Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu thuyết nguyễn xuân khánh trong quan hệ với văn hóa dân gian ...

Tài liệu Tiểu thuyết nguyễn xuân khánh trong quan hệ với văn hóa dân gian

.PDF
126
7
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---  --- LÊ HUYỀN TRANG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA DÂN GIAN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHAN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 Tôi xin chân thành cảm ơn:  Quý thầy cô Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng dạy lớp cao học Văn học Việt Nam khóa 01 năm 2010-2012 đã tận tình giảng dạy giúp chúng tôi hoàn thành chương trình học.  PGS. TS. Phan Thị Thu Hiền, người thầy giúp tôi thực hiện luận văn với tất cả lòng nhiệt tình và sự chu đáo.  Phòng đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.  Tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè – những người đã không ngừng giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014 Lê Huyền Trang --1-- MỤC LỤC _Toc376785457 DẪN NHẬP ........................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................4 3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .......................................................10 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................11 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................11 CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................... 13 1.1. Quan hệ giữa văn học viết và văn hóa dân gian .............................................13 1.1.1 Khái niệm Văn hóa dân gian .....................................................................13 1.1.2 Quan hệ giữa văn học viết và văn hóa dân gian ........................................15 1.1.3 Hướng nghiên cứu văn học viết trong quan hệ với văn hóa dân gian .......19 1.2. Tác giả và tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh trong quan hệ với văn hóa dân gian…………………………………………………………………………………………………………………..21 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh trong quan hệ với văn hóa dân gian .......................................................................................................... 21 1.2.2 Văn hoá dân gian trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Xuân Khánh ..... 25 CHƢƠNG II. NỘI DUNG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA DÂN GIAN ............................................... 29 2.1. Tâm thức làng quê trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ............................29 2.1.1 Hình ảnh làng quê......................................................................................30 2.1.2 Lối sống làng quê ......................................................................................38 2.2. Đạo Mẫu và nguyên lý nữ tính trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.........44 2.2.1 Đạo Mẫu ....................................................................................................45 2.2.2 Nguyên lý nữ tính ......................................................................................51 2.3. Sức sống phồn thực trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ..........................58 --2-- 2.3.1. Ngôn ngữ thân thể ....................................................................................59 2.3.2. Hành động tính giao .................................................................................64 2.4 Ảnh hưởng Phật giáo dân gian trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ..........68 2.4.1 Phật giáo dân gian Việt Nam.....................................................................68 2.4.2 Tính nhập thế của Phật giáo dân gian .......................................................70 2.4.3 Tính thực tiễn, tính bình dân của Phật giáo dân gian ................................75 CHƢƠNG III. HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA DÂN GIAN ............. 84 3.1. Yếu tố kì diệu..................................................................................................84 3.1. 1. Chi tiết kì diệu .........................................................................................84 3.1.2. Không gian vừa thực vừa ảo ....................................................................89 3.2. Motif dân gian.................................................................................................93 3.2.1. Motif giấc mơ ...........................................................................................94 3.2. 2. Motif nhân vật dị dạng ............................................................................97 3.3 Ngôn ngữ và kết cấu dân gian .......................................................................102 3.3.1 Ngôn ngữ .................................................................................................102 3.3.2 Kết cấu .....................................................................................................105 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 116 --3-- DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Trong nhiều năm gần đây nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa, nhất là văn hóa dân gian đã trở thành một khuynh hướng nổi bật với nhiều công trình có giá trị. Bởi tác phẩm văn học là thành quả, tinh hoa văn hóa truyền thống của một dân tộc. Nó kết tinh trong mình những giá trị đạo đức, tư tưởng, ngôn ngữ… mà cả dân tộc đó đã xây dựng và lưu giữ qua hàng ngàn năm tồn tại. Và nhà văn, chủ thể của quá trình sáng tạo cũng là sản phẩm văn hóa. Họ sinh ra, lớn lên trong cái nôi văn hóa truyền thống của dân tộc, văn hóa dân gian, hấp thu những gì tinh túy nhất để chuyển tải vào tác phẩm, thông qua những hình tượng văn học gửi gắm một thông điệp, một ý nghĩa tinh thần nào đó. Bên cạnh đó, với kho tàng kiến thức, nghệ thuật…đồ sộ của mình, văn hóa dân gian đã trở thành đối tượng hấp dẫn, và là nguồn cảm hứng vô tận cho hoạt động sáng tác văn chương. Nó ảnh hưởng không chỉ trong nội dung tư tưởng mà còn tác động đến cả hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó cho thấy giữa văn học và văn hóa, văn hóa dân gian có mối quan hệ bền chặt, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu tác phẩm văn học trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, đi tìm những tầng nghĩa ẩn sâu trong mỗi tác phẩm, qua những hình tượng, là cách thức, phương pháp nghiên cứu văn học được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn. Một số công trình tiêu biểu như: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, hay công trình Hồ Xuân Hương, Hoài niệm phồn thực của tác giả Đỗ Lai Thúy...đã chứng minh tính đúng đắn và hấp dẫn của hướng nghiên cứu Văn học trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Nguyễn Xuân Khánh viết không nhiều, chỉ chừng trên dưới chục đầu sách. Trong khoảng chục năm trở lại đây, ông đặc biệt nổi lên với ba tác phẩm: Mẫu thượng ngàn, Hồ Quý Ly, mới nhất là Đội gạo lên chùa. Trong mỗi tác phẩm, tác giả đều khắc họa rõ nét hình ảnh con người và đất nước Việt Nam tươi đẹp trong những giá trị văn hóa truyền thống. Những nét đẹp trong cách ứng xử, những lễ hội --4-- phong tục dân gian, những biểu tượng thiên tính nữ... cũng được tác giả chuyển hóa thành những hình tượng nghệ thuật giàu sức biểu hiện. Bên cạnh đó ảnh hưởng của thi pháp dân gian đối với tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh cũng là một đặc điểm dễ nhận dạng. Hầu hết các sáng tác của ông được bao trùm bởi không gian huyền ảo những motif, ngôn từ dân gian…tạo nên sự gần gũi giữa tác phẩm và tâm thức người tiếp nhận. Với những giá trị, thành tựu mà Nguyễn Xuân Khánh đã mang lại, và với mong muốn tìm tòi nghiên cứu một “nguồn mạch” đầy hấp dẫn trong việc khám phá văn chương, người viết hy vọng rằng việc nghiên cứu tác phẩm của ông trong mối tương quan với văn hóa dân gian sẽ góp phần làm rõ thêm những đóng góp quý báu của ông cho nền văn học dân tộc, khẳng định những giá trị ẩn tàng trong tác phẩm Mẫu thượng ngàn, Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa. Đó là lý do mà người viết chọn đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong mối quan hệ với văn hóa dân gian ” để thực hiện luận văn này. 2. Lịch sử vấn đề Tháng 10 năm 2012, Viện Văn Học đã tổ chức tọa đàm: Lịch sử và văn hóa, cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh. Buổi tọa đàm thu hút 30 tham luận của các nhà văn, nhà giáo, các nhà lý luận, phê bình văn học từ Viện Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Văn hóa, Đại học khoa học Huế, Đại học Hồng Đức... tham gia. Buổi tọa đàm là cơ hội để những ai quan tâm đến tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh tham gia đóng góp ý kiến. Hầu hết các tác giả đều cho rằng Nguyễn Xuân Khánh là tác giả tâm huyết với văn hóa dân gian Việt, có khả năng làm việc không mệt mỏi, một nội lực văn chương dày dặn. Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế mà tác giả cần khắc phục. Trong buổi tọa đàm, tác giả Khánh Phương với tham luận “Kể chuyện” của Nguyễn Xuân Khánh tìm thấy ở tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một thế giới tràn đầy tình yêu và dục tính. Hình tượng nhân vật nữ phong phú, nhân vật nào cùng tràn đầy vẻ đẹp phồn thực, tiềm tàng nguồn sống bao dung nhân hậu, là những biểu --5-- tượng tuyệt với thiên tính Nữ trong tâm thức dân tộc. Sức sống phồn thực, nguyên lý Nữ tính ấy là cội nguồn sức mạnh đưa dân tộc đi qua những thời khắc sinh tử. Tác giả Khánh Phương khẳng định “Ngoài ý nghĩa lý tưởng hóa, hình tượng người nữ hay tính Nữ trong tiểu thuyết của NXK còn được thuần nhất hóa để trở thành biểu tượng của hóa giải, sức sống mãnh liệt không bao giờ có thể bị khuất phục hay hủy hoại” [93]. Trong khi tác giả Mạnh Hoài Nam đi sâu nghiên cứu sự đan bện giữa văn hóa- phong tục như là một phẩm chất trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh thì tác giả Phan Tuấn Anh cho rằng về nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh có tính chất đa thanh, nhân vật được nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau. Phan Tuấn Anh còn khẳng định: “ Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là nỗ lực bênh vực và đi tìm một chỗ đứng trang trọng, trung tâm cho những số phận và thân phận bé nhỏ, mà nói rộng ra, là toàn thể nhân dân lầm than trong lịch sử. Nhà văn đã cả gan va chạm đến tất cả những con rồng, ở ngay cái vảy ngược của nó, là nhằm để phản tỉnh và đề cao nhân dân, để chiêu tuyết và cầu siêu cho những vết thương, hi sinh và nỗi đau của dân tộc dưới cuộc chiến của những con rồng, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử”. [25: 107]. Có thể nói các nhà nghiên cứu, phê bình và các độc giả quan tâm đến sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đều nhận định: Hấp dẫn trong hình thức thể hiện, khai thác sâu những vấn đề văn hóa, lịch sử dân tộc; nội lực công phu trong cách thể hiện vấn đề; tác phẩm có độ dày về văn hóa và dung lượng với mỗi tác phẩm trên dưới một ngàn trang. Tất cả những đặc sắc đó đã khiến cho tác phẩm có sức hút khó cưỡng đối với độc giả. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có nhiều ý kiến đáng trân trọng về những hạn chế mà tác giả chưa vượt qua được. Điều đó chứng tỏ sự ảnh hưởng và sức lôi cuốn của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong văn học Việt Nam đương đại. 30 tham luận tham gia đóng góp tại buổi tọa đàm là 30 cách nhìn nhận, ý kiến khác nhau về Lão mai Nguyễn Xuân Khánh, và những bài nghiên cứu đăng rải --6-- rác ở các tạp chí đã nhận xét, đánh giá khá sâu sắc về những ưu nhược điểm của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Những tham luận có chất lượng đã được in thành sách: Lịch sử và văn hóa- cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh. Có thể nói, đây là công trình đánh giá khách quan ưu điểm và nhược điểm của bút pháp Nguyễn Xuân Khánh qua bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cũng có bình luận, đánh giá về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đăng trên các tạp chí, các website văn học. Trong đó đáng chú ý nhất là ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc khi nhận xét về tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, nhấn mạnh những giá trị văn hóa được tích hợp trong tác phẩm, khẳng định nội lực dồi dào cũng như những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn Xuân Khánh với thái độ trân trọng với những gì tác giả làm được. Nhà thơ Hoàng Việt Hằng nhận xét rằng cả Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn là những quyển sách “tầm cỡ” trong làng văn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Riêng với Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Khắc Phê trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 17-6-2011, nhận định: Không ít tiểu thuyết đã viết về đề tài tương tự, nhưng khác với các nhà văn khác, Nguyễn Xuân Khánh đặt ngôi ch a và những nhà sư trong bối cảnh đặc biệt, lấy Phật giáo làm điểm nhìn để soi rọi, suy ngẫm về các sự kiện, các nhân vật không chỉ đối đầu theo kiểu “địch-ta” mà mỗi người còn có cuộc đấu tranh gay go với lẽ sống, đạo lý của mình, nhờ đó, “Đội gạo lên chùa” có ý nghĩa sâu rộng, chạm đến những vấn đề muôn thuở của kiếp người… Trên báo Quân đội nhân dân, Nguyễn Văn T ng cho rằng tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh lôi cuốn người đọc bởi lối viết truyền thống nhưng lời văn được trau chuốt nhuần nhuyễn, trường hiện thực phong phú. Mỗi tác phẩm, mỗi --7-- nhân vật là những triết lý nhân sinh về cuộc đời, về đất nước mà tác giả muốn gửi gắm. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Lã Nguyên trong bài viết: Những cách tân về nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhận định đổi mới nguyên tắc truyện kể và sử dụng kết cấu như một ngôn ngữ nghệ thuật đầy sức mạnh, có khả năng bao quát trường hiện thực rộng lớn là những cách tân quan trọng về nghệ thuật cuả Nguyễn Xuân Khánh. Ngoài ra, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh còn “mở rộng “khung” văn bản, tạo ra một không gian lịch sử có chiều sâu, chứa đựng nhiều lớp văn hoá truyện kể còn lưu giữ trong kí ức nhân loại, mang lại cho chúng những nét nghĩa mới mẻ. Văn hoá xử thế và cặp đối lập “âm – dương” là mã tạo nghĩa truyện kể trong ba cuốn tiểu thuyết gần đây của Nguyễn Xuân Khánh. Dựa vào bộ mã nghệ thuật này, ông đã biến một chủ đề trung tâm liên quan liên quan tới vận mệnh dân tộc trong suốt hàng ngàn năm lịch sử thành ba khúc biến tấu mang tên Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa”[89]. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhà nghiên cứu Lã Nguyên còn chỉ ra những hạn chế nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh: Biến nhân vật thành một hệ thống điểm nhìn phát ngôn cho tư tưởng tác giả, cản trở nhà văn trong việc sử dụng khẩu ngữ và lớp ngôn từ đậm chất văn xuôi. Vì thế, dẫu có nhiều cách tân nghệ thuật thế nào, bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa vẫn không vượt ra ngoài khuôn khổ của “lối viết cổ điển”. Đi sâu vào vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương đã nghiên cứu khá sâu về cách xây dựng nhân vật lịch sử, nhân vật hư cấu trong Hồ Quý Ly. Từ đó, khẳng định tài năng Nguyễn Xuân Khánh trong cách xây dựng hình tượng nhân vật, khả năng tái hiện chân thực lịch sử. Nguyễn Thị Thu Hương còn cho rằng “Nguyễn Xuân Khánh hết sức bản lĩnh khi đứng vững giữa ranh giới mong manh của tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử, giữa ranh giới của sự thực và hư cấu, nhân vật lịch sử được tái hiện chân thực nhưng vẫn là một hình --8-- tượng văn học được xây dựng công phu. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một thế giới nhân vật sống động và phong phú”. [85] Trên các tạp chí Nghiên cứu văn học, tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tạp chí Tôn giáo…đã xuất hiện nhiều bài viết về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Mỗi tác giả xuất phát từ những quan điểm khác nhau đã góp phần làm rõ thêm những ưu, khuyết điểm trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Trong đó, học giả Nguyễn Văn Hạnh đã đặt nhiều niềm tin vào nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh, đồng thời chỉ ra những hạn chế mà tác giả cần khắc phục như lối viết không thật mới mẻ; cái tôi của nhà văn lại thường xuất hiện một cách lộ liễu. Tác giả Trần Thị An, với bài viết Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2007, đã đặt không gian của tác phẩm trong bối cảnh văn hóa dân gian Việt Nam ở nhiều thời điểm để chỉ ra sự tác động của tín ngưỡng dân gian đối với không gian nghệ thuật của tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn. Trong đó, tác giả chú trọng nghiên cứu tín ngưỡng dân gian với tư cách là một nội lực cố kết cộng đồng, một phản lực tự vệ của dân tộc trong những giai đoạn khốc liệt nhất, và là vô thức cộng đồng cần được khai phóng. Trong khi đó, Trịnh Thị Lan phân tích khá tỉ mỉ vấn đề ngôn ngữ thân thể trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh qua bài viết Ngôn ngữ thân thể trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn. Trong bài viết này, Trịnh Thị Lan đi tìm vẻ đẹp phồn thực, phồn thực của các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn. Với tác giả, ngôn ngữ thân thể trong tác phẩm mang tính chất lưỡng tính. Nó vừa là thân thể, vừa là tâm hồn, “là sự thể nghiệm tâm hồn thân thể hóa”. Đặc biệt, trong vẻ đẹp phồn thực ấy còn ẩn chìm cái bề sâu của nền văn hóa Việt tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng được quan tâm của nhiều học viên cao học tại các trường đại học. Trong đó, luận văn thạc sĩ “Những --9-- đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn)” của học viên: Tống Thị Thanh, Chuyên ngành: Văn học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2010 đã đi tìm những cách tân về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Trong luận văn này tác giả đã cố gắng xác định toàn diện những giá trị độc đáo trong cấu trúc thể loại, các yếu tố thẩm mĩ thể loại và nội dung tư tưởng ở hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn để thấy được những đóng góp về mặt giá trị nghệ thuật của tác giả vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết đang diễn ra hiện nay. Tuy nhiên, những tham luận, bài viết nghiên cứu thường tập trung đề cập các vấn đề riêng biệt trong từng tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh mà chưa có công trình đi sâu, khát quát tổng quan về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Đó là mảnh đất để luận văn Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong mối quan hệ với văn hóa dân gian tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài: “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong mối quan hệ với văn hóa dân gian” chúng tôi nghiên cứu nhằm nhận diện, khám phá những đặc điểm nghệ thuật, ý nghĩa nội dung tư tưởng của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh thông qua những vấn đề văn hóa dân gian được chuyển tải, qua đó góp phần nhận diện, khẳng định những giá trị, đặc điểm trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Hiện nay, nhắc tới Nguyễn Xuân Khánh là nhắc đến Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa, là những tiểu thuyết tạo tiếng vang lớn, đem lại nhiều âm thanh và sắc màu tươi trẻ cho đời sống văn học khá trầm lặng trong giai đoạn gần đây. --10-- Do vậy khi nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong quan hệ văn hóa dân gian, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu là những tác phẩm : Mẫu thượng ngàn, Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu Thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp văn hóa học- văn học: Sử dụng phương pháp văn hóa học văn học nhằm vận dụng những quan điểm, lý luận văn hóa học, nhất là văn hóa dân gian để phân tích, tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong quan hệ với văn hóa dân gian. Phương pháp xã hội học- văn học: Tác phẩm văn học là sự phản ánh đời sống xã hội. Đó là căn cứ để tìm ra những đặc điểm của văn hóa, tâm lý con người, vào thời mà tác phẩm văn học ra đời. Đó là cách để có cái nhìn cụ thể, toàn diện hơn về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Phương pháp thi pháp học: Đi tìm những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm văn học, những đặc trưng thi pháp đã làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác Nguyễn Xuân Khánh: không- thời gian, nhân vật, kết cấu…. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp tổng hợp những kiến thức, phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội khác: lịch sử, triết học, văn hóa học… nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Thao tác so sánh, phân tích- tổng hợp….Phân tích trực tiếp văn bản tác phẩm nhằm khảo sát đưa ra những luận điểm, luận chứng phù hợp về mối quan hệ giữa tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và văn hóa dân gian Phương pháp hệ thống- cấu trúc. Sử dụng phương pháp này nhằm xem xét tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong quan hệ với văn hóa dân gian về cả nội dung --11-- và nghệ thuật trên tinh thần hệ thống. Từ đó phân tích các đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Về nguồn tư liệu, chúng tôi khảo sát những tài liệu tác phẩm có c ng đặc điểm nội dung và nghệ thuật như truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Bảo Ninh, các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết… 6. Đóng góp của luận văn Nguyễn Xuân Khánh, với Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, được xem là một trong những tác giả tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Và với luận văn này, người viết cố gắng đi sâu phân tích những nội dung nghệ thuật của tác phẩm trong quan hệ với văn hóa dân gian và tìm hiểu những hình tượng điển hình trong tác phẩm; khẳng định sức sống trường tồn của văn hóa dân gian trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Qua đó hy vọng luận văn sẽ góp thêm một nguồn tư liệu mới cho những ai quan tâm đến tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh. Chúng tôi cũng hy vọng, kết quả mà đề tài nghiên cứu được góp phần khẳng định sự đúng đắn của hướng nghiên cứu văn hóa học văn học, nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, đem đến nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn giá trị các tác phẩm: Mẫu thượng ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm những nội dung chính sau: Chương 1. Những vấn đề chung Xác định những vấn đề cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm mối quan hệ giữa văn học viết và văn hóa dân gian và hướng nghiên cứu văn học viết trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, làm nền tảng lý luận cho những vấn đề cần nghiên cứu. --12-- Khảo sát cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và về văn hóa dân gian trong tâm thức tác giả. Chương 2. Nội dung tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong quan hệ với văn hóa dân gian Ở chương này chúng tôi đi sâu nghiên cứu những nội dung tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Phân tích những biểu tượng văn hóa dân gian được chuyển hóa trong tác phẩm như những hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa. Khai thác vai trò và ý nghĩa của những hình tượng đó trong việc chuyển tải nội dung và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh. Chương 3. Hình thức nghệ thuật tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh trong quan hệ với văn hóa dân gian Trong chương này chúng tôi đi sâu tìm hiểu những hình thức nghệ thuật của tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh trong quan hệ với văn hóa dân gian. Đi tìm những, ảnh hưởng, chuyển hóa của thi pháp văn học, văn hóa dân gian trong các sáng tác Nguyễn Xuân Khánh và vai trò của chúng trong việc xây dựng tác phẩm. --13-- CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Quan hệ giữa văn học viết và văn hóa dân gian 1.1.1 Khái niệm Văn hóa dân gian Theo Bonas Buleys thì “Folklore bao gồm những sáng tác truyền thống của dân tộc cả nguyên thủy và văn minh. Những dạng sáng tác này có được bằng cách sử dụng âm thanh và từ ngữ dưới dạng thơ và văn xuôi. Chúng bao gồm cả các tín ngưỡng dân gian hay mê tín, phong tục và hội diễn các điệu múa và các trò chơi ” [48, 30]. Trong khi đó, học giả người Mỹ George Herzey quan niệm “Folklore bao gồm những phương diện văn học và trí thức của văn hóa đươc giữ gìn vĩnh viễn chủ yếu bằng truyền thống truyền miệng: huyền thoại, truyện cổ dân gian và những hình thức khác của văn học truyền miệng truyền thống”[48, 32]. Những quan niệm này đã nêu lên những cách hiểu khác nhau về văn hóa dân gian. Trong đó, tác giả chưa đề cập đến bộ phận khác của văn hóa dân gian: lối sống, đạo đức, văn hóa vật thể, kiến trúc… làm nên đặc sắc của văn hóa dân gian các tộc người được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Do vậy, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm tổng quát hơn về văn hóa dân gian. Vegu-xep, một nhà nghiên cứu Folklore của Liên Xô trước đây đã khẳng định “Folklore tồn tại như một tổng thể, như một lĩnh vực văn hóa tư tưởng đối lập với những nét độc đáo riêng và có quy luật phát triển rộng. Và mặc dù mỗi yếu tố của Folklore đều có thể trở thành đối tượng nghiên cứu theo chuyên ngành riêng: yếu tố ngôn ngữ của ngành nghiên cứu văn học, yếu tố âm nhạc của ngành nghiên cứu âm nhạc…”[48, 32]. Archer Taylor, một học giả Phương Tây cũng chung ý kiến về khái niệm này. Ông cho rằng Folklore là tư liệu được truyền lại bằng lời nói hay phong tục tập quán. Đó có thể là bài hát dân gian, truyện kể dân gian, tục ngữ hay những tư liệu khác được lưu giữ bằng lời nói, là những công cụ và --14-- vật thể cổ truyền như như tấm hàng rào hay cái nút buộc, cái búi tóc trên đầu hoặc những quả trứng trong lễ phục sinh…tất cả đó đều là Folklore Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều nhau về cách định nghĩa văn hóa dân gian nhưng nhìn chung ở Việt Nam hiện nay đa số các nhà nghiên cứu đều quan niệm văn hóa dân gian (Folklore) theo cách hiểu rộng. Nó bao gồm tất cả những yếu tố vật chất và tinh thần được hình thành bởi quần chúng nhân dân, vì nhân dân và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa dân gian ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và là nét đặc trưng độc đáo của mỗi tộc người trong tiến trình phát triển và hòa nhập với cộng đồng thế giới. Đồng thời nó còn là nền tảng cho sự phát triển văn hóa của một dân tộc trong quá trình đi đến cái Chân- ThiệnMỹ của dân tộc mình. Giáo sư Đinh Gia Khánh, một trong những chuyên gia hàng đầu, người có công khai mở ngành văn hóa dân gian ở Việt Nam cũng đã quan niệm “Khi nói đến Folklore, người ta nghĩ ngay đến các tác phẩm văn học nghệ thuật như tục ngữ,ca dao dân ca, dân nhạc, dân vũ, trò diễn dân gian…nhưng Folklore còn bao gồm các sinh hoạt văn hóa dân gian thường gắn với phong tục tập quán nhất định ”. Đặc biệt ông còn nhấn mạnh “Hội lễ dân gian là loại sinh hoạt văn hóa dân gian quan trọng nhất, trong hội lễ có thể thấy tất cả các yếu tố của Folklore, từ tập quán, phong tục…Các sinh hoạt nghi lễ và vui chơi giải trí cho đến điều kiện môi trường cần thiết cho việc sáng tạo và biểu diễn các tác phẩm văn học và nghệ thuật dân gian” [48, 35]. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cũng từng cho rằng: Từ thập kỉ 70-80 trở về trước, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian ở nước ta chủ yếu bó hẹp trong văn học dân gian, hướng tiếp cận chủ yếu là ngữ văn học thì nay văn hóa dân gian được quan niệm rộng hơn, bao gồm ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, trí thức dân gian, tín ngưỡng phong tục và lễ hội. Từ điển văn hóa dân gian cũng khẳng định “Theo đúng nghĩa, văn hóa dân gian là nền văn hóa của dân chúng. Văn hóa này bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần….Nội hàm của nó có vấn đề phương thức sản xuất ra của cải, có phong tục tập quán, sinh hoạt tinh thần, tri thức tự nhiên và xã hội, quan niệm đạo --15-- đức, nhận thức và tình cảm về thế giới và nhân sinh ”[77, 621]. Đây cũng là quan niệm về văn hóa dân gian mà chúng tôi sử dụng khi thực hiện luận văn. 1.1.2 Quan hệ giữa văn học viết và văn hóa dân gian Nền văn học viết Việt Nam hình thành trong điều kiện lịch sử đặc biệt. Một dân tộc chưa có điều kiện sáng lập chữ viết riêng, phải mượn Hán tự, các thể loại văn học cũng có sự mô phỏng thì yếu tố làm nên bản sắc của nền văn học dân tộc đó phải là những nét văn hóa dân gian lâu đời tích lũy trong lòng đời sống dân tộc, trong mỗi con người với tư cách chủ thể sáng tạo văn chương. Trong hoàn cảnh đó, mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết hình thành và gắn bó mật thiết. Đó là mối quan hệ biện chứng, hai chiều có sự tương tác mạnh mẽ với nhau, qua đó mỗi khía cạnh tự làm giàu thêm cho mình đồng thời làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần dân tộc. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Đỗ Thị Minh Thuý, trong công trình “Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học” đã nhận xét rất thích đáng “Nói đến vị trí của văn học trong văn hoá là nói đến hai mặt của một vấn đề. Thứ nhất nó chịu sự chi phối mang tính quyết định của văn hoá. Thứ hai là nói đến tính đại diện cho văn hoá của văn học, sự tác động tích cực trở lại của văn học đối với văn hoá” [72, 40] Cụ thể, văn hóa dân gian với tư cách là môi trường của văn học viết đã tác động sâu sắc đến chủ đề , đề tài, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ …cho đến các biện pháp nghệ thuật cấu thành nên tác phẩm. Nó còn ảnh hưởng đến tác giả và quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học viết. Đây là quá trình văn học biểu hiện văn hóa dân gian qua tác phẩm hay nói cách khác đây là quá trình văn hóa dân gian ảnh hưởng đến văn học. Với trường ảnh hưởng rộng lớn, văn hóa dân gian là nguồn tư liệu khổng lồ của văn học, cung cấp đề tài, chủ đề và là đối tượng phản ánh của văn học viết . Về mặt thi pháp, văn học cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong cách xây dựng hình tượng nhân vật, kết cấu, hệ thống không thời gian…Trong đó sự dung --16-- hợp về thể loại là phương pháp các tác giả thường sử dụng, nhằm tạo sự đa dạng và tạo độ mở trong các thể hiện thông qua liên văn bản, nhất là các tác phẩm văn xuôi hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Võ Thị Hảo… Hơn thế, văn hóa dân gian còn ảnh hưởng đến tác giả, thậm chí đến cả người đọc và quá trình tiếp nhận tác phẩm. Tác giả, vốn được xem là chủ thể sáng tạo trong văn học, cũng là một sản phẩm văn hóa. Bởi con người ngay từ khi sinh ra dù ý thức hay vô thức, bị ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Riêng với người Việt, ai lớn lên mà không cảm nhận được những lời ru êm dịu của mẹ, của bà, không một lần hòa mình với nhịp điệu của những lễ hội văn hóa, tham gia đám rước đèn dịp trung thu…tất cả những điều đó đã in sâu trong tâm thức con người. Đến khi đảm nhận chức năng cao quý của một người cầm bút, dù ý thức hay vô thức, qua một quá trình chiêm nghiệm, suy ngẫm tác giả đã đưa chúng vào trong tác phẩm. Điều này thể hiện rõ không chỉ trong thể loại tiểu thuyết hay truyện ngắn mà còn biểu hiện rất đậm nét trong thể loại hồi kí văn học, tiêu biểu như hồi kí “Thời thơ ấu” của Nguyên Hồng hay như trong một số tác phẩm của Nguyễn Tuân trong tập “Vang bóng một thời”. Ở một số tác giả, văn hóa dân gian thậm chí tham gia vào quá trình định hình phong cách cá nhân. Khi con người có sự gắn kết mạnh mẽ với những giá trị văn hóa truyền thống thì ngay trong lúc hình thành ý thức sáng tác đã chịu sự quy định của văn hóa, tạo thành thế giới quan trong sáng tạo văn học. Trong sáng tác văn học, thế giới quan có vai trò to lớn đến việc hình thành tác phẩm. Nó quy định điểm nhìn của tác giả, chi phối nội dung tư tưởng, ý nghĩa chủ đề mà tác phẩm muốn nói với người đọc. Thế giới quan đó tiếp tục chi phối ngòi bút tác giả, từ cách chọn đề tài, xây dựng hình tượng nhân vật cho đến xử lý vấn đề, tạo không gian, thời gian…Quy trình này lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo thành phong cách tác giả, ở đây có thể kể đến những đại diện tiêu biểu như :Nguyễn Bính, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Thiệp…hay một số nhà văn Nam Bộ: Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Lý Văn Sâm… --17-- Đối với người đọc văn hóa dân gian tác động lên tư tưởng thẩm mỹ của họ. Bởi họ cũng được sinh ra trong một môi trường văn hóa tương đồng với tác giả nên khả năng cảm nhận, thấu hiểu và tìm tòi những tầng nghĩa ẩn chứa trong tác phẩm và tầm đón đợi, chân trời đón đợi đối với tác giả và tác phẩm cũng sẽ tốt hơn so với những người khác văn hóa. Từ đó thấy rằng văn hóa dân gian không chỉ là cội nguồn của văn hóa tộc người, mà còn là nền tảng của sáng tác và tiếp nhận văn học, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tác giả, tác phẩm và người đọc, tạo động lực để văn học phát triển trong tương lai. Văn hóa dân gian và văn học viết có mối quan hệ biện chứng, có sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Khi văn hóa dân gian xâm nhập và ảnh hưởng đến văn học viết thì bản thân văn học viết cũng tác động đến sự tồn tại và phát triển của văn hóa dân gian, khi chúng được chuyển tải thành những hình tượng văn học đặc sắc, vừa lưu giữ nét dân gian lại vừa đậm hơi thở của cuộc sống hiện đại. Trong truyện ngắn Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật Trương Chi không mang tính lí tưởng, có tình yêu thủy chung, tuyệt vọng với nàng Mị Nương nữa. Thay vào đó là hình ảnh Trương Chi mang tâm thức thời hiện đại. Đó là hình ảnh con người tự đối diện với nỗi cô đơn của chính mình, mang nỗi mặc cảm, sự hoài nghi đối với thân phận, tình yêu. Văn học lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn học được chuyển tải các yếu tố văn hóa dân gian thành hình tượng sinh động, phù hợp với đặc điểm con người Việt Nam vốn giàu mỹ cảm, yêu thích thơ ca. Hơn nữa văn chương là hình thức sinh hoạt tinh thần phổ biến và yêu thích nhất trong xã hội. Từ làng quê cho đến thị thành con người luôn cất lên tiếng hát, lời ca để ca ngợi cuộc sống và tình yêu. Trong hoàn cảnh khốn cùng của cuộc mưu sinh hay trong bom đạn chiến tranh khốc liệt, văn chương trở thành nguồn sức mạnh tinh thần vô tận đưa con người vượt qua mọi bão giông. Và trong khi các hình thái sinh hoạt tinh thần khác của con người, triết học, lịch sử… khá khô khan và đòi hỏi sự tư --18-- duy cao thì văn chương lại là phương tiện giải trí dễ tiếp nhận, dễ hiểu, lại giàu cảm xúc và phù hợp với tâm lý người dân Việt Nam. Tuy nhiên văn học không phải phán ánh bất kì hiện tượng văn hóa ngẫu nhiên nào mà luôn được chọn lọc qua lăng kính tác giả. Chúng được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể, điển hình với những mối quan hệ phức hợp và gắn liền với ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm mà khi tiếp cận, người đọc buộc phải suy ngẫm về ý nghĩa, giá trị của chúng, phải tự mình bước đi trên con đường đồng sáng tạo với tác giả. Nhờ vậy, văn hóa dân gian, được gìn giữ, lưu truyền và phát huy thông qua văn học. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết còn thể hiện qua sự xâm nhập lẫn nhau của chúng. Có nhiều trường hợp một tác phẩm văn học của một tác giả cụ thể được yêu thích và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Nhân dân truyền miệng lẫn nhau theo cách cảm, cách hiểu của họ, từ người này sang người khá, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua nhiều thời gian, tác phẩm văn học viết trở thành gia tài chung của nhân dân, được nhân dân sử dụng như bằng phương thức truyền miệng, có nhiều dị bản như một tác phẩm văn học dân gian. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú thì trường hợp bài thơ Cảnh Tây Hồ, một sáng tác của Dương Khuê, hay bài “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ cơm rau muống nhớ cà dầm tương/Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đình hôm nao..” của Á Nam Trần Tuấn Khải, Truyện Kiều của Nguyễn Du… là những hình thức sinh hoạt dân gian xuất phát từ tác phẩm văn học viết. Đó là biểu hiện sinh động cho hiện tượng “một tác phẩm văn học viết đã được dân gian hóa” [86]. Đó còn là sự xâm nhập về chất liệu văn học khi những điển tích, điển cố vốn được hình thành từ văn học viết trở thành chất liệu cho văn học dân gian. Ví như câu ca dao “ Anh xa em như bến xa thuyền/ Như Thúy Kiều xa Kim Trọng biết mấy niên cho tái hồi” hoặc ngược lại, những yếu tố văn hóa dân gian là nguồn cảm hứng, nguồn tư liệu cho văn học viết. “Văn học nghệ thuật có một vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân tộc không chỉ vì tính chất đa năng của nó mà còn vì nội dung phong phú của nó. Văn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan