Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tieuluan dgd_moi

.DOC
31
239
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐỀ TÀI: CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO – TỈNH BÌNH DƯƠNG GVGD : TS. PHẠM QUANG KHÁNH HVTH : LÊ ĐĂNG LONG LỚP : CHQLĐĐ 2012 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013 MỤC LỤC Trang Chương 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................1 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................1 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................1 Chương 2: TỔNG QUAN............................................................................................2 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...........................................................2 2.1.1. Vai trò của đánh giá đất đai và sự ra đời của đánh giá đất đai theo FAO....2 2.1.2. Một số khái niệm trong đánh giá đất đai......................................................2 2.1.3. Nội dung và các bước tiến hành đánh giá đất theo FAO.............................3 2.2. Kết quả nghiên cứu đất và đánh giá đất ở Việt Nam.....................................5 2.2.1. Về phân loại và lập bản đồ đất....................................................................5 2.2.2. Về đánh giá đất đai......................................................................................6 2.2.3. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương.....................................................................7 2.3. Đánh giá chung.................................................................................................9 Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................10 3.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................10 3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối quá trình hình thành và sử dụng tài nguyên đất..................................................................10 3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất.........................................................10 3.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng.............................................10 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................10 3.2.2. Kỹ thuật sử dụng.......................................................................................12 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................13 4.1. Đặc điểm hình thành và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng tài nguyên đất........................................................................................................................... 13 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên với quá trình hình thành và phát triển đất....13 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội với quá trình phát triển và sử dụng tài nguyên đất ............................................................................................................................ 15 4.2. Đặc điểm tài nguyên đất huyện Phú Giáo.....................................................16 4.2.1. Đặc điểm hình thái, lý - hoá học đất và phân loại đất................................16 4.3. Đánh giá chung về đặc điểm chất lượng tài nguyên đất huyện Phú Giáo. .22 Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ....................................................................25 5.1. Kết luận...........................................................................................................25 5.2. Kiến nghị.........................................................................................................25 i TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26 DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Trang Sơ đồ 1: Tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất....................................4 Sơ đồ 2: Quy trình xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai...............................4 Sơ đồ 3: Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai..............................................5 Bảng 1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu phân tích đất.........................................11 Bảng 2: Địa hình huyện Phú Giáo phân theo độ cao..................................................14 Bảng 3: Mối quan hệ giữa đá mẹ- mẫu chất và tính chất đất......................................15 Bảng 4: Chỉ tiêu bình quân sử dụng đất huyện Phú Giáo...........................................15 Bảng 5: Tổng hợp các loại đất huyện Phú Giáo.........................................................16 Bảng 6: Thống kê tài nguyên đất theo tầng dày.........................................................20 Bảng 7: Thống kê tài nguyên đất theo độ dốc........................................................... 21 Bảng 8: Thống kê tài nguyên đất theo mức độ kết von, đá lẫn...................................22 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALES: DTTN: FAO/WRB: GIS: GPS: KT - XH: NN & PTNT: NXB KH&KT: TCN: Phần mềm đánh giá đất Diện tích tự nhiên Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới/ Cơ sở tham chiếu đất thế giới Hệ thống thông tin địa lý Hệ thống định vị toàn cầu Kinh tế xã hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật Tiêu chuẩn ngành ii Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một hình thái tự nhiên với những đặc trưng rất đa dạng và phong phú; là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với quá trình hình thành và phát triển của con người. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất không chỉ đem lại ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về bảo vệ, cải tạo và biến đổi môi trường. Xác định quỹ đất một cách chính xác về mặt số lượng và chất lượng sẽ xác định được tiềm năng sử dụng đất cho mỗi loại hình sử dụng cụ thể đồng thời góp phần định hướng cho cải tạo đất. Đây chính là một trong những vấn đề cấp thiết đối với công tác quản lý đất đai hiện nay. Muốn khai thác tốt nguồn tài nguyên đất thì nhất thiết phải điều tra nghiên cứu xác định các đặc điểm tài nguyên đất, đánh giá khả năng sử dụng làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định các chiến lược khai thác nguồn tài nguyên quan trọng này. Đánh giá chất lượng nguồn tài nguyên đất đai ngày càng được quan tâm và được luật hóa bằng điều 31 Luật Đất đai 2003 sửa đổi (bản dự thảo). Việc nghiên cứu tài nguyên đất đã được tiến hành từ rất sớm và diễn ra ở hầu khắp các nước trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước đã thực hiện việc nghiên cứu về tài nguyên đất từ rất sớm và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Ở các cấp toàn quốc, vùng, tỉnh đều đã xây dựng được các tài liệu có giá trị. Tuy nhiên, đối với tài liệu về tài nguyên đất của cấp huyện thì chưa xây dựng được nhiều. Do đó để góp phần vào những thành tựu về nghiên cứu tài nguyên đất đồng thời bổ sung tài liệu khoa học cho cấp huyện thì việc nghiên cứu đặc điểm về tài nguyên đất là cần thiết, nhất là đối với huyện Phú Giáo, một huyện có nhiều tiềm năng phát triển. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định đặc điểm tài nguyên đất về mặt phát sinh, phân loại, đặc tính lý hóa học. -. Thống kê tài nguyên đất cả về số lượng và chất lượng. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội có liên quan tới quá trình hình thành đất. - Các loại đất chính trên địa bàn huyện Phú Giáo. - Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Giáo. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm tài nguyên đất được thực hiện trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương với tổng diện tích 54.378,16 ha. Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 1 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long Chương 2: TỔNG QUAN 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Vai trò của đánh giá đất đai và sự ra đời của đánh giá đất đai theo FAO Thuật ngữ đánh giá đất đai được sử dụng từ năm 1950 tại hội nghị của các nhà khoa học đất thế giới ở Amsterdam (Hà Lan). Năm 1968 tại hội nghị chuyên đề về đánh giá đất tại Cambera (Úc), do CSIRO tổ chức đã khái niệm đánh giá đất tương tự như định nghĩa tổng quát của Stewart (1968) “Đánh giá đất là: “Sự đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho việc sử dụng của con người vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất...”.” Theo Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp – Bộ NN & PTNT, NXB KH&KT, 2009 - tập 3 Đánh giá và phân hạng đất đai thì “Đánh giá đất đai (Land Evaluation) là quá trình so sánh, đối chiếu những thuộc tính vốn có của từng đơn vị đất đai với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất nhất định cần có. Đánh giá đất đai nhằm cung cấp những thông tin về mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ đưa ra những quyết định về sử dụng và quản lý đất đai.” Mục tiêu chính của đánh giá đất là để lựa chọn loại sử dụng đất tối ưu cho mỗi đơn vị đất xác định, có xem xét cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế - xã hội cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường cho tương lai. Theo tổ chức Nông lương thế giới (FAO), mục tiêu chính của việc đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp (Suitability) của các dạng đất đai khác nhau đối với các loại sử dụng đất riêng biệt đã lựa chọn. Các dạng đất đai thường được mô tả và phân lập thành các đơn vị trên bản đồ, được gọi là đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit). Loại sử dụng đất bao gồm cả các loại sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thiên nhiên. Sản phẩm chính của quá trình đánh giá đất đai là bản đồ tài nguyên đất (Land Resoures map), bản đồ đơn vị đất đai (Land Units map) và bản đồ thích nghi đất đai (Land Suitability map), trên cơ sở đó đưa ra bản đồ bố trí sử dụng đất (Proposal map). Đến cuối thập niên 60, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành đánh giá đất đai phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất, tuy nhiên các tiêu chuẩn dùng cho đánh giá cũng như kết quả rất khác nhau. Điều đó gây trở ngại cho việc thống kê tài nguyên đất đai, tiên đoán khả năng sản xuất nông nghiệp nhất là vấn đề sản xuất lương thực cho chiến lược toàn cầu. Vì vậy tổ chức Nông lương thế giới (FAO), đã tập hợp các nhà khoa học đất hàng đầu thế giới, nghiên cứu biên soạn và đến năm 1976, một tài liệu hướng dẫn đánh giá đầu tiên của FAO ra đời (A Framerwork for land evaluation). Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới thử nghiệm và được công nhận là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quản lý sử dụng và sản xuất nông nghiệp. 2.1.2. Một số khái niệm trong đánh giá đất đai Đất (Soil): Theo V.P.William, đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng. Theo Docutraev: đất là vật thể tự nhiên đặc biệt hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và tác động của con người. Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 2 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long Đất đai (Land): là một vùng đất được xác định về mặt địa lý, có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở chừng mực mà ảnh hưởng của những thuộc tính này có ý nghĩa tới việc sử dụng vùng đất đó của con người hiện tại và trong tương lai. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LU): là một khoanh/vạt đất được xác định trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và chất lượng tính chất đất đai riêng biệt thích hợp cho từng loại sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và nó thích hợp với một loại sử dụng đất nhất định. Đặc trưng đất đai (Land Characteristic - LC): là một thuộc tính của đất mà có thể đo lường hoặc ước lượng trong quá trình điều tra bao gồm cả sử dụng viễn thám, điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên như: loại đất, độ dốc, tầng dày, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước. Chất lượng đất đai (Land Quality - LQ): là một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0 - 3o; >3 - 8o;...), vv. Kiểu sử dụng đất đai chính (Major kind of Land use): là phần phân nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. Loại sử dụng đất đai (Land Utilization Type - LUT): một kiểu sử dụng đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết kiểu sử dụng đất chính. Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương pháp quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định. Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement - LUR): là những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến năng suất và sự ổn định của loại sử dụng đất đai hay đến tình trạng quản lý và thực hiện loại sử dụng đất đai đó. Những yêu cầu sử dụng đất đai thường được xem xét từ chất lượng đất đai của vùng nghiên cứu. 2.1.3. Nội dung và các bước tiến hành đánh giá đất theo FAO Nội dung đánh giá đất của FAO - Nghiên cứu môi trường tự nhiên, KT-XH có liên quan chất lượng đất đai. - Nghiên cứu đặc tính đất đai và xây dựng bản đồ đất đai - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lựa chọn các loại hình sử dụng đất dùng cho đánh giá đất đai và xác định yêu cầu sử dụng đất. - Phân cấp đánh giá khả năng thích nghi đất đai của các đơn vị đất đai đối với các loại hình sử dụng đất. Tiến trình đánh giá đất của FAO Tiến trình các bước công việc như sau : Giai đoạn 1: Đánh giá đất đai, gồm bảy bước: từ bước 1 đến bước 7. Giai đoạn 2: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai, gồm hai bước: 8 và 9. Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 3 Lớp: CHQLĐĐ 2012 1 Xác định mục tiêu 2 2 Thu Thu thập thập tài tài liệu liệu HVTH: Lê Đăng Long 3 Xác định loại hình sử dụng đất 4 Xác định đơn vị đất đai Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 5 Đánh giá khả năng thích hợp 6 Xác định hiện trạng kinh tế xã hội và môi trường 7 Xác định loại sử dụng đất thích hợp nhất 8 Quy hoạch sử dụng đất 9 Áp dụng kết quả đánh giá đất 4 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long Sơ đồ 1: Tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất Bản đồ hiện trạng (loại sử dụng đất) Bản đồ đơn vị đất đai Bản đồ hệ thống sử dụng đất đai Có đầu tư Chưa đầu tư Bản đồ phân hạng thích nghi hiện tại Bản đồ phân hạng thích nghi tương lai Bản đồ đề xuất sử dụng đất đai Sơ đồ 2: Quy trình xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai Cấu trúc tổng quát của phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp: Bộ (Orders)  Lớp (Classes)  Lớp phụ (Sub-classes)  Đơn vị (Units). Bộ thích nghi đất đai được chia làm 3 lớp: S1 (thích nghi cao), S2 (thích nghi trung bình), S3 (thích nghi kém). Bộ không thích nghi đất đai được chia làm 2 lớp: N1 (không thích nghi hiện tại) và N2 (không thích nghi vĩnh viễn). Sơ đồ 3: Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai Bộ (Order) S (Thích nghi) Bậc (Category) Lớp (Class) Lớp phụ (Sub class) S1 S2m Phase: Sc (Thích nghi có điều kiện) N Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai S2 S3 Sc2 S2e S2me Se2m N1 N1m Đơn vị (Unit) S2e-1 S2e-2 -- 5 Lớp: CHQLĐĐ 2012 (Không thích nghi) Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai HVTH: Lê Đăng Long N1e N2 6 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long 2.2. Kết quả nghiên cứu đất và đánh giá đất ở Việt Nam 2.2.1. Về phân loại và lập bản đồ đất Ở Việt Nam công tác nghiên cứu một số loại đất ở từng vùng đã được tiến hành từ đầu thế kỷ 20 (P.Morgange, 1898-1902; R.F.Auriol, Lâm Văn Vãng, 1934; B.E. Castagnol, 1935; Castagnol, Phạm Gia Tu, 1940; Castagnol, Hồ Đắc Vị, 1951...). Công tác nghiên cứu phân loại đất và lập bản đồ đất những vùng rộng lớn bắt đầu từ thập kỷ 60 (V.M. Fridland, Vũ Ngọc Tuyên, Tôn Thất Chiểu, Đỗ Ánh, Vũ Cao Thái,... 19581967). Cùng thời gian này ở Miền Nam, F.R Moorman và các chuyên gia Việt Nam đã tiến hành phân loại và lập bản đồ đất miền nam Việt Nam. Từ đó việc nghiên cứu bổ sung chi tiết cho phân loại và lập bản đồ tỷ lệ lớn (ở Miền Bắc), hoặc chủ yếu phóng sao nhân để sử dụng (ở Miền Nam) đã phát triển trước yêu cầu to lớn của sản xuất. Trên cơ sở tiếp thu những nhận thức mới, những quan điểm hiện đại về phân loại đất trên thế giới, hiện nay ở nước ta đồng thời tồn tại 3 hệ thống phân loại đất: - Hệ thống phân loại đất phát sinh của Liên Xô (cũ), trên quan điểm của hệ thống phân loại này bảng phân loại đất Việt Nam đã được thiết lập. - Hệ thống phân loại đất của Mỹ (Soil Taxonomy), hệ thống này được sử dụng nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). - Hệ thống phân loại đất của FAO/Unesco và ISSS/FAO/WRB được áp dụng vào nước ta từ những năm 1990 (Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, 1992; Nguyễn Bảo Vệ, 1985; Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, 1993-1997; Hồ Quang Đức, 2000)… Về điều tra lập bản đồ đất, do tầm quan trọng của việc phải nắm vững tài nguyên đất quốc gia, công tác điều tra lập bản đồ đất ở nước ta được tiến hành rất sớm. Bản đồ đất đã được xây dựng cho các cấp từ Trung ương đến các địa phương và các đơn vị sản xuất (Toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện, xã, nông trường, trạm, trại): Bản đồ đất toàn quốc: - Từ 1958 - 1960, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Liên Xô V.M. Fridland, một đợt điều tra nghiên cứu đất với quy mô khá lớn đã được tiến hành, kết quả bản đồ đất Miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 đã được thành lập. - Cũng trong thời điểm này, ở Miền Nam Việt Nam, F.R Moorman và các chuyên gia Việt Nam đã tiến hành điều tra thành lập bản đồ đất tổng quát Nam Việt Nam ở tỷ lệ 1/1.000.000 (General soil map of south Viet Nam), 1961. - Từ năm 1976-1980, trên cơ sở bản đồ đất hai miền, ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã khảo sát bổ sung và thành lập bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. - Bản đồ đất Việt Nam mới nhất do Hội Khoa học đất Việt Nam xây dựng năm 2000. - Trên cơ sở điều tra bổ sung và xây dựng mới bản đồ đất cấp tỉnh của 64 tỉnh- thành, tỷ lệ 1/100.000 hoặc 1/50.000 (2003-2006), năm 2009, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tổng hợp và cho ra đời bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Bản đồ đất cấp vùng: Từ năm 1977-1980, bản đồ đất 9 vùng sinh thái nông nghiệp toàn quốc đã được Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng ở tỷ lệ 1/250.000. Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 7 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long Sau đó, bản đồ đất một số vùng đã được bổ sung biên hội mới trong khuôn khổ của các đề tài cấp Nhà nuớc bao gồm các vùng: - Bản đồ đất vùng Tây Bắc (Lê Thái Bạt và ctg, 1984); - Bản đồ đất vùng Tây Nguyên (Phạm Quang Khánh và ctg, 1989); - Bản đồ đất vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, 1991); - Bản đồ đất vùng Đông Nam Bộ (Phan Liêu và ctg, 1989); - Bản đồ đất vùng Đồng Tháp Mười (Phan Liêu, Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, 1995); - Bản đồ đất vùng Bán đảo Cà Mau (Phạm Quang Khánh, 1997). Bản đồ đất cấp tỉnh: Tất cả các tỉnh trên toàn quốc đã có bản đồ đất ở tỷ lệ 1/100.000 hoặc 1/50.000 và đã được bổ sung nâng cấp nhiều lần tùy theo điều kiện của mỗi tỉnh. Từ năm 2003-2006, được sự đầu tư của Bộ NN & PTNT bản đồ đất của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp điều tra bổ sung xây dựng mới. Bản đồ đất cấp huyện, xã: Bản đồ đất cấp huyện thường được xây dựng ở tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/10.000. Nhìn chung các bản đồ đất cấp huyện đã có rất khác nhau về thời gian và chất lượng xây dựng, số huyện được xây dựng bản đồ đất riêng không nhiều. Ngoài ra do yêu cầu của từng địa phương bản đồ đất cấp xã, nông trường, trạm trại đã được xây dựng ở tỷ lệ bản đồ rất chi tiết từ 1/10.000 đến 1/5.000 và 1/2.000. Tuy vậy, số xã được xây dựng bản đồ đất trên toàn quốc chưa được nhiều, chỉ chiếm khoảng 10% số đơn vị xã toàn quốc. 2.2.2. Về đánh giá đất đai Ở Việt Nam khái niệm phân hạng đánh giá đất đai đã có từ lâu, đất được chia ra “Tứ hạng điền, lục hạng thổ” chỉ nhằm mục đích cho việc đánh thuế mà không nêu ra được những hạn chế của đất đai và các biện pháp để nâng hạng cho đất đai. Cho mãi đến năm 1983, Tổng cục Quản lý ruộng đất soạn thảo tài liệu hướng dẫn phân hạng đất lúa nước cấp huyện. Tài liệu này đề nghị chia đất lúa ra 8 hạng, chỉ tiêu quan trọng chủ yếu dựa vào năng suất cây trồng. Phương pháp đánh giá đất của FAO (1976) đã được các nhà thổ nhưỡng Việt Nam thử nghiệm từ những năm 1980 và liên tục được áp dụng cho đến nay, đã cho những đóng góp ban đầu rất có ý nghĩa: Bùi Quang Toản, 1985; Vũ Cao Thái, 1989; Vũ Văn An, 1990; Nguyễn Quang Trí, 1990; Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Nhân...1991-1995; Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm, 1997. Đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO ở Việt Nam cũng được thực hiện cho các cấp toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện, xã và các cơ sở sản xuất nông lâm nghiệp. Từ năm 1990-1995, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện đánh giá đất đai cho toàn quốc ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000 và 9 vùng sinh thái toàn quốc ở tỷ lệ 1/250.000. Tiếp sau đó hàng lọat các tỉnh, huyện và các cơ sở sản xuất đã tiến hành đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO. Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 8 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long 2.2.3. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương a/ Những nghiên cứu trước năm 1975: Cũng như vùng Tây Nguyên, ở miền Đông Nam Bộ do tập trung những cao nguyên bazan rộng lớn với đất đai màu mỡ, nên ngay từ những năm 1930s các nhà thổ nhưỡng người Pháp và Việt Nam đã điều tra nghiên cứu đất từng khu vực để lập đồn điền cao su, cà phê,... Yves Henry 1931; E.M. Castagnol 1950- 1952; Sehmid 1957; FR. Moorman (1958, 1959, 1961); Thái Công Tụng, Moorman (1958); Moorman, Goden (1960); Thái Công Tụng (1971);... Trong đó, hai tài liệu đã đóng góp những hình ảnh khái quát và căn bản đầu tiên cho các khu vực phía Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng về bản đồ thổ nhưỡng và các loại đất trong vùng mà chúng tôi thu thập và tham khảo trong công trình này là: (1) Bản đồ đất tổng quát Nam Việt nam (General soil map of south V.N) tỷ lệ 1/1.000.000, FR. Moorman, 1961. Trên cơ sở giải đoán không ảnh, bằng việc sử dụng các tổ hợp và các nhóm đất có cùng nguồn gốc phát sinh, tác giả đã xây dựng chú dẫn bản đồ gồm 25 đơn vị. Trong tài liệu này, đất tỉnh Bình Dương được chia thành 03 đơn vị đơn giản là: (1) Đất podzolic cát trên nham acid địa hình từ phẳng đến uốn (Sandy podzolic soils on acid rocks plane to rolling topography); (2) Đất Podzolic xám trên phù sa cổ (Gray podzolic soils on old alluvial sediments); (3) Tổ hợp đất núi (complex of moutainous soils). (2) Năm 1971, Thái Công Tụng thuộc sở Địa học đã biên soạn tài liệu Đất đai miền cao nguyên Trung phần và miền Đông Nam phần. Trong tài liệu này tác giả đã mô tả 5 nhóm đất chính của miền ĐNB về nguồn gốc phát sinh, tính chất lý hóa học, phân bố và khả năng sử dụng. Trong tài liệu này, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 02 nhóm đất chính: (1) Đất Podzolic xám; (2) Đất có ít chất hữu cơ và có đốm rỉ (Low humic gley soil). b/ Những nghiên cứu sau năm 1975: (1) Bản đồ đất tỉnh Sông Bé, 1/100.000 (Phan Liêu, Phạm Quang Khánh, Phan Xuân Sơn và ctg, 1987): Tài liệu này được tổng hợp từ bản đồ đất các Huyện tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 với mức độ điều tra chi tiết và phương pháp phân loại chặt chẽ theo quan điểm phát sinh thổ nhưỡng. Trong đó việc xác định các loại đất được căn cứ vào 2 yếu tố cơ bản: đặc điểm đất (soil properties) và các quá trình thổ nhưỡng cơ bản (Elementary soil processes- ESP). Vì vậy, tài liệu đã phản ánh khá đầy đủ về đặc điểm tính chất đất và phân chia đất tỉnh Sông Bé ra các đơn vị đất khá chi tiết. Trong đó, tỉnh Bình Dương ngày nay có 08 đơn vị thuộc 6 nhóm, gồm: (1) Nhóm đất phù sa có 1 đơn vị chú dẫn bản đồ: đất phù sa không được bồi chưa phân dị; (2) Nhóm đất phèn có 1 đơn vị; (3) Nhóm đất xám có 2 đơn vị: đất xám trên phù sa cổ và đất xám Gley; (4) Nhóm đất đỏ vàng: có 2 đơn vị: đất đỏ-vàng trên đá phiến; đất vàng-nâu trên phù sa cổ; (5) Nhóm đất dốc tụ: có 1 đơn vị đất dốc tụ; (6) Nhóm đất trơ sỏi đá có 1 đơn vị: đất trơ sỏi đá. Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 9 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long (2) Bản đồ đất Đông Nam Bộ, 1/250.000 (Phan Liêu, Nguyễn Xuân Nhiệm, Nguyễn Xuân Thành, 1988). Tài liệu này được xây dựng trên cơ sở kế thừa hàng loạt kết quả nghiên cứu địa lý đất của nhiều tác giả (Phan Liêu, 1992), kết hợp với điều tra thực địa bổ sung theo tuyến và giải đoán không ảnh, được thực hiện trong khuôn khổ của chương trình Điều tra tổng hợp Đông Nam Bộ (chương trình 60-G). Đứng trên quan điểm phát sinh, tác giả đã phân chia đất Đông Nam Bộ ra 9 nhóm đất với 45 đơn vị chú dẫn bản đồ. Trong phạm vi tỉnh Bình Dương có 08 đơn vị, như bản đồ đất Sông Bé phát hiện. (3) Bản đồ đất tỉnh Bình Dương, 1/50.000 (Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm và ctg, 2003). Trong khuôn khổ của chương trình Điều tra lập bản đồ đất cho 64 tỉnh thành của Bộ Nông nghiệp và PTNT từ năm 2003-2006, bản đồ đất tỉnh Bình Dương được xây dựng năm 2003. Bản đồ đất lần này được xây dựng khá công phu, chi tiết và có chất lượng khá cao. Tài liệu này đã được Cục bản quyền tác giả Bộ Văn hóa- Thông tin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả số: 299/2004/QTG ngày 14/04/2004. Trong tài liệu này đất tỉnh Bình Dương có 5 nhóm, với 11 đơn vị bản đồ đất. Trong đó: (1) Nhóm đất xám 150.569 ha; (2) Nhóm đất phù sa 16.537 ha; (3) Nhóm đất phèn 3.322 ha; (4) Nhóm đất đỏ vàng 67.128 ha; (5) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 25 ha. (4) Điều tra chỉnh lý bản đồ đất, xây dưng bản đồ đánh giá đất đai 1/50.000, đề xuất định hướng sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bình Dương (Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm và ctg, 2010). Tài liệu này được thành lập trên cơ sở những kết quả khảo sát thực địa bổ sung được thực hiện trong năm 2008- 2009, kết hợp với kế thừa một khối lượng rất lớn các tư liệu về đất đã có trên địa bàn , chứa đựng nhiều nội dung cơ bản về phát sinh, phân loại, quy mô, phân bố địa lý, đặc điểm và sử dụng đất. Trên cơ sở phân loại đất truyền thống của Việt Nam và tiếp thu những nhận thức mới, những quan điểm hiện đại về phân loại đất trên thế giới, tài liệu thực sự là cơ sở khoa học tin cậy để sử dụng cho nhiều lĩnh vực như bố trí sản xuất, quản lý, bảo vệ và cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tài liệu còn góp phần không nhỏ trong việc trao đổi trong nước và quốc tế về khoa học đất khi ngôn ngữ phân loại được viết theo phân loại đất Quốc gia Việt Nam đồng thời có đối chiếu với hệ thống phân loại đất thế giới của WRB (2006). Trong tài liệu này đất tỉnh Bình Dương có 06 nhóm, với 11 đơn vị bản đồ đất. Trong đó nhóm đất đỏ vàng có tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 46,12% DTTN; kế đến là nhóm đất xám: 42,42%; nhóm đất phù sa: 5,13%; nhóm đất phèn: 1,23%; nhóm đất dốc tụ: 0,94% và cuối cùng là nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: 0,02%. 2.3. Đánh giá chung Qua phần tổng quan tài liệu ta có một số nhận xét sau: (i) Hầu hết các nước trên thế giới rất quan tâm đến việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất. Trong khoảng 30 năm trở lại đây tổ chức FAO đã có những hoạt động rất tích cực về vấn đề nghiên cứu đất, những hoạt động này nhằm vào 4 hướng chủ yếu: (1) Lập bản đồ tài nguyên đất; (2) Đánh giá đất đai; (3) Nghiên cứu hiệu suất tiềm năng đất đai; (4) Sử dụng quản lý và bảo vệ đất. Đồng thời đưa ra các hướng dẫn kỹ thuật rất có ý nghĩa, đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có nước ta. Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 10 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long (ii) Ở Việt Nam, công tác nghiên cứu tài nguyên đất cũng được đặt ra rất sớm; các kết quả nghiên cứu tài nguyên đất đã đạt được những thành tựu cao. Đặc biệt những năm gần đây, bằng việc áp dụng những phương pháp nghiên cứu tài nguyên đất quốc tế; cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của công nghệ thông tin (GIS, GPS), công nghệ bản đồ …, công tác nghiên cứu, kiểm kê tài nguyên đất cho các cấp (toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện, xã) triển khai khá mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể. (iii) Riêng địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung, huyện Phú Giáo nói riêng đã đầu tư rất nhiều kinh phí cho công tác điều tra nghiên cứu phân loại lập bản đồ đất, đánh giá đất đai, quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và đã cho những kết quả rất khích lệ. Tuy vậy, các tài liệu nghiên cứu nói trên còn một số tồn tại sau: - Các tài liệu đất trước đây, do khả năng in ấn, lưu trữ còn hạn chế nên đã bị thất lạc nhiều, rất ít được các ngành sử dụng gây lãng phí rất lớn. - Qua trình trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất những năm qua là cho tính chất đất và môi trường đất đai đã thay đổi một cách căn bản. - Cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất chưa được xây dựng và quản lý. - Bản đồ đất cấp huyện chưa được thực hiện đồng bộ. Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 11 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu 3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối quá trình hình thành và sử dụng tài nguyên đất - Đặc điểm điều kiện tự nhiên với quá trình hình thành đất. - Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội trong mối quan hệ với quá trình sử dụng đất. 3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất - Phân loại tài nguyên đất huyện Phú Giáo. - Đặc điểm các loại đất huyện Phú Giáo. - Thống kê tài nguyên đất theo số lượng và chất lượng. 3.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất theo đề nghị của FAO (1976,1983) vào điều kiện thực tế của huyện, đặt đất trong mối quan hệ với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có xét đến vấn đề môi trường. Phương pháp cụ thể Để tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: a. Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chi phối quá trình hình thành và sử dụng tài nguyên đất gồm: - Khí hậu (lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, tổng tích ôn…) - Thủy văn (số liệu về nguồn nước, chất lượng nước, lưu lượng dòng chảy…) - Địa hình (bản đồ và số liệu về độ dốc) - Hiện trạng và diễn biến sử dụng đất qua các năm của huyện, tỉnh, vùng ĐNB và cả nước (số liệu thống kê, kiểm kê đất đai..) - Tình hình kinh tế - xã hội (dân số, lao động, việc làm…) - Tài liệu về thổ nhưỡng hiện có của huyện, tỉnh, vùng ĐNB và cả nước. b. Điều tra khảo sát thực địa - Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất: theo "Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn" (10 TCN 68 - 84). Bản đố đất huyện Phú Giáo được thành lập trên cơ sở những kết quả khảo sát bổ sung được thực hiện trong năm 2013, kết hợp với kế thừa hầu hết các tư liệu về đất đã có trên địa bàn huyện, đặc biệt là tài liệu điều tra bổ sung bản đồ đất tỉnh Bình Dương do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam thực hiện trong năm 2010. Trên cơ sở tài liệu thu thập được, tiến hành điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất huyện Phú Giáo như sau: Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 12 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long Số tuyến khảo sát bổ sung bao gồm 03 tuyến: + Tuyến 1: Tân Long, An Long, An Linh, An Thái + Tuyến 2: Phước Hòa, Vĩnh Hòa, Tam Lập + Tuyến 3: Tân Hiệp, Phước Vĩnh, An Bình, Phước Sang - Tiến hành đào mới, mô tả và phân tích đất theo quy trình kỹ thuật điều tra lập bản đồ đất của Bộ Nông nghiệp ban hành 1985. Mẫu đất phân tích lấy theo tầng phát sinh. Tổng số phẫu diện chính phân tích là 4 phẫu diện và kế thừa kết quả phân tích của các phẫu diện đất đã có. - Chỉnh lý bổ sung ngoài thực địa bản đồ đất hiện có (bản đồ đất huyện Phú Giáo tỷ lệ 1/25.000 trong công tác Quy hoạch sử dụng đất – Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 2010), kết hợp với bản đồ đất tỉnh Bình Dương tỷ lệ 1/50.000, (Phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền Nam, 2010). + Đánh giá thích nghi đất đai: áp dụng theo ”Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp” (số 10 TCN 343 - 98), đồng thời có chi tiết và cụ thể hoá cho phù hợp với mục tiêu và đặc điểm tài nguyên đất đai của huyện. + Điều tra nông hộ về các loại hình sử dụng đất: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi soạn sẵn (theo hướng dẫn của FAO được vận dụng trong điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu) đối với các chủ hộ đang thực hiện mô hình canh tác ở vùng nghiên cứu. Tổng số phiếu điều tra là 250 phiếu, được bố trí theo loại đất và loại hình sử dụng đất cụ thể. c. Phương pháp phân tích và xử lý các số liệu - Phương pháp phân tích đất: Các mẫu đất được tiến hành phân tích tại Phòng phân tích Đất và Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Hà Nội. Phương pháp và các chỉ tiêu phân tích như sau: Bảng 6: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu phân tích đất STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp 1 pHH2O pH - meter 2 pHKCl pH - meter 3 Chất hữu cơ (OM) % Walkley - Black 4 Nitơ tổng số (N) % Kjeldahl 5 Phốt pho tổng số (P2O5) % So màu 6 Kali tổng số (K2O) % Quang kế ngọn lửa 7 Kali dễ tiêu (K2O) mg/100gđ Quang kế ngọn lửa 8 Nitơ dễ tiêu (N) mg/100gđ Kononova 9 Phốt pho dễ tiêu (P2O5) mg/100gđ Oniani 2+ 10 Canxi trao đổi (Ca ) me/100gđ Hấp thụ nguyên tử 11 2+ Magie trao đổi (Mg ) me/100gđ Hấp thụ nguyên tử 12 CEC me/100gđ Amoni-axetat 13 Thành phần cấp hạt Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai % Pipet 13 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long - Phương pháp xử lý và phân tích hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất: + Xử lý các phiếu điều tra nông hộ: bằng phần mềm Microsoft Excel + Phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất: sử dụng phương pháp phân tích kinh tế toàn phần, dựa vào các chỉ tiêu chi phí, thu nhập, lãi thuần và tỷ suất lợi nhuận để so sánh và phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất. d. Phương pháp bản đồ - Phương pháp xây dựng bản đồ đất - Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai - Phương pháp xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai 3.2.2. Kỹ thuật sử dụng - Bản đồ nền địa hình dùng trong nghiên cứu: Các bản đồ chuyên đề được xây dựng trên bản đồ nền địa hình chuẩn VN 2000 (đã số hoá) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tỷ lệ 1/25.000 - Kỹ thuật GIS: được sử dụng để số hoá, chồng xếp, tích hợp các lớp bản đồ, số liệu, biên tập tổng hợp kết quả đánh giá đất đai và lưu vào máy tính các lớp thông tin của bản đồ - Các phần mềm sử dụng trong nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất gồm: + MapInfo 10.5: dùng để số hoá các bản đồ chuyên đề. + ArcGis 10.0: dùng để biên tập bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ đơn vị đất đai, chồng xếp các lớp bản đồ đơn tính và kết xuất thông tin nhằm xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai, kết nối cơ sở dữ liệu với phần mềm ALES và đề xuất bố trí sử dụng đất nông nghiệp. - Phần mềm ALES có sự trợ giúp kỹ thuật của GIS, được sử dụng trong đánh giá thích nghi đất đai. - Phần mềm Microsoft Excel: dùng xử lý các phiếu điều tra nông hộ và phân tích hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất. Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 14 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thành và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng tài nguyên đất 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên với quá trình hình thành và phát triển đất Đất vỏ thổ nhưỡng được hình thành do tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy trong quá trình điều tra, phân loại và nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất cần thiết phải tìm hiểu mối quan hệ của đất với những điều kiện tự nhiên khác của vùng nghiên cứu như: vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, thủy văn. a. Vị trí địa lý Huyện Phú Giáo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Dương với 11 đơn vị hành chính, tổng diện tích tự nhiên 54.378,16 ha. Địa giới hành chính - Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). - Phía Tây Bắc giáp huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước). - Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai). - Phía Tây giáp huyện Bến Cát (tỉnh Bình Dương). - Phía Nam giáp huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương). Hiện nay huyện Phú Giáo cách không xa Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Biên Hoà, thuộc vành đai sau của vùng phát triển công nghiệp Nam Bình Dương và vùng Kinh Tế Trọng Điểm phía Nam. Đường tỉnh ĐT.741 là tuyến giao thông quan trọng của vùng chạy qua địa bàn huyện theo hướng Bắc Nam, từ đây có thể tiếp cận thuận lợi với các khu vực phát triển kinh tế của tỉnh và vùng phụ cận. b. Địa hình, địa mạo Huyện Phú Giáo nằm trong vùng có địa hình chuyển tiếp của hai kiểu địa mạo lớn: đồng bằng bóc mòn - xâm thực - tích tụ với đồi núi sót của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng tích tụ Tây Nam Bộ. Địa hình toàn vùng tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống phía Nam, độ cao trung bình 50-60 m, dạng địa hình thoải đều, thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp lâu năm có thể phân biệt 4 khu vực địa hình khác nhau theo độ cao như sau: Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 15 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long Bảng 7: Địa hình huyện Phú Giáo phân theo độ cao TT Cao độ Diện tích (ha) tỷ lệ (%) Phân bố chủ yếu 1 Từ 20-40 m 16.032 29,48 Dọc ven theo sông, suối 2 Từ 40-60 m 22.319 41,04 Các xã phía Nam của huyện 3 Từ 60-80 m 15.124 Xã Tam Lập, An Thái, An Bình, Phước 27,81 Sang, TT. Phước Vĩnh 4 Từ 80-100 m Cộng 903 54.378 1,66 Đông Bắc xã Tam Lập 100,00 c. Khí hậu Huyện Phú Giáo thuộc vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa trung bình 2000 - 2500 mm/năm và phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm đến 80-90% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ trung bình cả năm 260C, số giờ nắng trung bình cả năm đạt 2.400-2.500 giờ/năm. Hướng gió thay đổi theo mùa, mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây Nam, tốc độ trung bình 3m/s và mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc, tốc độ trung bình đạt 3,5m/s. Độ ẩm của không khí trung bình trong năm khoảng 65-70%. d. Thủy văn Huyện Phú Giáo có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá phong phú. Hệ thống sông suối được cung cấp nước bởi con sông chính là Sông Bé, ngoài ra còn có một số sông suối khác. Các sông suối nhỏ này chủ yếu chỉ có nước trong mùa mưa, mùa khô thì hầu như không có nước, gây khó khăn cho sản xuất. Nước ngầm: Theo đánh giá chung, huyện Phú Giáo ở trong khu vực nghèo nguồn nước ngầm (mô ̣t phần các huyê ̣n Bến Cát, Phú Giáo và Bắc Tân Uyên), lưu lượng các giếng đào từ 0,05- 4,00 l/s; song do bề dày tầng chứa nước mỏng lại xuất hiê ̣n khá sâu nên khó khai thác, thực tế ở các xã An Bình, An Long nguồn nước ngầm rất hạn chế. e. Mẫu chất tạo đất của huyện Phú Giáo Nhiều nghiên cứu xác định rằng sự hình thành đất, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt đới ẩm, được quyết định bởi các yếu tố khu vực và được thể hiện đặc biệt ở mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần đá mẹ tạo đất và tính chất đất (Phan Liêu, 1987). Vì thế phải xem xét một cách khái quát tính chất của tập hợp đá mẹ tạo đất. Ở huyện Phú Giáo các loại đất được hình thành trên 2 mẫu chất chính: phù sa cổ và phù sa mới. - Phù sa cổ: gồm các trầm tích sông, biển hoặc hỗn hợp sông-biển có tuổi Pleistocene, phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và có đủ hoặc dư ẩm bề mặt trong khoảng thời gian nhất định cho phép các quá trình phá hủy khoáng sét và rửa trôi, tích tụ sét xảy ra, đã giữ lại một cách tương đối các cấp hạt cát, thịt trong các lớp bề mặt làm cho đất có màu xám – xám sáng chủ đạo được gọi là đất xám. Trong phạm vi huyện Phú Giáo, hầu như toàn bộ đất xám đều hình thành trên phù sa cổ với thành phần trầm tích thường là cát- bột- sét kaolin gắn kết yếu, có thể có cuội-sỏi hoặc kết von laterit mức độ và độ sâu khác nhau. Dựa vào đó, đất xám trên phù sa cổ ở huyện Phú Giáo được chia ra 02 loại: đất xám trên phù sa cổ (X) và đất xám glây (Xg). Những đất hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, có quá trình phá hủy khoáng sét, rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ và có sự Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 16 Lớp: CHQLĐĐ 2012 HVTH: Lê Đăng Long tích tụ tương đối sắt- nhôm trong đất nền (tầng B), làm cho đất có có các tông màu nâu vàng hoặc vàng đỏ chủ đạo, được xếp vào đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). - Phù sa mới: gồm trầm tích sông hiện đại tuổi Holocene. Thành phần trầm tích gồm sét- bột hoặc sét- bột- cát tỷ lệ khác nhau và có thể lẫn ít mùn thực vật. Đất hình thành trên loạt trầm tích này được xếp vào đất phù sa. Mối quan hệ giữa đá mẹ, mẫu chất đến loại đất và đến những tính chất cơ bản: Bảng 8: Mối quan hệ giữa đá mẹ- mẫu chất và tính chất đất Mẫu chất 1. Phù sa cổ (tuổi Pleistocene) 2. Phù sa mới (tuổi Holocene) Các loại đất phát sinh - Đất xám trên phù sa cổ (X) - Đất xám glây (Xg) - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) - Đất phù sa không được bồi (P). Đặc điểm thổ nhưỡng chính - Thành phần cơ giới nhẹ. - Cấu trúc viên, cục nhỏ, ít chặt. - Độ phì thấp; chua. - Tầng đất dày (X, Xg) )hoặc trung bình do có kết von (Fp). - Thành phần cơ giới trung bình. - Cấu trúc tảng mềm yếu, thường ít chặt. - Độ phì nhiêu trung bình. - Tầng đất rất dày. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội với quá trình phát triển và sử dụng tài nguyên đất a. Dân số – lao động Dân số toàn huyện đến năm 2010 có 83.413 người với 20.104 hộ, mật độ dân số 135 người/km2. Bình quân đất tự nhiên (6.519,1 m2/người) và bình quân đất nông nghiệp (4.923,6 m2/người) của huyện cao hơn rất nhiều so với bình quân toàn tỉnh. Toàn huyện có 35.517 lao động trong độ tuổi trong đó 33.085 lao động có việc làm ổn chủ yếu là lao động nông nghiệp 23.583 người (71.28%), lao động công nghiệp - xây dựng 4.179 người (12,63%) và lao động dịch vụ 5.323 người (16,09%). Bảng 9: Chỉ tiêu bình quân sử dụng đất huyện Phú Giáo Hạng mục I. Dân số Đơn vị tính người Huyện Phú Giáo Tỉnh Bình Dương 83.413 1.497.117 II. Hiện trạng sử dụng đất 1. Tổng DTTN ha 54.378,16 269.522 2. Đất nông nghiệp ha 41.070 201.173 3. Đất lâm nghiệp ha 6.424 12.519 4. Đất chuyên dùng ha 4.174 33.834 5. Đất ở ha 728 8.107 III. Chỉ số bình quân 1. Bình quân đất tự nhiên 2. Bình quân đất nông nghiệp 3. Bình quân đất lâm nghiệp m2/người 6.519,1 1.800,2 2 4.923,6 1.343,7 2 770,1 83,6 2 m /người m /người 4. Bình quân đất chuyên dùng m /người 500,4 225,9 5. Bình quân đất ở m2/người 87,2 54,1 Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiểu luận môn học: Đánh giá đất đai 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan