Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh...

Tài liệu Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở luận văn ths. tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

.PDF
117
373
98

Mô tả:

65 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ THỊ THẢO TÌM HIỂU MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ VÀ LÒNG TỰ TRỌNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2013 65 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ THỊ THẢO TÌM HIỂU MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ VÀ LÒNG TỰ TRỌNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Bahr Weiss Th.S. Trần Thành Nam HÀ NỘI – 2013 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CRPBI Child’s Report of Parental Behavior 2 HVUX Hành vi ứng xử 3 HS Học sinh 4 LTT Lòng tự trọng 5 PAQ Parental authority questionaire 6 PC Phong cách 7 SKTT Sức khỏe tâm thần 8 THCS Trung học cơ sở 9 THPT Trung học phổ thông 10 VTN Vị thành niên 11 VTN&TN Vị thành niên và thành niên STT 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số lượng khách thể nghiên cứu theo từng trường ..................... 41 Bảng 2.2: Số lượng khách thể nghiên cứu chia theo giới tính, khối lớp........... 43 Bảng 3.1: Số lượng khách thể thu được tương ứng với các trường ........... 52 Bảng 3.2: Thực trạng trình độ học vấn của cha mẹ trẻ .............................. 53 Bảng 3.3: Bảng số liệu thể hiện thứ tự sinh trong gia đình........................ 55 Bảng 3.4: Các mức độ LTT của học sinh THCS ....................................... 55 Bảng 3.5: Mức độ lòng tự trọng ở nhóm học sinh nội, ngoại thành .......... 56 Bảng 3.6: Mức độ lòng tự trọng ở nhóm khách thể nghiên cứu theo giới. .......... 57 Bảng 3.7: Mức dộ lòng tự trọng ở nhóm khách thể nghiên cứu chia theo lớp..........59 Bảng 3.8: Mức độ lòng tự trọng ở nhóm khách thể nghiên cứu chia theo mức độ quan hệ xã hội ...................................................................... 60 Bảng 3.9: Mức độ Lòng tự trọng chia theo tiêu chí học lực ...................... 61 Bảng 3.10: Mức độ LTTchia theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ ........... 63 Bảng 3.11: Điểm trung bình các phong cách làm cha mẹ do trẻ đánh giá .......... 64 Bảng 3.12: Điểm trung bình các hành vi làm cha mẹ theo thang CRPBI . ........ 64 Bảng 3.13: Mối tương quan giữa điểm tổng tự trọng của trẻ và phong cách làm cha mẹ đo bằng thang PAQ do trẻ báo cáo...................... Bảng 3.14: Mối tương quan giữa điểm tổng tự trọng và hành vi làm cha mẹ đo bằng thang CRPBI do trẻ báo cáo ............................................ 2 66 67 Bảng 3.15: LTT của trẻ vị thành niên chia theo trình độ học vấn của cha ......... 69 Bảng 3.16: Lòng tự trọng của trẻ vị thành niên chia theo trình độ học vấn của mẹ ......................................................................................... 70 Bảng 3.17: Lòng tự trọng của trẻ chia theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ ............71 Bảng 3.18: Lòng tự trọng của trẻ vị thành niên chia theo thu nhập bình quân của gia đình.............................................................................. 3 73 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Thực trạng trình độ học vấn của cha, mẹ .................................. 54 Biểu đồ 3.2: Các mức độ lòng tự trọng so sánh theo giới.......................... 58 Biểu đồ 3.3: Các mức độ lòng tự trọng so sánh theo tiêu chí học lực ........ 62 4 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ............................................................................................... i Danh mục viết tắt ..................................................................................... ii Danh mục các bảng .................................................................................. iii Danh mục các biểu đồ .............................................................................. iv Mục lục .................................................................................................... v MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦ A VẤN ĐỀ NGHIÊN CƢ́U .............. 4 1.1. Những vấn đề lý luận về lòng tự trọng .............................................. 4 1.1.1. Khái niệm lòng tự trọng .................................................................. 4 1.1.2. Vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống con người ...................... 8 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng..................................... 13 1.1.4. Cơ sở hình thành lòng tự trọng của HS trung học cơ sở .................. 17 1.2. Phong cách làm cha mẹ và các công trình nghiên cứu có liên quan đến phong cách làm cha mẹ ...................................................................... 22 1.2.1. Tầm quan trọng của hành vi, phong cách làm cha mẹ ..................... 22 1.2.2. Hành vi, phong cách làm cha mẹ .................................................... 24 1.2.3. Các kiểu phong cách làm cha mẹ ................................................... 25 1.2.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và sự phát triển hành vi, cảm xúc của con cái .................................................... 1.3.Học sinh trung học cơ sở và đặc điểm ................................................ 5 32 33 1.3.1. Vị trí, ý nghĩa lứa tuổi HS trung học cơ sở ..................................... 33 1.3.2. Đặc điểm học sinh trung học cơ sở ................................................. 34 Chƣơng 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................. 41 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ....................................... 41 2.1.1. Khái quát ba trường nghiên cứu ...................................................... 41 2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ..................................................... 43 2.2. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................... 44 2.2.1.Giai đoạn 1 ...................................................................................... 44 2.2.2.Giai đoạn 2 ...................................................................................... 44 2.2.3.Giai đoạn 3 ...................................................................................... 44 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 45 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................... 45 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng thang đo, bảng hỏi ............................... 45 2.3.3. Phương pháp thống kê toán học ...................................................... 50 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 52 3.1. Thực trạng về khách thể nghiên cứu .................................................. 52 3.1.1. Thực trạng lòng tự trọng của học sinh THCS ................................. 55 3.1.2. Thực trạng các phong cách, hành vi làm cha mẹ ............................. 64 3.2. Tương quan giữa PC, hành vi làm cha mẹ và LTT............................. 66 3.3. Mối quan hệ giữa lòng tự trọng và phong cách hành vi làm cha mẹ dưới sự ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học .................................. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 6 68 75 1. Kết luận ................................................................................................ 75 2. Khuyến nghị ......................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 79 PHỤ LỤC................................................................................................ 81 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lòng tự trọng (LTT) thường được xem là những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công và hạnh phúc của mỗi cá nhân. Chính vì vậy các bậc cha mẹ đều muốn xây dựng cho con cái mình. LTT là cách mà một người nghĩ và tin rằng mình có năng lực và xứng đáng nhận được sự quý trọng và thương yêu của những người xung quanh. LTT là nền tảng để nâng cao sự tự tin vì khi một người nghĩ và tin rằng mình có năng lực, người đó sẽ có nhiều khả năng và động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có thể nói, khi trẻ xây dựng được LTT cho bản thân, các em sẽ cảm thấy mình luôn nhận được tình yêu thương từ người khác và cũng biết quý trọng bản thân. Các em có khuynh hướng đặt ra mục tiêu cao, ý thức được giá trị của mình, có tinh thần dám nghĩ dám làm và không ngại việc có thể vấp phải sai lầm. Nhiều bằng chứng nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có LTT cao thường có kết quả học tập tốt. Các nghiên cứu đi trước cũng chỉ ra rằng LTT hình thành và phát triển trong suốt quá trình phát triển thời thơ ấu thông qua những trải nghiệm với cha mẹ và môi trường xã hội hoá đầu tiên là gia đình. Trong đó, hành vi ứng xử (HVUX) của cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển LTT của các em không chỉ đối với tuổi tiền học đường mà thậm chí còn ảnh hưởng đến giai đoạn Vị thành niên (VTN). Giai đoạn lứa tuổi học sinh Trung học Cơ sở (THCS) là một giai đoạn trẻ rất dễ bị tổn thương và dao động về mặt giá trị. Nếu trẻ hình thành được LTT thì các em dễ vượt qua được những khó khăn và khủng hoảng, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng (VTN). Hơn nữa, chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm đến LTT ở tuổi HS THCS và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển LTT. Với những lí do trên tôi quyết định chọn vấn đề “Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng ở học sinh trung học cơ sở” làm đề tài nghiên cứu. 8 2. Mục đích nghiên cứu Kiểm tra mối liên hệ giữa PC, hành vi ứng xử của cha mẹ với con cái và LTT ở trẻ THCS. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi đề tài 3.1. Khách thể nghiên cứu Phụ huynh và HS tại các trường THCS nội, ngoại thành Hà nội 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa phong cách (PC), hành vi ứng xử của cha mẹ và LTT ở trẻ THCS. 4. Giả thuyết khoa học Giả thuyết chung: phong cách, hành vi ứng xử của cha mẹ và sự phát triển LTT ở trẻ có mối liên hệ với nhau. Cụ thể là: + Cha mẹ áp dụng phong cách làm cha mẹ dân chủ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ có mối tương quan thuận với LTT ở trẻ. + Cha mẹ áp dụng phong cách làm cha mẹ độc đoán, nghiêm khắc, yêu cầu trẻ luôn phải tuân theo ý mình và không được đòi hỏi hay giải thích có mối tương quan nghịch với LTT ở trẻ. + Cha mẹ có hành vi ứng xử ấm áp, nhất quán sẽ có mối tương quan thuận với LTT ở trẻ. + Cha mẹ có hành vi ứng xử theo hướng kiểm soát về mặt tâm lý sẽ có mối tương quan nghịch với LTT ở trẻ. 5. Nhiệm vụ của đề tài 5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 5.2. Thực trạngPC hành vi ứng xử của cha mẹ HS hai khối lớp tại 3 trường THCS trên địa bàn Hà Nội 5.3. Tìm hiểu thực trạng LTT của trẻ 5.4. Tìm hiểu mối tương quan giữa PC, hành vi ứng xử của cha mẹ với LTT, sự tự tin của trẻ 9 5.5. Đề xuất các phương pháp cải thiện 6. Các phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Qua việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các trang web,… về các vấn đề liên quan như phương pháp, PC nuôi dạy con cái, sự tự tin của trẻ. Từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp phỏng vấn. + Phương pháp điều tra thông qua thang đo. + Bảng hỏi thông tin. + Thang đo về PC hành vi ứng xử của cha mẹ: CRPBI và PAQ. + Thang đo đánh giá LTT của trẻ: Sorensen Self-Esteem Test 6.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để phân tích. Ngoài các phân tích thống kê thông dụng như phần trăm, tỉ lệ, tính tổng, điểm trung bình chúng tôi dùng ANOVA để phân tích và so sánh các nhóm. Chúng tôi sử dụng tương quan (Pearson) để tìm hiểu mối quan hệ giữa các thang đo và tiểu thang đo, và một số mối quan hệ khác. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦ A VẤN ĐỀ NGHIÊN CƢ́U 1.2. Những vấn đề lý luận về lòng tự trọng 1.2.1. Khái niệm lòng tự trọng LTT (LTT) là sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người. Nó mạnh hơn cả ý thức bẩm sinh về giá trị bản thân. LTT càng ngày càng có vai trò quan trọng đối với đời sống. Con người không thể hiện thực hóa những tiềm năng của mình nếu không có LTT, cũng như không tồn tại xã hội mà trong đó các thành viên không đánh giá được bản thân và không tin tưởng vào năng lực của mình. Vậy LTT là gì và như thế nào ? tại sao nó ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của chúng ta như vậy ? Có nhiều khái niệm khác nhau về LTT. + LTT là thái độ tích cực hoặc tiêu cực về bản thân, mức độ ưa thích hoặc sự hài lòng với bản thân, và cảm giác về giá trị so với người khác (Brinthaupt & Erwin, năm 1992, Cook, 1987). + William James trong tác phẩm (Những nguyên tắc cơ bản của Tâm lý học – 1890) quan niệm LTT được xác định bởi tỉ số giữa thực tế và tiềm năng giả định, một phân số mà mẫu số là ước muốn và tử số là thành công. LTT = Sự thànhcông/ Ước muốn Phân số này có thể tăng lên khi chúng ta hạ bớt mẫu số hay tăng tử số. Nếu hiểu theo quan niện này thì một người không có khát khao mơ ước gì trong công việc lẫn trong cuộc sống cũng có thể có LTT tương đương với một người thành công trong công việc và nhân cách. + Stanley Coopersmith tác giả cuốn “Nguồn gốc LTT” cũng cho rằng: LTT là sự đánh giá cá nhân về giá trị bản thân, thể hiện bằng thái độ của người đó đối với chính bản thân mình. Quan niệm này đã đề cập đến sự đánh giá bản thân mà cá nhân đưa ra và giữ vững với thái độ coi trọng. 11 + Richard L.Bednar, M. Gawain Wells và Scott R. Pteson trong tác phẩm “LTT nghịch lý và sự đổi mới trong lý thuyết và thực tiễn’’ cho rằng LTT là sự ý thức về giá trị cá nhân một cách lâu dài và đầy cảm xúc, dựa trên sự tự nhận thức một cách chính xác. + Một định nghĩa trong tác phẩm “Hướng tới trạng thái tự trọng” cho rằng. LTT là sự nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của bản thân đồng thời ý thức được trách nhiệm với bản thân mình và người khác. Cũng có quan niệm cho rằng LTT là một thuật ngữ tâm lý học để phản ánh đánh giá tổng thể giá trị của một người. LTT bao gồm niềm tin (ví dụ, "Tôi có thẩm quyền", "Tôi xứng đáng") và những cảm xúc như chiến thắng, niềm tự hào, thất vọng và xấu hổ. LTT là cách mà một người nghĩ và tin rằng mình có năng lực và xứng đáng nhận được sự quý trọng và thương yêu của những người xung quanh. + Coatsworth và Conroy (2006) giải thích LTT là đánh giá tổng thể của một người về chính bản thân mình và phản ánh cảm giác về các kỹ năng, khả năng và các mối quan hệ xã hội. + Một số tác giả (Crocker& Park, 2003) đề xuất lý thuyết về LTT dựa trên các lĩnh vực của giá trị bản thân. LTT và liên hệ với nó là tự tin tăng hay giảm cùng với những thành công hay thất bại của con người. + Từ giữa những năm 1960, Morris Rosenberg và các nhà lý thuyết học tập xã hội xác định LTT trong một cảm giác ổn định giá trị cá nhân hoặc xứng đáng. LTT có hai mặt quan hệ với nhau gồm: (a) Ý thức về khả năng (tính hiệu quả ) (b) Ý thức về giá trị bản thân (thái độ tự trọng ). Theo sự trải nghiệm tâm lý học một cách đầy đủ, LTT là sợi dây liên hệ hai mặt của một vấn đề. Khả năng là sự tin tưởng vào bản thân, vào suy nghĩ, cách thức mà chúng ta phán đoán, lựa chọn hay đưa ra quyết định; tin tưởng vào khả năng 12 của bản thân để từ đó có thể hiểu được những nhu cầu và đam mê của mình. Khả năng chính là sự tin tưởng bản thân hay những hiểu biết của bản thân. Thái độ tự trọng có nghĩa là tin tưởng vào giá trị bản thân, dứt khoát hướng về lẽ phải để sống và cảm thấy hạnh phúc, quyết đoán đưa ra những suy nghĩ, những nhu cầu, và đó là những niềm vui do tự nhiên mà có chứ không phải do cố gắng tạo ra. Một cách cụ thể khi cá nhân cảm thấy mình không đủ khả năng đối mặt với thử thách cuộc sống, không tin tưởng vào khả năng của mình, chúng ta sẽ nhận ra ở người đó thiếu LTT. Khả năng của bản thân và thái độ tự trọng là hai yếu tố tạo nên LTT cao. Thiếu một trong hai, LTT bị giảm bớt. Chúng chỉ rõ đặc điểm mang tính giới hạn của LTT. Chúng không chỉ miêu tả nguồn gốc hoặc hai mặt của LTT mà còn miêu tả bản chất LTT. Thái độ tự trọng khuyến khích chúng ta rộng lượng hơn, ý thức cộng đồng cao hơn, thể hiện tính độc lập và coi trọng lẫn nhau. Nhu cầu về LTT xuất phát từ thực tế : nhận thức của con người tự nguyện phục vụ cho nhiệm vụ duy nhất đó là giúp bản thân có đủ khả năng đối mặt với thử thách cuộc sống. Chúng ta sẽ đạt được điều này nếu sống một cách có ý thức, trách nhiệm. LTT đi đôi với khả năng chúng ta đánh giá một cách cơ bản về cuộc sống và hoạt động trí tuệ ẩn chứa sau cách ứng xử của mình. Làm tốt điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận thức được sai lầm trong định giá giá trị bản thân – những tiêu chuẩn như sự yêu mến của mọi người dành cho mình, sự ảnh hưởng, sự giàu sang hay sắc đẹp. Chúng ta tồn tại trong xã hội nên sự đánh giá về LTT của chúng ta từ những người khác là hoàn toàn cần thiết. + Một tác giả khác, Nathaniel Branden đã định nghĩa LTT là : a. Sự tin tưởng vào khả năng của chính mình để suy nghĩ và đương đầu với thử thách cuộc sống. b. Sự tin tưởng vào quyền được hạnh phúc, cảm giác mình có giá trị, mình xứng đáng, quyền được đòi hỏi những điều mình muốn và được hưởng thụ thành quả những nỗ lực, cố gắng của bản thân. 13 LTT là sức mạnh con người cần có. Mọi người cần nó để góp phần vào tiến bộ cuộc sống; nó không phụ thuộc vào sự phát triển cao hay thấp mà nó mang giá trị sống còn. Mặc dầu có nhiều định nghĩa về LTT nhưng trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm về LTT theo quan điểm của TS. Sorensen như sau: “LTT được xem như một loại sơ cấu nhận thức ở đó cá nhân tự xác định về mình như là người có đủ năng lực hoặc không đủ năng lực, xứng đáng hoặc không xứng đáng, khó ưa hay được chấp nhận, hoạt độn chức năng hiệu quả hay không có hiệu quả”. Những suy nghĩ này sau khi hình thành ở trẻ sẽ chiếm lĩnh phần lớn suy nghĩ tư tưởng, ảnh hưởng đến những giả định về cá nhân và dẫn đến những hành vi tự thất bại. Một số dấu hiệu của người có LTT thấp theo TS Sorensen là: + Một người có xu hướng hay tin nhầm người hoặc luôn cảm thấy mình lựa chọn sai. + Cảm thấy không thỏa mãn trong mối quan hệ với những người khác + Hay bị mọi người nói là quá nhạy cảm + Luôn cảm thấy buồn, không hạnh phúc hoặc cảm thấy e ngại trước công việc và trong cuộc sống + Thường cảm thấy lo lắng trước những tình huống mới + Thường cảm thấy lo sợ mình sẽ bị hỏi những câu hỏi mình không biết trả lời hoặc bị yêu cầu làm những việc mà bạn không biết cách làm + Cảm thấy mình thiếu tự tin và kỹ năng để làm những việc mà bạn bè đồng nghiệp đều có thể làm được + Cảm thấy mình không được người khác chấp nhận + Cảm thấy e ngại khi phải chia sẻ ý kiến của mình với người xung quanh + Luôn cảm thấy thiếu thốn + Luôn so sánh với người khác về giá trị bản thân + Luôn cảm thấy không an toàn. 14 1.2.2. Vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống con người Theo tài liệu tập huấn về kĩ năng sống của UNICEF thì LTT là rất quan trọng với cuộc sống của con người bởi những lí do sau đây : + LTT cao giúp con người có kĩ năng đối mặt với bất kì điều gì xảy ra trong cuộc sống. Trẻ em với LTT thấp có thể không muốn thử những điều mới và có thể nói tiêu cực về bản thân mình: "Tôi ngu ngốc", "Tôi sẽ không bao giờ tìm hiểu làm thế nào để làm điều này", hoặc "điểm là gì không ai quan tâm đến tôi". Họ có thể biểu hiện sự thất vọng, từ bỏ một cách dễ dàng hoặc chờ đợi cho một cơ hội đi qua. Họ có xu hướng quá quan trọng và trầm trọng thêm thất vọng của bản thân mình. Một cảm giác bi quan chiếm ưu thế. Điều này đặt trẻ em tới nguy cơ căng thẳng, dẫn tới các vấn đề về sức khỏe tâm thần, gia tăng các hành vi phạm tội. Trẻ em có LTT cao có xu hướng giao lưu, tương tác với những người khác. Họ cảm thấy thoải mái trong môi trường xã hội và thích hoạt động của nhóm cũng như theo đuổi sự độc lập. Khi thách thức phát sinh, họ có thể hướng tới việc tìm kiếm các giải pháp mà không coi thường bản thân hoặc những người khác. Ví dụ, thay vì nói: "Tôi là một thằng ngốc”, một đứa trẻ có LTT lành mạnh nói," Tôi không hiểu điều này”. " Trẻ biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, và chấp nhận chúng. Một cảm giác lạc quan chiếm ưu thế. + LTT cao cho chúng ta sự can đảm để thử điều mới, sẵn sàng với thử thách, khó khăn. Các cá nhân có LTT thấp có xu hướng đối mặt với các tình huống căng thẳng thông qua việc buông thả hành vi, tự đổ lỗi cho bản thân. Hơn nữa, cá nhân có LTT thấp có xu hướng tiếp nhận nhiệm vụ khó khăn là ngoài tầm kiểm soát của họ, dẫn đến việc sử dụng các cảm xúc tập trung vào chiến lược đối phó để giảm các cảm xúc tiêu cực và căng thẳng. Ngược lại, các cá nhân có LTT cao có xu hướng nhận thức tình huống như kiểm soát và tìm biện pháp nhằm thay đổi nguyên nhân gây ra vấn đề, bất kể những khó khăn của nhiệm vụ. Luận điểm này cũng được khẳng định bởi Lane và cộng sự (2002). 15 + LTT cao giúp chúng ta đưa ra những quyết định và phán xét đúng đắn. Con người có LTT cao thường độc lập, ít bị cám dỗ, có thái độ tích cực đối với mình, thường được cả những người xung quanh thừa nhận. Sự hài lòng làm con người có cảm giác tự tin, có giá trị, có sức mạnh, đủ năng lực và toàn vẹn khi đưa ra quyết định, phán xét để trở thành người có ích cho xã hội.Với LTT kém, khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc sống bị thu hẹp. Chúng ta sẽ suy sụp trước những thử thách bất lợi mà một người với LTT cao có thể vượt qua. Trong nghiên cứu của mình Boden và cộng sự (2008) thừa nhận rằng tuổi niên thiếu là một thời gian quan trọng cho sự phát triển của LTT, VTN nhanh chóng tiếp cận tuổi trưởng thành và bắt đầu đảm nhận vai trò người lớn và có trách nhiệm. Vì vậy, nghiên cứu của họ đã có hai mục tiêu chính: + Xem xét vai trò của LTT trong sức khỏe tâm thần, sự sử dụng chất, sự hài lòng về cuộc sống, và sự hài lòng về các mối quan hệ. + Kiểm tra xem LTT trong tuổi VTN liệu có liên quan đến sức khỏe tinh thần, việc sử dụng chất, kết quả của cuộc sống và kết quả của mối quan hệ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng LTT thấp có liên quan tới một loạt các kết quả tiêu cực của cuộc sống (ví dụ, bệnh tâm thần, sử dụng chất, các mối quan hệ không hài lòng). Họ nhận thấy LTT thấp ở tuổi 15 là có tương quan với tăng nguy cơ của các chẩn đoán sức khỏe tâm thần (ví dụ, trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi, rối loạn nhân cách chống đối xã hội và ý tưởng tự sát), sử dụng chất hoặc phụ thuộc vào chất, giảm sự thỏa mãn về cuộc sống và giảm sự thỏa mãn về các mối quan hệ. Ngoài ra, LTT thấp ở tuổi trưởng thành đã được liên kết với một chẩn đoán tâm thần trước đó (thường là trong tuổi VTN) chỉ số IQ thấp, tăng nhạy cảm thần kinh, tình trạng kinh tế xã hội thấp, rối loạn chức năng gia đình và lạm dụng thể chất hoặc tình dục ở một đứa trẻ. LTT thấp liên quan đáng kể tới khả năng tăng tự sát ở cả hai giới, sự gia tăng bị bắt nạt và sử dụng rượu, ma túy, tự tử ở các bé trai, và gia tăng các 16 nguy cơ các hành vi tình dục ở các bé gái. Phản hồi từ thanh thiếu niên chỉ ra rằng LTT thấp tồn tại trong lĩnh vực gia đình cũng như ở trường học có tương quan với việc sử dụng thuốc lá, hành vi tình dục nguy hiểm tăng lên, tăng khả năng bắt nạt một HS khác và cơ hội bị HS khác bắt nạt. LTT thấp trong mối tương quan với hình ảnh cơ thể chỉ mang lại kết quả đáng kể cho trẻ em gái. Vì vậy dự đoán rằng phát triển LTT của một VTN có thể là một yếu tố bảo vệ chống lại viêc tham gia vào các hành vi rủi ro. Nhìn chung, nghiên cứu về LTT của thanh thiếu niên đã làm nổi bâ ̣t m ột thực tế rằng LTT càng cao thì cơ hội tham gia trong những hành vi nguy hiểm hoặc gặp vấn đề sức khỏe tâm thần càng thấp (ví dụ, trầm cảm hoặc lo âu). Nghiên cứu hoàn thành trong một số khu vực trên khắp Hoa Kỳ cũng như ở Nam Phi và New Zealand tất cả các nghiên cứu chỉ ra rằng cá nhân có LTT cao thì khả năng bảo vệ tốt hơn trước cuộc sống tiêu cực. Khẳng định tính hiệu quả của LTT trong thực tế, nó là hệ thống miễn dịch của nhận thức – sẽ cung cấp sức đề kháng, sức mạnh và năng lượng cho sự tái tạo tinh thần. A.MasLow (1908- 1970) trong lí thuyết phân cấp các nhu cầu đã chia hệ thống nhu cầu của con người thành 5 thứ bậc, được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ nhu cầu thấp nhất đến cao nhất : nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình thương , nhu cầu tôn trọng (gọi chung là nhóm nhu cầu thiếu hụt) Nhu cầu hiểu biết, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu sáng tạo (gọi chung là nhóm nhu cầu phát triển) Nhà tâm lý học Mỹ Abraham Maslow đã xếp LTT trong hệ thống phân cấp nhu cầu của mình.Ông mô tả hai dạng khác nhau của LTT. Đó là LTT cho chính mình như (tình yêu, sự tự tin, kỹ năng, năng khiếu...), và sự tôn trọng nhận được từ những người khác (công nhận, thành công, đánh giá cao, được tin tưởng...). Theo ông A. Maslow con người có nhu cầu tôn trọng, nhu cầu được đánh giá cao, bền vững và có cơ sở vững chắc về mình từ những người 17 khác vì sự tôn trọng và tự đánh giá về mình. Khi nói về tính bền vững dựa trên khả năng tự đánh giá, ông có ý nói rằng điều này dựa trên khả năng và thành tích có thực và dựa trên sự tôn trọng của những người khác. LTT là một nét tính cách quan trọng và rất bền vững, có liên quan chặt chẽ với những thuộc tính nhân cách còn lại. Càng ngày nghiên cứu của các nhà tâm lý học càng đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của nhóm nhu cầu này trong nhân cách của con người. Nhiều giả thuyết ban đầu cho rằng LTT là một nhu cầu cơ bản của con người hoặc động cơ thúc đẩy con người hoạt động chiếm lĩnh các giá trị. Theo Maslow con người cần thiết phải có LTT, cá nhân sẽ được định hướng để tìm kiếm, phát triển nó chứ không thể tự có còn Nathaniel Branden cho rằng suy nghĩ độc lập là cách tốt nhất để rèn luyện LTT. Ngay cả khi nó không dễ thực hiện, có thể tạo nên sự sợ hãi, thực hiện nó là phải đấu tranh với cảm giác không chắc chắn, thiếu an toàn. Trong tác phẩm sức mạnh của LTT Nathaniel Branden cho rằng LTT mang giá trị sống còn. Là sức mạnh mỗi người cần có. Nếu phủ nhận LTT, sự phát triển tâm lí của chúng ta sẽ bị cằn cỗi. Chúng ta sẽ suy sụp trước những thử thách bất lợi mà một người với LTT cao có thể vượt qua. Chúng ta có xu hướng né tránh nỗi đau hơn là tìm kiếm trải nghiệm niềm vui, khẳng định nó mạnh hơn là quyết tâm đấu tranh chống lại nó. Nếu không tin vào bản thân mình – kể cả khả năng lẫn những đức tính tốt – thì mọi thứ đều chống lại chúng ta. Nếu tin tưởng vào trí tuệ và giá trị bản thân, chúng ta sẽ cảm thấy thế giới luôn rộng mở với mình. Đồng thời tạo cho chúng ta biết cách ứng phó thích hợp với thử thách và nắm bắt cơ hội trong cuộc sống. Chính LTT đã tạo điều kiện, tiếp thêm sinh lực và là động cơ thúc đẩy. Nó thôi thúc chúng ta đạt lấy thành tựu và cho phép chúng ta vui mừng và hãnh diện về những thành tựu mình đạt được. Đồng thời, nó giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm một cách an toàn. Ý thức bản thân phát triển tốt là điều kiện cần cho cuộc sống tốt 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất