Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng tôn ngộ không trong...

Tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng tôn ngộ không trong

.DOC
154
2065
126

Mô tả:

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Huỳnh Tuyết Như TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TÔN NGỘ KHÔNG TRONG TÂY DU KÝ CỦA NGÔ THỪA ÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Huỳnh Tuyết Như TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TÔN NGỘ KHÔNG TRONG TÂY DU KÝ CỦA NGÔ THỪA ÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 02 45 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH PHỨC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC........11 1.1. Quan niệm về nhân vật anh hùng trong văn học Đông Tây..................................11 1.1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật anh hùng.....................................................11 1.1.2. Nhân vật anh hùng trong văn học phương Tây.............................................15 1.1.3. Nhân vật anh hùng trong văn học Trung Quốc.............................................23 1.2. Mô thức xây dựng hình tượng anh hùng trong văn học Đông Tây......................34 1.3. Tôn Ngộ Không và vấn đề nguyên mẫu...................................................................36 Chương 2. MÔ THỨC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG ANH HÙNG TÔN NGỘ KHÔNG......................................................................................................40 2.1. Xuất thân và xuất hiện đặc biệt (xuất hiện).............................................................40 2.1.1. Đá thần – nguồn gốc khởi sinh ra Tôn Ngộ Không......................................40 2.1.2. Cuộc chiến thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử của Tôn Ngộ Không..............45 2.1.3. Tôn Ngộ Không – người anh hùng “tế nhược phù khuynh”.........................48 2.1.4. Cuộc “trùng sinh” sinh mạng anh hùng của Tôn Ngộ Không......................52 2.2. Trải nghiệm thần kỳ trên con đường thỉnh kinh (khảo nghiệm bản lĩnh anh hùng)..........................................................................................................................54 2.2.1. Tôn Ngộ Không – người anh hùng của những cuộc giao chiến...................55 2.2.2. Tôn Ngộ Không – người anh hùng trí tuệ.....................................................59 2.3. Đấu Chiến Thánh Phật Tôn Ngộ Không (thành hình)............................................61 2.3.1. Tôn Ngộ Không – người anh hùng “tự ngã”.................................................61 2.3.2. Những biểu hiện hình thành phẩm chất “tự ngã” ở Tôn Ngộ Không...........64 Chương 3. NHÂN TỐ PHỤ TRỢ VÀ KỸ XẢO XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG ANH HÙNG TÔN NGỘ KHÔNG..........................................................74 3.1. Một số yếu tố phụ trợ.................................................................................................74 3.1.1. Các thành viên trong đoàn thỉnh kinh............................................................74 3.1.2. Vai trò của Quan Thế Âm Bồ Tát................................................................103 3.1.3. Vòng kim cô của Ngộ Không......................................................................117 3.1.4. Vũ khí của Tôn Ngộ Không.........................................................................124 3.2. Kỹ xảo xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không.........................................125 3.2.1. Kết hợp bút pháp lãng mạn và hiện thực.....................................................125 3.2.2. Sự tái sinh các motif folklore độc đáo.........................................................127 3.2.3 .Tôn Ngộ Không và "thiện" , lý tưởng Ngô Thừa Ân gửi gắm.........137 KẾT LUẬN..................................................................................................................143 TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................................................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................147 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Ngoài những trích dẫn là thành quả nghiên cứu hoặc đã được phát biểu của các nhà khoa học khác, những kết quả nghiên cứu hoàn toàn mang tính trung thực và là nghiên cứu độc lập của chúng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2014 Trần Huỳnh Tuyết Như LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Văn học nước ngoài, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn tới Thầy TS Nguyễn Đình Phức. Chính sự chỉ bảo tận tình, chu đáo đặc biệt là những lời động viên của thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo khoa Văn học nước ngoài, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức và kỹ năng cần thiết suốt những năm học tại trường. Tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, bạn bè – những người đã không ngừng động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2014 Trần Huỳnh Tuyết Như 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do và mục đích nghiên cứu 1.1. Trong kho tàng tiểu thuyết Trung Quốc, tác phẩm Tây du ký được xếp vào một trong “Tứ đại danh tác”. Điều đó chứng tỏ vị trí đỉnh cao của nó giữa vô vàn các tuyệt tác trong dòng văn học cổ điển Trung Quốc. Manh nha từ thể loại tiểu thuyết thần ma, kết hợp trí tưởng tượng phong phú, sức sáng tạo phi thường cùng kết cấu đồ sộ và đặc biệt là cách xây dựng xuất sắc hình tượng nhân vật anh hùng, Ngô Thừa Ân đã thật sự thành công với tác phẩm vĩ đại vượt thời gian này. Hơn bốn trăm năm từ ngày ra đời, Tây du ký vẫn in đậm dấu ấn và không ngừng đặt ra cho văn học thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng một loạt những vấn đề đầy lý thú, kích thích tinh thần tìm tòi, sáng tạo, nhận thức và cả tái nhận thức. Ngô Thừa Ân với tác phẩm Tây du ký thông qua hành trình thỉnh kinh đầy gian nan, đậm đà triết lý nhà Phật, đã giúp nhân vật của mình đi đến cái tột cùng của sự tồn tại đích thực, sự bình yên của cuộc sống và sự thăng hoa thật sự của bản thể con người. 1.2. Tây du ký là một tác phẩm kiệt xuất, được quần chúng nhân dân yêu mến. Bạn đọc Á Châu từ già đến trẻ, không ai không biết đến Tôn Ngộ Không - người anh hùng có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa, từng đại náo thiên cung. Hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không trở thành biểu tượng cho trí tuệ và sức mạnh chân chính của nhân dân trong cuộc đối đầu giữa cái thiện và cái ác. Vốn tiềm tàng từ quan niệm nhân sinh Trung Quốc cổ đại, được khởi sinh bởi chuyển biến thời cuộc và mạch nguồn tư tưởng của riêng tác giả Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không ra đời, vượt khỏi “vòng càn khôn” khuôn mẫu của bao hình tượng nhân vật anh hùng in hằn trong lịch sử, tạo nên những “làn sóng ngầm” mới mẻ và dữ dội, thổi bão táp vào lòng độc giả bao thế hệ. 1.3. Việc tìm hiểu nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không trong tác phẩm “kỳ thư” vĩ đại này là cần thiết để có được một cái nhìn toàn diện, sâu rộng hơn về nền văn hóa, văn học Trung Quốc, khẳng định giá trị và vai trò của tác giả Ngô Thừa Ân trong tiến trình phát triển của văn học Trung Quốc. Vấn đề tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân vừa có ý nghĩa khoa học góp thêm một cách nhìn, cách cảm mới cho việc phân tích hình tượng nhân vật 2 anh hùng, vừa có ý nghĩa thiết thực cho công tác giảng dạy văn học Trung Quốc ở các trường đại học Việt Nam hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tây du ký là một tác phẩm vĩ đại trong “Tứ đại kỳ thư” của văn học Trung Quốc. Nhiều năm qua, tại Việt Nam, theo khảo sát, đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu liên quan đến đối tượng này, và loại công trình này ngày một phong phú, đa dạng về cả số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên hướng tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không thì hầu như vẫn chưa được chú ý. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, chúng tôi đã tổng hợp được một số công trình nghiên cứu có liên quan như sau: 2.1.1. Thời kỳ từ khoảng 1960 đến trước 1990 Khuynh hướng chủ yếu của thời kỳ này là tập trung nghiên cứu ý nghĩa xã hội và triết lý của tác phẩm. Bên cạnh đó, giới học giả cũng đặc biệt chú ý vào các đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Tây du ký như tính chất lãng mạn thần thoại, tính chất hài hước,... nhưng không ai đặt vấn đề nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không.Tuy nhiên, trong ý kiến của các nhà nghiên cứu, đây đó cũng đề cập đến một số vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn, cụ thể: (1) Trần Xuân Đề, mặc dù chủ yếu nhấn mạnh đến tinh thần phản kháng của Tôn Ngộ Không, cũng đã đề cập đến vấn đề”nhân vật anh hùng” khi khẳng định “Tôn Ngộ Không là người anh hùng giàu màu sắc thần kỳ” [13,tr. 51]. (2) Lương Duy Thứ nghiên cứu phong cách “lạc quan, dí dỏm, hài hước”, đã bước đầu phân tích cái “hài”và”kỳ” của tác phẩm. Tác giả khẳng định Tây du ký”có màu sắc thần thoại”,”hết việc ly kỳ này đến ly kỳ khác”, “thế giới huyền ảo đó đã được miêu tả căn cứ vào hiện thực”, “các nhân vật Tây Du thường có hình dạng cổ quái” [54, tr. 13]. Nhìn chung, các ý kiến liên quan đến đề tài, tuy từng được nêu lên nhưng xem ra chỉ được nghiên cứu khái quát trong phạm vi phong cách nghệ thuật của tác phẩm, mà hoàn toàn chưa được tiến hành nghiên cứu một cách thấu đáo. 2.1.2. Thời kỳ từ khoảng 1990 trở lại đây 3 Đây là thời điểm được quan tâm nhiều hơn cả về số lượng lẫn chất lượng đối với tác phẩm Tây du ký. Hàng loạt các công trình nghiên cứu ra đời, đồng thời một số lớn các bài viết khoa học được đăng tải trên các tạp chí. Khảo sát qua giai đoạn này, chúng tôi phát hiện một số ý kiến khá gần với đề tài của luận văn. Cụ thể: (1) Trong công trình Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb GD, 2003, Trần Xuân Đề nói về hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không:”Tôn Ngộ Không được xây dựng thành hình tượng nhân vật anh hùng, nhưng tiếc thay, người anh hùng có bảy mươi hai phép thần thông đó, lại không nhảy khỏi bàn tay của Phật Tổ Như Lai, cũng không thoát khỏi kim cô, cái mũ đội đầu, của Quan Thế Âm Bồ Tát. Tuy vậy, trước sau Tôn Ngộ Không không phải là kẻ chịu nằm yên dưới Ngũ Hành Sơn, y giãy giụa khiến núi non nứt nẻ. Cho đến sau khi Đường Tam Tạng cứu khỏi, Ngộ Không vẫn là chú khỉ có ý chí quật cường và tinh thần đấu tranh của tự bao giờ.” [14, tr.106]. (2) Lương Duy Thứ khẳng định tinh thần phản kháng làm nên anh hùng Tôn Ngộ Không trong quyển sách Để hiểu toàn bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc xuất bản năm 2000: ”Hình tượng rực rỡ nhất trong Tây du ký là hình tượng anh hùng nổi loạn Tôn Ngộ Không. Đây là một kiểu “Hiệp sĩ chống trời”. Hành động của Ngộ Không chỉ là quấy rối và đập phá để xây dựng một cái gì không rõ ràng. Do vậy, hành động đó thường mang tính chất bộc phát, manh động và vô chính phủ. Tôn thường chiến đấu đơn độc, lẻ loi và không tránh khỏi thất bại. Trong hoàn cảnh xã hội cũ,khi mà áp bức bóc lột, bất công ngang trái tồn tại phổ biến và được thừa nhận là đương nhiên, không thể khác được, thì những hành động kiểu đó cũng có ý nghĩa nhất định. Nó phủ nhận hiện thực, kêu gọi phản kháng, dự báo bùng nổ. Tôn Ngộ Không là loại anh hùng như vậy. Đại Náo Thiên cung là truyện ký anh hùng của y.Tây thiên thỉnh kinh là lịch sử xây dựng sự nghiệp của y. [55, tr. 63]”. Dẫu sao, Tôn Ngộ Không vẫn là hình tượng rực rỡ của một loại anh hùng mà đặc trưng tính cách là phản kháng nổi loạn, dám đấu tranh. Nó tượng trưng cho nguyện vọng sâu kín của nhân dân lao động bao đời chịu áp bức bóc lột” [55, tr. 65]. 4 (3) Nghiên cứu về tiểu thuyết Tây du ký, công trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, Nxb ĐHSP, 2002, Nguyễn Khắc Phi cho rằng:”Toàn bộ thế giới thâm nghiêm, đầy quyền uy của giai cấp thống trị bao trùm lên tất cả là Thần Phật-Đạo đã là bối cảnh điển hình để thể hiện tính cách anh hùng của kẻ phản nghịch Tôn Ngộ Không.Tôn chiến đấu vì tự do, vì sự tôn trọng nhân cách. Tôn thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường ngoan cường, sức mạnh của lòng dũng cảm và trí mưu đối với mọi thế lực hắc ám hòng tước đoạt lực lượng và ý chí tự do của nó” [47, tr.81]. (4) Giáo trình văn học Trung Quốc tập II của nhiều tác giả, Nxb Giáo Dục, 1997, đã nhận xét:” Tôn Ngộ Không được đổi tên là Tôn Hành Giả, y không còn là một anh hùng phản nghịch nữa. Tác giả lại cho nhân vật này một ý nghĩa mới. Y chính trực, dũng cảm, mưu trí, ngoan cường, biết đấu tranh với các loại yêu tà, ma quái. Trên đường sang Tây Thiên, Đường Tăng hễ rời khỏi y thì khó lòng bước lên nửa bước. Trư Bát Giới và Sa hòa thượng chỉ là kẻ trợ giúp y chiến đấu. Nếu nói khi đại náo thiên cung, tác giả chủ yếu làm nổi bật lòng dũng cảm của y, thì sang Tây Thiên lấy kinh, tác giả thể hiện sự mưu trí của y nhiều hơn. Y biết cách nhận ra mọi thứ ngụy trang của yêu quái, dùng đủ mọi cách tìm được những nhược điểm hoặc lai lịch của chúng và nghĩ ra sách lược đối phó với từng loại một. Đối phó với kẻ địch nguy hiểm nhất, y có một phương pháp khéo léo, đó là chui tọt vào bụng đối phương, rồi quấy rối lung tung trong đó, làm cho địch bất lực, cúi đầu chịu trói. Y bền bỉ, dẻo dai, thọc sâu vào sào huyệt, vật lộn đến cùng, chưa đạt được mục đích thì chưa buông tha. Lúc khó khăn, y luôn lạc quan, đầy vẻ hăng say, không bao giờ khóc lóc như Đường Tăng cũng không như Trư Bát Giới luôn buông những lời chán nản. Sau này, tu thành chính quả y được phong làm “Đấu Chiến Thắng Phật”. Tác giả đã nắm bắt đúng đặc điểm của y là giỏi đấu tranh. Con người y tập trung phản ánh rất nhiều phẩm chất ưu tú của nhân dân lao động và hết thảy những phẩm chất đó lại được lý tưởng hóa nên y trở thành hình tượng anh hùng được nhân dân yêu thích” [46, tr. 454]. 5 (5) Bàn về tính cách của Ngộ Không, theo Tây du ký tập 1, Nxb Văn nghệ TPHCM, 2000, Tế Xuyên (dịch) có viết:” Trong toàn bộ sách, Tôn Ngộ Không đã giữ được tính thống nhất. Đi Tây Thiên lấy kinh là tính cách của Tôn phát triển tiến lên một bước, chứ nhất định không phải là phủ định tinh thần phản kháng khi đại náo thiên cung. Tôn Ngộ Không không sợ trời, không sợ đất. Tôn có tinh thần chiến đấu phản kháng hết thảy sự áp bức thống trị, kiên quyết khắc phục hết thảy các khó khăn, có trí tuệ và sức mạnh vô cùng; có phẩm chất cao quý, chí công vô tư, tha thiết yêu an hem, đồng tình và giúp đỡ những kẻ nhỏ yếu bị hại. Tất cả những cái đó đều là cái mà nhân dân vốn có, đồng thời là cái được lý tưởng hóa đến cao độ. Cái tinh thần phản kháng, ngạo nghễ, bất khuất, đánh đổ hết thảy của Tôn Ngộ Không là nhằm vào giai cấp thống trị phong kiến mà chĩa mũi nhọn, điều đó có ý nghĩa rất lớn: “Tính cách của Tôn là tích cực, hình tượng của Tôn mãi mãi được thiếu niên nhi đồng yêu thích, rất có tác dụng đến sự hình thành tính cách các em” [1, tr.17]. Có thể thấy rằng, đây là thời kỳ nở rộ của những nghiên cứu theo rất nhiều hướng tiếp cận hiện đại khác nhau, những thành tựu mà các công trình thu được đều không nhỏ. Ở đây khá nhiều ý kiến thống nhất khi cho rằng Tôn Ngộ Không trong Tây du ký là một người anh hùng, thế nhưng những vấn đề liên quan đến nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không thì hầu như chưa có một công trình nào đề cập. 2.2. Tình hình nghiên cứu Tây du ký tại Trung Quốc Có thể tạm chia thành hai thời kỳ như sau: 2.2.1. Thời kỳ từ 1949 đến 1979 (1) Cuốn Tập luận văn nghiên cứu về Tây du ký (Tây du ký nghiên cứu luận văn tập) tập hợp khá nhiều bài viết đã tập trung đến tính chất “thần thoại”của tác phẩm này.Tiêu biểu là các bài viết của các tác giả Thẩm Ngọc Thành, Lý Đại Xuân, Cao Hy Tăng…trong đó có bài quan tâm đến tính chất” hài hước” của Lý Đại Xuân, có bài đi vào khảo cứu, xác định văn bản, xác định tư cách tác giả. [52, tr.100, 110]. Nhìn chung, các công trình trên đều đi sâu vào khai thác giá trị hiện thực, đặc điểm nghệ 6 thuật chứ chưa đi sâu vào việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không trong tác phẩm. (2) Ở giai đoạn này cần đặc biệt phải quan tâm đến nhận định của các tác giả thuộc Nhà xuất bản Nhân dân văn học Bắc Kinh, nhận định này được dịch và giới thiệu trong cuốn Tây du ký do Nhà xuất bản Phổ thông xuất bản năm 1961, là đại diện cho khuynh hướng nghiên cứu và đánh giá Tây du ký trong thời gian này: “Tây du ký là một bộ tiểu thuyết trường thiên vĩ đại, lãng mạn và tích cực”. “Thông qua hình thức ảo tưởng thần kỳ và nội dung bắt nguồn ở hiện thực mà cao hơn hiện thực, Tây du ký phản ánh đầy đủ, quanh co, phức tạp lý tưởng cao quý và đời sống hiện thực của nhân dân ta”. “Châm biếm, hài hước là một sở trường của Ngô Thừa Ân” [4, tr. 3]. Chúng tôi nhận thấy xu hướng nghiên cứu chung về Tây du ký ở thời kỳ này vẫn đóng khung ở khía cạnh giá trị hiện thực, tinh thần đấu tranh thuộc phạm vi đấu tranh giai cấp…Tuy nhiên, một số những nhận định trên đây, chúng tôi cho rằng, đó là những gợi dẫn quý báu cho hướng tiếp cận của luận văn. 2.2.2 Thời kỳ từ 1980 trở lại đây Việc nghiên cứu các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc nói chung và Tây du ký nói riêng ở thời kỳ này có những chuyển biến mới. Xu hướng tiếp cận theo những lý thuyết của phê bình văn học phương Tây đã đem đến một luồng sinh khí với hàng loạt các góc nhìn, hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mới mẻ. Song song với quá trình đó, giới học giả Trung Quốc cũng dần từ bỏ những cách nhìn phiến diện thiên về giai cấp, xã hội học, những yếu tố thường được xem là dễ dàng dẫn đến quan niệm dung tục hóa, tầm thường hóa về các tác phẩm văn học của giai đoạn trước đó. Cụ thể: (1)Ngô Thánh Tích trong Bàn về tính truyền kỳ của Tây du ký, cho rằng Tây du ký có ba đặc điểm chính là: tính truyền kỳ, tính triết lý và tính hài kịch [42, tr.10]. (2) Công trình Từ điển thưởng thức tiểu thuyết Minh-Thanh (Minh-Thanh tiểu thuyết giám thưởng từ điển) dành hơn 70 trang viết về Tây du ký. Về phong cách nghệ thuật của Tây du ký, Lý Thời Nhân cho rằng: “Hầu như có thể lấy hai chữ hài hước để khái quát một cách đơn giản”. Về nhân vật Tôn Ngộ Không, Ngô Thánh Tích nhấn mạnh sự kết hợp “tính truyền kỳ và tính thần kỳ” với “tính khôi hài và tính thú vị”, kết hợp “hài bút” với “hí bút”[36, tr .70]. 7 Như vậy, ở Trung Quốc từ năm 1980 đến nay, từ khía cạnh này đến khía cạnh khác, đã xuất hiện những ý kiến liên quan, những gợi dẫn một cách gián tiếp cho hướng đi, hướng triển khai nghiên cứu của luận văn. Hơn nữa, có thể thấy rõ rằng, ở thời kỳ này cũng vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đi vào nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không trong Tây du ký một cách toàn diện và có hệ thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Kế thừa và phát huy thành tựu nghiên cứu của các thế hệ đi trước, chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu, làm rõ vai trò của nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Ở luận văn này, chúng tôi hướng tính khái quát, toàn diện và hệ thống trong nghệ thuật xây dựng hình tượng anh hùng. Đặc biệt, dựa trên nền tảng tổng hợp hệ thống lý luận văn học Đông Tây về mô thức xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong văn học, luận văn hi vọng sẽ đem lại cách nhìn đa diện, đa chiều hơn về tác phẩm nói chung và nhân vật nói riêng. 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được xác định là hình tượng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết Tây du ký 100 hồi của Ngô Thừa Ân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi tập trung vào nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không dựa trên nền tảng mô thức chung của hình tượng anh hùng trong văn học Đông Tây qua ba giai đoạn cụ thể: khởi sinh - dấn thân – thành hình. Về mặt văn bản, chúng tôi chọn bản dịch lại Tây du ký do nhóm dịch giả Thụy Đình, Chu Thiên thực hiện theo chủ trương của Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1997. 4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, đối tượng nghiên cứu, luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 8 4.1.1. Phương pháp liệt kê-phân loại-so sánh Xuất phát từ hướng tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không, luận văn sẽ liệt kê, phân loại các yếu tố nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng. Sự phân loại này cũng là điều kiện giúp cho việc so sánh sự tồn tại và kết hợp giá trị của các yếu tố nghệ thuật trong cách thức xây dựng hình tượng của nhà văn. Trong luận văn, chúng tôi cũng đồng thời tiến hành so sánh thi pháp xây dựng nhân vật của tác giả Ngô Thừa Ân với thi pháp xây dựng nhân vật truyền thống của văn học cổ điển Trung Quốc và văn học phương Tây nhằm làm nổi bật đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình phân tích tổng hợp các tư liệu dẫn chứng, chúng tôi luôn kết hợp với thao tác so sánh đối chiếu để từ đó rút ra kết luận có tính đối sánh. 4.1.2. Phương pháp phân tích Luận văn dùng phương pháp này để phân tích cụ thể vai trò, ý nghĩa của các yếu tố nghệ thuật trong thế giới nhân vật, các nhân tố phụ trợ, vũ khí, kỹ xảo...Thông qua đó, tạo một nền tảng cơ bản cho việc triển khai phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không. Chúng tôi cũng đồng thời tiến hành phân tích nhân vật trên nền tảng mô thức chung xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Đông Tây. Trên cơ sở khẳng định lý thuyết cũ, thể nghiệm cách nhìn mới, hi vọng luận văn sẽ mở ra nhiều hướng tiếp cận độc đáo cho tác phẩm bất hủ này. 4.2.Tư liệu nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước; nghiên cứu và tham khảo tài liệu từ các sách, báo, các bài nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về Ngô Thừa Ân và Tây du ký ở Trung Quốc, các tư liệu điện tử và các trang web có liên quan. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn 5.1. Luận văn là công trình chuyên biệt nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không dựa trên nền tảng mô thức xây dựng nhân vật anh hùng ở nền văn học thế giới. Qua hệ thống cơ sở lý thuyết được chọn lọc, tổng kết từ góc nhìn đa chiều, đa diện của hai nền văn hóa Đông – Tây, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một cách tiếp cận khái quát, chi tiết hơn cho tác phẩm “kỳ thư” này. 9 5.2. Xét trên bình diện thưởng thức và tiếp nhận, kết quả của hướng nghiên cứu này sẽ góp thêm một cách hiểu về tác phẩm Tây du ký nói chung và hình tượng nhân vật anh hùng Tôn Ngộ Không nói riêng của Ngô Thừa Ân.Nó cũng sẽ gợi ra tiền đề thiết thực nhằm góp phần hướng tới nghiên cứu thi pháp xây dựng nhân vật mang đặc trưng thẩm mỹ của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói riêng và tiểu thuyết thế giới nói chung. 5.3. Qua đóng góp thêm một cách hiểu mới về tác phẩm Tây du ký, Luận văn khẳng định quá trình tư duy của nhà văn đã vượt tầm thời đại và khuôn khổ cổ điển, chứng minh cho sức sống mãnh liệt và bền vững của tác phẩm. Chúng tôi cũng hi vọng đề tài có tính tiếp nối, gợi dẫn, sẽ mở đường cho những nghiên cứu về sau. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Dẫn nhập và tư liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương chính như sau: Chương 1. Nhân vật anh hùng trong văn học Trung Quốc Trình bày tổng quan khái niệm hình tượng nhân vật anh hùng. Đồng thời, tiến hành thiết lập một hệ thống lý luận về nhân vật anh hùng trong văn học phương Tây, văn học Trung Quốc. Trên cơ sở đó, khái quát mô thức chung xây dựng hình tượng anh hùng trong văn học Đông Tây, nhằm soi chiếu, phân tích nhân vật Tôn Ngộ Không và vấn đề nguyên mẫu của nó một cách thấu đáo. Chương 2. Mô thức xây dựng hình tượng anh hùng Tôn Ngộ Không Tìm hiểu, phân tích cách thức xây dựng hình tượng anh hùng Tôn Ngộ Không thông qua ba bước: xuất thân, trải nghiệm và thăng hoa. Chương 3. Nhân tố phụ trợ và kỹ xảo xây dựng hình tượng anh hùng Tôn Ngộ Không Tìm hiểu, phân tích cách thức xây dựng hình tượng anh hùng Tôn Ngộ Không ở khía cạnh nhân tố phụ trợ: sư phụ Đường Tăng, các sư huynh đệ, các vị Bồ Tát mà điển hình là Quán Thế Âm Bồ Tát. Song song đó, tiến hành khám phá kỹ xảo xây dựng hình tương nhân vật anh hùng này qua các motif dân gian. 10 Chương 1. NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC 1.1. Quan niệm về nhân vật anh hùng trong văn học đông tây 1.1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật anh hùng Lý luận văn học Đông Tây xem khái niệm “hình tượng nhân vật” như một vấn đề đặc biệt quan trọng của sáng tác nghệ thuật. Hình tượng là “một thứ xuất hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật để phân biệt với khoa học. Tức là một thứ xuất hiện trong văn học nghệ thuật có thể nói lên những cảm giác và tình cảm của mọi người, có thể phản ánh thế giới bên ngoài và mọi hình thức cảm tính của cuộc sống nội tâm con người”. Hình tượng nghệ thuật bao hàm cả đặc điểm của đối tượng lẫn tính cách của nhà văn và quá trình tượng hình cảm thụ độc đáo khi sáng tác. Đặc biệt ở văn học Trung Quốc, các nhà lý luận phê bình nhấn mạnh đặc điểm “dĩ hình truyền thần”, tức là dùng hình ảnh để truyền đạt tinh thần. Anh hùng là một khái niệm chỉ những hành động dũng cảm xuất sắc được mọi người kính phục. Tính chất anh hùng bao giờ cũng phải được thể hiện qua hành động của con người. Tính chất anh hùng không phải chỉ nằm trong tư tưởng, dù cho đó là những tư tưởng lớn. Những nhà tư tưởng vĩ đại của lịch sử văn minh Đông Tây, những Khổng Phu Tử và Socrat chưa từng được xem là anh hùng, mặc dù tư tưởng của họ hết sức nổi tiếng và còn tỏa bóng suốt hàng nhiều thế kỷ. Như vậy,”anh hùng” là một khái niệm chỉ những người có khí phách lớn, có tài năng, có thể lực hơn người và một tinh thần dũng cảm gan dạ làm nên những việc lớn lao được mọi người kính phục. Quần chúng nhân dân chỉ thừa nhận anh hùng thông qua khái niệm hành động anh hùng. Hành động anh hùng không dùng để chỉ những hành động ở mức độ bình thường mà phải đạt đến độ xuất sắc. Không ai ca tụng những hành động nhạt nhẽo hằng ngày, những việc phẳng lặng như mặt nước ao tù không gợn sóng. Có thể thấy rõ rằng, người ta chỉ xứng đáng gọi là anh hùng khi có những hành động xuất sắc vượt lên trên mức bình thường. Trong phạm vi khái niệm này, tồn tại mối quan hệ biện chứng giữa cái phi thường và cái bình thường ở hành động. Con người hôm nay là cái phi thường của hôm qua và cái bình thường của ngày mai. Trong một xã hội cũng như thế. Từ 11 trong quần chúng nhân dân, nảy sinh ra những con người lỗi lạc. Trong quá trình phát triển, những hành động của cá nhân xuất sắc sẽ lôi cuốn hành động của quần chúng. Và việc làm có tính chất đột xuất, phi thường ở cá nhân xuất sắc sẽ dần trở thành những hành động phổ biến và bình thường ở quần chúng. Phi thường và bình thường là sự thống nhất biện chứng trong hành động của người anh hùng. Chỉ khi ta nắm vững được mối quan hệ qua lại đó của cái phi thường và bình thường, chúng ta mới có thể phân tích một cách đúng đắn, phản ánh được sâu sắc những hiện tượng anh hùng trong guồng quay hiện thực của đời sống. Nghệ thuật miêu tả người anh hùng, do đó, không thể dừng lại trước những điều tầm thường và nhạt nhẽo của đời sống, nhưng cũng không nhìn cái phi thường ở chiều cắt đứt dứt khoát với cái bình thường. Nếu người anh hùng sinh ra đã sẵn có những phẩm chất và tài năng tốt đẹp nhất thì con người ấy chẳng có gì đáng ca tụng. Bởi vinh quang không thuộc về anh ta mà thuộc về Đấng Tạo Hóa khai sinh. Một người anh hùng bao giờ cũng là sản phẩm của thời đại từ phong trào của quần chúng mà nảy sinh. Họ tồn tại trong đời sống bình thường của nhân dân, nhưng luôn vươn cao hơn tầm hiện thực ấy. Và điều đặc biệt là, họ luôn vươn cao hơn những yếu tố nội tại trong bản thân họ. Nhưng, nội hàm khái niệm anh hùng không chỉ bao hàm những hành động xuất sắc vượt lên trên mức bình thường. Cũng như mọi hành động đạo đức khác, hành động anh hùng phải nhằm phục vụ nhân dân và được nhân dân cảm phục. Trong lịch sử xã hội loài người, đã có muôn nghìn những con người không sợ khó, sợ khổ và sợ chết. Nhưng chẳng phải ai ai trong số họ cũng đều là anh hùng. Chế độ phong kiến với hàng loạt các vương triều với hàng loạt cá nhân không ngừng tiến hành các cuộc tranh bá đồ vương, liều mình trong biển lửa. Đấy chẳng phải anh hùng. Tầng lớp tư sản thị thành không từ một thủ đoạn nào, liều chết để tìm kiếm lợi nhuận.Chúng cũng không xứng là anh hùng. Xã hội ta xem hành động anh hùng như một giá trị đạo đức. Vì thế, hành động dũng cảm, hi sinh chỉ được đánh giá là anh hùng khi nó phục vụ lợi ích cho nhân dân, nhận được sự đánh giá và tán thưởng từ nhân dân. Khái niệm anh hùng, vì thế, chứa đựng một sức mạnh lôi cuốn, cổ vũ, gắn liền với vinh dự và lương tâm của mỗi thời đại. 12 Nhân vật anh hùng là biểu tượng của cái Đẹp lý tưởng đáng yêu đáng quý nhất của nhân dân trong một thời đại lịch sử nhất định. Mọi sự nghiệp, thành quả của họ luôn bắt nguồn từ nhân dân, đều là “sản phẩm của nhân dân, là yêu cầu thời đại, là kết tinh truyền thống từ bao đời”. Nói cách khác, nhân vật anh hùng là sản phẩm của một ý thức hệ thời đại. Đạo đức, phẩm chất, cá tính của người anh hùng đều được hình thành dựa trên nền tảng của thời kỳ lịch sử sản sinh ra họ. Ngược dòng tư tưởng lịch sử, văn học Trung Quốc để tìm đến khởi nguồn, điểm đầu của khái niệm nhân vật anh hùng là một công việc hết sức cần thiết và thú vị. Trong buổi khởi đầu của văn minh nhân loại, khái niệm anh hùng đã sớm được hình thành. Anh hùng trong thời đại ấy là biểu tượng của những con người hiến dâng thể xác và tinh thần cho nhân loại. Hình ảnh Promete bị xiềng, chàng dũng sỹ Hécquyn cũng như câu chuyện về Nghiêu, Thuấn minh quân hay Cổn, Vũ trị thủy mãi vẫn là những huyền thoại bất tử trong tâm tưởng con người. Truyền thuyết cổ đại Trung Quốc lưu truyền vô số những câu chuyện về các nhân vật anh hùng như Hậu Nghệ, Nghiêu, Thuấn, Cổn, Vũ… Những nhân vật này không chỉ tồn tại trong thần thoại, truyền thuyết cổ đại, mà còn có ý nghĩa như một thứ tôn giáo nguyên thủy, một loại khoa học sơ khai của con người. Qua hình tượng các nhân vật anh hùng này, thế hệ sau nhận chân được nhiều thông tin có giá trị. Thông tin về thế giới, về niềm tin và sự sung kính chất phác của nhân dân về người anh hùng khai thiên lập địa, đầu đội trời chân đạp đất, không ngừng giúp dân đào núi lấp sông, diệt trừ yêu quái, phát triển văn hóa cộng đồng. Như vậy, anh hùng là một ý thức hệ xã hội mà cốt lõi là đạo đức và cái đẹp. Quan niệm anh hùng gắn chặt với tinh thần đạo lý đã tồn tại từ rất lâu trong tư duy nguyên sơ của người xưa. Tuy nhiên, vào mỗi thời kì, mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi dân tộc đều có một thước đo chuẩn mực để đánh giá người anh hùng. Các nhà mỹ học trước Mác cho rằng: Cái anh hùng không thuộc về vai trò quần chúng trước lịch sử, đó chỉ là sự nghiệp của vĩ nhân, các vĩ nhân đó lại luôn bị phủ một lớp màn thần thánh khiến cho phạm trù cái anh hùng cũng có tính chất mơ hồ. Thậm chí người ta còn dồn tất cả sự sung bái ấy cho một cá nhân vô hình, một 13 đấng cao siêu.Thượng Đế là người sáng tạo ra vũ trụ và là người thuần thục nhất tính cao cả [29, tr. 35]. Qua lời phát biểu trên, các nhà mỹ học trước Mác đã đóng khung khái niệm “anh hùng” trong một hình thức tôn giáo là Thượng Đế. Anh hùng chỉ tồn tại ở phạm vi thần thánh đặc biệt là đấng Chúa Trời. Quan niệm này đã gây nên một làn sóng phản đối dữ dội trong giới học giả triết học. Anghen đã phản bác một cách khá gắt gao với nhận định trên, ông nói: Một anh hùng siêu thực nào đó chẳng qua chỉ là sự tưởng tượng và mô phỏng từ anh hùng trong thực tế mà thôi. Thần linh chẳng qua là sự mô phỏng, phản ánh hoặc ít nhiều mơ hồ và lệch lạc về bản thân con người [29, tr. 45]. Người anh hùng không còn mang tính thần bí, linh thiêng nữa. Họ trở về với đúng bản chất đời thường đích thực của mình. Hay nói khác đi, những nhân vật thần thoại có thể là những con người có thật. Họ có thể là những tù trưởng kiệt xuất trong xã hội thị tộc hay những người nông dân đấu tranh đòi quyền sống ở xã hội phong kiến. Hình tượng anh hùng của họ được thần thoại hóa qua niềm tin, sự ngưỡng vọng và quá trình truyền tụng lâu dài của nhân dân. Từ đó, một cách khách quan, ta nhận thấy anh hùng là một hiện tượng chỉ xuất hiện ở xã hội loài người. Hiện tượng này phản ánh khả năng tư duy, trình độ ngôn ngữ và cảm quan nhân bản của môi trường xã hội và thời đại hình thành nên nó. Secnusepxki đã từng nói: “Cái đẹp chính là cuộc sống”. Nghĩa là, bản thân cuộc sống với hiện thực muôn màu muôn vẻ của nó là những biểu hiện của cái đẹp. Bản chất của cái anh hùng luôn đi liền với cái đẹp. Bởi những hành động anh hùng góp phần thể hiện lý tưởng, cải tạo xã hội theo hướng tiến bộ. Do đó, anh hùng là một khái niệm vừa thuộc phạm trù thẩm mỹ lại vừa thuộc phạm trù đạo đức. Dân gian ta có câu: Thời thế tạo anh hùng. Anh hùng không phải tự dưng được sinh ra mà phải thông qua một điều kiện lịch sử xã hội nhất định nào đó, tức cần thiết phải có yếu tố lịch sử xã hội, người anh hùng mới hình thành, phát triển tính cách và bộc lộ những hành động dũng cảm phi thường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan