Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu biến thể ngữ âm trong truyện ngắn của nguyễn ngọc tư...

Tài liệu Tìm hiểu biến thể ngữ âm trong truyện ngắn của nguyễn ngọc tư

.PDF
126
715
85

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SP. NGỮ VĂN -----o0o----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU BIẾN THỂ NGỮ ÂM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THUỲ DUYÊN MSSV: 6060836 Lớp: Sư phạm Ngữ Văn - K32 Giáo viên hướng dẫn: ThS. BÙI THỊ TÂM Cần Thơ, 03/2010 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC ------  ----- Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài.........................................................................................1 2.Lịch sử vấn đề ............................................................................................2 3.Mục đích nghiên cứu ..................................................................................7 4.Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................7 5.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: 1.1. Quan niệm về ngữ âm ...................................................................... 9 1.2. Biến thể ngữ âm .............................................................................. 10 1.2.1. Khái niệm biến thể ngữ âm .......................................................... 10 1.2.2. Nguyên nhân của biến thể ngữ âm ................................................ 10 1.2.3. Biến thể ngữ âm ........................................................................... 10 1.2.3.1. Sơ lược về biến thể ngữ âm ở ba phương ngữ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ ...................................................................... 11 1.2.3.2. Biến thể âm đầu.......................................................................... 13 1.2.3.3. Biến thể âm đệm ....................................................................... 14 1.2.3.4. Biến thể âm chính ...................................................................... 15 2 Luận văn tốt nghiệp 1.2.3.5. Biến thể âm cuối ........................................................................ 16 1.2.3.6. Biến thể thanh điệu..................................................................... 17 1.2.3.7. Biến thể tổng hợp ....................................................................... 18 1.2.4. Một số vấn đề lí luận liên quan về mối quan hệ giữa ngữ âm toàn dân và biến thể ngữ âm trong phương ngữ Nam Bộ.......................................................................................... 18 1.2.4.1. Biến thể ngữ âm là dạng biến thể trực tiếp từ ngữ âm toàn dân .. 18 1.2.4.2. Biến thể ngữ âm là dạng biến thể gián tiếp từ ngữ âm toàn dân.. 18 1.2.4.3. Biến thể ngữ âm là dạng pha trộn giữa ngữ âm của các dân tộc sống chung trên cùng vùng đất Nam Bộ ...................................... 19 Chương 2: SỰ THỂ HIỆN CỦA BIẾN THỂ NGỮ ÂM TRONG BA TẬP TRUYỆN NGẮN: NGỌN ĐÈN KHÔNG TẮT, CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN VÀ GIÓ LẺ VÀ CHÍN CÂU CHUYỆN KHÁC 2.1. Tác giả-tác phẩm.............................................................................. 20 2.1.1. Vài nét về Nguyễn Ngọc Tư.......................................................... 20 2.1.2. Vài nét về ba tập truyện ngắn:Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và chín câu chuyện khác ...................................................... 21 2.1.2.1. Một số đặc điểm về mặt nội dung trong ba tập truyện ngắn: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và chín câu chuyện khác ................................................... 22 3 Luận văn tốt nghiệp 2.1.2.2. Một số đặc điểm về mặt nghệ thuật trong ba tập truyện ngắn: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và chín câu chuyện khác ................................................... 26 2.2. Khảo sát các biến thể ngữ âm trong ba tập truyện ngắn: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và chín câu chuyện khác ......................................................... 27 2.2.1. Biến thể âm đầu ............................................................................ 27 2.2.2. Biến thể âm đệm ........................................................................... 30 2.2.3. Biến thể âm chính ......................................................................... 31 2.2.4. Biến thể âm cuối ........................................................................... 33 2.2.5. Biến thể thanh điệu ....................................................................... 34 2.2.6. Biến thể tổng hợp .......................................................................... 35 2.2.7. Nhận xét chung ............................................................................. 36 Chương 3: HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG BIẾN THỂ NGỮ ÂM TRONG BA TẬP TRUYỆN NGẮN: NGỌN ĐÈN KHÔNG TẮT, CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN VÀ GIÓ LẺ VÀ CHÍN CÂU CHUYỆN KHÁC 3.1. Các biến thể ngữ âm được dùng trong miêu tả thiên nhiên ............... 37 3.2. Các biến thể ngữ âm thể hiện quan niệm của tác giả ........................ 38 4 Luận văn tốt nghiệp 3.3. Các biến thể ngữ âm được dùng trong ngôn ngữ kể chuyện ............. 39 3.4. Các biến thể ngữ âm được dùng để diễn tả ngoại hình nhân vật ....... 41 3.5. Các biến thể ngữ âm được dùng để thể hiện tâm trạng nhân vật ....... 42 3.6. Các biến thể ngữ âm được dùng để thể hiện tính cách nhân vật........ 44 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................... 49 BẢNG PHỤ LỤC .................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 107 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2 5 Luận văn tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Bộ màu mỡ, bốn mùa hoa thơm quả ngọt. Tuổi thơ tôi là những cánh diều vun vút tận trời cao, mang theo những ước mơ được bay cao bay xa của một thời trẻ dại. Và rồi theo thời gian tôi lớn lên, vào đại học và tất cả đã đổi thay. Quê hương tôi đang từng ngày thay da đổi thịt theo xu hướng của thời đại. Những cánh diều đã chết yểu vì trẻ con mê game hơn trò chạy nhảy trên đồng, người lớn cũng bỏ mất thói quen uống trà, ca vọng cổ vì bận rộn hơn với chiếc tivi màu nhiều điều hấp dẫn. Sống trên quê hương nhưng chẳng hiểu sao hơn lúc nào hết tôi lại thấy nhớ quê hương vô cùng. Trước bộ mặt mới của quê hương, tôi sung sướng, tự hào vì Nam Bộ đã có thể sánh vai với mọi miền anh em trên đất nước mẹ thân yêu nhưng tôi cũng không khỏi ngậm ngùi, nhớ tiếc cho một thời đã xa chỉ còn là kí ức đọng lại trong tâm khảm của mọi người dân Nam Bộ. Và rồi tôi đã đọc tác phẩm của chị- Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn nhân hậu, phóng khoáng về mảnh đất và con người Nam Bộ. Ở trong tác phẩm của chị, tôi nhìn thấy một Nam Bộ thuần phác với những nét sinh hoạt gần gũi đến mức tôi cứ ngỡ mình đang lội ngược dòng thời gian để trở về những ngày thơ ấu yêu thương. Đặc biệt, ngôn ngữ trong tác phẩm của chị luôn gợi lên trong tim tôi niềm nhớ thương da diết về những con người trên mảnh đất quê hương. Họ chân chất, thật thà, phóng khoáng từ tính tình, cách nghĩ, cách làm đến cách nói năng cư xử hay kể chuyện,…Điều này thể hiện rất rõ trong những biến thể ngữ âm mà họ sử dụng như tui, thiệt, tánh, vầy,… Vì thế, chọn đề tài về việc khảo sát các biến thể ngữ âm trong các tập truyện của Nguyễn Ngọc Tư cũng là một cách để người viết thể hiện tấm lòng, tình cảm của mình đối với mảnh đất quê hương Nam Bộ, đối với những con người đã gắn bó máu thịt với mảnh đất này thông qua ngôn ngữ đặc sệt chất Nam Bộ của mình trước sự đe dọa về mặt ngôn ngữ của internet, SMS,… 6 Luận văn tốt nghiệp Bên cạch đó, người viết cũng muốn góp một phần nhỏ công sức của mình trong việc phát hiện, khảo sát và tìm hiểu cụ thể hơn về một vài nét đặc sắc về mặt ngôn ngữ nói chung và biến thể về mặt ngữ âm nói riêng trong những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó, người viết giúp cho người đọc thêm mến, thêm yêu cô gái ở tận cùng đất nước dũng cảm, rắn rỏi nhưng cũng nhân hậu, hiền lành như những con người trong tác phẩm của cô. 2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu về biến thể ngữ âm và sự thể hiện của nó trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là một vấn đề khá mới mẻ. Dù vậy, nhưng trước đây, giới nghiên cứu văn học và ngôn ngữ cũng đã có không ít những ý kiến hay, chân thật, xác đáng, tin cậy về vấn đề này. Hoàng Thị Châu cũng thể hiện quan niệm của mình trong sự khác biệt từ vựngngữ nghĩa giữa phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ với tư cách hai hệ thống (phần II): “Biến đổi ngữ âm là sự biến đổi xảy ra đồng loạt trong mọi từ có âm ấy không trừ một ngoại lệ nào…”[2;70]. “Những biến thể ngữ âm thường là những âm tố nắm giữa giới hạn của hai âm vị hay là hai âm vị kế cận nhau trong hệ thống âm vị của một ngôn ngữ…Các biến thể ngữ âm có thể xuất hiện trong những bối cảnh ngữ âm phân bố bổ túc… hoặc ở thế không phân bố bổ túc…”[2.71].” Biến thể do quy luật ngữ âm có tính chất đều đặn, nhất loạt.”.[2;72] Cao Xuân Hạo trong “ Số phận các vần có nguyên âm hẹp qua các phương ngữ lớn của Việt Nam” đã giới thiệu chi tiết về sự biến đổi ngữ âm của các nguyên âm hẹp như i, e, ê, u, o, ô trong các hệ thống phương ngữ Quảng Bình, Sài Gòn,… Tiếp theo trong “ Hai vấn đề âm vị học của phương ngữ Nam Bộ”, Cao Xuân Hạo cũng đề cập đến những biến thể ngữ âm ở hệ thống các chung âm đầu lưỡi lợi và gốc lưỡi khẩu mạc và các nguyên âm đôi một cách hết sức chi tiết, cụ thể. Tác giả khẳng định: “ Những hiện tượng biến âm nói trên làm cho diện mạo âm vị học của các phương ngữ ở các tỉnh phía Nam ( kể từ Quảng Bình trở vào) khác với phương ngữ phía Bắc (kể từ Hà Tĩnh trở ra) đến mức có thể nói đến một hệ thống âm vị học khác, với những cách phân bố khác.”[7;119] 7 Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Ngọc Lang trong các kiểu khác biệt từ vựng- ngữ nghĩa giữa phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ ở phần II đã giới thiệu sơ lược về biến thể ngữ âm và xếp biến thể ngữ âm vào kiểu thứ sáu trong phần này: “ Các biến thể ngữ âm này có thể do hệ thống ngữ âm của từng phương ngữ tạo nên hoặc do biến đổi lịch sử của từng vùng mà có sự sai khác. Những sai khác này không đáng kể hoặc ở âm đầu…”[9;59]. “hoặc âm chính …[9;60]. “hoặc ở thanh điệu…Những biến thể ngữ âm đó chắc hẳn vốn bị chi phối bởi một số quy luật nào đó, như quy luật chuyển đổi các phụ âm và nguyên âm có cùng vị trí cấu âm. Cũng có một số vần biến trại đi do kỵ húy ( trùng với tên phải cữ trong hoàng tộc triều Nguyễn). Phương ngữ Bắc Bộ ít chịu áp lực này.”[9;61] Đoàn Thiện Thuật trong phần giới thiệu về âm đầu cũng có đề cập đến biến thể âm đầu. Tuy nhiên tác giả nghiên về giới thiệu biến thể ngữ âm âm đầu trong hệ thống phương ngữ Bắc Bộ hơn. Các vấn đề khác thuộc về biến thể ngữ âm trong một âm tiết ở trong hệ thống các phương ngữ như biến thể ngữ âm âm chính, biến thể ngữ âm âm cuối,…không được tác giả đề cập đến nhiều. Tác giả cũng khẳng định: “ Những biến thể địa phương của các âm vị rất đa dạng. Cần được nghiên cứu riêng”.[16;161] Nguyễn Quang Sáng trong lời giới thiệu tập truyện ngắn “ Ngọn đèn không tắt” đã viết: “ Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư là truyện ngắn nổi bật nhất với giọng văn mộc mạc, bình dị, với ngôn ngữ đời thường đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc…Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa bên trong cả tâm hồn vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế.”. Dù chỉ là những lời ngắn gọn nhưng Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách bao quát và khá đầy đủ về những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: Văn phong, ngôn ngữ, hình tượng nhân vật. Tuy nhiên, mặt khác Nguyễn Quang Sáng vẫn chưa quan tâm nhiều đến những biến thể ngữ âm trong tập truyện Ngọn đèn không tắt nói riêng và hai tập truyện: Cánh đồng bất tận và gió lẻ và chín câu chuyện khác nói chung. [21;01] Lê Minh Tôn trong bài viết “ Đặc trưng phương ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” đã nhận xét: “ Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư rất thành công với thể 8 Luận văn tốt nghiệp loại truyện ngắn. Nhân vật trong các sáng tác của chị mang dấp dáng của con người Nam Bộ từ đặc điểm tính cách, lời nói, việc làm, cách sống, cách nghĩ,…”[20;401] và “ Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng rất nhiều phương ngữ Nam Bộ, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, nó cho ta thấy một số nét đặc thù trong ngôn ngữ biểu đạt của phương ngữ Nam Bộ”. Như vậy mặc dù Trần Minh Tôn chưa thực sự chú ý đến những biến thể trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư nhất là đối với ba tập truyện: Ngọn đèn không tắt, cánh đồng bất tận và gió lẻ và chín câu chuyện khác nhưng tác giả cũng đã quan tâm nhiều đến nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và đặc biệt là phương ngữ Nam Bộ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. [20;404]. Nguyễn Anh Vũ trong lời giới thiệu Truyện ngắn 3 tác giả nữ ĐBSCL đã viết: “ Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dịu dàng, đằm thắm không ồn ào, lên gân mà đi sâu vào phân tích tâm lí con người một cách nhẹ nhàng mà sắc sảo, tinh tế. Viết về những con người bình dị, chân chất trong cuộc sống truyện ngắn của chị đem đến cho độc giả một cảm giác thư thái, an bình, bị cuốn hút bởi mạch truyện và văn phong êm dịu, nhẹ nhàng, nhưng không hề nhàm chán. Mỗi câu văn như một lời thủ thỉ, tâm tình đầy quyến rũ và tạo cảm giác mỗi truyện ngắn như một bài thơ được viết bằng văn xuôi.”. Ở đây, Nguyễn Anh Vũ chủ yếu nhận xét về nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí của Nguyễn Ngọc Tư đồng thời tác giả cũng thể hiện cảm xúc của mình về văn phong của Nguyễn Ngọc Tư. Như vậy, rõ ràng tác giả chưa thể hiện sự quan tâm nhiều về những biến thể ngữ âm trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư nói chung và ba tập truyên: Ngọn đèn không tắt, cánh đồng bất tận và gió lẻ và chín câu chuyện khác nói riêng.[25,01] Nguyễn Thị Hồng Chuyên trong bài viết: “ Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” đã nhận xét: “ Từ những khảo sát lớp từ ngữ trong truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy lượng từ ngữ Nam Bộ được đưa vào không quá nhiều nhưng đã được sử dụng rất linh hoạt, mang lại hiệu quả cao trong miêu tả thiện nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ”. Ở đây, Nguyễn Thị Hồng Chuyên đã đề cập đến khá nhiều khía cạnh trong phương ngữ Nam Bộ như ngữ khí từ, quán ngữ, tổ hợp từ,…nhưng chị vẫn chưa chú ý đến những biến thể ngữ âm trong tác phẩm của 9 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Ngọc Tư và nhất là trong ba tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và chín câu khác.[Tạp chí Ngôn Ngữ & Đời Sống 1+2-2010, 1.2010] Trần Hữu Dũng cũng nhận định: “Trước hết, cô là một nhà văn có biệt tài trong văn phong cũng như trong nhận xét vô cùng tinh tế của cô, ai đọc cô cũng thấy điều đó. Thứ nữa là sự chân thật, đôn hậu trong sáng tỏa ra từ những gì cô viết ( cả truyện lẫn bút kí). Nhưng có thể điều làm người miền Nam như tôi xúc động nhất là những phương ngữ, phương ngôn mà cô dùng. Tôi chưa bao giờ sống gần trọn vẹn lại thời thơ ấu, ở quê tôi như khi đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư”. Có thể thấy cũng như các tác giả khác, Trần Hữu Dũng cũng chưa thật sự quan tâm đến những biến thể ngữ âm trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư mà tác giả chỉ đề cập đến những phương ngữ, phương ngôn mà Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng trong các tác phẩm của mình. [www.Viet-studies.org] Diệp Thị Mai trong bài viết “ Chúng tôi mê viết văn nhưng chưa thể sống bằng nghề văn” đã chia sẻ: “ Tôi yêu cái cá tính sáng tạo duy dị chân chất, chân quê và thấm đượm tình người của Nguyễn Ngọc Tư”.Như vậy rõ ràng Diệp Thị Mai chủ yếu quan tâm đến con người cũng như cá tính của Nguyễn Ngọc Tư chứ chưa chú ý đến nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư nói chung và biến thể ngữ âm trong ba tập truyện: Cánh đồng bất tận và gió lẻ và chín câu chuyện khác nói riêng. [ Tạp chí Nhà Văn, 10.2004]. Dạ Ngân đã nhận xét tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư: “ Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu. Đọc cái nào cũng nhoẻn miệng cười sung sướng mà lại ứa nước mắt; thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo, đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà Tư cho người đọc hôm nay…Tôi đọc văn Tư từ những ngày đầu. Tôi thích lắm, truyện của Tư viết rất đều, viết mà như không ấy.Có cảm giác Tư viết không phải dụng công gì hết. Mình đọc mà mình ngạc nhiên về sức khám phá của Nguyễn Ngọc Tư, khám phá một cách điềm đạm mà thấu đáo. Không có chuyện gì là xa xôi hết cả, không có sự trồi sụt”.[Báo Tuổi Trẻ, 22.04.2004] 10 Luận văn tốt nghiệp Dạ Ngân trong bài viết: “ May mà có Nguyễn Ngọc Tư” đã nhận xét: “Chính cái truyện lấy tên tập lại không thấy thích bằng những truyện về cảnh ngộ, những thân phận, những mảnh đời thường nhật, nó cho ta thấy tác giả có thể dài hơi về kiểu nhân vật này, tất cả đều được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ lấp lánh và một giọng văn dung dị, đặc biệt ấm áp”. Có thể nói Dạ Ngân quan tâm nhiều đến truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ khả năng quan sát, khám phá, xây dựng cốt truyện cho đến các kiểu nhân vật, giọng văn,…Tuy nhiên, Dạ Ngân lại chưa quan tâm nhiều đến những biến thể ngữ âm mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong các truyện ngắn của mình nhất là trong ba tập truyện Ngọn đèn không tắt, cánh đồng bất tận và gió lẻ và chín câu chuyện khác. [ Báo Lao Động, 26.04.2006]. Tiểu Hằng Ngôn nhận xét: “ Nhiều người nghĩ rằng, nói chung văn chương miền Nam ( dù chỉ là vùng đất mới) không thể so sánh được với sự chỉnh chu của văn chương miền Bắc, miền Trung. Nguyễn Ngọc Tư sẽ làm những người đọc phỉa suy nghĩ lại. Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, họ sẽ khám phá ra rằng: Nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam dân dã, miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt nhưng chuẩn mực không kém những miền khác. Mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn thịnh soạn, dọn bày chu đáo gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống.”[ www.evan.com] Tiểu Hằng Ngôn cũng cho rằng: “ Nếu bạn là người miền Nam và nhất là bạn đã xa quê hương lâu năm thì những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng cũng đủ làm bạn sống lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy. Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quí phái hoặc đọc sáng nhưng đối nghịch đó là một lớp từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống xung quanh.”. So với Dạ Ngân thì Tiểu Hằng Ngôn quan tâm nhiều về mặt nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ góc độ ngôn ngữ học hơn. Tiểu Hằng Ngôn đặc biệt chú ý đến phương ngữ miền Nam mộc mạc, dân dã trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Song Tiểu Hằng Ngôn chưa đi sâu vào tìm hiểu các biến thể ngữ âm mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong các tác phẩm của mình mà tiêu biểu là ba tập truyện 11 Luận văn tốt nghiệp ngắn: truyện Ngọn đèn không tắt, cánh đồng bất tận và gió lẻ và chín câu chuyện khác [ www.evan.com] Huỳnh Công Tín trong bài viết “ Nguyễn Ngọc Tư- nhà văn trẻ Nam Bộ” đã nhận xét: “ Nhìn từ phương diện nghệ thuật, chị đã sử dụng ngôn từ của phương ngữ Nam Bộ khá thành công trong sáng tác của mình. Điều này góp phần làm nên một văn phong riêng ở chị. Tất nhiên, có thể có người không đồng tình với những nhận định này vì cho rằng: Trong tác phẩm văn chương mà sử dụng quá nhiều từ địa phương thì sẽ gây trở ngại cho người đọc, hạn chế độc giả. Nhưng để có những sáng tác phản ánh sinh động thực tại, không gì tốt hơn là phải sử dụng được chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản ánh. Ngôn từ trong tất cả truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn chuyện đến ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam Bộ”. Từ đó có thể thấy hơn ai hết, Huỳnh Công Tín đặc biệt quan tâm đến các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ góc độ ngôn ngữ mà cụ thể là từ địa phương trong các tác phẩm này. Tuy nhiên nó vẫn còn khá khái quát và chưa đi sâu vào các biến thể ngữ âm trong các từ địa phương mà Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng trong các tác phẩm của mình nhất là trong ba tập truyện: Ngọn đèn không tắt, cánh đồng bất tận và gió lẻ và chín câu chuyện khác. [www.evan.com] Quang Vinh trong bài viết “Nguyễn Ngọc Tư- Nhà văn của xóm bèo” đã viết: “ Tư cảm thấy mình đã nói hộ được ước mơ của người dân nghèo khó vùng quê, nói ra những yêu lầm, yêu lỡ, yêu không thành cũng từ cái nghèo mà ra. Những nhân vật, cốt truyện tủn mủn ấy không hề có nguyên mẫu nào trước đó, cứ đi cứ tìm như bắt sâu đuổi gà trong luống rau nhà mình mà thành tác phẩm bỏ quên.”.Như vậy, ở đây Quang Vinh chủ yếu nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chứ Quang Vinh chưa thật sự quan tâm đến biến thể ngữ âm trong các truyện ngắn này, đặc biệt là trong ba tập truyện: Ngọn đèn không tắt, cánh đồng bất tận và gió lẻ và chín câu chuyện khác [ Báo Tuổi Trẻ, 9.03.2004] Nói tóm lại, vấn đề nghiên cứu về biến thể ngữ âm và sự thể hiện của chúng trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là một vấn đề tuy đã thu hút được nhiều sự quan 12 Luận văn tốt nghiệp tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học nhưng đến nay, nó vẫn chưa có được nhiều công trình chuyên sâu, chuyên nghiên cứu về những biến thể ngữ âm và biến thể ngữ âm trong phương ngữ Nam Bộ thể hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư . 3.Phạm vi nghiên cứu: Việc khảo sát, tìm hiểu các biến thể ngữ âm trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là một vấn đề rất hay và lí thú. Bằng việc tìm hiểu và thống kê về các biến thể ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư , chúng ta đã phát hiện được những đặc trưng của hệ thống ngữ âm Cà Mau nói riêng và Nam Bộ nói chung. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự vận dụng tài tình của tác giả đối với một ngôn ngữ dân dã, mộc mạc vào trong tác phẩm văn chương vốn mang phong cách gọt giũa, hoa mĩ. Từ đó, chúng ta sẽ có ý thức học hỏi, giữ gìn và phát huy ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ ở địa phương mình nói riêng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân về mặt khách quan lẫn chủ quan như thời gian, khả năng người viết,quy mô của một luận văn tốt nghiệp,…nên trong bài nghiên cứu này người viết không thể khảo sát hết tất cả các biến thể ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư mà chỉ tập trung khảo sát, phân tích các biến thể ngữ âm của hệ thống ngữ âm Nam Bộ chủ yếu ở các truyện ngắn và vừa trong ba tập truyện: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và chín câu chuyện khác. Từ đó người viết chỉ ra giá trị sử dụng của chúng trong các tác phẩm này. 4.Mục đích nghiên cứu: Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm chỉ ra các dạng biến thể ngữ âm được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong ba tập truyện đã nêu. Từ đó người viết sẽ đi vào phân tích chỉ ra cái hay, cái đặc sắc của tác giả trong việc sử dụng các biến thể ngữ âm này vào ngôn ngữ dẫn chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong ba tác phẩm thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài là Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và chín câu chuyện khác. 5.Phương pháp nghiên cứu: Ở đây, chúng tôi sử dụng khá nhiều các phương pháp nghiên cứu về ngôn ngữ. 13 Luận văn tốt nghiệp Trước hết, chúng tôi sử dụng phương pháp tra cứu-tổng hợp nhằm tìm các tư liệu có liên quan đến đề tài mà chúng tôi thực hiện và tổng hợp nó cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Tiếp đến chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích để phân tích tư liệu đã tổng hợp nhằm làm sáng tỏ nội dung đề tài yêu cầu. Trong quá trình phân tích, chúng tôi cũng vận dụng phương pháp thống kê và phân loại để dễ dàng hơn trong việc phân tích tư liệu, ngữ liệu. Ngoài ra, người viết còn dung phương pháp so sánh- đối chiếu giữa các tư liệu, ngữ liệu nhằm tìm ra đặc điểm chung, khái quát và những điều cốt yếu nhất của vấn đề mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Từ việc sử dụng các phương pháp nêu trên, người viết cũng đưa ra một vài ý kiến nhận định chủ quan của mình nhằm làm cụ thể, sáng tỏ hơn nội dung của bài nghiên cứu. 14 Luận văn tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGỮ ÂM VÀ BIẾN THỂ NGỮ ÂM 1.1 Quan niệm về ngữ âm: Quan niệm của Đoàn Thiện Thuật: Ngữ âm là những âm thanh thực sự với những đặc trưng âm học và những nguyên lý tạo nên chúng. Quan niệm của Huỳnh Công Tín: Ngữ âm bao gồm tất cả các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh và ngôn điệu nằm trong các kiểu loại đơn vị ngôn ngữ. Các âm thanh và ngôn điệu kết hợp với nhau theo những quy tắc, quy luật nhất định tùy từng ngôn ngữ. Các âm thanh trong một ngôn ngữ có quan hệ đồngnhất và đối lập với nhau về mặt giá trị và lập thành hệ thống ngữ âm. Quan niệm của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: Trong ngôn ngữ học, người ta gọi hình thức âm thanh của ngôn ngữ là ngữ âm. Ngữ âm, vì vậy, là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ. Ngữ âm là âm thanh nhưng không phải bất kì âm nào do con người phát ra cũng là ngữ âm. Tiếng nấc, tiếng ho, tiếng ợ không phải là ngữ âm vì chúng không phải là phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ, không có chức năng giao tiếp. Quan niệm của Nguyễn Như Ý trong Đại từ điển tiếng Việt: Ngữ âm là hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ [27;1219]. Quan niệm của Viện ngôn ngữ học trong Từ điển tiếng Việt: Ngữ âm là hệ thống các âm của một ngôn ngữ; bộ phận của ngôn ngữ liên quan tới các âm, các quy tắc kết hợp âm; ngữ âm học (nói tắt) [26; 695]. 15 Luận văn tốt nghiệp Quan niệm của Bùi Thị Tâm: Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, để hiểu nhau, con người luôn phải nắm bắt “ một cái gì đó”. “ Cái gì đó” là các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh và giọng điệu nằm trong từ hoặc câu gọi là ngữ âm. Các kết hợp âm thanh và giọng điệu này có mối quan hệ mật thiết với nhau theo một quy luật nhất định tạo thành kiến trúc ngữ âm của ngôn ngữ. Trong các quan niệm ngữ âm nêu trên chúng tôi thấy quan niệm của Đoàn Thiện Thuật đã nêu được những nét cơ bản nhất của ngữ âm, quan niệm của Huỳnh Công Tín là một quan niệm rõ ràng, dễ hiểu và ngắn gọn. Tuy nhiên chúng tôi nhân thấy quan niệm của Bùi Thị Tâm đầy đủ và có hệ thống. Vì vậy chúng tôi đồng tình với quan niệm ngữ âm của Bùi Thị Tâm. Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng quan niệm của Bùi Thị Tâm làm quan niệm chủ đạo trong bài nghiên cứu. 1.2 Biến thể ngữ âm: 1.2.1 Khái niệm: Biến thể ngữ âm là những biến đổi về mặt ngữ âm xét trong phạm vi một âm tiết của một từ so với ngữ âm toàn dân tương ứng của từ đó. 1.2.2 Nguyên nhân của biến thể ngữ âm: Trước hết, do từng vùng có những đặc trưng, những biến đổi khác nhau về mặt lịch sử, địa lí, phong tục, tập quán, thói quen,…mà trong hệ thống ngữ âm có những sự sai khác về mặt phát âm trong giao tiếp tạo nên những biến thể ngữ âm đặc trưng riêng của từng vùng, miền. Mặt khác, có thể do bản thân hệ thống ngữ âm của từng phương ngữ phát triển một cách tất yếu khách quan theo quy luật nội tại tạo nên những biến thể ngữ âm đặc trưng của từng phương ngữ. 1.2.3 Biến thể ngữ âm: Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tập hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy khi viết về biến thể ngữ âm trong một âm tiết, các tác giả như Bùi Thị Tâm, Huỳnh Công Tín đều có những quan điểm tương đồng, bổ sung cho nhau. Quan niệm của Bùi Thị Tâm về biến thể ngữ âm cho chúng ta có cái nhìn về ngữ âm một cách hệ thống hơn 16 Luận văn tốt nghiệp khi Bùi Thị Tâm xét biến thể ngữ âm Nam Bộ trong sự so sánh với các biến thể ngữ âm trong các phương ngữ khác như Bắc Bộ, Trung Bộ.Còn quan niệm của Huỳnh Công Tín thì đi sâu vào nghiên cứu những biến thể này ở cấp độ chi tiết hơn như về mặt trường độ, khuôn vần,…Tuy nhiên cả hai quan niệm của hai tác giả đều gặp gỡ ở quan niêm về biến thể ngữ âm thanh điệu.Vì vậy nên trong quá trình tìm hiểu về biến thể ngữ âm trong một âm tiết, chúng tôi sẽ sử dụng kết hợp cả hai quan niệm trên để bài nghiên cứu được hoàn thiện và toàn diện hơn. Tiếng Việt là ngôn ngữ khác với các ngôn ngữ Ấn Âu, nó là ngôn ngữ đơn tiết. Việc này có thể thấy rất rõ qua một chuỗi phát âm của người Việt. Chuỗi phát âm có thể được chia ra thành những khúc đoạn lớn, nhỏ khác nhau. Chính vì vậy khi định nghĩa âm tiết, người ta thường định nghĩa một cách đơn giản: Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn vị tự nhiên nhất trong lời nói của con người. Mỗi âm tiết là một tiếng. Ví dụ: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng Qua ví dụ trên ta sẽ thấy có 9 âm tiết khác nhau Đặc biệt trong tiếng Việt, âm tiết có thể trùng với từ khi từ đó là từ đơn( bạn: một âm tiết và đồng thời cũng là một từ), cũng có khi âm tiết trùng với một âm vị( u vừa là âm tiết vừa là âm vị) Âm tiết tiếng Việt được chia thành ba phần: Phần âm đầu, phần vần và thanh điệu. Căn cứ vào đặc điểm này, người ta vẽ được mô hình của âm tiết: THANH ĐIỆU VẦN ÂM ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI Các thành phần này quan hệ không đều với nhau: thanh điệu luôn nằm trên toàn bộ âm tiết và thuộc âm vị siêu đoạn tính, âm đầu và vần quan hệ với nhau không chặt chẽ 17 Luận văn tốt nghiệp và cùng thuộc âm vị đoạn tính, âm đệm, âm chính và âm cuối có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau tạo thành một khối thống nhất. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, do những đặc trưng riêng về mặt địa lí, lịch sử,…của từng vùng, miền và do chính bản thân hệ thống ngữ âm của từng phương ngữ mà xuất hiện các biến thể ngữ âm đặc trưng riêng biệt ở từng phương ngữ. 1.2.3.1 Sơ lược về biến thể ngữ âm ở ba phương ngữ: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ: Trong các phương ngữ, phương ngữ Bắc Bộ đặc biệt là phương ngữ Hà Nội được xem là phương ngữ có hệ thống ngữ âm ít biến thể ngữ âm nhất so với các phương ngữ khác.Tuy phương ngữ Bắc Bộ chỉ có 19 phụ âm kể cả âm /ʔ-/ và các phụ âm / -/, /ʐ -/ thường bị biến thể thành /z-/, đặc biệt trong phương ngữ miền Bắc có tình trạng phụ âm /n-/ bị biến thể thành /l-/ và ngược lại nhưng hệ thống âm đệm của phương ngữ Bắc Bộ được thể hiện rất chính xác trong phát âm của người Bắc Bộ. Đặc biệt, hệ thống thanh điệu ở đây đủ cả 6 thanh và được xem là hệ thống thanh điệu chuẩn trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Ngoài ra, người Bắc Bộ còn thể hiện các âm cuối /-n/, /-t/ và /-ŋ/ rất chính xác và rõ ràng trong phát âm so với các phương ngữ khác. So với phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Bắc Trung Bộ thuộc phương ngữ Trung Bộ có đủ 22 phụ âm. Đây là vùng có số phụ âm đầu gần với hệ thống chữ viết tiếng Việt nhất.Ở đây có các phụ âm cong lưỡi, ngạc / -/, / -/, /ʐ -/. Một số nơi ở vùng Nghệ Tĩnh, các phụ âm /x-/, /p-/ được phát âm bật hơi. Vùng Bình-Trị-Thiên không có phụ âm /ɲ-/, phụ âm này bị biến thể thành /z-/. Một số vùng có các phụ âm kép /kl-/, /tl-/. Đặc biệt, ở một vài địa phương thuộc phương ngữ Trung Bộ, các nguyên âm đôi được thể hiện thành các nguyên âm cùng dòng có độ mở rộng. Ví dụ như người bị biến thể thành ngài, ruột thành rọt, miếng thành mánh,…Ngoài ra, trong phương ngữ Trung Bộ, thanh điệu bao gồm 5 thanh (thanh 3 (dấu ngã) và thanh 4 (dấu hỏi) trùng nhau), riêng vùng Nghệ An thường có 4 thanh (thanh 2 (dấu huyền) và thanh 5 (dấu sắc) trùng nhau; thanh 3 (dấu ngã) và thanh 6 (dấu nặng) trùng nhau). 18 Luận văn tốt nghiệp Riêng đối với phương ngữ Nam Bộ, đây được xem là hệ thống có khá nhiều biến thể từ hệ thống âm đầu cho đến thanh điệu. Hệ thống phụ âm đầu của phương ngữ Nam Bộ có khá nhiều biến thể. Các âm quặt lưỡi /- / hay phụ âm răng môi /v-/, phụ âm đầu lưỡi /z-/ đều bị biến thể thành /s-/ và /j-/. Đặc biệt trong hệ thống âm đầu của phương ngữ Nam Bộ xuất hiện phụ âm /w-/ là biến thể ngữ âm của /k-/, /h-/, /ʔ-/ khi kết hợp với âm đệm /-w-/. Bên cạnh đó, các nguyên âm đôi: /-ie-/, /-Ɯ∂-/, /-uo-/ khi kết hợp với các âm cuối /-w/, /-j/, /-m/, /-p/ sẽ được thể hiện thành các nguyên âm đơn: /-i-/, /-Ɯ-/, /-u-/ trong các phát âm của người Nam Bộ. Ở trường hợp âm cuối, phương ngữ Nam Bộ có hiện tượng gộp một số khuôn vần, không có sự phân biệt trong phát âm giữa /-n/ và /- ŋ/, giữa /-t/ và /-k/. Riêng biến thể [-ɲ] và /-k/ không có trong phương ngữ Nam Bộ. Ngoài ra trong phương ngữ Nam Bộ tồn tại hiện tượng thanh 3 ( dấu ngã) bị biến thể thành thanh 4( dấu hỏi). Do đề tài của chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về biến thể ngữ âm trong ba tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư- một trong những tác giả tiêu biểu viết về vùng đất Nam Bộ nên để tiện lợi hơn cho việc khảo sát trong đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu về biến thể ngữ âm trong phương ngữ Nam Bộ từ hệ thống âm đầu cho đến thanh điệu. 1.2.3.2 Biến thể âm đầu: Âm đầu là cách khởi đầu âm tiết. Nó thường được thể hiện như một phụ âm bật ra, nhưng cũng có thể là một con zero âm học- cấu âm luân phiên tự do với một âm tắt thanh hầu. Tiếng Việt có tất cả 22 âm vị ( 21 âm vị thể hiện trên chữ viết, một không thể hiện trên chữ viết là âm /ʔ-/) . * Đối với phương ngữ Bắc Bộ: Trong phương ngữ Bắc Bộ chỉ có 19 phụ âm kể cả âm /ʔ-/ và các phụ âm / -/, /ʐ -/ thường bị biến thể thành /z-/. Đặc biệt trong phương ngữ miền Bắc còn có tình trạng phụ âm /n-/ bị biến thể thành /l-/ và ngược lại. Ví dụ như nàng thành [laŋ2 ] và ngược lại. 19 Luận văn tốt nghiệp * Đối với phương ngữ Trung Bộ: Trong phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Bắc Trung Bộ có đủ 22 phụ âm.Đây là vùng có số phụ âm đầu gần với hệ thống chữ viết tiếng Việt nhất.Ở đây có các phụ âm cong lưỡi, ngạc / -/, / -/, /ʐ -/. Một số nơi ở vùng Nghệ Tĩnh, các phụ âm /x-/, /p-/ được phát âm bật hơi. Vùng Bình-Trị-Thiên không có phụ âm /ɲ-/, phụ âm này bị biến thể thành /z-/. Một số vùng có các phụ âm kép /kl-/, /tl-/. * Đối với phương ngữ Nam Bộ: Theo quan niệm của Bùi Thị Tâm: Đối với phương ngữ Nam Bộ, phụ âm /v-/,/k-/ đều bị biến thể thành /z-/.Vì vậy, thế tương liên tắc- xát, vô thanh- hữu thanh bị phá vỡ nghiêm trọng. Ví dụ: vô được phát âm [zo:1] giỏ được phát âm thành [zo:4] Phụ âm /-/ cũng bị biến thể thành /s-/ do 2 âm vị này đều là âm xát đầu lưỡi vô thanh chỉ khác là phụ âm /-/ có thêm độ quặt ở lưỡi. Ví dụ: sông được phát âm thành [so:ŋm1] Đặc biệt trong hệ thống âm đầu của Nam Bộ xuất hiện phụ âm /w-/ là biến thể ngữ âm của /k-/, /h-/, /ʔ-/ khi kết hợp với âm đệm /-w-/. Tuy giá trị âm học của nó đang vấn đề gây nhiều tranh cãi nhưng điều không thể không thừa nhận là nó đã thực sự tồn tại trong hệ thống âm đầu của phương ngữ Nam Bộ. Ví dụ: hoa được phát âm thành [wa:1] Vì vậy, hệ thống phụ âm đầu ở đây là 21 âm vị. Theo quan điểm của Huỳnh Công Tín: Đối với thành phần âm đầu, có hiện tượng sai biệt như hiện tượng không phát âm được các âm quặt lưỡi / / hay phụ âm răng môi /v-/, phụ âm đầu lưỡi /z-/. Cách phát âm của phần lớn người Nam Bộ như sau: /-/ thành /s-/ như sinh sản thành [sin:1 sa:ŋ3] /v-/, /z-/ thành /j-/ như vui vẻ thành [ju:j1 jε:3] 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan