Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải công ty và sản xuất bao bì goldsun, khu công n...

Tài liệu Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải công ty và sản xuất bao bì goldsun, khu công nghiệp quế võ, bắc ninh

.PDF
81
49
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG Tên đề tài: TÌM HIỂU VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY IN VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ GOLDSUN, KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ, BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Liên thông chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2016-2019 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG Tên đề tài: TÌM HIỂU VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY IN VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ GOLDSUN, KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ, BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Liên thông chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Lớp : LT K48 KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 -2019 Giảng viên hưỡng dẫn: TS. Trần Thị Phả Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng giúp học sinh, sinh viên củng cố, trau dồi kiến thức đã học tập được ở trên nhà trường. Đồng thời giúp cho sinh viên tiếp xúc, học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tế để trở thành một cán bộ tốt, có chuyên môn giỏi đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần Thị Phả đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong qua trình em thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dậy và trang bị cho em đầy đủ những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thế Anh, anh Lê Công Đức bộ phận thiết kế và vận hành hệ thống, anh Chính nhân viên môi trường công ty Goldsun và toàn thể anh, chị trong công ty TNHH dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường Eteach đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty để em có được kết quả thực tập như hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình thực tập và báo cáo em vẫn còn nhiều những sai sót do còn hạn chế về kiến thức, thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy em mong các thầy cô, các bạn đóng góp ý kiến và chỉ bảo để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày… tháng… năm 2019 Sinh viên Nguyễn Phương Đông ii MỘT SỐ THUẬT NGỮ 1. DO: nồng độ oxy hoà tan, đơn vị mgO2/l 2. BOD (nhu cầu oxy sinh học): lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật sử dụng để oxy hoá chất hữu cơ có trong nước thải. 3. COD (nhu cầu oxy hoá học): lượng oxy cần thiết để oxy hoá chất hữu cơ có trong nước thải bởi các tác nhân hoá học. 4. Bùn hoạt tính: tập hợp các vi sinh vật có trong nước thải, hình thành những bông bùn có khả năng hấp thu và phân huỷ chất hữu cơ khi có mặt của oxy. 5. F/M: tỉ lệ thức ăn trên một đơn vị vi sinh vật trong bể. 6. MLSS: nồng độ vi sinh vật (hay bùn hoạt tính trong bể). 7. Nitrat hoá: quá trình chuyển hoá amonia và nitơ hữu cơ thành nitrit và nitrit thành nitrat. 8. Khử nitrat: quá trình chuyển hoá nitrat thành nito phân tử ở dạng khí. 9. SVI: (chỉ số thể tích bùn): thông số chỉ khả năng lắng của bùn hoạt tính. 10. Tuổi bùn: thời gian bùn tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Phân tích tổng quan các dòng thải của nhà máy .............................23 Bảng 4.2: Đặc trưng cơ bản của nước thải trước khi xử lý..............................23 iii Bảng 4.3: Thông số đầu .......................................................24 vào của nhà máy Bảng 4.4: Đặc trưng cơ bản của nước thải sau khi xử lý.................................25 Bảng 4.5. Các hạng .......................................................................34 mục đầu tư Bảng 4.6: Các chi tiết cần kiểm tra thiết bị, máy móc trước khi vận hành......37 Bảng 4.7: Các khoảng giá trị pH......................................................................40 Bảng 4.8: Các khoảng giá trị SV/SVI..............................................................42 Bảng 4.9: Các khoảng giá trị F/M....................................................................43 Bảng 4.10: Các khoảng giá trị MLSS..............................................................43 Bảng 4.11: Các sự cố thường gặp ở bể SBR và biện pháp khắc phục.............51 Bảng 4.12: Một số hư hỏng thường gặp ở máy bơm và biện pháp khắc phục........58 Bảng 4.13: Một số hư hỏng thường gặp ở máy thổi khí và biện pháp khắc phục..........................................................................................60 Bảng 4.14: Các loại nhớt dùng cho máy thổi khí.............................................61 Bảng 4.15: Một vài hư hỏng thường gặp ở Motor giảm tốc............................62 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Công nghệ xử lý nước thải AAO ......................................................9 Hình 2.2: Công nghệ xử lý nước thải MBR.................................................... 11 Hình 2.3: Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộn.............................................12 Hình 4.1: Vị trí xây dựng hệ thống xử lý nước thải........................................22 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i MỘT SỐ THUẬT NGỮ ....................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii MỤC LỤC.........................................................................................................iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 1 1.3 Ý nghĩa thực tiễn của học tập ................................................................. 2 1.4 Phạm vi thực tập ..................................................................................... 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 2 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 2 2.1.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................... 2 2.1.2 Nguồn gốc và tính chất của mực in ................................................... 4 2.1.3 Các ảnh hưởng tới môi trường của nước thải ................................... 5 2.2 Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 7 2.3 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 8 2.3.1. Trên thế giới ..................................................................................... 8 2.3.2 Tại Việt Nam ................................................................................... 12 Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 19 3.2. Thời gian và địa điêm nghiên cứu ........................................................ 19 3.2.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 19 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................... 19 3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19 v 3.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích số liệu thứ cấp............................. 19 3.4.2 Phương pháp chuyên gia ................................................................. 20 3.4.3 Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................ 20 3.4.4 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ........................................... 20 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 20 4.1 Tổng quan về công ty Goldsun .............................................................. 21 4.1.1. Giới thiệu về công ty Goldsun ........................................................ 21 4.1.2 Tình hình hoạt đông sản xuất .......................................................... 21 4.1.3 Địa điểm xây dựng và tiếp nhận nguồn nước thải của công ty Godsun ...................................................................................................... 21 4.2 Quy trình công nghệ và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại công ty Goldsun ...................................................................................................... 24 4.2.1 Thành phần và tính chất nước thải .................................................. 24 4.2.2 Đặc điểm của nước thải công nghệ ................................................. 24 4.2.3 Yêu cầu đầu ra của hệ thống xử lý .................................................. 25 4.2.4 Quy trình công nghệ xử lý nước thải ............................................... 26 4.2.5 Sơ đồ về quy trình công nghệ về hệ thống sử lý nước thải ............. 31 4.2.6 Các hạng mục đầu tư của hệ thống xử lý ....................................... 34 4.3. Quy trình vận hành ............................................................................... 39 4.3.1 Kiểm tra hệ thống ............................................................................ 39 4.3.2 Kỹ thuật vận hành ........................................................................... 42 4.3.3 Các sự cố và biện pháp khắc phục.................................................. 53 4.3.4 Ghi chép và lưu trữ số liệu ............................................................. 55 4.5 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống ...................... 66 4.5.1 Các lỗi hay mắc phải khi xây dựng và vận hành hệ thống .............. 66 4.5.2 Đề xuất và giải pháp ....................................................................... 68 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 69 5.1. Kết luận ................................................................................................. 69 5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 70 vi 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong nhưng năm qua, trong việc quy hoạch phát triển và vận hành các khu công nghiệp, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm, gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tăng cường thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng thế mạnh trong nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mô hình khu công nghiệp đã được hình thành, phát triển đa dạng và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy vậy, các khu công nghiệp chủ yếu phát triển theo mô hình đa ngành, quá chú ý đến việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để đẩy nhanh việc lấp đầy diện tích đất cho thuê, chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường, nên ngày càng tác động tiêu cực tới môi trường sống xung quanh. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là cần có những giải pháp khả thi, cụ thể để ngăn chặn hiệu quả, giải quyết được tận gốc ô nhiễm do các khu công nghiệp gây ra hiện nay Xuất phát từ thực tế trên tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tại Công ty và sản xuất bao bì Goldsun, khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh’’ 1.2 Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu dõ về quy trình vận hành của nhà máy. - Tìm hiểu về quy trình công nghệ so sánh với các mô hình công nghệ xử lý khác. - Đưa ra các biện pháp xử lý khi gặp các sự cố về máy móc và môi trường. - Đưa ra các kiến nghị giúp nâng cao quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải của công ty. 2 1.3 Ý nghĩa thực tiễn của học tập - Giúp cho sinh viên có thể thực hành trước những công việc của nghành học trước khi ra trường để cho sinh viên làm quen và khỏi bị ngỡ ngàng khi vào môi trường làm việc thực sự - Củng cố lại những kiến thức đã học được ở trường về các chuyên ngành đã học để mở rra cơ hội tìm việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp - Một phần góp sức giúp đỡ cho nhà máy một số ý kiến mới có thể có ích cho các hoạt động của nhà máy 1.4 Phạm vi thực tập Nhà máy in và sản xuất bao bì Goldsun Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1 Cơ sở lý luận Một số khái niệm, thuật ngữ về môi trường sử dụng trong đề tài được hiểu theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như sau: 2.1.1.1 Khái niệm về môi trường - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. 2.1.1.2 Thành phần môi trường - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. 3 2.1.1.3 Ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. 2.1.1.4 Suy thoái môi trường - Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. 2.1.1.5 Sự cố môi trường - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. 2.1.1.6 Chất gây ô nhiễm - Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. 2.1.1.7 Hoạt động bảo vệ môi trường Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. 2.1.1.8 Phát triển bền vững Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. 2.1.1.9 Quy chuẩn môi trường Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. 4 2.1.1.10 Quan trắc môi trường Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấo thông tin phục vụ đánh gia hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. 2.1.1.11 Quan trắc môi trường Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó 2.1.2 Nguồn gốc và tính chất của mực in Trong mực để in hộp giấy, túi giấy công nghiệp, ngoài màu mực, độ dày mực, thợ in còn quan tâm tới các chất có trong nó, điển hình là chất liên kết (hay còn gọi là chất tạo màng). Đây là chất quan trọng để tạo sự liên kết thấm ướt tốt trong in ấn.  Tính chất, công dụng Chất liên kết trong mực, hộp giấy, túi giấy tạo thành lớp bảo vệ và tránh sự cọ sát, va chạm trong quá trình in ấn sản phẩm. Chất liên kết bao quanh hạt pích măng và khi chất liên kết khô lại thì lúc này, hạt pích măng cũng đã bám chắc trên vật liệu in, phục vụ tối ưu cho nhu cầu in ấn.[12]  Thành phần Hai thành phần chính trong chất liên kết là: Dầu và nhựa. Trong đó, nếu in tờ rơi, túi giấy thì thành phần dầu lanh có trong chất liên kết sẽ nhiều, còn nếu in offset giấy cuộn thì thành phần chủ yếu là dầu khoáng, in tờ rơi thì thành phần chất liên kết chiếm khoảng 55-75%. Các thành phần này có tính chất như sau:  Dầu lanh: đây là loại dầu khô thực vật chứa 4,5-6% axit béo không no (axit panmatich và axit stêaric). Trong quá trình in ấn, các axit béo 5 không no này sẽ kết hợp với oxy không khí => tạo ra phản ứng oxy hoá khiến cho màng mực khô.[12]  Dầu khoáng: Chất này thuờng sử dụng trong mực in offset giấy cuộn với mục đích là in sách. Nếu in thung carton gia re thì không sử dụng loại dầu này. Ngoài ra, khi dùng để in sách, thợ in sẽ dùng dầu khoáng nap then nhiều hơn. Bên cạnh đó, dầu khoáng cũng có thể dùng để sản xuất mực in dạng khô nhiệt, chúng sẽ không màu, không mùi, và sôi ở nhiệt độ 240 độ – 270 độ. Nếu in báo thì dầu khoáng sẽ sôi ở nhiệt độ 300-350 độ C.[12]  Nhựa: Thành phần thứ 3 trong chất liên kết chính là nhựa. Nhựa có thể đuợc chế biến từ nhựa thông hay nhựa tổng hợp, nhựa ankýt. Chúng đều có chung tính chất là dễ hoà tan trong dầu lanh và dầu khoáng, thuận lợi cho việc in ấn và tính chất hoá học của nhựa sau khi phản ứng với dầu lanh sẽ tao thành màng mực khô. Ngày nay, thợ in chủ yếu sử dụng nhựa ankýt để chế biến thành thành phần nhựa tinh chế trong mực in. Kết hợp nhựa ankýt với dầu lanh sẽ sản xuất thành loại mực offset bóng, khô nhanh, làm tăng độ bền màng mực in, thời gian khô nhanh.[12] 2.1.3 Các ảnh hưởng tới môi trường của nước thải Nước là yếu tố vô cùng quan trọng không chỉ trong đời sống con người mà còn trong quá trình sản xuất công nghiệp. Nhìn chung, nếu không được kiểm soát thì nước thải công nghiệp có thể sẽ là nguồn ô nhiễm vô cùng độc hại. Vậy, nước thải trong sản xuất công nghiệp độc hại như thế nào?  những tác hại của nước thải công nghiệp đến môi trường Các hợp chất hữu cơ và các kim loại nặng phát sinh từ các công đoạn sản xuất trong công nghiệp, nếu không được xử lý và thải ra môi trường bên ngoài thì có thể gây ra tác động đến sức khỏe con người và các thảm họa môi trường. Ngành công nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra nằm trong tiêu chuẩn cho phép và chấp nhận chi phí cho việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.[11] 6 Ở nhiều quốc gia đang phát triển, hơn 70% chất thải công nghiệp chưa qua xử lý được xả vào nguồn nước và gây ô nhiễm nguồn nước cấp (WWAP, 2009). Nước thải công nghiệp có thể chứa một loạt các chất gây ô nhiễm. Một số nguồn lớn nhất của chất thải công nghiệp độc hại bao gồm khai thác mỏ, nhà máy bột giấy, thuộc da, các nhà máy đường và sản xuất dược phẩm. Trong nhiều trường hợp, nước thải từ ngành công nghiệp không chỉ xả trực tiếp ra sông, hồ,… mà còn thấm xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và các giếng ngầm. Ở các nước đang phát triển, điều này thường khó để phát hiện khi việc quan trắc, giám sát thường khá tốn kém. Ngay cả khi được phát hiện, việc xử lý có thể cũng vô cùng khó khăn.[11]  Ô nhiễm từ nước dùng làm mát thiết bị trong sản xuất Nước dùng để làm mát cho các dây chuyền công nghiệp sản xuất thép và than cốc không chỉ tạo ra nước thải có nhiệt độ cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật, mà còn gây ra ô nhiễm với một loạt các chất độc hại, bao gồm cyanua, ammoiac, benzene, phenol,… Nước cũng được sử dụng như một chất bôi trơn máy móc công nghiệp và có thể trở nên ô nhiễm do các loại dầu thủy lực, thiết, crom, sắt sunphat,…[11]  Ô nhiễm từ việc khai thác mỏ Khai thác mỏ truyền thống tạo ra lượng nước xả thải lớn mà không được kiểm soát tại một số nước đang phát triển. Chất thải từ các hoạt động khai thác khoáng sản có thể chứa bùn, đất đá, các chất hoạt động bề mặt. Tùy thuộc vào các loại quặng được khai thác, chất thải có thể chứa các kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, thủy ngân, asen,… Các chất gây ô nhiễm trong chất thải mỏ có thể gây ung thư và gây ngộ độc thần kinh con người (như chì hoặc thủy ngân) hoặc rất độc hại cho sinh vật thủy sinh. Ngoài ra, khai thác mỏ ảnh hưởng đến quá trình thoát nước. Nước thải axit (AMD) là một trong những vấn đề môi trường phải đối mặt của các ngành khai thác mỏ. AMD xảy ra khi các chất khoáng chứa sunfide tiếp xúc với nước và không khí, tạo thành Axit sulfuric. 7 AMD có thể tác động đến môi trường sống dưới nước, rất khó để xử lý và một khi bắt đầu bị oxy hóa nó có thể tiếp tục diễn ra trong nhiều thế kỷ.[11] Vì Vậy Ô nhiễm từ nước thải làm giảm giá trị của đất, làm tăng chi phí do gây ra nhiều tác động đến sức khỏe con người và hệ sinh thái – Đây là chi phí rất khó để tính toán. Như vậy, ngành công nghiệp cần phải có các biện pháp nhằm làm giảm việc tạo ra các chất thải độc hại và khuyến khích đầu tư cho các biện pháp này. Tuy nhiên, chính phủ phải đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, điều chỉnh và thực hiện các chính sách giảm thiểu các chất thải độc hại. Kinh nghiệm từ các nước công nghiệp cho thấy, việc áp dụng các quá trình sản xuất “sạch” sẽ đơn giản và có chi phí hiệu quả nhiều hơn nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải công nghiệp quy mô lớn. 2.2 Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế luật bảo vệ môi trường 2005; - Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012; - Nghị định số 43/2015/NĐ-CP quy lập hành lang bảo vệ nguồn nước; - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của chính phủ: quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế nghị định 197/2013/NĐ-CP & 21/2006/NĐ-Cp với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực ngayf/02/2017; - QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp(thay thế TCVN 5945:2005); - TCVN 6772:2000 Chất lượng nước – nước thải sinh hoạt giới hạn cho phép; 8 - TCVN 6980:2001/6981:2001 Chất lượng nước thải – tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông, hồ dung cho mục đích nước cấp sinh hoạt; - Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TTBTNMT; - Thông tư số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; 2.3 Cơ sở thực tiễn Với đặc trưng nước thải ngành in là chứa nhiều hợp chất màu, dầu, mỡ, các chất lơ lửng khó tan trong nước, các dung môi hữu cơ và có thể chứa các kim loại và chất hữu cơ vô cơ gây độc hại. Có thể xử dụng nhiều phương pháp như: lọc, lắng, tuyển nổi, oxy hóa, trao đổi ion, keo tụ, điện hóa, fenton, lọc màng,… để xử lý nước t hải mực in Theo bản chất của phương pháp xử lý nước thải, có thể chia chúng thành, phương pháp xử lý lý học, phương pháp xử lý hóa học, phương pháp xử lý sinh học,… Một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh thường kết hợp một số phương pháp trên để đạt hiệu quả cao nhất. tùy chỉnh theo tính chất nước thải, mực độ tài chính và yêu cầu mà người ta có thể lựa chọn sử dụng các phương pháp xử lý hợp lý. 2.3.1. Trên thế giới 2.3.1.1.Công nghệ xử lý AAO (Thường được gọi là công nghệ A2O) Được phát triển vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX bởi các nhà khoa học Nhật Bản. Công nghệ xử lý AAO ngày càng được hoàn thiện về kỹ thuật và quy trình công nghệ. Ngày càng nhiều các công trình xử lý ứng dụng công nghệ AAO để xử lýcác loại nước thải khác nhau bao gồm:  Xử lý nước thải sinh hoạt.  Xử lý nước thải thủy sản. 9  Xử lý nước thải bệnh viện.  Xử lý nước thải thực phẩm. Hình 2.1: Công nghệ xử lý nước thải AAO Công nghệ xử lý nước thải AAO được ứng dụng cho các loại nước thải có tỷ lệ BOD/COD > 0.5, hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao. Công nghệ AAO có khả năng xử lý triệt để hàm lượng các chất dinh dưỡng (Nito, photpho) cao. Với đặc điểm vận hành ổn định, dễ dàng công nghệ AAO hứa hẹn là một công nghệ xử lý nước thải ưu việt cho Việt Nam hiện nay. [10] Công nghệ xử lý AAO có một nhược điểm là quá trình khởi động hệ thống rất lâu do bể sinh học kỵ khí cần thời gian khởi động lâu. Để biết thêm về vi sinh kỵ khí 2.3.1.2.Công nghệ xử lý nước thải MBBR MBBR : Moving Bed Biofilm Reactor Giá thể sinh học dính bám lơ lửng. Được hiểu là công nghệ xử lý nước thảibằng phương pháp vi sinh với các giá thể dính bám lơ lửng. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh hiếu khí kết hợp với các giá thể đặt chìm trong bể sinh học hiếu khí. Trên bề mặt các giá thể các vi sinh vật bám 10 vào và tạo thành lớp bùn vi sinh trên bề mặt giá thể. Tại lớp trong cùng của bể mặt giá thể chủng vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh mẽ xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử. Tại lớp gần ngoài cùng thì chủng vi sinh thiếu khí phát triển mạnh sẽ khử Nitrat thành N2 thoát ra khỏi môi trường nước thải.[10] Lớp bùn ngoài cùng là chủng vi sinh vật hiếu khí làm tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ, amoni trong nước thải. Khi sử dụng công nghệ xử lý MBBR sẽ làm tăng hiệu quả xử lý BOD, COD gấp 1.5 – 2 lần sao với bể sinh học hiếu khí bình thường. Đặc biệt là khả năng xử lý Nito cao – điều mà các bể sinh học hiếu khí thông thường không có được. Tuy công nghệ MBBR đem lại hiệu quả xử lý rất cao nhưng trong thực tế các công ty Môi trường thường sử dụng các loại giá thể kém chất lượng, không đem lại hiệu quả như mong đợi mà lại đẩy giá thành xây dựng hệ thống xử lý nên cao. Các loại giá thể kém chất lượng trên thị trường hiện nay là:Giá thể vi sinh vỏ trứng. Khi hệ thống xử lý của quý công ty đang áp dụng công nghệ xử lý MBBR mà không đem lại hiệu quả cao hoặc xử dụng giá thể vi sinh kém chất lượng thì hãy liên lạc với Công ty Môi trường Bình Minh để được hỗ trợ.[10] 2.3.1.3. Công nghệ xử lý màng lọc sinh học MBR Công nghệ MBR: Membrane Bio-Reactor: được hiểu là bể lọc màng sinh học. Là sự phát triển vượt bậc của các nhà khoa học nghiên cứu về màng lọc trong thế kỷ XXI. Công nghệ trên sử dụng 1 màng lọc có kích thước lỗ màng <0.2 µm đặt trong một bể sinh học hiếu khí. Quá trình xử lý nước thải diễn ra trong bể lọc màng sinh học diễn ra tương tự như trong bể sinh học hiếu khí bình thường nhưng bể lọc màng MBR không cần bể lắng sinh học và bể khử trùng. Quá trình loại bỏ bùn vi sinh khỏi nước được thực hiện bằng màng lọc. Màng lọc với kích thước rất nhỏ sẽ giữ lại các phân tử bùn vi sinh, cặn lơ lửng và các vi sinh vât gây bệnh ra khỏi dòng nước thải.[10] 11 Hình 2.2: Công nghệ xử lý nước thải MBR Công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc MBR ngày càng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực xử lý nước thải. Tuy nhiên do giá thành màng lọc khá cao dẫn tới sự hạn chế của công nghệ trên đối với các hệ thống xử lý nước thải công suất lớn. Khi muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ MBR với chi phí thấp nhất hãy liên lạc với công ty Môi trường Bình Minh để được hỗ trợ. 2.3.1.4.Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp với sinh học Đây là một công nghệ xử lý đơn giản được ứng dụng hầu hết đối với các loại nước thải công nghiệp và nước thải có độ màu cao hiện nay bao gồm nước thải dệt nhuộm và nước thải mực in. 12 Hình 2.3: Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộn Sở dĩ chúng tôi đưa công nghệ xử lý trên là một trong 4 công nghệ xử lýtiên tiến nhất (mặc dù đã hình thành lâu) bởi vì khả năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ này. Mặc dù vấn đề cần phải xử lý hóa lý trước sinh học (trừ xử lý bậc cao) nhưng có rất nhiều hệ thống xử lý nước thải đã xây dựng vẫn sử dụng quá trình sử lý sinh học trước hóa lý. Nguyên nhân là do có nhiều công ty chưa có kinh ngiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải áp dụng không đúng quá trình xử lý trên nên hiệu quả xử lý thấp. Để xác định được loại hóa chất phù hợp với loại nước thải nào đó thì cần phải test thử mẫu trước khi ứng dụng vào thực tế.[10] 2.3.2 Tại Việt Nam 2.3.2.1 Hệ thống xử lý nước thải sản xuất in ấn bao bì SUNGGONGVINA Nước thải từ quá trình sản xuất in bao bì không nhiều, chỉ phát sinh từ công đoạn vệ sinh thiết bị, máy móc, khung bản in. Ngoài ra còn một phần nước thải phát sinh từ hoạt động vệ sinh của công nhân. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải rất cao. Khi trực tiếp thải vào nguồn tiếp nhận không qua hệ thống xử lý nước thải sản xuất in bao bì, chất hữu cơ có trong nước thải sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để hoàn tan phân hủy chất hữu cơ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan