Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp hoa kỳ...

Tài liệu Tìm hiểu đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp hoa kỳ

.PDF
83
243
102

Mô tả:

Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG MSSV: 6075671 TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HOA KỲ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÝ MÃ SỐ: 16 GIÁO VIÊN HƯ ỚNG DẪN: ThS. HỒ THỊ THU HỒ Cần Thơ, tháng 05/2011 SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ -1- Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Hồ Thị Thu Hồ - giảng viên Bộ môn Sư phạm Địa lí, Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện học phần Luận văn tốt nghiệp để kết thúc khóa học. Cảm ơn Cô đã luôn quan tâm, nhắc nhở, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trong Bộ môn, đặc biệt là các thầy Cố vấn học tập, các thầy cô trực tiếp giảng dạy nói riêng và các thầy cô trong khoa Sư phạm và trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp và hỗ trợ kiến thức, cũng như các tài liệu liên quan, cơ sở vật chất,… để tôi có điều kiện học tập tốt nhất trong suốt 4 năm học tại ngôi trường Đại học Cần Thơ. Cũng xin dành vài lời cám ơn với các tác giả có các tài liệu có liên quan đến đề tài của tôi. Chính các tác giả đã cung cấp nguồn tài liệu cơ bản và trên cơ sở đó, tôi có nền tảng vững vàng để thực hiện đề tài một cách khoa học và hiệu quả. Cuối cùng, xin dành lời tri ân sâu sắc nhất đến gia đình, quý ân nhân, hết thảy bạn bè đã giúp đỡ tôi mọi điều khi cần thiết, đặc biệt là Mẹ của tôi – cảm ơn Mẹ đã luôn hy sinh mọi điều cho tôi, luôn luôn ủng hộ tôi và là chỗ dựa tinh thần vững chắc để tôi yên tâm phấn đấu rèn luyện trong suốt quãng đường học tập. Do điều kiện khách quan cũng như chủ quan mà đề tài “Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ” còn mang tính tương đối, còn hạn chế. Vì vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn tất cả! Người viết Nguyễn Thị Ngọc Trang SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ -2- Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................................................................... 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................................................. 2 4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 4.1. Quan điểm lãnh thổ......................................................................................... 3 4.2. Quan điểm tổng hợp ....................................................................................... 3 4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh......................................................................... 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 5.1. Phương pháp thu thập, xử lý, dịch thuật, phân tích, tổng hợp tài liệu .............. 3 5.2. Phương pháp bản đồ ....................................................................................... 4 6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN - CÁC VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ...................................................... 6 1.1. KHÁI NIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP....................................................................... 6 1.2. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN ....................................................................... 6 1.2.1. Vai trò của ngành nông nghiệp .................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm của ngành nông nghiệp ................................................................ 9 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP ...................................................................... 11 1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................. 11 1.3.1.1. Đất trồng ........................................................................................... 12 1.3.1.2. Khí hậu.............................................................................................. 12 1.3.1.3. Nguồn nước....................................................................................... 12 1.3.1.3. Sinh vật ............................................................................................. 12 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 13 1.3.2.1. Nguồn lao động ................................................................................. 13 1.3.2.2. Quan hệ sở hữu ruộng đất ................................................................. 13 1.3.2.3. Trình độ khoa học –kỹ thuật .............................................................. 13 1.3.2.4. Thị trường tiêu thụ............................................................................. 13 1.4. CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU ..................................................... 14 SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ -3- Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ 1.4.1.Trồng trọt ................................................................................................... 14 1.4.2. Chăn nuôi .................................................................................................. 14 1.5. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP .................... 15 1.5.1. Khái niệm .................................................................................................. 15 1.5.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp .......................................... 15 1.5.2.1. Trang trại .......................................................................................... 15 1.5.2.2.Thể tổng hợp nông nghiệp .................................................................. 16 1.5.2.3.Vùng nông nghiệp............................................................................... 16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 17 CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC HOA KỲ .............. 18 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÃNH THỔ.............................................................. 18 2.2.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ ...................................................... 20 2.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 20 2.2.2. Phạm vi và cơ cấu lãnh thổ ....................................................................... 21 2.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ........................... 23 2.3.1. Địa hình ..................................................................................................... 23 2.3.2. Khí hậu ...................................................................................................... 24 2.3.3. Nguồn nước ............................................................................................... 24 2.3.4. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................ 25 2.4. DÂN CƯ – XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ ................................................ 25 2.4.1. Dân cư – xã hội ........................................................................................ 25 2.4.2. Chế độ chính trị ........................................................................................ 26 2.5. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ ....................................................................................... 27 2.5.1. Dịch vụ ...................................................................................................... 27 2.5.2. Công nghiệp .............................................................................................. 28 2.5.3. Nông nghiệp .............................................................................................. 28 TÓM TẮT CH ƯƠNG 2.......................................................................................... 30 CHƯƠNG 3. NÔNG NGHIỆP HOA KỲ - NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN ......................................................................... 31 3.1. LỊCH SỬ NÔNG NGHIỆP HOA KỲ ................................................................ 31 3.2. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ HOA KỲ ............... 33 3.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI ........................................................................................................ 34 3.3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 34 3.3.1.1. Địa hình ........................................................................................... 34 3.3.1.2 Đất đai .............................................................................................. 35 3.3.1.3. Khí hậu.............................................................................................. 35 3.3.1.4. Nguồn nước....................................................................................... 37 3.3.1.5. Sinh vật ............................................................................................ 37 SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ -4- Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ 3.3.2. Điều kiện xã hội........................................................................................ 37 3.3.2.1.Nguồn lao động .................................................................................. 37 3.3.2.2. Các dịch vụ phục vụ nông nghiệp ...................................................... 39 3.3.2.3. Tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ ......................................... 39 3.3.2.4. Thị trường tiêu thụ............................................................................. 41 3.3.2.5. Vai trò của Chính phủ Liên bang ....................................................... 43 TÓM TẮT CH ƯƠNG 3............................................................................................. 45 CHƯƠNG 4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI .................................................. 46 4.1. PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP .............................................................................. 46 4.1.1. Phân bố theo vành đai – giai đoạn trước 1990 ............................................ 46 4.1.1.1. Vành đai ngô (corn belt).................................................................... 47 4.1.1.2. Vành đai bông (cotton belt) ............................................................... 47 4.1.1.3. Vành đai lúa mì (wheat belt).............................................................. 47 4.1.1.4. Vành đai trồng cây ăn quả nhiệt đới .................................................. 48 4.1.1.5. Vành đai nuôi bò sữa và gia súc vỗ béo ............................................. 48 4.1.1.6. Vành đai chăn nuôi phía Tây ............................................................. 48 4.1.2.Đa dạng hóa nông sản trong từng vành đai – giai đoạn từ 1990 đến nay ..... 48 4.2. TỔ CHỨC SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI .................................................................. 49 4.2.1. Trang trại - FARM ..................................................................................... 49 4.2.1.1 Quy mô trang trại ............................................................................... 49 4.2.1.2. Tổ chức sản xuất ............................................................................... 51 4.2.1.3. Lao động và thu nhập........................................................................ 52 4.2.2.Tổ hợp nông – công nghiệp (AGRIBUSINESS) ........................................ 54 4.3. HOA KỲ CÓ NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LỚN MẠNH TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................ 55 4.3.1. Nền nông nghiệp sản xuất lớn .................................................................... 55 4.3.1.1 Trồng trọt ........................................................................................... 55 4.3.1.2 Chăn nuôi......................................................................................... 61 4.3.2. Quốc gia có giá trị thương mại nông nghiệp hàng đầu ............................... 64 4.3.2.1 Quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu .............................................. 64 4.3.2.2. Vài nét về hoạt động nhập khẩu nông sản .......................................... 65 4.4. NHỮNG KHÓ KHĂN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HOA KỲ .............................................................................. 66 4.4.1. Vấn đề thặng dư sản phẩm ......................................................................... 66 4.4.2. Thị trường tiêu thụ nông sản thường xuyên biến động ............................... 67 4.4.3. Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ............................................................... 67 4.4.4. Các vấn đề khác ......................................................................................... 68 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 71 SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ -5- Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 74 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG v v v v v v v Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng (Kcal) cho một ngày đêm ................................. 7 Bảng 4.8. Các quốc gia có sản lượng lúa mì lớn nhất thế giới ......................... 57 Bảng 4.10. Diện tích trồng đậu tương của Hoa Kỳ qua các năm ...................... 59 Bảng 4.11. Sản lượng đậu tương của Mỹ và toàn cầu qua các năm ................... 59 Bảng 4.12. Các nước có sản lượng bông lớn nhất thế giới năm 2006 ................ 60 Bảng 4.15. Sản lượng một số nông sản của Hoa Kỳ (năm 2008 – 2009) ........... 63 Bảng 4.17. Sản lượng (triệu tấn) và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính của Hoa Kỳ (tính theo năm tài chính, 2007 – 2001).............. 65 v Bảng 4.18. Các quốc gia đứng đầu nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ năm 2008.......................................................................... 65 DANH MỤC HÌNH v v v v v v v v v v v v v v v Hình 2.1. Lược đồ 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ ......................................... 18 Hình 2.2. Bản đồ hành chính Hoa Kỳ ....................................................................... 22 Hinh 2.3. Bản đồ địa hình và khoáng sản Hoa Kỳ .................................................... 23 Hình 2.4. Biều đồ dân số Hoa Kỳ qua các năm ......................................................... 25 Hình 2.5. Biểu đồ cơ cấu kinh tế (% GDP) năm 2004 và năm 2008 .......................... 27 Hình 3.1. Bản đồ mạng lưới sông ngòi và hồ ở Hoa Kỳ............................................ 36 Hình 3.2. Biểu đồ số (%) lao động nông nghiệp của Hoa Kỳ so với thế giới và một số quốc gia khác (năm 2009) .................................................................. 38 Hình 4.1. Lược đồ phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp hướng chính của Hoa Kỳ.................................................................................................... 46 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện số lượng và diện tích bình quân mỗi trang trại của Hoa Kỳ.................................................................................................... 50 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện số trang trại và lao động trang trại của Hoa Kỳ (1910 -2000) .................................................................................................. 52 Hình 4.4. Biểu đồ tổng thu nhập của các trang trại Hoa Kỳ qua các năm .................. 53 Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ (%) sản lượng lương thực của một số quốc gia so với thế giới ................................................................................................ 55 Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ (%) sản lượng ngô của Hoa Kỳ so với thế giới .................... 56 (năm 2006 – 2008)......................................................................................... 56 Hình 4.7. biểu đồ sản lượng lúa mì của Hoa Kỳ qua các năm 1995 – 2008 ............... 57 Hình 4.9. Biểu đồ sản lượng đậu tương của Hoa Kỳ và một số quốc gia khác SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ -6- Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ (năm 2008) .................................................................................................... 59 v Hình 4.13. Biểu đồ sản lượng khai thác thủy sản của Hoa Kỳ qua các năm .............. 62 v Hình 4.14. Biểu đồ sản lượng và giá trị nuôi trồng thủy sản của Hoa Kỳ .................. 63 v Hình 4.16. Biểu đồ cơ cấu xuất – nhập khẩu nông nghiệp của Hoa Kỳ qua các năm (2009 – 2010) .......................................................................................................... 64 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cách Việt Nam đến nửa vòng Trái Đất, Hoa Kỳ luôn thu hút sự ngưỡng mộ lẫn ghen tỵ của bao người về một nền kinh tế phát triển hàng đầu cả về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ khi mà lịch sử hình thành đất nước hãy còn quá non trẻ và ở Hoa Kỳ dường như có sự lôi cuốn kỳ lạ cho tất cả những ai muốn tìm hiểu không ngừng về “thiên đường của tự do và dân chủ” này. Nhắc đến Hoa Kỳ, người ta không chỉ bàn về những tòa nhà chọc trời, những khu thương mại sầm uất, các sàn giao dịch sôi động, hay những bài phát biểu của các nhà chính trị gia có tầm ảnh hưởng to lớn đến thế giới, hay bàn về sự can thiệp của Chính phủ Liên bang đối với một vài nơi đang bất ổn nào đó trên thế giới, mà hãy còn chú ý, quan tâm nhiều đến một khía cạnh không kém phần quan trọng khác – đó là quan tâm đến một nền nông nghiệp hiện đại - tuy chỉ đóng góp nhỏ vào nền kinh tế khổng lồ như Hoa Kỳ nhưng sự phát triển của nó lại có tác động to lớn đến nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu. Có thể khẳng định rằng, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc dân của bất kì quốc gia nào dù phát triển hay kém phát triển bởi những vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của con người mà không ngành kinh tế nào khác có thể thay thế được. Trong suốt quá trình học tập của mình, đặc biệt khi tìm hiểu về đất nước cách quê hương mình nửa vòng Trái Đất, tôi luôn có những điều thắc mắc, đại loại như: Một đất nước rộng lớn, lịch sử non trẻ, nơi mọi thứ tốt nhất và xấu xa nhất đều tồn tại cùng nhau thì liệu có nền nông nghiệp phát triển hiện đại như thế nào? Thực trạng phát triển ra sao? Tại sao Việt Nam có nền canh tác nông nghiệp lâu đời vẫn không phát triển bằng?... hàng loạt những câu hỏi được đặt ra thôi thúc tôi cố gắng phải đi tìm lời đáp cho chính mình và cũng là cơ hội cho bản thân có dịp hiểu trọn vẹn hơn về đất nước này. Và khi được học tất cả các môn chuyên ngành và đặc biệt khi có kế hoạch làm luận văn để kết thúc khóa học, tôi thực sự đã có cơ hội giải đáp những vấn đề mà tôi đã nêu ở trên. Sau khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan và nhận thức ý nghĩa quan trọng của đề tài với nhu cầu hiểu biết của bản thân và nhất là trang bị vốn kiến thức vững vàng cho việc giảng dạy sau này, nên tôi quyết định thực hiện đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ” để làm luận văn và trải nghiệm thực tế SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ -7- Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ khi bước đầu làm công tác nghiên cứu khoa học. Thông qua tìm hiểu đề tài đã giúp tôi có cái nhìn sâu sắc và trọn vẹn hơn về đặc điểm kinh tế của Hoa Kỳ nói chung và nông nghiệp nói riêng. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Với những lý do nêu trên, khi thực hiện đề tài tôi cố gắng giải quyết những vấn đề được đặt ra. Trên cơ sở tìm hiểu về đặc điểm điều kiện tự nhiên - xã hội, đề tài đánh giá được những mặt thuận lợi và khó khăn do các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội mang lại có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ cũng như biết được các đặc điểm về phương thức và cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi hết sức riêng biệt và nổi bật của một nền nông nghiệp lớn, đa dạng và hiện đại bậc nhất thế giới của Hoa Kỳ. Thông qua việc phản ánh các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp ở các phân ngành trồng trọt, chăn nuôi, giá trị xuất nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ, thấy được vai trò của kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ là hết sức quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong nền kinh tế nông nghiệp của thế giới. Tuy vậy, nền kinh tế nông nghiệp lớn đôi khi cũng gặp không ít khó khăn nhất định do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Và mục đích quan trọng khác khi tôi thực hiện đề tài này chính là cơ hội để bản thân củng cố cũng như bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức địa lý kinh tế - xã hội về một quốc gia và cũng là để trang bị kiến thức và học hỏi kinh nghiệm khi bắt đầu nghiên cứu một đề tài khoa học dù là ở mức đơn giản nhất. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong đề tài của mình, tôi chủ yếu tìm hiểu các điều kiện đã giúp cho Hoa Kỳ phát triển một nền nông nghiệp bậc nhất thế giới thông qua việc khái quát những đặc điểm về tự nhiên (địa hình, khí hậu, nguồn nước,…) và xã hội (dân cư, lao động, vai trò của Chính phủ,…), tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về tổ chức sản xuất (các vành đai nông nghiệp), hình thức sản xuất đặc trưng (kinh tế trang trại) và những đóng góp tiêu biểu của nông nghiệp Hoa Kỳ cho nền kinh tế quốc dân và nền nông nghiệp của thế giới trong những năm gần đây và nền nông nghiệp của thế giới. Nội dung đề tài gồm 4 chương cơ bản: - Chương I: Cơ sở lý luận - Các vấn đề về kinh tế nông nghiệp. Chương này trình bày những cơ sở lý luận khi nghiên cứu về đề tài kinh tế nông nghiệp, tạo cơ sở nghiên cứu và phân tích cụ thể các vấn đề của nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ. - Chương II: Khái quát chung về nền kinh tế Hoa Kỳ. Chương này cho người đọc có cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành, các đặc điểm tự nhiên - xã hội của đất nước Hoa Kỳ. SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ -8- Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ - Chương III: Nông nghiệp Hoa Kỳ - Những điều kiện để phát triển. Chương này tập trung làm rõ các yếu tố thuận lợi giúp cho nền nông nghiệp Hoa Kỳ phát triển, trở thành nền nông nghiệp lớn nhất thế giới. - Chương IV: Những đặc điểm nổi bật của một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại. Đây là chương quan trọng của luận văn. Ở chương này, chủ yếu làm rõ các đặc điểm sản xuất nổi bật và riêng biệt của nông nghiệp Hoa Kỳ, khẳng định vai trò to lớn của Hoa Kỳ khi là nhà sản xuất, xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới thông qua các giá trị sản xuất và xuất nhập khẩu và những khó khăn đặc trưng của nông nghiệp đương gặp phải. 4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4.1. Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm rất quan trọng, đặc biệt khi đối tượng được nghiên cứu là kinh tế - xã hội của một quốc gia, cụ thể là kinh tế nông nghiệp. Việc sản xuất nông nghiệp luôn luôn gắn liền với một lãnh thổ nhất định. Đặc điểm lãnh thổ của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều không giống nhau do đó đặc điểm sản xuất nông nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng (như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội) đến nông nghiệp cũng không giống nhau. Khi nghiên cứu kinh tế nông nghiệp của Hoa Kỳ cần đặc biệt phải quan tâm đến quan điểm này. Trong đề tài này chủ yếu tập trung làm rõ các vấn đề thuộc phạm vi 48 bang nội địa của Hoa Kỳ (ngoại trừ bang Alaska và Hawaii). Tuy cùng nằm trên một đất nước nhưng mỗi vùng lại có những nét đặc trưng sản xuất khác nhau. Điều này được thể hiện rõ qua việc phân bố các vành đai sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ. 4.2. Quan điểm tổng hợp Bản chất của các sự vật, hiện tượng là không độc lập riêng lẻ mà là bộ phận của tổng thể và các sự vật, hiện tượng luôn vận động phát triển trong tổng hợp các mối quan hệ. Khi nghiên cứu một vấn đề về kinh tế - xã hội nên đặt các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội trong quan hệ hỗ trợ, bổ sung nhau. Khi tìm hiểu nền nông nghiệp của Hoa Kỳ, cần nghiên cứu đánh giá các nguồn lực, các yếu tố ảnh hưởng có tác động qua lại như thế nào đến đặc điểm và quá trình phát triển của nông nghiệp Hoa Kỳ. Như vậy mới đánh giá được vấn đề một cách khách quan, chính xác và khoa học. 4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Khi xem xét, tìm hiểu một vấn đề, đối tượng cần thiết phải đặt vấn đề, đối tượng đó vào trong mối quan hệ với thời gian và một trình tự nhất định để có thể thấy rõ những chuyển biến trong quá trình phát triển. Nông nghiệp cũng có những sự chuyển biến khác nhau trong từng thời điểm của mình. Cần lưu tâm đến quan điểm này để có những đánh giá đúng về quá trình phát triển cũng như căn cứ tình hình thực tiễn để có thể dự đoán tình hình phát triển của kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ trong tương lai. SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ -9- Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp thu thập, xử lý, dịch thuật, phân tích, tổng hợp tài liệu Đối tượng nghiên cứu là đối tượng kinh tế - xã hội, luôn luôn có những chuyển biến thay đổi không ngừng, do vậy cần thu thập các tài liệu có liên quan từ sách, báo, các bài viết, dịch thuật các bài viết từ nước ngoài và các công cụ hỗ trợ thông tin (nhất là mạng Internet) để có những kiến thức cơ sở khoa học, từ đó xử lý, chọn lọc và tổng hợp tài liệu, đưa ra những ý kiến đánh giá của bản thân. 5.2. Phương pháp bản đồ “Bản đồ là ngôn ngữ của Địa lý”. Việc phân tích, tổng hợp các thông tin từ bản đồ cũng như khai thác các số liệu từ biểu đồ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu các đặc điểm, quá trình phát triển của các đối tượng địa lý kinh tế - xã hội, trong đó có nông nghiệp. Thông qua đó, tác giả có cơ sở đánh giá về đối tượng được tìm hiểu. Sử dụng bản đồ trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, giúp tôi xác định được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của đất nước Hoa Kỳ cũng như thể hiện được các yếu tố tự nhiên, sự phân bố sản xuất nông nghiệp của quốc gia này. Ngoài ra, việc phân tích, đánh giá các số liệu từ các bảng số liệu cũng như xây dựng các biểu đồ giúp thực tế và khách quan chứng minh cho nền sản xuất nông nghiệp lớn và đa dạng của nông nghiệp Hoa Kỳ. 6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đầu tiên tôi muốn khẳng định rằng thật sự đây là một đề tài không mới, đã được đề cập ít nhiều trong các tài liệu nghiên cứu tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng như các “Giáo trình Địa lý Kinh tế - xã hội thế giới” của các tác giả như Bùi Thị Hải Yến, Nguyễn Phi Hạnh, Trần Bích Thuận, Hồ Thị Thu Hồ,… Ở đây các tác giả đã nêu tổng quan về đặc điểm tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế của Hoa Kỳ nói chung và của kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ nói riêng. Thông qua đó, tôi đã có những kiến thức, cơ sở khoa học cơ bản và nhất định cho quá trình tìm hiểu của mình riêng về nội dung kinh tế nông nghiệp. Trong “Tìm hiểu một số vấn đề Địa lí kinh tế - xã hội thế giới giảng d ạy trong nhà trường” của nhóm tác giả Phan Huy Xu (chủ biên) trình bày rất cơ bản những đặc điểm về kinh tế - xã hội của một số quốc gia và khu vực tiêu biểu trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ, tác giả đã đề cập đến không gian sản xuất các ngành kinh tế, bao gồm cả nông nghiệp Hoa Kỳ. Trong nông nghiệp, tác giả có nêu đặc điểm tình hình sản xuất cũng như những hạn chế trong nông nghiệp Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong“Khái quát địa lý Mỹ” của tác giả Stephen S.Birdsall và John Florin cũng đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về địa lí tự nhiên của Hoa Kỳ nói chung và của từng vùng nói riêng. Liên quan đến nông nghiệp, các tác giả đã trình bày các yếu tố tự nhiên và đặc điểm sản xuất nông nghiệp của từng vùng, đặc biệt là vùng Trọng điểm nông nghiệp. SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 10 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình nghiên cứu là điều cần thiết để nắm bắt nhanh chóng, kịp thời các thông tin, các dữ liệu một cách có hiệu quả và thực tế. Đặc biệt khi nghiên cứu đối tượng thuộc kinh tế - xã hội thì các dữ liệu luôn có sự thay đổi thì việc tìm hiểu các dữ liệu, số liệu trong các thời điểm nhất là thời điểm hiện tại là vô cùng quan trọng để đánh giá khách quan và thực tế. Các trang thông tin điện tử đáng tin cậy đã giúp tôi ít nhiều trong vấn đề này, nhất là các trang điện tử nước ngoài (đặc biệt trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), tiêu biểu có thể kể: http://www.ers.usda.gov, http://www.nassusda.gov, http://www.cia.com,... Thông qua tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu nói trên cùng một số tài liệu khác đã giúp tôi có cơ sở và điều kiện để bắt tay thực hiện đề tài của mình , tỉm hiểu về tính hiện đại trong nền nông nghiệp Hoa Kỳ. Tính hiện đại này được thể hiện như thế nào trong sản xuất, chế biến và tổ chức, quản lý để đạt hiệu quả cao. SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 11 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN - CÁC VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ sợi và nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển. Trong nông nghiệp có 2 dạng chính: 1 Ø Nông nghiệp thuần nông: là lĩnh vực có đầu ra hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong dạng này. Ø Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hay trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất, công nghệ, máy móc,… Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, sản xuất ra hàng hóa để trao đổi trên thị trường và xuất khẩu. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng phát triển nền kinh tế nông nghiệp của quốc gia mình theo dạng này, nhằm nâng cao chất lượng nông sản và có nguồn thu cao nhất từ sản xuất nông nghiệp, bởi đây là nhu cầu và là quá trình tất yếu trong sự phát triển của mọi quốc gia. 1.2. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.2.1. Vai trò của ngành nông nghiệp 2 Khi nói đến vai trò của sản xuất của cải vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, Ph. Ănghen đã bảo: “Trước hết con người cần phải có ăn, uống, ở, mặc trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo”. Cung cấp cái “ăn”, cái “uống” đó là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp. Dân gian ta thường có câu: “Dĩ thực vi tiên”, “có thực mới vực được đạo”,… từ đó, có thể khẳng định rằng từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò đặc biệt, vai trò nền tảng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và bảo đảm sự sinh tồn của con 1 2 Nguồn: http://www.vi.wikipedia.org/ Nguồn: “Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội đại cương”, Lê Văn Hiệu, 2010 SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 12 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ người nói riêng. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người về sản phẩm thiết yếu được sản xuất ra từ nông nghiệp càng tăng và đa dạng, phong phú. Là ngành sản xuất sớm nhất của loài người, nông nghiệp đã thể hiện vai trò của mình qua các điểm sau: 1.2.1.1. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người Như đã đề cập ở phần trên, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người. Cách đây khoảng 1 vạn năm, con người đã biết thuần dưỡng động vật hoang, gieo trồng các loại cây rừng và biến chúng thành cây trồng, vật nuôi. Sự ổn định bước đầu về dân số của thế giới được tính kể từ khi loài người biết trồng trọt và tạo ra được lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp là ngành sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng để sinh tồn và phát triển của con người. Để đảm bảo nhu cầu đó, theo tính toán, con người cần từ 2000 Kcal/ngày đến trên 3000 Kcal/ngày. Bảng1. 1. Nhu cầu năng lượng (Kcal) cho một ngày đêm 3 Pháp Nga Loại lao động Đức Việt Nam 3000 2800 3000 2200 - 2400 Nhẹ 3600 4000 3000 – 3200 Nặng A 4200 4200 3400 – 3600 Nặng B 4800 3800 – 4000 Đặc biệt Nhu cầu thực phẩm được đảm bảo chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay, chưa có ngành nào dù hiện đại, tiện ích đến đâu có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp, mặc dù hiện nay công nghệ hóa chất đã áp dụng các phương pháp tổng hợp để sản xuất thực phẩm. Qua những điều trên, ta thấy rằng nông nghiệp có vai trò hết sức đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như sự ổn định chính trị - xã hội cho bất kỳ quốc gia nào dù là siêu cường kinh tế hay kém phát triển nhất. 1.2.1.2. Nông nghiệp là một trong những nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư Nông nghiệp là ngành cung cấp quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến, như: công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; công nghiệp dệt, da và đồ dùng bằng da,… Thông qua các ngành trên, giá trị sản phẩm làm ra từ nông nghiệp được tăng lên và đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường nội địa và quốc tế. 3 Nguồn: “Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội đại cương”, Đào Ngọc Cảnh SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 13 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ Do nguyên liệu tự nhiên mà nông nghiệp cung cấp cho các ngành công nghiệp có nhiều đặc tính quý mà nguyên liệu nhân tạo không có được, vì thế mặc dù ngành công nghiệp hóa chất sản xuất được nhiều loại nguyên liệu tổng hợp như sợi tơ nhân tạo và tổng hợp, cao su nhân tạo, chất dẻo,… vẫn không thể thay thế hoàn toàn được. Với các quốc gia đang phát triển, nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầu vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Một số loại nông sản, nếu tính trên một đơn vị diện tích, có thể tạo ra số việc làm nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương với số việc làm của chính khâu sản xuất ra nông sản ấy. Trong chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố nguồn lao động cho các ngành công nghiệp phụ trợ. 1.2.1.3. Nông nghiệp phục vụ nhu cầu tái sản xuất, mở rộng nền kinh tế 1.2.1.3.1. Nông nghiệp cung cấp nguồn lao động cho các ngành kinh tế khác Khi kinh tế phát triển thì sẽ xuất hiện lại quá trình phân công lao động xã hội. Đây là xu hướng có tính quy luật – là xu hướng chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác. Tuy vậy, khả năng dịch chuyển lao động trong nông nghiệp còn phụ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động, vào việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, mức độ nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp càng phát triển, năng suất lao động ngày càng tăng thì quá trình cơ giới hóa nông nghiệp càng được đẩy mạnh, số lao động thừa tăng và được bổ sung vào các ngành kinh tế khác. 1.2.1.3.2. Nông nghiệp là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Để tái sản xuất cần có quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nông nghiệp được xem là thị trường tiêu thụ rộng lớn của nền kinh tế: tiêu thụ máy móc thiết bị của công nghiệp nặng, hàng tiêu dùng của công nghiệp nhẹ, các loại sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Qua việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho nguồn lao động, nông nghiệp là ngành có chức năng tái sản xuất lao động. Xét ở các nước đang phát triển, nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề của dân cư. Đời sống dân cư nông thôn càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng và tăng trưởng cao thì nông nghiệp và nông thôn sẽ trở thành nguồn tiêu thụ rộng lớn và ổn định cho nền kinh tế quốc dân. 1.2.1.3.3. Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia Các nước đang phát triển thì nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến là một bộ phận hàng hóa xuất khẩu chủ yếu để mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Trong cơ SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 14 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu, tỷ lệ xuất khẩu nông sản dạng thô có xu hướng giảm nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Sản phẩm nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ, tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi nước có thể xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. 1.2.1.4. Nông nghiệp tham gia vào việc đảm bảo an ninh và quốc phòng Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho quân đội để đảm bảo tiềm lực quốc phòng cho mọi quốc gia. Một nền quốc phòng vững mạnh thì không thể không đề cập đến vai trò và ý nghĩa to lớn của ngành nông nghiệp. Việc cung cấp đầy đủ lương thực cho nhân dân và đảm bảo nguồn dự trữ vững chắc để đề phòng lúc chiến tranh hay thiên tai xảy ra là yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và quốc phòng. Khi đề cập đến điều này, V.I. Lenin đã nói: “Cơ sở thực sự của nền kinh tế là dự trữ lương thực,…không có dự trữ lương thực thì chính quyền nhà nước sẽ trở thành không gì hết, chính sách về chủ nghĩa xã hội chỉ là sự mong muốn mà thôi”. 1.2.1.5. Nông nghiệp tham gia vào việc giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Sản xuất nông nghiệp gắn liền với việc khai thác tài nguyên đất, nước, sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu…; khai thác, bảo vệ và trồng rừng, các phương thức canh tác (luân canh, đa canh, xen canh, thâm canh,…) đều tác động trực tiếp đối với môi trường lẫn đảm bảo cho việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Việc bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên chính là tạo điều kiện cho nông nghiệp có cơ hội phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao. Tóm lại, qua các điểm trên chúng ta thấy rằng về hiện tại cũng như sau này, nông nghiệp luôn có một vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, ổn định chính trị quốc gia, quyết định đến sự sống còn và phát triển của nhân loại. 1.2.2. Đặc điểm của ngành nông nghiệp 4 Cùng với công nghiệp, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, tuy vậy nông nghiệp vẫn mang cho mình những đặc điểm riêng biệt nhất định. Việc nghiên cứu các đặc điểm này có vai trò quan trọng trong việc xác định hướng phát triển, đề ra các chính sách quản lý, khai thác có hiệu quả. 1.2.2.1. Đất trồng vừa đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được Đất trồng tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với 2 phương diện vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất. Đất trồng chính là đối tượng sản xuất của nông nghiệp. Kỹ thuật nông nghiệp trong nhiều trường hợp được đồng nhất với kỹ thuật canh tác tức kỹ thuật làm đất. Mục tiêu quan trọng của việc sản xuất nông nghiệp chính là duy trì và nâng cao độ phì 4 Nguồn: “Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội đại cương”, Lê Văn Hiệu, 2010 SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 15 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ của đất, do đó việc chú ý đến các đặc điểm của đất trồng là vô cùng có ý nghĩa khi muốn sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Bên cạnh đó, đất trồng còn là tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, một tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Nếu như trong công nghiệp, đất đai chỉ là nơi xây dựng, bố trí các công xưởng, xí nghiệp, giao thông, nhà ở…thì với nông nghiệp, không thể sản xuất, “trồng cây, nuôi con” nếu không có đất. Quỹ đất và chất lượng tốt, xấu của đất sẽ ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, trình độ phát triển, phương thức sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Trong quá trình canh tác, con người cần biết khai thác và sử dụng cho hợp lý và hiệu quả để sử dụng đất được lâu dài và tốt hơn. 1.2.2.2. Đối tượng chính của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp là sản xuất ra lương thực và thực phẩm, nên cây trồng và vật nuôi chính là đối tượng sản xuất chủ yếu. Cây trồng, vật nuôi chính là những cơ thể sống, được chi phối mạnh mẽ theo quy luật sinh học và quy luật tự nhiên. Mỗi loại cây trồng vật nuôi chỉ có thể tồn tại, phát triển trong trong những điều kiện nhất định. Do đó, việc hiểu biết các quy luật trên là một yêu cầu tất yếu cho người sản xuất nông nghiệp. 1.2.2.3. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ Tính mùa vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Do thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất đồng thời, mỗi loại cây trồng có sự thích nghi đối với thời tiết, khí hậu khác nhau. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài và thông qua hàng loạt các giai đoạn, công đoạn kế tiếp nhau, sự tác động của con người vào các giai đoạn sinh trưởng của chúng không hoàn toàn giống nhau nên nảy sinh tình trạng có lúc đòi hỏi lao động căng thẳng nhưng cũng có lúc thư nhàn. Tính thời vụ thể hiện ở nhu cầu lao động, vật tư, phân bón,… ở các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Thời gian nông nhàn và bận rộn thường xen kẽ với nhau. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải xây dựng một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, đa dạng hóa sản xuất và phát triển các ngành dịch vụ. 1.2.2.4. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp đặc biệt phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất đai và khí hậu. Các sinh vật chỉ tồn tại và phát triển được khi có đầy đủ các yếu tố của tự nhiên nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tác động qua lại với nhau trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau. Chỉ cần một trong các yếu tố trên thay đổi là hàng loạt các mối quan hệ thay đổi và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp. Mỗi vùng trên Trái đất có điều kiện tự nhiên khác nhau, do đó, nông nghiệp được tiến hành khác nhau trong từng vùng cụ thể, riêng biệt. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 16 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ kinh tế, cần xem xét, vận dụng các đặc điểm của điều kiện tự nhiên một cách sao cho phù hợp. 1.2.2.5. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, việc đưa nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất hàng hóa là một điều tất yếu. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nông sản được tạo ra không còn là sản phẩm của một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, chỉ chủ yếu phục vụ cho chính người trực tiếp sản xuất mà cần phải thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường. Chính trình độ chuyên môn hóa sản xuất, trình độ phân công lao động nông nghiệp cùng với khối lượng tổng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp là những nhân tố thúc đẩy quá trình biến nông nghiệp tự cung tự cấp trở thành ngành sản xuất hàng hóa một cách nhanh chóng. Biểu hiện của quá trình này chính là ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động: hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động trong nông nghiệp, kích thích quá trình đổi mới công nghệ trong sản xuất và tạo tiền đề vật chất khách quan biến đổi tận gốc rễ bộ mặt kinh tế xã hội ở nông thôn. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Sơ đ ồ các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI TỰ NHIÊN _ Đất Khí hậu – nước Sinh vật Dân cư – lao động Sở hữu ruộng đất Tiến bộ KH-KT - Quỹ đất - Tính chất đất - Độ phì - Chế độ nhiệt, ẩm - Các điều kiện thời tiết - Loài cây. con - Đồng cỏ - Nguồn thức ăn tự nhiên - Lực lượng sản xuất trực tiếp - Nguồn tiêu thụ nông sản - Quan hệ sở hữu Nhà nước, tập thể. - Tư nhân về ruộng đất - Cơ giới hóa - Thủy lợi hóa - Hóa học hóa - Cách mạng xanh và công nghệ sinh học Thị trường tiêu thụ - Trong nước - Ngoài nước SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 17 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ (Nguồn: SGK Địa lý 10, Nxb Giáo dục, 2006) 1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Do đặc điểm của nông nghiệp là sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mỗi loài cây trồng vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định nên đây là nhân tố hết sức cơ bản và quan trọng đối với việc phát triển và phân bố nông nghiệp. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong sử dụng lao động và các nguồn lực khác, trong việc trao đổi sản phẩm cũng chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Tính bấp bênh, không ổn định của nông nghiệp phần nhiều là do tai biến của thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Rõ ràng, các điều kiện tự nhiên có vai trò quan trọng, trong đó nổi bật chính là các yếu tố đất, nước, khí hậu. 1.3.1.1. Đất trồng “Đất nào, cây ấy”, đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là nền tảng để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi. Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng lớn đến quy mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng. Đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu trên thế giới đều là những vùng nông nghiệp trù phú: Đồng bằng sông Nil, sông Hằng, sông Ấn, sông Hồng, sông Mekong,…Trên thế giới, tài nguyên đất nông nghiệp rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích đất tự nhiên, nhưng đang có xu hướng ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau: do hoang mạc hóa, quá trình rửa trôi, xói mòn, canh tác không hợp lý, chuyển mục đích sử dụng… Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lý diện tích đất nông nghiệp hợp lý, duy trì và nâng cao độ phì cho đất. 1.3.1.2. Khí hậu Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ sống trong một giới hạn điều kiện khí hậu nhất định. Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, gió,… cùng các diễn biến của thời tiết luôn có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm. 1.3.1.3. Nguồn nước “Nhất nước, nhì phân,…” : Nguồn nước có ảnh hưởng to lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Muốn duy trì được hoạt động nông nghiệp có hiệu quả thì cần phải có nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống, tắm rửa cho gia súc. Hiện nay, nguồn nước ngọt trên thế giới đang suy giảm là điều báo động nghiêm trọng, đe dọa sự tồn tại và phát triển nền nông nghiệp nói riêng và đời sống kinh tế SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 18 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ xã hội nói chung. Vì vậy, cần nêu cao ý thức sử dụng đúng mức, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt quý giá. 1.3.1.4. Sinh vật Sinh vật trong tự nhiên chính là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật hay nguồn động vật chính là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái. Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở để phát triển chăn nuôi, ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi theo lãnh thổ. Mặc dù, ngành chăn nuôi hiện nay được đẩy mạnh dựa trên nguồn thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp nhưng nguồn thức ăn tự nhiên vẫn là nguồn cung cấp chính và đóng vai trò quan trọng. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. Các nhân tố xã hội có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp: 1.3.2.1. Nguồn lao động Lao động có ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới 2 góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản. Nguồn lao động được xem xét ở mặt số lượng và chất lượng. Là lực lượng trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển nông nghiệp theo chiều rộng (mở rộng diện tích đất, khai hoang,…) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ,…). Là thị trường tiêu thụ, nông nghiệp cần chú ý và quan tâm đến truyền thống, tập quán ăn uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm. Về chất lượng, nguồn lao động được xem xét ở các mặt như: trình độ chuyên môn, sức khỏe,… Nếu nguồn lao động đông đảo và tăng nhanh nhưng không đi kèm với chất lượng thì sẽ trở thành một gánh nặng cho ngành nông ngh iệp nói riêng và kinh tế toàn ngành nói chung. 1.3.2.2. Quan hệ sở hữu ruộng đ ất. Có ảnh hưởng rất lớn tới con đường và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Chế độ sở hữu ruộng đất khác nhau dẫn tới hình thức và phương hướng phân bố sản xuất khác nhau, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo một hướng nhất định. Việc thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở mỗi quốc gia thường gây ra những tác động rất lớn tới phát triển nông nghiệp. Lấy ví dụ ở Việt Nam, từ năm 1989, Nhà nước đưa ra chính sách khoán 10, coi hộ nông dân như là một kinh tế tự chủ, được giao ruộng đất lâu dài và tự do trao đổi hàng hóa, mua bán vật tư. Có thể nói chính sách khoán 10 đã tạo động lực cho tăng trưởng của Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX. 1.3.2.3. Trình đ ộ khoa học – kỹ thuật. SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 19 - Tìm hiểu Đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp Hoa Kỳ Khoa học kỹ thuật là đòn bẩy, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp. Được thể hiện ở các biện pháp cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, nghiên cứu và áp dụng các giống mới. Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà con người hạn chế các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nâng cao tính chủ động của sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất và sản lượng nông sản, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiến bộ của khoa học – kỹ thuật giúp cho nông nghiệp ngày càng biến đổi và tiến gần với công nghiệp, gắn kết với công nghiệp hình thành một thể thống nhất. 1.3.2.4. Thị trường tiêu thụ. Nông sản được sản ra chính nhằm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản, mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. Ngoài các nhân tố kể trên, còn có các nhân tố khác như vai trò của Chính phủ, cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp,… Tất cả đều có vai trò quan trọng tạo thành một hệ thống thúc đẩy cho sự phát triển của ngành. 1.4. CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU Nông nghiệp thường được hiểu theo 2 phạm vi: - Phạm vi rộng: nông nghiệp là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trên cơ sở phát triển của sự phân công lao động xã hội trong quá trình sản xuất và công nghiệp hóa, các ngành đó được hình thành và ngày càng phát triển độc lập nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau. - Phạm vi hẹp: bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong từng ngành, được phân ra các ngành nhỏ hơn. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp. Trong phần nghiên cứu đề tài của mình, tôi chủ yếu tìm hiểu các nhóm ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ theo phạm vi hẹp. Tức tìm hiểu cụ thể ở ngành cụ thể sau: 1.4.1.Trồng trọt Được phân thành các nhóm chủ yếu sau: - cây lương thực (lúa, ngô, lúa mì, …) - cây công nghiệp (cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây cho chất kích thích,…) - ngành trồng rừng. Trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng đất đai để tạo ra các sản phẩm thực vật. Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và cung cấp những nguồn hàng có giá trị xuất khẩu cao. 1.4.2. Chăn nuôi. SVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG GVHD: HỒ THỊ THU HỒ - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng