Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu mô típ người hóa thân thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người h...

Tài liệu Tìm hiểu mô típ người hóa thân thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người hóa vật trong truyện cổ tích việt nam

.PDF
74
1498
75

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ tận tình của cô giáo - Thạc sỹ Lê Thị Xuân Liên, giảng viên Văn học Việt Nam. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự quan tâm, chỉ đạo của cô trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin cảm ơn Phòng nghiên cứu khoa học, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, cô giáo chủ nhiệm lớp cùng các bạn sinh viên K50 Đại học Sư phạm Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận này hoàn thiện hơn. Sơn La, tháng 5 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 1 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 2 1.3. Sức hấp dẫn của đề tài ................................................................................ 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của khóa luận ....... 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 3.3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 6 4. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận ..................................................... 6 5. Cấu trúc của khoá luận ................................................................................ 7 CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 8 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI HOÁ VẬT TRONG KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ........................................................................................................................... 8 1.1. Khái quát chung về truyện cổ tích ............................................................ 8 1.1.1. Khái niệm “truyện cổ tích”...................................................................... 8 1.1.2. Hoàn cảnh nảy sinh và phát triển của truyện cổ tích ............................. 8 1.1.3. Phân loại truyện cổ tích........................................................................... 9 1.1.3.1. Truyện cổ tích loài vật ........................................................................... 9 1.1.3.2. Truyện cổ tích thần kì ............................................................................ 9 1.1.3.3. Truyện cổ tích sinh hoạt ...................................................................... 10 1.1.4. Nội dung và ý nghĩa của truyện cổ tích ................................................. 11 1.1.4.1 Truyện cổ tích phản ánh, lý giải những mối quan hệ xung đột cơ bản trong gia đình và ngoài xã hội.......................................................................... 11 1.1.4.2. Truyện cổ tích phản ánh lí tưởng xã hội và ước mơ của nhân dân lao động ................................................................................................................. 13 1.1.4.3. Triết lí sống và đạo lí làm người của nhân dân lao động trong truyện cổ tích ................................................................................................................... 14 1.1.5. Nghệ thuật truyện cổ tích ...................................................................... 15 1.1.5.1. Quan niệm nghệ thuật trong sáng tạo truyện cổ tích ............................ 15 1.1.5.2. Cốt truyện và kết cấu ........................................................................... 16 1.1.5.3. Nhân vật trong truyện cổ tích .............................................................. 17 1.1.5.4. Lực lượng thần kì ................................................................................ 18 1.1.5.5. Không gian và thời gian nghệ thuật ..................................................... 20 1.2. Khái quát về kiểu truyện “người hoá vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ......................................................................................................... 22 1.2.1. Khái niệm “kiểu truyện” ....................................................................... 22 1.2.2. Khái quát về kiểu truyện “người hoá vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam .......................................................................................................... 22 1.2.2.1. Nguồn gốc của kiểu truyện .................................................................. 22 1.2.2.2. Nhân vật hoá vật.................................................................................. 27 1.2.2.3. Nguyên nhân hoá thân ......................................................................... 27 1.2.2.4. Hình thức hoá thân .............................................................................. 28 1.2.2.5. Số lần biến hóa .................................................................................... 30 1.2.2.6. Vật hoá thân ........................................................................................ 30 1.2.3. Ý nghĩa của kiểu truyện “người hoá vật” ............................................. 32 1.2.3.1. Ý nghĩa xã hội ...................................................................................... 32 1.2.3.2. Ý nghĩa nhân văn ................................................................................. 33 CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 35 TÌM HIỂU MÔ TÍP “NGƯỜI HOÁ THÂN THÀNH CÁC LOẠI THỰC VẬT” THUỘC KIỂU TRUYỆN “NGƯỜI HOÁ VẬT” TRONG KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ...................................................... 35 2.1. Khái niệm “mô típ” ................................................................................. 35 2.2. Mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ............................................................................................. 36 2.2.1. Nguồn gốc của mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” ........ 36 2.2.2. Nhân vật hoá thân ................................................................................. 39 2.2.2.1. Số lượng nhân vật hoá thân ................................................................. 39 2.2.2.2. Đối tượng hoá thân.............................................................................. 40 2.2.3. Hình thức hoá thân ............................................................................... 42 2.2.4. Số lần biến hoá ...................................................................................... 47 2.2.5. Nguyên nhân của cái chết và sự hoá thân của các nhân vật ................ 48 2.2.5.1. Nhân vật hoá thân do bị kẻ xấu, kẻ ác hãm hại .................................... 48 2.2.5.2. Nhân vật hoá thân do bị hiểu lầm ........................................................ 50 2.2.5.3. Nhân vật hoá thân do bị trừng phạt ..................................................... 50 2.2.5.4. Nhân vật hóa thân xuất phát từ những lí do khác................................. 51 2.2.6. Vật hoá thân .......................................................................................... 52 2.3. Ý nghĩa của mô típ................................................................................... 55 2.3.1. Ý nghĩa văn hoá ..................................................................................... 56 2.3.1.1. Giải thích nguồn gốc, đặc điểm các loài thực vật trong tự nhiên ......... 56 2.3.1.2. Giải thích phong tục, tập quán............................................................. 58 2.3.2. Ý nghĩa xã hội ……………………………………………………….....59 2.3.2.1. Phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân lao động………………….59 2.3.2.2. Phản ánh và lí giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình và ngoài xã hội ............................................................................................................... 60 2.3.3. Ý nghĩa nhân văn .................................................................................. 64 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu mô típ người hóa thân thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người hoá vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” làm vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu vì những lý do sau: 1.1. Cơ sở khoa học Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích luôn được xem là một trong những thể loại có sức sống lâu bền nhất. Mỗi câu chuyện như là một viên ngọc sáng, mỗi viên ngọc một dáng vẻ, một sắc đẹp riêng, tất cả hội tụ lại tạo nên sự đa dạng, phong phú của thể loại cổ tích trong truyện kể dân gian các dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới. Nó tạo nên một sự hấp dẫn riêng không chỉ với người già, trẻ con mà cả thế hệ trẻ trong đời sống hiện thưc, trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Kiểu truyện “người hoá vật” là một trong những kiểu truyện đặc sắc, phổ biến nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Đây là một kiểu truyện có liên quan đến quan niệm nguyên thuỷ về thế giới của con người thời cổ và thuyết nhân quả của đạo phật. Kiểu truyện “người hoá vật” là sự đan kết của hàng loạt mô típ nghệ thuật độc đáo, trong đó có sự xuất hiện của mô típ nghệ thuật “hoá thân thành vật” của các nhân vật trong truyện. Đây là một mô típ nghệ thuật đắc dụng - một phương tiện nghệ thuật để nhân dân lao động thực hiện lí tưởng xã hội trong mơ ước của mình một cách đầy thuyết phục. Mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” xuất hiện rất nhiều trong kiểu truyện “người hoá vật” tạo nên sự phong phú đa dạng cho kiểu truyện, làm nên sức sống lâu bền của truyện cổ tích và sự hấp dẫn của thể loại này trong công chúng văn học. Bên cạnh những mô típ “người hoá thân thành động vật” và các sự vật khác thì mô típ “người hoá thân thành các loại thực vật” quả thực là kết quả của sự sáng tạo phong phú, độc đáo thông minh của dân gian. Không phải ngẫu nhiên nhân dân lại sáng tạo ra những mô típ nghệ thuật hấp dẫn này, mỗi một câu chuyện kể đều là sự gửi gắm những ước muốn chính đáng của nhân dân về thế giới tự nhiên cũng như xã hội. Tuy nhiên, mô típ nghệ thuật này chưa được tìm hiểu, nghiên cứu độc lập và có hệ thống trong các công trình nghiên cứu văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Nhận thức được nét đẹp đặc trưng của thể loại cổ tích qua mô típ nghệ thuật này, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn mô típ “người hoá thân thành các loại 1 thực vật” thuộc kiểu truyện “người hoá vật” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị đặc sắc của kiểu truyện một cách toàn diện. 1.2. Cơ sở thực tiễn Xuất phát từ thực tiễn học tập học phần văn học dân gian trong nhà trường, chúng tôi nhận thấy phần truyện cổ tích chiếm một khối luợng không nhỏ so với các thể loại khác trong toàn bộ chuơng trình giảng dạy ở bậc đại học. Truyện cổ tích được đánh giá là một thể loại truyện dân gian quan trọng nhất. Bản thân nó chứa đựng nhiều kiểu truyện, nhiều mô típ nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên do sự giới hạn của thời lượng giảng dạy của thầy cô giáo trên lớp không đủ để chúng tôi tiếp cận sâu, rộng thể loại này. Đây chính là một trong những lí do cơ bản để chúng tôi đi sâu tìm hiểu truyện cổ tích từ góc độ nghệ thuật hư cấu cổ tích đặc sắc qua mô típ “hoá thân” thần kì của các nhân vật trong truyện thành các loại thực vật để nghiên cứu trong khoá luận. 1.3. Sức hấp dẫn của đề tài Những truyện cổ tích xuất hiện mô típ hóa thân từ người thành các loại thực vật cùng với quan niệm kỳ ảo của dân gian về thế giới đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của kiểu truyện đối với bạn đọc ở mọi lứa tuổi. Phải thừa nhận rằng ngoài những lý do xuất phát từ nhu cầu khoa học, thực tiễn học tập, chúng tôi đến với đề tài này còn bởi sự hấp dẫn bởi chính bản thân kiểu truyện “người hóa vật”. Sự hóa thân của những nhân vật được dân gian sáng tạo nên trong các câu chuyện kể nhằm gửi gắm niềm mong ước lớn lao của mình về một cuộc sống đầy lí tưởng. Đó là cuộc sống mà cái thiện, cái tốt sẽ chiến thắng, kẻ xấu phải bị trừng trị, con người sống với nhau trong tình nghĩa yêu thương không còn chế độ người bóc lột người…Tiêu biểu là các hình ảnh như cô Tấm trong truyện Tấm Cám biết bao lần hóa vật để rồi tiếp tục đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù; người phụ nữ thủy chung ngóng chồng đến hóa đá trong truyện Sự tích Đá Vọng Phu, hình ảnh “trầu - cau - vôi” trong truyện Trầu Cau… tất cả đều là những biểu tượng sáng ngời của nghĩa tình cao đẹp khó có thể phai trong tâm trí chúng ta. Có thể thấy, truyện cổ tích có một sức hấp dẫn đặc biệt với tuổi thơ và thường để lại nhưng dấu vết không phai mờ trong sự hình thành tư tưởng và tình cảm của con người. Đặc biệt là kiểu truyện xuất hiện mô típ nghệ thuật người 2 hóa thân thành cây, hoa, quả… Với chất lãng mạn bay bổng làm đắm say lòng người ấy quả thực đã tạo ra sự hứng thú cho chúng tôi khi tiếp cận đề tài. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề “Mô típ nghệ thuật người hóa thân thành các loại thực vật trong truyện cổ tích Việt Nam”, thuộc kiểu truyện “người hóa vật” - một kiểu truyện bắt nguồn từ quan niệm về thế giới kỳ ảo góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng hấp dẫn của truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Về sự biến hoá kì ảo của nhân vật trong truyện cổ tích thành các vật khác nhau đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có một số ý kiến liên quan đến vấn đề mà chúng tôi quan tâm tìm hiểu như sau: Tác giả Nguyễn Tất Phát, Bùi Mạnh Nhị trong bài Nhân vật lý tưởng và cốt truyện của cổ tích thần kỳ báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 316 ở mục “Những phần thưởng dành cho nhân vật” có viết “Trong truyện cổ tích thần kỳ, nhân dân luôn chăm chú theo dõi nhân vật lý tưởng của mình và dành cho họ những phần thưởng xứng đáng”. Bên cạnh những phần thưởng mà nhân dân dành cho nhân vật lý tưởng bao giờ cũng kèm theo đòn trừng phạt đối với kẻ thù. Bàn về vấn đề này, các tác giả viết: “đúng là phải tiêu diệt mầm mống gây ra sự tội ác. Bởi vậy những kẻ về bản chất cực kỳ nham hiểm, cực kỳ tham lam, tàn bạo như Lý Thông, tên vua trong “chiếc áo lông chim”, mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám thì không thể thoát chết. Lý Thông có thể được Thạch Sanh tha chết nhưng trong cảm nhận của nhân dân, nếu Lý Thông còn sống thì xã hội sẽ không có cuộc sống yên ổn, vì lẽ đó mà Lý Thông phải chết. Trong truyện, lưỡi tầm sét của thiên lôi bổ lên đầu Lý Thống chính là lưỡi tầm sét đại diện cho công lý nhân dân. Sau cái chết Lý Thông còn bị biến thành bọ hung đời đời sống trong dơ bẩn” [13, 5]. Dân gian thật công bằng trong việc thưởng công và trừng tội. Sự hóa thân của Lý Thông là đòn trừng phạt mà tác giả dân gian dành cho Lý Thông vì sự gian ác, tham lam, xảo quyệt. Có thể thấy mô típ người hóa thân thành vật ở đây thể hiện được quan điểm của tác giả dân gian về cái thiện và cái ác. Cái thiện sẽ được đền bù thích đáng và cái ác sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. Tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học với mục “Vấn đề mối quan hệ của truyện cổ tích với thực tại và việc nghiên cứu thi pháp của truyện cổ tích” khi bàn về ảnh hưởng của khoa học xã hội học dung tục với việc tiếp cận truyện cổ tích, ông có nêu nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan về cách miêu tả và tính cách của nhân vật “người hóa vật” trong các truyện như Thần Lợn, Nghè hóa cọp như sau: 3 “Óc tưởng tượng dồi dào của người nông dân đi tới lãng mạn bắt nguồn từ sự căm thù của giai cấp đã làm cho họ có con mắt khác thường đối với giai cấp bóc lột họ với lòng tin tưởng rất mạnh coi địa chủ như thú vật, người nông dân đã thú vật hóa địa chủ trong sáng tác của họ đó là những truyện cổ tích Thần Lợn, Nghè hóa cọp trong đó có tên cường hào đã được người nông dân cường hóa bằng những nét sắc sảo, mạnh dạn bóc trần hết những bỉ ổi của giai cấp bóc lột và ngoan cố (Vũ Ngọc Phan – người nông dân trong truyện cổ tích). [13, 5 6]. Qua ý kiến của Vũ Ngọc Phan, chúng ta thấy nhân vật người hóa vật trong kiểu truyện “người hóa vật” đã được ông nhắc tới ở đây, phân tích, lý giải còn nặng nề sự áp đặt, thiếu cơ sở khoa học. Trong luận án Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, tác giả Lê Trường Phát khi bàn về mô típ “hóa kiếp” (người hoá kiếp thành vật) một trong các mô típ của truyện thơ đã nhận xét đây là mô típ phổ biến nhất trong kho tàng truyện cổ của các dân tộc và phần lớn xuất hiện ở phần kết thúc như một thành phần không thể thiếu của cốt truyện nhằm gúp thể hiện triệt để đấu tranh xã hội. Nhiều truyện thơ đã sử dụng môtíp này [17]. Ý kiến trên một mặt thể hiện cái nhìn biện chứng của tác giả về sự ảnh hưởng qua lại của truyện cổ tích và truyện thơ, mặt khác nó còn góp phần khẳng định mô típ “người hóa vật” là một trong những mô típ chủ yếu của truyện cổ tích. Và đây chính là mô típ quan trọng trong việc hình thành nên kiểu truyện “người hóa vật”, một kiểu truyện đặc sắc của các dân tộc Việt Nam. Tác giả Nguyễn Bích Hà trong cuốn Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sỹ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, khi bàn tới vấn đề “Về cái chết và sự hoá thân của nhân vật Lí Thông” đã nhận xét: “Cái chết và sự hoá thân của những kẻ ác thành con vật xấu xa chính là thắng lợi tuyệt đối của cái thiện, của công lí”[6, 139]. Tác giả Đinh Gia Khánh khi tìm hiểu về truyện cổ tích Tấm Cám đã nhận xét về cái chết của Tấm thực chất là sự sống lại dưới những hình thức khác nhau trong đó có sự hoá thân thành các loại thực vật: “mụ dì ghẻ và con Cám không chỉ giết cô Tấm một lần. Cô sống lại dưới hình thức chim vàng anh, chúng bắt cô ăn thịt cô sống lại dưới hình thức cây xoan đào, chúng bèn chặt cây làm thành khung cửi”[11, 97]. Từ sự khẳng định về cái chết cùng sự hoá thân của nhân vật Tấm thực chất là sự kéo dài sự sống, ông cũng luận bàn về hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con nhà Cám như sau: “Đó chính là một hình thức trả thù…chỉ là một điều công bằng. Mụ dì ghẻ và Cám đã từng ăn thịt chim (kiếp thứ 2 của Tấm), chặt 4 cây xoan đào (kiếp thứ 4 của Tấm); thì bây giờ nếu cô Tấm làm thịt Cám cho mẹ nó ăn thịt thì đó cũng chỉ là một điều công bằng. Ác giả ác báo, đó là công lí theo quan điểm thông thường của nhân dân ngày xưa” [11, 129]. Trong truyện Sự tích trái sầu riêng, sự hoá thân của nhân vật thành trái sầu riêng đã được tác giả Nguyễn Đổng Chi bàn luận như sau: “Nếu những giọt mưa ngâu trong Ả chức chàng Ngưu giải thích đặc điểm của vùng khí hậu thường chỉ diễn ra ở miền Bắc thì những quả sầu riêng trong “Sự tích trái sầu riêng” cũng lại là một thứ đặc sản riêng được thi vị hoá của vùng khí hậu Nam Bộ” [14, 348]. Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Bình giảng truyện dân gian đã đưa ra những cơ sở quan trọng để nhận diện về thể loại cổ tích. Một trong những cơ sở đó chính là yếu tố kì diệu, phi thường trong truyện dân gian: “Truyện Trương Chi, mặc dù không có tiên, bụt, thần thánh nhưng vai trò của yếu tố kì diệu cũng rất lớn. Tác giả đã biến cái chết của Trương Chi, vốn là một sự bất lực, bế tắc thành một giải pháp, một hành động thực hiện ước mơ trong trí tưởng tượng thần kì và bằng cái thần kì, ảo tưởng. Vì thế tác giả để cho hồn Trương Chi “nhập vào cây gỗ bạch đàn” rời gỗ bạch đàn lại được tiện thành chén bạch đàn và cuối cùng Trương Chi đã “tái sinh” - dù chỉ là “tái sinh” trong chén cho nàng Mị Nương nhìn…”[23, 24]. Có thể thấy sự “nhập hồn vào cây gỗ bạch đàn”, hay hiện hình trong chén nước cho nàng Mị Nương nhìn thấy là một cách diễn đạt khác đi của một hình thức hoá thân tạm thời của nhân vật này mà vật hoá thân là một loài cây thân gỗ quen thuộc trong thế giới cây cối quen thuộc ở nước ta. Như vậy, ở những mức độ khác nhau ở những công trình nghiên cứu khác nhau về truyện cổ tích đã có những ý kiến đề cập tới mô típ người hóa thân thành vật. Điều này thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với kiểu truyện. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập tới mô típ “người hoá vật” còn mô típ “người hóa thân thành các loại thực vật” thì mới được nhắc tới sơ qua, thậm chí còn chưa có công trình riêng nào tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ. Theo tôi đây là một trong những yếu tố rất hay, hấp dẫn, có ích do đó cần thiết phải quan tâm và những ý kiến nghiên cứu của người đi trước như những tiền đề lý luận, định hướng cho chúng tôi trong việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của khóa luận 3.1. Đối tượng nghiên cứu 5 Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong khoá luận là mô típ nghệ thuật “người hoá thân thành các loại thực vật” trong truyện cổ tích Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung vào khảo cứu mô típ nghệ thuật “người hoá thân thành các loại thực vật” (cây, hoa, quả, củ) thuộc kiểu truyện “người hoá vật” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đồng thời trong quá trình khảo cứu, phân tích chúng tôi có đối sánh với mô típ hoá thân của các nhân vật thành các loại sự vật khác trong cùng kiểu truyện. 3.3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu mô típ “người hoá thân thành các loại thực” vật nhằm làm rõ sự hiện diện của một mô típ độc đáo, vai trò chức năng của mô típ hoá thân trong việc cấu tạo cốt truyện và thể hiện chủ đề của thể loại cổ tích. Để giải quyết mục tiêu đó, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Thống kê, phân loại để mô tả sự hiện diện cụ thể của mô típ hoá thân thành các loại thực vật trong truyện cổ tích của người Việt. - Nội dung, ý nghĩa của mô típ người hoá thân thành các loại thực vật trong truyện cổ tích Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận Trong khoá luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp khảo sát thống kê: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê những ý kiến, nhận xét, đánh giá của các nhà nghiện cứu về các vấn đề có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của khoá luận và các dẫn chứng một cách hệ thống cho khoá luận. Đồng thời sử dụng phương pháp này trong khảo cứu tư liệu về “mô típ hoá thân thành các loại thực vật” trong truyện cổ tích Việt Nam. Phương pháp phân tích văn học: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá nội dung, ý nghĩa, kết cấu của mô típ nghệ thuật người hoá thành cây, hoa, quả trong truyện cổ tích Việt Nam. Phương pháp bình giảng văn học: Đây là phương pháp rất quan trọng trong việc đánh giá, bình phẩm những cái hay cái đẹp trong mô típ hoá thân thành các loại thực vật trong truyện cổ tích của người Việt. 6 Phương pháp so sánh liên ngành: Đây là phương pháp vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực vào nghiên cứu. Cụ thể ở đây chúng tôi đã dùng kiến thức của văn hoá học, dân tộc học để soi sáng vấn đề cần nghiên cứu. 5. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm có hai chương: Chương 1: Khái quát chung về truyện cổ tích và kiểu truyện người hoá vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Chương 2: Tìm hiểu mô típ người hoá thân thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người hoá vật trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI HOÁ VẬT TRONG KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về truyện cổ tích 1.1.1. Khái niệm “truyện cổ tích” “Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển, tồn tại qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn chặt với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền, và phân hoá giai cấp trong xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu là xã hội phong kiến). Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng và hư cấu cổ tích”) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống, và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ và tiêu khiển của nhân dân” [24, 63]. 1.1.2. Hoàn cảnh nảy sinh và phát triển của truyện cổ tích Truyện cổ tích ra đời muộn hơn so với thần thoại, trong hoàn cảnh xã hội đã có sự biến đổi sâu sắc. Do đó tìm hiểu truyện cổ tích chúng ta không thể bỏ qua quá trình nảy sinh và phát triển của thể loại này. Có thể thấy, truyện cổ tích xuất hiện vào thời kì công xã nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp được hình thành, cùng với nó là sự thay thế chế độ mẫu hệ bằng chế độ phụ quyền. Trong qua trình vận động và phát triển của mình, truyện cổ tích phát triển rực rỡ nhất trong thời kì xã hội phong kiến, gắn liền với tín ngưỡng, phong tục của một dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu thế kỉ của máy móc, của điện tử là thế kỉ suy tàn của truyện cổ tích. “Lúc mà tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản, điện ảnh… xuất hiện và trở nên món ăn tinh thần hợp “khẩu vị” của quần chúng thì cũng là lúc cổ tích bắt đầu lùi xuống địa vị thứ yếu, nếu chưa phải là bước xuống khỏi văn đàn. Huyễn tưởng ngày càng được khoa học 8 “giải mã” và tín ngưỡng tuy vẫn còn đầy sức hấp dẫn, cũng thường xuyên bị khoa học tranh chấp và “khoanh vùng” giới hạn. Việc sáng tác những câu chuyện hoang đường vì thế bị hạn chế dần, kết quả là nghệ thuật cổ tích cũng thu hẹp lại. Tuy có một số ít tưởng bắt chước người xưa đặt nên những truyện tương tự cổ tích, nhưng dù cố gắng đến đâu nội dung của chúng cũng không tài nào còn mang được cái không khí, cái phong vị của truyện cổ tích nữa”[14, 281 - 282]. Truyện cổ tích dù không được sáng tác mạnh mẽ như trước nữa nhưng với chức năng giải thích và gắn liền với một số tín ngưỡng, phong tục của nhân dân lao động thì thể loại cổ tích vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. 1.1.3. Phân loại truyện cổ tích 1.1.3.1. Truyện cổ tích loài vật Là loại truyện cổ tích chủ yếu lấy các loài vật (phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải. Loại truyện này ở thời kì cổ xưa hầu hết các dân tộc đều có. Vì thế ở truyện cổ tích loài vật vừa có nội dung sinh hoạt vừa có nội dung mang ý nghĩa xã hội với những mức độ khác nhau, và hai mặt nội dung đó gắn bó hoà quyện với nhau rất chặt nhiều khi rất khó tách bạch. Truyện cổ tích loài vật ngoài việc phản ánh sự ra đời, đặc điểm của các loài vật, những con vật nuôi hoang dã hoặc trong nhà còn gián tiếp phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người. Những con vật trong cổ tích loài vật hầu hết đều được nhân cách hoá (biết nói năng, suy nghĩ và hành động như con người) nhưng nhìn chung đều mang tính chất “trần gian” thực tại chứ không siêu nhiên, kì ảo như các con vật trong cổ tích thần kì. Truyện cổ tích loài vật không có những con vật được lí tưởng hoá một cách tuyệt đối và nói chung nó cũng không có lối kết thúc “có hậu” một cách phổ biến và công thức. Ở nước ta, bộ phận cổ tích loài vật không được sưu tầm ghi chép sớm nên bị mất mát nhiều và nhiều truyện còn lại ít nhiều bị ngụ ngôn hoá hoặc pha trộn với truyện thần thoại như truyện: Cóc kiện trời, vừa có tính chất thần thoại, suy nguyên vừa có tính chất của cổ tích loài vật. Truyện Công và Quạ vừa có tính chất thần thoại, cổ tích vừa có tính chất ngụ ngôn, hay Bồ câu và Sáo, Thỏ và Rùa cũng như vậy. 1.1.3.2. Truyện cổ tích thần kì Đây là bộ phận quan trọng và tiêu biểu của thể loại cổ tích. Nó ra đời sớm hơn truyện cổ tích sinh hoạt và có những đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy trong nhóm truyện này. Ra đời vào thời kì đầu của xã hội có 9 giai cấp, truyện cổ tích thần kì tập trung vào việc nhận thức, phản ánh xung đột mới nảy sinh trong xã hội. Những xung đột ấy trước hết thể hiện ở mối quan hệ giữa những con người trong gia đình với nhau, sau đó là những con người trong xã hội. Đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích thần kì là yếu tố kì ảo rất đậm và tham gia như một phần không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, nó đề cao trí tưởng tượng phong phú và lãng mạn của các tác giả dân gian. Nhân vật của truyện cổ tích thần kì là con người đời thường bé nhỏ mà chủ yếu là những nhân vật bất hạnh như người mồ côi, người đi ở, người con riêng (như Thạch Sanh, công chúa, hoàng tử, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, vợ Sọ Dừa…). Các nhân vật này luôn đại diện cho cái thiện. Đối lập với những nhân vật đại diện cho cái thiện là những nhân vật đại diện cho cái ác (các nhân vật “đàn anh”, “bề trên”, dì ghẻ, người anh tham lam, trưởng giả…). Bên cạnh các nhân vật là con người trong đời sống thực tế, trong truyện cổ tích thần kì còn xuất hiện một kiểu nhân vật đặc biệt là “lực lượng thần kì”. “Lực lượng thần kì” bao gồm các nhân vật siêu nhiên kì ảo (Tiên, Bụt, Phật…), con vật thần (chim thần, rắn thần…), vật màu nhiệm (gậy thần, ngọc thần…), sự biến hoá kì ảo ( người biến hoá thành vật, vật biến hoá thành người…). Chính thế giới thần kì, màu nhiệm này khiến cho truyện cổ tích thần kì mang đậm yếu tố kì ảo và đề cao trí tưởng tượng phong phú lãng mạn của các tác giả dân gian. Kết thúc truyện cổ tích thần thường là có hậu, mang lại sự vui vẻ lạc quan, thoả mãn mơ ước của nhân dân. Những kết thúc có hậu như nhân vật bất hạnh được đổi đời và sống hạnh phúc, còn nhân vật ác thì bị trừng phạt một cách thích đáng… là sự biểu hiện của khát vọng, ước mơ về sự công bằng, cuộc sống hạnh phúc sung túc của nhân dân lao động. 1.1.3.3. Truyện cổ tích sinh hoạt So với truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích ra đời muộn hơn, khi mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp trở nên gay gắt. Nhân vật chính là con người trong các mối quan hệ gia đình, xã hội phức tạp. Ở tiểu loại này, yếu tố kì ảo xuất hiện ít hơn so với truyện cổ tích thần kì, thậm chí là không có yếu tố thần kì. Hoặc nếu có thì những yếu tố thần kì này cũng không có vai trò và tác dụng trong sự phát triển tình tiết và giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện (ví dụ truyện Trương Chi, truyện Chim hít cô, truyện Vợ chàng Trương, truyện Cái cân thuỷ ngân…). Nếu truyện cổ tích thần kì giải quyết xung đột chủ yếu bằng “cái thần kì” và ở trong “cõi thần kì” thì truyện cổ tích sinh hoạt lại giải quyết xung đột chủ yếu trong cuộc đời trần thế và bằng cái lôgíc của đời sống thực tế con người. 10 Truyện cổ tích sinh hoạt ngoài lối kết thúc có hậu, nhiều truyện còn có lối kết thúc bi kịch, các nhân vật chính đều phải chết hoặc ra đi biệt tích nhưng tinh thần lạc quan vẫn toả sáng, vì những cái chết ấy hay sự ra đi biệt tích của các nhân vật chính diện chỉ làm tăng thêm niềm tin và sự khẳng định đối với phẩm chất cao đẹp của con người chân chính. Sự phân loại truyện cổ tích nói trên chỉ mang tính chất tương đối, ranh giới thực tế giữa các loại truyện cổ tích không phải lúc nào cũng rành mạch, rõ ràng. Ta thấy những yếu tố thần kì - đặc trưng của truyện cổ tích thần kì vẫn xuất hiện rải rác trong các truyện cổ tích sinh hoạt, hay những loài vật thuộc nhiều loại khác nhau vẫn hay được nói tới trong các truyện cổ tích về con người. Cho nên, để hiểu sâu hơn tính chất đa dạng, phong phú của từng tiểu loại truyện cổ tích cần phải đi vào tìm hiểu hệ thống đặc trưng của từng loại truyện. 1.1.4. Nội dung và ý nghĩa của truyện cổ tích 1.1.4.1 Truyện cổ tích phản ánh, lý giải những mối quan hệ xung đột cơ bản trong gia đình và ngoài xã hội Trong thế giới văn học dân gian, nếu như thần thoại phản ánh quan niệm và sự nhận thức của người Việt cổ về thế giới, truyền thuyết là sự nhận thức, lí giải về lịch sử thì truyện cổ tích lại gần gũi hơn với con người trong cách phản ánh những vấn đề cơ bản trong xã hội có giai cấp. Đó là những mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống mà con người không thể tránh khỏi, nó trở thành vấn đề của mọi giai cấp. Phần lớn những truyện cổ tích tiêu biểu và quen thuộc đối với quảng đại nhân dân đều xoay quanh đề tài sinh hoạt gia đình, phản ánh và lí giải những xung đột, mâu thuẫn có tính chất riêng tư nhưng phổ biến, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa anh em trai trong truyện Cây khế, giữa chị em gái trong Sọ Dừa, giữa dì ghẻ con chồng và chị em cùng cha khác mẹ trong truyện Tấm Cám... Hoặc những xung đột có tính chất bi kịch về hôn nhân và gia đình như trong các truyện Trầu cau, Ba ông bếp, Đá Vọng Phu… Hầu hết hành động của các nhân vật chính đều xuất phát từ xung đột trong quan hệ gia đình. Hành động ấy có thể phát triển ra ngoài phạm vi gia đình, thậm chí có thể đi rất xa vào tận cung vua, sang thế giới thần kì nhưng tất cả đều bắt nguồn từ xung đột gia đình và do quan hệ này chi phối thúc đẩy. Khi xung đột gia đình được giải quyết xong thì hành động ấy mới chấm dứt và tác phẩm mới thực sự kết thúc. Trong truyện Tấm Cám hành động của nhân vật Tấm gắn liền với xung đột trong quan hệ dì ghẻ con chồng và quan hệ chị em cùng cha khác mẹ. Từ những chi tiết đầu tiên của truyện là Tấm đi bắt tép với Cám thì hành động của Tấm đã phát triển liên tục 11 và mở rộng dần thậm chí vượt ra ngoài phạm vi gia đình như khi Tấm gặp Bụt, đi dự hội, gặp vua… Chung quy lại những hành động ấy đều do quan hệ gia đình chi phối. Chính vì vậy mà tuy gắn với đề tài, xung đột gia đình thì nội dung và ý nghĩa xã hội của truyện cổ tích vẫn sâu sắc và phong phú. Những mối quan hệ mâu thuẫn trong gia đình nói trên xét cho cùng là cách phản ánh khác, dưới góc độ khác của những mối quan hệ xung đột trong truyện cổ tích và được thể hiện trong ba nhóm truyện chính. Trong nhóm truyện cổ tích thần kì: những mối quan hệ mâu thuẫn ngoài xã hội được đưa vào phạm vi gia đình và được lí giải trong mối tương quan, chi phối của các quan hệ xã hội. Mâu thuẫn đó được phản ánh trong các tiểu loại khác nhau của nhóm truyện cổ tích thần kì như nhóm truyện người mồ côi, nhóm truyện người em, nhóm truyện người nghèo khổ. Trong nhóm truyện cổ tích sinh hoạt: những mối quan hệ mâu thuẫn xã hội được phản ánh một cách trực diện hơn, cụ thể hơn và gần hiện thực hơn. Đó là mâu thuẫn về đạo đức giữa kẻ giàu và người nghèo, mâu thuẫn về trí tuệ giữa kẻ thuộc tầng lớp trên ngu dốt, hống hách, keo kiệt và người lao động thật thà, thông minh. Đây cũng chính là mâu thuẫn mang tính chất giai cấp (thống trị và người bị trị) được phản chiếu ở góc độ khác hẳn so với nhóm truyện cổ tích thần kì. Trong nhóm truyện cổ tích về loài vật: các con vật đóng vai trò chính trong kết cấu cốt truyện nhưng mối quan hệ giữa chúng ít nhiều cũng thể hiện được mối quan hệ của con người với những suy nghĩ, hành động như con người. Xã hội loài vật trong truyện mang bóng dáng xã hội loài người như truyện Quạ và công, Chó phải đòn oan… Có thể nói qua việc phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình và xã hội, truyện cổ tích Việt Nam đã cho thấy một cái nhìn thương cảm đối với những người lao động nghèo khổ, nhỏ bé và khát vọng sống, triết lí sống của nhân dân lao động. Nó cho thấy tư tưởng nhân văn của tác giả dân gian và niềm tin vào khả năng cải tạo thực tế của con người. Tác giả Nguyễn Văn Nguyên đã khẳng định: “truyện cổ tích thường cho chúng ta thấy rằng trong cuộc đấu tranh cho một cuộc đời tốt đẹp, có đau khổ mà không buông xuôi, có thất bại mà không đầu hàng, có bi thảm mà không tuyệt vọng, thực tại có đen tối nhưng ánh sáng của niềm tin vẫn muốn xua tan màu sắc ảm đạm của một cái gì tận thế và trong ánh sáng đó con người vẫn cố gắng vươn lên” [15, 45]. 12 1.1.4.2. Truyện cổ tích phản ánh lí tưởng xã hội và ước mơ của nhân dân lao động So với xã hội công xã nguyên thuỷ thì xã hội có giai cấp là một bước tiến vĩ đại của lịch sử loài người nhưng không vì thế mà nó hoàn toàn tốt đẹp và đáng yêu đối với tất cả nhân dân lao động. Bước sang thời kì xã hội có giai cấp, những người bị đau khổ nhiều nhất trước hết là những người “đàn em”, những kẻ “bề dưới”, những đứa con mồ côi không cha không mẹ trong các gia đình phụ quyền. Họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ ước mơ có một xã hội công bằng, dân chủ. Truyện cổ tích đã đáp ứng nhu cầu ấy bằng cách xây dựng thành công một thế giới hiện thực trong mơ ước, mang khát vọng đổi đời. Những ước mơ, lí tưởng mà truyện cổ tích phản ánh làm cho con người thêm lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và tích cực hành động để xây dựng, cải tạo hiện thực ngày càng tốt đẹp hơn. Lí tưởng xã hội mà nhân dân lao động hướng tới là một xã hội công bằng, dân chủ. Ở đó, những con người bé nhỏ, nghèo khổ có cuộc sống tốt đẹp hơn thực tại đang sống; người xấu xí trở nên xinh đẹp, tài giỏi; kẻ xấu kẻ ác bị trừng trị một cách đích đáng con người tốt được thưởng công hay đền đáp… Trong truyện Thạch Sanh (Việt), Thạch Sanh tài năng, đức độ lập được nhiều công được lấy công chúa còn Lí Thông độc ác, hám danh vọng, vô ơn bạc nghĩa bị trời đánh hoá kiếp bọ hung, đời đời chui rúc nơi hôi hám. Trong truyện Tấm Cám (Việt), Tua Tềnh Tua Nhì (Tày), cô Tấm, Tua Tềnh được sống trong hạnh phúc còn Cám, Tua Nhì độc ác phải trả giá bằng cái chết. Ngoài việc thể hiện ước mơ về một xã hội lí tưởng công bằng của nhân dân lao động, truyện cổ tích còn phản ánh rất nhiều ước mơ như lao động nhẹ nhàng hơn mà vẫn có hiệu quả, hay có được một tấm thảm biết bay, đôi dày vạn dặm, áo tàng hình, ngậm viên ngọc quý… tiện cho việc đi lại, họ có thể đi đến mọi nơi mình muốn một cách dễ dàng. Trong ước muốn của nhân dân lao động còn có khao khát chiến thắng tuổi già và cái chết. Họ ước có nước thần để uống và sẽ trẻ đẹp mãi mãi, mơ ước có chiếc gậy “đầu sinh đầu tử” để có thể cứu người chết sống lại, mơ ước có vương quốc “trẻ mãi không già” ở đó không lo đến tuổi tác và bệnh tật. Có thể thấy, đến với thế giới cổ tích mọi ước mơ dù nhỏ bé hay lớn lao đều được thực hiện một cách nhanh chóng và hoàn hảo. Tác giả dân gian đã xây dựng những kết thúc có hậu, những thế giới thần kì, đặc biệt là sử dụng một loạt các mô típ nghệ thuật quen thuộc như mô típ người hoá thân thành vật. Trong mô típ người hoá thân thành vật ấy, mô típ “người hoá thân thành các loại thực 13 vật” được coi là một sáng tạo nghệ thuật đắc dụng trong việc thể hiện ước mơ, lí tưởng sống của dân gian. 1.1.4.3. Triết lí sống và đạo lí làm người của nhân dân lao động trong truyện cổ tích Khi nói đến nội dung truyện cổ tích không thể bỏ qua hoặc coi nhẹ triết lí sống và đạo lí làm người cao đẹp của nhân dân lao động. Tinh thần lạc quan yêu đời và lòng yêu thương quý trọng con người là phần cốt lõi nhất của triết lí sống và đạo lí truyền thống của nhân dân trong truyện cổ tích Những bài học đạo đức đề cao nhân nghĩa, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người hay sự tố cáo, phê phán cái ác, cái xấu trong xã hội là nội dung chủ yếu được thể hiện trong hầu hết các câu chuyện cổ tích. Khi đọc các truyện như Ú và Cao, Ba chị em gái và người chồng thuồng luồng, Gơ liu Gơ lát…, chúng ta đều có thái độ bênh vực những con người tốt bụng như cô Ú (Ú và Cao), cô út (Ba chị em gái và người chồng thuồng luồng), Gơ Lát (Gơ Liu Gơ Lát) và căm ghét, lên án những nhân vật xấu, độc ác là mẹ con Ú, hai cô chị của nàng út, mẹ con Gơ Lát. Như vậy, truyện cổ tích là môi trường đắc địa để những bài học luân lí, đạo đức đến với mọi người một cách tự nhiên mà sâu sắc. Triết lí “ở hiền gặp lành” là một trong những vấn đề đạo đức được ngợi ca nhiều nhất trong truyện cổ tích. Tác giả dân gian đề cao và ca ngợi người hiền, sự thương yêu đùm bọc giữa con người với con người. Chính vì thế mà những vấn đề đạo đức, triết lí sống mà truyện cổ tích phản ánh luôn luôn gần gũi, sâu sắc và dễ đi vào tâm hồn con người. Nó dạy cho con người biết sống có đạo lí, chan hoà và giàu tình yêu thương, bao dung đùm bọc đúng như lời khẳng định của nhà nghiên cứu văn học dân gian Nga A.M. Nôvicôva: “Truyện cổ tích dạy con người sống, gây tinh thần lạc quan, khẳng định niềm tin vào sự tất thắng của điều thiện và lẽ công bằng. Đằng sau tấm màn kì ảo của cốt truyện và trí tưởng tượng cổ tích, có dấu ấn một mối quan hệ có thực của con người. Những tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa và sự nhiệt tình tràn trề sức sống đã tạo ra cho truyện cổ tích sức thuyết phục gây xúc động mạnh mẽ đối với thính giả” [1, 268]. Tinh thần lạc quan trong truyện cổ tích thường được tác giả dân gian thể hiện qua kết thúc có hậu. Tuy nhiên đây không phải là biểu hiện duy nhất mà chỉ là biểu hiện dễ nhận thấy của tinh thần lạc quan. Bởi không phải truyện cổ tích nào cũng kết thúc có hậu, có những câu chuyện kết thúc bi thảm, không “có hậu” nhưng vẫn thể hiện được tinh thần lạc quan yêu đời và niềm tin vào con người vẫn tỏa sáng. Những cái chết để cho lẽ phải và đạo lí cao đẹp của con 14 người được sống. Chẳng hạn những cái chết trong các truyện sự tích: Trầu cau, Đá Vọng phu, Ba ông Bếp… Đạo lí truyền thống của nhân dân trong truyện cổ tích còn được thể hiện qua sự giáo dục đạo đức. Có rất nhiều truyện hướng hẳn vào đề tài, chủ đề đạo đức, nhằm biểu dương những hành vi đạo đức cao đẹp, lên án những việc làm xấu xa trái đạo đức như truyện: Sự tích con muỗi lên án người vợ bạc tình, Sự tích con Đa đa phê phán đứa con bất hiếu, Cái cân thủy ngân lên án sự buôn gian bán lận… Có thể nói, sự thưởng phạt trong truyện cổ tích nhìn chung đều được nhìn nhận và giải quyết theo yêu cầu đạo đức. Đây cũng là tiêu chí để phân biệt, đánh giá các nhân vật chính diện, phản diện, người tốt kẻ xấu trong thế giới truyện cổ tích. Do đó đạo đức trong truyện cổ tích vừa là đạo đức thực tiễn vừa là đạo đức lí tưởng của nhân dân. 1.1.5. Nghệ thuật truyện cổ tích 1.1.5.1. Quan niệm nghệ thuật trong sáng tạo truyện cổ tích Quan niệm nghệ thuật: “là quan niệm riêng của tác giả về thế giới và con người được biểu hiện thông qua tác phẩm nghệ thuật” [7, 100]. Truyện cổ tích được sáng tác hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, vô thức như thần thoại mà là sáng tạo một cách có ý thức trên cơ sở quan niệm thẩm mĩ riêng của tác giả dân gian. Nghệ thuật trong sáng tạo truyện cổ tích được hiểu như sau: “Thế giới không phải là cái gì quá xa xôi, huyền ảo nữa, đó là thế giới của con người. Con người là nhân vật trung tâm. Họ chỉ có hai loại: tốt và xấu. Hai loại người này khác nhau như đen với trắng, như ngày và đêm. Họ không có khả năng biến đổi và không thể biến đổi để trở nên tốt hơn và xấu đi. Thế giới loài người vốn tốt đẹp, đầy nhân ái, nó trở nên xấu xa, tội lỗi hay độc ác là do có những con người tham lam, độc ác, ti tiện thao túng. Muốn cải tạo thế giới làm cho nó trong sạch và tốt đẹp hơn thì phải có những người hiền lành tài trí thống lĩnh xã hội, đồng thời phải quét sạch cái ác, cái xấu, cái tham lam, tàn bạo tức là phải xây dựng xã hội đạo đức. Vì vậy, cổ tích nói chung là một bức tranh đẹp, trong đó không vẽ hình ảnh thực của đời sống mà thêu dệt những ước mơ lãng mạn, bay bổng của con người về thế giới, nhân sinh. Tất cả các nhân vật, sự vật, không gian, thời gian… trong truyện cổ tích đều được sáng tạo để thể hiện quan niệm đó về thế giới của các tác giả dân gian” [7, 101]. Chính vì xuất phát từ quan điểm nghệ thuật trên mà trong nền văn học dân tộc có cả một kho tàng những câu chuyện cổ tích hoang đường, kì ảo nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống của con người, chứa đựng những ước mơ khát vọng của con người. 15 1.1.5.2. Cốt truyện và kết cấu Truyện cổ tích có cốt truyện thường ngắn gọn, ít tình tiết, trung thành với trục thời gian khi kể chuyện, lược bỏ những yếu tố rườm rà như văn học viết hay tiểu thuyết. Đặc biệt, cốt truyện cổ tích mang những nét đặc trưng riêng phụ thuộc vào các mô típ tạo thành, đó là sự đan dệt những mô típ nghệ thuật quen thuộc theo một hệ thống nhất định và khi thay đổi vị trí các mô típ đó sẽ tạo ra những cốt truyện mới. Các kiểu kết cấu thường gặp trong truyện cổ tích là: kết cấu theo một trục đường thẳng, kết cấu ba chặng tăng tiến, kết cấu đồng quy. Kết cấu theo một trục đường thẳng: là kiểu kết cấu cốt truyện có một nhân vật chính. Nhân vật đó hành động liên tiếp và sự kiện bị chi phối bởi hành động của nhân vật đó như truyện Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Lọ nước thần, Ngày xưa có anh Trương Chi thì anh Khoai, cô Tấm, nhân vật người chồng và chàng Trương Chi là các nhân vật chính thì mọi sự kiện đều xoay quanh số phận của những nhân vật này. Kết cấu ba chặng tăng tiến: là kiểu kết cấu phổ biến trong truyện cổ tích nước ngoài, ít gặp ở Việt Nam tuy kiểu kết cấu này mỗi chặng trong cốt truyện là một thử thách đối với nhân vật, thử thách sau cao hơn, nguy hiểm hơn và khi vượt qua thử thách thứ ba (cũng là thử thách cuối cùng) là lúc nhân vật cũng đã đạt được ước muốn của mình và kết thúc truyện như truyện Bảy chị em, Thạch Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa. Trong truyện Bảy chị em, cô út bị hại chết và hoá thân thành chim, thành rau tầm bóp và cuối cùng thành bụi mai và trở lại thành người. Trong truyện Thạch Sanh thì chàng Thạch Sanh phải trải qua những thử thách sau: đầu tiên là giết Trăn tinh có phép thần thông biến hoá, thử thách thứ hai là giết đại bàng cứu công chúa, thử thách cuối cùng là dẹp yên loạn mười tám nước chư hầu. Cô Tấm trong truyện Tấm Cám thì bị chết và hoá thân thành chim Vàng anh, thành cây xoan đào và cuối cùng thành quả thị được bà lão mang về và đoàn tụ với nhà vua sống hạnh phúc… Kiểu kết cấu đồng quy: là kiểu kết cấu mà nhân vật chia làm hai tuyến, cả hai đều đứng trước thử thách như nhau, bản chất khác nhau của nhân vật được bộc lộ qua cách xử lí tình huống khác nhau, dẫn đến kết thúc trái ngược nhau như truyện Cây khế, Hà Rầm Hà Rạc, Hai cô gái và mẹ Bướm. Trong truyện Hà Rầm Hà Rạc, hai anh em cùng được bầy khỉ tưởng chết khiêng đi chôn ở đảo vàng nhưng người anh do quá vội vàng, tham lam nghe bầy khỉ nói chôn vào hố bạc không phải hố vàng thì ngóc đầu dậy cãi. Bầy khỉ thấy thế hoảng sợ liền 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất