Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tìm hiểu bội đội biên phòng...

Tài liệu Tìm hiểu bội đội biên phòng

.DOCX
24
1210
77

Mô tả:

BĐBP Việt Nam là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. BĐBP có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ngành, lực lượng hữu quan trên địa bàn và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ đường biên quốc gia, mốc giới; duy trì thực hiện các hiệp định, quy chế biên giới và pháp luật về biên giới; phát hiện và đấu tranh với các hoạt động vi phạm và chống phá của các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự ở khu vực biên giới; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại biên phòng, quan hệ với các cơ quan hữu quan các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về quan hệ biên giới nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, góp phần tạo môi trường ổn định, phát triển và phục vụ đắc lực cho chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế. Trải qua 59 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ BĐBP đã không ngừng kế thừa và phát huy bản chất tốt đẹp, truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân để xây dựng nên truyền thống tốt đẹp của BĐBP.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 BĐBP Bội đội Biên phòng 2 BGQG Biên giới quốc gia 3 CP Chính phủ 4 CT Chỉ thị 5 HĐBT Hội đồng Bộ trưởng 6 NQ Nghị quyết 7 LHPN Liên hiệp Phụ nữ 8 LLVT Lực lượng vũ trang 9 TB Thông báo 10 TTg Thủ tướng 11 TW Trung ương 12 XHCN Xã hội chủ nghĩa 13 UBTWMT Ủy ban Trung ương Mặt trận Với đường biên giới trên đất liền kéo dài 4.639 km giáp với các nước Campuchia (1137 km), Trung 1 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” Quốc (1.449,566 km), Lào (2067 km) và đường bờ biển dài 3.260 km (không tính các đảo), BĐBP là lực lượng duy nhất có đủ khả năng bảo vệ biên giới trước mọi đe dọa tiềm ẩn từ bên ngoài. Cả nước có khoảng 400 đồn, là đơn vị cơ sở, gồm: Ban Chỉ huy đồn, các bộ phận trực thuộc như đội vũ trang, đội công tác biên phòng, đội trinh sát biên phòng, đội phòng chống tội phạm ma túy, đội kiểm soát hành chính, đội kiểm soát xuất nhập cảnh, đội giám hộ, đội thủ tục xuất nhập cảnh, đội tổng hợp, bảo đảm... Đối với các đồn có cửa khẩu, đường tiểu ngạch qua biên giới thì có thêm trạm kiểm soát biên phòng. Biên chế các đồn biên phòng có từ 40100 người, các trạm kiểm soát biên phòng thường có từ 6-15 người. Với quân số như trên, lực lượng biên phòng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ an ninh nội địa. BĐBP Việt Nam là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. BĐBP có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ngành, lực lượng hữu quan trên địa bàn và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ đường biên quốc gia, mốc giới; duy trì thực hiện các hiệp định, quy chế biên giới và pháp luật về biên giới; phát hiện và đấu tranh với các hoạt động vi phạm và chống phá của các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự ở khu vực biên giới; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại biên phòng, quan hệ với các cơ quan hữu quan các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về quan hệ biên giới nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, góp phần tạo môi trường ổn định, phát triển và phục vụ đắc lực cho chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế. Trải qua 59 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ BĐBP đã không ngừng kế thừa và phát huy bản chất tốt đẹp, truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân để xây dựng nên truyền thống tốt đẹp của BĐBP. Để biểu dương tinh thần thép cũng như chào mừng 60 năm ngày truyền thống BĐBP và 30 năm ngày Biên phòng toàn dân, Bộ chỉ huy BĐPB tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn Lào Cai tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên phòng”. Đứng trong hàng ngũ của Đoàn, Tôi tham gia nghiên cứu và hoàn thành bài dự thi. Hy vọng qua đây có thể giúp Đoàn viên thanh niên và các cán bộ chiến sỹ Biên phòng có những nhận thức nhất định về truyền thống anh hùng của BĐBP. Góp phần củng cố niềm tin và phát huy trách nhiệm của cán bộ chiến sỹ, đoàn viên thanh niên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Câu 1: Công an nhân dân vũ trang (Bộ đội Biên phòng ngày nay) được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc ra đời lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia? 1. Lịch sử ra đời Công an nhân dân vũ trang ( BĐBP ngày nay) 2 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết. Vĩ tuyến 17 được sử dụng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt đất nước ta làm hai miền Nam-Bắc. Miền Bắc được giải phóng đã chuyển sang giai đoạn cách mạng mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội và tích cực chuẩn bị mọi mặt để chi viện cho cách mạng miền Nam. Miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Cũng ngay từ thời gian này, đế quốc Mỹ đã âm mưu thay chân Pháp xâm lược lâu dài nước ta, biến miền Nam nước ta thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới bằng nhiều phương thức, thủ đoạn nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến quân sự tạm thời, bảo vệ lãnh tụ, các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước và các mục tiêu trọng yếu ở nội địa, ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng, Trung ương Đảng, Chính phủ và các ngành Công an, Quân đội đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, nghị định, quyết định về việc xây dựng, điều động, củng cố tổ chức và thành lập mới các đơn vị, các lực lượng Cảnh sát vũ trang, Công an vũ trang, Công an biên phòng, Bộ đội bảo vệ, Bộ đội quốc phòng để đảm trách các nhiệm vụ nói trên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự thương yêu đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng và đơn vị nói trên đã có nhiều nỗ lực cố gắng, luôn nêu cao cảnh giác, kịp thời phát hiện, trấn áp, đập tan mọi âm mưu, hành động phá hoại, gây rối, gây bạo loạn của kẻ địch và phần tử xấu qua các chiến dịch tiễu phỉ, ngăn chặn xưng vua, đón vua hay “khoanh vùng trấn phản”; đã phát hiện, bắt giữ hàng chục vụ gián điệp biệt kích ở khu vực biên giới Việt-Lào và giới tuyến quân sự tạm thời; dập tắt nhiều vụ bạo loạn và gây phỉ ở Đồng Văn, Hoàng Su Phì (Hà Giang), Giào San, Hồ Thầu (Lai Châu), Pù Nhi, Quang Chiểu (Thanh Hoá) và Keng Đu, Nậm Cắn (Nghệ An)... góp phần tích cực vào việc giữ vững trật tự, trị an ở miền Bắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, giới tuyến và nội địa. Tuy nhiên, về tổ chức, hoạt động của các lực lượng này cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý. Đó là về cơ chế lãnh đạo, sự chỉ huy, chỉ đạo chưa thống nhất; sự phối hợp chưa chặt chẽ, công tác bảo vệ còn có những sơ hở mà kẻ địch có thể lợi dụng để phá hoại (ở biên giới và giới tuyến quân sự tạm thời các đơn vị bộ đội chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra, trấn áp các hoạt động vũ trang, phá hoại và các hoạt động xâm nhập biên giới; các đơn vị Công an Biên phòng chủ yếu làm nhiệm vụ kiểm soát hành chính, trinh sát bí mật chống gián điệp biệt kích, chống phản động và buôn lậu; ở nội địa, lực lượng bảo vệ lại do các địa phương chỉ đạo, quản lý nên còn phân tán, manh mún, thiếu tập trung, thiếu sự chỉ huy, chỉ đạo thống nhất về đối tượng, mục tiêu bảo vệ, về quy chế, phương án bảo vệ và không bảo đảm tính cơ động vũ trang khi cần thiết). Trước tình hình trên, để tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, bảo vệ tốt biên giới, bờ biển, giới tuyến thì cần phải có sự phân công nhiệm vụ một cách hợp lý giữa hai Bộ Quốc phòng và Công an nên ngày 8/3/1958, Tổng Quân uỷ Trung ương và Đảng 3 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” đoàn Bộ Công an đã họp, thống nhất báo cáo Bộ Chính trị, đồng thời giao Thiếu tướng Phạm Kiệt-Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng ban soạn thảo bản dự thảo Đề án về “Tổ chức xây dựng lực lượng Công an bảo vệ nội địa và biên cương”. Sau khi xin ý kiến của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tổ chức hội nghị lấy ý kiến các địa phương và Bộ ngành liên quan, ngày 27/10/1958 Đảng đoàn Bộ Công an đã có Tờ trình lên Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép đặt tên lực lượng này là “Lực lượng cảnh vệ Nội địa và Biên phòng”. Và, ngày 19/11/1958, Bộ Chính trị đã họp, ra Nghị quyết số 58/NQ-TW, quyết định: “Thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm nhiệm vụ bảo vệ nội địa, biên giới, bờ biển, giới tuyến và các đơn vị công an vũ trang thành một lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước chuyên trách làm công tác bảo vệ nội địa và biên phòng, lấy tên gọi là Lực lượng cảnh vệ Nội địa và Biên phòng và giao cho ngành Công an trực tiếp chỉ đạo”. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về công tác biên phòng, nội địa và giới tuyến, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biên giới quốc gia. Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ là: Trấn áp mọi hành động phá hoại của bọn phản cách mạng trong nước và bọn phản cách mạng ngoài nước xâm nhập phá hoại nước ta, luôn luôn sẵn sàng, chiến đấu để bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn cho các cơ sở kinh tế, văn hóa quan trọng. Thực hiện Nghị quyết 58/NQ-TW của Bộ Chính trị, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 100/TTg về việc “Thống nhất các đơn vị bộ đội đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến, các đơn vị công an biên phòng và cảnh sát vũ trang thành lực lượng chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang”; sau đó đã ban hành tiếp Nghị định số 331/TTg về Quy định quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng Công an nhân dân vũ trang với nền là màu xanh lá cây (màu xanh của ruộng đồng và núi rừng biên cương của Tổ quốc). Có một chi tiết đáng ghi nhớ là lần đầu tiên nhìn thấy các chiến sỹ Công an nhân dân vũ trang bảo vệ Bác, bảo vệ Phủ Chủ tịch đeo quân hàm, quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu mới, Bác Hồ rất hài lòng và Người khen “Quân hàm mới màu xanh trông đẹp và dễ coi”. Tiếp đó, ngày 28/3/1959, Lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang đã được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Bác Hồ kính yêu đã tới dự Lễ và trao nhiệm vụ cho lực lượng. Người nói: “Thành lập được Công an nhân dân vũ trang là một thành công lớn về đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa bộ đội và công an. Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của chuyên chính vô sản. Công an và bộ đội phải cảnh giác, phải biết trấn áp kẻ thù bên trong và kẻ địch bên ngoài. Kẻ địch bên trong là bọn phản động, bọn phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; kẻ địch bên ngoài là bọn đế quốc, bọn xâm lược. Chống bọn xâm lược, bọn phá hoại là nhiệm vụ của Quân đội, của Công an nói riêng, của nhân dân nói chung; Quân đội và Công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành 4 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” được nhiệm vụ”. Kết thúc phần huấn thị, Bác đã tặng thơ cho cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân vũ trang: “Đoàn kết, cảnh giác Liêm chính, kiệm cần Hoàn thành nhiệm vụ Khắc phục khó khăn Dũng cảm trước địch Vì nước quên thân Trung thành với Đảng Tận tuỵ với dân”. Lời huấn thị cùng những vần thơ giản dị, mộc mạc nhưng nồng ấm tình người của Bác đã trở thành phương châm tư tưởng và hành động của lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân vũ trang trước đây và lực lượng Bộ đội Biên phòng ngày nay. Cũng từ đó, ngày 3/3/1959 đã trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng). Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và huấn thị cho cán bộ Công an nhân dân vũ trang bảo vệ Thủ đô (14-2-1961). Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành của Công an nhân dân vũ trang trước đây, Bộ đội Biên phòng ngày nay liên tục có sự phát triển về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, gắn liền với quá trình vận động, phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng cả nước, được cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và quyết định của Chính phủ. Ngày 10 - 10 - 1979, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) ra Nghị quyết số 22-NQ/TW, về việc “Chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng Công an nhân dân vũ trang sang Bộ Quốc phòng”. Tiếp đó, ngày 30 - 11 - 1987, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) ra Nghị quyết số 07/NQ-TW, về “Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới”, “Chuyển giao Bộ đội Biên phòng cho Bộ Nội vụ trực tiếp phụ trách” (nay là Bộ Công an). Ngày 31 - 5 5 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” 1988, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 41-CT/TW, về “Chuyển giao lực lượng Bộ đội Biên phòng từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Nội vụ” đã ghi rõ: Bộ Quốc phòng chuyển giao nhiệm vụ, toàn bộ tổ chức, biên chế, trang bị và cơ sở vật chất, kỹ thuật của toàn bộ lực lượng Bộ đội Biên phòng sang Bộ Nội vụ. Lực lượng Bộ đội Biên phòng đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy toàn diện của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngày 8 - 8 - 1995, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) ra Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Xây dựng Bộ đội Biên phòng trong tình hình mới” đã quyết định chuyển Bộ đội Biên phòng từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng và xác định nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng: Bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển; bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống xâm nhập trái phép và chống buôn lậu qua biên giới; bảo vệ tài nguyên của đất nước; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng. Phối hợp với lực lượng biên phòng các nước láng giềng thi hành các điều ước quốc tế, các hiệp ước, hiệp định; tuyên truyền vận động nhân dân vùng biên giới tăng cường đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh. Ngày 22 - 12 - 2004, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) ra Thông báo số 165-TB/TW, về tổ chức Bộ đội Biên phòng đã nhấn mạnh: Công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng Bộ đội Biên phòng phải bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Chính phủ, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng và các Tỉnh ủy, Thành ủy (nơi có Bộ đội Biên phòng). Bộ đội Biên phòng mang tính chất như một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng, được chỉ huy, đảm bảo thống nhất theo ngành dọc từ trung ương đến cơ sở, với 3 cấp: Bộ Tư lệnh, bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố và đồn biên phòng. 2. Ý nghĩa của việc ra đời Công an nhân dân vũ trang ( BĐBP ngày nay). Bộ đội Biên phòng là một bộ phận quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam, được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực biên giới; quản lý, kiểm soát xuất, nhập cảnh, đấu tranh chống tội phạm; tham gia làm công tác đối ngoại... Phần lớn cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đóng quân ở nơi biên giới, hải đảo; công tác, chiến đấu, sinh hoạt ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, môi trường khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn; nhiệm vụ của các đồng chí rất quan trọng, rất vẻ vang, nhưng cũng rất nặng nề. Bộ đội Biên phòng gắn bó máu thịt với nhân dân các dân tộc, "cùng ăn, cùng ở với đồng bào", đóng quân ở những nơi "chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi", phải xa gia đình, xa vợ con, điều kiện để quan tâm, chăm sóc cha mẹ rất hạn chế. Từ khi thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng rất vinh dự, tự hào, thường xuyên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua 59 năm xây dựng và phát triển, Bộ đội Biên phòng đã không ngừng nỗ lực 6 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” phấn đấu, hoàn thành xuất sắc “nhiệm vụ nặng nề, trách nhiệm vẻ vang” qua từng giai đoạn cách mạng. 1. Bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ở nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến quân sự tạm thời, xây dựng phòng tuyến nhân dân, tiễu phỉ, chống gián điệp, biệt kích (1959 - 1965). Ngay từ khi ra đời, tuy vũ khí trang bị còn rất thô sơ, thiếu thốn mọi mặt, địa bàn hoạt động rộng, xa xôi hẻo lánh, thời tiết, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhưng cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang đã đoàn kết một lòng, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, nhanh chóng triển khai lực lượng, dựng đồn, lập trạm, bám bản, gây dựng cơ sở chính trị, tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc vùng biên giới, xây dựng phòng tuyến nhân dân, chiến đấu tiễu phỉ, chống gián điệp, biệt kích, thám báo, bảo vệ biên giới đất liền, bờ biển, giới tuyến quân sự tạm thời; bảo vệ Đảng, Nhà nước và các mục tiêu nội địa quan trọng thuộc 33 khu, tỉnh, thành phố miền Bắc và thủ đô Hà Nội. Trong những năm từ 1959 - 1965, với khẩu hiệu hành động “Chỉ biết còn Đảng là còn mình”; coi “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang đã nỗ lực vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 2. Vừa bảo vệ biên giới, giới tuyến quân sự tạm thời, các mục tiêu trọng yếu ở nội địa, vừa tham gia đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc và chi viện cho An ninh vũ trang miền Nam (1965 - 1975). Từ năm 1965, các đơn vị Công an nhân dân vũ trang cùng quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, chi viện miền Nam. Bộ đội hành quân trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 Ở miền Bắc, thực hiện lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đơn vị Công an nhân dân vũ trang thường xuyên bám trụ ở những điểm đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ, tích cực tham gia chiến đấu 7 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” chống chiến tranh phá hoại. Từ năm 1965 - 1975, toàn lực lượng trực tiếp bắn rơi 219 máy bay Mỹ, phối hợp với các đơn vị bạn bắn rơi 225 chiếc, bắn bị thương 128 chiếc, bắt nhiều giặc lái; đồng thời, bắt và tiêu diệt nhiều toán gián điệp, biệt kích của địch, bảo vệ biên giới, giới tuyến quân sự tạm thời. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã lặn lội trong bom đạn cứu dân, cứu tài sản Nhà nước; tháo gỡ bom mìn, thủy lôi của địch, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên phòng và các mục tiêu nội địa, góp phần bảo vệ an toàn tuyến hành lang vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam (đường Hồ Chí Minh trên bộ, trên biển) và chi viện 5.000 cán bộ, chiến sĩ cho lực lượng An ninh vũ trang miền Nam (1965 - 1975) . Trên chiến trường miền Nam, lực lượng An ninh vũ trang lúc đầu là Đại đội 180, sau này phát triển thành Trung đoàn 180 được giao nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài, đánh địch đổ bộ, càn quét, đánh biệt kích, thám báo để bảo vệ các khu căn cứ và Trung ương Cục. Về tổ chức, ở cấp khu biên chế tiểu đoàn, ở cấp tỉnh biên chế đại đội an ninh vũ trang. Tuy lực lượng An ninh vũ trang miền Nam mới được thành lập, song cán bộ, chiến sĩ luôn phát huy tinh thần sắt son, kiên trung với Đảng, với cách mạng, kiên trì, bền bỉ, bám đất, bám dân, trụ vững giữa lòng địch, xây dựng cơ sở, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh trực diện với kẻ thù, tiến hành công tác binh địch vận, phá vỡ nhiều tổ chức tình báo, mật vụ, hỗ trợ đắc lực cho các cuộc nổi dậy của quần chúng phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng; táo bạo, mưu trí tiến công phá hủy nhiều căn cứ quân sự, mục tiêu quan trọng của Mỹ, chính quyền và quân đội Sài Gòn và tiêu diệt bọn ác ôn, bảo vệ an toàn tuyệt đối Trung ương Cục, các Khu ủy, Tỉnh ủy, Thành ủy cách mạng ở miền Nam. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975, được sự chi viện của Công an nhân dân vũ trang miền Bắc, lực lượng An ninh vũ trang miền Nam đã phối hợp với các lực lượng khác trực tiếp tham gia chiến đấu, bắt sống, tiêu diệt nhiều tên gián điệp, ác ôn nằm vùng của địch và tham gia dẫn đường cho các cánh quân tiến vào giải phóng thành phố Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 3. Quản lý, bảo vệ biên giới trên phạm vi toàn quốc, đấu tranh chống kế hoạch hậu chiến của địch, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Campuchia (1975 - 1986). Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra giai đoạn mới: cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bọn phản động trong nước vẫn ráo riết kết cấu với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch triển khai kế hoạch “hậu chiến”; lôi kéo người Việt Nam vượt biên, vượt biển di cư ra nước ngoài; sử dụng tàn quân FULRO, tổ chức lực lượng phản động xâm nhập vào biên giới, móc nối xây dựng cơ sở ngầm hòng chống phá cách mạng Việt Nam. Trước tình hình đó, toàn lực lượng Công an nhân dân vũ trang đã khẩn trương triển khai hệ thống đồn, trạm biên giới, vận động nhân dân xây dựng phòng tuyến bảo vệ chủ quyền, an ninh trên chiều dài gần 8.000km biên giới đất liền, bờ biển thuộc địa bàn của 1.078 xã, phường, thị trấn, 227 quận, huyện, thị xã, 44 tỉnh, 8 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới thuộc 7 quân khu; khẩn trương cùng các đơn vị quân đội, công an và nhân dân cả nước quyết tâm đấu tranh chống kế hoạch “hậu chiến”, truy quét tàn quân FULRO, chống vượt biên, vượt biển trái phép, bóc gỡ cơ sở ngầm của địch, củng cố chính quyền cơ sở mới thành lập ở các tỉnh biên giới phía Nam; trực tiếp đương đầu với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam (1975 - 1978), biên giới phía Bắc (1979) và chống “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”, giữ vững an ninh quốc gian trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc. Thực hiện chủ trương của Đảng “giúp bạn là tự giúp mình” Bộ đội Biên phòng đã triển khai 9 trung đoàn biên phòng phối hợp với các đơn vị quân đội và công an, kề vai sát cánh cùng lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia đấu tranh chống Khơme đỏ, xóa bỏ chế độ diệt chủng; giúp bạn bảo vệ chủ quyền biên giới trên các tuyến; đồng thời các đơn vị Công an nhân dân vũ trang miền Bắc còn cử nhiều đội công tác đặc biệt sang giúp bạn Lào xây dựng cơ sở chính trị, vận động nhân dân tham gia quân đội, ủng hộ cách mạng Lào và tổ chức tuyên truyền đặc biệt, chiến đấu phá nhiều cụm phỉ ở mặt trận K5 (đối diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh) và các tỉnh của Lào đối diện 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị; góp phần củng cố tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia anh em. Bộ đội tình nguyện Việt Nam giã gạo giúp nhân dân Lào (Nguồn: Sách ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào/Nhà xuất bản Thông tấn) Bộ đội đặc công Rừng Sác với những chiến công huyền thoại ở Campuchhia trong kháng chiến chống Mỹ. (Nguồn: Vietnam+) 4. Đổi mới đồng bộ, toàn diện công tác biên phòng, xây dựng Bộ đội Biên phòng vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao trong thời kỳ hội nhập quốc tế (1986 đến nay). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1986 nước ta bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Công tác biên phòng vừa phải giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an 9 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” ninh biên giới quốc gia, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhân dân. Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tích cực nghiên cứu, đổi mới toàn diện các biện pháp công tác biên phòng, đổi mới tư duy lý luận về công tác biên phòng; đổi mới chủ trương, đối sách đấu tranh với các loại đối tượng; đổi mới về bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện và đổi mới hình thức, biện pháp phối hợp với các ngành, các lực lượng trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới... Trong đó, xác định biện pháp trinh sát là mũi nhọn, vận động quần chúng là cơ bản, tuần tra vũ trang, kiểm soát hành chính, công trình kỹ thuật là quan trọng và nâng tầm công tác đối ngoại biên phòng thành một biện pháp nghiệp vụ trọng yếu của Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở khu vực biên giới, phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả bão, lụt... Kết hợp chặt chẽ các lực lượng và các biện pháp công tác, Bộ đội Biên phòng từng bước vươn ra bảo vệ chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc, chủ động quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới các nước láng giềng. Về phân giới cắm mốc biên giới, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng và các địa phương hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, công tác tăng dày tôn tạo mốc quốc giới với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và tổ chức bảo vệ biên giới theo các văn bản pháp lý về biên giới và cửa khẩu mà Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết với Chính phủ hai nước; đồng thời đang tích cực hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Tây Nam với Vương quốc Campuchia. Đồn Biên phòng Mường Khương (Việt Nam) và Tiểu đoàn Biên phòng Kiều Đầu ( Trung Quốc) tổ chức tuần tra thực địa (Cột mốc 147 thuộc xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) 10 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (1959 - 2018), các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã không ngừng kế thừa và phát huy bản chất tốt đẹp, của dân tộc, quân đội nhân dân và công an nhân dân để xây dựng nên truyền thống vinh quang của mình; cụ thể: Một là, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống. Hai là, cảnh giác, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu, chủ động sáng tạo trong công tác, quyết thắng mọi kẻ thù và các loại tội phạm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ba là, gắn bó máu thịt với nhân dân; đoàn kết, phối hợp với các ngành, các lực lượng; phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ biên giới. Bốn là, đoàn kết nội bộ, trên dưới một lòng, đồng cam cộng khổ, vượt mọi khó khăn; thực hiện “liêm, chính, kiệm, cần”, xây dựng lực lượng ngày càng vững mạnh. Năm là, tăng cường đoàn kết quốc tế, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng. Có thể khẳng định trong giai đoạn cách mạng mới, nhận rõ vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của sự nghiệp quản lý, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội biên phòng nguyện ra sức phấn đấu, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, phát huy truyền thống vẻ vang của lực lượng, đạp bằng mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách, đoàn kết một lòng, xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho. Câu 2: Từ khi ra đời đến nay, Công an nhân dân vũ trang (BĐBP) có bao nhiêu đơn vị, cá nhân được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND? Toàn lực lượng mấy lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng? Có bao nhiêu tập thể, cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 2? Ngay từ khi thành lập, tuy trang bị còn thô sơ, thiếu thốn mọi mặt, địa bàn hoạt động rộng, xa xôi hẻo lánh, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt... nhưng cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn thử thách, nhanh chóng triển khai lực lượng xây đồn, lập trạm; tuyên truyền, vận động nhân dân lập bản, xây dựng cơ sở chính trị, lập lên phòng tuyến nhân dân, chiến đấu tiễu phỉ, chống gián điệp, biệt kích, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến quân sự tạm thời; bảo vệ Đảng, Nhà nước và các mục tiêu nội địa quan trọng thuộc 33 khu, tỉnh, thành miền Bắc và thủ đô Hà Nội. Trong công cuộc đấu tranh, giành độc lập tự do và thống nhất đất nước, BĐBP luôn nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết hiệp đồng trong các lực lượng vũ trang, chiến đấu ngoan cường để bảo vệ lãnh tụ và cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, giữ vững từng tấc 11 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” đất thiêng liêng của Tổ quốc. BĐBP tích cực tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, kiên cường chiến đấu bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến quân sự, các mục tiêu quan trọng ở nội địa, góp phần bảo vệ an toàn tuyến hành lang vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam. Đồng thời cử nhiều đội công tác đặc biệt sang giúp nước bạn Lào xây dựng cơ sở chính trị, vận động nhân dân tham gia quân đội, ủng hộ cách mạng Lào. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, từ 19751986, BĐBP quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, đấu tranh chống kế hoạch hậu chiến của địch, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế, giúp nhân dân Campuchia đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Trong thời kỳ đổi mới, là lực lượng nòng cốt đảm trách việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, BĐBP đã chủ động, nhạy bén tham mưu, đề xuất và trực tiếp triển khai thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp đổi mới công tác biên phòng, xây dựng thế trận và các phương án chiến đấu, đấu tranh với các hoạt động xâm nhập phá hoại của bọn tình báo, gián điệp, phản động lưu vong và các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại. BĐBP đã chủ động phối hợp với các ngành, các cấp, các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; xây dựng nền biên phòng toàn dân, thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng, đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Trong suốt 59 năm qua, dưới sự lãnh đạo, rèn luyện của Đảng, của Bác Hồ kính yêu và được nhân dân thương yêu, đùm bọc, lực lượng BĐBP luôn phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, rèn luyện, khắc phục khó khăn, bám trụ nơi tuyến đầu biên giới, biển đảo, đồng cam cộng khổ, đoàn kết một lòng, gắn bó máu thịt với nhân dân, xây dựng “biên giới lòng dân”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ yên bờ cõi của Tổ quốc. BĐBP đã lập nên nhiều chiến công và thành tích vẻ vang, được Đảng, Nhà nước ghi nhận cụ thể như sau: - Toàn lực lượng đã 2 lần được tuyên dương Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (lần thứ nhất: ngày 19-12-1979 và lần thứ hai: ngày 20-2-2009). - Được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (tháng 2-2004); 3 Huân chương Hồ Chí Minh (tháng 2-1979, tháng 2-1989, tháng 3-2014); 2 Huân chương Độc lập (hạng Nhất vào tháng 1-1994 và hạng Nhì vào tháng 8-1966); 2 Huân chương Quân công (hạng Nhất vào tháng 3-1977 và hạng Ba vào tháng 3-1974); và nhiều phần thưởng cao quý khác. - Có 149 lượt tập thể và 64 cá nhân được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có 8 tập thể được tuyên dương lần thứ 2, gồm: Lực lượng Bộ đội Biên phòng; Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn; Đồn Biên phòng Cù Bai - Bộ đội Biên phòng Quảng Trị; Trạm Kiểm soát Cửa Hội thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bộ đội Biên phòng Nghệ An; Đồn Biên phòng Pha Long - Bộ đội Biên phòng Lào Cai; Đồn Biên phòng Pò Hèn - Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh; 12 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” Đồn Biên phòng Cầu Ván - Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp; Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh. - 33 lượt tập thể, 7 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; có 6.042 lượt tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động. - 13.415 lượt tập thể và cá nhân được tặng Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và hàng nghìn lượt tập thể, cá nhân được công nhận đạt danh hiệu “Quyết thắng”, “Chiến sĩ thi đua”, “Chiến sĩ giỏi” trong phong trào thi đua quyết thắng của toàn lực lượng. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, trang sử hào hùng của BĐBP đang được viết tiếp bởi những người lính quân hàm xanh quả cảm, hết lòng vì nước vì dân. Câu 3: Luật Biên giới Quốc gia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu Chương, Điều? Nội dung Điều nào quy định về nhiệm vụ chung của BĐBP? Ngày 17-6-2003, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về biên giới quốc gia (gọi tắt là Luật BGQG); gồm 6 chương, 41 điều. CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (từ điều 1 đến điều 14) CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA, KHU VỰC BIÊN GIỚI (từ điều 15 đến điều 24) CHƯƠNG III: XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA, KHU VỰC BIÊN GIỚI (từ điều 25 đến điều 34) CHƯƠNG IV: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA (từ điều 35 đến điều 37) CHƯƠNG V: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM (từ điều 38 đến điều 39) CHƯƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH (từ điều 40 đến điều 41) Đặc biệt, Điều 31 Luật BGQG quy định: 1. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật. Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Câu 4: Văn bản nào quy định về “Ngày Biên phòng”? “Ngày Biên phòng” có những nội dung gì? Đến khi nào được xác định là “Ngày Biên phòng toàn dân”? 13 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” 1. Văn bản quy định về “Ngày Biên phòng”. Thời điểm được xác định là “Ngày Biên phòng toàn dân”. Sau khi đất nước ta giành độc lập hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung của thế giới và khu vực. Tuy nhiên, những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức vẫn đan xen, tiềm ẩn những nhân tố phức tạp, khó lường, có thể gây mất ổn định như: tranh chấp biên giới, lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên; xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; khủng bố…, nhất là tình hình tranh chấp chủ quyền giữa các nước trên biển Đông. Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới, tạo ra những cơ hội mới đưa đất nước phát triển nhanh và toàn diện hơn; song cũng bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm, khó khăn, thách thức gay gắt. Các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, tác động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường; sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng và chế độ… Thực tế tình hình đã đặt ra cho công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ rất toàn diện, nặng nề và phức tạp; đòi hỏi Bộ đội Biên phòng phải chủ động nắm chắc tình hình, xử lý tốt các tình huống xảy ra trên biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới trong mọi tình huống. Đây thực là nhiệm vụ nặng nề, trách nhiệm và vinh dự vẻ vang của Bộ đội Biên phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, ngày 22 - 2 - 1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 16/HĐBT về tổ chức “Ngày Biên phòng” trong cả nước (chính thức có hiệu lực từ ngày 3 - 3 - 1989). Tiếp đó, ngày 17 - 6 - 2003, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Luật Biên giới quốc gia. Điều 28 Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định: ngày 03 tháng 3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân”. Tại Điều 14 Nghị định số 140/2004/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia quy định nội dung hoạt động của “Ngày Biên phòng toàn dân” là: Thứ nhất, giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên, cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân đặc biệt là cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Thứ hai, huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ Bộ đội Biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Thứ ba, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phòng, chống tội phạm. 14 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” Thứ tư, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Thứ năm, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân. 2. Nội dung “Ngày Biên phòng” Tại Điều 2 Quyết định số 16/HĐBT về tổ chức “Ngày Biên phòng” trong cả nước quy định: - Nâng cao ý thức cảnh giác tinh thần trách nhiệm của nhân dân các dân tộc, của cán bộ, nhân viên các cơ quan, đoàn thể ở biên giới làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. - Tăng cường đoàn kết hợp đồng chiến đấu và giúp đỡ lẫn nhau giữa lực lượng biên phòng và nhân dân, giữa lực lượng biên phòng và các lực lượng khác. - Không ngừng củng cố và phát triển tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới chống mọi hành vi xâm phạm biên giới của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của địa phương. - Khen thưởng bằng các hình thức thích hợp các xã và đồng bào có công trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ biên giới. Việc tổ chức Ngày Biên phòng hàng năm cần thiết thực có hiệu quả, bằng những hoạt động phong phú như một tập quán văn hoá tốt, không phô trương, lãng phí. Câu 5: Anh hùng liệt sỹ Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Trần Văn Thọ hy sinh năm nào? Ở đâu? Trần Văn Thọ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm nào? Về thành tích gì? Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Thọ, người con ưu tú của Trấn Yên, người chiến sĩ cách mạng kiên cường, đại diện ưu tú của lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng), người đầu tiên của lực lượng Bộ đội biên phòng được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để đem lại cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trần Văn Thọ sinh năm 1935. Nguyên quán: xã Nỗ Lực, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Trú quán: xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Trần Văn Thọ được sinh ra trong gia đình nông dân nghèo. Năm 15 tuổi anh đã vào du kích, tham gia chiến đấu và bị thương trong một trận chống càn. 15 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” Ngày 11/11/1952, Trần Văn Thọ nhập ngũ, được kết nạp vào Đảng tháng 12/1956, đã qua chi uỷ viên. Cấp bậc Thiếu uý. - Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ hy sinh ngày 8/8/1961, tại bản Leng Su Sìn, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (trước đây là tỉnh Lai Châu), thuộc địa bàn Đồn Biên phòng 405, BĐBP tỉnh Điện Biên (trước đây là tỉnh Lai Châu). Đồng chí Trần Văn Thọ được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 01/01/1967. - Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác vận động quần chúng về xây dựng chính quyền địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức quần chúng ở địa phương. Trực tiếp, tham mưu, hướng dẫn cho nhân dân xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng cuộc sống mới XHCN, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, cuộc sống du canh, du cư của đồng bào các dân tộc thiểu số, đưa bà con xuống vùng thấp định cư, dạy chữ xóa mù, cai nghiện thuốc phiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, làm cho bộ mặt các bản, làng biên giới thay đổi khởi sắc, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng chí Trần Văn Thọ đã nhiều lần được biểu dương khen thưởng, được đơn vị bình bầu là chiến sĩ thi đua cấp đại đội, tiểu đoàn và Khu các năm 1953, 1954, 1955, 1956, 1957, 1958. Đồng chí còn được các cấp tặng 6 Bằng khen, Quốc hội tặng thưởng 1 Huân chương Chiến thắng hạng Nhì, 1 Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, được truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba. Ngày 1/1/1967 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 118/LCT tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Trần Văn Thọ vì "đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước”, vào sổ vàng số 37. Bản sao danh hiệu Anh hùng LLVT của liệt sỹ Trần Văn Thọ do Chủ tịch Hồ Chí Minhký ngày 1/7/1967. 16 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” Ngày 24/7/2008 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 984/QĐ- TTg tặng Bằng Tổ quốc ghi công cho anh "đã hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước", Bằng số HI419. Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, đại diện ưu tú của lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng), người đầu tiên của lực lượng Bộ đội biên phòng được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để đem lại cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc cho bà con các dân tộc vùng ngã ba biên giới xa xôi đầy gian khó... Anh là niềm tự hào, là tấm gương sáng ngời để cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng Bộ đội biên phòng noi theo. Câu 6: Những năm gần đây, cán bộ, chiến sĩ BĐBP có nhiều chương trình, việc làm có ý nghĩa đối với nhân dân các dân tộc nơi biên giới, hải đảo. Đồng chí (anh, chị) hãy kể tên và suy nghĩ của mình về việc làm đó? Trong những năm gần đây, cả nước đã có nhiều phong trào, mô hình hay như: phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc biên giới’, phong trào “Cả nước hướng về biên giới, hải đảo” và nhiều phong trào khác được hình thành phát triển sâu rộng. Trong Bộ đội Biên phòng cũng có nhiều mô hình, cách làm thiết thực như: 1. Cuộc vận động “Xây dựng mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”: BĐBP đã phối hợp với UBTWMT Tổ quốc Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cán bộ, chiến sĩ BĐBP ủng hộ xây dựng trên 7.000 ngôi nhà Đại Đoàn kết, tặng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và hơn 200 công trình dân sinh (cầu cống, trường lớp, đường thôn, xóm, bản) khu vực biên giới, biển đảo, tổng trị giá khoảng trên 300 tỷ đồng. 2. Tặng “Bò giống giúp người nghèo biên giới”: Từ năm 2014 - 2016 BĐBP đã phối hợp với Tập đoàn Quân đội Viettel vận động doanh nghiệp, cán bộ, chiến sĩ, CNVCQP BĐBP vận động quyên góp, ủng hộ số tiền hơn 370 tỷ đồng mua 24.676 con bò giống, tặng các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới các tỉnh vùng Tây Bắc, có vốn để phát triển chăn nuôi, cải thiện đời sống gia đình. 3. Tham mưu, vận động tổ chức kết nghĩa các xóm, bản, cụm dân cư hai bên biên giới Việt Nam và các nước láng giềng. - Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã kết nghĩa được 29 cặp thôn, bản, cụm dân cư hai bên biên giới. - Tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã kết nghĩa được 86 cặp làng, bản cụm dân cư hai bên biên giới. - Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đã kết nghĩa được 36 buôn, sóc, làng, cụm dân cư hai bên biên giới. 17 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” 4. Chương trình “Nâng bước em tới trường”: BĐBP đã nhận đỡ đầu 2.844 cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với mức hỗ chợ 500.000 đồng/em/tháng cho đến khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Trong số học sinh trên có 87 em học sinh nước bạn Lào và 91 em học sinh nước bạn Camphuchia. Riêng các Đồn Biên phòng còn giúp đỡ, chăm nuôi 40 em ăn, ở tại đơn vị. 5. Chương trình “Hãy làm sạch biển”: Do Đoàn thanh niên BĐBP phối hợp với Trung tâm tin tức VTV24, vận động tuyên truyền đoàn viên, thanh niên, nhân dân các tỉnh, thành có biển hàng tháng tổ chức ít nhất từ 01 đến 02 lần (thu gom rác thải, làm sạch biển). Đã thu hút được 10.000 ngàn lượt đoàn viên, thanh niện BĐBP và 20.000 lượt đoàn viên, thanh niên, nhân dân địa phương thu dọn được 875.672 tấn rác thải/130 ngàn km bờ biển, kết hợp trồng 80.000 ha rừng ngập mặn. Đối với BĐBP Lào Cai còn có chương trình đặc biệt có ý nghĩa như: Mỗi Đồn Biên phòng giúp đỡ ít nhất 05 hộ nghèo trên địa bàn xóa đói, giảm nghèo bền vững bằng các hình thức như hỗ trợ cây giống, con giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và nhân lực cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Những việc làm thiết thực ấy đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng dân, giúp bà con biên giới xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, củng cố lòng tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước và quân đội... Qua đó, hình ảnh người chiến sĩ biên phòng ngày càng trở nên thân thiết, gần gũi, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đồng bào các dân tộc cũng coi nhiệm vụ của đồn biên phòng là công việc của mình. Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc tích cực bảo ban con cháu, vận động bà con tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự khu vực biên giới. Cán bộ BĐBP Đồn biên phòng Tả Gia Khâu hướng dẫn học sinh học bài 18 Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Lầu cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương bàn giao nhà cho gia đình anh Giàng Seo Chứ tại thôn Đồi Danh, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” Trưởng thôn Na Lốc 4 xã Bản Lầu , huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và đội Điền Phòng, Nông trường Mã Hoàng Pao, Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc) ký biên bản thống nhất nội dung kết nghĩa trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước. Câu 7: Đồng chí (anh, chị) hãy viết một đoạn văn (không quá 2000 từ) nói lên cảm xúc của mình về người chiến sĩ Biên phòng hoặc viết một tấm gương người tốt, việc tốt ở đơn vị, địa phương mình trong xây dựng và bảo vệ biên giới? Tây Bắc đẹp không chỉ riêng mùa xuân với chồi non lộc biếc, mà còn đẹp hơn khi bước vào mùa khô. Những cung đường, những bản làng đắm mình trong mây, trong sương và bạt ngàn hoa cỏ. Nơi đó càng đẹp hơn khi thấp thoáng bóng hình màu xanh áo lính của những chiến sĩ biên phòng, đang từng giờ, từng phút kiên trì bám trụ, gắn kết với đồng bào để bảo vệ và gìn giữ từng tấc đất, ngọn cỏ quê hương...Trong bài thơ Lên Tây Bắc của nhà thơ Tố Hữu đã hiện lên hình ảnh người lính với những vẻ đẹp đầy kiêu hãnh và chân thực.: “ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều, Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo, Núi không đè nổi vai vươn tới, Lá ngụy trang reo với gió đèo”. Hay nhà thơ Lưu Trùng Dương từng khắc họa khá rõ nét "chân dung" của những người lính mang quân hàm xanh: "Những chiến sĩ Biên phòng Đứng chon von dưới trời cao biên giới Chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi...". 19 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng” Ngàn nỗi nhớ chơi vơi ngoài quan ải “Xót cha già thương khắc khoải mẹ yêu Ngày xuân về con vẫn mải bước phiêu Để mồ cha sớm ngày không hương khói”. Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai tuần tra biên giới quốc gia Tôi sinh ra và lớn lên giữa thời đại hòa bình, lúc đất nước đã vượt qua thời bom đạn đầy đau thương mất mát, những người lính tiếp tục cùng nhân dân xây dựng đất nước. Và Tôi cũng sinh ra ở miền biên cương Tây Bắc, nơi mà ranh giới giữa nước ta với nước bạn được đánh dấu bằng những cột mốc quốc gia bề thế, vững chãi và kiên cố. Hình ảnh người lính ngày đêm gác nơi biên cương, chia sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian khó đã rất đỗi quen thuộc với Tôi từ những ngày thơ ấu. Những chiến sĩ đang công tác nơi biên giới ấy, đa phần tuổi đời đều còn rất trẻ một năm được về phép vài ngày. Có những người mười mấy năm không còn biết đến không khí Tết nơi miền xuôi quê nhà, thoáng thấy những cánh đào lấm chấm nụ, lòng lại dâng lên nỗi nhớ nhà thao thiết: Tuổi xuân của họ đã dành trọn cho Tổ quốc, nguy hiểm nơi rừng núi biên giới luôn rình rập, nhưng với họ, không có gì đáng sợ hơn nỗi cô đơn. Những tưởng khi đất nước đã hòa bình, thì những con người ấy sẽ bớt đi những gian lao vất vả, bớt đi những thiếu thốn về tình cảm gia đình. Thế nhưng để bảo vệ đường biên cùng những cột mốc chủ quyền thiêng liêng của quốc gia, biết bao cán bộ, chiến sĩ phải xa hậu phương, gia đình để gắn bó với đồn, trạm, nhân dân trên các vùng biên giới. Câu khẩu hiệu "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt" của lực lượng BĐBP đã thực sự trở thành mệnh lệnh từ trái tim của mỗi cán bộ, chiến sĩ. 20 Bài dự thi “Tìm hiểu Biên giới và Bộ đội Biên Phòng”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan