Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Tìm hiểu môi trường quản lý ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vi...

Tài liệu Tìm hiểu môi trường quản lý ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank

.PDF
10
281
138

Mô tả:

Giới thiệu đôi nét về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank: Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Điện thoại: 1900.558.868/ 84-4-39421158/ 84-4-394210300             Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiế t kiêm. ̣ Các hoạt động chính o Huy động vốn o Cho vay, đầu tư o Bảo lãnh o Thanh toán và Tài trợ thương mại o Ngân quỹ o Thẻ và ngân hàng điện tử Có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quy,̃ Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, đinh ̣ chế tài chiń h tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank I. Môi trường bên ngoài 1. Môi trường chung a. Môi trường kinh tế Kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu tích cực nhưng phục hồi chậm hơn kì vọng. Kinh tế trong nước đối mặt với nhiều khó khăn. Tăng trưởng chậm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nợ xấu chưa được giải quyết dứt điểm đang là gánh nặng cho nền kinh tế. Vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng các doanh nghiệp giải thể. GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 4,9% so với cùng kì 2012. Mục tiêu tăng trưởng 5,5% khó đạt được. Dự kiến tăng trưởng GDP cả năm chỉ đạt 5,3%. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. CPI 6 tháng đầu năm biến động nhẹ. CPI tháng 6/2013 tăng 6,69% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng trưởng thấp, tổng cầu giảm. Dự báo nhiều khả năng lạm phát cả năm 2013 sẽ ở mức 5%. Thất nghiệp có xu hướng tăng. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2013 ước tính 2,28%; tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ước tính 2,95%; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ước tính là 6,07% (được tính cho những người từ 15-24 tuổi). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm bằng 29,6% GDP. FDI 6 tháng đầu năm ước đạt 105,6% cùng kì năm trước, chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo. Bội chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 92.390 tỉ đồng, bằng 57% mức bội chi Quốc hội quyết định đầu năm. Nhập siêu 1,4 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm. Tỷ giá nhìn chung tương đối ổn định, chỉ xảy ra một vài đợt biến động nhưng không quá mạnh và NHNN đã kịp thời can thiệp. Khó khăn chung của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp gây ra tác động tiêu cực đến ngân hàng. Tuy nhiên, Vietinbank vẫn giữ lợi thế có quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP, dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận. Đây là cơ hội để ngân hàng khẳng định vai trò chủ lực của mình trong hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam. b. Môi trường chính trị - pháp luật Chính trị Việt Nam ổn định và vẫn tiếp tục duy trì sự ổn định trong lâu dài là một thuận lợi lớn. Chính trị Việt Nam đi theo mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn đảng, khẳng định vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về phân chia quyền lực thì quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện Đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước ngoặt cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước và có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam là thành viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, WTO,… Còn nhiều khó khăn, bất ổn về pháp lí. Hoạt động ngân hàng phải tuân thủ quá nhiều quy định của pháp luật của các ngành khác, bởi nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi đó, hệ thống pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chậm được hướng dẫn cụ thể. Còn nhiều vướng mắc về giấy phép hoạt động, lãi suất huy động, việc đảo nợ, vấn đề bảo lãnh, giới hạn dư nợ cấp tín dụng, mua cổ phần của ngân hàng khác… Một khó khăn lớn với các ngân hàng là hoạt động tố tụng trong quá trình thu hồi nợ. Việc chuyển thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tín dụng về tòa án cấp huyện đang gây khó khăn cho ngân hàng do tiến độ chậm, thẩm phán thiếu kinh nghiệm. Nhìn chung, môi trường chính trị trong nước ổn định. Tuy nhiên môi trường pháp lí còn chưa hoàn thiện gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng. c. Môi trường văn hóa – xã hội Nhân khẩu học: Dân số Việt Nam năm 2012 ước đạt 88,78 triệu người. Dân số nam chiếm 49,5%; dân số nữ 50,5%. Trong tổng dân số cả nước, dân số khu vực thành thị chiếm 32,5%; dân số khu vực nông thôn chiếm 67,5%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người. Việt Nam đạt cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên đang có những dấu hiệu bước vào thời kì già hóa dân số. Tầm vóc thể lực của người dân còn nhiều hạn chế, tuổi thọ bình quân của người dân khá cao nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại thấp. Chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp so với các nước trong khu vực nhưng đang được cải thiện. Những tiến bộ về phát triển xã hội, bao gồm cả y tế và giáo dục diễn ra còn chậm. Văn hóa: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo. Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Người Việt Nam có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Phần lớn người Việt không theo tôn giáo. Người Việt có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Đây là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. d. Môi trường công nghệ Sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cao cho hoạt động ngân hàng. Hiện nay, ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin là yếu tố có vai trò quyết định, mang tính sống còn của các ngân hàng. Kiến trúc công nghệ ngày càng tiên tiến, hiệu năng cũng như tính an toàn cao. Các công nghệ mới ra đời cũng đem lại những sản phẩm, dịch vụ ưu việt. Hoạt động ngân hàng ngày càng thuận tiện, nhanh chóng, đem lại lợi ích cho khách hàng cũng như giảm thiểu chi phí cho ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt đang được chú trọng phát triển, tuy nhiên còn bất tiện nên chưa tạo được thói quen cho người dân. Dự báo, trong 5 năm tới, dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking sẽ chiếm chủ yếu trong các giao dịch ngân hàng, giao dịch qua ATM hay tại chi nhánh sẽ giảm đáng kể. e. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Tài nguyên đất ở nông thôn bị suy thoái do hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, còn tại các đô thị là do sản xuất, sinh hoạt. Đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên bị xói mòn mạnh, đất ở ven biển miền Trung ảnh hưởng sa mạc hóa, ĐBSCL đối mặt với hiện tượng phèn hóa, xâm nhập mặn. Nước mặt đang suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng. Các hồ, ao, kênh, mương chảy qua các thành phố lớn đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, thậm chí trở thành nơi chứa nước thải. Chất lượng không khí cũng ngày càng suy giảm, đặc biệt tại các TP lớn như Hà Nội và TP HCM, nồng độ bụi vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần. Tình trạng suy giảm về loài đang ở mức báo động. 47 loài ở Việt Nam đang ở mức nguy cấp. Nguyên nhân do diện tích hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục bị thu hẹp mạnh, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước, núi đá vôi, bãi bồi cửa sông ven biển…, làm mất nguồn cung cấp nước ngầm, nơi sinh sản, phát triển, cư trú của các loài sinh vật. Độ che phủ rừng đạt 40% diện tích, diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng giảm. Diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 0,57 triệu ha, tập trung trong các rừng phòng hộ và khu bảo tồn. Rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn vẫn đứng trước nguy cơ bị chuyển đổi mục đích phục vụ cho khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện. Tài nguyên khoáng sản đang bị khai thác bừa bãi và ngày càng trở nên khan hiếm. Khai thác khoáng sản bằng công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp dẫn tới lãng phí, thất thoát tài nguyên. Môi trường thiên nhiên đang bị hủy hoại nặng nề gây ra tổn thất vô cùng lớn đối với xã hội và nền kinh tế, gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. f. Môi trường quốc tế Toàn cầu hóa đang là xu hướng hiện nay. Điều này mang lại thuận lợi nhưng cũng đồng thời là khó khăn cho sự phát triển của ngân hàng. Môi trường kinh tế quốc tế: Ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế và đang ngày càng phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Sự biến động của thị trường chứng khoán, của giá vàng hay giá dầu thô trên thế giới cũng gây ra ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và những nguy cơ tiềm ẩn. Hoạt động ngân hàng vì thế cũng khó mà phát triển mạnh như những năm trước đây. Môi trường chính trị quốc tế: Chính trị thế giới nhiều biến động, diễn biến phức tạp. Làn sóng cách mạng diễn ra tại các nước ở thế giới Ả rập, đi kèm với nó là bạo động liên miên, chính trị bất ổn. Mâu thuẫn trên Biển Đông tăng cao mà trong đó Việt Nam có liên quan trực tiếp. Khủng hoảng tài chính làm suy yếu châu Âu. Môi trường văn hóa – xã hội quốc tế: Văn hóa Việt Nam có nhiều nét tương đồng với các nước trong khu vực. Sự phát triển của công nghệ thông tin và giao thông đem thế giới đến gần nhau hơn. Đó là thuận lợi lớn cho việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời đi kèm với thách thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Môi trường công nghệ quốc tế: Thế giới đang ở trong kỉ nguyên công nghệ thông tin. Khoa học máy tính phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các ngành khoa học cơ bản cũng có những thành tựu lớn. Sự phát triển công nghệ trên thế giới cũng thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước. Tiếp cận và làm chủ được những công nghệ này sẽ tạo lợi thế vô cùng lớn và chắc chắn, là tiền đề để phát triển lâu dài. Môi trường tự nhiên quốc tế: Hiện tượng ấm lên toàn cầu đang là thách thức lớn đối với thế giới, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và lâu dài. Nếu không được giải quyết kịp thời, không chỉ nền kinh tế mà tất cả mọi mặt của xã hội loài người sẽ bị tàn phá nặng nề. Chính phủ nhiều nước đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn và giảm thiểu hiện tượng này. Nhìn chung, toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu trên thế giới đem lại những phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trên nhiều lĩnh vực, mở ra những cơ hội lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó là những thách thức về cạnh tranh quốc tế đòi hỏi năng lực và sự linh hoạt ở hoạt động quản lí. 2. Môi trường tác nghiệp a. Khách hàng Khách hàng của ngân hàng là các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng cá nhân: Dịch vụ cung cấp cho nhóm khách hàng cá nhân rất đa dạng như cho vay, gửi tiết kiệm, dịch vụ thẻ, chuyển tiền… Khách hàng cá nhân chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức và sinh viên. Phần lớn sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân còn sử dụng dịch vụ cho vay để tiêu dùng, trang trải học phí. Những hộ kinh doanh cá thể vay vốn để sản xuất. Cho vay cá nhân là những khoản nhỏ nhưng lãi suất cao và rủi ro thấp. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các ngân hàng có xu hướng đẩy mạnh sang mảng cho vay cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp: Khách hàng doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Đây là những khách hàng lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Các dịch vụ dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp là cho vay đầu tư, vay tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, tiền gửi thanh toán… Các khách hàng doanh nghiệp chủ yếu có nhu cầu vay với số tiền lớn. Nhu cầu vay của họ chịu nhiều ảnh hưởng của lãi suất. Nhóm khách hàng doanh nghiệp còn sử dụng dịch vụ tiền gửi thanh toán với số tiền gửi lớn và thường gửi không kì hạn. Với tình hình hàng loạt các doanh nghiệp giải thể khiến cho lượng khách hàng giảm đáng kể. Tình trạng bất động sản đóng băng khiến cho ngân hàng mất đi một lợi thế lớn là tín dụng bất động sản. Tiêu dùng thấp cùng với khó khăn của các doanh nghiệp đã làm giảm lượng khách hàng, làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng. b. Nhà cung cấp Các ngân hàng hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực tài chính, nguồn đầu vào chủ yếu là tiền tệ và các công cụ tài chính. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn tự có (vốn điều lệ), vốn vay, vốn huy động. Vốn điều lệ có thể hình thành từ vốn góp của các cổ đông, nhà đầu tư. Các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ hình thành từ cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tài chính – chứng khoán. Hình thành vốn điều lệ sẽ gặp trở ngại khi các nhà đầu tư không nhìn nhận đúng tiềm năng của cổ phiếu. Vốn vay được hình thành từ việc đi vay vốn tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hay Ngân hàng Nhà nước. Khi tình hình kinh tế, tài chính thuận lợi thì việc đi vay trở nên dễ dàng nhưng khi nền kinh tế có biến động thì các ngân hàng khó có thể vay được. Vốn huy động được hình thành từ việc nhận tiền gửi của khách hàng. Khách hàng đồng thời được xem là nhà cung cấp. Nếu không có người gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán thì ngân hàng khó có thể thực hiện các dịch vụ liên quan đến lãi suất và hưởng phần chênh lệch lãi suất. Cùng với các nhà cung cấp tài chính thì các nhà cung cấp các giải pháp công nghệ cũng có vai trò quan trọng. Với sự phát triển của các ngân hàng điện tử thì các giải pháp về phần mềm thực sự trở nên cần thiết. Với sự phát triển công nghệ hiện nay, ngân hàng dễ dàng tìm được những nhà cung cấp chất lượng tốt để đảm bảo hoạt động của mình. c. Đối thủ cạnh tranh Số lượng ngân hàng ở Việt Nam nhiều khiến cho cạnh tranh gay gắt về chất lượng dịch vụ, thị phần và các dịch vụ sau mua bán hàng. Sự gia tăng của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo sức ép cho các ngân hàng trong nước. Để cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng trong nước phải gia tăng vốn hoạt động. Đối với Vietinbank là ngân hàng TMCP đã niêm yết, có những nhóm cạnh tranh sau: Các ngân hàng TMCP chưa niêm yết: các ngân hàng thuộc nhóm này có quy mô và hình thức hoạt động mang những nét tương đồng với các ngân hàng TMCP đã niêm yết. Các ngân hàng đã niêm yết có lợi thế hơn nhóm này ở việc huy động vốn để tăng vốn điều lệ. Điểm mạnh của nhóm là: - Mạng lưới hoạt động khá rộng Thương hiệu được nhiều người biết đến Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng Dịch vụ đa dạng Điểm yếu của nhóm: - Khó khăn hơn trong gia tăng vốn - Sức mạnh tài chính còn yếu - Hoạt động marketing yếu Các ngân hàng Nhà nước chưa cổ phần hóa: các ngân hàng thuộc nhóm này có quy mô bằng, thậm chí lớn hơn các ngân hàng đã niêm yết. Vì là ngân hàng Nhà nước nên nhóm này được sự tin tưởng của nhiều khách hàng. Mức độ cạnh tranh của nhóm này ít gay gắt hơn trong việc cạnh tranh về lãi suất, huy động vốn do nguồn vốn hoạt động được tài trợ bởi Ngân hàng Nhà nước. Điểm mạnh của nhóm: - Nguồn vốn hoạt động mạnh Có thương hiệu tốt Có kinh nghiệm quản lí Được ưu đãi từ các chính sách nhà nước Điểm yếu của nhóm: - Huy động vốn không hiệu quả - Marketing kém Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam: nhóm ngân hàng này có được thế mạnh của các tập đoàn tài chính nước ngoài và trong nước. Cạnh tranh của nhóm này đang ngày càng gay gắt hơn. Điểm mạnh của nhóm: - Sức mạnh tài chính - Kinh nghiệm hoạt động - Am hiểu thị trường trong nước Điểm yếu của nhóm: - Mạng lưới hoạt động còn hẹp Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài: đây là đối thủ đáng phải đề phòng. Sức cạnh tranh của nhóm này lớn, có khả năng làm khuynh đảo thị trường. Điểm mạnh của nhóm: - Sức mạnh tài chính lớn - Chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả - Có kinh nghiệm hoạt động Điểm yếu của nhóm: - Đa phần chỉ hoạt động ở các thành phố lớn - Ít am hiểu về thì trường trong nước hơn Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt mang lại lợi ích cho khách hàng. Các ngân hàng cũng vì thế mà nỗ lực phát triển về mọi mặt để tồn tại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan