Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu thực trạng sản xuất giống cá nước ngọt huyện hải lăng, tỉnh quảng trị...

Tài liệu Tìm hiểu thực trạng sản xuất giống cá nước ngọt huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

.PDF
37
108
103

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây ngành Nuôi trồng thủy sản không ngừng phát triển, diện tích mặt nước đưa vào Nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, đối tượng nuôi ngày càng được đa dạng hóa và kỹ thuật nuôi không ngừng được cải tiến. Nó đã thúc đẩy kỹ thuật sản xuất giống phát triển tạo ra nhiều con giống hơn, đảm bảo nhu cầu cho ngành Nuôi trồng thủy sản phát triển. Nhắc đến ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị, người ta thường đề cập đến các trại sản xuất giống cá nước ngọt (mè trắng, mè hoa, trắm và chép). Sản xuất giống cá nước ngọt ở Quảng Trị được phân bố khá rộng và ngày càng nâng cao thu nhập cho người dân. Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là một vùng có đông dân cư nhưng đất đai nhiều và khá màu mỡ, nhiều vùng đất có khả năng khai hoang đưa vào sản xuất giống cá nước ngọt lâu năm. Thực tế cho thấy sau nhiều năm đưa vào sản xuất giống cá nước ngọt rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây và nó đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Và là một trong những nhân tố quan trọng giúp người dân làm giàu và thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải làm sao có được nguồn giống tốt đảm bảo chất lượng, là yêu cầu phát triển của nghề nuôi. Chủ động tạo nguồn cá giống góp phần cải thiện tỷ lệ sống và năng suất nuôi, cũng như nâng cao thu nhập cho người dân là hoạt động nghiên cứu rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng sản xuất giống cá nước ngọt huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.” Để làm đề tài tốt nghiệp của mình Mục tiêu đề tài Tìm hiểu thực trạng sản xuất giống cá nước trên địa bàn nghiên cứu từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất giống cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 1 PHẦN 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình sản xuất giống cá trên thế giới và Việt Nam 1.1.1 Thế giới Lịch sử của nghề sản xuất giống cá nuôi có thể tóm tắt sơ lược như sau: Từ khi nghề nuôi cá ao, hồ, ruộng xuất hiện, vấn đề sản xuất giống cá nuôi cũng được đặc biệt quan tâm ở hầu hết các nước có nghề nuôi cá. Những nước có nghề nuôi cá lớn nhất phải kể đến là: Ai Cập, Trung Quốc, Nga... Một trong số đối tượng được đưa vào nuôi sớm nhất là cá chép. Cá chép đã được đưa vào nuôi cách đây 3600 năm TCN ở Trung Quốc (Kỹ thuật nuôi cá ao của Trung Quốc, 1992). Các nước Châu Âu phát triển nghề nuôi cá tương đối mạnh vào thế kỷ XII và XIII. Đặc biệt năm 1258 phát triển mạnh ở Pháp và năm 1660 phát triển mạnh ở Đức và Đan Mạch. Vào thời điểm này, nghề nuôi cá nước ngọt trên thế giới chủ yếu dựa vào nguồn giống thu gom từ tự nhiên như ở Trung Quốc cá giống được vớt từ sông Trường Giang, ở Campuchia cá giống được vớt từ Biển Hồ, ở Việt Nam từ Sông Hồng, sông Mê Kông… Tuy vậy, khi nghề nuôi cá phát triển mạnh thì nguồn giống thu từ tự nhiên đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Hoạt động nuôi cá ngày càng được phát triển đa dạng về hình thức nuôi, đối tượng nuôi và mức độ thâm canh. Sự phát triển của các ngành khoa học khác như: thuỷ điện, thuỷ lợi, công nghiệp hoá học v.v.. đã tác động nhất định và ngăn cản các loài cá di cư sinh sản, môi trường cho cá đẻ không phù hợp, do vậy ảnh hưởng nhiều đến số lượng, chất lượng giống cá ngoài tự nhiên. Do vậy, việc tạo ra đàn cá giống nhân tạo là đòi hỏi cấp thiết của thực tiển sản xuất. Sản xuất cá giống bằng con đường sinh sản nhân tạo là sự tác động của con người vào quá trình sinh sản của cá, hướng quá trình sinh sản của cá theo ý muốn của con người và theo một mục tiêu nhất định. Thông qua đặc điểm sinh học sinh sản của nhiều loài cá, con người đã nghiên cứu và tác động vào quá trình sinh sản của cá, tiến đến xây dựng và hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo một số loài cá có giá trị kinh tế, đáp ứng đòi hỏi thực tế. 2 Thời kỳ đầu, người ta bắt cá đã thành thục ngoài tự nhiên đưa vào ao để cho cá đẻ. Hơn 2400 năm về trước, Phạm Nãi - đại thần của Việt Nam, sau khi đi sứ sang Trung Quốc đã viết cuốn “Phép nuôi cá”, trong đó mô tả cách kỹ thuật cho cá Chép đẻ tự nhiên trong ao ở Trung Quốc, cụ thể: “ao rộng 6 mẫu (1mẫu = 1/15ha) được chia thành 9 ô, cho cỏ vào từng ô. Thả 20 cá cái mang trứng có chiều dài 60 cm và 4 cá chép đực vào các ô, để nước yên tĩnh sau mấy ngày thì cá đẻ”. Đây là hình thức cho cá đẻ tự nhiên, phỏng theo hiện tượng sinh sản của cá trong tự nhiên, điều khiển môi trường, để chúng phải đẻ trứng theo ý muốn của con người. Tuy nhiên, hình thức cho cá đẻ như thế này mang lại hiệu quả sản xuất không cao. C.L.Jacobi (1711 - 1784) qua nghiên cứu nhiều năm và đã thu được nhiều kết quả trong lĩnh vực sinh sản nhân tạo cá, đặc biệt là việc thụ tinh nhân tạo cho cá. Trước thời Jacobi, nhiều nhà khoa học cho rằng, cá cũng giống như các loài động vật khác, trứng được thụ tinh bên trong cơ thể bằng cách: con đực phóng tinh trùng vào nước và con cái thu lấy tinh ấy để tiến hành thụ tinh bên trong cơ thể của nó. Qua kết quả nghiên cứu cá Hồi, Jacobi đã chứng minh trứng cá được thụ tinh bên ngoài cơ thể, trứng và tinh trùng gặp nhau trong môi trường nước. Qua thí nghiệm này, ông đã xây dựng phương pháp thụ tinh ướt cho trứng cá. Cùng với Jacobi, Zanvictor Kost - một nhà nghiên cứu phôi thai học, đã thiết lập công cụ ấp trứng cá và được gọi là công cụ của Kost. Cho đến năm 1852, ở Pháp đã xây dựng trại sản xuất giống cá và ở đó đã trang bị công cụ ấp trứng của Kost - dụng cụ ấp trứng này đã mang lại hiệu quả cao hơn. Vrassky (1829 - 1862) lần đầu tiên tiến hành thụ tinh nhân tạo trứng cá Hồi, loài Lota lota theo phương pháp thụ tinh ướt, nghiên cứu cấu tạo của trứng cá, của tinh trùng, đặc điểm của tinh trùng trước và sau khi vào môi trường nước, cấu trúc và sự phát triển của phôi trứng cá. Qua quan sát bằng kính hiển vi, Vrassky đã nhận thấy việc thụ tinh bằng phương pháp ướt hiệu quả không cao chỉ đạt 10 - 20% và chính ông đã đề xuất phương pháp thụ tinh khô cho cá. Đây là phương pháp có kết quả tốt, tỷ lệ thụ tinh đạt 90%. Ngoài ra Vrassky còn nghiên cứu các khâu kỹ thuật khác trong sinh sản nhân tạo như: nuôi cá bố mẹ, bảo quản tinh trùng, ấp nở trứng cá, ương nuôi cá giống, kỹ thuật vận chuyển trứng cá thụ tinh... Kết quả nghiên cứu của Vrassky đã bắt đầu một thời đại kinh 3 điển trong nghề nuôi cá, sản xuất cá giống, kéo dài trong nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Năm 1855, tại Mỹ đã xây dựng trại nuôi cá bố mẹ và lưu giữ tinh trùng của cá cho mục đích chọn giống. Cũng từ đây kỹ thuật sản xuất giống cá bằng phương pháp sinh sản nhân tạo được hình thành. Đầu thế kỷ XX, ngành thú y đã thu được thành tựu đáng kể khi sử dụng kích dục tố (Gonadotropin) kích thích cho động vật có vú sinh sản nhân tạo thành công, đã mở ra việc sử dụng kích dục tố trong sản xuất cá giống nhân tạo cá. Năm 1935, ở Brazil, Ihering đã cùng cộng tác viên tiến hành tiêm dịch chiết từ não thùy giàu kích dục tố cho loài cá Astina bimaculatus. Kết quả nghiên cứu của tác giả này cho thấy, cá đã đẻ nhân tạo thành công. Năm 1936, ở Liên Xô (cũ) Gherbitsky đã thí nghiệm tiêm dịch chiết não thuỳ vào sọ não của cá Tầm, giống Acipenser. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá đã rụng trứng. Tuy thí nghiệm thành công, nhưng còn một số hạn chế khi tác giả của nghiên cứu này cho rằng: Kích dục tố khi đưa vào cơ thể cá được dẫn đến tuyến sinh dục không bằng đường máu, mà đi vào xương sọ. Ngoài ra ông còn xác định sai vị trí não thùy. Nhưng sau khi Ihering công bố kết quả tại hội nghị sinh lí học tại Leningrad, thì Gherbilsky chuyển hướng tiêm kích dục tố vào cơ. Từ đó kỹ thuật này được áp dụng trong các xí nghiệp sản xuất giống cá Tầm ở Liên Xô cũ. Từ năm 1935, nghề nuôi cá nước ngọt đã bước vào một thời kì mới. Con người có thể chủ động sản xuất giống cho một số loài cá theo yêu cầu và ý muốn của mình bằng cách sử dụng kích dục tố. Lúc này lại nảy sinh ra một vấn đề cấp bách là việc cung cấp chất kích thích sinh sản nhân tạo cho nghề nuôi cá, vì qui mô sản xuất giống ngày càng mở rộng thì não thùy ngày càng khan hiếm. Và thực tế cho thấy, để có đủ lượng kích dục tố tiêm cho một khối lượng cá bố mẹ lớn thì cần một khối lượng không nhỏ cá dùng để lấy não thùy. Do đó, yêu cầu của thực tiển đặt ra là tìm một chất khác thay thế cho não thuỳ. Morozova, 1936 đã thành công trong việc đã kích thích cho cá Perca rụng trứng bằng nước tiểu của phụ nữa có thai, trong đó có chứa hocmon HCG, chất này có thể kích thích cho cá rụng trứng và sinh sản. Ở Trung Quốc, vào năm 1958, người ta đã cho cá mè trắng và mè hoa sinh sản thành công bằng kích dục tố HCG. Sau này loại kích dục tố được dùng phổ biến 4 trong sản xuất giống cá là GnRH. Bên cạnh đó người ta còn dùng một số hocmon Steroid để kích thích cho cá đẻ. Ngoài các thành tựu nghiên cứu về chất kích thích sinh sản, các công trình nghiên cứu về sản xuất nhân tạo giống cá còn đạt được các kết quả khác như: điều khiển giới tính; mẫu sinh nhân tạo; đa bội thể nhân tạo [9]. 1.1.2 Việt Nam Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân ta đã biết thả cá, nhưng cho đến đầu năm 1963 nguồn giống đưa vào nuôi thương phẩm các loài cá nước ngọt vẫn phải lấy ngoài tự nhiên. Hàng năm, vào tháng 5 - 6 người dân ven sông Hồng thường vớt cá bột mè trắng, cá trôi và các loại cá khác để đưa vào nuôi. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm vào tháng 4 - tháng 6, người nuôi cá thường vớt cá tra, ba sa giống trên hệ thống sông Tiền và sông Hậu, phục vụ cho nghề nuôi cá nước ngọt tại địa phương. Tại Việt Nam, cá chép là đối tượng được nuôi từ lâu đời, đặc biệt là ở những vùng miền núi, vùng dân tộc ít người, một số loài khác cũng được đưa vào ao nuôi như cá trắm cỏ, cá trôi, cá trê... Ngoài việc đưa các đối tượng cá mới vào nuôi trong ao với diện tích ngày càng tăng, năng xuất sản lượng ngày càng cao, vấn đề sản xuất nhân tạo cá giống cũng được đặt ra cụ thể hơn. Đến cuối năm 1963, cùng sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, sự phối hợp các giáo viên Trường Đại học Thủy sản, Trạm Nuôi cá Nước ngọt Đình Bảng đã nuôi vỗ và cho đẻ thành công cá mè hoa bằng cách tiêm kích dục tố. Lần lượt sau đó là cá trắm cỏ, mè trắng, cá trôi, cá trê…cũng được cho đẻ nhân tạo thành công, cung cấp con giống cho nghề nuôi cá thương phẩm ở Việt Nam. Đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển nghề cá ở Việt Nam nói chung và công tác sinh sản nhân tạo cá nói riêng. Ở miền Nam, vào thập niên 90 của thế kỷ XX, các loài cá có giá trị kinh tế như, cá tra, cá ba sa, cá sặc rằn, cá bống tượng, cá rô đồng và một số loài cá bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công. Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo các loài cá có giá trị kinh tế, cá bản địa đang phát triển một cách nhanh chóng. Các nghiên cứu đã tập trung vào ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác lai tạo giống. 5 Theo chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Bộ thuỷ sản (1996 - 2010), để có giống thuỷ sản thả nuôi trên 1.700.000 ha diện tích mặt nước ao, đầm, hồ chứa, ruộng trũng, kênh rạch… đến năm 2010, Việt Nam cần sản xuất được 37,161 tỷ con giống các loại, trong đó giống cá nước ngọt là 9,2 tỷ con. Để đạt được mục tiêu đặt ra, cần cải tạo nâng cấp, xây dựng các trại giống cấp 1, trong đó có nâng cấp các trại giống cá nước ngọt ở các tỉnh trọng điểm thành trại giống cấp 1 của quốc gia, nơi đây tập trung nghiên cứu và cho đẻ nhân tạo các loài cá mới có giá trị kinh tế cao, theo các quy trình kỹ thuật hiện đại, nâng cao số lượng và chất lượng con giống cung cấp cho nghề nuôi cá đang phát triển ở Việt Nam. Số lượng cá giống đang được sản xuất hiện nay chủ yếu là các đối tượng truyền thống có sản lượng cao như: cá mè trắng, cá tra, cá chép... Ngoài ra cũng có nhiều loại cá được nhập nội có giá trị kinh tế như: cá trắm cỏ, các loài cá chép Ấn Độ, cá chim trắng... và những loài này đã được nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu con giống phục vụ cho nghề nuôi cá nước ngọt theo phương châm đa dạng hóa đối tượng, có nhiều loài cá có giá trị kinh tế khác đã được nghiên cứu và cho đẻ thành công như: cá Bống tượng, cá sặc rằn, cá rô đồng, cá ba sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những thành công của công nghệ sản xuất giống cá nước ngọt đã và đang là cơ sở quan trọng, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nghề nuôi cá nước ngọt theo hướng công nghiệp ở Việt Nam [9]. 1.2 Tình hình sản xuất giống cá nước ngọt huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị Nhu cầu cá giống và các loại giống mới khác khoảng 10,6 triệu. Các trại giống trong tỉnh cung cấp đủ 100% nhu cầu các giống truyền thống, 20% các loài giống mới được điều về từ các tỉnh khác. Năm 2006, đã tiến hành kiểm dịch được 30% số lượng cá giống sản xuất ở trong tỉnh, giúp cho người nuôi yên tâm hơn khi mua cá giống về nuôi. Chất lượng cá giống một số trại chưa tốt, cá giống đưa về nuôi tăng trưởng chậm, có nhiều cá còi, ảnh hưởng đến hiệu quả đời nuôi 6 Bảng 1.1: Kết quả sản xuất giống cá nước ngọt tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2010 Các chỉ tiêu đạt được Nội dung (1) Kế Năm hoạch 2010 so đến với năm năm 2006 2015 (%) Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ước thực hiện năm 2010 (2) (3) (4) (5) (6) (7) trại 6 6 6 6 7 9 130 120 140 100 150 180 1,5 1,3 1,4 1,2 1,6 1,8 (8) (9) Sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt a. Số trại sản xuất cá giống b. Số lượng Triệu cá bột con c. Sản lượng cá giống Triệu con Hiện nay toàn huyện Hải Lăng có 3 trại sản xuất giống cá nhân tạo (Hải Thượng, Hải Phú), 7 Hình 1: Các trại sản xuất giống cá nước ngọt ở Hải Lăng – Quảng Trị 3 trại này chỉ sản xuất được một số loài cá giống như: cá trắm cỏ, mè, trôi và chép. Hàng năm sản xuất được 40 – 70 triệu cá bột đây là nguồn cung cấp giống chủ yếu trên địa bàn toàn huyện và một phần cho nhân dân trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận [10],[11]. 1.3 Điều kiện tự nhiên và vị trí của Hải Lăng – Quảng Trị Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ - Việt Nam; kéo dài từ 16018’ 17010’vĩ Bắc và 106 độ 32’-107 độ 24’ kinh độ Đông. Đi từ Bắc vào Nam Quảng Trị nằm ở đoạn thắt, có thể được ví như điểm tỳ vai của chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu của một giang san hùng vĩ hình chữ S. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, với địa danh nỗi tiếng Động Phong Nha- Kẽ Bàng, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế với những lăng tẩm và di tích của một thời cố đô nhà Nguyễn. Phía Tây giáp các tỉnh Savannakhet, Saravan của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Hình thể Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển lớn. 1.3.1 Điều kiện tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên Quảng Trị (theo điều tra năm 2005) là 474.414,87 ha; được phân bố đa dạng theo không gian và có sự đan xen giữa vùng gò đồi, thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển với 5 vùng đặc trưng, đó là: Vùng núi, vùng gò đồi và núi thấp, vùng đồng bằng, vùng thung lũng và vùng cát ven biển. 8 Tài nguyên khoáng sản Quảng Trị tương đối đa dạng; đến cuối năm 2000 đã đánh giá, thống kê được trên 74 mỏ, đới quặng, điểm khoáng sản. Khí hậu Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc- Nam, có sự phân hoá của địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông cùng với vị trí địa lý và quy định đặc thù khí hậu Quảng Trị. Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống chính, đó là: Sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu với trên 60 phụ lưu khác có chiều dài trên 10 km. Theo tính toán lý thuyết mạng lưới sông ngòi Quảng Trị có thể cung cấp nguồn điện năng khoảng 3 tỷ kw/h. Trong đó có công trình thuỷ điện, thuỷ lợi Quảng Trị nằm trên sông Rào Quán đang xây dựng dự định sẽ phát điện vào cuối năm 2007. Quảng Trị có quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên Việt đi qua; có Quốc lộ 9 xuyên Á, có cảng Cửa Việt (Gio Linh); bãi tắm Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), bãi tắm Cửa Tùng, trong đó, bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là "Nữ hoàng của những bãi tắm"; có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay. Đặc biệt từ năm 1999, Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đầu tư xây dựng thành Trung tâm Kinh tế Thương mại, đặc biệt. Cách bờ biển Mũi Lay (Vĩnh Linh) khoảng 30 km là Đảo Cồn Cỏ rộng 4 km2, được coi là hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc với những chiến công oai hùng, nay là Huyện đảo đang chuyển mình để trong tương lai gần trở thành huyện đảo du lịch. 1.3.2 Về xã hội Quảng Trị là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá. Những bằng chứng khảo cổ học đã chứng tỏ người Quảng Trị đã tồn tại với tộc người Việt Nam từ thời cổ đại, khi Vua Hùng lập quốc. Quảng Trị thuộc đất Bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang, Âu Lạc. Dư địa chí Nguyễn Trãi đã ghi "Xưa là Bộ Việt Thường Thị, đây là phên dậu thứ tư về phương Nam" 9 Tên Quảng Trị xuất hiện từ năm 1801 (thời Gia Long). Dưới thời Minh Mạng dinh Quảng Trị đổi thành tỉnh Quảng Trị [13]. Cuối tháng 7/1954, theo Hiệp định Giơnevơ, sông Hiền Lương được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, nước nhà thống nhất, năm 1976, tỉnh Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh được sáp nhập với tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Trị trở về với tên gọi chính mình. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Đông Hà là thị xã trung tâm tỉnh lỵ. Tổng số dân tỉnh Quảng Trị vào cuối năm 2005 vào khoảng 63 vạn; trong đó, người Kinh chiếm trên 90% dân số, tiếp đến là người Vân Kiều, Pa Cô và một số dân tộc khác như: Hoa, Mường, Tày, Thái, Cà Tu, Ba Na, Ê Đê, Nùng, Stiêng, Xêđăng, Dao (8). Dân số Quảng Trị thuộc lọai trẻ. Quảng Trị có nguồn nhân lực khá dồi dào; trình độ tay nghề, chất lượng đào tạo được nâng lên một bước. Quá trình hội nhập, Quảng Trị có lợi thế nằm ở vị trí đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây nối với các nước Lào, Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu Lao Bảo; là điểm giữa của "Con đường di sản miền Trung" và "Con đường huyền thoại". Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động, cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào hùng, để lại nhiều di tích lịch sử vô cùng quý giá như: Địa đạo Vịnh Mốc, chiến khu Ba Lòng, Thành Cổ Quảng Trị, Sân bay Tà Cơn, nhà đày Lao Bảo... Quảng Trị còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Trằm Trà Lộc, Rú Lịnh, suối nước nóng Klu, thác Ồ Ồ.... Chính các yếu tố này là điều kiện thuận lợi mời gọi du khách trong nước cũng như ngoài nước đến với những điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn và kỳ bí trên dải đất miền Trung huyền thoại. 10 1.3.3 Về Khí hậu Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70-80 Kcalo/cm2 năm), những tháng mùa hè gấp 2-3 lần những tháng mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700-1800 giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240-250 giờ). Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20-250C, tháng 7 cao nhất còn tháng 1 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 400C và ở vùng núi thấp 34-350C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8-100C ở vùng đồng bằng và 3-50C ở vùng núi cao. Lượng mưa: Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa khoảng 75-85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9-11 (khoảng 600 mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2- tháng 7 (thấp nhất là 40mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2000-2700 mm, số ngày mưa 130-180 ngày. Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình, tháng ẩm 85-90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%. Thành phố Đông Hà vào mùa hè bị khô cạn hơn cả, vùng Khe Sanh (Hướng Hóa) có khí hậu quanh năm ẩm.Khí hậu đặc trưng của Quảng Trị là gió tây nam khô nóng thường gọi là "gió Lào", hiện tượng thời tiết đặc biệt khô nóng thổi từ Lào qua, thường những ngày có gió Lào là ngày có nhiệt độ cao nhất trên 350C, độ ẩm tương đối thấp dưới 50%. Mùa gió khô nóng vào tháng 3-9 và gay gắt nhất tháng 4-5 đến tháng 8. Hàng năm có 40-60 ngày khô nóng. Bão: Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9-10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ 11 bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới ngây ra chiếm tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 7-10,. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300 – 400 mm, có khi 1000mm [13]. 1.4 Tình hình nuôi trồng thủy sản Năm 2006, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn tỉnh là 1.443 ha, sản lượng thu hoạch 2.145 tấn, năng suất bình quân xấp xỉ 1,5 tấn/ha. Các huyện có diện tích nuôi lớn đó là: Vĩnh Linh 380 ha, sản lượng thu hoạch 650 tấn; Hải Lăng 312 ha, sản lượng thu hoạch 500 tấn; thi xã Đông Hà 88 ha, sản lượng thu hoạch 254 tấn. Đồng thời nuôi chủ yếu là các loại cá truyền thống như: cá mè, cá chép, cá trắm… các đối tượng nuôi mới như: cá rô phi đơn tính, cá chình, cá chim trắng đạt sản lượng khá và có giá trị kinh tế cao. Năm 2006, Phong trào nuôi cá chình lồng phát triển mạnh, số lồng nuôi trên 50 lồng trong đó: huyện Triệu Phong 30 lồng, Gio Linh 8 lồng, Hải lăng 9 lồng. Thể tích mổi lồng là 100m3, cở cá giống khi thả 20 – 25 con/kg, sản lượng thu hoạch ước tính 0,4 – 0,5 tấn/lồng. Cá chình lồng được nuôi ở vùng đầu nguồn sông Thạch Hãn, hồ chứa nam Thạch Hãn, hồ chứa Hà Thượng… Nuôi cá chình lồng mang lại hiều quả kinh tế cao, có lợi nhuận tính từ 20 – 30 triệu đồng/lồng. Hiện nay đang được tiếp tục triển khai nhân rộng. Nuôi cá ruộng lúa phát triển mạnh ở một số huyện như: Vĩnh Linh 40 ha, Gio Linh 25 ha, thị xã Đồng Hà 16 ha, Hải Lăng 54 ha, Triệu Phong 60 ha, đối tượng nuôi chủ yếu là cá mè, cá chép, cá rôi phi đơn tính …. mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người nông dân vừa một lúc thu hoạch được lúa vừa thu hoạch được cá. Một khó khăn mà người nông dân gặp phải đó là khi nuôi cá đối tượng cá truyền thống có giá trị kinh tế thấp, cá trắm thường bị bệnh đốm đỏ chết hàng loạt. Vì vậy, khi nuôi cá trắm cỏ phải giữ cho môi trường trong sạch, trấn tình trạng để nước quá bẩn, cá dể mắc bệnh 12 Bảng 1.2: Kết quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2010 Các chỉ tiêu đạt được Nội dung (1) I. DIỆN TÍCH NTTS 1. Diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt a. Nuôi ao hồ nhỏ b. Nuôi cá – lúa c. Số lồng bè nuôi thuỷ sản trên sông, hồ chứa Trong đó - Nuôi cá trắm cỏ - Nuôi cá chình II. SẢN LƯỢNG NTTS 1. Sản lượng nuôi thuỷ sản nước ngọt Trong đó - Cá III. NHU CẦU THỨC ĂN NUÔI THUỶ SẢN 1. Thức ăn nuôi cá Năm Đơn vị 2006 (2) Năm 2007 Năm 2010 Kế hoạch Ước thực đến năm Năm Năm so với hiện năm 2015 2008 2009 năm 2006 2010 (%) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Ha 1.577 1.672 1.679 1.814 1.890 Ha 1.492 1.562 1.564 1.564 1.618 8 Ha 85 110 272 76,9 (9) Ha 115 250 Lồng 99 Lồng 24 Lồng 75 2.240 Tấn Ha 2.060 2.686 2.998 2.857 3.213 2.060 2.686 2.998 2.857 3.213 3.000 4.000 4.500 4.300 4.800 4.500 Tấn 33,6 Tấn Tấn 13 6.700 Trong những năm qua UBND huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị đã có chính sách khuyến khích, phát triển nuôi trồng thủy sản và đã được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân về việc đào hồ nuôi cá, chuyển đổi diện tích lúa bấp bênh, giá trị thu nhập sang nuôi trồng thủy sản, đắp đập đào hồ nuôi cá ở vùng gò đồi, chuyển đổi một số diện tích sang nuôi cá – lúa nên diện tích nuôi cá tăng đáng kể. Đến nay toàn huyện đả có hơn 362 ha diện tích mặt nước ao, hồ nuôi cá, tăng hơn 68 ha so với năm 2005. Chủ yếu tập trung phát triển ở các xã vùng cao, sản lượng nuôi là 523 tấn Nghề nuôi cá lồng: Ngày càng phát triển đến nay toàn huyện có 82 lồng cá. Trong đó có 22 lồng nuôi cá chình, tập trung chủ yếu ở các sông Ô Lâu, Ô Giang, Vĩnh Định, lòng hồ Nam Thạch Hãn và hiệu quả kinh tế khá cao. Phát triển mô hình nuôi mới như: Mô hình nuôi cá rô phi bán thâm canh mật độ 2 con/m2; mô hình nuôi cá tăng sản kết hợp với nuôi lợn; mô hình nuôi cá – lúa; mô hình nuôi cá - lúa kết hợp lớn; nuôi cá trê lại ở trong ao, bể, nuôi cá rô đồng, nuôi cá chim trắng trong lồng và nuôi cá chình lồng ở sông Ô Lâu, mô hình nuôi Ếch, mô hình nuôi BaBa cho sản lượng khá cao. Tuy nhiên thị trường đầu ra chưa ổn định, nên gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Song song với việc tăng nhanh về diện tích nuôi trồng thủy sản, trong những năm qua huyện đã gửi người đi học sinh sản nhân tạo giống cá rô phi đơn tính ở Cần Thơ, Tổ chức nhiều lớp tập huấn nuôi cá nước ngọt cho nhân dân, với hơn 1300 lượt người tham gia. Tuy thế nhưng năng suấy nuôi vẩn còn thấp, bình quanh đạt 1,6 – 1,8 tấn/ha/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do: Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi cá tăng sản thâm canh, bán thâm canh. Còn một số loài cá do chưa sản xuất giống được tại địa phương mà phải vận chuyển từ các nơi khác đến như; cá rô phi đơn tính, chim trắng, trê lai, trôi ấn độ…nên chất lượng con giống không đảm bảo, tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi lớn, tốc độ phát triển chậm giá thành cao. Mặt khác không đáp ứng được con giống kịp thời theo yêu cầu, mùa vụ nuôi. Người nuôi chưa nắm bắt, áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh, bán thâm canh vào trong quá trình nuôi. 14 Nuôi với mật độ thưa, tận dụng thức ăn dư thừa có ở địa phương là chủ yếu nhưng số lượng ít không đủ để cá sử dụng trong ngày, chưa mạnh giạn bổ sung các loại thức ăn khác có hàm lượng dinh dưởng cao hơn (thức ăn công nghiệp dạng viên, thức ăn tổng hợp tự chế biến,..) vào nuôi cá. Việc chọn giống, phòng và trị bệnh chưa tốt nên còn để xảy ra một số bệnh như: bệnh xuất huyết ruột ở cá trắm cỏ làm ảnh hưởng đến năng suất cá bột. Chuyển đổi các mô hình, con nuôi mới cá giá trị kinh tế, hiệu quả cá còn chậm như: mô hình nuôi cá kết hợp với ruộng lúa, mô hình nuôi cá – lúa kết hợp nuôi lợn, nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh…. Phấn đấu từ nay đến năm 2015 diện tích đưa vào nuôi thủy, hải sản là 545 ha. Trong đó nuôi nước ngọt 460 ha ( diện tích có khả năng nuôi thâm canh nuôi cá là 120 ha), nuôi nước lợ (nuôi trên cát) 85 ha. Sản lượng nuôi đạt 1730 tấn ( thủy sản nước ngọt là: 700 tấn, nước lợ 1030 tấn) [10],[11]. 15 PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: 20/1/2011 đến 20/5/2011 Địa Điểm: Tại các trại sản xuất giống cá thuộc huyện Hải Lăng – tỉnh Quảng trị. 2.2 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng Các loại cá nước ngọt hiện đang được sản xuất giống tại huyện Hải Lăng – tỉnh Quảng Trị 2.2.2 Nội dung nghiên cứu a. Các chỉ tiêu về sinh học sinh sản - Số lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ - Tuổi và trọng lượng thành thục lần đầu - Thời gian đưa vào nuôi vỗ b. Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ - Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ + Chuẩn bị ao nuôi vỗ + Tuyển chọn cá bố mẹ + Mật độ + Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ c. Quy trình sản xuất giống - Bể đẻ - Chọn cá cho đẻ - Tiêm kích dục tố - Kết quả, hiệu quả sản xuất giống cá nước ngọt. - Tình hình tiêu thụ d. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá nước ngọt trên địa bàn nghiên cứu - Định hướng + Định hướng phát triển cho cả vùng + Định hướng phát triển của địa bàn nghiên cứu - Giải pháp 16 + Giải pháp về đất đai + Giải pháp về lao động + Giải pháp về giống – khoa học kỹ thuật + Giải pháp về vốn đầu tư + Giải pháp về chính sách +Giải pháp về thị trường tiêu thụ 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin - Số liệu thứ cấp Thu thập số liệu từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của huyện, Phòng Kinh tế và các tài liệu đã được công bố có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau: + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế xã hội + Dữ liệu về tình hình sản xuất giống cá nước ngọt - Số liệu sơ cấp Thông tin được thu thập qua quan sát thực tế, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất giống và các cán bộ trong huyện qua phiếu điều tra + Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 3 trại sản xuất giống cá nước ngọt thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. STT Xã Chủ trại sản xuất Diện tích (ha) 1 Hải Thượng Nguyển Hữu Cương 3,5 2 Hải Phú Nguyễn Văn Quang 1,2 Phan Thanh Búa 0,75 - Chúng tôi thực hiện phương pháp “phỏng vấn trực tiếp’ sử dụng các bảng hỏi về các thông tin cần điều tra và sử dụng các câu hỏi với nội dung trọng tâm, đồng thời ghị chép thêm những thông tin nếu như không có trong bảng hỏi. 2.2.3.2 Phương pháp xử lí số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 17 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Các chỉ tiêu về sinh học sinh sản 3.1.1 Số cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ Dựa vào hình dạng, biểu hiện bên ngoài để tuyển chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ nhằm đảm bảo tỷ lệ đực: cái cũng như chất lượng đàn cá bố mẹ được đảm bảo. Tại 3 trại sản xuất giống ở Hải Lăng – Quảng Trị đều cho sinh sản 4 loại cá trắm, cá chép, cá mè trắng và cá mè hoa. Số lượng từng loài cá ở từng trại được thể hiện qua bảng 3.1. Bảng 3.1: Số lượng cá đưa vào nuôi vỗ Loại cá Trắm cỏ (cặp) Chép (cặp) Trại cá Mè trắng (cặp) Mè hoa (cặp) Hữu Cương 26 31 16 15 Văn Quang 35 30 21 18 Thanh Búa 29 20 12 11 Tổng 90 81 49 44 Quả bảng 3 cho thấy: cá trắm cỏ và cá chép là hai loại cá cho sinh sản với số lượng lớn nhất tiếp đến cá mè trắng, mè hoa. Kết quả này cho thấy nhu cầu nuôi cá trắm cỏ và cá chép là nhiều hơn so với 2 đối tượng còn lại. 3.1.2 Tuổi và trọng lượng thành thục lần đầu Tuổi và trọng lượng cá bố mẹ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong sinh sản nhân tạo để có thể lựa chọn cá đưa vào nuôi. Mặt khác tuổi và trọng lượng đàn cá ảnh hưởng đến chất lượng con giống do đó cần thiết phải xác định tuổi và trọng lượng đàn cá. 18 Bảng 3.2: Tuổi và trọng lượng thành thục lần đầu cá trắm, cá chép Cá trắm Các chỉ tiêu Giới tính Cá chép Trọng lượng thành thục lần đầu(kg) Trọng lượng Tuổi thành thục lần Số Số thành đầu(kg) lượng lượng thục (con) Nhỏ Lớn Trung (con) Nhỏ Lớn Trung lần đầu nhất nhất Bình nhất nhất bình Tuổi thành thục lần đầu 1+ Cá đực 18 1,9 3,1 2,4 2+ 25 0,22 0,7 Cá cái 16 2,5 3,3 2,8 2+ - 3+ 24 0,2 0,66 0,41 0,39 1+ Bảng 3.3: Tuổi và trọng lượng thành thục lần đầu cá mè trắng, cá mè hoa Cá mè hoa Các chỉ tiêu Giới tính Cá mè trắng Trọng lượng Trọng lượng thành Tuổi Tuổi thành thục lần Số Số thục lần đầu(kg) thành thành đầu(kg) lượng lượng thục thục (con) Nhỏ Lớn Trung (con) Nhỏ Lớn Trung lần đầu lần đầu nhất nhất bình nhất nhất bình Cá đực 7 1,7 2,9 2,3 2+ 9 1,5 2,8 2,15 2+ Cá cái 5 2,2 3,1 2,3 2+ - 3+ 11 2 3 2,5 2+ - 3+ Theo bảng 3.2 và 3.3 cho ta thấy tuổi và trọng lượng thành thục lần đầu của cá trắm, cá chép, cá mè trắng và mè hoa tương đối sớm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có thể do Hải Lăng – Quảng Tri có lượng nhiệt khá cao. Đa số cá đực có tuổi thành thục sớm hơn cá cái, theo nhiều tài liệu cho rằng cá mè và cá trắm có tuổi thành thục biến thiên từ 1 đến 11 tuổi và cá có tuổi thành thục sớm hơn cá cái một năm. Đối với cá chép cá đực và cái sau 1+ đã thành thục. Chúng tôi kiểm tra cả 4 loài cá vào đầu mùa vụ thấy cá đực có tỷ lệ thành thục cao hơn so với cá cái. 19 3.1.3 Thời gian đưa vào nuôi vỗ Thời gian thả cá nuôi vỗ có liên quan chặt chẽ tới mùa vụ sinh sản của cá. Ở Việt Nam vào tháng 9 – 10 đa số cá tuyến sinh dục ở giai đoạn II, hoặc giai đoạn VI thoái hóa. Cơ thể cá đả trải qua một mùa vụ sinh sản nên cơ thể gầy yếu cần được nuôi vỗ lại [4]. Hầu hết các trại sản xuất giống cá nước ngọt ở Hải lăng – Quảng Trị bắt đầu nuôi vỗ cá bố mẹ váo tháng 10 dương lịch hàng năm và đầu tháng 2 dương lịch năm sau tiến hành sinh sản nhân tạo. 3.2 Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ Để có hiệu quả cao trong sản xuất giống cá nước ngọt đòi hỏi có tính quyết định chính là kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ thích hợp với đặc điểm, sinh lý của đàn cá để sản sinh ra nguồn giống nhân tạo cá chất lượng tốt. Chúng tôi tiến hành điều tra kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ ở 3 trại sản xuất giống cá nước ngọt Hải Lăng – Quảng Trị. Bảng 3.4: Các chỉ tiêu ao nuôi vỗ cá bố mẹ ở 3 trại Trại cá Hữu Cương Văn Quang Chỉ tiêu ao Diện tích ao (m2) Thanh Búa 5.500 6.250 3.540 Độ sâu (m) 1,5 – 1,8 1,4 – 1,6 1,5 – 1,7 Nền đáy Bùn – sét Bùn – sét Bùn – sét Nước thủy lợi tự chảy Nước thủy lợi tự chảy Nước thủy lợi tự chảy Nguồn nước Qua bảng 3.4 cho thấy điều kiện ao nuôi vỗ khá phù hợp cho sự phát triển tuyến sinh dục của cá mè, cá trắm và cá chép. Đặc biệt ở đây có nguồn nước trong sạch có thể tự chảy là điều kiện thuận lợi để kích thích cho sự thành thục của cá bố mẹ trong giai đoạn nuôi vỗ chuyển hóa. Theo các chủ trại sản xuất giống cá cho biết, các yếu tố môi trường trong vụ này như: DO dao động từ 4,0 đến 6,0 mgO2/l, pH 6,8 - 8,0 nằm trong khoảng thích hợp để nuôi vỗ cá bố mẹ. Yếu tố nhiệt độ cao nhất 27,5 0C trong suốt quá trình nuôi vỗ là điều kiện tốt cho cá có tuyến sinh dục thành thục sớm. Trong năm nay nhiệt độ tương đối thấp so với năm trước, có lúc thấp đến 18,50C. Tuy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan