Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu dòng họ nguyễn và lê đình ở xã đông ninh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hó...

Tài liệu Tìm hiểu dòng họ nguyễn và lê đình ở xã đông ninh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa từ thế kỷ xv đến đầu thế kỷ xxi

.DOC
178
259
130

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ HỒNG t×m hiÓu dßng hä nguyÔn vµ lª ®×nh ë x· ®«ng ninh, huyÖn ®«ng s¬n, tØnh thanh hãa tõ thÕ kû xv ®Õn ®Çu thÕ kû xxI Chuyªn ngµnh: LÞch sö ViÖt Nam M· sè: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN QUANG HỒNG NGHỆ AN - 2012 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể, cá nhân mà tôi không thể không bày tỏ lời cảm ơn chân thành. Trước hết, tôi xin cảm ơn tới UBND huyện Đông Sơn; UBND xã Đông Ninh; đồng chí Lê Văn Bằng trưởng ban văn hóa xã; bác Lê Đình Kính, bác Lê Đình Hân, bác Nguyễn Văn Nạy, bác Nguyễn Văn Sỏi, bác Nguyễn Văn Hân và các bác, các cụ trưởng các dòng họ: Lê Kinh, Lê Viết, Lê Lệnh và nhân dân địa phương xã Đông Ninh đã giúp tôi trong quá trình thu thập tài liệu, khảo sát thực tế tại địa phương. Tôi xin cảm ơn tới Phòng địa chí - Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, Ban nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa, Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa, Thư viện khoa Sử trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Quang Hồng đã trực tiếp hướng dẫn tận tâm và chân thành trong suốt một năm qua, các thầy giáo trong khoa Lịch sử, khoa Sau đại học trường Đại học Vinh đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự lượng thứ, góp ý của các thầy cô cùng bạn bè và đồng nghiệp. Vinh, tháng 10 năm 2012 Tác giả Phạm Thị Hồng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài ................................................................................................................5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................6 5. Đóng góp khoa học giá trị thực tiễn của đề tài.......................................8 6. Bố cục của luận văn.............................................................................10 NỘI DUNG.....................................................................................................11 Chương 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ DÒNG HỌ TRÊN ĐỊA BÀN Xà ĐÔNG NINH - HUYỆN ĐÔNG SƠN.........11 1.1. Vài nét về mảnh đất và con người Đông Ninh.....................................11 1.1.1. Địa lý - lịch sử hình thành xã Đông Ninh............................................11 1.1.2. Truyền thống văn hóa - lịch sử của Đông Ninh...................................15 1.1.3. Một số dòng họ lớn ở Đông Ninh - Đông Sơn.....................................21 Tiểu kết chương 1............................................................................................30 Chương 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN VÀ LÊ ĐÌNH Xà ĐÔNG NINH, HUYỆN ĐÔNG SƠN...............32 2.1. Sự phát triển của các nhánh, chi họ......................................................32 2.1.1. Dòng họ Nguyễn..................................................................................32 2.1.2. Dòng họ Lê Đình..................................................................................40 2.2. Mở rộng địa bàn cư trú.........................................................................50 2.2.1. Dòng họ Nguyễn..................................................................................50 2.2.2. Dòng họ Lê Đình..................................................................................52 2.3. Đền thờ, bia ký, mồ mả tổ tiên.............................................................54 2.3.1. Họ Nguyễn...........................................................................................54 2.3.2. Họ Lê Đình...........................................................................................70 1 Tiểu kết chương 2............................................................................................82 Chương 3. MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN VÀ LÊ ĐÌNH ĐỐI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XXI)...............................................................84 3.1. Đóng góp về mặt chính trị - xã hội.......................................................84 3.1.1. Dòng họ Nguyễn..................................................................................84 3.1.2. Dòng họ Lê...........................................................................................93 3.2. Đóng góp về mặt kinh tế....................................................................101 3.2.1. Dòng họ Nguyễn................................................................................101 3.1.2. Dòng họ Lê Đình................................................................................106 3.3. Đóng góp về mặt quân sự...................................................................108 3.3.1. Dòng họ Nguyễn................................................................................108 3.3.2. Họ Lê Đình.........................................................................................120 3.4. Đóng góp về mặt văn hóa - giáo dục..................................................130 3.4.1. Dòng họ Nguyễn................................................................................130 3.4.2. Dòng họ Lê Đình................................................................................136 Tiểu kết chương 3..........................................................................................146 KẾT LUẬN..................................................................................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................155 PHỤ LỤC.....................................................................................................159 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đông Ninh - Đông Sơn - vùng đất địa linh nhân kiệt, từ lâu đã có bề dày lịch sử và truyền thống yêu nước. Đây cũng là địa bàn thu hút con người đến định cư và liên kết thành làng xã từ rất sớm. Từ các làng xã này phát tích ra nhiều dòng họ, có nhiều nhân tài đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy nghiên cứu về dòng họ ở Đông Ninh nói riêng và cả nước nói chung là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa dòng họ có một vị trí quan trọng và hạt nhân của nền văn hóa dân tộc nói chung. Con cháu thành kính thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ, họ hàng gắn bó ruột thịt, nội ngoại thân thiết. Kẻ dưới kính trọng bề trên, bề trên chan hòa với kẻ dưới, chữ hiếu, chữ lễ, chữ kính, chữ hòa, bốn chữ đó xuyên suốt văn hóa dòng họ và đã trở thành quốc giáo “hiếu, lễ, hòa, kính”, bao trùm lên mọi cách biệt về chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, vượt qua mọi cách biệt về địa vị xã hội, thành phần giai cấp, lễ nghi và phong tục từng miền. Trong lịch sử dòng họ là một hiện tượng xã hội, mỗi dòng họ lớn nhỏ đều có những đóng góp ở mức độ khác nhau đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những đóng góp đó là tài sản vô giá trong nền văn hóa dân tộc, từ các dòng họ là cái nôi sản sinh ra biết bao nhân tài và tuấn kiệt cho đất nước. Vì vậy nghiên cứu dòng họ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó có thể tìm hiểu kỹ về cuộc đời và sự nghiệp của những nhân vật mà lịch sử nghiên cứu còn sơ sài, chưa được nhắc đến. 1.2. Hiện nay xu hướng “trở về cuội nguồn” bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tìm về với truyền thống đã tác động và thức tỉnh mỗi con người cũng 2 như mỗi cộng đồng con người đang ngày càng mạnh mẽ và đi vào chiều sâu. Trong các dòng họ và nông thôn người ta chắp nối gia phả, trùng tu từ đường, quy tập nghĩa trang…Từ đó khơi dậy truyền thống văn hóa dân tộc, là sức mạnh truyền thống của người Việt, giúp cho người Việt vượt qua mọi thử thách trong lịch sử, vững bước vào tương lai. Nghiên cứu về dòng họ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” truyền thống dòng họ, thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên. Đồng thời góp phần “gạn đục khơi trong” cũng cố khối đoàn kết dân tộc. Đó là việc làm cần thiết, đặc biệt quan trọng đối với công cuộc đổi mới hiện nay. 1.3. Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về dòng họ. Nhưng thực tế chỉ nghiên cứu một dòng họ, tập trung vào một nhân vật tiêu biểu, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về nhiều họ trong một khoảng thời gian kéo dài. Với hướng nghiên cứu này chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra hướng nghiên cứu về dòng họ nói chung thông qua nguồn tư liệu gia phả. 1.4. Dòng họ Lê Đình (Lê Giám) thôn Hữu Bộc và dòng họ Nguyễn (Nguyên Chích) thôn Vạn Lộc là những dòng họ lớn và có lịch sử lâu đời ở xã Đông Ninh, Đông Sơn, Thanh Hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc con cháu dòng họ này đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ngày 2/12/1992 mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày 14/1/1989 đền thờ Quận Công Lê Giám được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Đó là niềm vinh dự và tự hào của con cháu dòng họ Nguyễn, Lê Đình nói riêng, huyện Đông Sơn và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Với những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu dòng họ Nguyễn và họ Lê Đình ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX” làm đề tài luận văn của mình. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về dòng họ là một trong những đề tài hấp dẫn thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Bởi dòng họ là một trong những bộ phận cấu thành nên văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử văn hóa của dòng họ sẽ nhằm bảo tồn và phát huy vốn truyền thống văn hóa được lưu giữ trong các dòng họ, tạo nên động lực góp phần vào việc xây dựng đất nước Việt Nam trong giai đoạn mới. Từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên sâu nghiên cứu “Tìm hiểu dòng họ Nguyễn và dòng họ Lê Đình ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI”. Nhưng bên cạnh đó đã có một số cuốn sách, bài viết, bài báo của một số tác giả, kỷ yếu hội thảo viết về dòng họ, những nhân vật tiêu biểu trong dòng họ…Qua đây chúng tôi xin được nêu lên một số cuốn sách và bài viết có liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu như sau: - Trong cuốn “Lịch triều hiến chương loại chí” phần nhân vật chí của Phan Huy Chú, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1992 có đề cập đến danh nhân Nguyễn Chích là người khai quốc công thần triều Lê. - Trong cuốn “Kiến văn tiểu lục” (tập 2) của Lê Quý Đôn, NXB KH Hà Nội ấn hành năm 1997. Lê Quý Đôn đã đánh giá Nguyễn Chích “bề tôi có công khai quốc kể về bậc tài trí cần lao không phải là hiếm, nhưng sở dĩ đã bình định được là do mưu trước của Lê Chích…Chích là người Vạn Lộc, huyện Đông Sơn”. - Trong cuốn “Danh nhân Thanh Hóa” (tập 1 và 2) của Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2005), đã đề cập đến những nhân vật của hai dòng họ Nguyễn và Lê Đình như Lê Trung Mẫn, Nguyễn Chích, Phạm Bành… 4 - Trong cuốn “Đại Việt thông sử toàn tập” (tập 3) của Lê Quý Đôn do NXB KHXH ấn hành năm 1978. Tác giả viết về công lao của Trung Mẫn, “Nhà ngươi Đức độ nguyên súy tổng quốc chính Bình An Vương, năm Quang Hưng thứ 22 (1599) tháng 4, Vua tiến phong quan tiết chế từ tước Trưởng quốc Công lên làm đô nguyên soái tổng quốc chính, thượng Phụ Bình An Vương”. - Trong cuốn “Khởi nghĩa Lam Sơn” của Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn do nhà xuất bản KHXH Hà Nội ấn hành năm 1977. Trong đó đề cập đến quá trình hoạt động của Nguyễn Chích và sự phát triển của khởi nghĩa Lam Sơn. - Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn (thế kỷ X - 2005)” của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn xuất bản năm 2006, cuốn sách đề cập đến truyền thống văn hóa - lịch sử của xã Đông Ninh, mảnh đất an cư và phát triển của dòng họ Nguyễn và Lê Đình. - Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Đông Ninh (1945 - 2005)” của Ban chấp hành Đảng bộ xã Đông Ninh (2005), nêu khái quát quá trình hình thành làng xã Đông Ninh, mãnh đất do tổ tiên của dòng họ Nguyễn và Lê Đình trước đây đến khai hoang, lập làng và trở thành những vị thành hoàng của những làng trong xã. Ngoài những bộ sử lớn, những tác phẩm đã xuất bản có ghi chép về danh nhân của các dòng họ có liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Còn có một số bài viết, luận văn, luận án thạc sĩ và báo cáo tốt nghiệp mà chúng tôi đã tiếp cận như: - Hồ sơ khoa học về lý lịch di tích lịch sử - văn hóa đền thờ quận công Lê Giám của Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa thuộc Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa lập năm 1989. Hồ sơ này đã nêu khái quát về đền thờ Lê Giám. - Hồ sơ khoa học về lý lịch di tích Mộ - bia đá và đền thờ Nguyễn Chích của Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa thuộc Sở Văn hóa thông tin 5 Thanh Hóa lập năm 1992. Hồ sơ này đã nêu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Chích và tổng quan về nhà thờ Nguyễn Chích. - Luận án Thạc sĩ “Lịch sử - văn hóa dòng họ Lê Bật ở Cổ Định xã Tân Ninh - Triệu Sơn - Thanh Hóa từ thế kỷ XII đến năm 2007” của tác giả Đỗ Thị Vân, trường Đại học Vinh, năm 2008. - Luận án Thạc sĩ “Lịch sử - văn hóa dòng họ Mai Đức ở đất Nga Sơn, Thanh Hóa từ thế kỷ I (năm 037 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ XXI” của tác giả Mai Văn Bang, trường Đại học Vinh, năm 2011. - Báo cáo thực tập cuối khóa “Tìm hiểu về nhà thờ quận công Lê Giám Đông Ninh - Đông Sơn - Thanh Hóa” của tác giả Phạm Thị Diễn, trường Đại học Hồng Đức, năm 2010. Đề cập tổng quan về nhà thờ quận công Lê Giám. - Báo cáo thực tập cuối khóa “Tìm hiểu cuộc đời hoạt động Nguyễn Chích” của tác giả Lê Đình Thưởng, trường Đại học Hồng Đức, năm 2010. có đề cập đến cuộc đời hoạt động của Nguyễn Chích. Tất cả những cuốn sách, hồ sơ khoa học và báo cáo trên ít nhiều đã đề cập đến một số thành viên trong dòng họ Nguyễn và Lê Đình. Tuy nhiên những bài viết đó còn mang tính chất sơ lược, riêng lẻ hoặc chỉ tập trung vào một cá nhân như Nguyễn Chích, Lê Giám…chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về Lịch sử - văn hóa và sự phát triển cũng như những đóng góp của dòng họ Nguyễn và Lê Đình đối với dân tộc. Từ thực tế đó đặt ra cho chúng tôi nhiệm vụ phải đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống hơn về lịch sử văn hóa dòng họ Nguyễn và Lê Đình góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa quê hương, đất nước. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của hai dòng họ Nguyễn ở thôn Vạn Lộc và Lê Đình ở thôn Hữu Bộc - xã Đông 6 Ninh- huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hóa. Luận văn tập trung trình bày những đóng góp các dòng họ đối với lịch sử dân tộc qua các thời kỳ lịch sử và văn hóa truyền thống của dòng họ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung tìm hiểu về hai dòng họ Nguyễn và Lê Đình trong thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX và không gian là trên địa bàn 2 thôn: Vạn Lộc và Hữu Bộc, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cụ thể sau: - Khái quát lịch sử định cư của một số dòng họ trên địa bàn xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Luận văn đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát triển của dòng họ Nguyễn thôn Vạn Lộc và dòng họ Lê Đình thôn Hữu Bộc trong lịch sử dân tộc như mở rộng chi, nhánh họ; Mở rộng địa bàn cư trú; Xây dựng nhà thờ, mồ mã tổ tiên. - Nghiên cứu một số đóng góp của các dòng họ đối với lịch sử dân tộc. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi dựa vào nguồn tài liệu sau: Tài liệu chữ viết Chúng tôi còn tham khảo các bộ chính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên (1676 - 1679), Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống trí…Gia phả của các họ Lê Lệnh, Lê Viết, Lê Kinh … Gia phả công thần họ Nguyễn ở thôn Vạn Lộc; Tộc phả họ Lê Đình (viết bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ) ở thôn Hữu Bộc, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Hồ sơ khoa học về lý lịch di tích mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích. Hồ sơ khoa học về lý lịch di tích đền thờ quận công Lê Giám. Các hoành phi, 7 câu đối, văn bia, hiện vật còn lưu giữ tại đền thờ Nguyễn Chích, nhà thờ họ Nguyễn và đền thờ Quận Công Lê Giám, nhà thờ họ Lê Đình. Ngoài ra còn có các bài văn cúng tế… Tài liệu nghiên cứu Một số tài liệu mà chúng tôi tham khảo nghiên cứu như: Danh nhân xứ Thanh (tập 1 và 2) của ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa; Lịch sử Thanh Hóa tập (tập 2) của ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa. Bia văn miếu Hà Nội của Nhà xuất bản thế giới; Gia phả khảo luận và thực hành của Dã Lan, Nguyễn Đức Dụ, Lịch sử Việt Nam của Trương Hữu Quýnh, Việc họ của Tân Việt… 4.1.3. Tài liệu điền dã Để bổ sung thêm nguồn tư liệu cho đề tài, chúng tôi tìm hiểu, khảo cứu, đi điền dã tại mộ, bia đá và nhà thờ Nguyễn Chích, nhà thờ họ Nguyễn. Đền thờ quận công Lê Giám, nhà thờ họ Lê Đình và một số dòng họ khác để quay phim, chụp ảnh, nghiên cứu thực địa, thu thập tư liệu. Đồng thời chúng tôi có vinh dự được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các cụ trong dòng họ Nguyễn (Nguyễn Chích) như ông Nguyễn Nạy, Nguyễn Sỏi, Nguyễn Hân…và các cụ trong dòng họ Lê Đình như ông Lê Đình Kính, Lê Đình Thương, Lê Đình Hân…và các con cháu trong họ. 4.1.4. Tài liệu khác Ngoài những tài liệu trên, chúng tôi còn sử dụng các loại tài liệu công cụ để tra cứu như: Từ điển nhân vật lịch sử của hai tác giả Nguyễn Quang Thắng - Nguyễn Bá Thế; Khảo sát văn hóa làng xứ Thanh của Lê Huy Trâm Hoàng Anh Nhân; Hương ước Thanh Hóa của Vũ Quang Trung - Vũ Ngọc Khánh; Bên cạnh đó, chúng tôi còn khai thác một số tài liệu kỷ yếu có liên quan như: Kỷ yếu hội thảo văn hóa làng xứ Thanh; Kỷ yếu hội thảo (1997), văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Bộ, Báo văn hóa thông tin Thanh Hóa. 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Sưu tầm tài liệu Để có nguồn tư liệu cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tham khảo và tích lũy tài liệu ở thư viện Quốc gia Hà Nội, thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa. Sau đó sao chép gia phả bằng chữ Hán, hoành phi, câu đối, gia phả, sắc phong, rập chép bia ký. Nghiên cứu thực địa tại đền thờ Quận Công Lê Giám, Nguyễn Chích và một số đền thờ khác như: nhà thờ họ Lê Đình, nhà thờ họ Nguyễn, chụp ảnh nhà thờ, đền thờ. Đồng thời tiến hành điều tra cơ bản, điền dã dân tộc các dòng họ trong làng. Phỏng vấn các bô lão địa phương, nghiên cứu thực địa tại các đền thờ chủ yếu ở xã Đông Ninh. 4.2.2. Xử lý tài liệu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để trình bày một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của dòng họ theo thời gian diễn biến của lịch sử. Ngoài ra chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu gia phả với chính sử. Từ đó đánh giá, phân tích, tổng hợp, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác để xác minh tính chính xác của các nguồn tư liệu khác nhau đã được sưu tầm để xác minh tính chính xác của nguồn tư liệu. Phương pháp điền dã, điều tra xã hội học, dân tộc học tại địa điểm làm đề tài và một số dòng họ, giúp chúng tôi có điều kiện quan sát, gặp gỡ, ghi chép những lời kể của các cụ già cao tuổi. Từ đó nhằm phân tích, rút ra những đánh giá tổng hợp, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa dòng họ Nguyễn và Lê Đình với quê hương, đất nước. 5. Đóng góp khoa học giá trị thực tiễn của đề tài 5.1. Đóng góp khoa học - Với luận văn “Tìm hiểu dòng họ Nguyễn và Lê Đình ở xã Đông Ninh, Đông Sơn, Thanh Hóa từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI” sẽ cung cấp và giới 9 thiệu cho độc giả bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc, lịch sử phát triển của 2 dòng họ trên đất Đông Ninh, Đông Sơn và những đóng góp của những dòng họ này trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Qua đó góp phần giáo dục đạo đức, tư tưởng hướng về cuội nguồn, phát huy những truyền thống quý báu của gia đình và dòng họ. - Làm sáng tỏ một số sự kiện lịch sử, nhân vật tiêu biểu của hai dòng mà chính sử mới chỉ nhắc đến một cách sơ sài hoặc chưa nhắc đến. - Luận văn là tài liệu hữu ích để nghiên cứu lịch sử địa phương, góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu và làm giàu thêm bộ sử địa phương, trở thành nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc. 5.2. Giá trị thực tiễn Hiện nay nhu cầu tìm về cuội nguồn để phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ngày càng trở nên cần thiết. Nhiều địa phương, nhiều dòng họ đang tìm tòi, khôi phục lại nhà thờ, lăng mộ, gia phả…để khơi dậy truyền thống dòng họ. Bên cạnh đó không ít người xấu lợi dụng, cầu vinh cho cá nhân mình làm mất đoàn kết gia tộc, làng xóm, hiện tượng “một người làm quan cả họ được nhờ”. Vì vậy luận văn góp phần phát huy tích cực, xóa bỏ tiêu cực hướng tới xây dựng khối đoàn kết dân tộc, để xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, xã hội văn minh, hiện đại. - Luận văn góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của dòng họ, qua đó giúp sức cho công cuộc đổi mới hiện nay trước sự thay đổi của thế giới. - Luận văn góp phần gắn bó những con người trong dòng họ có thành phần giai cấp vị trí khác nhau, có phân biệt xa gần, thân sơ nhưng “máu loãng còn hơn nước lã”. - Luận văn hoàn thành góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dòng họ, văn hóa làng xã, đặc biệt là những di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng. Qua đó giáo dục thế hệ trẻ nét đẹp truyền thống, tìm về cuội nguồn là truyền thống của dòng họ, của dân tộc Việt Nam. 10 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát lịch sử định cư của một số dòng họ trên địa bàn xã Đông Ninh, Đông Sơn, Thanh Hóa. Chương 2: Quá trình phát triển của dòng họ Nguyễn và dòng họ Lê Đình. Chương 3: Một số đóng góp của dòng họ Nguyễn và Lê Đình đối với lịch sử dân tộc. 11 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐỊNH CƯ CỦA MỘT SỐ DÒNG HỌ TRÊN ĐỊA BÀN Xà ĐÔNG NINH , HUYỆN ĐÔNG SƠN 1.1. Vài nét về mảnh đất và con người Đông Ninh 1.1.1. Địa lý - lịch sử hình thành xã Đông Ninh - Vị trí địa lý: Đông Ninh nằm ở phía Tây Nam huyện Đông Sơn, cách trung tâm huyện 8km, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 12km. Năm 2012 dân số Đông Ninh gồm 1.684 hộ với 7017 nhân khẩu (UBND xã Đông Ninh). Phía Bắc giáp xã Đông Khê, có đường quốc lộ 47 chạy qua từ thành phố Thanh Hóa lên các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc… Phía Nam giáp xã Tiến Nông và Khuyến Nông huyện Triệu Sơn có con sông Hoàng Giang làm ranh giới giữa Đông Ninh và Khuyến Nông. Phía Đông giáp xã Đông Minh và Đông Hòa. Phía Tây giáp xã Đông Hoàng, có chi nhánh của chi giang 10 làm ranh giới giữa hai xã Đông Ninh và Đông Hoàng. Hiện nay Đông Ninh gồm các thôn: Thôn Hữu Bộc, thôn Trường Xuân, thôn Vạn Lộc, thôn Hạc Thành, thôn Thanh Huy, thôn Phù Bình và Phù Chẩn. - Đất đai Diện tích đất tự nhiên là 555,6 ha, đứng thứ 7 trong toàn huyện. Trong đó đất nông nghiệp 384 ha, đất ao hồ 9,38 ha, đất ở 61,26 ha, đất xây dựng các công trình công cộng là 4,4 ha, bình quân diện tích đất tự nhiên 0,0781 ha/người, bình quân diện tích đất nông nghiệp 0,054 ha/người. Đất đai ở đây phì nhiêu bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa và các cây hoa màu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong huyện, trao đổi với nhân dân các huyện lân cận. 12 - Sông ngòi Xã Đông Ninh có con sông Hoàng chảy qua. Đây là con sông dài 81km, diện tích lưu vực 336km2 chảy qua các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn và nhập vào sông Yên ở ngã ba Yên Sở, cách biển gần 30km. Trong địa phận Đông Sơn, sông Hoàng có chiều dài 9km, lưu lượng dòng chảy 11m3/s, diện tích lưu vực 1.000 ha, chảy qua các xã Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Hòa, Đông Nam. Xã Đông Ninh có con sông Hoàng chảy trên địa bàn xã uốn lượn theo hình võng cáng, các khu dân cư như Vạn Lộc, Hạc Thành, Thanh Huy, Phù Bình đều nằm trên dải đất bồi ven sông. Sông tự nhiên chảy qua địa phận 5km. Trước đây là đường thủy dùng để làm đường giao thông, khi đường bộ còn chưa phát triển. Đồng thời còn đáp ứng nhu cầu về nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng và tiêu úng cho những vùng đồng bằng thấp. Sông Hoàng còn là nơi cung cấp nước sinh hoạt: có tôm, cá, trai, hến làm thức ăn cho dân địa phương. Ngoài ra còn có hệ thống sông đào, kênh mương từ thời Pháp thuộc để hỗ trợ phát triển nông nghiệp. - Khí hậu Đông Ninh thuộc vùng tiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện hai mùa rõ rệt: Mùa khô thì khí hậu hanh khô rét từ tháng 10 năm nay sang tháng 2 (dương lịch) năm sau, còn từ tháng 3 đến tháng 6 (dương lịch) khí hậu nóng bức lại thêm gió lào (gió tây nam) khô nóng, nhiệt độ có khi lên tới 45ºC. Từ tháng 6 đến tháng 10 lại là mùa mưa, vào mùa mưa to lượng nước từ 1.4000 ly đến 1.800 ly, mùa mưa thường gây ra bão và ngập úng. Nhìn chung vùng này có nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, mùa hè tương đối nóng, mùa mưa ở mức độ trung bình, bị ảnh hưởng gió Tây khô nóng và hạn nhưng có thể khắc phục được bằng thủy lợi hóa, thiên tai nguy hiểm nhất là rét đậm kéo dài, bảo và úng lụt. Điều kiện địa hình, khí hậu và thủy văn tác động sâu sắc và lâu dài hàng ngàn năm tạo ra những đường mòn đối với quy luật tự nhiên, làm thành 13 những áp lực trực tiếp đối với con người. Nó tác động sâu sắc đến điều kiện sống, thói quen lao động, đến tính cách và cả khí chất của con người. Nó cũng tác động mạnh mẽ đến cảm hứng sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật của con người và trên cái nền chung văn hóa, nghệ thuật của cả dân tộc, làm nên sắc thái của từng vùng nói riêng và của cả Thanh Hóa nói chung. Với những đặc điểm địa lí trên Đông Ninh có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hàng hóa và một số nghề tiểu thủ công nghiệp như sản xuất gạch, ngói, mộc dân dụng…Trong các mối giao tiếp, bên cạnh người nông dân trong vùng dân xã Đông Ninh còn có quan hệ lâu đời với cư dân các vùng lân cận, tạo nên mối quan hệ chung sống và buôn bán hòa đồng, mật thiết. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân trong huyện đang nổ lực phấn đấu, lao động sáng tạo, phát huy những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, nhằm khai thác triệt để những tiềm năng và thế mạnh sẵn có của vùng và những truyền thống cao quý của quê hương. Đồng thời khắc phục những khó khăn mà nơi đây đang phải gánh chịu để xây dựng Đông Ninh thành xã ngày càng giàu mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của quê hương Đông Sơn trong quá trình đổi mới. - Hình thành địa danh: Qua nhiều nghiên cứu các tài liệu lịch sử và gia phả các dòng họ, từ thời xa xưa đã có con người đến vùng đất Đông Ninh ngày nay khai hoang, sinh cơ lập nghệp, xây dựng thôn làng. Đầu tiên khai phá lập ấp là ông tổ họ Lê Nhâm Bốn rồi đến họ Vũ, họ Lưu, họ Nguyễn, họ Ngô... Thời Đinh - Lê xã Đông Ninh thuộc huyện Cửu Chân. Thời Trần thuộc huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên. Thời Gia Long thuộc huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa. Đầu thế kỷ XX thuộc phủ Thạch Khê, huyện Đông Sơn. Năm 1928 Đông Ninh thuộc Tổng Thạch Khê, phủ Đông Khê. Sau cách mạng Tháng Tám đến tháng 10 năm 1945, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định đổi tên phủ 14 Đông Sơn thành huyện Đông Sơn và giải thể cấp tổng, thành lập cấp xã. Lúc đó Đông Ninh ngày nay gồm các xã Điện Bàn và Duy Tân. Trong đó: Xã Điện Bàn gồm các làng: Phù Chẩn, Phù Bình, Thanh Huy, Hạc Thành và Vạn Lộc. Xã Duy Tân gồm các làng: Hữu Bộc, Trường Xuân và Cẩm Tú (hiện nay cắt về xã Đông Hoàng). Xã Điện Bàn do ông Lê Văn Tư làm Chủ tịch Ủy ban và ông Lê Lệnh Hiệu làm Chủ nhiệm Mặt Trận Việt Minh, xã Duy Tân do ông Lê Như Viện làm Chủ Tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã. Cái tên Đông Ninh được nhân dân gọi với một tình cảm thân thương ra đời trong lịch sử như vậy. Năm 1953 Đông Sơn phân 13 xã thành 22 xã. Thời gian này Đông Ninh là một trong 22 xã của huyện Đông Sơn. Cuối năm 1954 phân 22 xã của huyện Đông Sơn thành 25 xã. Đông Ninh là một trong 25 xã của huyện Đông Sơn. Thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, năm 1955 Đông Ninh chia 7 thôn thành 15 xóm như sau: Thôn Hữu Bộc chia thành xóm Hòa, Bình, Thế và xóm Giới. Thôn Trường Xuân chia thành xóm Tiền và xóm Phong. Thôn Vạn Lộc chia thành xóm Phúc, Thọ và xóm Khang. Thôn Mỹ Xương chia thành xóm Hạc Thành. Thôn Thanh Huy gọi là xóm Vinh và xóm Quang. Thôn Phù Bình gòi là xóm Bình. Thôn Phù Chẩn chia thành xóm Bình và xóm Đại Đồng. Năm 1973 thôn Cẩm Tú thuộc xã Đông Ninh cắt về xã Đông Hoàng. Như vậy địa danh Đông Ninh xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Vùng đất Đông Ninh sản sinh ra biết bao người con ưu tú đầy nghĩa khí, kiên trung, những vị trạng nguyên cống hiến hết mình cho đất nước. Khi nhắc đến mảnh đất Đông Ninh là nhắc đến mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. 15 1.1.2. Truyền thống văn hóa - lịch sử của Đông Ninh Lịch sử xã Đông Ninh - Đông Sơn gắn với lịch sử dân tộc. Trên mảnh đất này từ thủa khai thiên lập địa ông cha ta anh dũng cần cù trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên để xây dựng quê hương, xây dựng cuộc sống để sinh tồn. Thời nào Đông Ninh cũng có một vị trí nhất định trong lịch sử. Đây là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng rất đáng trân trọng và tự hào. Tại vùng đất Đông Ninh cách đây khoảng 6000 - 7000 năm, sau những thay đổi về địa hình, điều kiện tự nhiên và khí hậu trái đất, vùng đồng bằng Đông Ninh hình thành địa hình tương đối ổn định và trở thành nơi có nhiều đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa. Đó là nguyên nhân thu hút con người dời khỏi các hang động, tiến xuống khai phá vùng đồng bằng. Mảnh đất này dần dần trở thành một trong những điểm tụ cư quan trọng của người Việt Cổ. Qua hàng vạn năm khai sơn, phá thạch, chống trọi với thiên tai thú giữ và giặc giã, cư dân bản địa ngày càng đông đúc và tiếp nhận nhiều nguồn dân cư từ nơi khác về khai khẩn đất hoang lập thêm làng xã. Qua các triều đại cộng đồng dân cư ở Đông Ninh định cư ở hầu khắp các vùng trong xã. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc trên mảnh đất Đông Ninh còn ghi lại nhiều dấu tích văn hóa của nhiều cuộc khởi nghĩa. “Đời Tiền Tống (420 - 479) quận trị Cửu Chân từ thời Tùy dời từ Tư Phố về Đông Phố và trong suốt thời kỳ đô hộ nhà Đường thì Đông Phố vẫn là quận trị của Cửu Chân” [3;70]. Đông Phố thời Tùy là một vùng rộng bao gồm các xã ngày nay là Đông Hòa, Đông Ninh…thuộc huyện Đông Sơn. Vào thời gian này Lê Ngọc là Thái Thú quận Cửu Chân. Khi nhà Đường diệt nhà Tùy, ông không theo Đường mà tự xưng Hoàng Đế, cùng các con của mình cho xây dựng kinh đô Trường Xuân (nay là xã Đông Ninh - Huyện Đông Sơn) để chống lại nhà Đường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan