính – nhân sự với : sở lao động, các trung tâm xúc tiến việc làm địa phương, các cơ quan bảo hiểm, các cơ quan cấp phép cho người lao động nước ngoài,… IV.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010 Công ty EBA không những chú ý phát triển hai siêu thị An Lạc và Miền Đông mà công ty còn đang đầu tư xây dựng hai công trình siêu thị: một siêu thị ở Gò Vấp, một siêu thị ở Hoàng Văn Thụ. Công ty đã đăng lên báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên tuyển dụng nhân sự cho nhiều vị trí khác nhau và dự định đào tạo nhân viên bài bản trước khi khai trương hai siêu thị này. Công ty đang cố gắng đào tạo đội ngũ quản lý, trưởng quầy hoàn thành bộ khung trước rồi sau đó tiến hành đạo tạo nhân viên bài bản trước ngày khai trương. SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 11 Báo cáo thực tập" GVHD : Thầy Trần Đình Vinh CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY EBA I. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY 1. Qui mô tốc độ phát triển nguồn nhân lực công ty qua các năm như sau : năm Tổng số LĐ Số LĐ nữ Số LĐ nam 2001 538 323 215 2002 361 206 145 2003 345 201 144 2004 365 203 162 2005 401 216 185 2006 409 231 168 600 500 400 300 Tong so LD So LD nu 200 So LD nam 100 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện mức mức lao động tăng giảm theo từng năm Tình hình nhân nhân viên tại công ty EBA các năm có sự thay đổi từ năm 2003 cho đến nay tăng nhẹ và dự kiến đến năm 2010 tăng lên khoản 710 nhân viên. Từ năm 2001 cho đến nay, lực lượng lao động nữ luôn luôn nhiều hơn nam. 2. Cơ cấu nhân sự a. Trình độ chuyên môn kỹ thuật nhân viên năm 2006 2006 CĐ, ĐH và trên ĐH 119 Trung Cấp 12 Lao động phổ thông 278 Biểu đồ bên dưới thể hiện rõ lao động phổ thông gấp hơn hai lần lao động trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 12 Báo cáo thực tập" GVHD : Thầy Trần Đình Vinh 2006 29% 3% 68% CĐ, ĐH và trên ĐH Trung cấp Lao động phổ thông Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn. b. Độ tuổi của nhân viên ở công ty năm 2006. Số thứ tự 1 2 3 4 5 6 Độ tuổi 18 – 25 26 – 30 31 – 35 36 – 40 40 – 45 46 – 60 450 400 Tổng số 135 147 62 31 15 19 46 – 60 350 40 – 45 300 36 – 40 250 31 – 35 200 150 26 – 30 18 – 25 100 50 0 tổng số Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện độ tuổi LĐ năm 2006 SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 13 GVHD : Thầy Trần Đình Vinh 3. Nhận xét Báo cáo thực tập" Nhìn chung tình hình nhân sự, tại công trong sáu năm qua ít có sự biến đổi. Từ năm 2003 đến nay tình hình nhân sự tăng nhẹ. Công ty chỉ thay đổi lực lượng bảo vệ là người của công ty sang thuê lực lượng bảo vệ công ty Long Hải. Đây là thay đổi lớn nhất trong thời gian qua. Số lao động từ 18 – 30 tuổi chiếm 68,9% năm 2006, đây là lực lao động chính cho công ty. Nếu công ty biết cách đào tạo, kích thích họ làm việc tích cực thì đây chính nguồn lực rất quan trọng cho sự phát triển của công ty ở hiện tại và trong tương lai. II. TUYỂN CHỌN NHÂN VIÊN Tuyển chọn nhân viên là tuyển chọn những người có đủ khả năng, kinh nghiệm vào những vị trí thích hợp. Ông cha ta thường nói : Thiên thời, địa lợi, nhân hòa nhưng thiên thời không bằng địa lợi và địa lợi không bằng nhân hòa. Muốn cho yếu tố nhân được hòa cần phải biết thuật dùng người được các nước Âu - Mỹ tóm gọn trong câu “đúng người, đúng lúc, đúng chỗ” – Nghĩa là chọn đúng người , bố trí họ vào đúng vị trị, vào khoảng thời gian cần thiết. Nguồn : Sách Quản Trị Nhân Sự - Thầy Nguyễn Hữu Thân 1. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường. Thường có hai loại yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuyển chọn nhân viên là yếu tố môi trường bên trong và yếu tố môi trường bên ngoài a. Môi trường bên trong. Những yếu tố môi trường bên trong như : bầu không khí văn hóa doanh nghiệp, phẩm chất, cá tính,... Môi trường bên trong ảnh hương rất lớn đến quyết định chọn lựa ai là người thích hợp để làm việc cho công ty phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây : phẩm chất của ứng viên, đây là yếu tố quan trọng nhất và được chia ra nhiều phạm trù. Nó tuỳ thuộc vào việc nhà quản trị cần loại phẩm chất gì nơi ứng viên. Việc tuyển chọn nhân viên còn phụ thuộc vào bầu không khí văn hóa doanh nghiệp. Công ty EBA là doanh nghiệp hợp tác với Pháp, nên yếu tố bầu không khí càng thể hiện rõ ở công ty. Công ty luôn ưu tiên cho ứng viên biết tiếng Pháp cho dù ứng cử bất cứ chức vụ nào. Phong cách, tính cách, cá tính của ứng viên cũng rất quan trọng. Tất cả những yếu tố này góp phần làm nên những đặc trưng riêng của công ty. b. Môi trường bên ngoài Những yếu tố môi trường bên ngoài như : khung cảnh kinh tế, hệ thống pháp luật, dân số, lực lượng lao động, văn hóa xã hội, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng, chính quyền và đoàn thể,... Môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất cứ một nhà đầu tư nào đều không muốn đầu tư vào một nước có hệ thống pháp luật rườm rà, phức tạp. Nền chính trị bất ổn hay xảy ra xung đột, khủng bố, biểu tình, ... Hiện nay, Việt Nam được xem như là nơi đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 14 GVHD : Thầy Trần Đình Vinh Báo cáo thực tập" Sau nhiều năm hoạt động và tìm hiểu thị trường Việt Nam công ty đã dần thích nghi với môi trường làm việc ở đây và đưa ra nhiều chính sách tuyển dụng phù hợp với người Việt Nam. Hơn nữa, trình độ lao động có tay nghề cao ngày càng tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là một nguồn bổ sung nhân viên đáng kể cho công ty lựa chọn nhân tài. 2. Nguồn tuyển chọn Tuyển chọn nhân viên thường có hai nguồn : nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài. a. Nguồn nội bộ Nguồn nội bộ là nguồn nhân viên có sẵn trong công ty. Các công ty Nhật thường chọn nguồn nhân viên nội bộ là chủ yếu. Có nhiều nguồn cung cấp ứng viên vào các chức vụ hoặc công việc trống của doanh nghiệp như tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp. Hình thức này được công ty thực hiện công khai, với các tiêu chuẩn rõ ràng đối với tất cả các ứng viên trong công ty. Hình thức tuyển dụng này có một số ưu điểm sau : - Nhân viên của doanh nghiệp đã được thử sức về lòng trung thành, thái độ nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao và ít bỏ việc. - Nhân viên của công ty sẽ dễ dàng hơn, thuận tiện hơn trong việc thực hiện công việc, nhất là trong thời gian đầu ở cương vị trách nhiệm mới. Họ đã làm quen hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp, do đó nhanh chóng thích nghi với điều kiện làm việc mới. - Hình thức tuyển dụng trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc cho công ty sẽ tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc; kích thích họ làm việc tích cực, sáng tạo và đạt hiệu suất cao hơn. Những khó khăn từ hình thức tuyển dụng này. - Việc tuyển nhân viên vào một chức vụ trống trong doanh nghiệp theo kiểu thăng chức vụ nội bộ có thể gây hiện tượng chai lỳ, sơ cứng do các nhân viên được thăng chức đã quen với việc làm cấp trên trước đây và họ sẽ rập khuôn theo cách làm việc đó, thiếu sáng tạo không dấy lên được bầu không khí thi đua mới. Điều này rất là nguy hiểm nếu doanh nghiệp đó đang ở tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu quả. - Trong doanh nghiệp dễ hình thành các nhóm “ứng viên không thành công”, họ là những người ứng cử nhưng không được chọn, từ đó tâm lý không phục lãnh đạo, bất hợp tác với cấp lãnh đạo mới, dễ chia bè phái, mất đoàn kết, khó làm việc. b. Nguồn bên ngoài Dân số Việt Nam rất trẻ, gần 40% dân số dưới tuổi 15, độ tuổi trung bình trung bình dân số là 20 tuổi. Hàng năm có khoản 3% tỉ lệ người bước vào độ tuổi lao động, xấp sỉ 3 lần số người ra khỏi tuổi lao động. Trung bình mỗi năm số người đến độ tuổi lao động tăng gần 1 triệu người. Ở Tp. HCM, số lượng lao động từ các tỉnh ở miền Tây, miền Trung, miền Bắc đổ về thành phố tìm việc tăng nhanh. Số lượng lao động có tay nghề từ SVTH : Đỗ Như Mai Khuê Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng