Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trường mầm on...

Tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trường mầm on khu vực thành phố vĩnh yên

.PDF
69
2796
118

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC LỤC THỊ HOA TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC Người hướng dẫn khoa học Ths. ĐỖ XUÂN ĐỨC HÀ NỘI 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s - GVC.Đỗ Xuân Đức, ngƣời đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong ba trƣờng mầm non: Ngô Quyền, Hoa Sen và Đống Đa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các số liệu về trƣờng mầm non để tôi hoàn thành khóa luận này. Đây là lần đầu tiên tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp, ý kiến của các thầy cô và toàn thể các bạn đọc để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện Lục Thị Hoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo Th.s Đỗ Xuân Đức không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác. Các số liệu và kết quả thu đƣợc trong số liệu thu đƣợc là: Trung thực, rõ ràng, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chị trách nhiệm. Hà nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện Lục Thị Hoa DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Các từ viết tắt đầy đủ 1 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 2 MTXQ Môi trƣờng xung quanh 3 ĐVTCĐ Đóng vai theo chủ đề MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3 4. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3 6. Mức độ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 3 7. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4 8. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 9. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 10. Cấu trúc của đề tài:................................................................................... 4 11. Kế hoạch triển khai nghiên cứu ............................................................... 5 PHẦN 2: NỘI DUNG .................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÍ TUỆ VÀ GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO.............................................................................................. 6 1.1. Giáo dục trí tuệ và ý nghĩa của giáo dục trí tuệ ...................................... 6 1.1.1. Khái niệm giáo dục trí tuệ (Trí dục) .................................................... 6 1.1.2. Ý nghĩa của giáo dục trí tuệ ................................................................. 7 1.2. Các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo ..................................... 8 1.2.1. Hình thành các khái niệm về cuộc sống xung quanh và về bản thân .. 8 1.2.2. Phát triển các quá trình tâm lý nhận thức ............................................ 8 1.2.3. Phát triển tính ham hiểu biết và năng lực trí tuệ .................................. 9 1.3. Giáo dục nhận cảm cho trẻ mẫu giáo .................................................... 10 1.3.1. Khái niệm về giáo dục cảm nhận ....................................................... 10 1.3.2. Nội dung giáo dục nhận cảm ............................................................. 11 1.3.3. Phƣơng pháp giáo dục nhận cảm ....................................................... 12 1.4. Các phƣơng tiện trí dục cho trẻ mẫu giáo ............................................. 13 1.4.1. Tìm hiểu môi trƣờng xung quanh và sinh hoạt hàng ngày là phƣơng tiện trí dục quan trọng. Thế giới hiện thực xung quanh trẻ em, con ngƣời, sự vật, thiên nhiên, các hiện tƣợng trong xã hội là nguồn gốc của mọi tri thức của trẻ và giúp trẻ phát triển các quá trình nhận thức.......................... 13 1.4.2. Trò chơi .............................................................................................. 14 1.4.3. Lao động ............................................................................................ 15 1.4.4. Dạy học .............................................................................................. 15 1.4.5. Phát triển ngôn ngữ ............................................................................ 15 1.5. Đánh giá kết quả giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo .............................. 17 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC ..................................................................................... 18 2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên ................................................................ 18 2.1.1. Thực trạng về trình độ của giáo viên chủ nhiệm các lớp mẫu giáo nhỡ ................................................................................................................ 18 2.1.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên với vấn đề giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên. .............................................................................................................. 20 2.2. Thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc ..................... 21 2.2.1. Thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ................................................................................................................ 21 2.2.2. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên. ................... 24 2.2.3. Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhận cảm cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên. .......... 25 2.2.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục nhận cảm cho trẻ mẫu giáo nhỡ ................................................................................................................ 26 2.2.5. Thực trạng sử dụng các phƣơng tiện trí dục cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên. ............................. 28 2.2.6. Thực trạng chất lƣợng sử dụng phƣơng tiện trí dục cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên. ........... 29 2.2.7. Thực trạng kết quả giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên. ......................................... 32 CHƢƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO NHỠ NÓI RIÊNG VÀ LỨA TUỔI MẪU GIÁO NÓI CHUNG .............................................................................................. 39 3.1. Nguyên nhân ......................................................................................... 39 3.1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ. ....................................................................................................... 39 3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo nhỡ trong trƣờng mầm non. ................................................................................ 39 3.2. Một số biện pháp ................................................................................... 40 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 42 3.1. Kết luận ................................................................................................. 42 3.2. Một số kiến nghị ................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 17 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Có câu nói: “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm ở trong lòng đất mà chính là nằm ở trong bản thân con ngƣời, trí tuệ con ngƣời”. Đúng vậy, việc đào tạo con ngƣời vô cùng quan trọng đặc biệt là trẻ nhỏ, vì trẻ em là tài sản quý giá là chủ nhân tƣơng lai đất nƣớc là những con ngƣời kế tục sự nghiệp của cha ông. Mà giáo dục mầm non lại là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trong (điều 22 – Luật giáo dục, 2005) đã đặt ra mục tiêu: “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”. Đó là sự hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của trẻ. Việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non rất cần thiết bởi lẽ đây là thời điểm vàng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Trẻ tiếp nhận thông tin về thế giới thông qua các giác quan của mình, hình thành biểu tƣợng ban đầu qua nhận thức cảm tính là chính. Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ tƣ duy và tình cảm. Hiện nay, các nhà giáo dục, các trƣờng mầm non thƣờng lấy trẻ làm trung tâm, lấy môi trƣờng tƣơng tác của trẻ em làm sự phát triển cho hành vi và nhận thức. Sự phát triển trí tuệ đó diễn ra trong quá trình trẻ tham gia vào các loại hoạt động nhƣ: hoạt động học tập, trò chơi, lao động, hoạt động tạo ra sản phẩm, hoạt động vật thể và đạt hiệu quả cao nhất khi có sự tác động của 1 việc dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, để giáo dục trí tuệ có những bƣớc khởi đầu thuận lợi thì trƣớc hết phải thực hiện việc truyền đạt cho trẻ những tri thức sơ đẳng về thế giới xung quanh, hệ thống hóa các tri thức, hình thành hứng thú nhận thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí tuệ và phát triển hoạt động tƣ duy tích cực của trẻ. Hoạt động giáo dục trí tuệ còn giáo dục trẻ về nét tính cách cá nhân nhƣ tính mục đích, tính trung thực, kiên trì, cận thận, kiên định sáng tạo. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo nhỡ có thể nhận thức một cách thành công không chỉ những thuộc tính bên ngoài mà còn có thể nhìn thấy đƣợc các đối tƣợng, hiện tƣợng bên trong, năng lựckhái quát hóa, trừu tƣợng hóa dù chỉ ở mức hình thức biểu tƣợng trực quan nhƣng đã chứng tỏ đƣợc rằng trẻ bƣớc đầu có khái niệm đầy đủ. Để giúp các thế hệ con em Việt Nam hấp thu đƣợc một nền giáo dục tiên tiến, có chất lƣợng và có đầy đủ điều kiện để hòa đồng với môi trƣờng giáo dục toàn cầu, chúng ta với tƣ cách là ngƣời làm công tác giáo dục cần phải nắm bắt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền tảng ngay từ thửa ấu thơ. Các trƣờng mầm non ở thành phố Vĩnh Yên mặc dù đã áp dụng đổi mới chƣơng trình giáo dục mầm non về giáo dục trí tuệ song vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cách thức tổ chức hoạt động tiếp xúc, trải nghiệm, hình thành các khái niệm về thế giới xung quanh. Vì những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc”. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Giáo dục trí tuệ luôn đƣợc coi là vấn đề rất đƣợc quan tâm và chú ý của toàn xã hội, ở mọi khu vực, mọi quốc gia. Tuy nhiên, từ xƣa tới nay chƣa có nghiên cứu nào về thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ. 2 Ở trên thế giới có các công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này nhƣ: A.I.Xôrô kina – Giáo dục trí tuệ trong quá trình dạy học, nhà xuất bản giáo dục, 1987 N.N.Pôtdiacốp – Nội dung và phƣơng pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo, nhà xuất bản sƣ phạm Mátxcơva, 1980 Học thuyết về Trí Thông minh đa trí tuệ của Howard Gardner Lý thuyết vùng phát triển gần của Le Vƣgostky Ở Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu khoa học về giáo dục trí tuệ nói chung và việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non nói riêng nhƣ: Đào Thanh Âm - Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hoài – Đinh Văn Lang, (2005), Giáo dục mầm non (tập 2), Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm Hà Nội 2005 3. Mục đích nghiên cứu Phát hiện thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên và đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong các trƣờng mầm non. 4. Khách thể nghiên cứu Vấn đề giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc 5. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc 6. Mức độ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1. Mức độ: Tìm hiểu thực trạng giáo dục trí tuệ 6.2. Phạm vi: Ở ba trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc là: Mầm non Ngô Quyền, Mầm non Hoa Sen, Mầm non Đống Đa 3 7. Giả thuyết khoa học Vấn đề giáo dục trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ ở một trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc đã đƣợc chú trọng nhƣng kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa cao. Nếu phát hiện đúng thực trạng sẽ tìm ra đƣợc những nguyên nhân dẫn đến thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp mang tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lƣợng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 8. Nhiệm vụ nghiên cứu 8.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận về giáo dục trí tuệ 8.2. Tìm hiểu thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 8.3. Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 9. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận, các tài liệu liên quan - Phƣơng pháp trò chuyện - Phƣơng pháp quan sát - Phƣơng pháp điều tra - Phƣơng pháp thống kê toán học 10. Cấu trúc của đề tài: PHẦN 1: Mở đầu PHẦN 2: Nội dung Chƣơng 1: Một số vấn đề về trí tuệ và giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Chƣơng 3: Nguyên nhân của thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên PHẦN 3: Kết luận và kiến nghị 4 1. Kết luận 2. Kiến nghị 11. Kế hoạch triển khai nghiên cứu - Tháng 10/2014 – 11/2014: Nhận đề tài và hoàn thành đề cƣơng - Tháng 12/2014 – 01/2015: Tìm hiểu cơ sở lí luận - Tháng 01/ 2015 – 03/2015: Tìm hiểu và phân tích thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở một số trƣờng mầm non khu vực Thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. - Tháng 04/2015 – 05/2015: Hoàn thành nghiên cứu và bảo vệ 5 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÍ TUỆ VÀ GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 1.1. Giáo dục trí tuệ và ý nghĩa của giáo dục trí tuệ 1.1.1. Khái niệm giáo dục trí tuệ (Trí dục) - “Giáo dục (theo nghĩa rộng – nghĩa xã hội học) là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách đƣợc tổ chức có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động và các mối quan hệ giữa ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài ngƣời” (theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1978), Giáo dục học tập 1,2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, trang 21). - Giáo dục trí tuệ là một quá trình sƣ phạm đƣợc tổ chức đặc biệt nhằm hình thành những tri thức và kỹ năng sơ đẳng, những phƣơng thức hoạt động trí tuệ sơ đẳng phát triển những năng lực và nhu cầu hoạt động trí tuệ ở trẻ em (A.V.Japôrô jets – Những cơ sở của giáo dục mẫu giáo). Sự phát triển trí tuệ là toàn bộ những thay đổi về số lƣợng và chất lƣợng diễn ra trong hoạt động tƣ duy của trẻ gắn liền với lứa tuổi, với kinh nghiệm phong phú và chịu ảnh hƣởng của những tác động giáo dục. Ở tuổi mẫu giáo sự tích lũy tri thức diễn ra nhanh chóng, ngôn ngữ đƣợc hình thành, các quá trình nhận thức đƣợc hoàn thiện, trẻ nắm đƣợc các phƣơng thức đơn giản của hoạt động trí tuệ. Những thành tựu của nhiều công trình nghiên cứu tâm lý học chứng tỏ rằng trẻ em có thể nhận thức một cách thành công không chỉ những thuộc tính bên ngoài, có thể nhìn thấy đƣợc các đối tƣợng và hiện tƣợng mà cả những liên hệ bên trong, năng lực trừu tƣợng hóa, khát quát hóa, suy lý cũng hình thành trong tuổi mẫu giáo dƣới những hình thức ban đầu. 6 Sự phát triển trí tuệ của trẻ đƣợc thực hiện dƣới tác động của môi trƣờng xã hội. Trong quá trình trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động: hoạt động vật thể, hoạt động tạo ra sản phẩm, trò chơi, lao động, học tập, giao tiếp. Trẻ sẽ nắm đƣợc ngôn ngữ và hệ thống các khái niệm. Tuy nhiên, sự phát triển trí tuệ có hiệu quả nhất diễn ra dƣới tác động của dạy học và giáo dục. Sự phát triển trí tuệ có ý nghĩa với toàn bộ hoạt động và sự phát triển sau này của trẻ. Bất cứ khuyết điểm nào của giáo dục ở thời kỳ mẫu giáo trong thực tế rất khó khắc phục vào những lứa tuổi lớn hơn và có ảnh hƣởng xấu đến toàn bộ sự phát triển về sau của trẻ. 1.1.2. Ý nghĩa của giáo dục trí tuệ Giáo dục trí tuệ có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con ngƣời mới. Trí dục trƣớc hết phải thực hiện việc truyền đạt cho trẻ những tri thức dễ hiểu sơ đẳng về thế giới xung quanh hệ thống hóa các tri thức đó; hình thành hứng thú nhận thức; rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí tuệ và phát triển hoạt động tƣ duy tích cực của trẻ. Giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị những điều kiện học tập có kết quả ở trƣờng phổ thông sau này. Giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo là cơ sở cho việc hình thành những biểu tƣợng, khái niệm đạo đức, niềm tin đạo đức. Trong hoạt động trí tuệ có thể giáo dục trẻ nhiều nét tính cách cá nhân nhƣ tính mục đích, tính trung thực, cẩn thận kiên trì, kiên định sáng tạo. Trí dục có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triền thẩm mỹ của trẻ. Hệ thống tri thức, biểu tƣợng, khái niệm về thế giới xung quanh đặt cơ sở cho giáo dục thẩm mỹ. Ngoài ra, trí dục còn là cơ sở để thực hiện giáo dục thể chất, giáo dục lao động và cơ sở cho giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 7 1.2. Các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 1.2.1. Hình thành các khái niệm về cuộc sống xung quanh và về bản thân Nhiệm vụ đầu tiên của trí dục là giúp trẻ tiếp xúc với thế giới hiện thực để có đƣợc hình ảnh chung của thế giới tự nhiên, xã hội, con ngƣời xung quanh trẻ. Giúp trẻ nắmđƣợc những tri thức sơ đẳng khác nhau, hình thành những biểu tƣợng, khái niệm đúng đắn về những hiện tƣợng đơn giản của cuộc sống xung quanh. Sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi trẻ lĩnh hội những tri thức đầu tiên về các hiện tƣợng xung quanh. Giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh tri giác trực tiếp các sự vật và hiện tƣợng, dùng từ để chỉ những cái tri giác đƣợc làm cho tri giác sâu sắc và thể hiện mối liên hệ qua lại giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Tìm hiểu xung quanh bao gồm những hoàn cảnh gần gũi nhất đối với trẻ (các đồ vật, đồ dùng trong sinh hoạt, nơi ở, trƣờng lớp) các hiện tƣợng thiên nhiên, các hiện tƣợng xã hội mà trẻ có thể hiểu đƣợc (lao động của ngƣời lớn, ngày hội ngày lễ, sự giao tiếp…). Cùng với sự tìm hiểu xung quanh là sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ sự phát triển ý thức bản ngã. Nhiệm vụ của giáo viên là thƣờng xuyên tăng cƣờng vốn tri thức cho trẻ, sắp xếp, giải thích và hệ thống hóa các tri thức. Hình thành ở trẻ những mầm mống của khái niệm vật chất và thế giới, những mầm mống của thế giới quan duy vật. 1.2.2. Phát triển các quá trình tâm lý nhận thức Nhiệm vụ quan trọng nhất của trí dục là phát triển các quá trình tâm lý nhận thức: cảm giác, tri giác, ghi nhớ, tƣởng tƣợng, tƣ duy và phát triển ngôn ngữ. Nhận thức thế giới bắt đầu từ cảm giác và tri giác. Ở tuổi mẫu giáo cần chú ý đến việc giáo dục cảm giác thông qua tính hệ thống và khái quát của những tri thức, những tính chất có thể tri giác đƣợc qua các đối tƣợng. 8 Hình thành ở trẻ năng lực ghi nhớ có ý thức tăng khối lƣợng ghi nhớ, rèn luyện ghi nhớ có chủ định. Chý ý phát triển trí tƣởng tƣợng cần thiết cho mọi hoạt động sáng tạo trên cơ sở đó tích lũy kinh nghiệm sống và phát triển tƣ duy để hình thành tƣởng tƣợng sáng tạo. Phát triển ở trẻ tƣ duy trực quan – hành động tƣ duy trực quan – hình tƣợng và tiến tới phát triển tƣ duy logic tƣ duy khái niệm ở trẻ mẫu giáo. Cùng với quá trình nhận thức, sự phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ rất quan trọng. Ngôn ngữ để biểu hiện tƣ duy và giao tiếp, để hiểu ngƣời khác. Việc nắm đƣợc ngôn ngữ tạo ra khả năng nắm tri thức một cách gián tiếp (thông qua câu chuyện, giải thích của giáo viên, các tác phẩm nghệ thuật…) mà không phải chỉ bằng con đƣờng tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tƣợng. Nhiệm vụ của trƣờng mẫu giáo là phát triển ngôn ngữ ở trẻ; làm phong phú vốn từ, hình thành hệ thống ngữ pháp; biết đặt câu; phát triển ngôn ngữ mạch lạc và đúng đắn. 1.2.3. Phát triển tính ham hiểu biết và năng lực trí tuệ Tính ham hiểu biết là phẩm chất vốn có của trẻ em, nó biểu hiện ở tính tích cực tìm hiểu và nhận thức thế giới xung quanh, nhu cầu muốn xem xét, sờ mó và hành động. Những câu hỏi trẻ luôn đặt ra chứng tỏ tính ham hiểu biết của trẻ. Đây là động cơ cho hoạt động trí tuệ của trẻ. Nhà sƣ phạm phải biết ủng hộ tính ham hiểu biết đó của trẻ mẫu giáo bằng cách tổ chức cho trẻ quan sát, cố gắng trả lời kịp thời các thắc mắc, hƣớng các em vào việc tự tìm ra câu trả lời để phát triển tính ham hiểu biết óc tò mò của trẻ để hình thành hứng thú nhận thức bền vững. Trí dục có nhiệm vụ phát triển các năng lực trí tuệ ở trẻ. Các năng lực trí tuệ đƣợc thể hiện và phát triển trong quá trình hoạt động trí tuệ, trong quá 9 trình lĩnh hội tri thức và dạy trẻ ngôn ngữ. Năng lực trí tuệ của con ngƣời biểu hiện ở các phẩm chất trí tuệ nhƣ: - Sự nhanh trí - Tính phê phán - Tính tò mò - Khả năng sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để tìm lời giải đáp đúng, để giải quyết một nhiệm vụ trí tuệ. Trí dục có nhiệm vụ phát triển các chức năng kỹ xảo hoạt động trí tuệ, nghĩa là hình thành các phƣơng pháp đơn giản của hoạt động trí tuệ nhƣ: - Quan sát các sự vật và hiện tƣợng - Phân biệt các dấu hiệu cơ bản và không cơ bản, so sánh với các sự vật khác - Phân tích và tổng hợp các sự vật và hiện tƣợng - Các kỹ năng này là các thành phần tạo thành nhận thức giúp trẻ nắm vững tri thức. 1.3. Giáo dục nhận cảm cho trẻ mẫu giáo 1.3.1. Khái niệm về giáo dục cảm nhận Giáo dục nhận cảm đối với trẻ mẫu giáo là sơ đồ của trí dục, nó đảm bảo phát triển và làm phong phú kinh nghiệm cảm tính của trẻ, hình thành về các khái niệm về các thuộc tính và phẩm chất của sự vật. Giáo dục nhận cảm là sự hƣớng dẫn sƣ phạm nhằm hoàn thiện và phát triển các quá trình cảm tính: cảm giác, tri giác, biểu tƣợng (A.V.Zaporo jets) Cảm giác, tri giác các sự vật hiện tƣợng trong cuộc sống và thế giới khách quan xung quanh trẻ là nguồn gốc đầu tiên và cũng là nội dung chủ yếu của vốn tri thức ban đầu của trẻ. Cảm giác đƣợc phân chia thành: - Cảm giác bên ngoài: cảm giác nghe nhìn, ngửi, nếm, cảm giác ở da 10 - Cảm giác bên trong: cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng, cảm giác cơ thể (đói, khát, sinh dục). Giáo dục cảm giác phải đƣợc thực hiện thông qua các quá trình hoạt động khác nhau: tạo hình, thiết kế xây dựng, hình thành biểu tƣợng toán, âm nhạc và tìm hiểu môi trƣơng xung quanh. 1.3.2. Nội dung giáo dục nhận cảm Nội dung giáo dục nhận cảm nhằm phát triển cảm giác, tri giác cho trẻ có nhiệm vụ sau: - Rèn luyện những năng lực hoạt động cảm nhận - Hình thành hệ chuẩn cảm giác - Rèn luyện kỹ năng vận dụng những hoạt động nhận cảm và những chuẩn cảm giác vào thực tiễn. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, nội dung cụ thể của giáo dục nhận cảm cho trẻ mẫu giáo nhƣ sau: - Dạy trẻ mẫu giáo phân biệt và nói tên các màu sắc, hình thành biểu tƣợng về sắc thái của chúng, trẻ biết khi trộn các màu thì đƣợc các màu mới, phát triển năng lực cảm thụ màu sắc khi xem tranh, nhận thấy màu sắc tạo ra đƣợc sự diễn cảm nghệ thuật của hình tƣợng. - Dạy trẻ lĩnh hội các khái niệm về không gian: trƣớc – sau, trên – dƣới, xa – gần, phải – trái… và sử dụng trong sinh hoạt. Phân biệt hình dạng và kích thƣớc các sự vật và so sánh với vật khác. - Dạy trẻ định hƣớng về thời gian, hiểu tính liên tục và độ dài của thời gian. Trẻ nắm đƣợc các khái niệm, biểu tƣợng về một số đại lƣợng của thời gian nhƣ: hôm qua, hôm nay, ngày mai, giờ, phút, giây…. - Phát triển sự nhạy cảm về âm thanh, lắng nghe và phân biệt các âm thanh trong hoàn cảnh xung quanh, phát triển thính giác ngôn ngữ, năng lực 11 phân tích cấu trúc âm thanh của từ và thính giác âm nhạc (giai điệu, trƣờng độ, cƣờng độ, nhịp điệu…). - Phân biệt bằng cảm giác vật chất của các vật thể và diễn đạt bằng ngôn ngữ: nhẵn nhụi, mềm mại, sần sùi, cứng mềm, nặng nhẹ, lạnh ấm. - Phát triển các cảm giác vận động, khứu giác và vị giác. 1.3.3. Phƣơng pháp giáo dục nhận cảm Phƣơng tiện chung của giáo dục cảm nhận và tri giác là giáo dục thông qua các loại hình hoạt động có mục đích và có nội dung phong phú hấp dẫn. Trong hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt dán, thiết kế xây dựng…) chẳng những tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển cảm giác, tri giác mà còn tạo ra ở trẻ nhu cầu nắm hình dạng, màu sắc, sự định hƣớng trong không gian. - Phƣơng pháp cơ bản của giáo dục nhận cảm là tổ chức cho trẻ quan sát các vật để xác định những tính chất của chúng. - Giáo dục cảm giác có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ biểu tƣợng, khái niệm về các chuẩn cảm giác. - Cần dạy cho trẻ quan sát, các giai đoạn cụ thể của một quá trình quan sát Ví dụ: Khi dạy vẽ có thể hƣớng dẫn trẻ các giai đoạn sau: tri giác toàn bộ sự vật, tách các bộ phận riêng biệt và xác định tính chất của chúng (hình dạng, màu sắc, kích thƣớc) xác định không gian tƣơng đối giữa các bộ phận (cao, thấp, phải, trái) xác định vị trí các phần nhỏ hơn trong các bộ phận cơ bản, cuối cùng xem xét lại toàn bộ sự việc. - Ở mỗi hoạt động có những hƣớng dẫn khác nhau. Ở mối lứa tuổi cũng cần có phƣơng pháp hƣớng dẫn khác nhau. Cần tận dụng mọi loại hình hoạt động để tiến hành giáo dục nhận cảm. + Tạo hình: hình dáng, màu sắc 12 + Thiết kế xây dựng: hình dạng, kích thƣớc, quan hệ không gian, tính chất bề mặt +Âm nhạc: cảm giác tốc độ, nhịp điệu cao độ, cảm giác vận động… + Môi trƣờng xung quanh: với các vật màu sắc, mùi vị, âm thanh. Do tích lũy kinh nghiệm mà các khái niệm qua cảm giác ngày càng đúng đắn và chân thực hơn. 1.4. Các phƣơng tiện trí dục cho trẻ mẫu giáo Trí dục của trẻ mẫu giáo đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng tiện khác nhau: trò chơi, học tập, lao động và toàn bộ sinh hoạt của trẻ. Mỗi phƣơng tiện có những đặc điểm khác nhau cần đƣợc vận dụng cho phù hợp với đặc điểm khả năng lứa tuổi của các em sao cho mỗi phƣơng tiện đạt đƣợc hiệu quả cao nhất đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tác động sƣ phạm có mục đích sẽ tăng cƣờng hiệu quả của các hoạt động đối với sự phát triển chung của trẻ đối với sự phát triển trí tuệ. Hoạt động của trẻ càng đa dạng thì con đƣờng nhận thức thế giới xung quanh và sự phát triển khả năng nhận thức càng phong phú. Trong các hình thức hoạt động đó trẻ sẽ đƣợc tiếp xúc với các đối tƣợng, tiếp xúc với những ngƣời xung quanh và nhờ đó trẻ sẽ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, thiết lập các mối quan hệ nhất định. 1.4.1. Tìm hiểu môi trƣờng xung quanh và sinh hoạt hàng ngày là phƣơng tiện trí dục quan trọng. Thế giới hiện thực xung quanh trẻ em, con ngƣời, sự vật, thiên nhiên, các hiện tƣợng trong xã hội là nguồn gốc của mọi tri thức của trẻ và giúp trẻ phát triển các quá trình nhận thức. - Khi sử dụng các vật khác nhau, trẻ phát hiện ra chức năng, tính chất và phẩm chất, màu sắc của chúng. - Trẻ thu nhận tri thức mới trong quá trình quan sát tiếp xúc với tự nhiên và xã hội: chim chóc, côn trùng, hoa nở, con bọ rùa biết bay, co ve sầu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất