Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu các yếu tố tạo áp lực trong quá trình học tập ở học sinh trung học phổ ...

Tài liệu Tìm hiểu các yếu tố tạo áp lực trong quá trình học tập ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh hiện nay

.PDF
261
8
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- TẠ THỊ THANH THỦY TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TẠO ÁP LỰC TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Điển cứu tại trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, trường Trung học phổ thông tư thục Trương Vĩnh Ký và trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt ) CHUYÊN NGÀNH: Xà HỘI HỌC Mà NGÀNH: 60.31.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Xà HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Mai THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, Tôi chân thành cám ơn: Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô, quý phụ huynh, các em học sinh, nhân viên tư vấn học đường thuộc ba trường: Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong- quận 5; Trung học phổ thông dân lập Trương Vĩnh Ký – quận 11; Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt – huyện Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp số liệu về những thông tin thực tế cần thiết để hoàn thành đề tài luận văn . Chân thành cám ơn: TS. Lê Thị Mai giảng viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo giải đáp những thắc mắc và những khó khăn trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt các thầy cô khoa Xã hội học, đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học vừa qua. Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Do thời gian có hạn cùng với những hạn chế về kiến thức nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô và các bạn. Tp.HCM, ngày 28 tháng 02 năm 2012 Tác giả Tạ Thị Thanh Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, đề tài nghiên cứu này chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Dữ liệu được phân tích và dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực nghiệm của tôi đã tiến hành thực hiện tại Thành phố Hồ chí Minh Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2012 Tác giả luận văn Tạ Thị Thanh Thủy NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tp. Hồ Chí Minh, ngày.....tháng......năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tp. Hồ Chí Minh, ngày.....tháng......năm 2012 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các từ viết tắt được sử dụng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPHCM KT – XH Thành phố Hồ Chí Minh Kinh tế - xã hội Nhà xuất bản NXB Quốc hội QH Phó giáo sư PGS Bộ Giáo dục - Đào tạo BGDĐT Pvv Phỏng vấn viên SL Số lượng Tp Thành phố Tr Trang hs Học sinh DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Thứ tự Nội dung bảng Tr 1 Học sinh của ba trường khảo sát 42 2 Giới tính của học sinh ba trường khảo sát (%) 44 3 Học lực của học sinh ba trường khảo sát (%) 45 4 Kinh tế gia đình của ba trường khảo sát (%) 46 5 Bộ sách giáo khoa lớp 12 51 Kiểm định Chi Square: Chương trình học * Trường học 53, 54 9, 10, 11 Kiểm định Chi Square: Chương trình học * Học lực 55, 56 12, 13, 14 Kiểm định Chi Square: Chương trình học * Lớp học 57, 58 6,7,8 15 Phân bố thời gian học trong ngày theo các loại hình học: ở trường/ ở nhà/ học thêm/ học nhóm (%) 62 16 Thời gian dành cho việc học phụ đạo tại trường/ ngày phân theo lớp học (%) 63 17 Những áp lực chỉ tiêu, thành tích của giáo viên phân theo 66 trường học(%) 18 Những biện pháp giáo viên áp dụng để đạt thành tích đặt ra (%) 67 19 Số buổi học thêm/tuần trong trường của học sinh (%) 72 20 Mục đích đi học thêm phân theo học lực của học sinh (%) 73 21 Mức độ chia sẻ việc học với gia đình của học sinh phân theo từng mối quan hệ (%) 79 22 Mức độ yêu cầu của gia đình đối với việc học của con cái phân theo trường (%) 80 23 Thái độ của bố mẹ khi con bị điểm thấp phân theo giới tính học sinh (%) 81 24, 25, 26 Kiểm định Chi Square: Học lực * Mức độ yêu cầu đạt điểm cao của gia đình với con cái 82, 83, 84 27 Ý kiến của học sinh về “Vào đại học là con đường duy nhất”(%) 86 28 Sách giáo khoa và sách tham khảo hai môn Toán 12 và Giáo dục công dân 12 89 29 Mong đợi của nhà trường đối với học sinh phân theo từng 96 trường (%) 30 Hình thức khen thưởng của nhà trường khi học sinh đạt điểm cao phân theo trường(%) 97 31 Hình thức xử phạt của nhà trường khi học sinh vi phạm kỷ 98 luật phân theo trường (%) 32 Mong đợi của nhà trường phân theo trình độ của học sinh 98 (%) 33 100 34 Cảm giác khi học lực giảm sút phân theo trình độ của học sinh (%) Mức độ so sánh của gia đình với các gương điển hình phân theo trường học (%) 35 Ảnh hưởng của nhóm bạn đến việc học của học sinh(%) 103 36 Tham gia lớp học năng khiếu (%) 107 37 ảnh hưởng của học tập căng thẳng đến sinh học sinh phân theo trình độ (%) 108 38 Những biện pháp giảm tải áp lực học tập phân theo từng khối lớp(%) 115 102 Thứ tự Nội dung đồ thị Tr 1 Tương quan giữa tỷ lệ số tiết học trung bình /ngày phân theo trường học (%) 60 2 Tương quan giữa tỷ lệ số bài tập trung bình /ngày trong tổng số bài tập về nhà phân theo lớp học (%) 61 3 Phân bố thời gian dành cho các loại hoạt động trong ngày 64 4 Mức độ căng thẳng trong học tập 74 5 Các hành vi giải toả stress ở học sinh 112 MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ MỤC LỤC Tr PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2 2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 5 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 7 5. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................... .13 8. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu .................................. 13 9. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 14 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 16 Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu .............................. 17 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 17 1.2. Thao tác hóa khái niệm .................................................................................. .26 1.3.Cách tiếp cận và các lý thuyết ứng dụng .......................................................... 30 1.3.1 Tiếp cận cấu trúc chức năng ......................................................................... 30 1.3.2 Tiếp cận tương tác biểu trưng ....................................................................... 32 1.3.3 Tiếp cận xung đột ......................................................................................... 33 1.3.4 Lý thuyết vai trò ........................................................................................... 34 1.3.5 Thuyết xã hội bằng cấp của Radall Collins .................................................. 36 1.3.6. Thuyết hành vi lựa chọn của Geogre Homans .............................................. 37 1.4. Mô hình phân tích và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 39 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 41 Chương 2: Khái quát chung về vấn đề áp lực học tập đối với học sinh Trung học phổ thông ........................................................................................... 42 2.1. Vài nét về nghiên cứu thực nghiệm................................................................. 42 2.1.1. Tổng quan về ba trường điển cứu........................................................................ 42 2.1.2. Cơ cấu khảo sát mẫu ............................................................................................ 44 2.2.Thực trạng vấn đề áp lực học tập đối với học sinh Trung học phổ thông ......... 48 2.1. Chương trình học ở bậc Trung học phổ thông ................................................. 48 2.2. Thời gian dành cho việc học của học sinh ....................................................... 62 2.3. Bệnh thành tích trong nhà trường.................................................................... 65 2.4. Việc học nâng cao kiến thức của học sinh ....................................................... 72 Tiểu kết .................................................................................................................. 75 Chương 3: Những nguyên nhân từ phía gia đình, nhà trường, xã hội tạo áp lực học tập đối với học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh76 3.1 Sự kỳ vọng của gia đình ......................................................................................... 76 3.2. Nguyên nhân từ phía nhà trường..................................................................... 87 3.2.1. Sự quá tải chương trình học ........................................................................ 87 3.2.2. Phương pháp dạy của giáo viên. ................................................................. 94 3.2.3.Mong đợi của nhà trường.............................................................................. 96 3.3. Nguyên nhân từ phía xã hội ............................................................................ 99 3.3.1. Truyền thông đại chúng ............................................................................... 99 3.3.2. Nhóm bạn học tập......................................... .............................................. 102 Tiểu kết ............................................................................................................... 105 Chương 4: Ảnh hưởng của áp lực học tập đối với học sinh Trung học phổ thông hiện nay và một vài biện pháp khắc phục ...................................... 106 4.1. Ảnh hưởng của áp lực học tập đối với học sinh Trung học phổ thông ........... 106 4.1.1 Ảnh hưởng tích cực của áp lực học tập đối với học sinh ............................. 106 4.1.2.Ảnh hưởng tiêu cực của áp lực học tập đối với học sinh ............................. 107 4.1.3. Stress học đường ...................................................................................... 117 4.2. Một vài biện pháp khắc phục. ....................................................................... 113 4.2.1. Giảm tải chương trình học ........................................................................ 113 4.2.2. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực .................................... 116 4.2.3. Phát triển mô hình tư vấn tâm lý học đường............................................... 118 4.2.4. Sự quan tâm đúng mức của gia đình .......................................................... 123 Tiểu kết ............................................................................................................... 125 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 133 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội [12, tr.23]. Điều quan trọng trước tiên, việc giáo dục phải giúp mỗi người tự nhận ra sự hiện diện cao quý của họ trong cuộc sống sau này. Điều làm nên họ không chỉ là những thành tích, thành tựu hay những công trình bên ngoài, mà chính họ mới là những công trình sáng giá nhất, nghĩa là trở thành điều mà họ trở thành. Từ đó, giáo dục mới trở thành nhân tố quan trọng trong suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, giáo dục còn đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn phát triển và truyền bá văn mình nhân loại. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nhanh và mạnh như hiện nay với việc tiềm kiếm những tiềm năng trí tuệ là động lực chính cho sự phát triển thì giáo dục trở nên cần thiết vô cùng. Giáo dục được coi là nhân tố quyết định cho sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi cá nhân trong cuộc sống của mình. Hơn lúc nào hết, tri thức trở thành cầu nối quan trọng giúp con người tiếp cận thế giới, mở mang tầm hiểu biết và tích lũy vốn sống của mình. Giáo dục đào tạo ra những con người năng động và nhạy bén trước mọi thay đổi của cuộc sống, giúp chúng ta hoàn thiện không chỉ về tư duy lý luận sắc sảo, logic mà còn nâng đỡ tâm hồn và phát triển nhân cách toàn diện. Việc giáo dục toàn diện này gắn liền với các môi trường giáo dục: giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội Chính bởi tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao trên nên giáo dục hiện nay đang được đề cập và bàn luận sôi nổi trên hầu hết các lĩnh vực truyền thông đại chúng. Rất nhiều “hiện tượng” trong giáo dục được mổ xẻ và phanh phui như minh chứng rằng không thể xem nhẹ giáo dục trong giai đoạn hội nhập và phát triển được. Nhưng một thực tế đáng buồn là giáo dục vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thế hệ tương lai. Sự thay đổi, cải cách trong giáo dục cũng như chế độ thi cử ngày càng gia tăng với mục đích “nâng cao chất lượng dạy và học”đang được quan tâm và bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông đại chúng như sự cụ thể hóa kỳ vọng học đường. Tuy vậy sự mong muốn đó đòi hỏi học sinh từng ngày từng ngày 2 tiếp thu một khối lượng tri thức lớn như kỳ vọng từ trường học. Chính vì chương trình học ngày càng tăng nhanh dẫn đến việc dạy và học ngày càng có nhiều vấn đề nhức nhối: học sinh phải học nhồi nhét, thậm chí nhiều em giống như những con rô bốt di động, những chú gà công nghiệp với cặp kính dày cộm rong ruổi trên con đường kiếm tìm tri thức. Học là phải thi – đó là quy luật bắt buộc để kiểm tra chất lượng học tập của học sinh – là một quy chế không thay đổi được. Nhưng vấn đề cần bàn tới ở đây chính là chế độ thi cử với nhiều tầng, nhiều bậc (nhất là học sinh cuối cấp) khiến cho học sinh phải gánh thêm nhiều kỳ vọng – áp lực. Sức ép từ chương trình cải cách nhiều phần mục và nhiều nội dung cộng thêm căn bệnh thành tích trong giáo dục đã cướp đi một phần tuổi thơ trong sáng của các em Sự thay đổi trong cải cách giáo dục là điều cần thiết để hình thành xã hội học tập. Song học mà không có giải trí, không có các hoạt động tinh thần khác sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến “căn bệnh học đường” hay chứng “sợ trường học” đang nổi lên trong thời gian gần đây. Các em có rất ít môi trường thật an toàn và trong lành để vui chơi thể thao, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Lịch học dày kín, chương trình học quá tải đang tạo ra cho các em những áp lực không nhỏ, áp lực đó lại tăng lên rõ rệt qua các kỳ thi nặng về thành tích, cộng thêm cảm giác bị tù túng trong bốn góc nhà càng khiến các em dễ cáu giận, phản ứng thái quá, hoặc lệch lạc. Có em mất phương hướng, không biết làm gì để khẳng định bản thân; sợ đến trường vì thấy bản thân không thể chống lại sự bắt nạt của bè bạn. Có em do quá căng thẳng, mệt mỏi trong học tập đã nổi khùng trước người khác hoặc có ý nghĩ phải làm tổn thương ai đó hay làm tổn thương chính mình. Đấy là những dấu hiệu không khả quan lắm, là nguyên nhân của nhiều “căn bệnh xã hội” hiện nay. Bên cạnh đó, các em không chỉ học tập kiến thức ở trên ghế nhà trường mà thời gian học tập tại gia đình cũng rất cần thiết. Gia đình là môi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất cảu cá nhân bơỉ hầu hết mỗi cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình. Quan trọng hơn đây còn là nơi nuôi dưỡng mọi ước mơ, là cơ sở cho những bước tiến xa hơn để hoàn thiện và phát triển nhân cách. Mỗi gia đình đều có những kì vọng riêng đối với con cái.Những kì vọng này một mặt tạo nên động lực thúc nay từng thành viên – đặc biệt là hoc sinh – cố gắng vươn lên nhưng mặt khác lại tạo cho các em thêm nhiều sức ép. Sức ép phải làm một người con tốt, người công dân có ích cho xã hội và sức ép phải hoàn thành ước nguyện của 3 cha mẹ. Sức ép này thể hiện rất rõ trong hoạt động hoc tập và học tập là một trong những hoạt động không nằm ngoài mà sức ép còn có thể cao hơn. Không chỉ có gia đình mà nhà trường mà xã hội cũng là một trong những tác nhân không nhỏ gây nên áp lực cho học sinh. Thị trường lao động đòi hỏi một nguồn nhân lực giàu chất xám, có khả năng thích ứng cao và nhất là phải thích nghi được với quy luật đào thải rất cao hiện nay. Để chen chân vào được đòi hỏi mỗi cá nhân phải ra sức phấn đấu thậm chí vượt quá khả năng nữa. Ngưỡng cửa Đại học là cánh cổng đầu tiên để đi thẳng vào thị trường lao động nhưng hiện tượng”thắt cổ chai” ở lối vào Đại học của hệ thống giáo dục có thể chính là nguyên nhân của nhiều “hiện tượng” trong giáo dục. Nó liên quan trực tiếp đến áp lực học tập bởi nếu các em không cố gắng hết sức và chịu sự đốc thúc từ nhiều thiết chế xã hội cũng như sự kỳ vọng của các nhóm xã hội thì liệu các em có thể chen chân vào Giảng đường được hay không?. Một thống kê tổng hợp những ca trắc nghiệm về rối nhiễu tâm lý được thực hiện bởi các trung tâm tư vấn tâm lý - giáo dục (trực thuộc Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục TP.HCM) cho thấy số trẻ bị tâm bệnh và rối nhiễu hành vi (do hậu quả của việc học tập nhồi nhét và sự thúc ép của cha mẹ) trong thời gian quý 2 và quý 3/2008 đã tăng 141% so với cùng kỳ năm ngoái [5, tr.64]. Cứ sắp tới mỗi kỳ thi, con số này càng tăng. Trên diễn đàn của báo Tuổi Trẻ số ra ngày 28/03/2009 với nhan đề “Báo động tình trạng học sinh rối loạn tinh thần” đã thu hút không ít sự quan tâm của bạn đọc. Bài viết đề cập việc có đến 80 – 100 bệnh nhân mỗi ngày nhất là mùa thi và sau mùa thi, trong đó có đến hơn 45% là do áp lực học tập. Điều đặc biệt chính là thông cáo chung: Áp lực học tập - SOS! Điều đáng nói chính là việc: Trẻ em cần được cân bằng về tâm lý, trí tuệ và cảm xúc mới có thể phát triển bình thường được. Trẻ không chỉ thực hiện một vai trò mà là sự chồng chéo các vai trò. Liệu rằng trẻ có đủ sức đảm nhiệm tốt các vai trò trên mà xã hội quy định trong khi vau trò nào cũng muốn được hoàn thành? Ở buổi tọa đàm “Bạo lực trẻ em trong nhà trường- thực trạng và giải pháp” do Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức sáng 25/12/2008 đã cho thấy xu hướng bạo lực này có từ gia đình và thầy cô cho nên phải định hướng thái độ, suy nghĩ cho học sinh. Từ cuộc khảo sát thực tế tại BV Tâm thần (TPHCM) 4 tháng 8/ 2008 với trên hơn 1.000 trẻ đến khám và điều trị cho biết, hơn 90% trẻ cần tư vấn tâm lý đều có triệu chứng căng thẳng, lo âu, buồn rầu, stress do căng thẳng trong học tập, mất ngủ... Nặng hơn (khoảng 30%), số trẻ không thiết tha cuộc sống, và có hành động uống thuốc, hoặc tìm những biện pháp khác để tự vẫn. Một cuộc điều tra của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe và Trung tâm Đào tạo Cán bộ Y tế TP Hồ Chí Minh (năm 2009) thực hiện ở học sinh Trung học tại 27 trường trong thành phố cho thấy: có đến 26% nữ sinh và 16% nam sinh có dấu hiệu bệnh trầm cảm. Một cán bộ quản lý giáo dục lâu năm nhận xét: phải chăng vì áp lực học tập đã khiến cho ở từng lứa tuổi của học sinh mà nảy sinh hai hiện tượng trái ngược nhau khá phổ biến: cấp II thì tửng theo kiểu phá phách, bất trị còn lên đến Trung học phổ thôngnhiều em lại nóng nảy bất thường, mất hết mọi hứng thú, buồn rầu, mệt mỏi... trong sinh hoạt và học tập. Với những suy nghĩ và trăn trở trên, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài “Tìm hiểu các yếu tố tạo nên áp lực trong quá trình học tập ở học sinh Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” với mẫu nghiên cứu được chọn từ ba trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, trường Trung học phổ thông tư thục Trương Vĩnh Ký và trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để khảo cứu và đánh giá 2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu các yếu tố tạo nên áp lực trong quá trình học tập ở học sinh Trung học phổ thông (THPT) tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện nay Khách thể nghiên cứu: Học sinh THPT Phạm vi nghiên cứu: 3 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – quận 5, THPT Lý Thường Kiệt – huyện Hóc Môn và THPT tư thục Trương Vĩnh Ký quận 11 trên địa bàn TPHCM - Về địa bàn nghiên cứu: Do bị giới hạn về thời gian và nguồn nhân (kinh tế lẫn nhân lực), cuộc nghiên cứu này chỉ tiến hành khảo sát tại 3 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – quận 5, THPT Lý Thường Kiệt – Hóc Môn và THPT tư thục Trương Vĩnh Ký- quận 11. Đây là 3 trường có những nét đặc thù riêng: Một trường chuyên có chất lượng đào tạo cao trong thành phố, lại 5 nằm ở một quận trung tâm và có bề dày lịch sử. Một trường không chuyên (hệ công lập) ở ngoại thành TPHCM với chất lượng đào tạo thấp hơn. Một trường THPT tư thục được đanh giá là trường đào tạo trung học ngoài công lập có uy tín trong thành phố với kết quả tốt nghiệp THPT hàng năm trên 90%. - Về đối tượng nghiên cứu: Hiện nay học sinh nói chung và học sinh THPT đang phải tiếp nhận một chương trình học với nhiều thay đổi. Việc đáp ứng những yêu cầu cao về trình độ của gia đình, nhà trường và xã hội đã khiến không ít học sinh THPT chịu nhiều áp lực: áp lực điểm số, áp lực thành tích, áp lực thi cử….Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh cũng như thời gian dành cho các hoạt động vui chơi giải trí - Về khách thể nghiên cứu: Sở dĩ nghiên cứu chọn lứa tuổi học sinh THPT với độ tuổi từ 15 – 18 vì đây là độ tuổi đầu thanh niên, có nhiều biến động tâm sinh lý đặc thù nhất. Đặc biệt đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trong cuộc đời, chuẩn bị bước từ trường học sang trường đời nên rất được quan tâm và kỳ vọng. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua việc tìm hiểu những yếu tố gây nên áp lực hoc tập cho học sinh để có cái nhìn toàn diện hơn về khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh phổ thông trung học và chất luợng giáo dục đào tạo ở bậc phổ thông cũng như sự tác động của áp lực học tập lên quá trình xã hội hoá cá nhân. Qua đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như mục đích đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng (có kiến thức khoa học, có kỹ năng sống và khoẻ mạnh về thể chất lẫn tinh thần) 3.2. Mục tiêu cụ thể Cuộc nghiên cứu này phân tích thực trạng áp lực học tập hiện nay của học sinh thông qua : o Chương trình học ở bậc Trung học phổ thông o Chủ nghĩa thành tích trong trường học o Việc học tập nâng cao kiến thức của học sinh 6 Phân tích các nguyên nhân tạo nên các áp lực học tập thông qua: o Tương quan giữa kết quả học tập và thời gian giành cho việc học o o Tương quan giữa chương trình giảng dạy và thời gian học Tương quan giữa thời gian học tập và tổng thời gian trong một ngày (24 tiếng) o Tương quan giữa kỳ vọng của nhà trường, của gia đình và hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông o Tương quan giữa thời gian hoạt động ngoại khóa và thời gian học tập của học sinh Tương quan giữa thị trường lao động hiện nay và hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông o 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Tìm hiểu thực trạng áp lực học tập và ảnh hưởng của nó với học sinh THPT Xác định những cứ liệu trong việc tìm hiểu những học sinh sẽ phải gánh chịu những ảnh hưởng không tốt gì từ những áp lực trên? Tác giả đề tài sẽ phải tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nhóm đối tượng: học sinh nam, học sinh nữ, các bậc phụ huynh, các Thầy cô trong nhà trường và cả các nhân viên xã hội đang làm việc hay cộng tác tại các phòng tham vấn/ tư vấn học đường trên địa bàn TPHCM Kết quả đề tài cũng phải cung cấp những thông tin chính xác về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây nên áp lực học tập đến học sinh? Họ đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết chúng như thế nào? Những vấn đề gì đang được đặt ra? 5. Nội dung nghiên cứu: o Mô tả thực trạng chung của vấn đề “áp lực học tập” hiện nay của học sinh phổ thông trung học tại 3 trường ở TPHCM qua các chiều cạnh: chương trình học ở bậc THPT, chủ nghĩa thành tích trong nhà trường, việc học nâng cao kiến thức của học sinh. 7 o Tìm hiểu một vài yếu tố tạo nên sự căng thẳng trong việc học tập của học sinh từ phía gia đình, nhà trường, xã hội và chỉ ra được tại sao những yếu tố này còn tồn tại o Xem xét sự cân đối giữa thời gian học tập và thời gian thư giãn để từ đó có lời giải thích hợp cho bài toán “cân bằng học tập và vui chơi” o Hệ quả của tình trạng áp lực cao và mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất, tinh thần của học sinh o Đề xuất một số khuyến nghị hướng đến sự cân bằng 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng. Việc thu thập và phân tích các thông tin định lượng để xác định mức độ áp lực đến đâu, đồng thời qua đó chỉ ra yếu tố gây nên áp lực. Từ đó có sự phân tích cụ thể và chi tiết những hình thức áp lực này của từng yếu tố đến học sinh THPT Ngoài ra, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để có dữ liệu phân tích sâu hơn những loại hành vi ứng xử của học sinh để vượt qua được (hoặc bị tác động xấu/ hạn chế bởi ) tình trạng bị áp lực. Từ đó có cái nhìn toàn vẹn nhất về vấp đề áp lực trong hoạt động học tập của học sinh Để thu thập các dữ liệu nghiên cứu định lượng và định tính, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau: Để thu thập thông tin định lượng: Tác giả sử dụng công cụ khảo sát bằng bảng hỏi với các câu hỏi được xây dựng sẵn. Mẫu nghiên cứu là những học sinh THPT (độ tuổi từ 16 – 19 tuổi) đang học tập tại ba trường (THPT Trương Vĩnh Ký, THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Lý Thường Kiệt ) trên địa bàn TPHCM. Cuộc nghiên cứu tiến hành cả hai phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn và mẫu phân tầng (phân tầng theo tiêu chí giới tính) Nội dung chính của bảng hỏi: Thông tin về nhân khẩu học Vấn đề lien quan đến hoạt động học tập của học sinh + Mục đích của việc học + Chia sẻ việc học Mối quan hệ giữa gia đình và việc học tập của học sinh +Mức độ quan tâm của gia đình với con cái 8 +Sự kỳ vọng của gia đình với con cái +Mức độ hài lòng của gia đình +Cảm giác của học sinh về sự mong đợi của gia đình Mối quan hệ giữa nhà trường và việc học tập của học sinh +Cảm nhận của học sinh về chương trình học THPThiện nay +Nội dung và phương pháp giảng dạy THPT +Mục đích của việc học thêm +Mức độ quan tâm của nhà trường với học sinh +Sự kỳ vọng của nhà trường với học sinh + Cảm giác của học sinh về sự mong đợi của nhà trường Mối quan hệ của cộng đồng và nhóm bạn đến việc học tập của học sinh + Sự kỳ vọng từ phía xã hội +Ảnh hưởng của nhóm bạn đến việc học tập +Cảm giác của học sinh về sự mong đợi của xã hội Việc học tập của học sinh + Thời gian học (tại trường, tại nhà, học thêm, học ngoại khóa…) +Hiệu quả của các phương pháp học +Số tiết học trong 1 tuần, 1 buổi +Số bài tập về nhà trong 1 buổi học Những ảnh hưởng từ việc học căng thằng + Sức khỏe thể chất, tinh thần +Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Nội dung của bảng hỏi này đề cập đến các vấn đề thuộc về thông tin cá nhân học sinh cũng như các thông tin liên quan đến hoàn cảnh gia đình để tiện so sánh. Nhưng quan trọng hơn vẫn là các vấn đề xoay quanh hoạt động học tập, những điều làm căng thẳng khi học tập tại nhà, tại trường cũng như mức độ hài lòng của bố mẹ đối với kết quả học tập của con cái. Thông qua đó có cách điều chỉnh để áp lực này không phải là điều khiến học sinh lo lắng. Cuộc nghiên cứu này tiến hành ở 3 trường: - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – quận 5 là một trong những trường chuyên có tiếng của TP với chất lượng đào tạo phổ thông xếp loại hàng đầu, chất lượng đầu vào và đầu ra rất cao. Việc trở thành học sinh của 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan