Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu một số hành vi nguy cơ về sức khỏe và các yếu tố liên quan của học sinh...

Tài liệu Tìm hiểu một số hành vi nguy cơ về sức khỏe và các yếu tố liên quan của học sinh trường thpt nguyễn trãi, hà nội, năm 2013

.PDF
92
501
92

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRẦN THỊ HUYỀN TRANG TÌM HIỂU MỘT SỐ HÀNH VI NGUY CƠ VỀ SỨC KHỎE VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI, HÀ NỘI NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 60.72.03.01 Hà Nội-2014 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TÌM HIỂU MỘT SỐ HÀNH VI NGUY CƠ VỀ SỨC KHỎE VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI, HÀ NỘI NĂM 2013 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 60.72.03.01 Hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thanh Tú TS. Lê Thị Kim Ánh iii LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi và là chỗ dựa vững chắc để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thanh Tú và TS. Lê Thị Kim Ánh. Khóa luận này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình và những góp ý quý báu của hai cô. Những kiến thức và kinh nghiệm giáo viên hướng dẫn đã truyền đạt trong quá trình làm luận văn sẽ còn giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc nghiên cứu sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể các thấy giáo, cô giáo trường Đại học Y tế công cộng đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, xây dựng đề cương nghiên cứu và giám sát phân tích số liệu tại trường để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lí số liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2014 iv MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3 KHUNG LÝ THUYẾT......................................................................................................... 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 5 1. 1. Các thuật ngữ....................................................................................................................5 1.1.1. Thanh thiếu niên .......................................................................................................... 5 1.1.2. Hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên........................................................................ 5 1.1.3. Các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông và hành vi bạo lực ......................... 7 1.1.4. Hành vi sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện .............................................. 7 1.2. Thực trạng hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên .........................................................8 1.2.1. Hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên trên thế giới ................................................. 8 1.2.1.1. Các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông và hành vi bạo lực ...................... 8 1.2.1.2. Hành vi sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện................................... 11 1.2.2. Hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên Việt Nam .................................................... 13 1.2.2.1. Các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông và hành vi bạo lực .................... 13 1.2.2.2. Hành vi sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện ......................................... 16 1.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên ...............................17 1.3.1. Yếu tố cá nhân ............................................................................................................. 17 1.3.2. Yếu tố môi trường ....................................................................................................... 20 v 1.3.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện tới các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông và hành vi bạo lực ........................................................ 22 1.4. Thông tin về đối tượng nghiên cứu...............................................................................23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 25 2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................25 2.1.1 Đối tượng và địa điểm tiến hành nghiên cứu ........................................................... 25 2.1.2. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................. 25 2.1.3 Thời gian nghiên cứu................................................................................................... 25 2.1.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 25 2.1.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................................. 27 2.2. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................................27 2.3. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu ..............................33 2.4. Phân tích số liệu ..............................................................................................................34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .................................................................................................... 35 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...................................................................35 3.2. Các hành vi nguy cơ của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi .................................37 3.2.1. Tỷ lệ đã từng có các HVNC khi tham gia giao thông và bạo lực ......................... 37 3.2.2. Sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện ........................................................... 38 3.3. Một số yếu tố liên quan đến HVNC của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi .......40 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến các HVNC khi tham gia giao thông và bạo lực .......... 40 3.3.1.1 Hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông ............................................................. 40 3.3.1.2 Bạo lực ....................................................................................................................... 43 3.3.2. Hành vi sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện ..................................... 46 3.3.2.1 Hút thuốc lá ............................................................................................................... 46 vi 3.3.2.2. Sử dụng đồ uống có cồn ......................................................................................... 49 3.3.2.3. Sử dụng chất gây nghiện ........................................................................................ 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................................. 56 4.1. Hành vi nguy cơ của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi.................................56 4.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ về sức khỏe ........................................... 58 4.2.1. Các yếu tố liên quan tới hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông ..................... 58 4.2.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi bạo lực ............................................................... 59 4.2.3. Các yếu tố liên quan đến hút thuốc lá ..................................................................... 60 4.2.4. Các yếu tố liên quan đến uống rượu ........................................................................ 61 4.2.5. Các yếu tố liên quan đến sử dụng chất gây nghiện ............................................... 62 4.3. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................................ 63 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 64 5.1. Hành vi nguy cơ của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi....................................... 64 5.2. Mối liên quan giữa các yếu tố với hành vi nguy cơ về sức khỏe ............................. 64 5.2.1. Các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông và bạo lực 64 5.2.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện. 65 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 67 BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA HVNC ................................................................................... 72 BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA......................................................................... 81 vii DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1: Đặc điểm cá nhân 35 Bảng 3.2: Yếu tố môi trường 36 Bảng 3.3: Các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông 37 Bảng 3.4: Các hành vi bạo lực 37 Bảng 3.5: Hành vi hút thuốc lá 38 Bảng 3.6: Hành vi sử dụng đồ uống có cồn 39 Bảng 3.7: Hành vi sử dụng chất gây nghiện 40 Bảng 3.8: Mối liên quan giữa các yếu tố và hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông 41 Bảng 3.9: Mô hình hồi quy logistic xác định yếu tố liên quan tới hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông 42 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa các yếu tố với hành vi bạo lực 44 Bảng 3.11: Mô hình hồi quy logistic xác định yếu tố liên quan tới hành vi bạo lực 46 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa các yếu tố với hành vi hút thuốc lá 47 Bảng 3.13: Mô hình hồi quy logistic xác định các yếu tố liên quan đến hút thuốc lá 49 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa các yếu tố và hành vi sử dụng đồ uống có cồn 50 Bảng 3.15: Mô hình hồi quy logistic xác định các yếu tố liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn 52 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa các yếu tố và hành vi sử dụng chất gây nghiện 53 Bảng 3.17: Mô hình hồi quy logistic xác định các yếu tố liên quan đến sử dụng chất gây nghiện 55 viii DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT GD-ĐT Giáo dục – đào tạo HVNC Hành vi nguy cơ THPT Trung học phổ thông TN Thanh niên TTN Thanh thiếu niên VTN Vị thành niên CDC Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ SAVY Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam YBRS Điều tra hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên WHO Tổ chức Y tế thế giới ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tỷ lệ thanh thiếu niên (TTN) Việt Nam có các hành vi nguy cơ (HVNC) về sức khỏe đang ngày cảng phổ biến và trẻ hóa về độ tuổi. Nghiên cứu này sử dụng một phần số liệu thứ cấp từ một nghiên cứu cắt ngang về HVNC về sức khỏe của học sinh trường trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Trãi, Hà Nội. Mục tiêu: (1) Mô tả một số HVNC về sức khỏe; (2) Xác định các yếu tố liên quan đến HVNC về sức khỏe của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội. Phương pháp: Thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích, chọn mẫu toàn bộ 809 học sinh. Kiểm định khi bình phương được sử dụng để đo lường mối liên quan đôi biến, mô hình hồi quy logistic được sử dụng để kiểm soát nhiễu. Kết quả: Tỷ lệ học sinh có HVNC khi tham gia giao thông là cao nhất (59.7%), có 33.6% học sinh sử dụng đồ uống có cồn, tỷ lệ học sinh có các hành vi bạo lực là 29.4%, 15.8% học sinh hút thuốc lá và 9.5% học sinh sử dụng chất gây nghiện. Sử dụng chất gây nghiện là yếu tố nguy cơ cao nhất có ý nghĩa thống kê tới HVNC khi tham gia giao thông (OR=1.78, P<0.05) và hành vi bạo lực (OR=13.1, P<0.001) so với hút thuốc lá và uống rượu/bia. Mức độ dễ tiếp cận và nhận thức là các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với hành vi sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện bao gồm cả thuốc lá. Một số yếu tố cá nhân như giới tính, học lực và các yếu tố môi trường về mối quan hệ gia đình (ăn cơm cùng các thành viên gia đình, thường xuyên giao tiếp với cha mẹ, nhận được sự giúp đỡ từ người lớn tuổi) và xã hội (tham gia câu lạc bộ, giúp đỡ người khác) là những yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới việc có các HVNC về sức khỏe. Kết luận: các HVNC được tìm hiểu trong nghiên cứu là khá phổ biến trong nhóm học sinh tham gia nghiên cứu, trong đó HVNC khi tham gia giao thông là phổ biến nhất. Các HVNC có mối liên quan chặt chẽ với nhau và có liên quan tới các yếu tố cá nhân, yếu tố môi trường được đề cập đến trong nghiên cứu. Khuyến nghị: Cần tăng cường các chương trình can thiệp phòng ngừa HVNC cho học sinh THPT, nội dung chú trọng vào ảnh hưởng của việc sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện, tập trung vào đối tượng nam giới. Tăng x cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật giao thông và bán thuốc lá, rượu/bia tại các khu vực gần trường học. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triến của TTN luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Theo số liệu điều tra của Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, nhóm TTN ở độ tuổi 10-24 là nhóm đông nhất, chiếm gần 1/3 dân số cả nước (28.7%)[19]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định TTN là độ tuổi từ 10-24, và được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu vị thành niên từ 10-14 tuổi, giai đoạn sau vị thành niên từ 15-19 tuổi và giai đoạn thanh niên là từ 1924 tuổi, trong đó nhóm TTN từ 15-19 tuổi là nhiều nhất, chiếm 36.4% TTN cả nước[17, 20]. TTN trong độ tuổi này đa phần đều đã trải qua giai đoạn tuổi dậy thì, những trưởng thành về mặt cơ thể kéo theo đó là những thay đổi về tâm lí. Trong giai đoạn này, các em muốn thể hiện cá tính của bản thân, muốn được người khác nhìn nhận và đối xử với mình như một người trưởng thành, thoát khỏi sự kiểm soát của bố mẹ, do vậy nhiều em đã lựa chọn hoặc bị rủ rể, lôi kéo thực hiện các HVNC như hút thuốc lá, uống rượu, tham gia các hội nhóm…để có thể “chứng tỏ bản thân” và thể hiện cá tính riêng của mình[16]. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), HNVC của TTN bao gồm 6 nhóm hành vi góp phần dẫn đến tàn tật và tử vong ở TTN bao gồm: (1) các hành vi dẫn đến chấn thương không chủ ý và bạo lực; (2) hành vi tình dục dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV; (3) sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện; (4) hút thuốc; (5) chế độ ăn uống không lành mạnh và (6) ít hoạt động thể chất[30]. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào 2 nhóm HVNC là: các HVNC dẫn đến chấn thương khi tham gia giao thông và hành vi bạo lực; hành vi sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện bao gồm cả thuốc lá. Đây là 2 nhóm hành vi ngày càng có sự gia tăng về số lượng và trẻ hóa về độ tuổi của TTN, những hành vi này cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho TTN nếu như mắc phải. Tại Việt Nam, có một vài nghiên cứu cho thấy các HVNC như hút thuốc lá, uống rượu bia…đang trở nên phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong nhóm TTN. Theo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY2), 43.6% nam TTN cho 2 biết đã từng hút thuốc, tỷ lệ nam thanh niên uống rượu bia là 69%, hành vi này cũng đang trở nên phổ biến hơn ở nữ giới với tỷ lệ là là 28.1%. Đối với những HVNC khi tham gia giao thông thì 75% TTN cho biết họ không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đây là lí do góp phần khiến cho tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của TTN lứa tuổi 15-19[15]. Hà Nội là thành phố lớn với dân số đứng thứ 2 cả nước và mật độ dân số gấp 7.4 lần mật độ dân số cả nước, số lượng TTN trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 30% dân số và tương đối phức tạp do Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường trung học, cao đẳng và đại học. Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, Hà Nội là thành phố đi đầu trong việc tiếp cận các xu hướng giáo dục , y tế, văn hóa tiên tiến trên thế giới . Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng cũng tác động không nhỏ tới TTN khi mà các em đang trong giai đoạn thích khám phá, tìm hiểu những cái mới nhưng lại thiếu kinh nghiệm chọn lọc. Có thể thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ TTN có các hành vi bạo lực, tham gia vào các hội nhóm đánh nhau, gây rối ngày càng tăng lên ở cả hai giới. Bên cạnh đó, độ tuổi hút thuốc, sử dụng rượu bia và các HVNC khác của TTN có xu hướng trẻ hóa, điều này càng khiến TTN có nguy cơ phát triển không toàn diện về thể chất và tinh thần. Để tìm hiểu rõ hơn về những HVNC của TTN, Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành nghiên cứu “Tìm hiểu một số HVNC về sức khỏe và các yếu tố liên quan của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội năm 2013”, trong đó đánh giá 6 nhóm HVNC. Luận văn này sử dụng bộ số liệu của Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em và tập trung vào 2 nhóm hành vi bao gồm các HVNC khi tham gia giao thông và bạo lực; hành vi sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả một số hành vi nguy cơ (các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông và bạo lực, hành vi sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện) của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội năm 2013 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến hai nhóm hành vi nguy cơ trên của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, Hà Nội năm 2013 4 KHUNG LÝ THUYẾT Yế u tố cá nhân - Đặc điểm cá nhân: tuổi, giới, BMI, điểm số tại trường… - Nhận thức/thái độ và khả năng tự kiểm soát Yế u tố môi trường - Mối quan hệ gia đình - Sự hòa nhập với cộng đồng, môi trường xung quanh - Quan điểm của người thân - Tính dễ tiếp cận với các chất gây nghiện Sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện - Sử dụng đồ uống có cồn - Sử dụng chất gây nghiện, hút thuốc lá Các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông và bạo lực - Các hành vi an toàn khi tham gia giao thông - Bạo lực Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên lý thuyết yếu tố ảnh hưởng hành vi – Giáo trình môn học Giáo dục và Nâng cao sức khỏe dành cho đối tượng cao học Y tế công cộng – Trường Đại học Y tế công cộng 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1. Các thuật ngữ 1.1.1. Thanh thiếu niên TTN là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học (ví dụ dậy thì), xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất[17]. WHO và Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định TTN là độ tuổi từ 10-24, và được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu vị thành niên (VTN) từ 10-14 tuổi, giai đoạn sau vị thành niên từ 15-19 tuổi và giai đoạn thanh niên (TN) là từ 19-24 tuổi [22]. Trong giai đoạn này, các em có những sự biến đổi lớn cả về cơ thể và tâm sinh lý nên rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, đây cũng là giai đoạn VTN, TN muốn khẳng định tính độc lập của mình, thay thế tình trạng phụ thuộc vào cha mẹ và những người lớn khác. Tuổi VTN, TN cũng là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về các mối quan hệ xã hội, các em có thể tìm hiểu về cuộc sống, tham gia vào các mối quan hệ xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm khẳng định cá tính riêng của bàn thân mình. Với đặc điểm tâm sinh lý phức tạp như vây nên trong giai đoạn này TTN rất dễ mắc phải các HVNC như: hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện, và những hành vi liên quan đến sức khỏe và an toàn cá nhân…. 1.1.2. Hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên Thuật ngữ “hành vi nguy cơ” được sử dụng tương đối rộng rãi trong các nghiên cứu, tuy nhiên lại chưa có định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này. Trong các nghiên cứu gần đây, đa phần thuật ngữ “hành vi nguy cơ” được sử dụng để chỉ những hành động có thể dẫn đến hậu quả xấu có thể gây hại cho con người hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của con người, ví dụ như hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị ung thư, nhắn tin hoặc nói chuyện điện thoại khi đang lái xe làm tăng nguy cơ bị tai nạn…. Một số HVNC được coi là bình thường và là một phần của sự phát triển, tuy nhiên có một giới hạn của HVNC mà khi vượt qua giới hạn đó thì những hành vi đó sẽ trở thành có hại. 6 CDC đã tiến hành điều tra trên diện rộng 2 năm 1 lần về HVNC của TTN các trường trung học tại Mỹ từ năm 1991. Trong điều tra này, HVNC của TTN bao gồm 6 nhóm hành vi góp phần dẫn đến tàn tật và tử vong ở TTN và người trưởng thành trẻ tuổi đó là: (1) các hành vi dẫn đến chấn thương không chủ ý và bạo lực; (2) hành vi tình dục dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV; (3) sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện; (4) hút thuốc lá; (5) chế độ ăn uống không lành mạnh và (6) ít hoạt động thể chất[30]. Trong quá trình xây dựng công cụ nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Sức khỏe trẻ em đã tìm hiểu một số bộ công cụ được sử dụng để đánh giá về HVNC của TTN trên thế giới và tại Việt Nam như điều tra về HVNC của TTN (Youth Risk Behavior Survey) của CDC, điều tra SAVY, nghiên cứu của Lê Cự Linh. Với mục đích của nghiên cứu là có được những đánh giá khái quát nhất về HVNC của TTN mà không quá đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân sâu sa và các yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó cũng đảm bảo phù hợp với kinh phí và nhân lực của Viện nghiên cứu thì bộ công cụ của CDC được đánh giá là hợp lí để lựa chọn. Hiện nay trên thế giới, đã có rất nhiều nước điều tra về HVNC của TTN sử dụng bộ công cụ YBRS của CDC. Ở Mỹ, điều tra này được tiến hành 2 năm 1 lần với sự tham gia của hầu hết các bang, điều tra này cũng được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới như Romania, Nam Phi…và một số nước Châu Á như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản[30, 33]. Bộ công cụ được dịch xuôi bới công ty dịch thuật Hà Thành, sau đó được dịch ngược bởi nhóm nhân viên của Viện nghiên cứu bao gồm 1 Tiến sỹ tâm lí, 1 Thạc sỹ tâm lí đã từng có kinh nghiệm làm nghiên cứu về TTN, 1 cử nhân ngoại ngữ. Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm hiểu một số yếu tố được đánh giá là có mối liên quan tới HVNC của TTN trong các nghiên cứu khác để bổ sung thêm vào bộ công cụ. Bộ công cụ được hội đồng đạo đức của Bệnh viện Nhi thông qua, trước khi tiến hành thu thập số liệu, bộ công cụ được thử nghiệm về mức độ phù hợp và dễ hiểu của thông tin. 7 1.1.3. Các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông và hành vi bạo lực Báo cáo phòng ngừa chấn thương trẻ em năm 2008 của WHO ước tính trên thế giới có khoảng 950.000 trẻ em dưới 18 tuổi chết do chấn thương và bạo lực, trong số các trường hợp tử vong do chấn thương thì 90% là chấn thương không chủ ý, chủ yếu là do tai nạn giao thông và đuối nước[52]. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chiếm khoảng 40% các trường hợp tử vong của nhóm TTN 15-19 tuổi trên thế giới. Ở Việt Nam, theo báo cáo của SAVY2, tai nạn giao thông chiếm khoảng 70% các trường hợp chấn thương không chủ ý ở nhóm tuổi 14-25[12, 57]. Đây là lí do mà trong nghiên cứu của học viên, các hành vi dẫn đến chấn thương không chủ ý chủ yếu tập trung vào nhóm các hành vi có thể dẫn đến tai nạn giao thông của TTN nhóm tuổi 15-19. Bạo lực là hành vi sử dụng vũ lực hoặc quyền lực, đe dọa hoặc thực hiện nhằm chống lại bản thân hoặc người khác, hoặc chống lại một nhóm hay cộng đồng mà kết quả có thể dẫn đến bị thương, gây tử vong, gây tổn hại về tâm lí, ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân hoặc của người khác. Bạo lực có thể được chia thành 3 nhóm theo đối tượng tham gia hành vi bạo lực bao gồm: bạo lực tự định hướng, bạo lực giữa các cá nhân, bạo lực tập thể, hình thức và mức độ bạo lực cũng có nhiều mức độ khác nhau[53]. Trong nghiên cứu của học viên, hành vi bạo lực được đề cập đến chủ yếu là bạo lực giữa các cá nhân và bạo lực tập thể với hình thức bạo lực như gây hấn, đánh nhau, đe dọa hoặc bắt nạt. 1.1.4. Hành vi sử dụng đồ uống có cồn và chất gây nghiện Đồ uống có cồn là một loại thức uống có chứa Ethanol, được chia thành 3 loại là bia, rượu và rượu vang. Đồ uống có cồn được con người tiêu thụ từ khoảng 7000-6600 trước Công nguyên và hiện nay được tiêu thụ hợp pháp ở hầu hết các nước trên thế giới[18]. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có cồn cao ở khu vực Châu Á, theo số liệu của hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, chỉ trong khoảng 7 năm từ 2003, mức tăng trưởng hàng năm của thị trường bia Việt Nam đã tăng gần gấp đôi và chiếm vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ bia nhiều nhất[23]. Ở nhiều nước trên thế giới có quy định về độ tuổi sử dụng rượu, tại Việt 8 Nam, từ năm 2008, pháp luật nước ta đã quy định cấm các tổ chức, cá nhân bán rượu cho người dưới 18 tuổi, tuy nhiên việc thực hiện quy định này vẫn chưa hiệu quả. Không có định nghĩa chính xác duy nhất nào về chất gây nghiện vì có nhiều giải thích khác nhau trong luật quy định về chất gây nghiện, trong các quy định của chính phủ, trong y học và trong cách sử dụng tùy theo thông tục. WHO định nghĩa chất gây nghiện là “bất kỳ loại chất nào sau khi được hấp thu vào cơ thể có khả năng làm thay đổi các chức năng sống thông thường” . Theo luật Phòng chống ma túy của Việt Nam thì “chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Trong nghiên cứu của học viên, thuật ngữ chất gây nghiện được sử dụng để chỉ các chất gây nghiện giảm trì thần kinh dạng amphetamine (ATS) gồm các loại hồng phiến (methamphetamine dạng viên), đá (methamphetamine dạng tinh thể) và thuốc lắc (Estacy, MDMA)[2] 1.2. Thực trạng hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên 1.2.1. Hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên trên thế giới 1.2.1.1. Các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông và hành vi bạo lực Các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông Tai nạn giao thông là chấn thương không chủ ý có tỷ lệ cao nhất so với các nhóm chấn thương không chủ ý khác như bỏng, ngã, đuối nước, ngộ độc[52]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tai nạn giao thông đứng thứ 8 trong số các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới và là nguyên nhân gây chấn thương, tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niến độ tuổi từ 10-24. Mỗi năm có khoảng 400.000 người dưới 25 tuổi chết do tai nạn giao thông, trung bình có hơn 1000 người chết mỗi ngày, gánh nặng do tai nạn giao thông tiêu tốn hàng tỉ đô la mỗi năm và để lại hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn cầu. Dự đoán đến năm 2030, nếu không có những can thiệp kịp thời thì tai nạn giao thông sẽ là một trong năm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới[52, 57]. Báo cáo thế giới về phòng ngừa tai nạn giao thông cho biết 60% chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông tập trung ở nhóm tuổi 15-44, chủ yếu là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (90%), tỷ lệ này gấp gần 2 lần so với các nước có thu nhập cao và 9 hầu hết các trường hợp này tập trung ở nhóm dễ bị tổn thương khi tham gia giao thông như: người đi bộ, đi xe đạp hoặc xe mô tô (50%)[57]. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, 5 yếu tố nguy cơ dẫn đến chấn thương và tử vong khi tham gia giao thông đó là: tốc độ lái xe, uống rượu bia khi lái xe, không dử dụng mũ bảo hiểm, không sử dụng dây an toàn và hạn chế trẻ em[57]. Trên thực tế, những rủi ro khi tham gia giao thông hoàn toàn có thể giảm thiểu được nếu người tham gia giao thông chấp hành đúng những quy định về an toàn khi tham gia giao thông. Trong những năm gần đây, do quá trình cơ giới hóa nên việc sử dụng xe mô tô 2 bánh ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước Châu Á. Ở Trung Quốc, năm 2004 ước tính có khoảng 67 triệu xe máy được sử dụng, và khoảng 25% các ca tử vong giao thông đường bộ là những người đi xe máy và hành khách của họ. Ở Thái Lan, 80% số phương tiện cơ giới là xe máy. Năm 1992, khi đội mũ bảo hiểm là không bắt buộc thì 90% các ca tử vong do tai nạn giao thông là những người sử dụng xe máy, chủ yếu là do chấn thương đầu. Sau khi thông qua luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì đã giảm được 40% chấn thương đầu và giảm 24% số ca tử vong khi lái xe máy trong vòng 2 năm[43]. Báo cáo bệnh tật và tử vong tại Mĩ của Rebecca B. Naumann cho biết, tử vong do tai nạn xe máy chiếm 14% các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông đường bộ, 42% trong số đó không đội mũ bảo hiểm[40]. Hiện nay, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một điều luật được thực thi ở 90% các nước trên thế giới và là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong việc giảm nguy cơ chấn thương (70%) và tử vong (40%) do tai nạn xe gắn máy, xe đạp[57]. Sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông cũng là một trong những hành vi làm tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông. Theo WHO, những người sử dụng đồ uống có cồn với nồng độ cồn trên 0.05g/dl có nguy cơ tai nạn giao thông thấp hơn 2.5 lần so với những người không sử dụng đồ uống có cồn, sử dụng đồ uống có cồn dù chỉ với một tỷ lệ rất thấp cũng làm tăng nguy cơ cũng như tăng mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông, đặc biệt là với nhóm đối tượng có ít kinh nghiệm lái xe như TTN và người trưởng thành trẻ tuổi. Từ năm 2008, 10 quốc gia ở khu vực Âu – Mĩ thực hiện tốt luật giới hạn nồng độ cồn khi lái xe đã giúp bảo vệ 186 triệu người[57]. 10 Năm 2010 chính phủ các nước đã tuyên bố năm 2011-2020 là thập kỷ hành động vì an toàn giao thông nhằm kêu gọi sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của các nước – đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình trong việc giảm tai nạn giao thông và các hậu quả của tai nạn giao thông. Để có thể giải quyết được vấn đề này, ngoài những can thiệp của chính phủ về việc thay đổi, bổ sung các điều luật giao thông và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thì cần phải có những chương trình tuyên truyền, vận động người dân thay đổi hành vi và có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông để bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh. Chính phủ các nước cần có những kiểm soát chặt chẽ hơn nữa với những người tham gia giao thông, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi về việc thực hiện các hành vi đảm bảo sự an toàn cho bản thân như: đi đúng tốc độ, không sử dụng đồ uống có cồn, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn khi tham gia giao thông. Bạo lực Trong những năm gần đây, bạo lực đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới và là vấn đề nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở một số nước mà các vũ khí như súng hay dao được sử dụng. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 250.000 vụ giết người xảy ra ở nhóm TTN 10-29 tuổi, chiếm 41% tổng số vụ giết người trên toàn cầu, khoảng 40% trong số đó phải chịu thương tích điều trị tại bệnh viện, bạo lực đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong của nhóm TTN 15-19 tuổi[50, 53]. Nghiên cứu trên 40 nước đang phát triển cho thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ bạo lực trong có xu hướng tăng nhanh đặc biệt là ở trong nhóm TTN 10-24 tuổi và có sự khác biệt lớn về tỷ lệ bạo lực theo giới và theo khu vực. Năm 2000, ước tính trên thế giới có khoảng 520.000 vụ giết người trong đó nam giới chiểm gần 77% và nhóm tuổi 15-29 có tỷ lệ giết người cao nhất (19.4%). Cũng theo báo cáo của WHO về bạo lực và sức khỏe thì số trường hợp tử vong có liên quan đến bạo lực chủ yếu là ở các nước đang phát triển và các nước đang có sự chuyển tiếp về kinh tế[50]. Ngoài ra, ở những nước mà vũ khí như súng hay dao được sử dụng như Canada, Mĩ, Chile, Mexico, Colombia…, tỷ lệ bạo lực và chết có liên quan đến súng tăng nhanh một cách nghiêm trọng, ví dụ như ở Colombia, trong giai đoạn từ 1985-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất