Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nguyễn ngọc tư...

Tài liệu Tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nguyễn ngọc tư

.PDF
93
711
70

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  BÙI DIỄM PHÚC MSSV: 6062203 TÌM HIỂU TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ (Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ Văn khóa 32) CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN VĂN TƯ (Cần Thơ -5/2010) LỜI CẢM ƠN ...... Sau khi đề tài “Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư” hoàn thành. Người viết xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình hướng dẫn. Đồng thời xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn đã tạo điều kiện tốt nhất để người viết hoàn thành đề tài một cách thuận lợi. Cảm ơn tất cả các bạn trong lớp đã động viên, giúp đỡ người viết trong suốt thời gian làm khóa luận. Khóa luận đã hoàn thành chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Mục đích nghiên cứu IV. Phạm vi nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ I. Sơ lược về từ loại tính từ 1. Những quan niệm khác nhau về từ loại tính từ 2. Khái niệm 3. Phân loại 4. Đặc điểm – chức năng và khả năng kết hợp II. Tính từ chỉ màu sắc 1. Khái niệm 2. Phân loại 3. Chức năng và khả năng kết hợp CHƯƠNG II: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ I. Vài nét về Nguyễn Ngọc Tư 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp sáng tác II. Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 1. Thống kê tính từ màu sắc trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư (xem phụ lục) 2. Phân loại tính từ màu sắc trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư 3. Miêu tả tính từ màu sắc trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư 4. Nhận xét đánh giá C. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Từ lọai là một vấn đề quan trọng trong ngữ pháp học nói chung và trong ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Ngày nay, vấn đề từ loại được rất nhiều người quan tâm và đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp số lượng từ vựng rất lớn và rất phong phú, đa dạng. Do số lượng lớn, nên trong quá trình phân chia cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau và hiện nay cũng chưa có một quan điểm thống nhất. Tính từ nằm trong hệ thống từ lọai của tiếng Việt nên nó cũng mang những nét đặc trưng của từ loại tiếng Việt, tính từ tiếng Việt cũng phong phú và đa dạng. Tính từ chiếm một số lượng không nhỏ trong kho tàng tiếng Việt giữ những vị trí nhất định khi chúng kết hợp với những từ loại khác. Chính vì điều này tính từ thu hút được sự quan tâm của nhiều người và riêng bản thân tôi cũng bị thu hút. Tính từ chỉ màu sắc là một phần nằm trong từ loại tính từ, sự đa dạng, phong phú của nó cũng không kém những tính từ khác. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút nữ, trẻ tuổi ở miền Nam, chị có cách viết khá độc đáo, tác phẩm của chị được viết với “phong cách tỉnh lẻ” gần gũi với người đọc. Đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc sẽ nhận thấy cái chất “tỉnh lẻ” này thông qua hình ảnh của một thằng bé chăn vịt chạy đồng, một ông già làm nghề bán vé số, một cô gái -bán tạp hoá trên một chiếc ghe, một anh chèo đò...Nguyễn Ngọc Tư đã dành rất nhiều những trang viết của mình cho những người bất hạnh, nghèo khổ, đáng thương. Chính vì những lí do trên mà người viết chọn đề tài: “Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư” làm đề tài của mình. II. Lịch sử vấn đề Do tính từ là từ loại quan trọng trong hệ thống từ lọai tiếng Việt nên có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ lọat tính từ, trong đó tính từ chỉ màu sắc. Đinh Văn Đức trong cuốn: “Ngữ pháp tiếng Việt” đã định nghĩa: tính từ là từ loại quan trọng trong thực từ tiếng Việt, đứng sau danh từ và động từ. “Từ loại tiếng Việt” của Lê Biên thì ông định nghĩa và phân lọai tính từ thành hai tiểi loại nhỏ. Ông nghiêng vê nghiên cứu dặc trưng và tiểu loại của tính từ. Ông có nói về tính từ chỉ màu sắc nhưng một phần rất nhỏ. Công trình nghiên cứu của ông đã 4 nêu được tầm quan trong của từ loại tính từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Trong bài nghiên cứu của ông các mặt của từ loại tính từ: ý nghĩa, đặc trưng, vị trí, khả năng kết hợp, cũng như sự khác biệt giữa tính từ và các từ loại khác như dộng từ, danh từ... được thể hiện một cách đầy đủ. Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” của Nguyễn Hữu Quỳnh cũng giống như ông Đinh Văn Đức, Nguyễn Hữu Quỳnh xem tính từ là từ loại trong hệ thống từ loại tiếng Việt và ngang bằng với các từ loại khác như danh từ và động từ. Còn trong cuốn: “Ngữ pháp tiếng Việt” của Diệp Quang Ban và Hòang Văn Thung thì hai ông cho rằng: Việc phân loại tính từ ít phức tạp hơn so với danh từ và động từ. Nhưng do tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại chưa đủ sức bao quát, nên ranh giới giữa các lớp con trong tính từ khó được xác định rõ ràng dứt khoát. Theo hai ông thì có thể phân chia tính từ thành hai lớp: lớp chỉ đặc trưng không xác định thang độ và lớp chỉ đặc trưng xác định thang độ. Bùi Tất Tươm trong cuốn: “Giáo trình tiếng Vịêt” đã nêu lên được những đặc điểm cú pháp, phân loại tính từ một cách khá đầy dủ nhưng ông vẫn chưa đề cặp nhiều đến tính từ chỉ màu sắc. Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt” đã nêu lên đầy đủ những đặc trưng cơ bản và các tiểu loại của tính từ.Dựa vào ý nghĩa và khả năng kết hợp ông chia tính từ thành hai tiểu loại. Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu của ông không nhắc đến tính từ chỉ màu sắc. Quả thật, có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ loại nói chung và từ loại tính từ nói riêng. Trong số đó có rất nhiều công trình có giá trị, đóng góp rất lớn vào việc tìm hiểu về tiếng Việt nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Qua đó, ta nhận thấy được tầm quan trọng cũng như vị trí của từ loại tính từ. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ tập trung về tính từ nói chung và chỉ tập trung đi sâu, phân tích đặc điểm, chức năng, khả năng kết hợp của tính từ mà ít đề cập đến tính từ chỉ màu sắc. Nếu có nói đến thì cũng xem tính từ chỉ màu sắc là một bộ phận, một tiểu loại rất nhỏ trong từ loại tính từ. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc tìm hiểu đến tính từ chỉ màu sắc của những ai quan tâm đến tính tữ chỉ màu sắc nói chung và người viết nói riêng. Tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư cũng vậy. Từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu thật sâu, thật rộng về vấn đề này. Mặc dù tính 5 từ chỉ màu sắc được sử dụng khá nhiều trong tác phẩm, và chúng còn giữ những chức năng khác nhau nhưng chưa ai đề cập đến. Vì vậy, đề tài tính từ thì không mới nhưng tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thì khá mới. Chính vì điều này, khi viết người viết cũng gặp nhiều khó khăn. III. Mục đích – yêu cầu Bài viết tập trung đi vào tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhằm làm bật lên giá trị, tác dụng, chức năng của lớp tính từ này trong tác phẩm. Thông qua bài viết này, người viết muốn đóng góp một phần hiểu biết của bản thân về tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. IV. Phạm vi nghiên cứu Do số lượng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư khá nhiều, và điều kiện không cho phép nên người viết chỉ chọn một số tác phẩm truyện ngắn để đi vào tìm hiểu, và phân tích tính từ chỉ màu sắc. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tình từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, người viết có so sánh, đối chiếu với cách sử dụng tính từ chỉ màu sắc của một vài nhà văn, nhà thơ khác để làm rõ thêm giá trị của tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ nên cách viết, cách sử dụng cũng mang những đặc trưng của phong cách nói năng người Nam Bộ. Việc tìm hiểu tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư còn làm rõ vai trò, giá trị của tính từ màu sắc nói chung và tính từ chỉ màu sắc mang đặc trưng của Nam Bộ nói riêng. V. Phương pháp nghiên cứu: Khi tìm hiểu về vấn đề tính từ chỉ màu sắc của Nguyễn Ngọc Tư trước hết người viết tìm đọc những tài liệu liên quan đến tác giả và tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm truyện ngắn. Song song với việc đọc, tham khảo tài liệu người viết sử dụngcácphương pháp như: phân tích, thống kê, tổng hợp... để làm rõ vấn đề. 6 B. PHẦN NỘI DUNG 7 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI TÍNH TỪ I. Sơ lược về từ loại tính từ 1. Những quan điểm khác nhau về từ loại tính từ Có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh từ loại tính từ này. Lê Văn Lí lần đầu tiên trong tiếng Việt xếp tính từ bên cạnh động từ, đối lập với danh từ nhờ vào khả năng kết hợp với từ chứng. Tính từ trong tiếng Việt không có hình thái cấu tạo riêng mặc dù ý nghĩa ngữ pháp chỉ đặc trưng cũng được hình thành đúng như các ngôn ngữ khác. Sự khác nhau cơ bản này là ở chổ ý nghĩ tính từ được biểu đạt bằng phương tiện cú pháp, khả năng kết hợp và chức năng thành phần câu Theo ông Diệp Quang Ban định nghĩa: Tính từ là từ chỉ lớp ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay quá trình). Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ) Theo ông Nguyễn Hữu Quỳnh: Tính từ là từ chỉ tính chất mức độ, đặc trưng của sự vật, hiện tượng như: Màu sắc, kích thước, dung lượng, hình thể, đặc trưng. Theo ông Lê Biên trong “Từ loại tiếng việt hiện đại” thì cho rằng: “Tính từ là từ loại cơ bản như danh từ, động từ, là một loại từ cần thiết miêu tả các đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt”. Theo định nghĩa này thì tính từ là tất cả những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật hay thực thể, hoặc vận động hay quá trình, hoạt động. Theo ông Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt từ loại” định nghĩa: “Tính từ tiếng Việt là từ loại chỉ ra đặc trưngcủa tất cả những gì được biểu đạt bằng danh từ và động từ”. Theo định nghĩa này, cho phép ta phân định từ loại của một tập hợp từ dặc biệt trong tiếng việt - từ mô phỏng (từ tượng thanh, từ tượng hình). Ví dụ: Từ tượng thanh như: róc rách, rì rào, ầm ầm... Từ tượng hình như: lúp xúp, liêu xiêu... Tóm lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ loại tính từ này, mỗi một công trình nghiên cứu không giống nhau, nhưng hầu hết các công trình nghiên 8 cứu đã nêu lên được các mặt như ý nghĩa, đặc điểm, khả năng kết hợp của tính từ. Qua đó, giúp người đọc hiểu hơn về vị trí cũng giá trị của từ loại tính từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt 2. Khái niệm Có rất nhiều quan điểm về từ loại tính từ nhưng có thể rút ra khái niệm về từ loại tính từ như sau: “Tính từ là từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc trưng của người hay sự vật, hiện tượng”. V í d ụ: Xanh, đỏ, tím, vàng, tốt, xấu, ngoan, hiền,... Từ xưa đến nay, sách ngữ pháp thường định nghĩa tính từ là từ loại chỉ các khái niệm về tính chất, màu sắc, đặc điểm của sự vật hiện tượng. Nhưng định nghĩa khái quát hơn thì tính từ là từ loại chỉ “đặc trưng” của sự vật. Tuy nhiên khái niệm “đặc trưng” cần được phân tích thêm. Đặc trưng của tính từ đó là “đặc trưng” của chủ thể chỉ ra cái hạn định cho mỗi đối tượng. Khái niệm “đặc trưng” thể hiện ở tính từ là sự thống nhất cao giữa các yếu tố từ vựng và ngữ pháp. Với yếu tố từ vựng, ý nghĩa tính từ còn liên hệ trục tiếp với nội dung phản ánh thực tại. Các khái niệm về màu sắc (đỏ, vàng, xanh, lục, lam, tím...), các khái niệm về không gian, trọng lượng, khối lượng. Như vậy không chỉ có những khái niệm tính chất được nhận thức là đặc trưng mà bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình cũng đều có thề trở thành đặc trưng theo lối tri giác của con người và được diễn đạt bằng tính từ. VD: rất Huế, rất Việt Nam là những tính từ. Những từ “Huế”, “Việt Nam” là những danh từ, chúng được thêm thành tố “rất” vào trước để trở thành tính từ. Qua tất cả các khái niệm về tính từ người viết xin đưa ra cách hiểu của mình về từ loại tính từ: Tính từ là loại từ chỉ tính chất, trạng thái, đặc trưng của người hay của sự vật hiện tượng. VD: xanh, đỏ, vàng, mềm, cứng, sâu, cạn, hẹp, cao, mập, ốm... 3. Phân loại Hệ thống từ loại tiếng việt được chia làm hai loại: Thực từ và Hư từ. Đây là cách phân chia hữu ích đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu về từ loại tiếng Việt. Vì 9 vậy cần phân chia từ loại tiếng Việt ra nhiều lớp nhỏ để cho tiện việc khảo sát và nghiên cứu. Tuy nhiên không nên phân loại quá tỉ mỉ, cũng như phân loại quá sơ sài. Việc phân loại tính từ thì ích phức tạp hơn so với danh từ và động từ. Nhưng do tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại chưa đủ sức bao quát, nên ranh giới giữa các lớp con trong tính từ khó xác định được rõ ràng dứt khoát. Theo cách phân loại của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt tập một” thì có thể chia tính từ thành hai lớp: lớp chỉ đặc trưng không xác định thang độ và lớp chỉ đặc trưng xác định thang độ. Dựa vào cách phân chia này, người viết cũng phân chia tính từ theo hai lớp nhò như hai tác giả là Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung đó là tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ và tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ. 3.1 Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ Đây là lớp tính từ chỉ đặc trưng không biểu thị ý nghĩa thang độ tự thân. Chúng thường kết hợp với phụ từ chỉ ý nghĩa thang độ như: rất, hơi, quá, khí, lắm ,cực kì,...hoặc kết hợp với thực từ hàm chỉ ý nghĩa thang độ (thực từ dùng kèm với tính từ để “định lượng” hoặc “định tính” cho đặc trưng được biểu hiện trong tính từ). Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ bao gồm: - Những tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, đẹp, khéo, vụng, tầm thường, quan trọng, phải trái, hèn, mạnh, hèn nhát, dũng cảm... VD: Khôi là người tốt. - Những tính từ chỉ đạc trưng về lượng: nhiều, ít, rậm, thưa, ngắn, dài, cao, thấp, rộng, hẹp... VD: Căn nhà này thật rộng. - Những tính từ chỉ đặc trưng về cường độ: mạnh, yếu, nóng, lạnh, sáng, tối, nóng, lạnh, mát... VD: Mùa hè rất nóng. - Những tính từ chỉ đặc trưng về hình thể: vuông, tròn, thẳng, gãy, cong, méo, gầy, béo, ốm, mập... VD: Lan hơi gầy. - Những tính từ chỉ đặc trưng về màu sắc: xanh, đỏ, vàng, trắng, hồng, đen, nâu, đậm, nhạt... VD: Cái áo màu hồng thật đẹp. 10 - Những tính từ chỉ đặc trưng âm thanh: ồn, im, vắng, lặng, ồn ào, lặng lẽ, im lìm, xì xào, nhốn nháo, lao xao... VD: Tiếng xe cộ rất ồn ào. - Những tính từ chỉ đặc trưng về mùi vị: thơm, thối, đắng, cay, chát, ngọt, bùi, nồng, thối tha, nhạt nhẽo,... VD: Khổ qua thì đắng. “Tay bưng dĩa muối chấm gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” 3.2 Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ: Lớp tính từ này chỉ đặc trưng đồng thời biểu thị thang độ của đặc trưng trong ý nghĩa tự thân, thường là ở mức tuyệt đối. Do đó chúng không kết hợp với phụ từ mức độ như rất, hơi, quá, lắm... và cũng không đồi hỏi thực từ đi kèm để bổ nghĩa. Trong lớp tính từ này có các nhóm: - Chỉ đặc trưng tuyệt đối. Số lượng từ trong nhóm rất hạn chế: riêng, chung, công, tư, chính, phụ, độc nhất, công cộng... chúng thường dùng kèm với danh từ, hoạt động từ để bổ nghĩa cho danh từ, động từ. Ví dụ: - Việc nước là việc chung, việc nhà là việc riêng - Cái áo của tôi là cái áo độc nhất - Đây là nơi công cộng. - Chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập. Các từ trong nhóm này thường là từ láy hoặc từ ghép: đỏ tươi, xanh mướt, vàng hoe, vàng ruộm, xanh xanh, đo đỏ, tim tím, đen giòn,... Ý nghĩa đặc trưng tự thân ở thang độ tuyệt đối, không được dặt vào thế đối lập, so sánh. Nhóm từ này không kết hợp với từ chỉ mức độ. Ví dụ: - Em bệnh gì mà người em xanh dờn vậy? (Nguyễn Ngọc Tư) -Những đứa nhỏ với làn da lem luốc, đen nhẻm. (Nguyễn Ngọc Tư) - Bông bằng lăng tim tím. - Chỉ đặc trưng mô phỏng. Các từ trong nhóm này có cấu tạo ngữ âm theo lối mô phỏng trực tiếp đặc trưng âm thanh, hoặc theo lối biểu trưng âm – nghĩa, hành động hoặc tính chất: ào ào, rì rào, le te, lấp xấp, liêu xiêu, lom khom, lác đác....tính từ chỉ đặc trưng mô phỏng có thể kết hợp với phụ từ “hơi” Ví dụ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Bà huyện Thanh Quan). 11 3.3 Tính chất đặc biệt của lớp từ mô phỏng Lớp từ mô phỏng- từ tượng thanh hay từ tượng hình- là một lớp từ có tính chất đặc biệt cả về mặt cấu tạo, về nghĩa khái quát từ vụng- ngữ pháp, về hoạt đọng ngữ pháp, và về giá trị phong cách sử dụng trong ngôn ngữ. Đây là lớp từ có vỏ ngữ âm mô phỏng theo lối trực tiếp (từ tượng thanh), mô phỏng theo lối gián tiếp (từ tượng hình). Mối quan hệ âm- nghĩa trong từ mô phỏng có tính có mục đích và tính có lí do. Âm thanh có tác dụng tái tạo hình ảnh cụ thể của đối tượng thông qua những ấn tựơng tri giác và trạng thái tâm lí nhất định. Một số từ mô phỏng có đặc trưng danh từ: cốc, mèo, quạ, cheo cheo, bìm bịp...(chỉ loài vật), cút kít, bình bịch...(chỉ đồ vật), chút chit..(chỉ cây cối). Một số khác có đặc trưng động từ: gù, hí, hì hục, đốp chát, bốp chát... Nhưng nhìn chung có thể xếp đại bộ phận từ mô phỏng vào “Tính từ” (ngoài những từ đã có vị trí ổn định trong danh từ và động từ. VD: ào ào, rì rào, lè tè... Đặc trưng của tính từ mô phỏng: - Ý nghĩa khái quát của từ mô phỏng là ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của sự vật, hiện tượng, quá trình). Tuy từ tượng thanh có thể biểu thị ý nghĩa quá trình, nhung nói chung, ý nghĩa đặc trưng vẫn là ý nghĩa khái quát của lớp từ mô phỏng. Ý nghĩa đặc trưng của lớp từ mô phỏng là ý nghĩa tuyệt đối. - Khả năng kết hợp của từ mô phỏng gần với khả năng kết hợp của tính từ: chúng không dùng kèm với từ “hãy”, “đừng”, “chớ”, và có thể dùng với một số từ kèm thường kết hợp với tính từ (khả năng này có hạn chế ở từ tuợng thanh). - Chức năng cú pháp của từ mô phỏng giống như chức năng của tính từ: dùng làm từ bổ nghĩa danh từ hay động và làm vị ngữ trong câu. VD: Nước chảy rì rào (Bổ ngữ) Ngõ tối đêm sâu đốm lập loè (Nguyễn Khuyến) (Vị ngữ) Ngôi nhà liêu xiêu này là của lão. (Định ngữ) 4. Đặc điểm, chức năng, khả năng kết hợp. 12 - Ý nghĩa đặc trưng của (thực thể hay quá trình) được thể hiện trong tính từ không xác định thang độ thường có tính chất phân cực đối lâp. VD: giàu - nghèo sướng - khổ vui - buồn mạnh- yếu cao- thấp - Tính từ chỉ màu sắc thì không có tính chất phân cực đối lập. - Tính từ xác định thang độ không có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá, lắm, cực kì... - Tính từ không xác định thang độ thì có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, cực kì... - Chức năng phổ biến nhất của tính từ là làm định ngữ trong câu. VD: Chiếc áo mới này rất đắc. Ngôi nhà nhỏ này là của ông ấy. - Tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp (điều này khác với các loại ngôn ngữ khác trên thế giới) VD: Lan đẹp. Bầu trời hôm nay rất xanh. Minh rất dũng cảm. - Tính từ có thể đứng sau động từ làm chức năng bổ ngữ, tuy nhiên tính từ chỉ màu sắc thì không có chức năng này, vì tính từ chỉ màu sắc không dùng kèm với động từ. VD: Lam múa đẹp lắm! (Bổ ngữ) Hùng chơi đàn rất hay. (Bổ ngữ) - Tính từ còn làm chủ ngữ trong một số trường hợp như: trong tục ngữ, thành ngữ. VD: Xa mỏi chân, gần mỏi miệng Giàu hai con mắt. •Khả năng kết hợp -Trong tính từ thì những tính từ chỉ ý nghĩa đặc trưng ở thang độ tuyệt đối không kết hợp với phụ từ. 13 - Tính từ có thể kết hợp với thực từ làm thành một tổ hợp tính từ, trong đó tính từ làm thành tố chính, các thực từ khác làm thành tố phụ để bổ nghĩa cho tính từ. VD: Xanh như tàu chuối. Bạc như vôi. Ngọt như đường phèn. Đỏ như son - Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ, nhưng một số tính từ không kết hợp với các phụ từ như: hãy, đừng, chớ. Đây là một trong những điểm khác biệt giữa động từ và tính từ. VD: Đừng xanh như lá bạc như vôi (Hồ Xuân Hương) - Tính từ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang VD: sẽ giỏi, đang đẹp, đã tốt... - Tính từ có khả năng kết hợp với các phó từ: vẫn, còn, cứ... VD: còn tốt, cứ thơm, vẫn đẹp - Ngòai ra so với động từ tính từ có khả năng kết hợp phổ biến hơn với các phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, cực kỳ, vô cùng... VD: rất đẹp, xấu vô cùng, cực kỳ giỏi, hơi ngọt... II. Tính từ chỉ màu sắc 1. Khái niệm tính từ chỉ màu sắc Tính từ chỉ màu sắc là lớp tính từ biểu thị tính chất đặc trưng về màu sắc của sự vật hay hiện tượng. VD: xanh, cam, vàng, tím, hồng, xám, đỏ tươi, tím rịm... 2. Phân loại 2.1 Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ là lớp từ chỉ màu sắc mang ý nghĩa tương đối về đặc trưng của thực thể mà ta có thể so sánh về cường độ, mức độ dặc trưng.với từ gốc của nó.Lớp này gồm các từ: - Đỏ, xanh, vàng, tím, hồng, nâu, đen, trắng... 2.2 Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ Đây là lớp từ chỉ màu sắc mang ý nghĩa tuyệt đối về đặc trưng, không có cường độ sắc thái khác và không có gì để so sánh nữa. 14 Chính vì bản chất này mà chúng không thể kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ, không được đánh giá theo thang độ. Lớp này bao gồm: - Đỏ tươi, đỏ au, đỏ lòm, đỏ ối, đỏ rực, đỏ ửng, đỏ choét, đỏ ngầu, đỏ thẫm, đỏ quét... - Vàng tươi, vàng ươm, vàng ruộm, vàng hực, vàng khè, vàng hoe, vàng khừ, vàng choé, vàng sẫm... - Trắng tươi, trắng noãn, trắng tinh, trắng ngà, tráng dã, trắng nhỡn, trắng phếu, trắng hớn, trắngxác, trắng toát, trắng bệch, trắng hếu... - Đen thui, đen ngòm, đen thẫm, đen hoắc, đen nhẻm, đen sì, đen đặc, đen mun, đen tuyền, đen huyền, ... - Xanh ngắt, xanh ẻo, xanh mướt, xanh riết, xanh miết, xanh rì, xanh lẻo xanh lơi, xanh lè, xanh biếc, xanh mơn mởn, xanh thẳm... - Tím ngắt, tím rim... - Xám xịt... Qua đó ta có thể rút ra cấu tạo: Tính từ + a Trong đó “a” là những yếu tố hàm chứa đặc trưng xác định ở mức độ cao tuyệt đối: khe, rịm, au, lòm, sì, biếc... Điều cần lưu ý ở lớp tính từ này là: yếu tố “a” khi được lặp lại khác với trường hợp láy thông thường yếu tố “a” có thể khác xa với tính từ ban đầu. Yếu tố “a” có tác dụng làm tăng mức độ của màu sắc đặc trưng. nhất định. VD: Xanh biêng biếc, đỏ lòm lom, vàng hừng hực, trắng nhơn nhỡn... Trong tiếng việt các tính từ này ngoài giá trị sở chỉ, đặc trưng của sự vật, nó còn mang một sắc thái biểu cảm nhất định: có tác dụng tạo hình ảnh, thái độ, tính cảm, cách đánh giá của ngưới nói...Cho nên chúng vừa có tác dụng miêu tả vừa có tác dụng biểu cảm, thẫm mỹ. VD: - Cô ấy có đôi môi đỏ tươi (+) - Cô ấy có đôi môi đỏ chót (-) - Cô ấy có đôi môi đỏ au (+) - Cô ấy có đôi môi đỏ lòm (-) - Cô ấy có đôi môi đỏ thắm (-) 15 • Lớp tính từ chỉ màu sắc theo lối so sánh biểu thị đặc trưng Đây là lớp tính từ được cấu tạo thông qua việc so sánh màu sắc đó với một sự vật, hiện tựơng có màu sắc tương đương trong tự nhiên. Tuy nhiên đôi khi cấu trúc so sánh đó có thế linh hoạt thay đổi có thể có hoặc không có từ để so sánh. Lớp từ này gồm các từ như: màu bông cà, màu sữa, màu lông chuột, màu cứt ngựa, màu muối tiêu, màu cỏ úa, màu rêu, màu xanh nước biển, màu xanh đọt chuối, màu mỡ gà, màu bùn... Do tính chất đặc biệt này nên lớp từ này không kết hợp với với những phụ từ chỉ mức độ. 3. Chức năng và khả năng kết hợp 3.1 Tính từ chỉ màu sắc không xác định thang độ - Lớp tính từ này có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ, chúng còn kết hợp được với các hư từ khác để bổ nghĩa cho chính nó. VD: Trắng quá, xanh ghê, đen quá, vàng lắm... - Chúng còn có thể kết hợp với thực từ khác để tạo thành nhũng cấu trúc so sánh. Thông thường với kiểu cấu tạo này, thì tính từ chỉ màu sắc sẽ giàu hình ảnh hơn, biểu cảm hơn. VD: Đỏ như gấc Vàng như nghệ Đen như táo tàu. Xanh như tàu lá 3.2 Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ Lớp tính từ này không có khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm, hơi...Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ như: “rất ư là xanh thẫm” nhưng những trường hợp này rất ít gặp. Nếu có dùng cũng theo một dụng ý náo đó của người nói, người viết. Từ “rất” trong trường hợp này có nghĩa nhấn mạnh, bổ sung góp phần thể hiện ý nghĩa biểu thái của câu mà thôi • Chức năng: - Tính từ chỉ màu sắc xác định thang độ, và không xác định thang độ có chức năng như nhau. Chúng có đầy đủ các chức năng của tính từ: làm định ngữ, vị ngữ trực tiếp, chủ ngữ, yếu tố trung tâm cho ngữ tính từ. 16 VD: - Mưa trắng xoá (VN trực tiếp) - Con cá vàng ruộm trông ngon quá! (Định ngữ) - Vẫn xanh mơn mởn dấy! (Cụm tính từ) Tuy nhiên, tính từ chỉ màu sắc không kết hợp với động từ nên không làm bổ ngữ cho động từ Khả năng kết hợp của tính từ chỉ màu sắc là rất lớn, vì vậy giá trị của nó trong ngữ pháp tiếng Việt rất lớn. Tính từ chỉ màu sắc là một lớp tính từ rất quan trọng bởi sự phong phú và đa dạng, cũng như về mặt ngữ nghĩa của nó... Tính từ chỉ màu sắc là một lớp từ không thể thiếu trong hệ thống tính từ nói riêng và trong hệ thống từ loại tiếng Việt nói chung, vì chúng ta không thể miêu tả màu sắc của các sự vật, hiện tượng mà không có lớp tính từ màu sắc này 17 CHƯƠNG HAI: TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ I. Vài nét về tiểu sử 1. Cuộc đời Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê quán xã Tân Duyệt, Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Chị Xuất thân trong một gia đình nghèo phải rời ghế nhà trường năm mười ba tuổi. Dù vậy, ý chí và nghị lực của chị không ngừng vươn lên vì vậy sau đó Nguyễn Ngọc Tư đã quyết định đi học lại. Trong hoàn cảnh khó khăn này Nguyễn Ngọc Tư đã tập tành viết nhật kí, từ đó “viết” với chị là lẽ sống. Năm 1995 chị gởi tập truyện ngắn đầu tiên, dựa trên một phần nhật kí của mình đến “Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Cà Mau”. Sau khi Tạp chí đăng truyện ngắn của chị, chị chính thức đeo đuổi sự nghiệp sáng tác. Chính những hoài bảo ước mơ đó đã giúp Nguyễn Ngọc Tư dần trở thành một cây bút chuyên nghiệp- một nhà văn với những tác phẩm có giá trị. Với sự tự vươn lên và có được những thành công Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, Trung ương Đoàn, Hội Nhà Văn Việt Nam, cuộc vận động sáng tác văn học đặc biệt, chị nhận được giải thưởng ASEAN 2. Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Ngọc Tư vừa là nhà báo, vừa là một nhà văn. Nguyễn Ngọc Tư là một trong những hội viên trẻ tuổi nhất của Hội Nhà văn Việt Nam. Các tác phẩm chính đã được xuất bản là: - Ngọn đèn không tắt (Truyện ngắn- NXBTrẻ 2000) - Giao thừa (Tập truyện – NXB Trẻ 2003) - Ông Ngoại (Tập truyện thiếu nhi 2001) - Biển người mênh mông (Truyện ngắn NXB Kim Đồng 2003) - Nước chảy mây trôi (Truyện ngắn – ký NXB Văn Nghệ TP.HCM 2003 ) - Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ( NXB Văn Hóa Sài Gòn 2005 ) - Cánh đồng bất tận (Tập truyện ngắn NXB Trẻ 2005) - Gió lẻ và chín câu chuyện khác (NXB Trẻ 2005) 18 Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ, viết rất khỏe và hứa hẹn trong tương lai chị sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm mới và hay hơn nữa. II. Tính từ chỉ màu sắc trong một số tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư 1. Thống kê tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư (xem phụ lục) 2. Phân loại tính từ chỉ màu sắc trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư. Tuy là một nhà văn còn rất trẻ, nhưng có thể nói số lương tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư cũng khá nhiều. Các tác phẩm có sự phong phú và đa dạng, tuy nhiên do những điều khách quan và chủ quan không cho phép nên người viết chỉ chọn một số tác phẩm tiêu biểu để thống kê, cụ thể là trong ba tập truyện ngắn: “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” (NXB VHSG), “Cánh đồng bất tận” (NXB Trẻ), và “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (NXB Trẻ)” - Tính từ màu sắc xác định thang độ: + Tính từ trắng: 11 lần + Tính từ xanh: 12lần + Tính từ đỏ: 22 lần + Tính từ vàng: 16 lần + Tính từ đen: 7 lần + Tính từ xám: 2 lần + Tính từ hồng: 3 lần + Tính từ bạc: 1 lần - Tính từ màu sắc xác định thang độ: + Lớp tính từ “vàng”: 8 lần + Lớp tính từ “đen”: 22 lần + Lớp tính từ trắng: 10 lần + Lớp tính từ “xanh”: 25 lần + Lớp tính từ “đỏ”: 9 lần + Lớp tính từ “tím”: 2 lần + Lớp tính từ “xám”: 1 lần + Lớp tính từ “hồng”: 1 lần - Tính từ chỉ màu sắc theo lối biểu thị đặc trưng: 10 lần 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan