Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu hệ thống từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong chương tr...

Tài liệu Tìm hiểu hệ thống từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong chương trình tiếng việt tiểu học

.PDF
100
240
80

Mô tả:

Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khác. Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 Tác giả khóa luận Hoàng Thị Mai Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu viết khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, tận tình dạy bảo của các thầy cô. Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Quảng Bình, giảng viên Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn, T.S Nguyễn Thị Nga, người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp trong suốt quá trình để em có thể hoàn thanh khóa luận tốt nghiệp Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô và học sinh của trường Tiểu học Hải Thành đã tạo điều kiện giúp em tham gia điều tra, khảo sát và tổ chức dạy thực nghiệm.. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn lo lắng, động viên và ủng hộ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận. Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên [119;146] Từ trang 119 đến trang 146, Cấu tạo ngữ nghĩa của từ Tiếng Việt [104] Trang 104, Dẫn luận ngôn ngữ học [101] Trang 101, Dẫn luận ngôn ngữ học [178,179] Từ trang 178 đến trang 179, Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt [66] Trang 66, Tiếng Việt 5, tập 1 [94], [95], [97] Trang 94–95–97, Giáo trình Từ vựng học Tiếng Việt [232] Trang 232, Từ vựng học Tiếng Việt [201] Trang 201, Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt [32] Trang 32, Giáo trình Giản yếu về Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt [163], [164], [165] Trang 163–164–165, Tiếng Việt tập 1 – Bùi Minh Toán [112], [113], [114] Trang 112-113-114, Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 5 6. Đóng góp mới của đề tài.......................................................................................... 5 7. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 6 1.1.1. Từ đồng nghĩa ................................................................................................... 6 1.1.2. Từ trái nghĩa .................................................................................................... 10 1.1.3. Từ nhiều nghĩa ................................................................................................ 13 1.1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học ........................................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 18 1.2.1. Kiến thức và chương trình SGK ...................................................................... 18 1.2.2. Thực trạng dạy và học ............................................................................. 191819 1.2.3. Kết quả điều tra khảo sát chất lượng HS ................................................... 201920 CHƯƠNG 2. TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC ......................................................................................... 23 2.1. Từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ...................................... 23 2.1.1. Biểu hiện của từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học .............. 23 2.1.2. Giá trị của từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ............... 3130 2.1.3. Một số biện pháp và các dạng bài tập nhận diện từ đồng nghĩa ................ 323132 2.1.4. Hệ thống từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ................. 3938 2.2. Từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ................................ 504950 2.2.1. Biểu hiện của từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học......... 504950 2.2.2. Giá trị của từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.............. 555455 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 2.2.3. Một số biện pháp và các dạng bài tập nhận diện từ trái nghĩa .................. 605960 2.2.4. Hệ thống từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học................ 636263 CHƯƠNG 3. TỪ NHIỀU NGHĨA TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC.................................................................................................................. 747374 3.1. Biểu hiện của từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ........ 747374 3.2. Giá trị của từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ............. 787778 3.3. Một số biện pháp và các dạng bài tập nhận diện từ nhiều nghĩa .................. 807980 3.3.1. Biện pháp nhận diện từ nhiều nghĩa ......................................................... 807980 3.3.2. Bài tập nhận diện từ nhiều nghĩa.............................................................. 878687 PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................... 919091 I. KẾT LUẬN ................................................................................................... 919091 II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 929192 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 949394 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện Kinh tế - Xã hội của nước ta có những thay đổi lớn, dẫn tới những đòi hỏi trong việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng. Căn cứ vào mục tiêu dạy học đã được quy định, với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp...), đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy, cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từ cho học sinh Tiểu học rất quan trọng. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm chú ý. Tuy nhiên, ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần ngữ pháp/từ vựng Tiếng Việt (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, đồng âm, từ nhiều nghĩa, đại từ, quan hệ từ, câu...). Mặc dù vấn đề từ vựng, các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và việc dạy vấn đề này ở trường Tiểu học không gây nhiều tranh cãi như việc dạy nội dung cấu tạo từ, nhưng đây lại là công việc không mấy dễ dàng bởi vì nó là một hiện tượng phức tạp, trừu tượng và khó nắm bắt. Trong khi đó tư duy của học sinh Tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể, chưa phát triển tư duy trừu tượng, điều này đòi hỏi giáo viên cần phải tìm ra được biện pháp dạy học thích hợp với tâm lý nhận thức của các em. Chính vì vậy, để giới thiệu nét đặc sắc của tiếng Việt, từ đó khơi gợi tình yêu, lòng tự hào về ngôn ngữ dân tộc mình cho học sinh, trong chương trình dạy môn Tiếng Việt, ngay từ Tiểu học cần chú ý giảng và thực hành nhiều về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm... Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của Tiếng Việt, nó làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. Nghiên cứu từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa sẽ góp phần làm rõ hơn cấu trúc ngôn ngữ và qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động lời nói. Mặc dù việc nghiên cứu có giá trị to lớn về phương diện lý 1 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi thuyết lẫn thực tiễn, nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Thực tế, chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. Trong đó, nội dung về từ vựng được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Một tiết cung cấp về nội dung lý thuyết, một tiết rèn kỹ năng luyện tập (mỗi tiết dạy 35 – 40 phút). Bản thân tôi nhận thấy học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên khi học xong từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì học sinh bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng nghĩa – đồng âm - từ nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi của cô giáo, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn thiếu chính xác. Với những điều vừa nêu trên cộng với lòng ham học hỏi, ham hiểu biết và lòng ngưỡng mộ, kính trọng đối với các nhà thơ, nhà văn Việt Nam – những người đã góp phần làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc, đã thôi thúc tôi bắt tay vào thực hiện đề tài “Tìm hiểu hệ thống từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học” nhằm giúp bản thân trau dồi thêm vốn ngôn ngữ của dân tộc, hiểu biết phong phú thêm về con người đất Việt. Hơn nữa còn biết cách vận dụng từ ngữ sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp nhất định nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ ngữ là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chủ yếu xoay quanh bàn về khái niệm và các tầng lớp ý nghĩa của từ. Nổi bật lên là việc xác định các tầng lớp ý nghĩa và khả năng hành chức của nó trong hoạt động giao tiếp. Ở Việt Nam, giữa thế kỷ XX, công việc nghiên cứu từ ngữ đã được khai thác nhiều, tiêu biểu có Nguyễn Thiện Giáp, Đái Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê… Với vai trò quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp của con người, đã từ lâu, từ rất được quan tâm trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về từ và đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào lí luận ngôn ngữ chung, đồng thời soi sáng được những đặc điểm riêng biệt của từ trong tiếng Việt. Tuy nhiên, có thể nói rằng đại đa số các công trình về từ trong tiếng Việt vẫn tập trung vào vị trí, vai trò, đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ. Nguyễn Thiện Giáp, tác giả cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” - Nhà xuất bản giáo dục – 1999 đã giới thiệu những khái niệm cơ bản, những phương pháp thích hợp được 2 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi sử dụng trong nghiên cứu từ vựng học. Trong phần ba “Cấu tạo ngữ nghĩa của từ tiếng Việt” [119;146], ông cũng có đề cập đến nghĩa của từ, đến ngữ cảnh – Cơ sở để phân tích nghĩa của từ. Tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của ngữ cảnh trong việc phân tích ý nghĩa của từ mà chưa chỉ ra được quy trình chuyển biến ý nghĩa đó khi được đặt trong những hoàn cảnh khác nhau. Trước đó, Đái Xuân Ninh trong cuốn “Hoạt động của từ tiếng Việt” - Nhà xuất bản khoa học và xã hội –1978, ông chỉ nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt thông qua hoạt động của từ tiếng Việt. Tác giả chú ý nhiều đến từ loại tiếng Việt và phân tích sâu các cụm từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ … Từ là loại đơn vị có nhiều bình diện, các bình diện này có sự tương tác và chi phối lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối giữa chúng. Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” - Nhà xuất bản đại học – trung học chuyên nghiệp – 1987 đã giới thiệu một hệ thống những khái niệm, phương pháp và nguyên tắc giúp chúng ta lật xới bề dày, chiều dài ngữ nghĩa của từ thường được nói tới và vận dụng trong ngữ nghĩa học hiện đại. Ông cũng chỉ rõ rằng, nội dung tinh thần tạo nên ý nghĩa của từ, nó không chỉ gồm những hiểu biết lý tính về sự vật, mà còn là tình cảm, thái độ, là cách thể nghiệm hiện thực của con người của một xã hội ... tất cả tổ chức thành một hệ thống hài hòa, chặt chẽ. Những nghiên cứu về từ trái nghĩa không nhiều, Nguyễn Thiện Giáp đã xác định, “Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định nghĩa những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về mặt lôgic, nhưng tương liên lẫn nhau” [104]. Theo tác giả, có hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa là đối lập về mức độ (già - trẻ, thấp - cao…) và đối lập loại trừ (giàu - nghèo, mua - bán,…). Có đối lập chung (trên - dưới), và các đối lập như các tiêu chí bổ sung (cao - thấp, to - nhỏ, …), từ đó có thể lập thành các nhóm có khả năng thay thế lẫn nhau. Cũng giống như đồng nghĩa, thực chất của trái nghĩa là so sánh các nghĩa chứ không phải giữa các từ nói chung, và dung lượng ngữ nghĩa của các từ trái nghĩa phải tương đương với nhau trong khi hướng theo các chiều khác nhau, để đảm bảo tính cân xứng trong từ trái nghĩa. Qua khảo sát, hầu như các tác giả đi trước đã nghiên cứu khá sâu và kỹ về hệ thống từ trong hệ thống, cũng như cụ thể hóa của những từ ngữ ấy trong các văn bản. Tuy nhiên, các tác giả chỉ nói một cách chung chung và ở phạm vi rộng và chưa đi sâu 3 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi vào một tình huống giao tiếp cụ thể nào. Trong đề tài này, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, tôi sẽ ứng dụng vào để tìm hiểu cụ thể hơn từ đồng nghĩa, trái nghĩa và nhiều nghĩa qua các tác phẩm văn thơ chương trình Tiếng Việt Tiểu học, cũng như góp thêm một phần nhỏ trong công tác giảng dạy từ đồng nghĩa, trái nghĩa và nhiều nghĩa phù hợp với các trường Tiểu học trong Tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - HS trường Tiểu học Hải Thành, Đồng Hới. - GV trường Tiểu học Hải Thành, Đồng Hới. - Bộ SGK Tiếng Việt Tiểu học (từ 1 đến lớp 5). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Danh từ, động từ, tính từ, từ đồng âm, đồng nghĩa... là những hệ thống ngữ pháp quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Trong giới hạn của một khóa luận, do hạn chế về thời gian nên tôi không có điều kiện đi sâu vào vấn đề này, tôi chủ yếu khảo sát hệ thống từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong phạm vi khối lớp 5. 4. Phương pháp nghiên cứu Thông qua nguồn tài liệu trên thư viện nhà trường, cũng như nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin đai chúng (báo, mạng internet..) và từ việc đọc tài liệu đã giúp tôi tích lũy kiến thức để hoàn thành đề tài này. Để giải quyết vấn đề mà đề tài đã đặt ra, trong đề tài này em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp so sánh – đối chiếu: phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, đối chiếu giữa những từ khi được vận dụng vào trong các bài thơ, ca dao, tục ngữ với nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ. Từ đó nhận ra sự biến đổi, chuyển đổi linh hoạt nghĩa của từ khi được vận dụng đúng vào trong hoạt động giao tiếp, đồng thời xác định được tài năng sáng tạo của các tác giả. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ sự phân tích các tài liệu, nắm rõ đặc điểm của từ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ cũng như từ khi đi vào hoạt động hành chức, đặc biệt dưới góc độ ngữ nghĩa. - Phương pháp thống kê: Để thống kê lại những từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa được sử dụng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. 4 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi - Phương pháp thay thế: Đây là phương pháp đặc trưng của ngôn ngữ học. Trong quá trình khảo sát, thay thế từ ngữ đang khảo sát bằng một số từ ngữ khác tương đương để phân tích, so sánh từ đó cùng rút ra giá trị của từ ngữ mà các tác giả đã lựa chọn và đem vào sử dụng trong các sáng tác của mình. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý thuyết về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. - Tìm hiểu từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa khi được vận dụng vào từng tác phẩm văn thơ cụ thể dưới góc độ ngôn ngữ học. Từ đó khám phá những giá trị mới mẻ do ngôn từ mang lại, mở rộng vốn tri thức của bản thân về từ vựng tiếng Việt, đồng thời góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn và làm giàu thêm vốn từ vựng của dân tộc ta. - Đưa ra một số dạng bài tập để giúp HS nhận diện chính xác từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa; Rèn luyện cho HS kỹ năng phân biệt nghĩa của từ và kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn. 6. Đóng góp mới của đề tài - Khảo sát và xây dựng được một hệ thống từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa để GV và HS có thể thuận lợi hơn trong việc giải thích các từ dễ nhầm lẫn. - Xây dựng những biện pháp nhận diện từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa trên cơ sở từ đồng âm để đối chiếu, so sánh. - Có thể xem đây như một tư liệu tham khảo nhỏ cho những ai yêu thích văn học và mong muốn khám phá hết những giá trị đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức của nền văn học dân tộc, và cho những ai yêu thích đề tài này. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận – Kiến nghị và Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề tài gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài - Chương 2: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học - Chương 3: Từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 5 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Từ đồng nghĩa 1.1.1.1. Những quan điểm lý luận Trong công trình "Từ đồng nghĩa tiếng Việt", Nguyễn Đức Tồn lí giải từ đồng nghĩa có hai loại: Các từ cùng nghĩa là những từ có ý nghĩa sự vật - khái niệm đồng nhất, có thể xuất hiện được trong kết cấu đồng nhất thuận nghịch "A là B" "B là A", còn sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng thì có thể khác nhau. Nếu các từ cùng nghĩa không có sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng khác nhau thì đó là những từ đồng nghĩa tuyệt đối. Nếu các từ cùng nghĩa có các sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng khác nhau thì đó là những từ đồng nghĩa phong cách. Các từ gần nghĩa là những từ có thể xuất hiện được trong kết cấu đồng nhất thuận nghịch "A là B" "B là A", nhưng phải có sự điều chỉnh (thêm bớt nét nghĩa nào đó vào một trong hai từ ở mỗi vế). Nếu chúng có sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng như nhau thì đó là những từ đồng nghĩa ý niệm. Nếu chúng có các sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng khác nhau thì đó là những từ đồng nghĩa ý niệm phong cách. Lâu nay tồn tại không ít những định nghĩa khác nhau về từ đồng nghĩa. Mỗi định nghĩa nhìn nhận vấn đề từ đồng nghĩa dưới một góc độ và thường chỉ nhấn mạnh một phương diện nào đó của từ đồng nghĩa, nên trong nhiều định nghĩa khó tránh được những chỗ chưa thỏa đáng. Để phù hợp với trình độ nhận thức của HS Tiểu học trong SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 8 đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa “là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.”, đối với HS Tiểu học định nghĩa này đơn giản hơn. Dựa vào nghĩa biểu vật và sự vật, hiện tượng được gọi tên, Nguyễn Văn Tu cho rằng từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Ðó là những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó. Ðó là những tên khác nhau của một hiện tượng [26, 92]. Dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Ðỗ Hữu Châu cho rằng hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng xảy ra có tính rộng khắp trong hàng loạt từ, nó xuất hiện khi giữa các từ chỉ cần có một nét nghĩa chung và không có nét nghĩa đối lập. Ông viết: 6 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Ðồng nghĩa trước hết là một hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng, chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với một số có hạn những từ nhất định. Nói khác đi, đồng nghĩa trước hết là quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng chứ không phải trước hết là giữa những từ nào đấy. Ðó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa. Cũng có thể nói: quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện khi bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ [178;179]. Sau đó ông viết tiếp: Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù). Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau. Múc độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một hoặc vài nét nghĩa cụ thể nào đó. Tuy rằng cuối cùng tác giả có phân ra chia nhiều mức độ đồng nghĩa, nhưng nói chung quan niệm này nhìn nhận về hiện tượng đồng nghĩa vẫn quá rộng. Cùng dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Nguyễn Thiện Giáp viết: Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các nghĩa sơ biểu. Vì vậy tôi tán thành với quan điểm cho từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị những sắc thái khác nhau của một khái niệm [7;216]. Dựa vào cấu trúc nghĩa của từ như ta đã nêu trên, kết hợp với ý kiến của tác giả Ðỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp, có thể nêu lên quan niệm về từ đồng nghĩa như sau: từ đồng nghĩa là những từ có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng có quan hệ tương đồng về nghĩa biểu niệm. Nếu căn cứ vào khái niệm có dung lượng rộng thì hệ thống đồng nghĩa sẽ bao gồm các từ rất xa nhau về nội dung, ngược lại, nếu căn cứ vào khái niệm có dung lượng hẹp thì những từ rất gần nhau về nghĩa cũng bị loại ra khỏi hệ thống đồng nghĩa. Chẳng hạn: Nếu căn cứ vào khái niệm “phương tiện giao thông” ta có thể tập hợp các đơn vị ô tô, xe đạp, tàu hỏa, máy bay, v.v... trong hệ thống đồng nghĩa. Nếu căn cứ vào khái niệm “di chuyển”, ta có các đơn vị mang, vác, cõng, địu, bưng, xách, cắp, ôm, bê, bồng, gánh, khiêng, khuân, đeo, v.v... 7 Formatted: No bullets or numbering, Tab stops: 1,25 cm, Left + Not at 1,59 cm Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Thực ra, đồng nghĩa là hiện tượng có mức độ khác nhau, về mặt nào đó thì những từ ngữ đã nêu ở trên cũng có quan hệ đồng nghĩa bởi vì giữa chúng tồn tại những nghĩa tố chung. Sở dĩ ta chưa coi đó là những đơn vị đồng nghĩa thực sự bởi vì giữa chúng còn có nhiều nét nghĩa cơ bản khác nhau. Nếu chia nhỏ ra, ta sẽ có số lượng ít hơn, nhưng có nhiều nét nghĩa trùng nhau hơn. Cứ như vậy, đến một lúc nào đó, ta sẽ có những đơn vị hoàn toàn trùng nhau về những nét nghĩa cơ bản, chỉ khác nhau ở sắc thái ý nghĩa nào đó mà thôi. Đó chính là những đơn vị đồng nghĩa thực sự. Như vậy, giữa các từ đồng nghĩa có mức độ đồng nghĩa cao thấp khác nhau, tùy thuộc ở số lượng nét nghĩa chung, nét nghĩa đồng nhất. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ chỉ có chung một nét nghĩa đồng nhất. Số lượng nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì mức độ đồng nghĩa giữa các từ càng cao. Mức độ đồng nghĩa cao nhất (đồng nghĩa tuyệt đối) xảy ra khi các từ có tất cả các nét nghĩa trùng nhau. Ví dụ: - Các từ sau có một nét nghĩa chung (nét nghĩa chỉ phương tiện giao thông): ô tô, xe đạp, tàu điện, tàu hỏa, máy bay... - Các từ sau có hai nét nghĩa chung (“hoạt động chia cắt đối tượng” và “thành phần lớn”): chặt, phát, phạt, đẵn, xẻ, bổ... - Hai từ sau có ba nét nghĩa chung (“hoạt động chia cắt đối tượng” và “thành các phần nhỏ”, “ theo chiều dọc”): băm, thái... - Các từ sau có hầu hết các nét nghĩa chung: tàu hỏa, xe lửa, xe hỏa... Ở đây có điều cần chú ý là, nói tới khái niệm “nét nghĩa”, ta nghĩ ngay đến khái niệm “nghĩa biểu niệm”. Nói cách khác, trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến từ Formatted: Normal, Indent: First line: 1,27 cm, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,9 cm đồng nghĩa là chủ yếu nói đến sự giống nhau của các nghĩa biểu niệm trong các từ. Nhưng nếu chỉ quan tâm tới nghĩa biểu niệm, mà không chú ý tới hai thành phần ý nghĩa quan trọng khác là nghĩa biểu vật và nghĩa biểu thái thì việc nghiên cứu vấn đề từ đồng nghĩa chưa được coi là đầy đủ. Nghĩa biểu vật là loại sự vật được từ gọi tên, biểu thị. Nghĩa biểu vật của từ thóc là tất cả những hạt giống mà chúng ta thấy; của từ bàn là tất cả những cái bàn có trong đời sống (từ bàn của thầy giáo đến bàn của HS, bàn để ấm chén...) [94]. 8 Formatted: Font: 13 pt Formatted: Normal, Indent: First line: 1,27 cm, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,9 cm Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Cần chú ý, nói nghĩa biểu niệm là hiểu biết về nghĩa biểu vật, không phải hiểu biết về chính sự vật có thật ở ngoài đời. Hiểu biết về sự vật ở ngoài đời là khái niệm về sự vật đó. Như vậy, nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn ngữ hóa khái niệm về sự vật [95]. Formatted: Font: 13 pt Nghĩa biểu thái là nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá xấu tốt đi kèm với nghĩa biểu niệm. Ví dụ: hai từ ngoan cố và ngoan cường. Ngoan cố có nghĩa xấu, còn ngoan cường có nghĩa tốt, tán dương [97]. 1.1.1.2. Phân loại Khi phân loại từ đồng nghĩa các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí khác nhau và kết quả cũng có sự khác biệt ví như: Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa (số lượng nét nghĩa chung nhiều hay ít), căn cứ vào mức độ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái, có thể chia các từ đồng nghĩa thành hai loại lớn: từ đồng nghĩa tuyệt đối và từ đồng nghĩa tương đối. a. Từ đồng nghĩa tuyệt đối Đó là những từ đồng nhất về nghĩa biểu vật (cùng chỉ một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan), nghĩa biểu niệm (cùng diễn đạt một nội dung khái niệm như nhau, có hầu hết các nét nghĩa trùng nhau), nghĩa biểu thái (cùng có sắc thái biểu cảm như nhau) và có thể thay thế được cho nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi sử dụng, ở một số sắc thái: địa phương/toàn dân; ngoại lai/thuần Việt... Một số ví dụ: - Xe lửa, xe hỏa, tàu hỏa... - Máy bay, tàu bay, phi cơ... - Sân bay, trường bay, phi trường... - Hộp quẹt, bao diêm, hộp diêm... - Có mang, có thai, có chửa... - Từ trần, tạ thế, mất, qua đời... Loại từ này không có nhiều trong ngôn ngữ. Chúng luôn cạnh tranh với nhau và cuối cùng, nếu không có sự phân công giữa chúng, thì một số sẽ bị đẩy lùi, bị tiêu diệt. b. Từ đồng nghĩa tương đối Loại này bao gồm những từ có một số nét nghĩa trùng nhau, đồng thời có một số nét nghĩa khác; tức là giữa những từ này vừa có mặt đồng nhất, vừa có mặt khác biệt về 9 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi sự vật, hiện tượng được biểu thị về khái niệm được diễn đạt, về sắc thái tình cảm, về phạm vi sử dụng... Những từ đồng nghĩa tương đối có thể chia thành hai loại nhỏ: - Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm Trong các từ thuộc loại này, thường có một hoặc một vài từ mang sắc thái trung tính, trung hòa về mặt biểu cảm, còn các từ khác, đứng trước và sau nó mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực hoặc sắc thái biểu cảm xấu, tiêu cực. Một số ví dụ: Formatted: Normal, Indent: First line: 1,27 cm, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,59 cm Hi sinh, từ trần, tạ thế, qua đời, mất, chết, bỏ mạng, toi mạng, mất mạng, bỏ Formatted: Font: 13 pt, Italic Formatted: Normal, Indent: First line: 1,27 cm, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,59 cm xác, ngoẻo ... Dẫn đầu, đứng đầu – lãnh đạo – cầm đầu, ... Phấn khởi, vui mừng – vui – hí hửng, tí tởn, rửng mỡ, ... Đoàn kết – liên kết – câu kết ... - Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về phạm vi sử dụng Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một số nét nghĩa nào đó trong cấu trúc nghĩa biểu niệm, khác nhau ở phạm vi sử dụng. Như ta biết, chẳng những sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vô cùng phong phú mà từng sự vật, hiện tượng lại có những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ. Có thể nói các từ đồng nghĩa thuộc loại này giúp ta biểu thị chính xác các khía cạnh, các biểu hiện khác nhau đó của sự vật, hiện tượng. Một số ví dụ: Rộng, rộng rãi, thênh thang, mênh mông, bao la, bát ngát... Chạy, phi, lồng, lao... Lan, phát triển, bành trướng, mở rộng... Chắp, nối, vá, can, hàn... Đoàn, đội, lũ, toán, bọn, tụi, khóm, đám... Rét, giá, lạnh, cóng... 1.1.2. Từ trái nghĩa 1.1.2.1. Những quan điểm lý luận 10 Formatted: Indent: Left: 0,63 cm, No bullets or numbering Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Cũng như quan niệm về hiện tượng đồng nghĩa, về hiện tượng trái nghĩa cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng trái nghĩa có quan hệ với hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và đồng nghĩa là chỉ là những biểu hiện cực đoan của hai quan hệ đồng nhất và đối lập [183]. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn quá chung chung, chưa cụ thể. Hay “từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau”, SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 38. Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp: “là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về lôgic, nhưng tương liên lẫn nhau” [232]. Ví dụ: Dài – ngắn; xấu – tốt; thiện – ác... Nếu nhấn mạnh mối quan hệ ngữ nghĩa giữa hiện tượng trái nghĩa và hiện tượng đồng nghĩa, ta có thể có cách định nghĩa khác của Đỗ Hữu Châu về hiện tượng trái nghĩa: “Trái nghĩa là hiện tượng ngược lại với đồng nghĩa, nhưng cùng có cơ sở chung với hiện tượng đồng nghĩa. Cụ thể, trái nghĩa là hiện tượng phân hóa hai cực của cùng một nét nghĩa lớn (nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa có tính khái quát rất cao). Nói cách khác, khi nét nghĩa lớn ấy phân hóa một cách cực đoan thành hai cực (lưỡng cực hóa) thì ta có các từ trái nghĩa; còn khi các từ đồng nhất với nhau ở một trong hai cực đó thì ta có các từ đồng nghĩa” [201]. Ví dụ: - Lưỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “độ rộng” ta có cập trái nghĩa: rộng – hẹp. - Lưỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “sức mạnh” ta có cập trái nghĩa: yếu – mạnh. - Lưỡng cực hóa nét nghĩa khái quát: “độ sâu” ta có cập trái nghĩa: sâu – nông. Ở mỗi cực ta có thể xác lập được một hệ thống từ đồng nghĩa (hoặc các từ đồng nghĩa). Ví dụ: “độ dài” dài -------------------------- ngắn Lê thê, dằng dặc, dài ngoẵng/cộc, bần, cũn cỡn, ngắn ngủn... dây cà ra dây muống... Hàng loạt từ ở cực này (đồng nghĩa với nhau) trái nghĩa với hàng loạt (cũng đồng nghĩa với nhau) ở cực kia. Như vậy, hiện tượng trái nghĩa mang tính đồng loạt chứ không phải chỉ xảy ra đối với hai từ. Cần phải nhận thấy rằng các từ được xem là trái nghĩa điển hình trước hết phải có các nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau. Chẳng hạn, các cặp từ trái nghĩa to- nhỏ; dài - ngắn... giống nhau ở nét nghĩa phạm trù và nét nghĩa loại. Nét nghĩa này có thể thay thế cho tiêu chí tương liên 11 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi đã nói ở trên. Từ đó có thể đi đến một cách hiểu về từ trái nghĩa như sau: Từ trái nghĩa là những từ có một số nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau, bên cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập. Bên cạnh đó, ta còn thấy hiện tượng trái nghĩa là một hiện tượng có tính chất bộ phận – tức là chỉ xảy ra đối với từng nghĩa của từ nhiều nghĩa, chứ không phải xảy ra đối với toàn bộ ý nghĩa của một từ nhiều nghĩa. Ví dụ: 1- “già” Quả già >< quả non Formatted: Indent: Left: 1,9 cm, No bullets or numbering Người già >< người trẻ Già dặn >< non nớt 2- “chạy” Người chạy >< người đứng Formatted: Indent: Left: 1,9 cm, No bullets or numbering Xe chạy >< xe dừng Đồng hồ chạy >< đồng hồ chết Vì nét nghĩa đồng nhất làm cơ sở là một nét nghĩa trong một trường nghĩa, cho nên có thể nói hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng trong các trường nghĩa. Thế nên các từ trái nghĩa phải được đặt trong các trường nghĩa biểu niệm thích hợp thì mới xác định được các từ trái nghĩa đích thực. Ví dụ, trong ngôn bản, chúng ta có thể gặp hai từ “vang dội” – chiến thắng vang dội và “bé nhỏ” – thắng lợi bé nhỏ, chúng trái ngược theo độ “lớn – bé”. Một từ có nhiều nghĩa cho nên hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng xảy ra trong quan hệ giữa các nghĩa của một từ nhiều nghĩa, do đó một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó mà những từ này có nét nghĩa chung, làm cơ sở khác nhau. Ví dụ: Độc (thuốc độc) Dữ (điềm dữ) Lành Dữ (tính dữ) Mẻ, vỡ (bát lành - bát vỡ) trái nghĩa với Rách (áo lành - áo rách) Xanh (quả xanh – quả chín) Chín Sống (cơm chín – cơm sống) Giả Thật (hàng giả - hàng thật) 12 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Dối (nói thật – nói dối) Sâu Cạn Nông Dày Thưa Mỏng Rộng Hẹp Chật 1.1.2.2. Phân loại Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa của các cặp trái nghĩa, người ta chia các từ trái nghĩa thành hai loại như sau a. Từ trái nghĩa loại trừ lẫn nhau Những từ này biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất không thể cùng tồn tại. Ví dụ: Chính nghĩa – phi nghĩa; sống – chết; tự do – nô lệ; đi – đứng; giàu – nghèo; vắng mặt – có mặt; mua – bán... b. Từ trái nghĩa biểu thị trạng thái, tính chất đối lập nhau, nhưng có thể có điểm trung gian ở giữa Ví dụ: Vui – buồn; xa – gần; no – đói; xanh – chín; già – trẻ... Trong đó, một số trường hợp có từ trung gian ở giữa: No – lưng lửng – đói Chín – ương ương – xanh Già – đứng tuổi – trẻ 1.1.3. Từ nhiều nghĩa 1.1.3.1. Những quan điểm lý luận Trong quá trình phát triển của lịch sử, của xã hội nảy sinh thêm nhiều sự vật, hiện tượng mới. Để làm tròn chức năng làm công cụ giao tiếp và tư duy của mình, ngôn ngữ cũng phải sáng tạo thêm các từ mới để biểu thị những sự vật, hiện tượng mới. Ngôn ngữ (ở đây chỉ nói tới bộ phận từ vựng của ngôn ngữ) phát triển theo hai con đường. Thứ nhất, sáng tạo thêm những từ mới, những hình thức âm thanh mới. Thứ hai, tạo thêm những nghĩa mới cho những từ có sẵn, để chỉ những sự vật, hiện tượng mới. Con đường thứ hai này còn gọi là con đường chuyển nghĩa hoặc là sự biến hóa tự nhiên của từ về mặt nội dung. Con đường phát triển này của từ vựng đã tạo nên các từ nhiều nghĩa. Trong SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1 đã định nghĩa từ nhiều nghĩa như sau: “là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.” 13 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu“Từ nhiều nghĩa là từ ngoài nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm đầu tiên còn được dùng để biểu thị nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu biệm khác nữa” [32], dưới đây là một số ví dụ về từ nhiều nghĩa (các ví dụ sẽ không giải thích nghĩa mà chỉ nêu các sự vật tiêu biểu cho một nghĩa biểu vật nào đó). Chân: 1. Chân người, con vật; 2. Chân giường, chân tủ, chân ghế; 3. Chân tường, chân đồi, chân trời; 4. Chân răng, chân tóc; 5. Chân trong đội bóng, chân tổ tôm Chậm: 1. Đi chậm, làm chậm; 2. Đến chậm, chậm chân Phất phơ: 1. Tà áo phất phơ; 2. Phất phơ đi ngoài đường; 3. Làm ăn phất phơ Như vậy, một từ (một hình thức ngữ âm) nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng...) trong thực tế khách quan – thì được gọi là từ nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. [66] Từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Hiện tượng từ đa nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Ví dụ: từ “đi” là một từ nhiều nghĩa, nó vừa có nghĩa chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy) vừa có nghĩa chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăn trối). Nguyên nhân tồn tại của từ đa nghĩa là do số lượng từ vựng của một ngôn ngữ có hạn trong khi số lượng khái niệm của thế giới thực là vô số, hơn nữa một số khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù không trùng khít. Hiện tượng từ đa nghĩa tồn tại cả ở lớp từ định danh (thực từ) và lớp từ công cụ (hư từ), mặc dù hư từ (như các từ: do, bởi, vì, mà...) là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa phái sinh cho nó, điều này cho thấy tính chất hết sức mềm dẻo của ngôn ngữ. Trong một số trường hợp từ nhiều nghĩa có thể gây hiểu lầm, điều này đặc biệt hay xảy ra đối với người học ngoại ngữ. Từ sự đa nghĩa ở cấp độ từ vựng có thể gây ra hiện tượng đa nghĩa ở cấp độ cao hơn là câu hoặc thậm chí trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ trong câu sau, vẫn với từ nhiều nghĩa "đi": Anh ấy đi rồi. Nếu chỉ duy nhất câu này người đọc không rõ nghĩa chính xác của câu, nó có thể chỉ một người vừa đi đâu đó trước khi người kia đến hoặc một cách nói tránh rằng 14 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi ai đó vừa chết, vậy đây là câu đa nghĩa. Trên thực tế, người bản ngữ xử lý rất tốt hiện tượng nhập nhằng do từ đa nghĩa gây ra căn cứ trên thông tin ngữ cảnh cung cấp. 1.1.3.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại từ nhiều nghĩa ứng với những quan điểm, sự phân loại các ý nghĩa trong một từ nhiều nghĩa được thực hiện theo hai tiêu chí (sự phân loại dưới đây chỉ áp dụng cho các nghĩa biểu vật): a. Phân loại theo quan điểm lịch đại Tức là phân loại theo quá trình phát triển, biến đổi nghĩa của từ. Theo cách này, người ta chia các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa thành hai loại: nghĩa gốc và các nghĩa phát sinh (nghĩa nhánh). - Nghĩa gốc: là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu thị [163]. Có nhiều từ mà nghĩa gốc ngày nay đã trở thành nghĩa cổ và không được sử dụng nữa. Ví dụ: Từ “đầu” có nghĩa gốc là: bộ phận trên hết hoặc trước hết của thân thể người hoặc loài vật, bên trong chứa bộ não. - Nghĩa phát sinh: là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc [164]. Ví dụ: Từ “đầu” có các nghĩa phát sinh cơ bản sau: ¬• Chỉ bộ phận trên cùng của sự vật (đầu van, đầu súng ...) ¬• Bộ phận ở vị trí trước hết của sự vật (đầu cầu, đầu làng, đầu lưỡi ...) ¬• Vị trí trên cùng, trước hết (đầu đề, đầu bảng; câu đầu, hàng đầu ...) ¬• Vị trí danh dự, điều khiển (đầu đàn, dẫn đầu, đứng đầu ...) ¬• Trí tuệ, ý chí (đầu não, đầu óc, đương đầu, đối đầu ...) b. Phân loại theo quan điểm đồng đại Đối tượng của sự phân loại ở đây là tất cả các nghĩa hiện dùng của từ nhiều nghĩa. Tiêu chí phân loại là dựa vào những đặc trưng, tính chất nghĩa của từ về các mặt: khả năng hoạt động tự do hay lệ thuộc, khả năng kết hợp cao hay thấp, phạm vi sử dụng rộng hay hẹp... Từ đó, người ta phân các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa thành ba loại: nghĩa chính, nghĩa phụ và nghĩa tu từ. - Nghĩa chính: Là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ, là nghĩa hoạt động tự do, có tính chất độc lập, không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh, có khả năng kết hợp rộng nhất là nghĩa được dùng nhiều nhất trong một thời đại nhất định [165] (SGK Tiếng Việt 5 gọi là “nghĩa đen”). 15 Formatted: Bullets and Numbering
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng