Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá thát lát tại ninh phụng – khánh hòa...

Tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá thát lát tại ninh phụng – khánh hòa

.PDF
45
95
146

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đợt thực tập, ngoài những nổ lực của bản thân tôi còn nhận được nhiều sự giúp đở tận tình của nhiều đơn vị, tổ chức và cá nhân. Đầu tiên, xin cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, bộ môn nuôi trồng thủy sản nước ngọt – Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản – Phân hiệu Kiên Giang – thuộc Trường Đại Học Nha Trang đã đồng ý, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật để tôi thực hiện tốt đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới: Thạc Sỹ Lương Công Trung là người đã xây dựng, định hướng, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Qua đây cũng cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các anh chị công nhân trong trại đã giúp đỡ tôi tận tình trong cuộc sống cũng như công việc. Trong thành công của tôi và những kết quả đạt được trong suốt thời gian học tập và đặc biệt trong đợt tốt nghiệp hoàn thành khóa học này không thể thiếu được sự động viên của gia đình và bạn bè, họ là nguồn động lực và chổ dựa tinh thần để tôi cố gắng. Xin cảm ơn! Chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Nha Trang ngày 20/08/2009 Sinh viên thực hiện: Lê Công Lộc ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN . ........................................................................................................ i MỤC LỤC ............................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vi THUẬT NGỮ VIẾT TẮT..................................................................................... vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 3 1.1. Hệ thống phân loại và hình thái cấu tạo ........................................................ 3 1.1.1. Hệ thống phân loại ................................................................................. 3 1.1.2. Hình thái cấu tạo .................................................................................... 4 1.2. Đặc điểm sinh học cá Thát lát ....................................................................... 6 1.2.1. Đặc điểm sinh thái .................................................................................. 6 1.2.2. Đặc điểm phân bố ................................................................................... 6 1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................. 6 1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................. 7 1.2.5. Đặc điểm sinh sản .................................................................................. 7 1.2.5.1. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu ............................................. 7 1.2.5.2. Tập tính sinh sản .............................................................................. 8 1.2.5.3. Mùa vụ sinh sản ............................................................................... 9 1.2.5.4. Sức sinh sản và hệ số thành thục của cá Thát lát ............................. 9 1.3. Thành phần dinh dưỡng của cá Thát lát ................................................... 10 1.4. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi cá Thát lát ở VN .......... 10 1.4.1. Nghiên cứu về nuôi vỗ ........................................................................ 10 1.4.2. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo ............................................................. 11 1.4.3. Nghiên cứu về ương giống .................................................................. 12 iii CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 14 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ........................................... 14 2.2. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ nghiên cứu ................................................... 14 2.3. Sơ đồ khối nọi dung nghiên cứu ............................................................... 15 2.4. Phuơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 16 2.4.1. Cách thức thu thập số liệu ................................................................... 16 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá ........................... 16 2.4.3. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường..................................... 16 2.4.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản........................................ 16 2.5. Phương pháp xữ lý số liêu ......................................................................... 18 CHƯƠNG 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 19 3.2. Đặc điểm sinh sản nhân tạo ....................................................................... 19 3.2.1. Kích cỡ thành thục của cá Thát lát ...................................................... 19 3.1.1.1. Ao nuôi và cải tạo ao ........................................................................ 19 3.1.1.2. Chọn và thả cá bố mẹ nuôi vỗ .......................................................... 20 3.1.1.3. Thức ăn và chế độ cho ăn ................................................................. 21 3.1.1.4. Quản lý môi trường ao nuôi ............................................................. 21 3.1.1.5. Bệnh và biện pháp phòng trị ............................................................ 25 3.1.1.6. Kết quả nuôi vỗ ................................................................................ 25 3.2. Sinh sản nhân tạo cá Thát lát..................................................................... 26 3.2.1 Sinh sản nhân tạo cá Thát lát ............................................................... 26 3.2.2. Thụ tinh nhân tạo ................................................................................ 27 3.2.2.1. Kích thích cá sinh sản ................................................................... 27 3.2.2.2. Gieo tinh nhân tạo ......................................................................... 28 3.2.2.3. Kết quả cho đẻ ............................................................................... 30 iv 3.3.. Kỹ thuật ấp nở cá .................................................................................. 31 3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ ấp ......................................................................... 31 3.3.2. Chăm sóc trứng ................................................................................. 31 3.3.2.1. Ấp trứng ...................................................................................... 31 3.3.2.2. Thời gian và các giai đoạn phát triển phôi .................................. 33 3.3.2.3. Kết quả ấp nở trứng ..................................................................... 34 3.3.3. Sự phát triển của cá bột ....................................................................... 35 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .......................................... 36 4.1. Kết luận ....................................................................................................... 36 4.2. Đề xuất ý kiến ............................................................................................. 37 Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 38 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân biệt cá Thát lát và cá Nàng hai về hình thái cấu tạo ...................... 5 Bảng 1.2. Kích thước cá Thát lát một năm tuổi ...................................................... 8 Bảng 1.3. Mùa vụ sinh sản của cá Thát lát ngoài tự nhiên ..................................... 9 Bảng 3.1. Sức sinh sản của cá Thát lát ................................................................. 25 Bảng 3.2. Kết quả tuyển chọn cá Thát lát cho sinh sản thụ tinh nhân tạo ............ 26 Bảng 3.3. Thời gian hiệu ứng thuốc ...................................................................... 28 Bảng 3.4. Kết quả cho đẻ cá Thát lát .................................................................... 30 Bảng 3.5. Kết quả ấp nở trứng cá .......................................................................... 34 Bảng 3.6. Đường kính trứng và kích thước cá mới nở tới lúc hết noãn hoàng ..... 35 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cá Thát lát và cá Nàng hai ...................................................................... 4 Hình 3.1 Biến động nhiệt độ trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ ...................................... 22 Hình 3.2. Biến động pH trong ao nuôi vỗ ............................................................. 23 Hình 3.3. Diễn biến nồng độ Oxy trong ao nuôi vỗ .............................................. 24 Hình 3.4. Vuốt trứng ............................................................................................. 29 Hình 3.5. Kỹ thuật gieo tinh .................................................................................. 30 Hình 3.6. Kỹ thuật ấp trứng................................................................................... 32 Hình 3.7. Tắm nước muối cho trứng ..................................................................... 32 Hình 3.8. Các thời kỳ phát triển phôi .................................................................... 33 Hình 3.9. Tắm nước muối cho trứng ..................................................................... 38 vii THUẬT NGỮ VIẾT TẮT LH-RHa Lutennizing Releasing Hormon Analog DOM Domperidone. SSS: Sức sinh sản NTTS: Nuôi trồng thủy sản HSTT: Hệ số thành thục ĐH: Đại học 1 MỞ ĐẦU Cá Thát lát là loài thủy sản có thịt thơm ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn cao cấp mà đa số người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng, trong đó có món chả Thát lát – Cá đang được tổ chức nông lương thế giới (FAO) đưa vào loại nên phát triển để tăng nguồn thực phẩm cho các quốc gia kém phát triển. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá Thát lát ngày càng lớn là nguyên nhân dẩn tới việc khai thác quá mức. Sự sụt giảm sản lượng loài cá Thát lát trong tự nhiên ngày càng nghiêm trọng đòi hỏi việc nghiên cứu sản xuất giống để phục hồi nguồn lợi cũng như đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi . Đi đầu trong cả nước về sản xuất giống cá thát lát là các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên kết quả đạt được không như mong muốn. Xuất phát từ nhu cầu thực tiển của sản xuất, nhằm làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng những kiến thức đã học được vào thực tiển và để hoàn thành khóa học, được sự phân công của ban chủ nhiệm Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, bộ môn Nuôi Cá Nước Ngọt tôi thực hiện đề tài “ Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Thát lát (Notopterus notopterus Pallas) tại Ninh Phụng – Khánh Hòa Đề tài gồm các nội dung sau: 1. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi vổ cá Thát lát 2. Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Thát lát 3. Kỹ thuật ấp trứng Đề tài thực hiện nhằm chủ động nguồn giống cho thị trường, đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Để từ đó hoàn thiện mô hình, chuyễn giao công nghệ cho các cơ sở nuôi cá nước ngọt ở trong và ngoài tỉnh. Kết quả đề tài góp phần bảo vệ nguồn lợi cá ngoài tự nhiên, phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, đưa ngành Thủy Sản phát triển cả chiều sâu lẩn chiều rộng. 2 Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! 3 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hệ thống phân loại và hình thái cấu tạo 1.1.1. Hệ thống phân loại: Theo các tác giả Smith, 1945; Kawamoto et al, 1972; Mai Đình Yên, 1978; Nguyễn Thái Tự, 1983; Mai Đình Yên và cộng sự, 1992; Nguyễn Văn Hảo, 1993; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Hữu Dực, 1995; Rainboth, 1996; Nguyễn Thị Thu Hè, 2000, vị trí phân loại cá thát lát: Ngành : Vertebrata (có xương sống) Tổng lớp : Gnathostomata (miệng có hàm) Lớp : Osteichthyes (cá xương) Bộ : Osteoglossiformes Bộ phụ : Notopteroidei Họ : Notopteridae Giống : Notopterus Loài : Notopterus notopterus(Pallas, 1769)  Tên khoa học khác: Notopterus notopterus Pallas, 1767 [3] Notopterus notopterus Smith, 1945 [7, tr.51]  Tên tiếng Việt: Thát Lát Tên Khơ Me : Trey Slat, Trey Krai [7, tr.51]  Tên tiếng Anh – Mỹ: Bronze featherback, Ghost Knife fish, Asian Knife fish 4  Thái Lan: Pla chalet, Lào: Pla tong, Ấn Độ: Pholui Theo Rainboth (1996) họ cá thát lát có 4 loài, phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á, gồm các loài cá thát lát (N. notopterus), cá nàng hai (còm chấm) (Chitala chitala), cá còm hoa (đao cọp) (C. blanci) và cá vây mao (C. lopis). 1.1.2. Hình thái cấu tạo Đoàn Khắc Độ, 2006 mô tả cá Thát lát: có thân hình dẹp hai bên, màu xám bạc, phần lưng hơi đậm, hông và bụng có màu trắng bạc, lườn bụng sắc. Có nhiều vảy nhỏ phủ toàn thân, vảy ở phần đầu lớn hơn vảy ở phần thân. Vi lưng nhỏ nằm lệch phía sau thân, vi bụng rất nhỏ, vi hậu môn dài, nối từ hậu môn tới đuôi. Miệng hơi nhô ra, không co rút. Mắt lớn vừa, lệch về phía mặt lưng của đầu. Đường bên hoàn toàn, chạy giữa thân, tương đối lớn. Cá bơi nhờ vậy hậu môn, có thể theo hai hướng tiến lùi, thích chui rúc tìm nơi trú ẩn ở hang hốc hay thực vật thủy sinh phát triển[3, tr.56] Công thức vây: A = 98 ÷ 103; V = 6; P = 14 ÷ 16; D = 7 ÷ 8; C = 15 27÷30 Công thức vẩy đường bên: LL = 125 ÷ 135 31÷35 Cá thát Lát Hình 1.1. Cá Thát lát và cá nàng hai Cá Nàng Hai 5 Bảng 1.1 Phân biệt cá Thát Lát và cá Nàng Hai về hình thái cấu tạo. ( Mai Đình Yên & ctv, 1992) Đặc điểm Cá Thát Lát Cá Nàng Hai - Vẩy ở đầu to hơn vẩy ở - Vẩy tròn nhỏ, vẩy ở đầu thân. nhỏ hơn hoặc bằng vẩy ở thân. Hình thái - Không có đốm đen dọc - Dọc theo vây hậu môn có 4 ÷ 5 đốm đen viền theo vây hậu môn. - Kích thước tối đa 25cm - Viền lưng sọ thẳng hàm rộng kéo dài đến đồng tử hoặc viền sau của mắt. trắng. - Kích thước tối đa 100cm. - Viền trên lưng sọ lõm nhiều có hàm rộng kéo dài vượt qua viền sau của mắt. Công thức vây Công thức vẩy đường bên - A = 98 ÷103; V = 6; - (A+C)= 118 ÷ 132; - P = 14 ÷ 16; D = 7÷8; - P = 13 ÷ 15; D = 7 ÷ 9 - C = 15 -V=5÷7 27  30 LL = 125 ÷ 135 31  32 22  34 LL = 280 – 325 42  58 6 1.2. Đặc điểm sinh học cá Thát lát 1.2.1. Đặc điểm sinh thái Theo Đoàn Khắc Độ (2006), môi trường thích hợp cho cá Thát lát sinh trưởng và phát triển là: Nhiệt độ từ 20 – 30 0C, pH từ 7 – 8, DO >3 mg/l, khí CO2 từ 3 – 8mg/l, NH4 là 1mg/L, độ mặn tối đa là 6‰. Theo nghiên cứu của Lê Ngọc Diện (2006), môi trường thích hợp cho ương nuôi cá Thát lát là: nhiệt độ từ 28,2 – 30,1 0C, pH từ 6,1 – 7,8, DO từ 4,6 đến 6,6, H2S từ 0,024 đến 0,126mg/l, CO2 từ 8,1 đến 14mg/l, NH4+ từ 0,71 đến 1,2mg/l. Còn theo một nghiên cứu của Ramshorst (1981) cá Thát lát thích sống trong môi trường hơi acid. 1.2.2. Đặc điểm phân bố Trên thế giới cá phân bố ở các sông Indus, Ganges, Mahanadi (Ấn Độ), Irrawady (Miến Điện), Cửu Long ( Việt Nam), phụ lưu các sông tại Thái Lan, Mã Lai. Ở Việt Nam, cá tập trung nhiều ở miền Nam, ít hơn ở miền Trung và hoàn toàn không thấy ở lưu vực sông Hồng ( miền Bắc). Trong thiên nhiên, cá sống ở cả những dòng suối nước trong và nước đục, ao hồ tù đọng. Tại lưu vực sông Cửu Long cá theo dòng nước lũ vào các đồng ruộng bị ngập, úng nước và trở về vùng sinh sống cũ khi nước xuống. 1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng Cá thát lát sống từng đàn, hoạt động ở tầng đáy, chui rúc dưới bùn. Tính ăn của cá thay đổi theo từng giai đoạn. Cá thát lát thuộc loại ăn tạp, thức ăn thiên về động vật. Trong giai đoạn cá bột (1-4 ngày tuổi) cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau khi hết noãn hoàng, cá ăn các loại động vật phù du có kích thước nhỏ như: Moina, Daphnia, Trùn chỉ v.v… Khi lớn hơn cá ăn côn trùng, động vật phù du, cá con, giáp xác phiêu sinh, rễ cây thực vật thủy sinh, nhuyễn thể, mùn bả hữu cơ và 7 mùn đáy. Cá cũng ăn thực vật và phiêu sinh thực vật nhưng chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng lượng thức ăn (Đoàn Khắc Độ, tr.10). 1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng Cá thát lát có kích thước nhỏ, tăng trọng thấp, con lớn nhất dài 400mm, nặng 500g, trung bình 100 – 200 g. Cá mới nở có chiều dài 0,9-1cm. Sau 30 ngày ương cá đạt chiều dài thân 3-4cm. Sau 45-50 ngày ương được kích cỡ cá giống khoảng 5-6cm. Ngoài tự nhiên, cá một năm tuổi có trọng lượng trung bình khoảng 60-80 gam/con, dài 16-20 cm. Trong thực tế cá đạt kích cỡ này đã được khai thác để bán cá thịt. Trong môi trường nuôi nhốt, cá một năm tuổi đạt kích cỡ thương phẩm khoảng 80-120 gam/con (Đoàn Khắc Độ, tr.11). Ở Bầu Sơn, Quảng Bình đã bắt được cá Thát lát dài 40 cm, nặng 0,7 – 0,8 kg, con lớn nhất nặng 1,3 kg. 1.2.5. Đặc điểm sinh sản 1.2.5.1. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu Mỗi loài cá có tuổi thành thục sinh dục riêng và có thể thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể. Trọng lượng thành thục lần đầu tiên trong đời của cá cũng biến động rất lớn. Cá vẩn có thể thành thục và sinh sản bình thường khi khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng thành thục lần đầu tiên của loài trong điều kiện sống riêng biệt (Nguyễn Duy Hoan,2006). Theo quy luật chung cá sống ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp có tuổi thành thục sinh dục lần đầu cao hơn cá ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao. Chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thành thục sinh dục, những nơi có đầy đủ dinh dưỡng cá thành thục nhanh hơn và hệ số thành thục cao hơn. Nhưng những loài cá ăn tạp và phiêu sinh thì ảnh hưởng của dinh dưỡng không rõ rệt như những loài cá ăn mồi sống và phổ thức ăn hẹp (Nguyễn Duy Hoan,2006). Ngoài tự nhiên, cá Thát Lát thành thục sinh dục sau 1 năm tuổi với chiều dài 16 – 20 cm và khối lượng 40 – 100g 8 Bảng 1.2. Kích thước cá thát lát 1 năm tuổi. STT Ngoài tự nhiên Tài liệu W(g) L(cm) 1 60 – 80 18 – 20 [Đoàn Khắc Độ tr.11] 2 40 – 60 16 [Ng-Th-Trung, Trần Ngọc Nguyênctv, tr.56] 3 100 20 [Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão, tr.193] 1.2.5.2. Tập tính sinh sản Cá thát lát bắt đầu sinh sản vào đầu mùa mưa và kết thúc mùa vụ sinh sản vào cuối mùa mưa Cá thát lát có tập tính làm tổ đẻ. Cá cái sẽ dọn sạch tổ đẻ. Tổ đẻ là những giá thể bằng cỏ khô hay vật thể để trứng bám vào đó. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực có nhiệm vụ canh giữ tổ và đảo nước để cung cấp oxy cho phôi phát triển. Sau 3-5 ngày trứng sẽ nở. Khi cá đẻ chúng rất hung dữ ( đặc biệt là cá đực) sẳn sàng tấn công những con cá lạ xâm nhập đến khu vực tổ đẻ Tới thời kỳ sinh sản, ống sinh sản lồi ra từ vùng huyệt của con cái. Con cái dùng ống này lướt qua lướt lại trên đá để dọn sạch ổ đẻ. Tập tính chuẩn bị ổ đẻ của con cái kéo dài vài giờ cho tới khi cá đực tấn công và cùng dọn sạch tổ ( tổ dài 15 – 30 cm, sâu 5 – 8 cm, cá gom cây cỏ khô vào tổ làm vật để trứng bám). Sau đó chúng cuộn tròn vào nhau và đẻ trứng. 9 1.2.5.3. Mùa vụ sinh sản Cá thát lát có thể đẻ nhiều lần trong năm. Trong môi trường hoang dã, mùa sinh sản của cá thát lát bắt đầu từ tháng 4 – 11 , tập trung vào tháng 6 – 8 (Nguyễn Thành Trung, Trần Ngọc Nguyên & ctv, 2000, tr.11). Trong mùa sinh sản một con cá có thể tham gia sinh sản 2 – 3 lần (Nguyễn Thái Tự, 1983, tr.52). Bảng 1.3. Mùa vụ sinh sản của cá thát lát ngoài tự nhiên STT Mùa vụ sinh sản(tháng) Tài liệu 1 6 – 10 [Ng-Th-Trung,Ng-Ng-Nguyên & ctv, tr.314] 2 6–9 [Ng Thái Tự( 1983)] 3 4 – 11 (6 – 8 ) [Đoàn Khắc Độ, tr.10] 4 5–7 [Vũ Trung Tạng, Ng Đình Mão ,tr.193] 1.2.5.4. Sức sinh sản và hệ số thành thục của cá thát lát Ngoài tự nhiên sức sinh sản tương đối của cá thát lát từ 13 – 20 trứng/g cá cái. Sức sinh sản tuyệt đối vào mùa sinh sản dao động trong khoảng 700 – 1800 trứng tùy theo kích cỡ cá bố mẹ (Đoàn Khắc Độ, 2006, tr.11). Trong sinh sản nhân tạo sức sinh sản tương đối của cá thát lát trung bình 15 ± 6 trứng/g cá cái và sức sinh sản tuyệt đối là 1077 ± 408 trứng đối với cá có chiều dài 20cm (Thái Ngọc Chiến & ctv). Hệ số thành thục cao hay thấp tùy thuộc vào từng giống loài, mùa vụ nuôi vỗ và kỹ thuật nuôi vỗ (Nguyễn Duy Hoan,2006). Hệ số thành thục cá thát lát tăng dần và hệ số đạt ở mức cao nhất dao động từ 5,41 – 7,85% trùng với giai đoạn cá đẻ tập trung (Nguyễn Thành Trung,Trần Ngọc Nguyên & ctv, tr.314). 10 1.3. Thành phần dinh dưỡng của cá thát lát Thịt cá thát lát có thành phần dinh dưỡng khá cao, trong 100 gam thịt(bỏ xương) gồm có: Calories, Chất béo: 11,3 g, Bảo hòa: 2,8g, Chua bảo hòa poly: 2,8g, Chua bảo hòa mono: 4,8g, Cholesterol: 59 mg, Chất đạm: 15,4 g Trong một nghiên cứu của trường ĐH Calcutta, tây Bengal (Ấn Độ) so sánh thành phần của lipid và các acid béo trong trứng với toàn thân cá ghi nhận trứng của cá thát lát chứa lượng Lipid cao hơn thân đến 6,8 lần. Thành phần của trứng phần lớn là Triacylglycerol = TAG(53,8%), Phospholipids = PL(37%). Trong PL có Phosphatidylcholine, Phosphatidylethanolamine. 1.4. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi cá thát lát ở Việt Nam Do đặc điểm ưu việt của cá Thát Lát nên trong những năm gần đây cá Thát Lát là một trong những đối tượng bị khai thác quá mức, thiếu các biện pháp bao vệ nên nguồn lợi cá ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi cá Thát Lát là việc làm cần thiết nhằm nâng cao sản lượng cá, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tránh cá khỏi bị tuyệt chủng. Tuy đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng nó vẫn chỉ dừng lại ở việc mô tả hoạt động sinh sản của cá trong tự nhiên hay bố trí điều kiện cho cá đẻ tự nhiên. Thái Lan và Việt Nam là hai nước đi đầu trong việc nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cá Thát Lát. 1.4.1. Nghiên cứu về nuôi vỗ Theo Nguyễn Thành Trung, 2000 chọn cá bố mẹ mập, khoẻ mạnh, không dị hình, có trọng lượng lớn hơn 100g/con và chiều dài tối thiểu 18 cm. Ao nuôi vỗ có diện tích từ 100-500m2. Mật độ thả cá nuôi vỗ 0,5kg/m2. Sử dụng 2 loại thức ăn tươi sống và chế biến. Đối với thức ăn tươi sống có thể sử dụng tôm, cá nhỏ còn sống hay đã chết. Thức ăn là cá, tép nhỏ còn sống thả chung với cá bố mẹ, cá thát lát sẽ bắt ăn dần. Thức ăn đã chết băm nhỏ đặt vào sàn cho ăn. Thức ăn chế biến gồm 50% cám +50% bột cá, thức ăn được kết dính bằng bột gòn, vò thành viên và 11 đặt trong sàn cho ăn. Khẩu phần 3-5% khối lượng thân/ngày. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, sáng cho cá ăn bằng 1/5 lượng thức ăn hàng ngày, và chiều cho ăn phần còn lại. Cá đẻ tập trung từ tháng 6- tháng 10, hệ số thành thục từ 5,41%-7,85%, tỷ lệ thành thục từ 70%-85%. Theo Phan Văn Thành, (2000) cá được nuôi vỗ trong ao đất có diện tích 1000m2, mật độ 0,5 kg/m2. Cho ăn với khẩu phần 3-5% khối lượng đàn, thức ăn gồm bột cá 50%, 50% cám, hay cá tươi ( tôm, cá nhỏ). Cá thành thục 100% vào các tháng 6,7,8 và giảm dần đến tháng 11 chỉ còn 10-20%, ở nhiệt độ dao động từ 27-34oC, trong đó lô dùng cá tươi thành thục sớm hơn 1 tháng. Lê Thị Bình, Ngô Văn Ngọc,(2003) cá bố mẹ được nuôi trong ao đất có diện tích 300m2, độ sâu mực nước 1,2m-1,4m. Mật độ 0,5kg/ m2 đối với cá cái và 1 kg/ m2 đối với cá đực. Thức ăn gồm 70%cám + 30% bột cá và 70% cá + 30% cá tươi xay nhuyễn. Sau 2 tháng nuôi, cá thát lát đạt tỷ lệ thành thục với 2 công thức thức ăn tương ứng là 55,55% - 66,66 % và 81,11% - 99,33%. 1.4.2. Nghiên cứu về sinh sản Weitkamp & CTV (2004) đã nghiên cứu khả năng về sinh học sinh sản ở cá Thát lát nhằm đảm bảo cho việc nuôi loài cá này, đáp ứng nhu cầu thị trường. Haniffa & CTV (2004) cũng đã công bố công trình nghiên cứu cho sinh sản cá Thát lát trong điều kiện nuôi nhốt có tạo mưa nhân tạo như là bước đầu tiên để bảo tồn loài cá này. Năm 2000, Nguyễn Thành Trung và Trần Ngọc Nguyên thực hiện đề tài “ Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá thát lát (Notopterus notopterus Pallas)” Theo Ngô Văn Ngọc, 2003 cá đực khi thành thục có ngoại hình thon dài, gai sinh dục màu hồng. Cá cái có bụng to nhô ra hai bên hông, khi dùng tay sờ thấy mềm đều, gai sinh dục có màu hồng. Theo Lê Thị Bình và cộng tác viên, 2003 các loại kích dục tố được sử dụng trong sinh sản cá thát lát là HCG, LRHa kết hợp với Dom và não thùy. Kết quả, tỷ lệ sinh sản của cá cao nhất (100%) khi dùng 80µg LRHa + 10mg Dom (/kg cá cái), tỷ lệ sinh sản khi dùng 9000 IU 12 HCG, 8 mg não thùy lần lượt là 87,50% và 58,33%. Theo Trần Ngọc Nguyên, 2000 kích dục tố LH-RHa + Dom với liều 100 – 150 µg/kg cá cái tỷ lệ sinh sản cũng đạt 100% Theo Ngô Văn Ngọc, 2003 hình thức bố trí cho sinh sản tự nhiên cho kết quả sinh sản (50% - 100%) cao hơn sinh sản nhân tạo (25% - 100%). 1.4.3 Nghiên cứu ương giống Đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Thát lát” - Sở NN & PTNT TP. Cần Thơ, đã tiến hành ương cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng đến 30 ngày tuổi trong bể ximăng với 3 nghiệm thức ăn: Bón phân tạo phiêu sinh vật làm thức ăn; thức ăn chế biến và động vật tươi sống. Ở thức ăn thử nghiệm là phiêu sinh động vật (moina) cho ăn từ ngày ương 1 - 7, từ ngày thứ 8 - 30 cho ăn trùn chỉ, mật độ ương 200 con/m2, sau 30 ngày tuổi chiều dài cá đạt bình quân 39 - 42 cm, cho tỷ lệ sống cao nhất 80 - 92%. Nhìn chung, tỷ lệ sống của cá ương chưa ổn định, nhất là khi sử dụng thức ăn chế biến. Lê Ngọc Diện (2005) nhận định, cá Thát lát ương, nuôi tốt nhất là trong ao đất để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên (phiêu sinh vật, cá tép nhỏ, động vật đáy...) nhằm giảm chi phí thức ăn, giảm giá thành và cá lớn nhanh. Ao cần phải cải tạo, lấp kín các hang, tránh rò rỉ và tạo giá thể cho cá cư trú. Kỹ thuật chế biến thức ăn viên (Lê Ngọc Diện & CTV, 2005) cho cá Thát lát đã được chuyển giao công thức cho nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản, nhằm cung cấp đủ thức ăn công nghiệp cho thị trường. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang đi sâu nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá Thát lát đồng thời nghiên cứu các chất dẫn dụ (dầu gan mực, premix...) kích thích cá sử dụng thức ăn viên, để sản xuất thức ăn công nghiệp phù hợp với tập tính dinh dưỡng và quá trình phát triển của cá, nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ thành công của các nghiên cứu trên, Chi cục Thuỷ sản Cần Thơ đã tiến hành thực nghiệm sản xuất và hợp tác với Công ty Thuỷ sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) xây dựng trại sản xuất giống cá Thát lát và cá Còm Chitala 13 ornata (Gray, 1831) tại xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Trại đã sản xuất cho người nuôi trên 1 triệu cá giống cá Thát lát, cho tỷ lệ sống đạt trên 90%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan