Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tục tang ma của người mường ở huyện tân lạc, tỉnh hòa bình...

Tài liệu Tìm hiểu tục tang ma của người mường ở huyện tân lạc, tỉnh hòa bình

.PDF
68
923
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ TRANG TÌM HIỂU TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ TRANG TÌM HIỂU TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: XH2b KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: Th.S. Phạm Thu Hà SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.S Phạm Thu Hà - người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn tới các phòng ban của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lý luận Chính trị, thư viện trường Đại học Tây Bắc. Cảm ơn Ban tuyên giáo huyện Tân Lạc, thư viện huyện ủy Tân Lạc cùng các ông bà, cô chú người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã cung cấp cho em những tài liệu quan trọng liên quan đến khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm, các bạn sinh viên lớp K50 – Đại học Giáo dục Chính trị và gia đình đã tạo điều kiện, động viên em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2013 Tác giả Đinh Thị Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.............................................. 6 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 6 1.1.1. Phương pháp luận Mácxit ........................................................................ 6 1.1.2. Quan niệm chung về tang ma.................................................................... 7 1.1.3. Quan niệm về tang ma của người Mường ở Hòa Bình .............................. 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 9 1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 9 1.2.2. Vài nét về dân tộc Mường ....................................................................... 10 CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THỐNG TRONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG ................................................................ 18 2.1. Quan niệm về sống và chết của người Mường ........................................... 18 2.1.1. Quan niệm về sống và chết của của người Mường .................................. 18 2.1.2. Quan niệm về sống và chết của của người Mường ở Tân Lạc ................. 20 2.2. Tang phục và các điều kiêng kị.................................................................. 22 2.2.1. Tang phục ............................................................................................... 22 2.2.2. Các điều kiêng kị của gia đình chịu tang ................................................ 24 2.3. Các bước tiến hành lễ tang ........................................................................ 24 2.3.1. Báo tin .................................................................................................... 24 2.3.2. Nghi thức cho xác vào quan tài .............................................................. 25 2.3.3. Thăm hỏi chia buồn và đồ cúng tang ...................................................... 27 2.3.4. Phát tang ................................................................................................ 28 2.3.5. Đưa tang ................................................................................................ 30 2.3.6. Hạ huyệt ................................................................................................. 32 2.4. Đặc điểm mâm cơm dành cho các đối tượng khác nhau có liên quan đến người chết ........................................................................................................ 33 2.4.1. Mâm cơm dành cho người chết ............................................................... 33 2.4.2. Mâm cơm dành cho con cái, dâu rể, khách và họ thông gia ................... 34 2.4.3. Mâm cơm dành cho thầy Mo và phường bát âm ..................................... 34 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NÉT THAY ĐỔI TRONG TỤC TANG MA HIỆN NAY CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH ...... 35 3.1. Một số nét thay đổi trong tục tang ma hiện nay của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình .................................................................................... 35 3.1.1. Báo tin có người chết.............................................................................. 35 3.1.2. Thăm hỏi chia buồn và đồ cúng tang ...................................................... 35 3.1.3. Cỗ quan tài ............................................................................................. 35 3.1.4. Nghi lễ trong lễ tang ............................................................................... 36 3.1.5. Đặc điểm mâm cơm dành cho các đối tượng khác nhau ......................... 43 3.2. Một số yếu tố tác động dẫn đến những thay đổi trong tục tang ma hiện nay của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình .......................................... 43 3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ..................................... 43 3.2.2. Quy định riêng của địa phương ............................................................. 45 3.2.3. Trình độ dân trí ...................................................................................... 47 KẾT LUẬN...................................................................................................... 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có hơn năm mươi dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng biệt độc đáo tạo thành một bức tranh văn hóa sinh động. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta gắn với xu thế hội nhập văn hóa các dân tộc và đã góp phần tạo nên văn hóa Việt Nam “đa dạng trong thống nhất”. Trong số những dân tộc góp phần tạo nên văn hóa Việt Nam “đa dạng trong thống nhất”, dân tộc Mường là một trong những dân tộc có đóng góp to lớn tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Hiện nay, người Mường sống trên lãnh thổ Việt Nam chiếm một số lượng khá đông, nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ. Ở Hòa Bình, người Mường cư trú với số lượng đông đảo, họ sống tập trung ở các huyện miền núi như: Lạc Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… Tân Lạc là một vùng đất cổ, trải qua những thăng trầm của lịch sử đến hôm nay vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đã tác động và làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Sự giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng giữa quốc gia này với quốc gia khác, tộc người này với tộc người khác. Tuy nhiên, những hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Mường nói riêng vẫn còn hạn chế. Trong thời đại công nghiệp hóa và toàn cầu hóa, văn hóa của người Mường ở Tân Lạc đang có những thay đổi nhanh chóng. Do vậy, việc tìm hiểu văn hóa truyền thống và những biến đổi là việc làm rất cần thiết có tác dụng giáo dục cho thế hệ trẻ thấy được bản sắc văn hóa quê hương. Mặt khác, là một người yêu thích nghiên cứu khoa học đồng thời là người con của dân tộc Mường, được sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất quê hương Tân Lạc giàu truyền thống, bản thân tác giả cảm nhận được sự hiểu biết của thế hệ trẻ về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc còn rất mơ hồ. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Tìm hiểu tục tang ma của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình” làm khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn làm sáng tỏ thêm những đặc trưng truyền thống và một số nét thay đổi hiện nay trong phong tục tang ma của người Mường và góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mường ở huyện Tân Lạc. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các phong tục, tập quán của các tộc người, đặc biệt là các dân tộc thiểu số của dân tộc Việt Nam được đẩy mạnh và thu được những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Cuốn “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Huy đã đề cập một cách khái quát về năm mươi tư dân tộc Việt Nam, trong đó có dân tộc Mường. Ở phần viết về người Mường, tác giả đã giới thiệu đôi nét về người Mường, tuy nhiên chưa đi sâu cụ thể [9]. Cuốn sách “Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh, trong đó tác giả đã đề cập đến truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam ở khía cạnh địa danh, con người huyền thoại dưới dạng các câu chuyện. Trong tác phẩm, tác giả đã đề cập đến người Mường ở lĩnh vực nguồn gốc tộc người, công cuộc đấu tranh bảo vệ bản mường của nhân dân thông qua bài mo “Đẻ đất đẻ nước”, qua câu chuyện “Dịt dàng” và đề cập đến một số loại nhạc cụ của dân tộc Mường như: cồng, chiêng… Tuy nhiên, những nghiên cứu còn rất sơ lược, khái quát chưa phải là tác phẩm nghiên cứu có hệ thống về văn hóa Mường [11]. Cuốn “Người Mường ( địa lý nhân văn và xã hội học)” của nhà dân tộc học người Pháp Jeanne Cuisinier là công trình nghiên cứu địa lý - nhân chủng học về người Mường, đồng thời đề cập đến một số tục lệ: làm nhà, ăn uống, cưới xin, tang ma…song mới chỉ dừng ở mức độ khái quát, sơ lược [10]. Tiếp đó, cuốn “Mo Mường” của Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi đã trình bày một số bài mo của dân tộc Mường [12]. Tác giả Bùi Huy Vọng đã khái lược về những công việc, sự kiện diễn ra trong tang lễ cổ truyền của người Mường thông qua tác phẩm “Tang lễ cổ truyền người Mường”. Tuy nhiên tác phẩm chỉ là sự khái quát chung tang lễ cổ truyền của người Mường, chưa tìm hiểu tang lễ cụ thể ở một địa phương [22]. Trong thời gian gần đây, những công trình của giới sử học và dân tộc học Việt Nam khá đồ sộ, đã cho ra đời một khối lượng lớn về việc tìm hiểu phong tục tập quán, các lĩnh vực đời sống văn hóa dân tộc Mường nói chung, trong đó có công trình “ Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình” do tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Thị Thanh Nga chủ biên đã phác họa khá phong phú, đa dạng về người 2 Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Nhưng việc nghiên cứu tục tang ma của người Mường Tân Lạc một cách toàn diện vẫn chưa thỏa đáng [13]. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà báo, các cán bộ ban ngành quan tâm như: cơ quan Ban Tuyên giáo của huyện, tỉnh, Bộ văn hóa…Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc mô tả chung chung về tục tang ma của người Mường, mà chưa đi sâu phân tích những đặc trưng truyền thống và một số nét thay đổi trong tục tang ma người Mường nói chung và của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình nói riêng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ♦ Ý nghĩa khoa học Khóa luận giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tộc người Mường, bên cạnh đó còn thấy được quá trình vận động, biến đổi của một số giá trị văn hóa dân tộc Mường ở huyện Tân Lạc nói riêng và dân tộc Mường trên lãnh thổ Việt Nam nói chung cụ thể ở đây là tục tang ma. ♦ Ý nghĩa thực tiễn Khóa luận có thể cung cấp những thông tin có giá trị khoa học làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xây dựng và hoàn thiện các chính sách văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Mường nói riêng và các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung. Các cá nhân, tập thể quan tâm đến vấn đề văn hóa tộc người Mường nói chung và tục tang ma nói riêng có thể dùng khóa luận làm tư liệu tham khảo. Khóa luận sẽ là tư liệu bổ ích đối với sinh viên chuyên ngành chính trị, văn hóa... khi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ♦ Mục đích nghiên cứu Từ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn mà đề tài tiếp cận, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những đặc trưng truyền thống và làm rõ một số nét thay đổi trong phong tục tang ma hiện nay của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 3 ♦ Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để nghiên cứu phong tục tang ma của người Mường ở huyện Tân Lạc nói riêng và của người Mường nói chung. - Phân tích những đặc trưng truyền thống trong tục tang ma của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Làm rõ một số nét thay đổi và một số yếu tố tác động dẫn đến những thay đổi trong phong tục tang ma hiện nay của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ♦ Đối tượng nghiên cứu Tục tang ma của người Mường ở huyện Tân lạc, tỉnh Hòa bình. ♦ Phạm vi nghiên cứu - Không gian: xóm Trăng, xã Do Nhân và một số xã khác thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Thời gian: từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ mà khóa luận đã đề ra thì khóa luận đã dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm hiểu sự vận động, phát triển của văn hóa Mường, cụ thể là tục tang ma. Từ đó tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:  Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tài liệu có sẵn như: sách, báo cáo của huyện theo từng giai đoạn. Thông qua việc tổng hợp và phân tích những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã giúp cho tác giả có được những số liệu cần thiết để viết đề tài này.  Phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn thầy Mo về một số đoạn mo được sử dụng trong lễ tang ngày nay của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), và phương pháp thống kê (thống kê các số liệu thứ cấp thu thập được qua các báo cáo địa phương)… 4 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài. Chương 2: Những đặc trưng truyền thống trong tục tang ma của người Mường. Chương 3: Một số nét thay đổi trong tục tang ma hiện nay của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Phương pháp luận Mácxit Khóa luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lí luận cho việc phân tích những đặc trưng truyền thống trong tục tang ma của người Mường, từ đó thấy được những nét thay đổi và một số yếu tố tác động dẫn đến những thay đổi trong phong tục tang ma hiện nay của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Các nguyên tắc phương pháp luận biện chứng Mác – Lênin được khái quát như sau: Thứ nhất, nguyên tắc phát triển: bản thân các sự vật, hiện tượng vận động, biến đổi không ngừng. Khi nghiên cứu xem xét bất cứ sự vật hiện, tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự phát triển, cần dự đoán xu hướng diễn ra trong tương lai. Thứ hai, nguyên tắc mối liên hệ phổ biến cho rằng: sự vật trong một chỉnh thể toàn vẹn có quan hệ biện chứng với nhau. Tang ma của người Mường là một trong những nghi lễ tập trung của nhiều tập tục cổ truyền, có mối quan hệ với các giá trị văn hóa khác của người Mường (tục thờ cúng tổ tiên, động vật cây cỏ, sự tích nhà sàn dân tộc Mường…). Phong tục tang ma trong quá trình vận động không riêng rẽ hoàn toàn, nó luôn tác động với các yếu tố đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của đồng bào dân tộc Mường. Thứ ba, nguyên tắc tính khách quan: nguyên tắc này đòi hỏi phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng phải như chúng tồn tại thực tế, không phán đoán chủ quan, duy ý chí. Tác giả đã vận dụng các nguyên tắc trên để làm rõ những đặc trưng truyền thống trong tục tang ma của người Mường, từ đó tìm hiểu những nét thay đổi trong tục tang ma ấy. Sự thay đổi đó có nhiều yếu tố tác động: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định riêng của địa phương, sự nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, sự phân bố dân cư, sự phát triển của công nghệ thông tin... Đồng thời vận dụng phương pháp luận Mácxit để có thể đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 6 1.1.2. Quan niệm chung về tang ma Từ xa xưa người Việt Nam sống với tâm thức: con người ta sinh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp… cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử. Do xem và chấp nhận cái chết là quy luật nên người Việt Nam đón nhận cái chết trong tinh thần chủ động thư thản như sắm trước quan tài (gọi là Thọ), xây dựng sinh phần (gọi là Kim tỉnh) cho chính bản thân khi còn sống. Nhân sinh quan người Việt xưa nay cũng cho là "sống ở, thác về", xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, và chết không phải là hết, mà về cõi vĩnh cửu. Do vậy, "người chết cần được mồ yên mả đẹp", việc "động mồ động mả" rất kiêng cử ví có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu nhiều đời. Người Việt còn sống theo đạo lý: "nghĩa tử là nghĩa tận", tức là bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian. Không ai truy cứu người chết bao giờ. Trong dân gian tới nay ngay vẫn còn một bộ phận lớn người tin vào linh hồn, cho rằng người chết rồi thì linh hồn sẽ sống ở cõi âm, nơi đó linh hồn cũng sinh hoạt như ở dương thế [23]. Sống làm vợ khắp người ta Khéo thay thác xuống làm ma không chồng (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Dầu quan niệm cái chết thế nào thì tang lễ là một hình thức bày tỏ lòng nhớ ơn và thương xót của người sống đối với người chết. Người Việt quan niệm lễ tang là một phần của đạo hiếu mà con cháu dành cho ông bà cha mẹ khi quá cố. Đám tang là một nghi lễ lớn, nghi lễ cuối cùng trong đời một con người. Nghi lễ đám tang Việt được thiết kế theo nghi thức tang lễ có gốc từ sách “Văn công gia lễ” của Chu Hy đời nhà Tống bên Tàu, giản lược theo “Thọ mai gia lễ” của Hồ Sĩ Dương đời Lê. Nghi lễ đám tang ấy thể hiện rất rõ quan điểm con người là do khí âm, khí dương hòa hợp lại, con người có hồn có vía nên dù đã nhắm mắt xuôi tay vẫn có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với những người sống. Đám tang là một nghi lễ với những thủ tục quy định nghiêm ngặt, nào “Thiên chính tẩm” (dời ra giữa nhà), nào lắng nghe “Di ngôn” (lời trăng trối), nào “Gia tân y” (thay quần áo), nào “Hạ tịch” (đặt xuống chiếu trải dưới đất), nào “Trị quan” (chuẩn bị quan tài), nào “Nhập quan” (đặt vào quan tài)…[23]. Tóm lại, đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết. 7 1.1.3. Quan niệm về tang ma của người Mường ở Hòa Bình Đối với người Mường ở Hòa Bình, “tang ma là một trong những nghi lễ tôn giáo “đậm đặc” là hình thái khá tập trung của nhiều tập tục cổ truyền. Như mọi nghi lễ lớn của bất cứ dân tộc nào, tang lễ Mường thể hiện trên lễ tiết, những quan niệm về vũ trụ và về nhân sinh quan của dân tộc. Các quan niệm ấy đã bắt rễ từ lâu đời, ăn sâu vào tâm khảm người dân, là chất liệu góp phần xây dựng nên cái mà nhiều nhà dân tộc học gọi là “mối cộng cảm” của một dân tộc. Bên cạnh những quan niệm lỗi thời những tập tục lạc hậu, tang lễ Mường còn bao gồm nhiều giá trị của di sản văn hóa dân tộc” [13; 107]. Theo quan niệm thông thường, chết là kết thúc một đời người, là sự vĩnh viễn ra đi không bao giờ gặp lại, là đem lại sự mất thăng bằng tới một nhóm gia đình do sự mất đi của một thành viên. Khi còn sống với nhau, đạo lý người Mường đã chỉ ra rằng nên đối xử tốt đẹp với nhau thì khi có người chết đi đạo lý ấy cũng khuyên người sống phải chăm lo tận tình “nghĩa tử là nghĩa tận”. Đó là trách nhiệm, là bổn phận, đồng thời cũng thể hiện các mối quan hệ giữa con người với con người thông qua nghi lễ tang ma. Tuy nhiên các nghi thức trong đám tang cũng thấy có sự khác biệt giữa các địa phương. Người Mường ở Hòa Bình, nghi lễ tang ma của họ có đặc điểm chung là những đêm mo. Một lễ tang có thể kéo dài từ một đêm, hai đêm, hoặc mười đêm, mười hai đêm hoặc lâu hơn nữa. Điều này phụ thuộc vào tuổi tác và địa vị xã hội làng, bản của người chết. Các nghi thức tang ma được quy định rất nghiêm ngặt: từ trang phục của người chết, con cháu, anh em, họ hàng… cho đến việc ngày, giờ nhập quan, cách bày trí các đồ cúng lễ, áo quan; các nghi lễ, nghi thức: đưa ma, quạt ma, lễ nhạc đặc biệt là những đêm mo. Trước năm 1954, người xứ Mường Hòa Bình có tục làm ma khô, tục làm ma khô gắn liền với mối quan hệ xã hội: với người giàu, việc lưu trữ xác chết trong nhà là cơ hội để bày tỏ sự giàu có, bởi phong tục đòi hỏi những nghi lễ tốn kém trong suốt thời gian lưu quan tài ở trong nhà. Ngược lại với người nghèo đó là dấu hiệu tủi nhục, vì việc chôn cất người chết chỉ được thực hiện sau khi đã làm đủ các nghi lễ rất tốn kém theo hủ tục cổ truyền. “Giờ đã đến lúc đưa người thân vừa mất về thế giới bên kia, một thế giới phù hợp với thân phận người ấy: một tinh linh đã hoàn toàn tách khỏi thân xác người sống. Giữa thế giới đó và 8 thế giới chúng ta là cả một khoảng cách chỉ có thể vượt qua bằng uy lực của bố Mo” (Từ Tri - “Vũ trụ luận Mường”). Theo người Mường ở Hòa Bình nghi lễ tang ma liên quan trực tiếp tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nghi lễ tang ma không chỉ cầu xin sự che chở, bảo vệ của người chết cho người sống mà còn thể hiện mối quan tâm, trách nhiệm sâu sắc của người sống đối với người chết. Không phải ngẫu nhiên người Mường gọi đám ma là đám hiếu và việc hoàn thành những nghi thức tang ma cho cha mẹ lúc về già là bổn phận lớn lao nhất của một đời người. Dưới góc độ tín ngưỡng tổ tiên, các nghi lễ tang ma chính là sự định vị cho linh hồn người chết một vị trí mới trong các thứ bậc của tổ tiên có mặt trên bàn thờ gia đình. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Tân Lạc là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Hòa Bình, ở vào 21027’ 20035’ vĩ độ Bắc và 10506’ - 105023’ kinh độ Đông, phía đông giáp với huyện Cao Phong, phía tây giáp với huyện Mai Châu, phía bắc giáp với huyện Đà Bắc, phía nam và tây nam giáp với huyện Lạc Sơn và tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 523Km2, gồm 1 thị trấn và 23 xã. Huyện Tân Lạc gồm 4 dân tộc anh em cùng sinh sống: Mường (chủ yếu), Kinh, Thái, Dao [2; 11]. Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/10/1974 toàn huyện có 38.661 người, trong đó người Mường có 32.873 người chiếm 85,03%, người Kinh có 5.009 người chiếm 12,96%, còn lại là các dân tôc khác. Năm 1989 huyện có 61.355 người, trong đó người Mường có 51.724 người chiếm 83,3%, người Kinh có 9.424 người chiếm 15,36%, các dân tộc khác có 207 người chiếm 0,34%. Năm 1999, huyện Tân Lạc có 73.652 người, trong đó người Mường có 61.522 người chiếm 83,53%, người Kinh có 11.779 người chiếm 16,0%, các dân tộc khác 355 người chiếm 0,47%. Theo số liệu thống kê điều tra dân số ngày 01/04/2005, toàn huyện có 78.110 người trong đó người Mường có 65.245 người chiếm 83,53%, người Kinh có 12.513 người chiếm 16,02%, các dân tộc khác có 352 người chiếm 0,45% [2; 12]. Như vậy, ở Tân Lạc đại đa số là người dân tộc Mường. Tân Lạc là huyện có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi: có quốc lộ 6 nối liền thủ đô Hà Nội và Tây Bắc, đường 12B từ Mường Khến chạy theo tuyến đi Nho Quan (Ninh Bình), nối với đường Hồ Chí Minh. Đó là những con đường huyết mạch nối thủ đô Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, khu IV (cũ) với vùng Tây Bắc [2; 16]. Địa hình Tân Lạc được chia thành ba vùng rõ rệt: vùng cao (bao 9 gồm các xã nằm trên dải Trường Sơn chạy dọc theo phần phía tây của huyện), vùng trung du miền núi (gồm các xã nằm dọc phía đông Trường Sơn), vùng đồng bằng (bao gồm thị trấn và các xã nằm dọc theo quốc lộ 6 và đường 12B). Là một huyện miền núi nên Tân Lạc có địa hình phức tạp: dãy Trường Sơn chạy theo chiều dài của huyện, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống suối, đồi núi và có hướng thấp dần về hướng Đông – Nam. Độ cao trung bình của huyện so với mặt biển là 318m [7; 13]. Tân Lạc thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm là 23,30C, lượng mưa khoảng 1900mm có nơi tới 2200mm, độ ẩm trung bình là 85% [7; 15]. Đặc điểm nổi bật trong phân bố dân cư của người Mường Tân Lạc là cư trú tập trung. Bên cạnh đó, hình thức cư trú xen kẽ với dân tộc Việt (Kinh) cũng đã xuất hiện. Song cư trú xen kẽ diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, đó là: cư trú xen kẽ thành từng làng riêng biệt (làng người Việt, làng người Mường - kiểu cư trú này chủ yếu là ở những xã gần huyện lỵ); hoặc cư trú xen kẽ ngay trong một làng (tức là trong một làng vừa có người Mường vừa có người Việt cư trú). Song có một điều dễ nhận thấy là ở các làng cư trú đan xen, các dân tộc thường tạo lập thành các xóm chòm riêng biệt. Với địa hình, khí hậu, dân số và kết cấu dân cư như vậy đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và văn hóa nơi đây và ảnh hưởng lớn đến đời sống cư dân Mường Tân Lạc. 1.2.2. Vài nét về dân tộc Mường ♦ Nguồn gốc dân tộc Mường Người Mường và người Kinh đều là những nhóm cư dân bản địa thuộc các tộc Lạc Việt. Theo tục truyền thì người Việt Nam là nòi giống Tiên Rồng, vua đầu tiên họ Hồng Bàng nước Xích Quỷ là Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương, một hôm đi ngoạn cảnh ở hồ Động Đình gặp một người thiếu nữ nhan sắc tuyệt vời tự xưng là Long Nữ, con gái của Động Đình Quân. Lộc Tục kết duyên cùng nàng ấy sinh ra được một người con trai đặt tên Sùng Lám, nối ngôi cha làm vua tự xưng là Lạc Long Quân [1; 22]. 10 Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là con gái Đế Lai, vua một nước láng giềng đẻ ra một lần trăm cái trứng, sau nở thành trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Tôi là dòng dõi Long Quân mà mình là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không thể được. Nay trăm đứa con thì mình đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa để tôi đem xuống Nam Hải”. Sau Lạc Long Quân cho người con đầu làm vua. Ở nước Văn Lang, người ấy là Thủy Tổ của nòi giống Việt Nam ta [1; 22]. Chuyện ấy tuy là hoang đường, song tất vẫn có ý nghĩa. Theo Đào Duy Anh Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, ông cho rằng: “…Có lẽ nó chỉ có sự phân biệt của nước Xích Quỷ thành những nước gọi là Bách Việt, nhưng đó chỉ là một điều phỏng đoán. Nay ta hãy căn cứ vào sự nghiên cứu của các nhà sử học, nhất là các vị giáo sư ở trường Viễn Đông bác cổ, mà xem gốc tích của dân tộc ta thế nào. Có người cho rằng tổ tiên ta phát tích từ Tây Tạng, sau theo lưu vực của sông Nhị mà di cư xuống miền trung châu Bắc Việt. Nhưng theo ông Aurousseau dẫn chứng cổ điển rất kỹ càng thì tổ tiên ta lại là người nước Việt ở miền họ lưu sông Dương Tử, sau bị nước Sở (thời xuân thu) đánh đuổi phải chạy xuống miền nam ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, rồi lần lượt đến Bắc Việt và phía bắc Trung Việt. Theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở đời thượng cổ, giống người Anhđônêgiêng bị giống Ariăng đuổi ở Ấn Độ mà tràn sang bán đảo Ấn Độ China, làm tiêu diệt giống người thổ trước đầu tiên ở đấy là giống Mê - La nêdiêng, rồi một phần trong đám người di dân ấy đi thẳng mãi sang Nam Dương quần đảo, còn một phần ở lại Ấn Độ China, ở phía nam thành người Chiêm Thành vào Cao man. Sau đồng hóa theo văn hóa Ấn độ, ở phía bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Hoa xuống mà thành người Việt Nam. Giống người Việt Nam buổi đầu ở địa vực xứ Bắc Việt ngày nay, sau vì địa thế và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau mà chia ra hai nhánh: nhánh ở miền trung châu trù phú, dễ hấp thụ ảnh hưởng của người loài, thì dần dần hóa theo văn hóa Trung Quốc mà tiến thẳng vào phương nam, tức là người Việt Nam ngày nay; còn nhánh ở miền đồi núi thì còn duy trì được tính chất văn hóa xưa và vẫn còn tổ chức theo chế độ phong kiến, tuy có chịu ảnh hưởng ít nhiều của người Thái là giống lân bang, đó là người Mường hiện ở miền thượng du Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình” [1; 22 - 23]. “Các tác giả Bùi Văn Kín, Mai Văn Trí, Nguyễn Phụng trong cuốn Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình đã trình bày: … Trên cơ sở các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học, về dân tộc học, về lịch sử, về khảo cổ học, chúng ta có thể nhận định rằng: dân tộc Việt và dân tộc Mường trước đây mấy ngàn năm có chung một tổ tiên là người Lạc Việt, chủ 11 nhân của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ của Việt Nam. Nguyên nhân làm cho người Lạc Việt phân hóa thành hai dân tộc là do chế độ áp bức của thời Bắc thuộc. Người Việt ở vùng đồng bằng trong khi bắt buộc phải sống chung với bọn phong kiến ngoại tộc đã có điều kiện tiếp xúc với văn hóa các nước ngoài (như văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ, văn hóa Chiêm Thành), hoàn cảnh đó làm cho người Việt ở vùng đồng bằng và người Việt ở vùng núi dần dần phát sinh những yếu tố khác nhau về đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Tình hình này đã kéo dài hơn một ngàn năm và cuối cùng làm cho người Việt phân hóa thành hai dân tộc: dân tộc Việt (Kinh) chịu ảnh hưởng một phần của văn hóa nước ngoài; dân tộc Mường do cư trú lâu đời ở miền rừng núi vẫn bảo lưu được nét đặc biệt của văn hóa Lạc Việt” [18; 50]. Như vậy, người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt, tổ tiên của người Việt - Mường là người Lạc Việt, một cộng đồng nguyên thủy có mặt ở vùng chân núi phía Tây Bắc Việt Nam từ rất sớm. ♦ Tên tự gọi: Mol (hoặc Mon, Moan, mual); các nhóm địa phương: Ao tá (Âu tá), Mọi Bi. ♦ Ngôn ngữ: tiếng Mường thộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á), rất gần với tiếng Việt. ♦ Trang phục Trang phục nam, nữ dân tộc Mường Trang phục nam: nam mặc áo xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Quần lá tọa 12 ống dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là Khăn quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc, trên đầu bịt khăn, khăn dài gấp 3 vòng đầu quấn dưới búi tóc. Cũng có khi họ dùng khăn ngắn hơn, quấn vòng từ sau gáy sang phía trước giao nhau ở trán, hai đầu khăn dựng nghiêng giống như hình đôi sừng trông khá ngộ nghĩnh. Trong dịp lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chùng đen dài tới gối, cài cúc nách và sườn phải. Trang phục nữ: bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn đội đầu (mụ) là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa. Váy (Wẳl) dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy, cạp váy nổi tiếng với các loại hoa văn được dệt kì công. Trang sức thường ngày gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc. Áo mặc thường ngày có tên là Áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người kinh, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu không phải loại vải cổ truyền). Bên trong là loại Áo báng (yếm), cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu thường đội khăn trắng, xanh với các phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu đen, toàn bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm ngôn ngữ và khu vực láng giềng. Trong các dịp lễ, tết họ mang chiếc áo dài xẻ ngực thường không cài khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừ mang tính trang trọng vừa phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ ngực thường mang theo chiếc yếm bên trong, về cơ bản giống yếm của phụ nữ dân tộc Kinh nhưng ngắn hơn. ♦ Nơi ở: người Mường sống tập trung thành làng, xóm ở chân núi, ở bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối… ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ… Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. 13 Một góc bản làng người dân tộc Mường ♦ Nhà ở truyền thống: người Mường sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống. Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền, việc dựng nhà sàn của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc kết kinh nghiệm cư trú. Điều đó được thể hiện ở bản mo nổi tiếng là “Tẻ tất tẻ đác” (Đẻ đất đẻ nước). Trong bản mo đồ sộ này có đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn Mường: “thời con người chưa có nhà ở, họ còn phải cư trú trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối phó với bao tai ương, hiểm họa: thú dữ ăn thịt, mưa, bão… Khi đó lang Đá Cần được người Mường tôn lên làm vua đã tìm cách dựng nhà ở. Một hôm ông gặp được con rùa vàng, bắt đem về, sắp bị làm thịt, bỗng nhiên nó xin tha tội chết và đền mạng bằng cách hiến kiểu xây nhà. Lời cầu xin được chấp thuận, rùa liền vươn mình trên bốn cái chân tựa như bốn cái cột, mai rùa trở thành mái nhà, vẩy rùa thành ngói lợp, rùa nói: …Bốn chân tôi là bốn cái cột Hai vỉa sườn là hai mái nhà Xương sống nên đòn nóc bắc cái kèo Lỗ đầu làm lối lên cửa chạn… Lang Đá Cần cho người làm lấy nhà ở” [14; 19]. Từ đó, người Mường sống ở nhà sàn. ♦ Ăn uống: người Mường thích ăn các món như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ hay “củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong”, “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui…” 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất