Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu thuyết oxford thương yêu của dương thụy dưới góc nhìn thể loại...

Tài liệu Tiểu thuyết oxford thương yêu của dương thụy dưới góc nhìn thể loại

.PDF
65
395
151

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN HUỲNH CHÍ NGHĨA MSSV: 6095800 TIỂU THUYẾT OXFORD THƯƠNG YÊU CỦA DƯƠNG THỤY DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Th.S.GV. BÙI THANH THẢO Cần Thơ, năm 2013 Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT VÀ TIỂU THUYẾT OXFORD THƯƠNG YÊU CỦA DƯƠNG THỤY 1.1. Sơ lược về tiểu thuyết 1.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm tiểu thuyết 1.1.1.1. Lịch sử hình thành tiểu thuyết 1.1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết 1.1.2. Đặc điểm của thể loại tiểu thuyết 1.2. Sơ lược về tác giả Dương Thụy và tiểu thuyết Oxford thương yêu 1.2.1. Vài nét về tác giả Dương Thụy 1.2.2. Vài nét về tiểu thuyết Oxford thương yêu CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TIỂU THUYẾT OXFORD THƯƠNG YÊU – TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI 2.1. Hiện thực đậm chất văn xuôi trong tiểu thuyết Oxford thương yêu 2.2. Tiểu thuyết Oxford thương yêu nhìn con người từ góc độ đời tư 2.3. Nhân vật trong tiểu thuyết Oxford thương yêu là những con người nếm trải tư duy Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT OXFORD THƯƠNG YÊU – TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI 3.1. Tiểu thuyết Oxford thương yêu đã xóa bỏ ranh giới giữa người trần thuật và nội dung trần thuật 3.2. Những yếu tố ngoài cốt truyện trong tiểu thuyết Oxford thương yêu 3.3. Bản chất tổng hợp của tiểu thuyết trong tiểu thuyết Oxford thương yêu PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiểu thuyết đã giành lấy cho mình một vị trí quan trọng trong nền văn học nhân loại. Tiểu thuyết có khả năng chứa đựng và phản ánh hiện thực rộng lớn tại cùng thời điểm sinh thành, hấp thu vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang của cuộc sống đời thường như hiện thực xã hội, số phận con người, lịch sử, đạo đức, chính trị, văn hóa,… Chính vì vậy, tiểu thuyết được xem là thể loại tối ưu để có thể khai thác tối đa các vấn đề về cuộc sống. Tìm hiểu văn học trong thời hiện đại với những bộn bề, đa dạng, nhiều màu sắc,… của xã hội nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng để thấy được những đóng góp của tiểu thuyết cho nền văn học là một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết. Ra đời năm 2007, tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy một lần nữa khẳng định sự thành công của nhà văn sinh vào năm 1975. Tác phẩm viết về chuyện tình của một cô gái du học sinh Việt Nam, Trần Vũ Thiên Kim với chàng trai người Bồ Đào Nha, Fernando Carvalho đã mang đến bao cảm xúc mới mẻ trong tình yêu. Chính chuyện tình lãng mạn vượt qua mọi thử thách này đã thu hút nhiều độc giả trong thời gian qua. Không dừng lại ở đó, tác phẩm còn có rất nhiều chi tiết, hình ảnh mà người đọc cần phải suy nghĩ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về quyển tiểu thuyết tình yêu này dưới góc nhìn thể loại. Vì vậy, để giúp hiểu rõ hơn về thể loại tiểu thuyết cũng như quyển tiểu thuyết Oxford thương yêu, chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy dưới góc nhìn thể loại” để tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm, vấn đề mà đến nay vẫn chưa một công trình nào nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Chúng tôi xin điểm qua một số bài viết liên quan đến tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy như sau: Một chuyên đề do Văn nghệ trẻ tổ chức và thực hiện, trong đó có bài viết của Nguyễn Thị Năm Hoàng với tiêu đề: “Tiểu thuyết và những ngã đường của khát vọng Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo trẻ”, tác giả đã điểm qua một số vấn đề liên quan đến tác phẩm như sau: “Bên cạnh một câu chuyện tình lãng mạn giữa Kim và Fernando còn là câu chuyện về khát vọng vượt thoát ra khỏi nỗi tự ti, mặc cảm, vượt thoát lên trên cảm giác bơ vơ lạc lõng của một “người trẻ đến từ một nước nhỏ xíu gần như không tên tuổi” giữa một trường đại học danh tiếng của thế giới, cổ kính, mênh mông và đầy thử thách. Cao hơn nữa, đó còn là khát khao vươn tới những đỉnh cao tri thức, xác lập một tư thế kiêu hãnh và niềm hăm hở được khẳng định, được cống hiến” [17]. Đúng như thế, tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy không chỉ có giới hạn về một tình yêu mà ẩn sâu trong cuốn tiểu thuyết còn đề cập đến nhiều vấn đề mà giới trẻ ngày nay đặc biệt phải quan tâm đó là: phải chiến thắng chính mình để còn nhanh mà hòa nhập vào cuộc sống ồn ào, vội vã của xã hội đầy biến động như ngày nay. Con người sống là phải biết vươn lên, biết học hỏi để có thể chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Có tri thức con người mới có thể phục vụ cho đất nước, nhất là đất nước đang trong thời kì hội nhập. Một bài nghiên cứu khác về tiểu thuyết Oxford thương yêu với tiêu đề: “Đi tìm sự lãng mạn đã từng bị lãng quên từ Oxford thương yêu” (theo CTO). Bài viết một lần nữa khẳng định: “Oxford thương yêu đơn giản chỉ là tiểu thuyết tình yêu lãng mạn được thể hiện bằng bút pháp trong trẻo, dễ thương” [16]. Đúng thực như thế, chuyện tình yêu của cô sinh viên du học, Thiên Kim với chàng trai người Bồ Đào Nha, Fernando Carvalho mới nghe qua tưởng chừng không có gì để nói. Tuy nhiên, bằng ngòi bút chắc, khỏe, pha chút hồn nhiên, Dương Thụy đã xây dựng được nhiều tình huống vô cùng hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn,… và qua đó đã mang độc giả đến với bao cảm xúc mới mẻ trong tình yêu. Bên cạnh đó, bài viết còn nói lên nhiều thứ mà cuốn tiểu thuyết này đã khiến nhiều người tìm đọc như: “Người đọc đủ tỉnh táo để hiểu rằng Oxford thương yêu đang dẫn dắt người đọc vào một thế giới nhiều mộng mơ, hoàn mỹ và khó xảy ra trong thực tế” hay “bị thu hút bởi không gian, chi tiết, văn phong lãng mạn, trẻ trung của tác phẩm” [16]. Những ai khi đã đọc xong tiểu thuyết Oxford thương yêu đều có được những cảm giác này. Cái đẹp của Oxford được nhắc đến trong tác phẩm, vẻ đẹp của xứ sở sương mù mang đến nó vẫn còn âm vang mãi trong lòng độc giả. Hay sự cổ kính của thành phố Lisbon, đất nước Bồ Đào Nha luôn ám ảnh người đọc, họ luôn mong muốn một lần được đặt chân đến đất nước có nhiều viện bảo tàng này. Hay một New York sôi động đầy lôi cuốn. Không dừng Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo lại ở đó, người đọc còn cảm nhận từ Oxford thương yêu “sự tỉnh táo, tinh thần cầu thị, cởi mở và niềm đam mê đi khắp thế giới của giới trẻ ngày nay”. [16] Với tiểu thuyết Oxford thương yêu, Ánh Hường cũng đã có một bài viết nói về cách hành văn mà Dương Thụy đã dùng để viết tác phẩm, cụ thể như sau: “Cái hay của nhà văn trẻ Dương Thụy chính là cách viết nhẹ nhàng nhưng hài hước, đối đáp thông minh, khiến người đọc không phải chỉ đọc vì tò mò, mà hào hứng theo từng tình tiết của một cô gái Việt vừa thông minh vừa nhỏng nhẽo với một anh chàng siêng năng, giỏi giang và hết sức tinh tế. Tình yêu không phân biệt chủng tộc, đó cũng là sự nhận xét khác biệt của người trẻ với các bậc cha mẹ. Nhưng đó không hoàn toàn là khó khăn để vượt qua khi mà cả hai con tim đều không thể rời xa nhau” [18]. Đúng như Ánh Hường đã nhận định, tình yêu là một cái gì đó thiêng liêng mà chúng ta khó có thể cắt nghĩa được. Dù biết chuyện tình mình sẽ gặp không ít rào cản nhưng Thiên Kim và Fernando Carvalho đều không bỏ cuộc, họ không cho đó là khó khăn, trở ngại mà chỉ xem đó như là thử thách của tình yêu mà hai người cần phải cùng nhau vượt qua để có một kết thúc có hậu. Tình yêu, hôn nhân và gia đình là việc trọng đại của con người. Cuộc sống sau hôn nhân của Kim cũng là những ước mơ của rất nhiều người. Tình yêu thật sự nó sẽ vượt qua tất cả để mang con người đến với nhau, đưa họ đến với những bến bờ hạnh phúc. Bên cạnh đó, Nguyễn Đông Thức cũng có một bài viết về Oxford thương yêu của Dương Thụy nhưng chủ yếu về góc độ nội dung của tác phẩm, bài viết với tiểu đề: “Dương Thụy và... một chuyện tình hiếm hoi”, đó là chuyện tình của một cô gái du học sinh Việt Nam tên Thiên Kim với người ngoại quốc, anh chàng người Bồ Đào Nha tên Fernando Carvalho. Tình yêu của hai nhân vật trong quyển tiểu thuyết này không có gì là lạ lẫm nhưng chính rào cản về định kiến đã khiến họ có những giây phút hồi họp, lo âu,… bên cạnh đó, họ cũng gặp không ít những trắc trở để có thể đến được với nhau. Theo nội dung mà bài viết này mang lại, tác giả nói đây là một chuyện tình hiếm hoi, hiếm hoi là bởi vì cuộc tình này mang đến nhiều cách nhìn nhận khác nhau từ họ. Hai người ở hai nơi hoàn toàn khác nhau, thế mà tình yêu đã kéo họ về bên nhau, họ đã sang lấp hết tất cả những rào cản, định kiến, ngôn ngữ, phong tục tập quán, vị trí địa lí,… để xây dựng nên Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo một tình yêu đẹp, một hạnh phúc vĩnh cửu. “Chuyện tình xảy ra ở xứ sở sương mù này đầy chất sống động và ướt át, đặc biệt là đầy nữ tính...”. [19] Tóm lại, đã có một số bài viết về tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy. Tuy nhiên, những bài viết trên chỉ xoay quanh về mặt nội dung, nghệ thuật,… mà chưa có một bài viết nào đi sâu vào nghiên cứu về mặt lí luận, đặc biệt là nghiên cứu tác phẩm dưới góc nhìn thể loại. Chính vì thế, chúng tôi nghiên cứu tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy dưới góc nhìn thể loại nhằm tạo nên điều mới mẻ hơn cho tác phẩm. 3. Mục đích nghiên cứu Dựa vào nền tảng cơ sở Lí luận văn học, chúng tôi tìm hiểu tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy dưới góc nhìn thể loại để thấy được đóng góp của tác phẩm về mặt nội dung cũng như về mặt nghệ thuật. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy dưới góc nhìn thể loại”, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu tác phẩm về mặt nội dung, cũng như về mặt nghệ thuật dưới góc nhìn thể loại, cụ thể hơn là các đặc điểm của thể loại tiểu thuyết. 5. Phương pháp nghiên cứu Để có thể tìm hiểu rõ ràng và cụ thể tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp, cụ thể như sau: Phương pháp loại hình: Phương pháp này có chức năng nhận diện các nhân vật có trong tác phẩm Oxford thương yêu. Qua đó xác định được tính chất và ý nghĩa của tác phẩm. Đồng thời tìm ra những đặc điểm tiêu biểu của thể loại tiểu thuyết, đặc biệt dưới góc nhìn thể loại. Phương pháp phân tích: Phương pháp này dùng để phân tích các ảnh hưởng của thể loại tiểu thuyết trong tác phẩm Oxford thương yêu. Qua đó nói lên những ảnh hưởng của tác phẩm về mặt thể loại trong nền tiểu thuyết hiện đại. Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo Phương pháp tổng hợp: Sau khi sử dụng các phương pháp vừa nêu trên, chúng tôi tiến hành tổng hợp lại để thấy được những đóng góp tích cực của tác phẩm dưới góc nhìn thể loại cùng những đóng góp mà tác phẩm mang lại cho cuộc sống ngày nay. Sau đó, chúng tôi tiến hành tổng hợp lại những vấn đề về mặt nội dung cũng như về mặt nghệ thuật mà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo SƠ LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT VÀ TIỂU THUYẾT OXFORD THƯƠNG YÊU CỦA DƯƠNG THỤY 1.1. Sơ lược về thể loại tiểu thuyết 1.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm tiểu thuyết 1.1.1.1. Lịch sử hình thành tiểu thuyết Hình thành từ thế kỉ XIX, cho đến nay, tiểu thuyết đã chiếm giữ một vị trí then chốt trong nền văn học nhân loại với tính năng vượt trội của nó. Lịch sử hình thành tiểu thuyết là cả một quá trình kéo dài từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Tiểu thuyết xuất hiện rất sớm từ Châu Âu vào thời kì cuối cùng của nền nghệ thuật cổ đại Hi Lạp huy hoàng. Con người với các vấn đề về số phận, đời tư luôn được quan tâm, khai thác của các nhà văn lúc bấy giờ. Tiểu thuyết đã trở thành thể loại đáp ứng được nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống của con người. Chính điều đó đã mang đến những điều mới lạ trong nội dung của các tác phẩm văn học. Bêlinxki đã từng nhận định: “Vận mệnh của con người, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân được ý thức… đời sống cá nhân bất luận như thế nào cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hi Lạp, nhưng lại có thể là nội dung của tiểu thuyết” [5; tr.185]. Nội dung chính của tiểu thuyết chủ yếu chỉ xoáy sâu vào đời sống cá nhân của con người, những đời tư với nhiều biến đổi trong cuộc sống con người. Khi mới xuất hiện, tiểu thuyết chủ yếu là sự đơn giản về đề tài, nội dung, nghệ thuật xây dựng nhân vật,… Tiểu thuyết thời Trung cổ với hai mảng đề tài lớn là phiêu lưu và ái tình. Nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là những trang hiệp sĩ phiêu lưu qua nhiều nơi để rồi lập nên những chiến tích vĩ đại. Bước sang thời đại Phục hưng (XIV – XV), tiểu thuyết đã có bước phát triển mới khi có sự xuất hiện của mầm mống tư bản chủ nghĩa. Nội dung tiểu thuyết thời kì này không còn những yếu tố li kì nữa mà thay vào đó là sự phức tạp của xã hội. Tiểu thuyết không chỉ dừng lại mô tả về con người, về một cá nhân mà là cả một hiện thực rộng lớn với ý thức phê phán rất cao. Giai đoạn này cũng là Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo giai đoạn được coi như bước tiến quan trọng trong việc hình thành thể loại tiểu thuyết thế kỉ XIX. Thành công của tiểu thuyết trong giai đoạn này không phải là việc tiểu thuyết phản ánh hiện thực một cách đầy đủ và trọn vẹn mà là việc khắc họa được những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Những thiên tài như: Bandắc, Huygo, L.Tônstôi,… đều đã thành công khi xây dựng các nhân vật của mình trong các hoàn cảnh điển hình để qua đó phản ánh một cách đúng đắn hiện thực của xã hội đương thời. Bước sang thế kỉ XX, trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện, tiểu thuyết đã đặt số phận của mình với số phận của giai cấp, nhân dân và của dân tộc,… với các tên tuổi như: M.Gorki, Sôlôkhốp, A.Tônxtôi,… đã cho ra đời những bộ tiểu thuyết đồ sộ góp phần tạo nên sự thành công của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học nhân loại. Ở phương Đông, tiểu thuyết có lịch sử hình thành riêng của nó. Tiểu thuyết Trung Quốc xuất hiện sớm ở thời kì Ngụy Tấn (III – IV), thời kì này xuất hiện dưới dạng chi quái, chi nhân. Đến thời Đường, tiểu thuyết có phát triển hơn, xuất hiện thể loại tiểu thuyết truyền kì, thời Tống, tiểu thuyết lại xuất hiện thêm thoại bản,… Sự thành công rực rỡ của thể loại với các bộ tiểu thuyết mà đến thời đại ngày nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị như: Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung, Thủy Hử - Thi Nại Am, Tây du kí - Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai - Tiếu Tiếu Sinh,… hay với những bộ tiểu thuyết khai thác khía cạnh đời tư và đạo đức con người như: Chuyện làng Nho - Ngô Kính Tử, Hầu lâu mộng Tàu Tuyết Cần,… ở thời Minh – Thanh. Có thể nói thời Minh – Thanh, tiểu thuyết đã kết tinh đầy đủ mọi tinh hoa truyền thống nền văn xuôi Trung Quốc. Nó đã khai thác đầy đủ các góc độ về lịch sử, thời đại và luôn cả đời tư con người. Ở Việt Nam, thể loại tiểu thuyết có phần xuất hiện muộn hơn nhưng mầm mống tiểu thuyết đã có từ rất lâu (thế kỉ XIV – XVI) với các sáng tác như: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tông di cảo, Truyền kì mạn lục,… Mãi đến thế kỉ XVIII mới xuất hiện thiên tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái, đã đánh dấu bước phát triển của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học nước nhà. Nó đã đi sâu vào khai thác khía cạnh con người với góc độ đời tư. Sang đến thế kỉ XX, mà cụ thể giai đoạn 1930 – 1945 với tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn viết bằng chữ Quốc ngữ đã đưa thể loại Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo tiểu thuyết Việt Nam phát triển ngày càng hoàn chỉnh hơn, khẳng định vị thế của thể loại trong nền văn học dân tộc. 1.1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết Lịch sử hình thành tiểu thuyết đã tạo nên cái nhìn tổng thể về thể loại này. Khi ta nắm vững được nguồn gốc thể loại thì vấn đề về khái niệm thể loại cũng rõ ràng hơn. Trong Lí luận văn học - Hà Minh Đức (chủ biên) đã có trình bày định nghĩa về tiểu thuyết như sau: “Là một thể loại tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục,…” [5; tr.184]. Hay Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) định nghĩa như sau: “Tiểu thuyết là thể loại tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức, xã hội miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [6; tr.268]. Nhận ra tính ưu việt của tiểu thuyết cùng với những đóng góp mà thể loại này mang lại trong các sáng tác văn chương. Trong Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ biên), ông đã có nhận định về thể loại này như sau: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [8; tr.387]. Trong 150 thuật ngữ văn học - Lại Nguyên Ân cũng đưa ra chủ kiến của ông về tiểu thuyết như sau: “Tác phẩm tự sự, trong đó trần thuật tập trung vào số phận cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách” [1; tr.313]. Tóm lại, tiểu thuyết là loại hình văn học thuộc thể loại tự sự có dung lượng lớn. Nó phản ánh một cách đầy đủ nhất hiện thực xã hội cũng như số phận của những con người trong xã hội đó. Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo 1.1.2. Đặc điểm của thể loại tiểu thuyết Tiểu thuyết có sức chứa hiện thực rộng lớn. Đặc điểm này được coi là một đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết. Là thể loại tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng chứa đựng và phản ánh hiện thực rộng lớn cả về bề rộng của không gian lẫn chiều sâu của thời gian, nó giúp cho nhà văn có thể đi sâu khai thác các vấn đề hiện thực cuộc sống đến mức tối đa, với những bộn bề vốn có của con người, xã hội. Đây là một lợi thế giúp cho người đọc hình dung cả một xã hội với tất cả những biến động trong một bối cảnh nhất định, từ những vấn đề về triết lí, đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan,… đến những vấn đề về khoa học, chính trị, nghệ thuật,… Tất cả đều được gói gọn trong phạm vi một quyển tiểu thuyết. Chính vì đặc điểm này, tiểu thuyết được xem như cuốn “bách khoa toàn thư” về cuộc sống, con người, về các mặt của đời sống xã hội,… Những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tấn trò đời - Bandắc, Tội ác và hình phạt - Đôxtôiepxki, Chiến tranh và hòa bình L.Tônxtôi, Trăm năm cô đơn - Máckét,… là những minh chứng hùng hồn cho đặc điểm này của thể loại tiểu thuyết. Qua bộ tiểu thuyết Tấn trò đời, Bandắc được xem như là người thư kí trung thành của thời đại mà ông đang sống. Một hiện thực rộng lớn với tất cả những bộn bề của xã hội đều được Bandắc đưa vào tác phẩm nhằm để phản ánh với rất nhiều biến động. Không những thế, tiểu thuyết còn đi sâu vào khai thác số phận của con người với rất nhiều vấn đề khác nhau. Mỗi một cuộc đời là một khía cạnh để tiểu thuyết đi sâu vào khai thác. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết rất đa dạng và phức tạp. Chính điều này đã làm cho tiểu thuyết trở nên gần gũi hơn với cuộc sống đời thường. Tiểu thuyết nhìn con người từ góc độ đời tư. Đây là một đặc điểm tiêu biểu của tiểu thuyết bởi tiểu thuyết thường quan tâm tới con người từ góc độ đời tư, số phận cá nhân, tình yêu và bi kịch cuộc sống rất chân thật, gần gũi với những hoàn cảnh, tính cách và số phận khác nhau. Tiểu thuyết được hình thành khi nền tảng nghệ thuật của Hi Lạp cổ đại chấm dứt thời đại huy hoàng của nó. Số phận con người được sự quan tâm của các nhà văn. Các vấn đề về tình yêu, hôn nhân, gia đình,… đều được đưa vào tiểu thuyết bằng cả thái độ trân trọng, xót thương. Về phương diện nhà văn, nhân vật là nơi để họ gửi gắm những thông điệp riêng về đời sống xã hội. Về phía người tiếp nhận (độc giả), nhân vật là nơi tháu gỡ, giải mã các vấn đề quan trọng mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Đời tư của Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo con người được nhà văn khai thác ở rất nhiều khía cạnh khác nhau xen lẫn giữa những cái chính diện lẫn cái phản diện, cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc, cái phi thường lẫn cái tầm thường,… Yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng, chất sử thi càng đậm đà. Từ góc nhìn đời tư, nhà văn có thể đi sâu hơn khai thác vấn đề của đời sống hiện thực một cách đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất, bao quát nhất. Con người ở đây có thể là con người do nhà văn sáng tạo ra, mang tính chất lãng mạn hay cũng chính là những “nguyên mẫu” trong đời sống ngày thường được nhà văn hư cấu, sáng tạo thêm để làm thành những nhân vật trong tác phẩm của mình. Con người ở đây có thể là nạn nhân của xã hội, cũng có thể là chủ nhân của lịch sử đủ để làm chủ vận mệnh của mình. Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái đã tái hiện một bức tranh sinh động của một thời đất nước ta bị phân tranh, tái hiện đầy đủ nhất bức tranh xã hội rộng lớn với nhiều biến cố lịch sử dữ dội, nhiều nhân vật điển hình như vua Lê, chúa Trịnh đã làm cho biết bao nhiêu người dân phải gánh chịu cảnh lầm than về cuộc đời. Nhân vật trong tiểu thuyết là những con người nếm trải tư duy. Là một hình thức tự sự cỡ lớn, nhân vật là nhân tố quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm. Nhân vật trong tiểu thuyết được đặt vào những hoàn cảnh khác nhau để họ nếm trải cuộc đời rồi sau đó tự họ nhận ra và trưởng thành về suy nghĩ, hành động, nhận thức, tâm lí,… Đặc điểm của tiểu thuyết là sức chứa rộng lớn và phản ánh hiện thực tỉ mỉ theo từng bước đi của nhân vật. Nói một cách dễ hiểu là chính cuộc đời sẽ dạy nhân vật trong tiểu thuyết trưởng thành. Cũng giống như nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Sau bao nhiêu bất hạnh về cuộc đời Chí mới tìm thấy được tình thương từ một người đàn bà dở hơi. Chí thức tỉnh hoàn toàn và hắn nhận ra cuộc đời vẫn còn nhiều niềm vui và hạnh phúc. Chí hăm hở sống cuộc sống của con người lương thiện. Chí muốn được sống lương thiện như bao người khác. Để rồi bị Thị Nở từ chối tình yêu của Chí, Chí nhận ra một điều cuộc sống hiện tại không dung chứa cuộc đời hắn. Chỉ còn một cách duy nhất là Chí Phèo phải giết chết kẻ đã gây ra cho hắn những đau khổ này. Cuối tác phẩm là hình ảnh Chí Phèo dùng dao đâm chết Bá Kiến rồi hắn tự sát. Chí Phèo là một con người nếm trải tư duy, quá trình nhận thức của Chí Phèo trải qua một thời gian khá dài, tính logic của tác phẩm cũng được chú trọng nhằm tạo nên tính phù hợp trong tư duy của Chí. Để có thể miêu tả quá trình nhận thức của Chí Phèo, Nam Cao đã phải rất chú trọng trong việc miêu tả tâm Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo lí nhân vật. Khi nhà văn muốn xây dựng con người nếm trải tư duy thì yếu tố miêu tả tâm lí nhân vật là yếu tố không thể thiếu. Vì khi khắc họa được tâm lí nhân vật, người đọc mới có thể nhận ra quá trình nhận thức của nhân vật. Con người trong tiểu thuyết là con người gắn liền với hoàn cảnh, nếu tách họ khỏi hoàn cảnh thì con người không có đời sống nội tâm, không có sự nếm trải tư duy dẫn đến con người không có quá trình nhận thức. Khác với các nhân vật trong các thể loại khác, nhân vật trong tiểu thuyết được miêu tả “tỉ mỉ đến mức chi tiết những bước đi của số phận” [5; tr.192]. Con người trong tiểu thuyết là những con người rất gần gũi với đời sống. Nhân vật trong tiểu thuyết được miêu tả một cách đầy đủ, toàn diện và rất chi tiết. Chất văn xuôi tạo nên tính đa dạng về màu sắc thẩm mĩ trong tiểu thuyết. Chất văn xuôi tức là tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Các góc cạnh của cuộc sống cần phải được diễn tả một cách đầy đủ như nó vốn có chứ không phải nó cần phải có. Nó là sự hòa trộn giữa những giá trị khác nhau của sự vật, hiện tượng, là những con người thực trong cuộc sống đời thường với mọi yếu tố ngổn ngang của cuộc đời để sau đó là những hình ảnh muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Như Hêghen đã từng nhận xét: “Tiểu thuyết theo ý nghĩa hiện đại, giả thuyết phải có một hiện thực đã thành văn xuôi làm tiền đề cho nó” [3T2; tr.100]. Không giống với các thể loại khác, tiểu thuyết không chứa cái cao cả, phi thường của thể loại anh hùng ca, cái thi vị, lãng mạn của thể loại trữ tình,… mà tiểu thuyết chỉ chứa đựng và phản ánh hiện thực khách quan với đầy đủ tính chất phức tạp, đa dạng. Theo Hà Minh Đức: “Tính chất văn xuôi, vì vậy, trở thành đặc trưng tiêu biểu cho thể loại” [5; tr.196]. Chính những yếu tố đời thường mà chất văn xuôi mang lại đã tạo nên tính đa dạng về màu sắc thẩm mĩ trong tiểu thuyết. Cái bộn bề của xã hội đã tạo nên màu sắc thẩm mĩ với tất cả những cái bi cái hài, cái đẹp cái xấu, cái cao cả lẫn cái thấp hèn,… Mỗi một loại hình văn học đều chứa đựng một màu sắc thẩm mĩ. Tuy nhiên, không giống với các loại hình khác, tiểu thuyết là một thể loại pha trộn tất cả các màu sắc thẩm mĩ, là sự đan xen giữa “cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái thiện lẫn cái ác, cái bi lẫn cái hài, cái đẹp lẫn cái xấu,…” [5; tr.196]. Qua đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chính tính chất văn xuôi đã tạo nên tính đa dạng về màu sắc thẩm mĩ trong tiểu thuyết. Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo Tính lí tưởng tạo nên tính “bịa đặt” trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết ra đời trước những thay đổi to lớn của xã hội, đặc biệt tiểu thuyết luôn quan tâm đến số phận con người. Một con người ngoài xã hội đi vào tiểu thuyết với những ngổn ngang của cuộc sống. Chính cuộc đời của các nhân vật với những bộn bề về đời sống đã tạo nên tính lí tưởng của tiểu thuyết. Khi độc giả đọc cuốn tiểu thuyết thì người ta hay nói “cuộc đời anh ấy hoặc chị ấy là một quyển tiểu thuyết” [8; tr.280]. Qua đây, chúng ta cũng đã thấy độc giả luôn rất quan tâm đến số phận của các nhân vật trong một quyển tiểu thuyết mà họ đọc. Người đọc luôn đòi hỏi một quyển tiểu thuyết phải phản ánh một cách chân thực nhất cuộc đời nhưng bên cạnh đó họ cũng đòi hỏi có một vài yếu tố nào đó mang tính chất lí tưởng. Cái đúng những cảnh đời thực lại là những cái cao cả, đẹp đẽ tác động đến tình cảm của người đọc làm người ta say mê, rung động trước một cuốn tiểu thuyết. Các nhà văn luôn gửi gắm trong các sáng tác của mình những lời kêu gọi. Lời kêu gọi ấy chính là tính lí tưởng của tiểu thuyết. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Từ Hải nhằm nói lên cái lí tưởng lớn lao của mình. Ông như gửi gắm vào người “Vai năm tất rộng, thân mười thước cao” này cái lí tưởng chọc trời, khuấy nước để nói lên thái độ của ông trước những bất công mà chế độ phong kiến mang lại. Khi nhà văn bắt tay vào việc xây dựng một nhân vật thì bao giờ họ cũng có sự kết hợp hài hòa giữa vốn sống và năng lực hư cấu sáng tạo của mình để có thể xây dựng nên một nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Vì vậy, “hư cấu nghệ thuật là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết” [5; tr.193]. Nhà văn không có thể chỉ lấy những “nguyên mẫu” ngoài cuộc sống rồi đưa vào từng trang viết một cách tự nhiên mà không cần phải “thêm thắt, bịa đặt” bất cứ một cái gì. Những thiên tài như: M.Gorki, L.Tônxtôi, Đôxtôiepxki, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức,… cùng hàng ngàn tên tuổi lừng danh với rất nhiều tác phẩm để lại cho hàng ngàn độc giả, sống mãi với thời gian họ cũng cần phải hư cấu trong chính các trang văn của mình. Do đặc thù của tiểu thuyết là gắn với đời sống thực tại nên người viết đã sử dụng những “con người thật” làm nhân vật. Nhưng chưa bao giờ một nhà văn nào mang chính “con người thật” đó vào mà không cần gọt giũa cho đẹp hơn, vừa vặn với khuôn hình mà họ đã tạo sẵn trong từng trang viết. So với các thể loại khác, tiểu thuyết đã mở rộng tối đa đến mức vô cùng cho những khả năng hư cấu và sáng tạo của nhà văn. Với những con người rất cụ thể trong một xã hội cụ thể nào Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo đó của làng Mùi, Lỗ Tấn đã xây dựng thành công nhân vật AQ để rồi dựa vào đó mà người ta có thể biết được hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ nó như thế nào. Hay nhân vật Thứ của Nam Cao trong Sống mòn cũng là một nguyên mẫu, con người thật của chính nhà văn. Nhưng qua từng trang viết chúng ta có ai biết được cụ thể, rõ ràng nhà văn đang nói đến mình hay là cứ nghĩ đây chỉ là số phận chung của hàng ngàn người cùng cảnh ngộ như vậy, cụ thể là giai cấp trí thức tiểu tư sản. “Về nguyên tắc, tiểu thuyết hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu” [5; tr.193]. Trong vô ngàn con người trong đời sống, nhà văn có thể lấy người này một ít người kia một ít sau đó kết hợp lại để làm nên nhân vật của mình. L.Tônxtôi đã từng nói: “Cần phải quan sát nhiều người cùng loại với nhau để xây dựng một kiểu người nhất định”, “nếu miêu tả một con người mà chỉ lấy một người thật làm mẫu thì kết quả sẽ là một cái gì đơn nhất, ngoại lệ và không thú vị” [8; tr.391]. Rõ ràng với tiểu thuyết, “hư cấu nghệ thuật là yếu tố bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn” [5; tr.194]. Tóm lại, tính chất lí tưởng nó đã chi phối luôn tính chất hư cấu trong tiểu thuyết. Tính “đoản thiên” và những yếu tố ngoài cốt truyện trong tiểu thuyết. Nếu xét về số lượng trang viết thì số lượng trang viết của tiểu thuyết đa phần sẽ nhiều hơn so với truyện ngắn, truyện vừa và các thể loại khác. Nếu tiểu thuyết đơn thuần chỉ có như vậy thì nó sẽ không thể phát triển và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền văn học nhân loại. Bản chất của tiểu thuyết là dành vào việc phản ánh cuộc sống đời thường với rất nhiều biến động của xã hội dẫn đến những thay đổi. “Cốt truyện đóng vai trò chủ yếu cùng với nhân vật. Mọi yếu tố nhân vật được tổ chức sát với sự vận động của cốt truyện và tính cách, hầu như không có gì “thừa”, tất cả nằm trọn trong cái quan hệ nhân quả” [8; tr.392]. Không giống với các thể loại khác, tiểu thuyết có thể chứa đựng tất cả những cái “thừa”. Qua những cái “thừa” như thế, tiểu thuyết mới có thể khái quát một cách đầy đủ nhất những suy tư của tác giả về mọi thứ xung quanh, về con người và có thể diễn tả đầy đủ thái độ, tình cảm của nhân vật, về mối quan hệ của nó với tất cả sự tồn tại toàn bộ về con người. Cũng chính vì vậy mà những tác phẩm như: Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố,… đều được xem như là một “truyện vừa” hay ngay cả Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được xem như là một “truyện vừa” vì nó chưa thật khái quát về những suy tư, trăn trở của nhà văn về các vấn đề của con người cũng như của xã Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo hội. Câu chuyện chỉ chú trọng xung quanh nội dung cốt truyện nên những tác phẩm này chủ yếu là những truyện vừa không hơn không kém, chính vì thế nó mang tính đoản thiên. Tuy nhiên, Sống mòn của Nam Cao lại được xem là một quyển tiểu thuyết. Nhân vật Thứ trong Sống mòn đã có rất nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống, nghề nghiệp, về đồng nghiệp, về miếng ăn, về bạn bè hay về những người thân trong gia đình mình. Nhân vật trong tiểu thuyết phải là con người nghĩ về nhiều thứ trong cuộc sống, phải có những “trăn trở” về xã hội và về chính bản thân mình. Những quyển tiểu thuyết xây dựng được những nhân vật như vậy mới được xem là thành công về mặt thể loại. Vì là một thể loại có dung lượng lớn nên tiểu thuyết có khả năng chứa đựng những cái “thừa” mà qua những cái ngoài cốt truyện mới giúp nhà văn lí giải tường tận những vấn đề về con người, lịch sử, xã hội, những yếu tố về không gian, thời gian, triết lí, nhân sinh quan,… Những thứ ngoài cốt truyện này thì thể loại truyện ngắn cũng như truyện vừa là không cần thiết vì không có liên quan gì đến nội dung câu truyện được đề cập đến trong tác phẩm. Tuy nhiên với tiểu thuyết những yếu tố đó là rất cần thiết để tạo nên cái hay trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi những yếu tố được xem là “thừa” nhưng nó lại mang đến sức lôi cuốn cho tác phẩm và cũng chính vì thế mà Vỡ bờ được coi là một quyển tiểu thuyết. Cảnh “những người phụ nữ yếu đuối, mảnh khảnh cầm càng xe ba gác chở gỗ nặng nề xiên xẹo lao ầm ầm xuống dốc cầu Long Biên. Chỉ cần một phút sẩy chân là con người tan xác dưới bánh xe, nhưng người ta vẫn sống dũng cảm và sáng tạo; hay một em bé chừng bốn năm tuổi bị bệnh bại liệt teo cả đôi chân, nhưng để được chơi, nó đã phải trèo qua bậc cửa cao hơn nó để ra ngoài sân. Nó lấy hết gân sức đu người lên cái bậc cửa ghê gớm ấy, úp bụng xuống nghỉ lấy hơi, rồi lại quay người, lấy tay cầm đôi chân teo lủng lẳng vắt qua bên kia bậc cửa, xong lại thả mình ra ngoài,…” [8; tr.393]. Qua những hình ảnh được miêu tả, tác giả đã gửi gắm những thông điệp vô cùng quan trọng vào trong tác phẩm của mình, cũng như những triết lí về đời sống, con người và xã hội. Đó là ý chí và nghị lực của con người. Có được những thứ đó con người sẽ chiến thắng tất cả, chiến thắng cả bản thân mình. Chính những yếu tố “thừa” nó đã làm cho chất tiểu thuyết đậm nét hơn, những triết lí về con người, cuộc sống và nhiều vấn đề khác được cụ thể, rõ ràng và mang đậm dấu ấn của nhà văn. Đồng thời nhờ những yếu tố ngoài cốt Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo truyện đã tạo nên tính linh hoạt, sinh động trong cách kể chuyện, cũng nhờ thế nên giọng điệu kể chuyện cũng được thay đổi một cách linh hoạt. Tiểu thuyết đã xóa bỏ ranh giới giữa người trần thuật và nội dung trần thuật. Đây cũng được xem là một đặc trưng quan trọng của tiểu thuyết. Nếu như trong thể loại anh hùng ca, khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật là một khoảng cách rất lớn hay còn được gọi là khoảng cách anh hùng ca. Người kể chuyện đôi lúc đã dùng khoảng cách này để thể hiện sự tôn sùng đồng thời mang tính chất ngợi ca, kính nể. Không giống với thể loại anh hùng ca, tiểu thuyết là thể loại phản ánh cuộc sống rất đời thường. Chính vì thế, người kể chuyện trong tiểu thuyết tiếp cận nhân vật của mình một cách thân mật, gần gũi, thân tình thậm chí tác giả có thể suồng sã. Quan điểm tiếp cận nhân vật không kể thuộc thứ hạng nào trong xã hội đã tạo nên tính gần gũi của tiểu thuyết với cuộc sống. Trong tiểu thuyết, nhân vật được kể lại bằng chính kinh nghiệm, vốn sống của chính tác giả. Cách tiếp cận nhân vật theo quan điểm này không làm cho nhân vật trở nên tầm thường, trái lại càng làm cho nhân vật thật hơn, đời thường hơn. Người kể chuyện không dùng cái nhìn từ trên xuống nữa mà khoảng cách ấy đã được xóa bỏ hoàn toàn. Không giống như truyện ngắn, người kể chuyện đứng ngoài quan sát, đồng thời cũng như là người biết hết, thấy hết tất cả mọi việc rồi sau đó kể lại. Trong tiểu thuyết, người kể chuyện và nhân vật như hòa làm một, tác giả đã trao ngòi bút của mình cho nhân vật để họ mặc sức mà viết lấy về mình. Vì vậy, giọng điệu của tiểu thuyết thay đổi một cách linh hoạt. Bản chất tổng hợp của tiểu thuyết. Nhờ dung lượng lớn và phản ánh cuộc sống rất đời thường nên tiểu thuyết có khả năng dung nạp tất cả các lĩnh vực như: “thơ, kí, kịch, và khả năng tổng hợp các thủ pháp nghệ thuật của các loại hình lân cận như: hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh,…” [5; tr.196]. Đọc những pho tiểu thuyết ta thường hay bắt gặp trong đó những rung động tinh tế của thơ, tiểu thuyết bỗng trở thành những bài thơ trữ tình sâu lắng, nhẹ nhàng với những câu chữ mượt mà. Kịch xuất hiện trong tiểu thuyết với những xung đột gay gắt được đưa đến cao trào, sau đó là màn giải quyết những xung đột rồi dẫn đến tháu nút. Những mảng hiện thực nóng hổi của thời đại là đặc trưng của thể loại kí cũng tìm thấy chúng xuất hiện làm cho tiểu thuyết có thêm màu sắc của tính hiện Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo thực. Hay những đường nét của hội họa cũng góp phần thêm vào bức tranh sống động của thể loại tiểu thuyết. Cùng với những âm thanh trầm bổng du dương vang ra từ những phím đàn của các bậc thầy về thể loại âm nhạc. Tất cả hòa quyện vào nhau để cùng nhau tạo nên tính tổng hợp của thể loại tiểu thuyết. Bản chất tổng hợp của tiểu thuyết được khẳng định với các tên tuổi lừng danh như: L.Tônxtôi với tiểu thuyết sử thi - tâm lí, Đôxtôiepxki với tiểu thuyết tâm lí hay với tiểu thuyết sử thi - trữ tình của Sôlôkhốp,… 1.2. Sơ lược về tác giả Dương Thụy và tiểu thuyết Oxford thương yêu 1.2.1. Vài nét về tác giả Dương Thụy Dương Thụy sinh năm 1975 tại Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, tên thật là Dương Thụy Phương Khanh. Sinh trưởng trong một gia đình hiếu học, có năng khiếu viết văn và sở thích viết văn nên Dương Thụy đã đến với đọc giả lứa tuổi thanh thiếu niên qua truyện ngắn Búp bê băng giá khi tác giả còn là học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (Thành phố Hồ Chí Minh). Dương Thụy hiện là một cây bút nữ có tiếng ở trong nước. Chị nổi tiếng với tác phẩm Oxford thương yêu với mức tái bản trong hai năm là mười lần, với tổng đầu sách là 41.500 bản. Có thể nói Dương Thụy là một nhà văn tiêu biểu cho thế trẻ với các sáng tác chính như: - Năm 1997: Dấu lặng trong điệp khúc (NXB Văn Nghệ). - Năm 1999: Người thổi kèn (NXB Kim Đồng). - Năm 2002: Hai người đến từ phương xa (NXB Kim Đồng). - Năm 2003: Con gái Sài Gòn (NXB Trẻ). - Năm 2004: Cắt đuôi (NXB Kim Đồng), Bồ câu chung mái vòm (NXB Trẻ). - Năm 2005: Hành trình của những người trẻ (NXB Trẻ). - Năm 2007: Oxford thương yêu (NXB Trẻ). Luận văn tốt nghiệp CBHD: Th.S. Bùi Thanh Thảo - Năm 2008: Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình (NXB Trẻ). - Năm 2009: Venise và những cuộc tình Gondola (NXB Trẻ). - Năm 2010: Nhắm mắt thấy Paris (NXB Trẻ), Hè của cô bé mất gốc (NXB Trẻ). - Năm 2011: Trả lại nụ hôn (NXB Trẻ). Ngoài ra còn có nhiều truyện ngắn, bài viết được đăng trên các báo, tạp chí như: báo Sài Gòn giải phóng, báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên, báo Sinh viên Việt Nam, và các truyện được in trong các quyển tuyển tập khác. Bằng ngòi bút chắc, khỏe và giọng văn nhẹ nhàng, Dương Thụy đã xây dựng được hình ảnh của mình lúc 22 tuổi. Năm 1999, tác giả đã đạt giải nhì với tác phẩm Hương đầu mùa do Báo Sinh viên Việt Nam - Hoa Học Trò trao tặng, 2004 lại đạt giải nhì Truyện ngắn hay 2004 do Báo Tiếp Thị Gia Đình trao tặng. Sau đó một năm (2005), Dương Thụy lại đạt giải ba Văn học tuổi 20 lần 3 do Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh - NXB Trẻ Báo Tuổi Trẻ trao tặng. 1.2.2. Vài nét về tiểu thuyết Oxford thương yêu Những vui buồn đời du học sinh với những áp lực trong học tập, những ánh mắt kì thị của dân bản xứ, tình bạn thân thiết với những nàng da đen, những anh chàng mũi lõ, tình nồng ấm với giáo sư đỡ đầu trong một năm du học tất cả như là chất liệu sống để Dương Thụy viết nên những trang tiểu thuyết tình yêu thật lãng mạn và say đắm, tiểu thuyết Oxford thương yêu. Tiểu thuyết Oxford thương yêu của Dương Thụy kể về câu chuyện tình yêu của một cô sinh viên du học tên Thiên Kim với chàng trai người Bồ Đào Nha, Fernando Carvalho. Không gian rộng lớn ở Anh cùng với trường Đại học Oxford nổi tiếng luôn thu hút rất nhiều sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến học. Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng, Kim rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng của giáo sư Baddley. Lần chạm mặt đầu tiên mà cũng được xem như là định mệnh của Kim với anh trợ lí của vị giáo sư, người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng