Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ...

Tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an

.DOC
132
322
127

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ KIM HUỆ TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU Ở HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ 1 NGHỆ AN, THÁNG 12/2012 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu...............................................3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................4 5. Đóng góp của luận văn.................................................................................5 6. Bố cục của đề tài........................................................................................... 5 B. NỘI DUNG................................................................................................... 6 Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA......................................................................................................... 6 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội và truyền thống lịch sử - văn hóa của huyện Yên Thành....................................................................................... 6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội.......................................................................6 1.1.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa................................................................12 1.2. Quá trình hình thành và đặc điểm kiến trúc - điêu khắc các di tích.....14 1.2.1. Các di tích đình làng...............................................................................15 1.2.2. Các di tích đền........................................................................................ 21 1.2.3. Các di tích chùa...................................................................................... 25 1.2.4. Các di tích nhà thờ họ.............................................................................27 1.2.5. Nhóm di tích và danh thắng khác (Lăng mộ, Giếng, Cây, lèn đá, đồn, khu lưu niệm, tam quan, miếu, hồ đập, cầu, bãi tập, nhà thánh, cồn…)....................28 1.3. Thực trạng và công tác bảo tồn các di tích.............................................29 Tiểu kết chương 1........................................................................................... 32 Chương 2. DIỆN MẠO MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU................................................................................................................ 33 2.1. Đình Hậu.................................................................................................. 33 2.1.1. Địa điểm................................................................................................. 33 2.1.2. Nguồn gốc lịch sử................................................................................... 33 2.1.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc..................................................................34 2.1.4. Các hiện vật trong di tích........................................................................35 2.1.5. Kết luận.................................................................................................. 36 2.2. Chùa Gám............................................................................................... 38 2.2.1. Địa điểm................................................................................................. 38 2.2.2. Nhân vật thờ tự....................................................................................... 38 2.2.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc...............................................................43 2.2.3. Các hiện vật trong di tích........................................................................50 2.2.4. Kết luận.................................................................................................. 51 2.3. Đền Đức Hoàng........................................................................................ 54 2.3.1. Địa điểm................................................................................................. 54 2.3.2. Nhân vật thờ tự....................................................................................... 54 2.3.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc..................................................................58 2.3.4. Các hiện vật trong di tích........................................................................65 2.3.5. Kết luận.................................................................................................. 66 2.4. Nhà thờ Hồ Tông Thốc............................................................................68 2.4.1. Địa điểm................................................................................................. 68 2.4.2. Nhân vật thờ tự....................................................................................... 69 2.4.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc..................................................................73 2.4.4. Các hiện vật trong di tích........................................................................76 2.4.5. Kết luận.................................................................................................. 78 2.5. Phủ thờ Trần Đăng Dinh.........................................................................79 2.5.1. Địa điểm................................................................................................. 79 2.5.2. Nhân vật thờ tự....................................................................................... 79 2.5.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc..................................................................84 2.5.4. Các hiện vật trong di tích........................................................................87 2.5.5. Kết luận.................................................................................................. 88 2.6. Đình Liên Trì............................................................................................ 89 2.6.1. Địa điểm................................................................................................. 89 2.6.2. Nhân vật thờ tự....................................................................................... 89 2.6.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc..................................................................90 2.6.4. Các hiện vật trong di tích........................................................................92 2.6.5. Kết luận.................................................................................................. 93 2.7. Khu lưu niệm Phan Đăng Lưu................................................................94 2.7.1. Địa điểm................................................................................................. 94 2.7.2. Khảo tả di tích......................................................................................... 94 2.7.3. Kết luận.................................................................................................. 98 Tiểu kết chương 2........................................................................................... 99 Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TRÙNG TU, TÔN TẠO CÁC DI TÍCH.........................................100 3.1. Giá trị lịch sử, văn hóa...........................................................................100 3.1.1. Giá trị lịch sử........................................................................................ 100 3.1.2. Giá trị văn hóa...................................................................................... 103 3.2. Các giá trị khác...................................................................................... 104 3.2.1. Giá trị kiến trúc - điêu khắc...................................................................104 3.2.2. Giá trị giáo dục..................................................................................... 107 3.2.3. Giá trị kinh tế - du lịch........................................................................ 107 3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo các di tích..............................108 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 112 C. KẾT LUẬN............................................................................................... 114 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................116 E. PHỤ LỤC................................................................................................... 119 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Các di tích lịch sử - văn hóa phản ánh đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử của một cộng đồng cư dân qua các thời đại. Đó có thể là một địa danh lịch sử - văn hóa để tưởng niệm các danh nhân, anh hùng đã đi vào tâm thức của nhân dân như một hoài niệm, hay gần gũi hơn đó là các ngôi đền, miếu, đình làng, chùa, nhà thờ - là những nơi thiêng liêng trong cuộc sống tâm linh của người dân, nơi họ gửi gắm niềm tin, đức tin, những giá trị giáo dục về cội nguồn và cũng là nơi họ cầu mong những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa cho chúng ta nhận diện rõ hơn truyền thống lịch sử và văn hóa của một vùng đất. Di tích lịch sử - văn hóa không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa đơn thuần mà nó còn chứa đựng các giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, giá trị giáo dục, giá trị du lịch, kinh tế,… Nghiên cứu về quá trình ra đời của các di tích và giá trị văn hóa của nó trở thành một hướng nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn của sử học. 1.2. Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là mảnh đất có chiều dài về lịch sử cũng như văn hóa. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, mảnh đất này đã từng chứng kiến, ghi dấu những sự kiện lịch sử, văn hóa những vết tích của chiến tranh, có thể những dấu tích đó không còn nguyên vẹn như xưa nhưng giá trị mà chúng để lại thì vẫn còn trường tồn mãi mãi. Theo số liệu thống kê cho thấy, Yên Thành có mật độ di sản khá dày, với hơn 400 di tích lịch sử và danh thắng nhưng hiện nay chỉ còn 192, trong đó đã có 34 di tích được xếp hạng các cấp (17 di tích được xếp hạng Quốc gia và 15 di tích được xếp hạng cấp tỉnh). Trong những năm qua, nhất là trong những năm đổi mới và phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích - danh thắng. Các chương trình mục tiêu chiến lược quốc gia, chương trình chống xuống cấp bằng nguồn vốn của Trung Ương, của Tỉnh,…đã 2 tác động trực tiếp đến việc bảo tồn di tích và đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trải qua thời gian, do nhiều nguyên nhân (thiên tai, khí hậu, thời tiết, chiến tranh,…) các di tích đã không còn nguyên vẹn như ban đầu, thậm chí có một số di tích đã trở thành phế tích (như Đình Thượng - Văn Thành, Đền Cửa Thần - Vĩnh Thành...). Một số di tích do tu sửa, tôn tạo trái phép đã bị làm biến dạng; công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ các di tích danh thắng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. 1.3. Trước thực trạng đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thành nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp Cao học thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Yên Thành không chỉ là sự quan tâm của các sở, ban, ngành có liên quan mà từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học. Vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn, bài báo, tạp chí đề cập đến các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thành, nhưng đó chỉ là một vài di tích tiêu biểu chứ chưa có sự tìm hiểu một cách đầy đủ về diện mạo hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Yên Thành. Trước hết là các công trình chuyên khảo về lịch sử - văn hóa Nghệ An, đáng kể là các công trình: “Nghệ An di tích danh thắng” (Sở văn hóa thông tin Nghệ An), “Tìm trong di sản văn hóa xứ Nghệ” (Đào Tam Tỉnh), “Tục thờ thần và thần tích Nghệ An” (Ninh Viết Giao) phản ánh về các di tích lịch sử - văn hóa trên đất Nghệ An, trong đó có phản ánh các di tích trên đất huyện Yên Thành. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu phản ánh đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu như: 3 - “Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Đổng Chi chủ biên, Nxb Nghệ An, 1995. - “Nghệ An kí” của Bùi Dương Lịch, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1993. - “Hoan Châu kí” của Nguyễn Cảnh Thị, Nxb Thế giới, 2004. - “Nghệ An lịch sử và văn hóa” của các tác giả Ninh Viết Giao, Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tùng, Nxb Nghệ An, 2005. - “Địa danh lịch sử văn hóa Nghệ An” của Trần Viết Thụ chủ biên, Nxb Nghệ An, 2006. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các tác giả và các công trình nghiên cứu đã có, kết hợp với một số tư liệu qua công tác điền dã, chúng tôi sắp xếp, lựa chọn, hệ thống hóa kiến thức nhằm trình bày một cách đầy đủ và toàn diện hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Yên Thành (Nghệ An). 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu. Đối tượng của đề tài là một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trong đó, chúng tôi xác định những tìm hiểu những di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu được xếp hạng trên các hạng mục di tích như đền, chùa, nhà thờ họ, đình làng. Từ đối tượng nghiên cứu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Truyền thống lịch sử - văn hóa và sự hình thành các di tích lịch sử văn hóa của huyện Yên Thành. - Diện mạo các di tích lịch sử văn hóa từ nguồn gốc, quá trình xây dựng, trùng tu tôn tạo; kiến trúc, điêu khắc của các di tích; các lễ hội, tín ngưỡng liên quan đến di tích. - Giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích; ảnh hưởng của các di tích đối với tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Thành hiện nay. Công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thành. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi không gian: Chúng tôi giới hạn trong không gian của huyện Yên Thành ngày nay. - Phạm vi thời gian: Chúng tôi tìm hiểu về lịch sử của các di tích từ khi được xây dựng cho đến ngày nay. - Phạm vi nội dung: Chúng tôi giới hạn trong một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu được xếp hạng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh . 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan, bao gồm các loại tài liệu như: - Thư tịch, bia ký. - Gia phả của các dòng họ và thần tích về các nhân vật được thờ tự. - Các công trình khảo cứu về các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Yên Thành. - Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương về việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa. - Tư liệu điền dã của tác giả. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác văn hóa. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chúng tôi sử dụng 2 phương pháp chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp liên ngành như điều tra xã hội học, điền dã dân tộc học, phỏng vấn báo chí.... để thực hiện đề tài. Trong đó chúng tôi xác định phương pháp thực tế điền dã là chủ đạo, kết hợp với tổng hợp, đối chiếu, so sánh... để rút ra cái 5 chung và cái riêng của các di tích, nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của huyện Yên Thành. 5. Đóng góp của luận văn. - Phục dựng một cách hệ thống về quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Yên Thành. - Phác thảo diện mạo của các di tích – lịch sử văn hóa như kiến trúc, điêu khắc, quy mô, các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội văn hóa liên quan đến các di tích. - Phân tích được giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của các di tích; mức độ ảnh hưởng của các di tích đối với đời sống của nhân dân quanh vùng. - Tập hợp nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy, bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thành Đề tài tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Yên Thành, tìm hiểu về sự hình thành các di tích, đi sâu vào một số di tích tiêu biểu, nêu bật giá trị lịch sử, văn hóa và nhiều giá trị khác của di tích, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của nó. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Sự hình thành và đặc điểm các di tích lịch sử - văn hóa. Chương 2: Diện mạo một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu. Chương 3: Giá trị lịch sử, văn hóa và một số giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo các di tích. 6 B. NỘI DUNG Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội và truyền thống lịch sử - văn hóa của huyện Yên Thành. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội Yên Thành là huyện nằm ở phía Đông Bắc Nghệ An, cách thành phố Vinh 55 km về phía Bắc. Chiều Bắc - Nam của huyện kéo dài gần 40km từ Hòn Sường giáp Quỳnh Lưu đến Tràng Sơn giáp Nghi Lộc. Tiếp giáp phía đông là huyện Diễn Châu, phía bắc là một phần huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu, phía tây giáp với Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, phía Nam giáp Nghi Lộc, Đô Lương. Diện tích 560.024ha, trong đó có đất canh tác 15.647ha chiếm 29%. Một điều đáng chú ý là đồng bằng Yên Thành có độ nghiêng lớn, mặt cắt dày nên diến ra cả quá trình mài mòn, rửa trôi và bồi tụ. Đồng bằng lại hẹp ngang, lũ rút nhanh mang theo ra biển những phần đất mịn chưa kịp lắng đọng. Vì vậy đất nhẹ, giữ nước giữ mùn kém. Độ màu mỡ không bằng đồng bằng sông Mã, kém xa đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Ở giữa những cánh đồng lại xuất hiện những nhánh núi, quả đồi lèn đá xé lẻ, một số cánh đồng ở vùng trũng, bị nhiễm mặn. Yên Thành giống như một hình lòng chảo không cân với ba phía bắc, tây, nam là rừng núi, ở giữa phía đông là vùng đồng bằng trũng. Nơi cao nhất là đỉnh Vàng Tâm ở phía Tây Bắc. Nơi sâu nhất là vùng đồng trũng ven sông Điện, sông Cầu Bà âm 0,6m so với mực nước biển. [36; 4] Vùng rừng núi trung du và bán sơn địa là dạng địa hình chiếm hầu hết diện tích ở phía bắc, phía tây và phía nam huyện. Dãy núi phía bắc được hình thành do dãy núi phía đông bắc chạy từ Quỳnh Lưu đến Yên Thành, hình thành một bức màu xanh của dãy núi Bồ Bồ. Dãy núi ở phía tây và nam huyện do dãy núi Phu Hoạt ở tây bắc Nghệ An chạy về, hầu hết là rừng núi và đồi thấp, nhưng 7 vẫn có những con dốc lớn. Vùng đồi núi chủ yếu là đất bazan và một phần đất đá vôi nên có thể hình thành ở đây vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, ngoài ra còn trồng cây lương thực, rau màu. Nhìn chung, đồi núi Yên Thành là nơi chứa đựng nhiều tập đoàn cây rừng cũng như các loại động vật quý. Song trải qua nhiều biến thiên, trữ lượng rừng cũng như các loại động vật tự nhiên của huyện giảm xuống đáng kể. Hiện nay, địa hình Yên Thành có ba vùng rõ rệt: Vùng đồi núi bán sơn địa, vùng đồng bằng thâm canh và vùng đồng trũng. Về khoáng sản, căn cứ vào kết quả thăm dò thì ở Yên Thành, chưa phát hiện được khoáng sản kim loại mà chỉ có khoáng sản phi kim. Đáng kể có đá vôi ở Đồng Thành, Trung Thành, Nam Thành, Lý Thành, Bảo Thành, Vĩnh Thành, Long Thành, mỏ beri ở Sơn Thành. Cát xây dựng ở Sơn Thành, Bảo Thành và rải rác ven các sông suối. Than bùn ở Vĩnh Thành. [ 36; 6] Sông hồ tự nhiên ở Yên Thành không nhiều và không có con sông nào lớn. Hầu hết sông suối bắt nguồn từ các dãy núi phía bắc, tây nam. Sông Dinh bắt nguồn từ Đồng Trổ, Động Trọc và một nhánh từ Đồng Mai về Khe Cấy, hợp lưu với nhau chảy qua Tràng Thành sang Long Hồi, Tích Phúc xuống sông Điển. Sông Dền bắt nguồn từ động Huyệt chảy qua Kẻ Dền đổ xuống sông Sọt. Bàu sừng bắt nguồn từ động Mồng Gà chảy về Quỳnh Lăng, Yên Mã, Thành Đạt, Tiên Bồng đổ xuống sông Sở. Huyện còn có hệ thống khe dày đặc: khe Nhà Trò, khe Mả Tổ bắt nguồn từ Hòn Sường chảy về Phú Lộc, Phú Trạch, Thọ Trường, Lạc Thổ. Khe Cát chảy qua Tràng Sơn, Lương Hội về sông Điển ở các xã Khánh Thành, Long Thành, Vĩnh Thành có sông Điển chảy qua hợp lưu với sông Sọt, cầu Bà chảy về sông Bùng ra Lạch Vạn. Đây là đường giao thông đường sông quan trọng và nguồn hải sản phong phú. Ở phía nam do đồi núi trọc nên không có nguồn sinh thủy chảy đều, chỉ có một số khe và bàu như khe Ngọng, bàu Mậu Long, bàu Chèn, Liên Trì chảy về sông Vũ xuống sông Điền. Yên Thành có khí hậu và thời tiết khá phức tạp. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm nhận được bức xạ mặt trời với tổng lượng 8 nhiệt cả năm hơn 8500°C, nhiệt độ trung bình cả năm là 23°C. Trong năm có hai mùa, mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa nóng cũng là mùa bão, giông tố và hay xảy ra gió xoáy gây nhiều thiệt hại. Mùa lạnh thường có gió mùa đông bắc khô lạnh, ít mưa, nhiều mây, buổi sáng thường có sương mù, sương muối. Lượng mưa trung bình hàng năm nằm trong khoảng 1600 - 1800mm. Về giao thông, do địa hình là một vùng lòng chảo không cân với ba phía là rừng núi còn ở giữa là đồng trũng nên trước đây ngoài tuyến đường sông cửa Lạch Vạn, sông Bùng lên Yên Thành, chỉ có tuyến đường liên thôn, liên xã, liên huyện, giao thông chưa phát triển. Cho đến đầu thế kỉ XXI, quốc lộ 7A và tỉnh lộ 538 mới được khai thông nhưng chỉ đi qua một số làng xã. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ ở huyện được mở rộng nâng cấp, ngoài hai tuyến đường chính là quốc lộ 7A và tỉnh lộ 538 được mở rộng và rải nhựa, các tuyến đường liên xã, liên huyện khác được rải đá theo chương trình xây dựng “mạng đường xanh”, giúp việc đi lại của nhân dân trong huyện được thuận lợi, đồng thời giao lưu buôn bán với các huyện lân cận được thuận lợi hơn nhiều. Điều kiện tự nhiên như trên có tác động đáng kể đến tập quán, tính cách của người dân Yên Thành. Trên cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng lúa nước, các công xã nông thôn xuất hiện với những Kẻ Sừng, Kẻ Nhớ, Kẻ Sàng, Kẻ Dền, Kẻ Rục, Kẻ Sấu,…Con người sống trong cộng đồng làng xã với những quan hệ họ hàng, tôn tộc, xóm làng với những sinh hoạt văn hóa mang màu sắc của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đại đa số dân cư Yên Thành làm nông nghiệp và coi đây là nguồn sống chính. Về nguồn gốc hình thành con người, trong sách Lịch sử Huyện Yên Thành viết: “Do địa hình vùng núi Yên Thành ăn liền với các dãy núi từ phía Tây Bắc Nghệ Tĩnh trở xuống, có nhiều lèn đá vôi, nhiều hang động và thung lũng kín là địa bàn cư trú thuận lợi của ngươì Việt cổ. Với những kết quả bước đầu của 9 Khảo cổ học cho chúng ta biết Yên Thành, Diễn Châu là nơi giao lưu của nền văn hoá Bắc Nam, là nơi người Việt cổ có mặt từ lâu đời. [ 9;18 ] Cư dân Yên Thành ngày xưa không đông lắm, dân số tăng chậm, chỉ khi các quan cai trị Châu Diễn chọn Quỳnh Lăng và Kẻ Dền để xây dựng lị sở cùng với công cuộc di dân từ miền bắc vào khai dân lập làng thì dân số mới tăng mạnh. Hiện nay, dân số Yên Thành khoảng hơn 275.000 người, mật độ là 49 người/km2. Qua khảo sát thực tế và thư tịch trước đây, trên đất Yên Thành không chỉ có người Kinh mà còn có cả người Mường ở Mường Khùa, Khe Thần còn giữ lại tộc phả xác định tổ tiên của họ trước đây ở Thung Mây, Thung Lăng dọc Kẻ Cấy. Một số tộc Mường ở huyện Tương Dương (Nghệ An) gần đây về nhận tổ tiên ở Mậu Long. Tại Bàu Chèn (Liên Trì), trong năm 1960, khi làm thủy lợi, bà con xã viên phát hiệm một số một táng người phụ nữ Mường trong một cây gỗ lim tròn. Ở Bắc Thành, Liên Thành, Văn Thành, Đông Thành còn lưu lại nơi chôn cất hài cốt của đồng bào Mường trước kia. Trên các làng xã ở Yên Thành còn nhiều địa danh bằng tiếng Việt - Mường chưa bị Hán hóa như Thung Mây, Thung Lăng, Bàu Chèn, Đồng Cháng, Đồng Vằng, Hòn Ây,…[36;8] Thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa thử thách, vừa tạo thuận lợi, vừa gây khó khăn. Tuy nhiên điều đó cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên con người Yên Thành nói riêng cũng như người xứ Nghệ nói chung vốn quý nhất như trong Đại Nam nhất thống chí đã viết “Đất xấu dân nghèo tập tục cần kiệm. Nhà nông chăm chỉ ruộng nương, học trò ưa chuộng học hành”. Ở Yên Thành, vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt và mọi áp lực bất công của xã hội phong kiến, dẫu cuộc sống có nhiều lúc khó khăn, vất vả nhưng người dân luôn luôn xây dựng, vun đắp cho mình một cuộc sống lạc quan, yêu đời với những hội hè theo nhịp điệu mùa màng. Các trò dân gian như chơi đu, chọi gà, đành cờ, hát Ca Trù, hát Trống, hát Chèo,…được phổ biến rộng rãi. Trong huyện có nhiều phường hát như: Xuân Nguyên, Phúc Tăng, Liên Trì, Vạn Tràng, Bảo Nham, Kim Thành, Văn Hội, và đặc biệt là làng Quỳnh Lăng có phường hát nổi tiếng. 10 Làng Xuân Nguyên có phường hát Ca Trù của họ Nguyễn được xếp vào loại trò đại hàng từng biểu diễn ở kinh đô Huế năm 1925 và nhiều nơi trong vùng. Vào dịp hội mùa, hội làng đầu xuân, tiếng trống tuồng, trống chéo vang lên khắp nơi. Những người nông dân Yên Thành cũng là tác giả của một vùng văn hóa dân gian khá đặc sắc với những tục ngữ, ca dao, câu đố, chuyện cổ, chuyện trạng. Người dân Yên Thành thường hay kể Vè, hát Ví, hát Giặm. Vào dịp ngày mùa, những phường gặt thuê từ các huyện đến Yên Thành đem theo những lời hát ví, điệu hò của các vùng quê Nghệ Tĩnh pha trộn, hòa nhập vào những làn điệu của Yên Thành làm cho nơi đây trở thành nơi giao lưu của những ngọn nguồn văn hóa dân gian Nghệ An. Đêm đêm, bên cối giã gạo, giữa sân trục lúa, lời ca, điệu ví, câu chuyện trạng vang lên khuấy động cả vùng. Yên Thành còn được biết đến là một trong những vùng đất có truyền thống hiếu học bậc nhất của Nghệ An. Theo “Nghệ An đăng khoa lục” từ thời Trần đến thời Nguyễn ở Yên Thành có 18 vị đại khoa, trong đó có 4 Trạng Nguyên, 3 Thám Hoa, 2 Hoàng Giáp, 5 Tiến Sĩ, 4 Phó Bảng. Truyền thống đó được người dân cũng như chính quyền tạo điều kiện để duy trì và phát triển. Những người đỗ đạt cao được làng cấp ruộng, dựng nhà. Nhiều làng xã mang đậm truyền thống hiếu học của quê hương như Tam Thọ, Đinh Khoa, Yên Mã, Tràng Thành, Quỳnh Lăng, Giai Lạc,…Những người con Yên Thành từ trạng nguyên đến nhà nho hay cử nhân, tú tài, thầy đồ đều gắn bó với quê hương, đất nước, họ sống tiết tháo cương trực, cùng nhân dân sáng tạo nên những giá trị vật chất tinh thần của quê hương. Khi nước nhà lâm nguy, có người đã bỏ cả công danh, quan trường, cùng nhân dân chống giặc như cụ phó bảng Lê Doãn Nhã, cử nhân Chu Trạc, hay cũng có người về quê dạy học, làm thơ, kêu gọi thức tỉnh tinh thần yêu nước trong nhân dân như tú tài Lê Liệu, tác giả tập thơ “Nam Quốc tĩnh mê ca”.[29;80] Một truyền thống quý báu khác của người dân nơi đây là chuộng tín nghĩa, hiếu khách, kính trọng người già cả, biết ơn những người có công với họ 11 hàng làng nước. Những người có công khai khẩn đất đai, chiêu dân lập ấp, có công với dân với nước được nhân dân quý trọng tôn làm Thành Hoàng, làm Phúc Thần và lập đền thờ. Về tín ngưỡng, tôn giáo, ở Yên Thành, đạo Phật được du nhập khá sớm, từ thời tiền Lê, thời Lý đã có chùa. Đến thời Lý - Trần, một số tăng ni phật tử ngoài bắc vào hoặc ở nơi khác đến chùa Thông, chùa Gấm, chùa Vĩnh Tuy nhưng không có chùa nào có tăng ni trụ trì lâu dài. Đạo Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nhân dân, đó là thuyết nhân quả, thiện ác. Mọi người đều lo làm điều thiện, tránh điều ác, ở hiền gặp lành. Ai cũng lo cho tương lai con cháu kế thế. Đạo Nho ở Yên Thành muộn hơn đạo Phật. Chỉ từ cuối đời Trần, đạo Nho mới thịnh hành nhưng ảnh hưởng của đạo Nho đối với tâm lí, tập quán, lối sống của nhân dân là rất đáng kể, như thuyết nhân nghĩa vun đắp cho mình những phẩm chất cao quý như trung với nước, hiếu với dân, lấy báo ơn dân, đền nợ nước làm nghĩa, giành độc lập cho dân tộc làm nhân. Đạo Thiên Chúa xuất hiện ở Yên Thành vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nơi sớm nhất là Bảo Nham, Rú Đất, Đức Lân, Kẻ Dừa, Ngọc Long từ năm 1839, và muộn nhất là đến năm 1941 ở Kim Sơn, Chợ Rộc. Hiện nay Yên Thành có 48 nhà thờ xứ, họ với hơn 3 vạn giáo dân, bà con lương cũng như giáo đoàn kết tương thân tương ái đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp bức cường quyền. [36; 18] Trải qua hơn năm thế kỉ lao động cần cù, hiện nay, Yên Thành có một thị trấn và 37 xã. Nhờ có giao thông thuận tiện cũng như chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, bộ mặt kinh tế của Yên Thành đã có những thay đổi lớn, vươn kịp trình độ phát triển của tỉnh nhà nói riêng và cả đất nước nói chung. Nghề nông trở thành nguồn sống chủ yếu. Một số giống lúa quý như lúa héo, lúa chăm, lúa dự hương, nếp rồng ở Yên Thành thơm ngon nổi tiếng. Có một số lượng lớn các làng, các chợ, bến xuất hiện như chợ Dinh, chợ Bộng, chợ Rộc, chợ An, chợ Mõ, chợ Láng,… Bến Tam Tòi, bến Điển là hai bến sông lớn trong vùng. Các nghề thủ công gia truyền như nuôi tằm, dệt vải, đan lát phổ biến khắp các làng. Ở một 12 số làng hình thành nghề thủ công nổi tiếng như chiếu cói làng Văn Trai, nồi đất chợ Bộng, dệt vải Yên Nhân. 1.1.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa Lịch sử Yên Thành gắn liền với lịch sử đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, chống áp bức cường quyền cùng nhân dân cả nước. Thư tịch, dã sử, khảo sát thực địa cho chúng ta thấy trên đất Yên Thành, mỗi ngọn núi, mỗi khúc sông, cánh đồng, mỗi thôn xóm đều ghi lại những chiến tích hào hùng, có khi là những bi kịch đau thương. Những tên đất, tên làng gắn liền với lịch sử quê hương như Động Đình, Động Huyệt, Đình Mõ, Đồng Thông, Xóm Lũy, Xóm Hố, Vũ Kỳ,…đã nói lên điều đó. Yên Thành có địa thế hiểm yếu, ba phía là rừng núi, giữa là đồng bằng hướng ra biển, tiến có thể đánh, lui có thể giữ. Truyền thống yêu nước, dám xả thân vì nghĩa lớn đã được gìn giữ từ năm này qua năm khác, thế hệ trước đến thế hệ sau. Hầu như không có cuộc kháng chiến nào của nhân dân Nghệ Tĩnh mà không có con em Yên Thành tham gia. Có lúc Yên Thành đã là đất đứng chân, là nơi gửi gắm niềm tin của những người lãnh đạo vào những phút khó khăn nhất của các cuộc kháng chiến cứu nước. Ở thời Lý, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang là thế tử của vua Lý Thái Tông đã được phái vào Yên Thành khai đất, di dân, lập ấp, tuyển mộ binh lính, thu chuyển lương thảo, phục vụ cho việc dẹp giặc, giữ yên nước nhà. Đến thời Trần, Tình Quốc Đại Vương Trần Quốc Khang vào làm tư châu Nghệ An, đóng hậu cứ tại Kẻ Dền, chùa Thông, tuyển mộ binh lính, tích trữ lương thảo châu Diễn, tạo điều kiện cho quân dân nhà Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Theo tiếng gọi của đất nước, hàng nghìn người con Yên Thành đã lên đường đi đánh giặc, tiêu biểu là trạng nguyên Bạch Liêu đã cùng Thượng tướng, Thái sư Trần Quang Khải chặn đứng bước tiến của đạo quân Toa Đô từ Chiêm Thành đánh ra. Thời nhà Lê, trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, Lê Lợi phái tướng lĩnh tin cậy vào đây để xây dựng căn cứ, 13 tuyển chọn binh lính. Nguyễn Vĩnh Lộc, người làng Trang Niên (Mỹ Thành) đã tập hợp nghĩa binh, tham gia đội quân của Lê Lợi, lập nên nhiều chiến công lớn được Lê Lợi tin dùng, giao cho làm Nhập nội thành khiển. Khi mất, ông được Lê Lợi phong là Trung đẳng thần. Ở Bắc Thành, theo tộc phả họ Phan, trong khoảng thời gian này cũng có ông Phan Vân ở làng Kẻ Rục đã cùng dân làng nổi dậy cùng Lê Lợi đánh giặc Minh. Ở Yên Thành đã có nhiều gia đình gửi con em ưu tú của mình vào nghĩa quân Lê Lợi như gia đình bốn anh em họ Nguyễn ở làng Yên Thành gồm Nguyễn Thế Bồng, Nguyễn Thế Bình, Nguyễn Trung Lao, Nguyễn Thế Tài. Từ đầu thế kỉ XVI, chế độ phong kiến nước ta bước vào thời kì suy yếu, khủng hoảng kéo dài, Sau khi triều Lê sụp đổ, các phe phái phong kiến xung đột tranh giành quyền lợi dẫn đến cảnh anh em giết nhau, nội chiến tàn khốc. Yên Thành là một trong những nơi chịu hậu quả nặng nề của thời kì phân tranh Trịnh - Mạc (1543 - 1592), hỗn chiến Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672). Sang thế kỉ XVIII, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp phong kiến ngày càng gay gắt, khởi nghĩa nông dân bùng lên ở nhiều nơi. Đến cuối thế kỉ XVIII, nhân dân Yên Thành lại bùng lên mạnh mẽ trong phong trào Tây Sơn. Nhiều con em Yên Thành chiến đấu dũng cảm được Nguyễn Huệ tin dùng. Tộc phả họ Nguyễn Duy ở Bắc Thành còn ghi lại ông Nguyễn Duy Có, cháu ba đời Đức Triệu Cơ Nguyễn Duy Thiện dẫn đầu một toán nghĩa binh đi theo Nguyễn Huệ, lập công lớn và được phong làm Trung lệnh hầu. Suốt mấy thế kỉ đấu tranh, Yên Thành đã góp phần xây dựng Nghệ Tĩnh thành vùng đất hào hùng trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ bờ cõi chung của cả nước, xây dựng mở mang quê hương, giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của mình, cùng nhân dân cả nước đánh đuổi ngoại xâm, cùng góp phần sáng tạo nên nền văn minh Đại Việt. Chế độ phong kiến triều Nguyễn suy yếu, đất nước rơi vào họa xâm lược của thực dân Pháp. Khi cả Nghệ Tĩnh vang lên bản cáo trạng của Hoàng Thái 14 (Nghi Lộc) và tiếng súng khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) của Trần Tấn và Đặng Như Mai (Thanh Chương - Nam Đàn) thì nhân dân Yên Thành đã kịp thời vùng dậy khởi nghĩa. Đặc biệt khi ngọn cờ Cần Vương tung bay trên núi rừng Ấu Sơn (Hương Khê - Hà Tĩnh) thì phong trào đấu tranh của nhân dân Yên Thành càng phát triển với quy mô lớn, có tổ chức, liên kết với phong trào chống Pháp của cả Nghệ Tĩnh. Yên Thành là căn cứ địa, là đại bản doanh, là trung tâm của khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã hay còn gọi là khởi nghĩa Đồng Thông, một trong hai cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương chống Pháp ở Nghệ An. Bước sang thế kỉ XX, kế tục sự nghiệp của các văn thân, sĩ phu yêu nước, lớp tri thức yêu nước ở Yên Thành đã theo các phong trào Duy Tân, Đông Du do cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khởi xướng để tìm đường cứu nước. Chính truyền thống yêu nước nồng nàn đó đã hun đúc nên trong mỗi người dân Yên Thành tinh thần xả thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Là mảnh đất tốt để ươm mầm những hạt giống cách mạng tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các tổ chức Đảng. Là tiền đề để nhân dân huyện Yên Thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. 1.2. Quá trình hình thành và đặc điểm kiến trúc - điêu khắc các di tích Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của đất nước. Ở đó còn ẩn chứa rất nhiều thông tin của nhiều lĩnh vực khác nhau mà các nguồn thông tin trên các loại hình sử liệu khác không có và không thể có được. Đất nước Việt Nam trải qua hơn hai nghìn năm giữ nước và dựng nước. Trang sử hào hùng ấy được ghi lại bằng nhiều loại hình sử liệu khác nhau: di tích - di vật, hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ truyền miệng. Trong số những nguồn sử liệu ấy thì di tích lịch sử - văn hóa đóng vai trò như một nguồn sử liệu vật chất quan trọng. Nó cho chúng ta một số thông tin trực tiếp từ những hoạt động của con người trong quá khứ mà nhiều nguồn sử liệu khác không hoặc không có điều kiện đề cập tới. Di tích lịch 15 sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó có chứa đựng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người trong lịch sử sáng tạo ra, được đánh giá là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Thông qua các di tích, chúng ta có thể nhận biết được bình đồ kiến trúc của các di tích trải qua các thời đại, từ đó thấu hiểu thêm về cuộc sống, tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của những con người sống trong thời đại đó. Hoặc là thông qua các di vật còn được bảo lưu ở các di tích, các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như tôn giáo, địa lí, lịch sử có thể tìm thấy nhiều thông tin quý giá mà các nguồn sử liệu khác chưa bao giờ hoặc không bao giờ nhắc tới. 1.2.1. Các di tích đình làng. Yên Thành được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều loại hình di tích lịch sử - văn hóa đã tồn tại lâu đời như đình, đền, chùa, phủ thờ, …Là vùng đất có truyền thống văn hoá, các yếu tố “thiết chế” văn hoá được nhân dân chú trọng thiết lập tại các thôn, làng. Đình làng là một trong những “Thiết chế” được nhân dân quan tâm xây dựng. Cũng như bao ngôi đình đã có ở đất nước ta, đình làng Yên Thành được nhân dân xây dựng và có mặt tại khắp các làng xã trong huyện (125 làng số liệu từ năm 1945 về trước). Có làng có tới 2-3 ngôi đình, nhưng đến nay trên thực tế chỉ còn lại 19 ngôi. Đình làng - một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng, đã từ lâu ăn sâu vào trí nhớ và in đậm trong tâm khảm của mỗi con người. Đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Yên Thành. Qua bao thế kỷ, kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn hoá, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc và điêu khắc nổi bật của vùng Đông Yên nhị huyện. Khi nói đến đình làng ở Yên Thành, chúng ta bắt gặp ở đây những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, nơi “cân bằng” phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những tài năng, tư duy của dân làng, nhất là về tín ngưỡng, nơi để thờ thành hoàng làng, người có công với dân, với nước, giữ nước hoặc 16 giúp dân nghề nghiệp sinh sống. Nhìn qua đình làng ta thấy lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài và sự thể hiện đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn”. Ở đây ta dễ thấy, đình là của dân làng, nhưng thần không hẳn là người của làng. Hơn nữa, cũng như bao làng quê khác trên đất nước ta, nhân dân thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thuỷ, nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: Thần núi, thần đá trắng, thần rắn... Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ người dân Yên Thành tiếp nối nhau tạo thành một nền văn hoá đình, một nền văn hoá hỗn hợp đa dạng, khiến cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã của cộng đồng người Việt Nam. Những đình cổ nhất đó là: đình Hậu xã Bắc thành, đình Trụ Pháp xã Mỹ Thành; đình làng Xuân Đào xã Phú Thành, đình Phụng Luật xã Hợp thành, đình Mõ ở Hậu Thành... Theo quan niệm kiến trúc, đình là một kiến trúc công cộng, rộng mở để chờ đón bất cứ người con nào của quê hương, của đất việt. Với ý nghĩa như thế, đình làng chính là nơi không phân biệt giàu sang, nghèo hèn và là nơi thể hiện rõ nét văn hoá hiện thực của đời sống nhân dân. Mái cong của đình đã thể hiện tính đặc thù kiến trúc của dân tộc, không mang tính phổ biến giao thoa ảnh hưởng trong khu vực. Góc đao của đình uốn cong và vút cao do một hệ thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng là tâu đao lá mái, do vôi vữa đắp thành. Tất cả các đình làng trên đất Yên Thành đều thể hiện một khối điêu khắc trong không gian, đầy các chi tiết tinh tế, nhưng cũng đầy tính khoa học kiến trúc. Về đường nét, đình là nơi hội tụ những mô típ trang trí tuyệt hảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu và đồ hoạ. Hội làng thường được tổ chức tại sân đình, trong hội làng, dân làng thường diễn Hèm. Hèm có nghĩa là diễn lại các sinh hoạt sự tích của vị thần được thờ trong làng, những điều kiêng kị của thần... Việc việt hoá, dân dã hoá thành hoàng bằng cách triều đình “tấn phong” cho các thần linh các thôn xã chức thành hoàng làng và đã góp phần thúc đẩy các ngôi đình chiếm được các vị trí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan