Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh ở một số trường tiểu học khu ...

Tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh ở một số trường tiểu học khu vực phúc yên tỉnh vĩnh phúc (2014)

.PDF
56
360
113

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC -------------------------- TÔ THỊ CHÚC QUYÊN TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S ĐỖ XUÂN ĐỨC Phần I: Mở đầu Lý do chọn đề tài Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia không chỉ có nền kinh tế phát triển mà còn là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì giáo dục chính là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển của đất nước. HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Đỗ Xuân Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong 3 trường: Trường Tiểu học Hùng Vương, trường Tiểu học Xuân Hòa và trường Tiểu học Đồng Xuân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các số liệu về trường. Tôi xin cảm ơn các bạn trong đoàn thực tập của 3 trường Tiểu học cùng những người bạn thân thiết trong lớp K36B khoa Giáo dục Tiểu học luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đây là bước đầu tiên tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô và toàn thể bạn đọc để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Hòa, ngày 06 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Tô Thị Chúc Quyên LỜI CAM ĐOAN Đề tài khóa luận “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh ở một số trƣờng tiểu học khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh phúc” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Đỗ Xuân Đức không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác. Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là: Trung thực, rõ ràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm! Xuân Hòa, ngày 06 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Tô Thị Chúc Quyên MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................... 3 4. Khách thể nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3 5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3 6. Mức độ phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 7. Giả thuyết khoa học của đề tài ...................................................................... 3 8. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................................... 3 9. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 4 10. Dự kiến nội dung công trình ....................................................................... 4 11. Kế hoạch triển khai ..................................................................................... 4 PHẦN II: NỘI DUNG Chƣơng 1: Một số vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học ............... 5 1.1 Ý nghĩa ...................................................................................................... 5 1.2 Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học .................................. 6 1.2.1 Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa cho học sinh Tiểu học. ........................................................ 8 1.2.2 Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, hoàn thiện vận động cho học sinh ............................................................................... 10 1.2.3 Giáo dục một số thói quen hứng thú tập thể dục thường xuyên và thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân......................................................... 11 1.3 Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học ...... 12 1.3.1 Giáo dục thói quen chế độ sinh hoạt hợp lí ................................... 12 1.3.2 Tổ chức chế độ ăn uống cho học sinh bán trú ................................ 14 1.3.3 Tổ chức chế độ ngủ - nghỉ cho học sinh bán trú ............................. 15 1.3.4 Tổ chức rèn luyện và phát triển vận động cho học sinh Tiểu học ......................................................................................................... 17 Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học ở một số trƣờng Tiểu học khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc ............................. 19 2.1 Thực trạng về nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học ........................................................................ 20 2.2 Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian ........................................... 21 2.3 Thực trạng về đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất chuyên và không chuyên ............................................................................................................ 23 2.3.1 Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên ............. 23 2.3.2 Thực trạng số lượng giáo viên chuyên về giáo dục thể chất trong trường Tiểu học ............................................................................... 24 2.4 Thực trạng các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học ........ 25 2.5 Thực trạng việc thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học .............................................................................. 27 2.5.1 Thực trạng giáo dục thói quen chế độ sinh hoạt hợp lí cho học sinh ...... 27 2.5.2 Thực trạng việc tổ chức chế độ ăn uống cho học sinh bán trú ....... 31 2.5.3 Thực trạng việc tổ chức chế độ ngủ - nghỉ cho học sinh bán trú.... 35 2.5.4 Thực trạng việc tổ chức rèn luyện và phát triển vận động cho học sinh Tiểu học ...................................................................................... 37 2.6 Thực trạng kết quả giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học.................. 41 Chƣơng 3: Nguyên nhân và giải pháp......................................................... 44 3.1 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học ................................................................................................................... 44 3.2 Giải pháp ................................................................................................... 45 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận ....................................................................................................... 47 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của tất cả những sáng tạo, những nguồn của cải vật chất và văn hóa, những nền văn minh của các quốc gia. Xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực đồng thời cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó, giáo dục và đào tạo có vai trò quyết định. Phát triển giáo dục và đào tạo sẽ nâng cao mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Với lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước ta lấy đó là nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài việc giáo dục các mặt: trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức còn có các công tác giáo dục thể chất cho các em. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng góp phần hình thành con người phát triển toàn diện, cân đối về mọi mặt, đặc biệt là đối với học sinh. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, coi sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Chúng ta không thể có ngay một thế hệ thanh niên với sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng để tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, nghiên cứu, nghiên cứu khoa học để thúc đẩy phát triển đất nước. Mà có được lực lượng lao động trẻ, khỏe mạnh, sáng tạo đó thì ngay từ lúc tuổi thiếu niên, nhi đồng họ phải được giáo dục phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất, phẩm chất đạo đức trong sáng phát triển trí tuệ để khi trưởng thành họ đáp ứng được vai trò to lớn của mình là lớp người kế tục sự 1 nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta khi đưa ra chương trình giáo dục thể chất vào hệ thống giáo dục trong các trường phổ thông. Giáo dục thể chất cho các em học sinh không chỉ phát triển về sức bền, sự dẻo dai, phát triển thể lực mà còn tạo cho các em linh hoạt hơn, nhạy bén hơn với các vấn đề trong cuộc sống, có hứng thú học tập với các môn học khác vừa đáp ứng được yêu cầu của bài học vừa nâng cao được hiệu quả học tập góp phần tạo nên một ngôi trường vững mạnh. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc giáo dục thể chất cho các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn với các yếu tố về năng lực của giáo viên, sân bãi, dụng cụ học tập còn thiếu thốn, có những nhà trường vẫn chưa chú trọng vào việc giáo dục thể chất… Vì vậy Đảng và Nhà nước ta cần phải quan tâm và chỉ đạo một cách mạnh mẽ hơn nữa vì sức khỏe của các em học sinh đồng thời còn là sự ủng hộ của gia đình và xã hội… và sự nhận thức đúng đắn của cán bộ giáo viên. Là 1 giáo viên tiểu học tương lai với tình hình thực tiễn của đất nước, tôi rất quan tâm đến việc giáo dục thể chất cho các em học sinh vậy nên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh ở một số trƣờng tiểu học khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục thể chất, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học. Nhưng do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số trường Tiểu học khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài - Ứng dụng nghiên cứu thể chất vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học Phú Thọ B. - Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (từ 6 đến 10 tuổi). 2 Như vậy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thể chất nhưng chưa có ai nghiên cứu về đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh ở một số trƣờng tiểu học khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc” vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học ở một số trường Tiểu học khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc đồng thời phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học. 4. Khách thể nghiên cứu của đề tài Khách thể nghiên cứu của đề tài là vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học. 5. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học. 6. Mức độ, phạm vi nghiên cứu - Mức độ: Tìm hiểu thực trạng - Phạm vi: Một số trường Tiểu học khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc 7. Giả thuyết khoa học của đề tài Thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học ở một số trường Tiểu học khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc thực tế chưa đáp ứng yêu cầu. Một trong những nguyên nhân đó chính là cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ của giáo viên chuyên về giáo dục thể chất, số lượng giáo viên giáo dục thể chất còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu. 8. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu cơ sở lí luận - Thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học 3 - Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học 9. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp đọc sách - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê toán học 10. Dự kiến nội dung công trình nghiên cứu Phần I: MỞ ĐẦU Phần II: NỘI DUNG Chương 1: Một số vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học Chương 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học ở một số trường Tiểu học khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11. Kế hoạch triển khai - Tháng 11/2013 – 12/2013: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương - Tháng 12/2013 – 01/2014: Tìm hiểu cơ sở lý luận - Tháng 02/2014 – 04/2014: Tìm hiểu thực trạng - Tháng 04/2014 – 05/2014: Hoàn thành đề tài nghiên cứu 4 NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1 . Ý nghĩa của việc giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 41 có ghi: "Quy định chế độ Giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học"[1 trg 139]. Điều này xuất phát từ ý nghĩa to lớn của Giáo dục thể chất trong nhà trường. Giáo dục thể chất cho các em một cách toàn diện là điều quan trọng. Nó có tác động sâu sắc vào cơ thể của các em thông qua việc rèn luyện cơ thể, qua các bài tập thể dục dần dần hình thành những kĩ năng, kĩ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh làm cho các em phát triển một cách hài hòa, cân đối, tăng cường sức khỏe tạo cơ sở cho sự phát triển về trí tuệ, nhân cách của các em. Phân môn thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Sức khỏe là thứ vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO): Sức khoẻ là một trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường và giữ được lâu dài khả năng lao động với hiệu quả cao.[5 tr 60] 5 Không ai có thể phủ nhận vai trò của sức khỏe đối với sự phát triển của mỗi con người. C.Mác đã cho rằng “Việc kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục không những chỉ là một trong những phương tiện tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn diện”[2 tr299]. Nhận thức rõ được điều đó, Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Hồ Chủ Tịch đã quan tâm sâu sắc đến công tác TDTT và sức khoẻ nhân dân, do đó tháng 3 năm 1946 Bác đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, trong đó có đoạn: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới… luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước… …Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khoẻ… Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập” [4 tr540] Sức khỏe là vốn quý và có ý nghĩa quan trọng đối với con người và đặc biệt với học sinh tiểu học. Với học sinh tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao, cột sống yếu. Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động còn kém (do tim còn nhỏ). Sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triển hơn song còn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa thực sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho các em. Khi sức khỏe, thể lực của các em tốt ảnh hưởng tốt đến sự phát triển chung của các em. 1.2 . Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của luật giáo dục “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu 6 cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”.[3 tr16] Để xác định mục tiêu GDTC cho học sinh tiểu học, trước hết ta cần căn cứ vào mục đích GDTC XHCN Việt Nam. Mục đích giáo dục thể chất xã hội chủ nghĩa Việt nam được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và gắn liền với mục đích của giáo dục chung. Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt, cùng với các hoạt động giáo dục khác: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, lao động kỹ thuật, góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Mục đích công tác giáo dục thể dục thể thao Việt nam là: “Khôi phục và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng một nền TDTT XHCN phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, nhân dân và khoa học”.[5 tr64 ] Mục tiêu GDTC cho học sinh tiểu học phải được xây dựng từ mục đích chung của GDTC và nhu cầu phát triển thể chất của học sinh tiểu học, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh tiểu học. Mục tiêu của GDTC cho học sinh tiểu học là: Góp phần bảo vệ, tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực toàn diện cho các em, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường... hình thành thói quen tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh và biết thực hiện một số động tác cơ bản trong TDTT (các bài tập thực dụng)...tạo nên sự phát triển tự nhiên của trẻ, gây cho trẻ có một cuộc sống vui tươi lành mạnh.[5 tr74] Để đạt được mục tiêu GDTC cho học sinh tiểu học, trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm của GDTC và các nhiệm vụ chung của GDTC; căn cứ vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu, đặc điểm tâm - sinh lý học sinh tiểu học, cần xác định cụ thể nhiệm vụ và yêu cầu GDTC cho học sinh tiểu học. 7 GDTC trong nhà trường phổ thông nói chung và cho học sinh tiểu học nói riêng còn nhằm góp phần: Phát hiện và bồi dưỡng bước đầu các tài năng thể thao cho Đất nước. Có 3 mục tiêu cơ bản mà môn học thể dục cho học sinh tiểu học cần phải đạt đựợc, đó là: - Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất mềm dẻo và khéo léo, tạo điều kiện cho cơ thể các em phát triển bình thường theo quy luật lứa tuổi và giới tính. - Trang bị cho học sinh một số tri thức, kỹ năng sơ giản cần thiết nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động để học sinh học tập, sinh hoạt có hiệu quả hơn và chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc học tập tiếp các nội dung thể dục ở các lớp, các cấp tiếp theo. - Góp phần giáo dục đạo đức, rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui chơi có tổ chức kỷ luật, tạo tiền đề hình thành nhân cách con người XHCN. Việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học là chuẩn bị tiền đề quan trọng đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục trên. Để thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học thì giáo dục thể chất trong trường Tiểu học cần thực hiện những nhiệm vụ sau: 1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa cho học sinh Tiểu học Tăng trưởng là quá trình trong đó các bộ phận của cơ thể có thể có sự thay đổi về số đo (kích thước, khối lượng). Tăng trưởng hài hòa là sự thay đổi cân đối, hợp lý về kích thước, số đo giữa các bộ phận của cơ thể. Đạt chuẩn giáo dục thể chất. Căn cứ vào các giai đoạn phát triển lứa tuổi của học sinh mà rèn luyện cơ thể nhằm nâng cao khả năng chống đỡ chung của cơ thể đối với sự tác 8 động của môi trường bên ngoài (nước, không khí, ánh sáng…). Đối với học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, việc rèn luyện cơ thể nhằm đảm bảo và tăng cường khả năng chống đỡ và chi phối với sự biến đổi bất lợi của yếu tố môi trường thông qua giáo dục thể chất. Mặt khác, những điều kiện tự nhiên còn được sử dụng làm phương tiện để rèn luyện cơ thể và nâng cao hiệu quả của bài tập thể chất trong quá trình giáo dục thể chất. Giáo dục thể chất cho các em sẽ phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, đảm bảo hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục thể chất cho các em học sinh lứa tuổi tiểu học, bởi vì ở lứa tuổi này cơ thể của các em đang phát triển nhanh, nhưng sức đề kháng và độ dẻo dai kém, các cơ quan vận động còn yếu chưa linh hoạt. Do đó để phát triển các năng lực thể chất, hình thành các kĩ năng kĩ xảo cho học sinh tiểu học cần thực hiện các yêu cầu sau: + Tăng cường sử dụng các bài tập thể dục cơ bản, thể dục thẩm mĩ, thể dục thể hình… và hệ thống các bài tập hữu ích khác góp phần tạo cho học sinh có hình dáng đẹp, tác phong nhanh nhẹn và khắc phục được những ảnh hưởng không tốt về hình thái cơ thể của học sinh. + Chăm sóc cho các em một cách khoa học: ăn, chơi, ngủ, nghỉ đúng giờ giấc, ăn đủ chất, đủ lượng, vận động hợp lý, khoa học. + Công tác vệ sinh môi trường,vệ sinh quần áo thân thể sạch sẽ, ngăn nắp, đảm bảo sự luân phiên hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể các em phát triển cân đối hài hòa. + Tổ chức cho các em vận động, rèn luyện sức khỏe một cách hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, giúp cơ thể phát triển một cách cân đối hoàn chỉnh, tăng cường khả năng vận động, sự định hướng trong không gian và sự thích ứng với sự thay đổi của thời tiết xung quanh. 9 1.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, hoàn thiện vận động cho học sinh Cùng với việc bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa của các em thì chúng ta cần hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, leo trèo, ném, trườn. Rèn luyện kỹ năng phối hợp cảm giác với vận động, phối hợp các vận động của các bộ phận cơ thể với nhau như đầu, thân mình, chân, tay; năng lực định hướng trong vận động như trái, phải, trước, sau… để vận động của trẻ được nhanh nhạy, chính xác hơn. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, cơ của các em có chứa nhiều nước, tỉ lệ các chất đạm, mỡ còn ít nên khi hoạt động chóng mệt mỏi. Các nhóm cơ to phát triển hơn các nhóm cơ bé, do đó khả năng phối hợp vận động ở học sinh tiểu học nói chung còn rất kém. Để phát triển khả năng vận động còn có sự phối hợp nhịp nhàng khéo léo cho các em cần hướng dẫn các thao tác kĩ thuật nhỏ yêu cầu tính khéo léo như: múa, vẽ, viết, làm thủ công và các trò chơi vận động… Để hình thành và hoàn thiện cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống thì việc củng cố, hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo đã thu nhận được ở tuổi trước đi học ( Mẫu giáo) là hết sức cần thiết và tiếp tục tăng thêm những kỹ năng, kỹ xảo vận động mới thông qua các bài tập thể dục cơ bản và các kỹ thuật động tác một số môn thể thao ở trường học. Do đó để hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động cho học sinh giáo viên cần lưu ý những yêu cầu sau: + Sử dụng các bài tập thể dục cơ bản, các bài tập thể dục thẩm mĩ, các trò chơi vận động phối hợp nhiều cơ quan trên cơ thể…để củng cố và phát triển cơ quan vận động, hình thành được tư thế cơ bản đúng cho học sinh. 10 + Giáo viên làm mẫu một cách chính xác các động tác thể dục, phải củng cố, uốn nắn nhưng học sinh chưa thực hiện đúng động tác, phát triển, nâng cao bài tập cho những học sinh hoàn thành tốt các động tác cơ bản. + Thường xuyên tập luyện và tổ chức thi đấu cho học sinh theo nhóm, đội như bóng đá, cầu lông, chạy tiếp sức…để các em phát triển tốt về thể lực, có tinh thần đồng đội và tinh thần đạo đức – ý trí cho các em. 1.2.3. Giáo dục một số thói quen hứng thú tập thể dục thường xuyên và thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân Thói quen thường để chỉ những hành động của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất định. Thói quen có nội dung tâm lý ổn định và thường gắn với nhu cầu cá nhân. Khi đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lý trở nên ổn định, cân bằng và khó loại bỏ. Ngay từ khi còn nhỏ, các em học sinh tiểu học đã phải rèn luyện cho mình thói quen và bồi dưỡng hứng thú tập thể dục không ngừng qua các bài tập thể dục trong giờ thể dục, qua các bài thể dục giữ giờ, thể dục nhịp điệu… không những ở trường mà còn ở nhà để thể chất phát triển tốt, sức khỏe được đảm bảo. Thói quen ăn uống, vệ sinh cá nhân, sinh hoạt, ngủ nghỉ, những thói quen này được hình thành qua quá trình sinh hoạt có giờ giấc hợp lí, diễn ra thường xuyên. Những thói quen này giúp các em sống nề nếp, khả năng sắp xếp, làm việc cao tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất diễn ra một cách bình thường và có sức khỏe tốt. Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe và tăng cường thể lực. Những thói quen ăn uống, vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh giúp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh đến các em. Tuy nhiên khả năng nhận thức cũng như 11 ý thức vận động của các em còn kém nên chúng ta cần hình thành, rèn luyện những thói quen đó một cách tỉ mỉ, kiên trì trong một thời gian dài để các thói quen được củng cố, ổn định hơn. Do đó để giáo dục một số thói quen hứng thú tập thể dục thường xuyên và thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh giáo viên cần lưu ý những yêu cầu sau: + Giáo dục học sinh về công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể, yêu cầu học sinh chấp hành nghiêm chỉnh, cần có các hình thức tuyên dương, khuyến khích hay phê bình học sinh… + Giáo viên cần thường xuyên tổ chức cho học sinh tập thể dục qua nhiều hình thức như: thể dục giữa giờ, thể dục nhịp điệu, câu lạc bộ thể thao… tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao. + Giáo viên cần chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp khi tổ chức giáo dục thể chất cho học sinh, cần thu hút hứng thú của học sinh với việc tập thể dục qua các hình thức như như: vận động học sinh, tuyên dương, khen thưởng… 1.3. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học 1.3.1. Giáo dục thói quen chế độ sinh hoạt hợp lí Giáo dục thói quen sinh hoạt hợp lí là một nội dung không thể thiếu trong việc giáo dục thể chất và hình thành nhân cách cho các em học sinh lứa tuổi tiểu học. Trong cuộc sống có rất nhiều thói quen sinh hoạt và việc giáo dục các thói quen đó hợp lí là điều cần thiết. Đối với học sinh tiểu học cần giáo dục các em những thói quen sau đây: Thói quen học tập: Bước vào lớp 1 hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động học tập, việc thực hiện đúng nội quy của nhà trường là việc cần thiết. Học sinh cần thực hiện tốt: đi học đúng giờ, ngồi học giữ trật tự tuân thủ nội quy của lớp, của trường, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, bài tập về nhà đầy đủ… 12 Vệ sinh thân thể: Học sinh biết giữ gìn thân thể sạch sẽ, có thói quen đánh răng, rửa mặt, rửa chân, rửa tay, chải tóc gọn gàng, sạch sẽ khi đến trường. Học sinh không nghịch bẩn đất cát, những đồ mất vệ sinh, có thói quen rửa ráy, giữ gìn thân thể sạch sẽ hàng ngày. Vệ sinh quần áo: Các em phải biết mặc quần áo sạch sẽ, gọn gàng khi đến trường. Cần biết lúc nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo, giữ gìn quần áo sạch sẽ, không quỳ gối, lê la làm bẩn quần áo. Vệ sinh ăn uống: Vệ sinh ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể, mà còn có khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ. Học sinh cần thực hiện đúng các quy định vệ sinh ăn uống như: + Trước khi ăn: rửa mặt, rửa tay, ngồi đúng vị trí, mời mọi người xung quanh. + Vệ sinh trong khi ăn: Sử dụng các dụng cụ ăn uống sạch sẽ không nghịch hay làm rơi bẩn, khi ăn không làm rơi vãi thức ăn, đổ thức ăn ra bàn. + Vệ sinh sau khi ăn: lau mồm, súc miệng, dọn dẹp dụng cụ ăn uống bàn ghế vào đúng nơi quy định. Vệ sinh môi trƣờng: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn nhà, lớp học. Các em biết giúp đỡ người lớn một số công việc nhẹ nhàng: nhổ cỏ, nhặt rác trong sân trường, lau bảng vệ sinh lớp học… Chúng ta cần phải giáo dục và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng kĩ xảo và thói quen trên. Để hình thành những kĩ năng, kĩ xảo và thói quen văn hóa vệ sinh cần phải: - Sắp xếp các thao tác nên hành động theo một thứ tự nhất định, hợp lí. - Người lớn phải là tấm gương mẫu mực về các thói quen văn hóa vệ sinh để các em noi theo. 13 - Cần để các em thấy được ý nghĩa và sự hợp lí của các thao tác và các hành động văn hóa vệ sinh để từ đó hình thành nhu cầu về thói quen văn hóa vệ sinh. - Phối hợp với gia đình để cho học sinh rèn luyện, hình thành những thói quen tốt. Do đặc điểm về sinh lí lứa tuổi của các em hay nghịch ngợm, mau quên, dễ chán và chưa hiểu được ý nghĩa của thói quen vệ sinh nên người lớn cần làm gương và hướng dẫn, nhắc nhở nhẹ nhàng với các em. 1.3.2. Tổ chức chế độ ăn uống cho học sinh bán trú Ăn uống là nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của học sinh. Bữa ăn là bữa cung cấp các vitamin cần thiết cho các em để các em có đủ năng lượng cho các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi… do đó vấn đề ăn uống hợp lí, đúng giờ, đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh là vấn đề quan trọng cần đặc biệt quan tâm, việc chế biến thức ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà bếp giữ vị trí hết sức quan trọng nó giúp cho trường Tiểu học thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh khi ở trường và tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục diễn ra một cách hiệu quả. Tuy nhiên ngoài việc đảm bảo cơ cấu thành phần bữa ăn phù hợp với lứa tuổi, khẩu vị của các em thì việc tổ chức bữa ăn cho học sinh của các lớp cũng có ý nghĩa nhất định đối với sự tiêu hóa thức ăn của các em. Do đó cần phải thực hiện các yêu cầu sau đây khi tổ chức bữa ăn cho học sinh: Trƣớc khi ăn: + Chuẩn bị phòng ăn sạch sẽ, thoáng mát. Bàn ghế sắp xếp thuận tiện cho việc đứng lên, ngồi xuống. + Dụng cụ ăn uống đảm bảo sạch sẽ, kích thước phù hợp và được sắp xếp hợp lí. 14 + Không cho học sinh vận động quá nhiều, ăn vặt trước khi ăn. Rửa tay, rửa mặt trước khi ăn. + Tổ chức bữa ăn đúng giờ giấc, tạo phản xạ có điều kiện, kích thích ăn ngon miệng. Trong khi ăn: + Cho học sinh ăn theo nhu cầu của cơ thể, cần tạo ra bầu không khí thoải mái, dễ chịu trong phòng ăn. + Cần rèn luyện cho các em ăn hết suất ăn của mình và các kỹ xảo ăn có văn hóa. Không ăn vội vàng, nói chuyện đùa nghịch trong khi ăn, cần cầm thìa, bát đũa đúng động tác, nhai kỹ trong khi ăn. + Khi ăn cần chú ý quan sát xem các em ăn có ngon miệng không, có biểu hiện gì bất thường không…Tìm hiểu nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục. Sau khi ăn: + Khi ăn xong cho học sinh lau miệng, rửa tay, uống nước, súc miệng… + Cho học sinh ngủ, nghỉ ngơi sau khi ăn. 1.3.3. Tổ chức chế độ ngủ - nghỉ cho học sinh bán trú Giấc ngủ rất cần thiết cho mọi người, đó là nhu cầu sinh lý không thể thiếu được của cơ thể. Thời gian ngủ phụ thuộc vào từng lứa tuổi, trẻ sơ sinh ngủ 20 giờ trong ngày, người lớn ngủ từ 7 đến 8 giờ, tuổi càng lớn thì thời gian ngủ càng ít. Sự thức của các em có liên quan đến hoạt động tích cực – kích thích các tế bào thần kinh vỏ não, được hình thành chủ yếu do ảnh hưởng của các tác động từ bên ngoài vỏ đại não thông qua các cơ quan cảm giác. Trung ương thần kinh của các em hoạt động còn rất yếu và rất dễ bị mệt mỏi khi các em thức. Để khôi phục lại trạng thái bình thường của các tế bào thần 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất