Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn phấn thông vàng của xuân diệu...

Tài liệu Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn phấn thông vàng của xuân diệu

.PDF
74
473
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM NGUYỄN HOÀNG DUY TÌM HIỂU TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN PHẤN THÔNG VÀNG CỦA XUÂN DIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cần thơ, 5/2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM NGUYỄN HOÀNG DUY TÌM HIỂU TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN PHẤN THÔNG VÀNG CỦA XUÂN DIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cán bộ hướng dẫn: Thầy NGUYỄN VĂN TƯ Cần thơ, 5/2014 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Từ loại có lịch sử từ rất lâu đời và là vấn đề cổ xưa nhất của ngữ pháp học. Từ loại đóng vai trò rất quan trọng đối với ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp Tiếng Việt nói riêng. Việc phân tích từ loại của các ngôn ngữ luôn là vấn đề nan giải và gây tranh cãi giữa các nhà ngôn ngữ học. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học và cả những người quan tâm đến Tiếng Việt. Bởi chỉ có đi vào đào sâu nghiên cứu vấn đề này thì ta mới có thể thấy được sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt và từ đó sẽ có ý thức giữ gìn và phát triển vốn từ này. Trong hệ thống Tiếng Việt có nhiều từ loại khác nhau. Có nhiều người thích danh từ, động từ và riêng tôi thì thích tính từ, đây là lớp từ chiếm số lượng khá lớn và có vai trò vô cùng quan trọng. Lớp tính từ này rất sinh động và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Là một người yêu thiên nhiên,yêu những vẽ đẹp của những danh lam thắng cảnh. Tôi đặc biệt thích thú và chú ý đến mỗi hình ảnh. Sự muôn màu muôn vẻ và màu sắc của sự vật,vì vậy tôi muốn đi sâu vào khám phá cái tính từ chỉ màu sắc để bổ sung thêm chút kiến thức cho bản thân. Qua các tác giả mà tôi đã tìm hiểu thì tôi đặc biệt yêu thích cách viết và miêu tả về màu sắc của nhà thơ Xuân Diệu. Là nhà thơ của tuổi trẻ, của mùa xuân, ông lúc nào cũng muốn “ Cho no nê thanh sắc của thời tươi” nên trong các tác phẩm của ông lúc nào cũng chứa đựng những màu sắc được ông khắc họa và thể hiện rất sinh động. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nét những điều vừa nói trên đó là tập truyện ngắn Phấn thông vàng của Xuân Diệu. Tập truyện ngắn này cho chúng ta thấy được không gian tràn ngập màu sắc của rừng thông, mỗi một màu sắc trong khu rừng đó là một tâm trạng, một nỗi buồn của tác giả có sự hòa hợp, giao cảm với đời ,thiên nhiên. Đọc toàn tập truyện ngắn ta dễ dàng nhận thấy màu vàng của “phấn thông” là màu chủ đạo của tác phẩm. Xuân Diệu chọn gam màu vàng , bởi màu vàng là màu của thiên nhiên, của sự sống, mùa của ánh sáng để soi gọi vào cuộc đời và vào tâm hồn tác giả. Để tác giả có thể bộc bạch tâm trạng của mình đối với tất cả mọi người để “ Phấn thông vàng” bay cùng tấm lòng của độc giả. Nhận được sự tinh tế và cái hay đó của Xuân Diệu, tôi quyết định đi tìm hiểu “ Tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng của Xuân Diệu” để làm luận văn tốt nghiệp. 3 2. Lịch sử vấn đề: Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về tính từ. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như : Các nhà Đông phương học nhận thấy trong các ngôn ngữ đơn lập thì tính từ có thiên hướng gần với động từ về phương diện đặc điểm cú pháp ( khả năng kết hợp và chức năng thành phần câu ) [5;173 ]. Còn A.Dragunov cho rằng tính từ thống nhất với động từ trong phạm trù vị từ [5;174]. Lê Văn Lý dựa vào khả năng kết hợp từ chứng đã vạch ra ranh giới giữa một bên là tính từ và động từ, còn một bên là danh từ [5;174]. Hai loại động từ và tính từ có sự gần gũi được phát hiện ở khả năng kết hợp của chúng. Những đặc trưng và các tiểu loại của tính từ được trình bày rất đầy đủ trong Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản. Tác giả còn trình bày thêm sự phân định tính từ và các tổ hợp khác để chúng ta có thể tránh được sự nhầm lẫn giữa các từ loại và chức năng ngữ pháp của từ. Tuy nhiên tính từ chỉ màu sắc không được tác giả đề cập. Bùi Tất Tươm trong Giáo trình Tiếng Việt cũng đã trình bày rất khái quát đặc điểm cú pháp và cách phân loại tính từ. Tuy vậy trong bài nghiên cứu này, ông chỉ nêu lên tính từ chỉ màu sắc là một tiểu loại nhỏ trong phần phân loại theo ý nghĩa [11;141]. Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp Tiếng Việt thì nghiên cứu ý nghĩa, vị trí, đặc trưng, phân định, khả năng kết hợp,chức năng ngữ pháp…của tính từ. Công trình nghiên cứu của tác giả rất đầy đủ và cụ thể, nó đã khái quát được những đặc điểm cơ bản nhất của lớp từ loại tính từ nhưng trong đó ông cũng không đề cập tới tính từ chỉ màu sắc. Trong Từ loại tiếng Việt hiện đại Lê Biên cho rằng tính từ cũng là một loại từ cơ bản như danh từ và động từ. Đặc trưng và tiểu loại của tính từ cũng được tác giả đi vào đào sâu nghiên cứu. Ông có đề cập tới tính từ chỉ màu sắc trong phần trình bày về tiểu loại tính từ và ông xếp nó vào loại những tính từ chỉ đặc trưng thuộc về phẩm chất. Còn Nguyễn Hữu Quỳnh lại nghiên cứu về đặc điểm và cách phân loại tính từ trong Ngữ pháp tiếng Việt. Dựa vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp của tính từ với các loại từ khác, tác giả đã chia tính từ thành ba nhóm, trong đó tính từ chỉ màu sắc thuộc nhóm chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật [7;133]. 4 Trong luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ Văn, có nhiều sinh viên chọn đề tài tìm hiểu “ tính từ chỉ màu sắc” trong sáng tác của một nhà văn cụ thể nào đó nhưng nhìn chung các tác giả chưa đi sâu khai thác các ý nghĩa cũng như giá trị của từ loại này. Chỉ có sinh viên Trà Thúy Trinh trong luận văn của mình với đề tài tìm hiểu “Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng” là đi sâu vào khai thác một cách chi tiết vấn đề này, qua đó làm bật lên ý nghĩa và giá trị của chúng. Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của từ loại tính từ. Các tác giả chọn một khía cạnh để nghiên cứu nhưng nhìn chung tất cả các công trình này đều chiếm một vị trí xứng đáng trong hệ thống ngôn ngữ Tiếng Việt. Các tác giả chỉ nghiên cứu khái quát chung nhất về tính từ, đề cập đến tính từ chỉ màu sắc như bộ phận nhỏ của tính từ trong cách phân loại. Đến luận văn của sinh viên Trà Thúy Trinh thì ta mới có cách nhìn sâu sắc về tính từ chỉ màu sắc. Khi lựa chọn đề tài tìm hiểu “ Tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng của Xuân Diệu” người viết muốn tìm hiểu thêm những kiến thức về tính từ chỉ màu sắc để người đọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về từ loại này. Nhìn chung từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu, đề cập đến tính từ chỉ màu sắc trong thơ văn của Xuân Diệu một cách đầy đủ và toàn diện. Và đề tài này mới lạ, độc đáo là ở điểm đó. 3. Mục đích, yêu cầu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là nghiên cứu các lớp tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng của Xuân Diệu qua đó làm nổi bật lên ý nghĩa và giá trị của chúng trong tác phẩm cũng như thấy được tài năng của Xuân Diệu trong việc vận dụng tính từ chỉ màu sắc. Thông qua việc tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Xuân Diệu, người viết sẽ bổ sung được lượng kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết trong việc học tập nói riêng và cuộc sống nói chung. Ngoài ra người viết cúng mong đóng góp một phần hiểu biết của mình về lớp tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn Phấn Thông Vàng của Xuân Diệu để giúp mọi người có cái nhìn toàn diện về lớp từ này. 4. Phạm vi nghiên cứu. Hệ thống tính từ khá độ sộ và phong phú, do đó người viết không thể nào tìm hiểu được hết về các loại tính từ được mà người viết chỉ có thể đi sâu tìm hiểu về tính 5 từ chỉ màu sắc. Để tìm hiểu về loại tính từ này người viết sẽ đi vào nghiên cứu một tác phẩm của một tác giả cụ thể để cho ta thấy rõ hơn về đặc điểm, chức năng, ý nghĩa cũng như giá trị của loại tính từ trên. Tác phẩm mà người viết muốn đề cập chính là tập truyện ngắn Phấn thông vàng của Xuân Diệu. Bên cạnh đó, người viết còn tìm hiểu thêm tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của các nhà văn khác để có sự đối chiều, so sánh với Xuân Diệu. Nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về loại tính từ này. 5. Phương pháp nghiên cứu. Nhằm góp phần đi tìm vẻ đẹp của lớp tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của Xuân Diệu, người viết đã tìm đọc các truyện ngắn của ông đông thời tìm những tài liệu liên quan đến vấn đề đang tìm hiểu.Không chỉ như vậy trong bài nghiên cứu này, người viết còn sử dụng các biện pháp đã được học như liệt kê, chứng minh, phân tích tổng hợp, so sánh, và thống kê, phân loại để làm bật lên vấn đề nghiên cứu. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ 1.1.Khái niệm về từ loại tính từ 1.1.1. Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ Trong sách ngữ pháp nhà trường của ta vẫn quen định nghĩa “Tính từ là từ loại chỉ các khái niệm về tính chất, đặc điểm, màu sắc của sự vật” [5;174]. Có định nghĩa nhấn mạnh tính từ là từ loại chỉ đặc trưng nói chung. Nhưng điều đó chưa đủ bởi khái niệm đặc trưng cần phân tích thêm. Các nhà ngôn ngữ học trong các công trình nghiên cứu của mình đưa ra nhiều định nghĩa về từ loại này, cụ thể như : Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp Tiếng Việt từ loại thì : “ Tính từ Tiếng Việt là từ loại chỉ ra đặc trưng của tất cả những gì ( khái niệm ) được biểu đạt bằng danh từ và động từ” [5;182]. Khái niệm này cho phép ta phân định của một tập hợp từ đặc biệt trong Tiếng Việt- các từ mô phỏng. Nguyên Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp Tiếng Việt thì cho rằng : “ Tính từ là từ chỉ tính chất, đặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc trưng” [7;132]. Nguyễn Kim Thản trong Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt đưa ra khái niệm rất ngắn gọn: “ Tính từ là từ loại chỉ tính chất sự vật” [8;260]. Tính chất của sự vật có thể do giác quan cảm thụ hoặc do tưởng tượng mà nhận thức được. Trong Ngữ pháp Tiếng Việt tập 1 của Diệp Quang Ban lại cho rằng “ Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng ( đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình ) là tính từ” [1;101]. Còn Lê Biên trong từ loại tiếng Việt hiện đại thì định nghĩa : “ Tính từ là những từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của vận động, quá trình hoạt động” [2;103]. Tác giả cho rằng tính từ cũng là từ loại cơ bản như danh từ và động từ Do nó có những đặc điểm ngữ pháp gần gũi với động từ nên thường gọi chung hai từ loại này là phạm trù vị từ. 7 Mỗi nhà nghiên cứu đã đưa ra mỗi định nghĩa riêng cho mình tuy chưa thống nhất nhưng cũng đã giúp chúng ta phần nào hiểu được về từ loại tính từ. Tóm lại ta có thể rút ra khái niệm chung nhất như sau; “ Tính từ là từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc trưng của người, sự vật, sự việc, hiện tượng” [10;70]. 1.1.2. Đặc điểm,chức năng ngữ pháp * Đặc đểm Về đặc điểm ngữ pháp có nhiều nét giống động từ, chẳng hạn như: - Tính từ có thể kết hợp với các phó từ : đã, đang, sẽ. VD: Đã tốt, đang tốt, sẽ tốt. -Tính từ có thể kết hợp với các phó từ : vẫn, còn, cứ. VD : Vẫn buồn, còn buồn, cứ buồn. - Một số có thể kết hợp với các phó từ: hãy, đừng, chớ. VD : Hãy mạnh mẽ, đừng mềm yếu, chớ sợ hãi. Tính từ kết hợp phổ biến với các phó từ chỉ mức độ : rất, hơi, quá, cực kì, vô cùng..nhiều hơn động từ. VD : rất khỏe, hơi khỏe, quá khỏe, cực kì khỏe, vô cùng khỏe. * Chức năng Trong bài viết này người viết chỉ đi trình bày sơ lược về chức năng của từ loại tính từ, chứ không đi sâu tìm hiểu khía cạnh này. - Trước hết tính từ đó làm định ngữ trong câu là chức năng phổ biến nhất. VD : Cái áo đẹp này có nhiều họa tiết. - Một chức năng nổi bật khác của tính từ làm vị ngữ trong câu. VD : Đôi dép đó thật mới. - Ngoài hai chức năng nổi bật trên thì tính từ làm chủ ngữ trong câu, dù khá hạn chế. VD : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 1.1.3. Phân loại Phân định từ loại là một nhu cầu của nhận thức, một yêu cầu khách quan của ngữ pháp học. Đòi hỏi chúng ta phải biết rõ quy luật hoạt động ngữ pháp của từng từ và phân loại theo những nguyên tắc mà mọi người công nhận. Quá trình phân loại vốn từ tiếng Việt được tiến hành qua nhiều bước, nhiều bật. Từ cái nhìn bao quát về các 8 lớp từ tiếng Việt đến việc phân định thành các phạm trù từ loại, các tiểu loại, các nhóm trong từ loại. Vốn tiếng Việt có thể phân chia thành hai mảng lớn là thực từ và hư từ. Từ hai mảng lớn trên ta sẽ phân loại thành nhiều mảng nhỏ hơn nhằm tạo nên sự dễ dàng khi khảo sát chúng. Trong hệ thống thực từ thì việc phân loại tính từ ít phức tạp hơn so với động từ và danh từ. Do tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại từ chưa đủ sức bao quát nên ranh giới giữa các lớp từ khó được xác định rõ ràng và chính xác. Nhìn vào các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học ta thấy mỗi người có một cách phân loại khác nhau. Trong bài viết này người viết xin dựa vào cách phân loại của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong Ngữ pháp Tiếng Việt I, đó là tính từ có thể phân thành hai lớp : Lớp tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và lớp tính từ không xác định thang độ. 1.1.3.1. Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ Đây là lớp tính từ chỉ đặc trưng không biểu thị ý nghĩa tự thân. Đặc điểm nổi bật là chúng thường kết hợp với các phụ từ chỉ ý nghĩa thang độ như : rất, hơi, quá, lắm, cực kì … hoặc kết hợp với thực từ chỉ hàm ý chỉ ý nghĩa thang độ. Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ gồm : - Những từ chỉ phẩm chất : tốt, đẹp, khéo, trái, phải, dũng cảm... VD : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Những từ chỉ đặc trưng về số lượng : nhiều, ít, ngắn, dài, cao, thấp... VD : Con đường này dài quá ! - Những tính từ chỉ đặc trưng cường độ : nóng, lạnh, sáng, tối, lạnh lẽo... VD : Màn đêm tối nay thật u ám và lạnh lẽo. - Những tính từ chỉ dặc trưng hình thể : mập, ốm, gầy, béo, tròn, thẳng, cong... VD : Chị ấy thì mập còn anh ấy thì gầy. - Những tính từ chỉ đặc trưng màu sắc : xanh, đỏ, vàng, lục, lam, đậm, nhạt… VD : Cánh đồng vàng rực cả một góc trời. - Những tính từ chỉ đặc trưng âm thanh : im lặng, lặng lẽ, ồn ào, náo nhiệt, lao xao.. VD : Lặng lẽ một mình tôi đi trong đêm tối. - Những tính từ chỉ đặc trưng mùi vị : Đắng, cay, ngọt, bùi, chua, mặn, thơm, hôi... 9 VD : Chén thuốc này đắng quá ! 1.1.3.2. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ Lớp từ này biểu thị đặc trưng đồng thời biểu thị thang độ đặc trưng trong ý nghĩa tự thân, thường là ở mức tuyệt đối. Chúng không kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ như : rất, hơi, quá..Và không cần thực từ đi kèm để bổ nghĩa. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ gồm: - Chỉ đặc trưng tuyệt đối làm thành cặp đối lập : Số lượng trong nhóm từ này rất hạn chế, nó chỉ có các từ riêng, chung, công, tư, chính, phụ, độc nhất, công cộng. Chúng thường đi kèm để bổ nghĩa cho danh từ, động từ. VD : Ông ấy là trọng tài chính của trận đấu này. - Chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập : Các từ trong nhóm này thường là từ láy hoặc từ ghép : đỏ lòm, trắng phao, đen sì, xanh mượt, đo đỏ, vàng vàng.. Ý nghĩa đặc trưng tự thân ở thang độ tuyệt đối, không được đặt vào thế đối lập so sánh. Không kết hợp với phụ từ chỉ mức độ. VD : Cánh đồng lúa vàng rực cả một góc trời. - Chỉ đặc trưng mô phỏng : Các từ có cấu tạo ngữ âm theo lối mô phỏng trực tiếp đặc trưng âm thanh hoặc theo lối biểu trưng âm-nghĩa, mô phỏng gián tiếp đặc trưng hình thể của sự vật, hành động, tính chất : lom khom, róc rách, rì rào.. VD: Bà lão lom khom đi qua đường. 1.1.3.3. Tính chất đặc biệt của lớp từ mô phỏng Đây là lớp từ có tính chất đặc biệt về mặt cấu tạo, ý nghĩa khái quát từ vựng – ngữ pháp, hoạt động ngữ pháp và giá trị phong cách sử dụng trong ngôn ngữ. Lớp từ này có vỏ ngữ âm mô phỏng lối trưc tiếp (tượng thanh) hoặc mô phỏng theo lối gián tiếp (tượng hình). Một số mô phỏng có đặc trưng danh từ : cheo cheo, bìm bịp... (chỉ loài vật), cút kít, bình bịch,... (chỉ đồ vật), chút chít... (chỉ cây cối). Một số khác có đặc trưng động từ: hì hụt, bốp chát... Những từ trên đã đi vào các lớp từ một cách bình thường xét theo các đặc trưng từ loại của chúng. Căn cứ vào cấu tạo, các từ mô phỏng thường có cơ chế láy âm nên ranh giới giữa từ mô phỏng với từ láy đích thực rất khó xác định. Nhưng nhìn chung, có thể xếp 10 đại bộ phận từ mô phỏng vào tính từ (ngoài những từ đã có vị trí ổn định trong danh từ và động từ). Vì đây không thuộc vấn đề quan trọng của bài viết nên người viết chỉ giới thiệu khái quát về lớp từ này chứ không đi sâu tìm hiểu nó. 1.1.4. Vị trí Tính từ đứng sau động từ và danh từ để bổ sung ý nghĩa. VD : Khu rừng xanh quá ! Nó nhảy cao lắm ! Tuy nhiên,trong một số trường hợp tính từ có thể đặt trước một tiếng chính ( danh từ,động từ). Đây là dụng ý của người nói, người viết nhằm chú ý người đọc, người nghe chú ý vào trạng thái tiếng chính của mình. VD : Tiếng mưa róc rách rơi. Vì vậy trong tiếng Việt, khi tính từ đặt trước danh từ, động từ, động từ là để nhấn mạnh vào tính từ nhằm tạo sự thuyết phục và thu hút đối với người tiếp nhận. 1.2. Tính từ chỉ màu sắc 1.2.1. Khái niệm Từ những phân tích vừa nêu trên ta có thể rút ra khái niệm như sau : “ Tính từ chỉ màu sắc là lớp từ biểu thị tính chất đặc trưng về màu sắc của sự vật,hiện tượng”. 1.2.2. Phân loại Tính từ chỉ màu sắc được chia làm hai lớp. 1.2.2.1. Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ Là lớp từ mang ý ngĩa tương đối về đặc trưng, tính chất. Đây là lớp từ được đánh giá theo thang độ nên ta có thể so sánh,phân biệt cường độ của nó. Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ chiếm số lượng khá ít gồm : xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu,hồng.. VD : Trên trời có đám mây xanh. Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng 1.2.2.2. Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ Lớp từ này mang ý nghĩa tuyệt đối về đặc trưng, tính chất. Đây là lớp từ không được đánh giá theo thang độ. 11 Số lượng tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ chiếm rất nhiều, nó gồm các từ chỉ màu sắc như sau : - Trắng : Trắng tinh, trắng nõn, trắng toát, trắng nhợt, trắng xóa, trắng ngần ,tráng phau.. - Đen : Đen đúa, đen sì, đen bóng, đen thui.. - Đỏ : đỏ thắm,đỏ rực, đỏ bừng , đỏ ửng, đỏ tía, đỏ gay ,đỏ ối, đỏ tươi, đỏ sẫm.. - Vàng : vàng rực, vàng tươi, vàng hực, vàng ươm.. - Xanh : xanh um, xanh thẫm, xanh ngắt, xanh xanh, mơn mởn.. - Tím : tím thẫm, tím nhạt, tím ngắt.. - Xám : xám xịt, xám nhạt, xám ngoét.. - Nâu : nâu nhạt.. - Hồng : hồng thắm, hồng nhạt.. Những yếu tố phía sau của những từ trên như : xóa, rực, biếc, thẫm... đã hàm chứa tính chất, đặc trưng xác định ở mức tuyệt đối. Khác với từ láy thông thường, sự lặp đi lặp lại những âm tiết này còn có tác dụng làm tăng mức độ của tính chất, đặc trưng. Chẳng hạn như : xanh biên biếc,vàng hừng hực.. Chúng ta cần chú ý đến những từ này, bởi ngoài giá trị sở chỉ, chỉ ra đặc trưng của sự vật, hiện tượng mà dường như mỗi từ lại còn gắn với một sự vật nhất định. Chúng còn có tác dụng tạo hình ảnh, biểu cảm và bộc lộ thái độ cách đánh giá của người nói, cho nên chúng vừa có tác dụng miêu tả, gợi cảm vừa có giá trị thẩm mĩ. VD : Đồng lúa này xanh biếc ( + ) Đồng lúa này xanh ngắt ( + ) Đồng lúa này xanh lè ( - ) Ngoài ra, trong lớp tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ còn có một lớp từ mang tính chất biểu thị đặc trưng màu sắc của sự vật. Bao gồm : màu cánh kiến, màu hột gà, màu huyết, màu cà phê sữa, màu xanh lá cây, xanh đọt chuối, màu gạch.. Lớp từ này được cấu tạo thông qua việc so sánh với một sự vật, hiện tượng có màu sắc tương đồng với nó, lớp từ này được dùng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Khi ta tiếp nhận lớp tính từ này ta sẽ biết được đặc trưng của người sử dụng nó. Đó có thể là người miền Trung, Nam hay Bắc Bộ tùy vào cách họ sử dụng. Bởi những sự vật, hiện tượng mà họ so sánh là đặc trưng của quê hương họ. 12 1.2.3. Đặc điểm, chức năng ngữ pháp * Đặc điểm Chúng ta sẽ tìm hiểu riêng ở hai lớp tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ và xác định thang độ. - Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ Có thể kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ như : rất, thật, lắm, hơi, vô cùng.. Ngoài ra chúng còn có thể tạo nên những cấu trúc so sánh như : + Trắng như bông bưởi. + Đen như mực. - Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ Lớp từ này không thể kết hợp với phụ từ chỉ mức độ. Nếu trường hợp sử dụng từ “ rất” đi kèm như “ rất xanh biếc” thì từ “rất” chỉ có tác dụng biểu thái, nhấn mạnh mang màu sắc phong cách học ngữ pháp chứ không đánh giá theo thang độ, không có tác dụng so sánh. * Chức năng ngữ pháp - Làm định ngữ: VD : Cái quần trắng này không đẹp. - Làm vị ngữ: VD : Đôi mắt đen huyền. - Làm chủ ngữ: VD : Đỏ là gam màu nóng. Tuy vậy, tính từ chỉ màu sắc khác với tính từ khác là nó không thể kết hợp với động từ được. Qua đây chúng ta thấy rằng với một số lượng khá lớn trong vốn từ vựng, tính từ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức, cấu tạo câu của Tiếng Việt. Càng đi sâu ta càng khám phá được nhiều điều hay và thú vị của tính từ. Vì vậy ta không thể nào phủ nhận vai trò của từ loại này. Bởi nó đã góp phần làm tăng vốn từ vựng, phong phú thêm khả năng biểu đạt của từ Tiếng Việt. 13 CHƯƠNG 2 TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN PHẤN THÔNG VÀNG CỦA XUÂN DIỆU 2.1. Tác giả và tác phẩm Xuân Diệu 2.1.1. Tác giả * Tiểu sử Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2-2-1916 tại Gò Bồi, xã Tùng Gian, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thuở nhỏ Xuân Diệu học chữ nho, quốc ngữ và cả tiếng Pháp với cha. Năm 1927 xuống học ở Quy Nhơn và đỗ Thành Chung năm 1934. Từ năm 1935-1936 Xuân Diệu ra học “tú tài” phần thứ nhất ở trường Trung học bảo hộ Hà Nội. Từ năm 1936-1937, ông vào học “tú tài” phần thứ hai ở trường Trung học Khải Định, Huế. Tại đây ông đã kết bạn với Huy Cận, học sau hai lớp và hình thành một tình bạn tốt đẹp lâu dài. Từ năm 1938-1940, Xuân Diệu ở cùng với Huy Cận ở 40 Hàng Than. Xuân Diệu dạy học ở trường tư thục Thăng Long. Năm 1939, Xuân Diệu tập hợp các truyện ngắn của mình đã đăng trên báo Ngày nay và và cho xuất bản Phấn thông vàng. Đầu năm 1940, ông đi tham tá Thương chính và váo Nam Bộ nhận việc ở “Sở Đoan” Mỹ Tho. Năm 1943, Xuân Diệu thôi làm tham tá về sống với Huy Cận tại Hà Nội và hai người bí mật tham gia Mặt trận việt minh. Năm 1945, Xuân Diệu cho ra đời tập thơ văn xuôi Trường ca và tập thơ Gửi hương cho gió. Tháng 2- 1945 Xuân Diệu làm cuộc diến thuyết đầu tiên trong đời mình với bài “Sinh viên với quốc văn” do Tổng hội sinh viên Việt Nam tổ chức. Ngày 6-1-1946 đã cho xuất bản tráng khúc Hội nghị non sông. Từ năm 1946-1960 là Đại biểu Quốc hội khóa I tỉnh Hải Dương. Tháng 2-1946 một phái đoàn do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn sang Pháp, Xuân Diệu tham dự với tư cách là đại biểu nhà báo. 14 Năm 1947 làm việc cho Đài Tiếng nói Việt Nam và phụ trách mỗi tuần nói một câu chuyện văn hóa, là Uỷ viên ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam kháng chiến. Năm 1949, Xuân Diệu được kết nạp vào Đảng do hai nhà văn Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Huy Tưởng giới thiệu, ông là đội viên các “đội phát động” ở Thanh Hóa và Nghệ An và Xuân Diệu bắt đầu nói chuyện thơ trong quần chúng. Năm 1954, Xuân Diệu từ chiến khu trở về Hà Nội tham gia vào cuôc chiến đấu trên lĩnh vực văn nghệ. Năm 1958, ông là diễn giả trong lễ kỉ niệm 138 năm ngày mất của Nguyễn Du, dự hội nghị trù bị các nhà văn Á Châu ở Niu Đê Li thăm Ấn Độ hai tháng. Năm 1980, ông dự và phát biểu trong Hội nghị các nhà văn thế giới bảo vệ hòa bình lần thứ II ở Xôphia. Năm 1981, Xuân Diệu sang Pháp, nói chuyện thơ Việt Nam ở các trường Đại học tại Paris. Năm 1983 Xuân Diệu được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức. Năm 1985, Nhà nước tặng Huân Chương Độc lập hạng nhất. Ngày 18-12-1985, Xuân Diệu từ trần tại Hà Nội. * Con người Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân, của tuổi trẻ, thơ ca của công luôn thể hiện sự giao cảm thiết tha với đời, với cuộc sống một sôi nổi, đắm say thắm thiết. Do cuộc đời đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều đã hình thành cho ông một vốn sống phong phú, sâu rộng và từ đó giúp cho Xuân Diệu có sự quan sát, cảm nhận cuộc sống một cách tinh tế hơn, sinh động hơn. Cuộc đời của Xuân Diệu hoạt động trên nhiều lĩnh vực, từ dạy học đến viết báo, từ sáng tác văn thơ đến diễn thuyết tham gia các hội nghị văn học lớn của Việt Nam và của thế giới, tham gia cách mạng, sáng tác thơ ca cổ vũ chiến đấu…Ở lĩnh vực nào Xuân Diệu cũng sống và làm việc hết mình, cháy hết mình với bầu nhiệt huyết của mình. Nhìn vào công trình sáng tác đồ sộ trên nhiều thể loại của Xuân Diệu cho thấy ông là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, bên bỉ, dồi dào có đóng góp to lớn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ 15 lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến một nhà thơ hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. 2.1.2. Tác phẩm Sự nghiệp văn học của Xuân Diệu rất lớn, từ làm thơ đến viết văn, từ tiểu luận phê bình đến bút kí và dịch thơ tất cả đã cho ta thấy quá trình cầm bút sáng tạo không ngừng nghĩ của Xuân Diệu. Các tác phẩm tiêu biểu như: * Thơ -Thơ thơ (1938, 1939, 1968, 1970) -Gửi hương cho gió (1945, 1967) -Ngọn quốc kỳ (1945, 1961) -Hội nghị non sông (1946) -Dưới ánh sao vàng (1949) -Sáng (1953) -Mẹ con (1954) -Ngôi sao (1955) -Riêng chung (1960) -Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962) -Một khối hồng (1964) -Hai đợi sóng (1967) -Tôi giàu đôi mắt (1970) -Hồn tôi đôi cánh (1976) -Thanh ca (1982) * Truyện ngắn - Tập truyện ngắn Phấn thông vàng (1939) bao gồm các truyện: +Phấn thông vàng +Thương vay +Cái giây +Người học trò tốt +Cái giây không dứt +Thân thể +Sợ +Cái hỏa lò 16 +Ba nàng công chúa (bao gồm ba truyện: Suối cá vàng, Suối tóc đẹp, Bà chúa vinh quang) +Mèo hoang +Chó hoang +Đứa ăn mày +Tỏa nhị kiều +Thư tình, mùa thu +Truyện cái giường * Bút kí +Trường ca (1945) +Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947) +Việt Nam nghìn dặm (1946) +Việt Nam trở dạ (1948) +Kí sự thăm nước Hung (1956) +Triều lên (1958) * Tiểu luận, phê bình +Thanh niên với quốc văn (1945) +Tiếng thơ (1951, 1954) +Những bước đường tư tưởng của tôi (1958) +Ba thi hào dân tộc (1959) +Phê bình giới thiệu thơ (1960) +Hồ Xuân Hương bà chúa thơ nôm (1961) +Trò truyện vơí các bạn làm thơ trẻ (1961) +Dao có mài mới sắc (1963) +Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966) +Đi trên đường lớn (1968) +Thơ Trần Tế Xương (1970) +Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971) +Và cây đời mãi mãi xanh tươi (1971) +Mài sắt nên kim (1977) +Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy (1978) +Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập 1, 1981, tập II, 1982) 17 +Tìm hiểu Tản Đà (1982) * Dịch thơ +Thi hào Nadim Hitmet (1962) +V.I. Leenin (Maiakopxki) +Vây giữa tình yêu (B. Đimitrova, 1968) +Việt Nam hồn tôi (1974) +Những nhà thơ Bungari (1978 – 1983) +Nhà thơ Nicola Ghiden (1981) 2.2. Phân loại và thống kê tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng của Xuân Diệu 2.2.1. Phân loại Trong phần giới thiệu chung về tính từ người viết đã đề cập đến sự phân loại tính từ chỉ màu sắc, bây giờ khi đi sâu vào tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể người viết cũng dựa vào cách phân loại đã trình bày ở trên. Đó là tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ và tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ. Dựa vào cách phân loại này người viết sẽ đi vào thống kê các tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn này của Xuân Diệu. 2.2.2. Thống kê Xem phụ lục 2.3. Miêu tả tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng của Xuân Diệu. Xuân Diệu là ông hoàng cuả thơ tình yêu, nhà thơ của thiên nhiên, của sức sống và tuổi trẻ. Ông là đại biểu ưu tú và đầy đủ nhất của phong trào thơ mới.Thơ ca của ông luôn thể hiện sự giao cảm, hòa hợp thiết tha với cuộc sống, nỗi luyến tiếc trước sự trôi chảy của dòng đời, của thời gian. Chính vì thế thơ văn của ông luôn thể hiện sự đong đầy, no nê hương sắc của tình yêu, của thiên nhiên và của cuộc đời. Điều đó chúng ta có thể thấy rõ qua việc lựa chọn, sắp xếp và sử dụng các tính từ chỉ màu sắc của ông qua tập truyện ngắn Phấn thông vàng. Qua bàn tay của Xuân Diệu các màu sắc trong tập truyện ngắn này bổng trở nên sinh động, hài hòa, hòa hợp một cách kì diệu. Các tính từ chỉ màu sắc chủ yếu tập trung khắc họa thiên nhiên để thể hiện tâm trạng của nhân vật hay bộc lộ tâm sự, nỗi niềm mà Xuân Diệu muốn gửi gắm vào từng 18 tác phẩm của mình. Điều đó cho ta thấy được tài năng của ông trong việc quan sát, cảm nhận một cách tinh tế và độc đáo. Dưới ngòi bút của Xuân Diệu, các màu sắc được vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo vẽ nên những nét đặc sắc riêng cho từng tác phẩm. Để hiểu rõ hơn nét đặc sắc đó, ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng tính từ chỉ màu sắc trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng của ông. 2.3.1. Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ 2.3.1.1. Màu vàng Trong tập truyện ngắn Phấn thông vàng thì tính từ “vàng” là màu chiếm số lượng nhiều nhất. Điều đó không ngạc nhiên, bởi ngay từ nhan đề của tập truyện ngắn thì ta đã thấy được màu vàng là màu bao phủ, là màu chủ đạo của tập truyện. Màu vàng là màu tượng trưng cho ánh sáng, sự sống, thiên nhiên và của cuộc đời. Chắc có lẽ vì là một người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, luôn thiết tha với đời nên tác giả đã sử dụng rất nhiều màu vàng trong tập truyện ngắn này và đặc biệt là trong truyện Phấn thông vàng. Đọc Phấn thông vàng ta thấy được một màu vàng tràn ngập và lan tỏa, đó là màu “vàng” của âm thanh, ánh sáng, màu “vàng” của hoa thông, nhị thông,… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh màu vàng tuyệt đẹp và trên cái nền của bức tranh ấy, tâm trạng, cảm xúc của tác giả được bộc lộ, được phơi bày. Như chúng ta đã biết thời điểm buổi chiều là thời điểm con người đầy tâm trạng nhất. Bởi đó là lúc mà cảnh vật trở nên yên lặng, đang dần chìm vào giấc ngủ trong sự mệt mỏi sau một ngày hoạt động. Chính sự yên lặng ấy làm cho con người có những phút giây trải lòng để nhìn nhận lại cuộc đời, nhìn nhận lại con người của mình. Trong truyện Phấn thông vàng, tác giả đã rất thành công khi phác họa cảnh vật bằng chất liệu “vàng”, một chất liệu cho sự sống, cho khát vọng yêu đang cháy và sôi sục trong lòng người họa sĩ. Đi sâu vào tìm hiểu phân tích từng màu cụ thể ta sẽ thấy được sự tinh tế của Xuân Diệu khi sử dụng màu “vàng”. “Ngày như đứng sững đẻ cho sắc vàng đừng trôi chảy hay đổ xiêu” [13; 11]. Ngày như dừng lại, đứng lại, cảnh vật như ngưng đọng lại trong giây phút ấy, giây phút mà họa sĩ bắt gặp rừng thông và chính điều đó đã làm thay đổi biết bao suy nghĩ và quan niệm về tình yêu của tác giả. Sắc “vàng” của ánh sáng mặt trời, của rừng thông dường như rất đậm đặc, màu sắc như ngưng tụ lại, kết đọng lại thành một dòng chảy của thời gian đứng sững, không để đổ xiêu, không dễ phai nhạt. Rừng thông đang đong đầy màu “vàng” đong đầy sự sống, rừng thông chứa đựng hương sắc của cuộc 19 đời. Chính điều đó đã làm cho họa sĩ ý thức lại giá trị sống, cách sống của mình, một cách sống mà họa sĩ đang có sự lệch lạc trong sự tuyệt vọng và buông xuôi tình yêu của mình. Đến câu “Chiều với rừng lặng lẽ, những sắc vàng phảng phất âm thanh” [13; 11]. Ta ta thấy được sắc “vàng” như biết nói, như biết trò truyện, đồng điệu cảm xúc với người họa sĩ. Sắc “vàng” không phải là một màu sắc vô tri, vô giác nữa mà đang phảng phất, góp tiếng nói của mình để thay đổi tâm trạng của nhà họa sĩ. Trên cái nền không gian lặng lẽ của buổi chiều, sắc “vàng” trở nên nổi bật nhất, phấn vàng, nhị vàng của thông cùng với ánh nắng đã thu hút sự chú ý, thu hút ánh nhìn của họa sĩ. Đễ qua sự cảm nhận tinh tế của mình họa sĩ đã tìm được tiếng nói chung của mình với rừng thông, với phấn thông vàng. Đó là tiếng nói chung, cảm xúc khi yêu. Họa sĩ nhận ra rằng khi yêu thì ta hãy yêu hết mình, hãy cho thật nhiều không một chút tính toan, không chút vụ lợi. Và tình yêu của họa sĩ nếu không viên mãn thì cũng đã làm đẹp cho cuộc đời “Phấn thông vàng làm đẹp cho không gian, tình yêu của ta sẽ thiêu mộng cho tấm vải xoàng xĩnh của cuộc đời, bầu trời sẽ vang động những tiếng đàn hát, những phấn vàng của lòng yêu”. Trong truyện ngắn Phấn thông vàng sự tinh tế của Xuân Diệu được thể hiện rất rõ nét. Còn nhiều chi tiết khác nữa cho ta thấy rõ điều đó, chẳng hạn như chi tiết “ Không gian đã thành một điệu vàng mênh mông; nắng vàng nhuộm vàng những cây và phấn thông vàng lẫn trong nắng” [13; 15]. Vâng, không gian tràn ngập sắc “vàng”, màu vàng của ánh nắng, của nhị thông, của phấn thông vàng đang reo hò, đang nhảy điệu nhạc rừng tưng bừng, sôi nổi. Tất cả màu sắc không gian điều quyện vào một màu “vàng”, tất cả chìm đắm trong sắc “vàng” làm cho chúng ta không thể nhận biết những màu sắc, cảnh vật khác nữa. Cũng giống như chúng ta khi đang yêu, chúng ta chỉ biết đến người mình yêu và tình yêu của mình, ta sẽ không còn để ý đến ai khác nữa, đến điều gì được nữa. Đó là sự trùng hợp rất tình cờ giữa tình yêu của tác giả với rừng thông. Sự cảm nhận tinh tế của họa sĩ đã làm cho hình ảnh tưởng chừng vô tri, vô giác kia trở nên hiện hữu và trở thành bài học về tình yêu của họa sĩ. Nắng và phấn thông vàng nhuộm vào nhau, trộn lẫn vào nhau làm ta không thể nào nhận ra đâu là nắng, đâu là phấn thông vàng nữa. Tất cả hòa quyện, đã giao hợp trong một buổi chiều vàng. Ta không thể nào nhận ra đâu là màu của nắng, đâu là màu của phấn thông vàng nữa “ dư dật cùng nhau viễn hành, rắc vàng khắp nơi”. Màu “vàng” ấy đang cộng hưởng với tâm hồn họa sĩ. “Và chàng họa sĩ đã ngửng đầu hứng lấy bao nhiêu nhị vàng tỏa xuống từ mái tóc đen, và chàng đã mở lòng nhận lấy bài 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan