Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của nguyễn minh châu...

Tài liệu Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của nguyễn minh châu

.PDF
151
375
154

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN THANH ĐÀO TÌM HIỂU TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Luận văn tốt nghiệp ñại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ Cần Thơ, 5/2010 1 LỜI CẢM ƠN  Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, người viết đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Trên trang viết đầu tiên này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tư – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ mọi mặt trong suốt quá trình người viết thực hiện đề tài. Đồng thời, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong Bộ môn Ngữ văn, những người đã dìu dắt, truyền đạt những kiến thức bổ ích để người viết có được mọi điều kiện thuận lợi nhất khi thực hiện luận văn. Cảm ơn các thầy cô Trung tâm học liệu, Thư viện khoa Sư phạm cùng các anh chị thư viện Thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ người viết trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra, người viết xin cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên người viết trong suốt thời gian làm luận văn. Dù đã cố gắng nhiều nhưng do kiến thức của người viết còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Kính mong quý thầy cô cùng bạn đọc rộng lượng bỏ qua và chân thành góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Đào 2 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn ñề tài 2. Lịch sử vấn ñề 3. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Khái quát về từ loại tính từ 1.1. Giới thiệu chung về từ loại tính từ 1.1.1. Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ 1.1.2. Đặc ñiểm, chức năng ngữ pháp 1.1.3. Phân loại 1.1.4. Vị trí 1.2. Tính từ chỉ màu sắc 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Phân loại 1.2.3. Đặc ñiểm, chức năng ngữ pháp Chương 2:Tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 2.1. Tác giả và tác phẩm Nguyễn Minh Châu 2.1.1. Tác giả 2.1.2. Tác phẩm 2.2. Phân loại và thống kê tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 2.2.1. Phân loại 2.2.2. Thống kê 2.3. Miêu tả tính từ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 2.3.1. Tính từ chỉ màu sắc không xác ñịnh thang ñộ 2.3.2. Tính từ chỉ màu sắc xác ñịnh thang ñộ 2.4. Nhận xét về cách sử dụng tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu 2.4.1. Nhà văn thường kết hợp các tính từ chỉ màu sắc 3 2.4.2. Nhà văn thường sử dụng liên tục một tính từ chỉ màu sắc trong cùng một câu, một ñoạn 2.4.3. Nhà văn thường sử dụng lớp tính từ mang tính chất ñặc trưng màu sắc của sự vật 2.4.4. Nhà văn thường sử dụng các cấu trúc so sánh PHẦN KẾT LUẬN Phụ lục Tài liệu tham khảo 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn ñề tài Từ loại có lịch sử rất lâu ñời, vấn ñề từ loại luôn là một trong những vấn ñề xa xưa và cổ truyền bậc nhất của ngữ pháp học. Đối với ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng thì từ loại ñóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi ngôn ngữ ñều có một vốn từ vựng riêng vô cùng lớn và hết sức phức tạp, do ñó việc phân loại từ loại luôn là vấn ñề nan giải của các nhà ngôn ngữ học. Có thể nói ñây là một vấn ñề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học và cả những người quan tâm ñến từ loại tiếng Việt. Bởi càng ñi sâu vào tìm hiểu vấn ñề này ta càng thấy ñược sự trong sáng và giàu ñẹp của tiếng Việt ñể từ ñó sẽ có ý thức gìn giữ và phát triển vốn từ vựng này. Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt thì từ loại tính từ chiếm số lượng rất lớn và có một vị trí vô cùng quan trọng. Có nhiều người thích từ loại danh từ hay ñộng từ nên thường nghiên cứu hai lớp từ này, riêng tôi thì lại thích lớp từ loại tính từ hơn vì nó rất sinh ñộng và có một ý nghĩa ñặc biệt. Bên cạnh ñó, thế giới xung quanh chúng ta lại muôn màu muôn vẻ, mỗi hình ảnh, mỗi sự vật ñều mang một màu sắc riêng nào ñó, vì thế tôi muốn ñi sâu vào khám phá các tính từ chỉ màu sắc và ý nghĩa của chúng ñể bổ sung thêm một chút kiến thức mới cho bản thân. Trong các tác giả mà tôi ñã có dịp tìm hiểu thì tôi ñặc biệt yêu thích cách viết của nhà văn Nguyễn Minh Châu bởi ngòi bút của ông rất sắc sảo khi miêu tả hiện thực với nhiều mẫu hình nhân vật ñể phát hiện ra bản sắc của mỗi người. Nhà văn có cái nhìn rất ưu ái, thấu hiểu cuộc ñời và con người nên ñã tạo ñược mạch tình cảm nhân ái trong tác phẩm. Bằng ñôi mắt tinh tế và một trái tim nhạy cảm, Nguyễn Minh Châu ñã khám phá những giá trị tiềm ẩn của các lớp tính từ chỉ màu sắc ñể ñưa vào truyện ngắn của mình. Điều ñó ñã tạo nên sự sinh ñộng và hấp dẫn cho các tác phẩm của nhà văn. Chính vì vậy mà tôi ñã chọn ñề tài tìm hiểu “Tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” ñể làm ñề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn ñề So với ñộng từ và danh từ thì tính từ cũng chiếm một vị trí quan trọng không kém, vì thế từ trước ñến nay cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về từ loại này. Có thể kể ñến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau ñây: 5 Theo như tài liệu cũ nhất nói về các loại từ trong tiếng Việt là quyển Từ ñiển Việt Nam - Bồ Đào Nha – Latinh của Alecxan De Rhodes. Trong lời tựa của quyển từ ñiển, ở phần thứ III, tác giả có nói sơ qua về ngữ pháp tiếng Việt (Bắc Bộ) và ñã chia ra những từ loại: danh từ, ñại từ, tính từ, ñộng từ và những từ không biến hình [11; 40]. Các nhà Đông phương học thì ñã nhận thấy tính từ trong các ngôn ngữ ñơn lập có thiên hướng gần với ñộng từ về phương diện ñặc ñiểm cú pháp (khả năng kết hợp và chức năng thành phần câu) [6; 173]. Còn tác giả A.Dragunov lại cho rằng tính từ nên thống nhất với ñộng từ trong phạm trù vị từ [6; 174]. Trong khi ñó, Lê Văn Lý dựa vào khả năng kết hợp với từ chứng ñã vạch ra ranh giới giữa một bên là tính từ và ñộng từ, còn một bên là danh từ [6; 174]. Sự gần gũi của hai từ loại ñộng từ và tính từ cũng ñược phát hiện từ góc ñộ khả năng kết hợp của chúng chứng minh rằng cái kết trị này thống nhất với năng lực biểu ñạt chúng trong chức năng vị ngữ. Bùi Tất Tươm trong Giáo trình tiếng Việt cũng ñã trình bày về ý nghĩa khái quát, ñặc ñiểm cú pháp và cách phân loại tính từ. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, tác giả chưa ñề cập nhiều ñến tính từ chỉ màu sắc. Ông chỉ nêu lên tính từ màu sắc là một tiểu loại nhỏ trong phần phân loại tính từ theo ý nghĩa [16; 141]. Nguyễn Kim Thản trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt thì trình bày rất ñầy ñủ những ñặc trưng và các tiểu loại của tính từ. Ngoài ra, tác giả còn nêu lên vấn ñề cấp so sánh của tính từ nhưng ñặc biệt hơn là tác giả còn trình bày thêm sự phân ñịnh tính từ và các từ tổ hợp khác ñể chúng ta có thể tránh ñược sự nhầm lẫn giữa từ loại và chức năng ngữ pháp của từ. Thế nhưng trong bài nghiên cứu này tác giả ñã không ñề cập ñến tính từ chỉ màu sắc. Lê Biên trong Từ loại tiếng Việt hiện ñại thì cho rằng tính từ cũng là một từ loại cơ bản như danh từ và ñộng từ. Tác giả ñã ñi sâu vào nghiên cứu ñặc trưng và các tiểu loại của tính từ. Trong phần trình bày về các tiểu loại tính từ, ông có ñề cập ñến tính từ chỉ màu sắc và ông xếp nó vào loại những tính từ chỉ ñặc trưng thuộc về phẩm chất. Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp tiếng Việt thì nghiên cứu về ý nghĩa, vị trí, ñặc trưng, phân ñịnh, khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp… của tính từ. Có thể thấy công trình nghiên cứu của tác giả rất ñầy ñủ và cụ thể, nó ñã khái quát ñược những ñặc 6 ñiểm cơ bản nhất của lớp từ loại tính từ nhưng trong ñó ông cũng không ñề cập ñến tính từ chỉ màu sắc. Còn Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp tiếng Việt lại nghiên cứu về ñặc ñiểm và cách phân loại tính từ. Dựa vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp của tính từ với các loại từ khác, tác giả ñã chia tính từ thành ba nhóm, trong ñó tính từ chỉ màu sắc thuộc nhóm tính từ chỉ ñặc ñiểm bên ngoài của sự vật [12; 133]. Trong luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn, có nhiều sinh viên cũng chọn ñề tài tìm hiểu “Tính từ chỉ màu sắc” trong sáng tác của một nhà văn cụ thể nào ñó nhưng nhìn chung các tác giả chưa ñi sâu khai thác ý nghĩa cũng như giá trị của từ loại này. Chỉ có sinh viên Trà Thúy Trinh trong luận văn của mình với ñề tài tìm hiểu “Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng” là ñi vào khai thác một cách rất chi tiết về vấn ñề này, qua ñó ñã làm bật lên ý nghĩa và giá trị của chúng. Tuy nhiên vì nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ nên trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung vào việc tìm hiểu các tính từ chỉ màu sắc ñặc trưng ở Nam Bộ chứ chưa có ñiều kiện khai thác các tính từ chỉ màu sắc ở các vùng miền khác. Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên ta có thể thấy ñược tầm quan trọng của từ loại tính từ. Mỗi tác giả ñã chọn một khía cạnh ñể nghiên cứu nhưng nhìn chung các công trình này ñều chiếm một vị trí xứng ñáng trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Thông thường các nhà ngôn ngữ học chỉ tập trung nghiên cứu một cách khái quát và chung nhất về tính từ chứ chưa ñi sâu vào nghiên cứu tính từ chỉ màu sắc, có chăng cũng chỉ ñề cập ñến nó như một bộ phận nhỏ của tính từ trong cách phân loại. Chỉ ñến với luận văn của sinh viên Trà Thúy Trinh thì ta mới có nhìn sâu sắc về tính từ chỉ màu sắc. Nhưng như ñã nói ở trên, trong luận văn này tác giả chưa tìm hiểu các tính từ ở các miền khác nên ta chưa có ñược cái nhìn toàn diện về lớp tính từ này. Vì thế khi chọn ñề tài tìm hiểu “Tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” người viết muốn bổ sung thêm một số tính từ chỉ màu sắc ở các vùng miền khác ñể giúp người ñọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nó. Nếu xét về vấn ñề tìm hiểu “Tính từ chỉ màu sắc” thì ñây không phải là một ñề tài mới nhưng nếu tìm hiểu nó trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thì ñây là một vấn ñề rất lạ và ñộc ñáo. Bởi từ trước ñến nay ñã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu như: 7 - Những ñổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu – Nguyễn Tri Nguyên [8; 242]. - Vấn ñề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu - Bùi Việt Thắng [8; 312]. - Sự khám phá con người Việt Nam qua truyện ngắn – Ngọc Trai [8; 324]. - Giọng ñiệu và ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Minh Châu – Tôn Phương Lan [8; 328]. - Một số cốt truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu – Trịnh Thu Tuyết [8; 373]. Nhìn chung, những bài viết này chỉ nghiên cứu một cách chung chung về các sáng tác của Nguyễn Minh Châu chứ hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào ñề cập ñến tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu một cách ñầy ñủ và chi tiết. Vì thế, có thể nói, cái lạ và ñộc ñáo của ñề tài này chính là ở ñiểm ñó. 3. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài Đối tượng nghiên cứu của ñề tài là tính từ chỉ màu sắc, do ñó người viết sẽ tập trung nghiên cứu các lớp tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu ñể qua ñó làm bật lên ý nghĩa và giá trị của chúng trong tác phẩm cũng như thấy ñược tài năng của nhà văn trong việc vận dụng các tính từ chỉ màu sắc. Thông qua việc tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, người viết sẽ ñược bổ sung thêm một lượng kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết trong việc học nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Ngoài ra, người viết cũng muốn ñóng góp thêm một phần hiểu biết của mình về lớp tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu ñể giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về lớp tính từ này. 4. Phạm vi nghiên cứu Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu khá phong phú và ñồ sộ, do ñó người viết không thể tìm hiểu hết toàn bộ các thể loại sáng tác của nhà văn mà chỉ tập trung nghiên cứu ở mảng truyện ngắn. Bên cạnh ñó, người viết còn tìm hiểu thêm tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của một số nhà văn khác ñể có sự ñối chiếu, so sánh với nhà văn Nguyễn Minh Châu. Từ ñó sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn giá trị và ý nghĩa của các tính từ chỉ màu sắc ñó. 8 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm góp phần ñi tìm vẻ ñẹp của lớp tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, người viết ñã tìm ñọc các truyện ngắn của nhà văn ñồng thời tìm các tài liệu liên quan ñến nhà văn cũng như liên quan ñến vấn ñề ñang tìm hiểu. Không chỉ vậy, trong bài nghiên cứu này, người viết còn sử dụng các phương pháp ñã ñược học như liệt kê, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê ñể làm bật lên vấn ñề mình nghiên cứu. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ 1.1. Giới thiệu chung về từ loại tính từ 1.1.1. Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ Từ xưa sách ngữ pháp nhà trường ở ta vẫn quen ñịnh nghĩa “Tính từ là từ loại chỉ các khái niệm về tính chất, ñặc ñiểm, màu sắc của sự vật” [6; 174]. Có ñịnh nghĩa nào ñó khái quát hơn thì nhấn mạnh tính từ là từ loại chỉ ñặc trưng nói chung. Điều ñó cũng ñúng nhưng chưa ñủ bởi khái niệm ñặc trưng cần ñược phân tích thêm. Trong các công trình nghiên cứu về từ loại tính từ, các nhà ngôn ngữ học cũng ñưa ra nhiều ñịnh nghĩa về từ loại này, cụ thể như sau: Nguyễn Kim Thản trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt ñưa ra khái niệm rất ngắn gọn: “Tính từ là loại từ chỉ tính chất của sự vật” [13; 260]. Theo khái niệm này, tác giả cho rằng tính chất của sự vật có thể do các giác quan cảm thụ ñược hoặc do tưởng tượng mà nhận thức. Còn Lê Biên trong Từ loại tiếng Việt hiện ñại thì ñịnh nghĩa: “Tính từ là những thực từ gọi tên tính chất, ñặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của vận ñộng, quá trình, hoạt ñộng” [2; 103]. Tác giả cho rằng tính từ cũng là một loại từ cơ bản như như danh từ và ñộng từ. Do nó có những ñặc ñiểm về ngữ pháp gần gũi với ñộng từ nên thường gọi chung hai loại từ này là phạm trù vị từ. Trong khi ñó, Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt tập I lại cho rằng: “Lớp từ chỉ ý nghĩa ñặc trưng (ñặc trưng của thực thể hay ñặc trưng của của quá trình) là tính từ” [1; 101]. Qua khái niệm này, tác giả muốn nhấn mạnh “ý nghĩa ñặc trưng ñược biểu hiện trong tính từ thường có tính chất ñối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức ñộ (so sánh và miêu tả theo thang ñộ)” [1; 101]. Theo Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp tiếng Việt từ loại thì: “Tính từ Tiếng Việt là từ loại chỉ ra ñặc trưng của tất cả những gì (khái niệm) ñược biểu dạt bằng danh từ và ñộng từ” [6; 182]. Khái niệm này cho phép ta phân ñịnh từ loại của một tập hợp từ ñặc biệt trong tiếng Việt – các từ mô phỏng. 10 Thế nhưng Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp tiếng Việt lại cho rằng: “Tính từ là từ chỉ tính chất, chỉ ñặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, ñặc trưng” [12; 132]. Như vậy mỗi nhà nghiên cứu ñã ñưa ra mỗi ñịnh nghĩa riêng cho mình, tuy chưa có sự thống nhất hoàn toàn nhưng các ñịnh nghĩa ñó ñã phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về từ loại tính từ. Từ ñó sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu lớp từ này. Từ các khái niệm về tính từ của các nhà ngôn ngữ học trên ta có thể rút ra ñược khái niệm chung nhất về tính từ như sau: “Tính từ là từ chỉ màu sắc, tính chất ñặc trưng của người, sự vật, sự việc, hiện tượng” [16; 70]. 1.1.2. Đặc ñiểm, chức năng ngữ pháp  Đặc ñiểm Về ñặc ñiểm ngữ pháp, tính từ có nhiều nét giống ñộng từ, chẳng hạn như: - Tính từ có thể kết hợp với các phó từ: ñã, ñang, sẽ VD: ñã giỏi, ñang giỏi, sẽ giỏi. - Tính từ có thể kết hợp với các phó từ: vẫn, còn, cứ VD: vẫn thơm, còn thơm, cứ thơm. - Một số tính từ có thể kết hợp với các phó từ: hãy, ñừng, chớ VD: hãy can ñảm, ñừng hèn nhát, chớ lo sợ. Nếu so với ñộng từ thì tính từ kết hợp phổ biến hơn với các phó từ chỉ mức ñộ: rất, hơi, quá, cực kì, vô cùng… Chính ñặc ñiểm này giúp ta phần nào phân biệt giữa tính từ và ñộng từ. VD: rất vui, hơi vui, quá vui, cực kì vui, vô cùng vui.  Chức năng Trong bài viết này người viết chỉ trình bày sơ lược về chức năng từ loại tính từ chứ không ñi sâu vào tìm hiểu khía cạnh này. - Trước tiên xin ñề cập ñến chức năng phổ biến nhất của tính từ ñó là làm ñịnh ngữ trong câu. VD: Ngôi nhà ñẹp này có nhiều cây xanh. - Một chức năng nổi bật khác của tính từ là làm vị ngữ trong câu. VD: Chiếc xe ñó thật mới. - Ngoài hai chức năng nổi bật nói trên thì tính từ còn làm chủ ngữ trong câu, dù khá hạn chế. 11 VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 1.1.3. Phân loại Phân ñịnh từ loại là một nhu cầu của nhận thức, một yêu cầu khách quan của ngữ pháp học. Nó ñòi hỏi chúng ta phải biết rõ quy luật hoạt ñộng ngữ pháp của từng loại từ, ñòi hỏi chúng ta phải có căn cứ phân loại rõ ràng và phải tuân theo những nguyên tắc phân loại mà mọi người công nhận. Quá trình phân loại vốn từ tiếng Việt ñược tiến hành qua nhiều bước, nhiều bậc: từ cái nhìn bao quát về các lớp từ tiếng Việt ñến việc phân ñịnh thành các phạm trù từ loại, các tiểu loại, các nhóm trong một từ loại. Vốn từ tiếng Việt có thể phân chia thành hai mảng lớn là thực từ và hư từ. Từ hai mảng lớn ta sẽ phân loại thành nhiều lớp nhỏ hơn nhằm tạo nên sự dễ dàng khi khảo sát chúng. Trong hệ thống thực từ thì việc phân loại tính từ ít phức tạp hơn so với danh từ và ñộng từ. Nhưng do tiêu chuẩn ñược vận dụng ñể phân loại chưa ñủ sức bao quát nên ranh giới giữa các lớp con trong tính từ khó xác ñịnh ñược rõ ràng và dứt khoát. Nhìn vào các công trình nghiên cứu các nhà ngôn ngữ học ta thấy mỗi người có một cách phân loại khác nhau. Trong bài viết này, người viết xin dựa vào cách phân loại tính từ của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong Ngữ pháp tiếng Việt tập I , ñó là tính từ có thể phân chia thành hai lớp: lớp chỉ ñặc trưng không xác ñịnh thang ñộ và lớp chỉ ñặc trưng xác ñịnh thang ñộ. 1.1.3.1. Tính từ chỉ ñặc trưng không xác ñịnh thang ñộ Đây là lớp tính từ chỉ ñặc trưng không biểu thị ý nghĩa thang ñộ tự thân. Đặc ñiểm nổi bật của lớp tính từ này là chúng thường kết hợp với các phụ từ chỉ ý nghĩa thang ñộ như rất, hơi, quá, lắm, cực kì… hoặc kết hợp với thực từ hàm chỉ ý nghĩa thang ñộ . Tính từ chỉ ñặc trưng không xác ñịnh thang ñộ gồm: - Những tính từ chỉ phẩm chất: xấu, ñẹp, tốt, khéo, vụng, phải, trái, hèn nhát, dũng cảm… VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Những tính từ chỉ ñặc trưng về lượng: nhiều, ít, ngắn, dài, cao, thấp, rộng. hẹp… VD: Ngôi nhà này cao quá! - Những tính từ chỉ ñặc trưng cường ñộ: nóng, lạnh, sáng, tối, mát mẻ, lạnh lẽo… 12 VD: Hôm nay không khí thật trong lành và mát mẻ. - Những tính từ chỉ ñặc trưng hình thể: mập, ốm, gầy, béo, vuông, tròn, thẳng, cong… VD: Bánh chưng thì vuông còn bánh dày thì tròn. - Những tính từ chỉ ñặc trưng màu sắc: xanh, ñỏ, tím, vàng, lục, lam, ñậm, nhạt… VD: Hoa bằng lăng nở tím cả con ñường. - Những tính từ chỉ ñặc trưng âm thanh: im lìm, lặng lẽ, ồn ào, náo nhiệt, nhộn nhịp, lao xao… VD: Lao xao chợ cá làng ngư phủ. - Những tính từ chỉ ñặc trưng mùi, vị: ñắng, cay, ngọt, bùi, chua, mặn, thơm, hôi… VD: Chiếc áo này thơm thật! 1.1.3.2. Tính từ chỉ ñặc trưng xác ñịnh thang ñộ Lớp tính từ này chỉ ñặc trưng ñồng thời biểu thị thang ñộ của ñặc trưng trong ý nghĩa tự thân, thường là ở mức tuyệt ñối. Do ñó, chúng không kết hợp với các phụ từ mức ñộ như rất, hơi, quá, lắm… và cũng không ñòi hỏi thực từ ñi kèm ñể bổ nghĩa. Tính từ chỉ ñặc trưng xác ñịnh thang ñộ gồm: - Chỉ ñặc trưng tuyệt ñối làm thành cặp ñối lập: số lượng từ trong nhóm này rất hạn chế, nó chỉ có vài từ như riêng, chung, công, tư, chính, phụ, ñộc nhất, công cộng. Chúng thường dùng kèm với danh từ hoặc với ñộng từ ñể bổ nghĩa cho danh từ, ñộng từ. VD: Anh ấy là diễn viên chính trong bộ phim này. - Chỉ ñặc trưng tuyệt ñối không làm thành cặp ñối lập: các từ trong nhóm này thường là từ láy hoặc từ ghép: ñỏ lòm, trắng phau, ñen sì, xanh mượt, xanh xanh, ño ñỏ, vàng vàng… Ý nghĩa ñặc trưng tự thân ở thang ñộ tuyệt ñối, không ñược ñặt vào thế ñối lập so sánh. Đặc ñiểm nổi bật của nhóm từ này là không kết hợp với phụ từ chỉ mức ñộ. VD: Những ngọn lúa xanh muợt ñang nô ñùa trong gió. - Chỉ ñặc trưng mô phỏng: Các từ trong nhóm có cấu tạo ngữ âm theo lối mô phỏng trực tiếp ñặc trưng âm thanh hoặc theo lối biểu trưng âm – nghĩa, mô phỏng gián tiếp ñặc trưng hình thể của sự vật, hành ñộng, tính chất: lom khom, róc rách, rì rào… 13 VD: Gió thổi rì rào qua các khóm trúc. 1.1.3.3. Tính chất ñặc biệt của lớp từ mô phỏng Đây là lớp từ có tính chất ñặc biệt về mặt cấu tạo, ý nghĩa khái quát từ vựng ngữ pháp, hoạt ñộng ngữ pháp và giá trị phong cách sử dụng trong ngôn ngữ. Lớp từ này có vỏ ngữ âm mô phỏng theo lối trực tiếp (tượng thanh) hoặc mô phỏng theo lối gián tiếp (tượng hình). Một số từ mô phỏng có ñặc trưng danh từ: cheo cheo, bìm bịp… (chỉ loài vật), cút kít, bình bịch… (chỉ ñồ vật), chút chít… (chỉ cây cối). Một số khác có ñặc trưng ñộng từ: hì hục, bốp chát… Những từ trên ñã ñi vào các lớp từ một cách bình thường, xét theo các ñặc trưng từ loại của chúng. Căn cứ vào cấu tạo, các từ mô phỏng thường có cơ chế láy âm nên ranh giới giữa từ mô phỏng với từ láy ñích thực rất khó xác ñịnh. Nhưng nhìn chung, có thể xếp ñại bộ phận từ mô phỏng vào tính từ (ngoài những từ ñã có vị trí ổn ñịnh trong danh từ và ñộng từ) Vì ñây không thuộc vấn ñề quan trọng của bài viết nên người viết chỉ giới thiệu khái quát về lớp từ này chứ không ñi sâu vào tìm hiểu nó. 1.1.4. Vị trí Tính từ dùng ñể bổ sung ý nghĩa cho danh từ và ñộng từ nên nó thường ñược ñặt sau danh từ và ñộng từ. VD: Vườn cây tốt quá! Nó chạy nhanh lắm! Tuy nhiên, trong một số trường hợp tính từ có thể ñặt trước một tiếng chính (danh từ, ñộng từ). Đây là những trường hợp cố ý của người nói, người viết nhằm thu hút người nghe, người ñọc chú ý vào trạng thái của tiếng chính. VD: Nước cuồn cuộn chảy. Vì vậy, trong tiếng Việt, khi tính từ ñặt trước danh từ, ñộng từ là ñể nhấn mạnh vào tính từ ñó nhằm tạo sự thuyết phục và thu hút ñối với người tiếp nhận. 1.2. Tính từ chỉ màu sắc 1.2.1. Khái niệm Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra khái niệm chung nhất về tính từ chỉ màu sắc như sau: “Tính từ chỉ màu sắc là lớp từ biểu thị tính chất ñặc trưng về màu sắc của sự vật, hiện tượng” [15; 13]. 14 1.2.2. Phân loại Tương tự như cách phân loại tính từ, tính từ chỉ màu sắc cũng ñược chia thành hai lớp. 1.2.2.1. Tính từ chỉ màu sắc không xác ñịnh thang ñộ Lớp tính từ này mang ý nghĩa tương ñối về ñặc trưng, tính chất. Đây là lớp tính từ ñược ñánh giá theo thang ñộ tức là ta có thể so sánh ñược, có thể phân biệt cường ñộ của nó ñược. Xét về số lượng thì tính từ chỉ màu sắc không xác ñịnh thang ñộ chiếm khá ít, nó gồm: xanh, ñỏ, tím, vàng, trắng, ñen, nâu, xám, hồng… VD: Trên trời có ñám mây xanh Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng. 1.2.2.2. Tính từ chỉ màu sắc xác ñịnh thang ñộ Lớp tính từ này mang ý nghĩa tuyệt ñối về ñặc trưng, tính chất. Đây là lớp tính từ không ñược ñánh giá theo thang ñộ bởi bản thân chúng ñã hàm chứa ý nghĩa tuyệt ñối, không có cường ñộ khác nhau, không có gì ñể so sánh nữa. Số lượng tính từ chỉ màu sắc xác ñịnh thang ñộ chiếm rất nhiều, nó gồm các tính từ tiêu biểu sau: - Trắng: trắng tinh, trắng nõn, trắng toát, trắng bệch, trắng phau, trắng nhợt, trắng xóa, trắng muốt, trắng ngần… - Đen: ñen sạm, ñen ñúa, ñen ñặc, ñen sì, ñen nhẻm, ñen kịt, ñen ngòm, ñen bóng, ñen sỉn… - Đỏ: ñỏ thắm, ñỏ rực, ñỏ bừng, ñỏ ửng, ñỏ tía, ñỏ gay, ñỏ ối, ñỏ quạch, ñỏ tươi, ñỏ sậm… - Vàng: vàng rực, vàng sẫm, vàng tươi, vàng hực, vàng hoe, vàng khè, vàng ươm… - Xanh: xanh um, xanh biếc, xanh mượt, xanh thẫm, xanh ngắt, xanh lè, xanh mơn mởn… - Tím: tím thẫm, tím nhạt, tím ngắt… - Xám: xám xịt, xám nhạt, xám nhờ, xám ngoét… - Nâu: nâu nhạt… - Hồng: hồng nhạt… 15 Những yếu tố phía sau của những từ trên như xóa, rực, biếc, thẫm… ñã hàm chứa tính chất, ñặc trưng ñược xác ñịnh ở mức ñộ tuyệt ñối. Khác với trường hợp lặp ở dạng láy thông thường, sự lặp lại những âm tiết sau ở những tính từ này lại có tác dụng làm tăng mức ñộ của tính chất, ñặc trưng. Chẳng hạn như: xanh ngăn ngắt, vàng hừng hực… Trong tiếng Việt chúng ta cần chú ý tới giá trị của những tính từ này bởi ngoài giá trị sở chỉ, chỉ ra ñặc trưng của sự vật, hiện tượng mà dường như mỗi từ lại còn gắn với một sự vật nhất ñịnh. Chúng còn có tác dụng tạo hình ảnh, biểu cảm và bộc lộ thái ñộ, cách ñánh giá của người nói, cho nên chúng vừa có tác dụng miêu tả, gợi cảm vừa có giá trị thẩm mĩ. VD: Bông hoa này vàng tươi (+) Bông hoa này vàng rực (+) Bông hoa này vàng khè (-) Ngoài ra, trong lớp tính từ chỉ màu sắc xác ñịnh thang ñộ còn có một lớp từ khác, ñó là lớp từ mang tính chất biểu thị ñặc trưng màu sắc của sự vật. Lớp từ này gồm các từ: màu muối tiêu, màu hột gà, màu cháo lòng, màu ngà, màu nghệ thối, màu xanh lá cây, màu xanh ñọt chuối, màu ñất sét, màu sữa, màu cà phê sữa, màu gạch, màu gan gà, màu cứt ngựa… Lớp tính từ này ñược cấu tạo thông qua việc so sánh màu sắc ñó với một sự vật, hiện tượng có màu sắc tương ñương với nó. Những tính từ ñặc biệt này ñược hình thành từ trong thực tế, trong ñời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Có những màu sắc họ không thể hoặc khó diễn tả ñược bằng một màu sắc cụ thể nào ñó thì họ dùng những hình ảnh, sự vật có màu sắc tương tự như vậy ñể miêu tả. Điều ñó giúp cho việc tiếp nhận ñược dễ dàng và cụ thể hơn. Do tính chất ñặc biệt như vậy nên lớp tính từ này không thể kết hợp với các phụ từ chỉ mức ñộ. Nhưng có một ưu ñiểm cần phải kể ñến là khi ta tiếp nhận những tính từ biểu thị màu sắc ñặc trưng của sự vật thì có thể sẽ biết ñược ñặc trưng của người sử dụng nó. Đó có thể là người miền Trung, miền Nam hay Bắc Bộ tùy vào cách họ sử dụng những tính từ này bởi những sự vật so sánh ñó chính là những sự vật ñặc trưng ở quê hương họ. 16 1.2.3. Đặc ñiểm, chức năng ngữ pháp  Đặc ñiểm Về ñặc ñiểm ngữ pháp, ta sẽ không tìm hiểu những ñặc ñiểm của tính từ chỉ màu sắc nói chung mà sẽ tìm hiểu riêng ở hai lớp tính từ chỉ màu sắc không xác ñịnh thang ñộ và xác ñịnh thang ñộ. - Tính từ chỉ màu sắc không xác ñịnh thang ñộ Đặc ñiểm nổi bật của lớp tính từ này là có thể kết hợp với các phụ từ chỉ mức ñộ như rất, hơi, lắm, thật, vô cùng, cực kì… Ngoài ra chúng còn có thể tạo nên những cấu trúc so sánh như: + Đỏ như son. + Xanh như tàu lá. - Tính từ chỉ màu sắc xác ñịnh thang ñộ Ngược lại với lớp tính từ trên, lớp tính từ này không thể kết hợp với các phụ từ chỉ mức ñộ. Nếu có trường hợp sử dụng từ “rất” ñi kèm như “rất xanh biếc” thì từ “rất” ñó chỉ có tác dụng biểu thái, nhấn mạnh thêm, mang sắc thái phong cách học ngữ pháp chứ không nhằm ñánh giá theo thang ñộ, không có tác dụng so sánh.  Chức năng ngữ pháp Tính từ chỉ màu sắc cũng có những chức năng tương tự như những tính từ khác. Đó là: - Làm ñịnh ngữ: VD: Cái áo xanh này không ñẹp. - Làm vị ngữ: VD: Bầu trời xanh biếc. - Làm chủ ngữ: VD: Hồng là một màu sắc rất ñẹp. Tuy nhiên tính từ chỉ màu sắc khác với những tính từ khác ở chỗ là nó không thể kết hợp với ñộng từ ñược. Như vậy, qua việc tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc nói riêng và tính từ nói chung, ta ñã thấy ñược vai trò quan trọng của từ loại này. Với một số lượng khá lớn trong vốn từ vựng, tính từ có vai trò hoạt ñộng ngữ pháp hết sức quan trọng trong việc tổ chức, cấu tạo câu của tiếng Việt. Càng ñi sâu vào khai thác vấn ñề này ta càng khám phá ra nhiều ñiều thú vị và ñộc ñáo về tính từ. Vì thế, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của từ 17 loại này bởi nó ñã góp phần làm tăng vốn từ vựng, làm phong phú thêm khả năng diễn ñạt của từ tiếng Việt. 18 CHƯƠNG 2 TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 2.1. Tác giả và tác phẩm Nguyễn Minh Châu 2.1.1. Tác giả  Tiểu sử Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20-10-1930 trong một gia ñình nông dân ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Huỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1944 -1945, ông học trường Kỹ nghệ Huế. Sau khi Nhật ñảo chính Pháp, ông về quê học tiếp và tốt nghiệp thành chung. Năm 1948 -1949, Nguyễn Minh Châu học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh) và tháng 1-1950, ông gia nhập quân ñội. Cũng trong năm này, ông ñược kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau ñó, ông theo học tại trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 ñến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu tiểu ñoàn 722, 706 thuộc sư ñoàn 320. Từ năm 1956 ñến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung ñoàn 64. Từ năm 1961, ông theo học trường văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại Phòng Văn nghệ quân ñội (sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân ñội). Năm 1964, ông ñược tặng Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì. Năm 1972, Nguyễn Minh Châu ñược Hội nhà văn Việt Nam kết nạp làm hội viên. Năm 1979, ông ñược Ban chấp hành Trung ương Đoàn tặng bằng khen và huy hiệu Vì thế hệ trẻ. Năm 1983, Nguyễn Minh Châu là ñại biểu chính thức dự Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ ba tại Hà Nội. Ông ñược trúng cử vào Ban chấp hành Hội khóa 3. Năm 1984, ông ñược tặng Huân chương Quân công hạng Ba và Huân chương chống Mĩ cứu nước hạng Nhất. Tháng 6-1986, Nguyễn Minh Châu cùng với Nguyễn Đình Thi ñi Liên Xô dự Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ tám. Cũng trong năm này, ông ñược phong ñại tá. Tháng 3-1988, ông phát hiện bị bệnh ung thư máu. Ông vào Thành phố Hồ Chí Minh ñể ñiều trị rồi lại trở ra Hà Nội nằm ở Viện quân y 108 và ñến ngày 23-01-1989 thì ông mất. 19  Con người Có thể nói Nguyễn Minh Châu là một trong số các nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện ñại nửa sau thế kỷ XX. Sinh ra ở Nghệ An - một vùng quê giàu truyền thống cách mạng nên ông ñã sớm gia nhập quân ñội và trở thành một nhà văn - chiến sĩ. Ông ñã cùng ñồng ñội trải qua những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai ñoạn cam go nhất của những năm ñầu hòa bình xây dựng Tổ quốc. Có dịp ñi và tiếp xúc nhiều với thực tế nên ông rất có tài trong việc nhận xét, quan sát tinh tế và ñộc ñáo những chi tiết của ñời sống xung quanh. Ở con người ông nổi bật lên niềm ñam mê sáng tạo, sự dũng cảm ñáng quý của một nhân cách nhà văn có tình yêu sâu nặng ñối với cuộc sống, ñối với con người và quê hương ñất nước. Nguyễn Minh Châu ñã sống, viết và suy nghĩ về cuộc ñời, về văn học, về nghề với một thái ñộ vô cùng nghiêm túc và một tinh thần hết mình. Là một người rất yêu nghề, ông không vì những lợi ích cá nhân mà dùng ngòi bút của mình ñể viết những tác phẩm văn chương câu khách, phàm tục như những cây bút khác. Ông là một trong số ít những nhà văn Việt Nam suốt ñời luôn nghĩ tới việc viết, việc sáng tác. Dường như Nguyễn Minh Châu sinh ra là ñể phụng sự văn chương nghệ thuật bởi bao nhiêu thời gian, sức lực, tâm trí, ông ñều dành cho sáng tác. Ngòi bút của ông luôn thể hiện sự trăn trở, bản lĩnh và nhiệt tình với công cuộc ñổi mới văn học nói riêng và ñổi mới ñất nước nói chung. Có thể nói Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng và giàu tâm huyết, một nhà văn có tư tưởng phong phú và phong cách sáng tạo riêng. 2.1.2. Tác phẩm Hoạt ñộng văn học của Nguyễn Minh Châu gắn liền với cuộc ñời người lính từ thời kháng chiến chống Mỹ ñến những năm ñầu của công cuộc ñổi mới ñất nước. Tác phẩm của ông ngay từ khi xuất hiện ñã ñược công chúng ñón nhận một cách nồng nhiệt. Nhiều sáng tác của ông ñã trở thành ñề tài tìm hiểu của hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu trong và ngoài nước. Số lượng tác phẩm của Nguyễn Minh Châu khá phong phú và ña dạng về thể loại, bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, phê bình… Các tác phẩm ñã ñược giới thiệu: ∗ Tiểu thuyết: - Cửa sông (1967) - Dấu chân người lính (1972) - Miền cháy (1977) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan