Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu thuyết lịch sử của nguyễn trường thanh...

Tài liệu Tiểu thuyết lịch sử của nguyễn trường thanh

.PDF
132
259
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- NGUYỄN MẠNH DŨNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƯỜNG THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN-2010 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- NGUYỄN MẠNH DŨNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƯỜNG THANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: TRẦN THỊ VIỆT TRUNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN-2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………................03 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………04 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.……………………………………...11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………11 6. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………..12 7. Cấu trúc luận văn………………………………………………………..12 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH. 1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử………………………………………….13 1.2. Văn học Lạng Sơn và cây bút tiểu thuyết lịch sử - Nguyễn Trƣờng Thanh ……………………………………………………………………….16 1.2.1. Khái quát về văn học Lạng Sơn……………………………………...16 1.2.2. Vài nét về tác giả Nguyễn Trường Thanh…………………………...22 1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - một thành tựu nổi bật trong đời sống văn học Lạng Sơn.……………………………………...25 CHƢƠNG II: NGUỒN CẢM HỨNG MÃNH LIỆT TỪ MẢNH ĐẤT LẠNG SƠN XINH ĐẸP, GIÀU KỲ TÍCH LỊCH SỬ. 2.1. Lạng Sơn - mảnh đất vùng cao biên giới xinh đẹp, thơ mộng và hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa dân tộc……………………………. …………….30 2.2. Lạng Sơn - mảnh đất biên giới giầu kỳ tích lịch sử - nguồn cảm hứng mãnh liệt của nhà tiểu thuyết Nguyễn Trƣờng Thanh…………………..36 2.2.1. Cảm hứng từ những sự kiện lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc gắn liền với Lạng Sơn. ……………………………………………………..41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.2. Cảm hứng từ những nhân vật lịch sử, những người anh hùng có thực của xứ Lạng…………………………………………………………...51 CHƢƠNG III: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử………………………………..74 3.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật…………………………………………77 3.1.2. Miêu tả thế giới nội tâm nhân vật …………………………………...82 3.1.3. Miêu tả các hành động nhân vật ………………………………… ...88 3.2. Đặc điểm kết cấu về cốt truyện……………………………………….94 3.2.1. Dạng kết cấu theo thời gian tuyến tính……………………………...96 3.2.2. Dạng kết cấu theo thời gian tâm lí………………………………….100 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật…………………………………………………104 3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật………………………………………………….106 3.3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện…………………………………………110 PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………..114 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 118 DANH MỤC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH…..121 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ…………….122 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH………………...………………………………….123 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở phía Đông bắc của Tổ quốc Việt Nam, có đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc dài 253km, có các cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn luôn luôn đứng vững ở nơi tuyến đầu Tổ quốc, đã cùng với nhân dân cả nước lập được nhiều chiến công hiển hách trong các cuộc chống giặc ngoại xâm. Các địa danh như: Ải Chi Lăng, chiến khu Bắc Sơn, Đường số 4... đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như những cái tên bất diệt. Trên con đường đấu tranh cách mạng để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, biết bao người con ưu tú của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã lập công xuất sắc, anh dũng hy sinh, tiêu biểu là các đồng chí: Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri..., và biết bao chiến sỹ đã trở thành những anh hùng, dũng sỹ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc. Những con người, những địa danh đó đã khắc sâu vào trong tâm khảm của mỗi chúng ta, để lại trong ta bao niềm kính trọng, tự hào, với một tình cảm biết ơn sâu sắc. Sống trên mảnh đất với bao kỳ tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh giữ nước của các dân tộc thiểu số vùng biên ải, các cây bút tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn hơn ai hết - thấy rõ trách nhiệm của mình đối với việc khắc họa lại những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của địa phương mình với lòng tự hào và ý thức giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ nhân dân các dân tộc Lạng Sơn. Theo khảo sát của chúng tôi, Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn hiện nay có 40 Hội viên viết văn xuôi trong đó có 3 cây bút là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nhìn một cách khái quát, các nhà văn Lạng Sơn rất hay viết về đề tài lịch sử trong đó có một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết về đề tài lịch sử đó là nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhà văn Nguyễn Trường Thanh được đánh giá là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử giầu sức sáng tạo, với nghệ thuật kể chuyện có duyên và độc đáo. Nội dung chính trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường là viết về những nhân vật anh hùng cùng các sự kiện lịch sử gắn liền với mảnh đất xứ Lạng đầy bản sắc và giầu truyền thống dựng nước và giữ nước. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh có nhiều tác phẩm được đánh giá cao, được nhận giải thưởng, được dựng thành phim, được nhiều người biết tới và là nhà tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu nhất, có nhiều đóng góp đối với văn học Lạng Sơn ở thể loại tiểu thuyết lịch sử. Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh là một sự lựa chọn xứng đáng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bởi nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh có nghĩa là - đã đi vào nghiên cứu mặt thành công nhất, phần “đặc sản” trong đời sống văn học của một tỉnh biên giới vùng núi cao - nơi từng tấc đất đều thấm đẫm những sự kiện lịch sử quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam nói chung, của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Hiện nay việc giảng dạy văn học địa phương trong các nhà trường phổ thông đang được triển khai một cách tích cực. Do đó việc nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thời kỳ hiện đại là một việc làm có giá trị thực tiễn cao. Nếu đề tài thành công - đây sẽ là một tài liệu phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Lạng Sơn đối với các trường phổ thông của tỉnh. Đồng thời đây cũng là một việc làm có ý nghĩa như một sự tri ân đối với quê hương yêu dấu Lạng Sơn của bản thân tôi một người con của xứ Lạng. 2. Lịch sử vấn đề Theo khảo sát của chúng tôi thì cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt về tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn chung, về nhà văn Nguyễn Trường Thanh nói riêng. Mặc dù vậy, rải rác trên báo, tạp chí, mỗi khi xuất hiện một tiểu thuyết lịch sử mới của Lạng Sơn thì giới nghiên cứu phê bình lại có những ý kiến đề cập đến tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn. Đối với Nguyễn Trường Thanh - nhà văn Lạng Sơn tiêu biểu sáng tác ở thể loại tiểu thuyết lịch sử thì những sáng tác của ông khi ra đời thường được bạn đọc và giới phê bình chú ý, nồng nhiệt đón chào và ghi nhận những cố gắng, những thành tựu cũng như những đóng góp mới của ông ở thể loại văn học đặc biệt này. Ví dụ như: Khi tiểu thuyết lịch sử Kỳ tích Chi Lăng ra đời (1981), nhà nghiên cứu văn học Hương Thanh nhận xét: Cuốn sách ra đời lập tức gây được tiếng vang bởi giá trị thời sự và văn học của nó. Bởi đây là những tháng ngày căng thẳng sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (tháng 2 năm 1979) mà Lạng Sơn là một trong những điểm nóng nhất. Cuốn sách viết về những kỳ tích trên một con đường huyền thoại, từng là nỗi kinh hoàng của những đạo quân xâm lược khổng lồ phương Bắc. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh xây dựng từ các truyền thuyết dân gian và mang rõ sự sáng tạo, tưởng tượng, độc đáo của người viết. Theo đánh của nhà nghiên cứu văn học Hương Thanh thì tác phẩm ra đời đã có giá trị khích lệ vô cùng lớn lao vào thời điểm cuộc chiến tranh biên giới diễn ra. Những câu chuyện lịch sử không ghi trong chính sử nhưng lưu truyền trong dân gian, đã được Nguyễn Trường Thanh văn học hóa, kể lại bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm và sáng tạo. Những truyền thuyết lịch sử được dựng lại dưới ngòi bút giầu sức sáng tạo của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã hấp dẫn người đọc. Rất nhiều tri thức mới mẻ và lý thú về những điều tưởng chừng chúng ta đã am hiểu, lần đầu tiên được nhà văn Nguyễn Trường Thanh viết ra. Mỗi tấc đất ở mảnh đất Chi Lăng lịch sử này đã ghi dấu bao kỳ tích của dân tộc, gắn liền với những di tích và địa danh nổi tiếng: núi Phượng Hoàng, Mã Yên sơn, Đấu đong quân, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn Núi Quỷ, Quỷ môn quan, thành cổ Chi Lăng…và biết bao huyền thoại xung quanh những địa danh ấy. Hình tượng những người anh hùng thuộc mọi tầng lớp nhân dân, thuộc các dân tộc anh em khác nhau, những mối tình tuyệt đẹp, tình yêu Tổ quốc, lòng hiếu nghĩa, chí anh hùng. Trong lời nói đầu về phẩm Hoa trong bão, nhà nghiên cứu Ngô Văn Phú nhận xét : “Những nhân vật mà tác giả đề cập trong này như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh, Lương Văn Tri…tôi đã được đọc đó đây ở các tập hồi ký cách mạng in cách đây vài thập kỷ, ở trong này, đã được dựng lại ở một thời điểm khá bức xúc…Bối cảnh là trong trận càn, úp lấy mẻ lưới to những chiến sỹ cách mạng, những yếu nhân của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong thời kỳ ấy”. Như vậy, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Ngô Văn Phú thì tác giả Nguyễn Trường Thanh bằng việc xâu chuỗi tư liệu cần thiết, tác phẩm Hoa trong bão đã thành công trong việc dựng lại một trong những hoạt động cách mạng quan trọng đã thành sự kiện lịch sử. Người đọc hình dung được một bối cảnh trong một vùng đất lịch sử nổi tiếng một thời. Trong bài “ Tƣớng không phong hàm - giải mã huyền thoại” của tác giả Lý Nguyên Anh tháng 5 năm 1998 viết về tác phẩm Tƣớng không phong hàm đã khẳng định: “Đây là một cuốn tiểu thuyết sớm nhất viết về cuộc đời nhà cách mạng tiền bối xuất sắc Lương Văn Tri - vị chỉ huy cao nhất của chiến khu Bắc Sơn và của Cứu quốc quân I. Cuộc đời đầy huyền thoại của vị tướng không phong hàm này còn được lưu truyền mãi trong lịch sử phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam… Là chân dung chiến sỹ cách mạng, cuốn tiểu thuyết vừa tuân thủ những sự kiện lịch sử, những địa danh lịch sử, những tên tuổi lịch sử nhưng cũng vừa đem lại một mỹ cảm trong lành của văn chương” [1] Nhà văn Nguyễn Trường Thanh được đánh giá là nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử giầu sức sáng tạo, với nghệ thuật kể chuyện có duyên, độc đáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn và chân thành. Trong lời nói đầu về tác phẩm Ngôi nhà của cha, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã khẳng định: “Tác phẩm được xây dựng từ một nhân vật có thật trong lịch sử - kiến trúc sư danh tiếng Nguyễn Văn Ninh. Tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh - một trí thức cách mạng đã có nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử và là tác giả của ngôi “ Nhà sàn Bác Hồ” - di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam. Bằng văn phong dung dị, đằm thắm, cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật hiện lên qua từng trang sách sống động, mang dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Tác phẩm mang giá trị lịch sử và văn học đặc sắc” Tác giả Đỗ Lâm Hà nhận xét về tiều thuyết Hƣơng Ngàn: “Tiểu thuyết Hương Ngàn được thiết lập theo lối tác giả đóng vai trò ghi chép lời kể của bà Nguyễn Thị Được (Chị Sáu Bến Tre) về thân thế và qúa trình hoạt động cách mạng của chồng mình là ông Hoàng Đình Giong - nhân vật chính của tiểu thuyết. Thực chất đây là bản tiểu sử về quá trình hoạt động cách mạng của một nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử của đất nước bằng bút pháp tiểu thuyết”. Đúng vậy, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong vô cùng sôi nổi, phong phú và oanh liệt, luôn là những ẩn số đã và sẽ còn tiếp tục được khám phá và giải mã. Đời ông thành câu chuyện lạ có thật trong cuộc chiến đấu vệ quốc của chúng ta. Ông đã đi vào kinh Phật của đồng bào Khơme Nam Bộ như đi vào sự bất tử trong cõi hằng. Trên báo Tiền phong Onnile thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009 của tác giả Nguyễn Duy Chiến với nhan đề “Ngƣời giải mã những huyền thoại” khi giới thiệu về tác phẩm Kỳ tích Chi Lăng: “Có lẽ, bạn đọc cả nước biết đến Trường Thanh bắt đầu từ cuốn sách này. Những ngọn núi, con sông, con suối được ghi danh, xếp hạng di tích, gắn chặt với chiến công oanh liệt trong các trận chiến chống quân xâm lược phương Bắc (Tống - Nguyên - Mông) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn mà đỉnh cao chói lọi là chiến thắng Chi Lăng, chém đầu Liễu Thăng ở ải Chi Lăng … và rồi mảnh đất này đã chọn nhà văn Trường Thanh làm người kể chuyện lịch sử, làm sống lại những sự kiện, những nhân vật lịch sử đã tồn tồn tại trên mảnh đất biên cương này tưởng rằng đã bị mai một bởi thời gian.” [3]. Nhận xét của tác giả Nguyễn Duy Chiến chính xác bởi trong tác phẩm những địa danh tưởng chừng rất quen thuộc như: Núi Phượng Hoàng, Núi Mặt quỷ, Mã Yên Sơn, Thành cổ Chi Lăng...cùng với hình tượng các nghĩa binh người dân tộc thiểu số (Tày - Nùng…) có lòng yêu nước sâu sắc, chí căm thù giặc ngút trời đã đừng lên chiến đấu anh dũng chống lại kẻ thù; cùng với những mối tình trong sáng, cao đẹp lần đầu tiên được nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh thể hiện trong các tác phẩm của mình một cách sống động và cảm động. Tiểu thuyết Hoa bất tử là cuốn sách mà nhà văn Trường Thanh đã chuẩn bị tư liệu, ấp ủ trên bốn mươi năm để đến giữa năm 2008 mới bắt đầu cầm bút viết liền một mạch sáu tháng và phát hành đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909- 4/11/2009). Trên báo Văn nghệ trẻ số 3.4.5 xuân Kỷ Sửu với nhan đề “Nhà văn Nguyễn Trƣờng Thanh với đề tài lịch sử chiến tranh cách mạng” nhận xét: “Hoa bất tử là pho sử ghi chép về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Hoàng Văn Thụ, cũng như mối tình huyền thoại giữa người chiến sĩ gang thép ấy với nữ chiến sĩ cộng sản Phạm Thị Vân (mật danh Hoàng Ngân). Nhiều chi tiết đắt giá, được nhà văn khắc họa như “Trước khi ra pháp trường, Hoàng Văn Thụ còn nhờ bạn tù gửi chiếc áo len do Hoàng Ngân đan cho Tổng Bí thư Trường Chinh, và gửi thư vĩnh biệt cùng bài thơ “Nhắn bạn” nổi tiếng cho người vợ chưa cưới thân yêu của mình”. Cùng nhận xét đó, tác giả Đỗ Lâm Hà trên báo Văn nghệ số 38 ngày 19 tháng 9 năm 2009 với bài “Hoa bất tử trong hồn sông núi” đánh giá: “Hoa bất tử là tiểu thuyết nhưng là tiểu thuyết lịch sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn nên sự thật lịch sử đã được tác giả hết sức trân trọng, không làm sai lệch chính sử” và “Ngoài giá trị văn học Hoa bất tử còn là một tư liệu quý, ghi chép đầy đủ nhất về thân thế sự nghiệp của đồng chí Hoàng Văn Thụ và làm sáng tỏ thêm một số sự kiện mà chưa sách nào ghi chép để lưu lại cho muôn đời với nhân dân Việt Nam nói chung, với dân tộc Tày Nùng ở Lạng Sơn quê hương đồng chí nói riêng”[11]. Như vậy, theo đánh giá của của các nhà nghiên cứu thì tiểu thuyết Hoa bất tử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh là tác phẩm đầu tiêu biểu viết về thân thế và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đồng chí Hoàng Văn Thụ. Tác phẩm là sự trân trọng của nhà văn đối với nhà cách mạng vĩ đại, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những chi tiết trong tác phẩm lần đầu tiên người đọc được biết đến thật xúc động ngoài lí tưởng cách mạng, tình yêu đất nước của một nhà cách mạng, bên cạnh đó, mối tình huyền thoại của họ là một phần nhỏ trong nội dung tác phẩm, lại là một khía cạnh rất riêng tư bên cạnh hàng loạt các sự kiện lớn của lịch sử đất nước, lịch sử cách mạng và những đổi thay của đời người, của số phận cộng đồng. Trong cuộc Hội thảo văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XXI năm 2009, nhà báo Nguyễn Quang Huynh với bài: “ Văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XXI với đề tài lịch sử” nhận xét: “Văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XXI viết về đề tài lịch sử đáng kể nhất phải nói đến một số tiểu thuyết dày dặn của tác giả Nguyễn Trường Thanh, đó là các tiểu thuyết: Một thời biên ải (Hội VHNT Lạng Sơn Tập 1-2000, tập 2-2008), Ngôi nhà của cha (NXB văn hóa thông tin-2007), Hƣơng ngàn (NXB Hội nhà văn-2008), Hoa bất tử (NXB Hội nhà văn-2009) [13]. Cùng ý kiến đó trong Hội thảo nhà nghiên cứu Trung Thành đánh giá: “Ở thể loại tiểu thuyết lịch sử nhà văn Nguyễn Trường Thanh là tác giả nổi bật đã dày công viết tiểu thuyết lịch sử của quê hương Lạng Sơn - nơi có bề dày lịch sử, từng lập nên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn những chiến công oanh liệt, những thành tích vẻ vang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc”[30]. Và nhà báo Quang Huynh khẳng định: “Qua khảo sắt bước đầu về văn học Lạng Sơn, có thể khẳng định rằng: Văn xuôi Lạng Sơn ở thể loại thiểu thuyết đã có khá nhiều tác phẩm viết về đề tài lịch sử và có những tác phẩm thành công rất đáng trân trọng đặc biệt là những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Trường Thanh” [13]. Như vậy, các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học của Lạng Sơn đã đánh giá rất cao tính chân thực, tính lịch sử và giá trị văn học của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh - một cây bút tiêu biểu cho văn học Lạng Sơn - người đã có công rất lớn giới thiệu với bạn đọc cả nước biết đến mảnh đất giàu truyền thống và những người anh hùng của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trên đây chúng tôi đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Có thể thấy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và thấu đáo về vấn đề này, mặc dù đã có khá nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét có liên quan trực tiếp đến việc đánh giá tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu, nhằm góp phần khẳng định những thành tựu đáng khẳng định của nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh, với hy vọng: Sẽ chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đối với văn học Lạng Sơn nói riêng, đối với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện đại nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc thực hiện đề tài này của chúng tôi là: Chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh - một cây bút tiêu biểu, xuất sắc nhất của văn học Lạng Sơn thời kỳ hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn Khẳng định những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh trong đời sống văn học của tỉnh Lạng Sơn nói riêng, trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại nói chung (ở thể loại tiểu thuyết lịch sử). 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: Toàn bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh và một số cuốn tiểu thuyết lịch sử khác của Lạng Sơn và của địa phương khác (để so sánh, đối chiếu với tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh). Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo một số tiểu thuyết lịch sử khác của Lạng Sơn và của các địa phương khác. Đã tham khảo một số sách lý thuyết, lí luận làm cơ sở lí luận của đề tài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh từ năm 1981 (tác phẩm đầu tiên) cho đến nay. Bao gồm: 7 cuốn tiểu thuyết lịch sử (Kỳ tích Chi Lăng (NXB thanh niên Tập 11981, tập 2-1982), Hoa trong bão (NXB Hội nhà văn-1994), Tƣớng không phong hàm (NXB văn hóa dân tộc-1998), Một thời biên ải (Hội VHNT Lạng Sơn Tập 1-2000, tập 2-2008), Ngôi nhà của cha (NXB văn hóa thông tin-2007), Hƣơng ngàn (NXB Hội nhà văn-2008), Hoa bất tử (NXB Hội nhà văn-2009). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát nghiên cứu một cách đầy đủ những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh từ năm 1981 đến nay và phân tích chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Khẳng định giá trị lịch sử và giá trị văn học của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh thời kỳ hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn Khẳng định những đóng góp của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh trong sự nghiệp văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn nói riêng và trong đời sống văn học nước nhà (ở thể loại tiểu thuyết lịch sử) nói chung. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp khoa học sau: - Phương pháp hệ thống, tổng hợp. - Phương pháp phân tích (tác giả, tác phẩm…) - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Và một số phương pháp tổng hợp khác (liên ngành, theo quan điểm thi pháp học…) 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng I: Tiểu thuyết lịch sử và vài nét về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trƣờng Thanh Chƣơng II: Nguồn cảm hứng mãnh liệt từ mảnh đất Lạng Sơn xinh đẹp, giầu kỳ tích lịch sử Chƣơng III: Một số đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trƣờng Thanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I TIỂU THYẾT LỊCH SỬ VÀ VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRƢỜNG THANH 1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử Bàn về khái niệm tiểu thuyết lịch sử - hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau do có những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử, về cách viết truyện lịch sử. Tuy nhiên người ta vẫn có thể thấy rõ 2 quan niệm chính về tiểu thuyết lịch sử như sau: Quan niệm thứ nhất: Tiểu thuyết lịch sử phải tôn trọng sự kiện lịch sử, từ đó hư cấu tạo thành tác phẩm; quan niệm thứ hai là: Tiểu thuyết lịch sử không coi trọng sự thật lịch sử, lịch sử chỉ là cái cớ để viết tiểu thuyết mà thôi! Có thể xếp hầu hết các tiểu thuyết lịch sử cổ điển của Trung Quốc vào trường phái thứ nhất, dẫu tỉ lệ sự thật lịch sử và tỉ lệ hư cấu có màu sắc đậm nhạt khác nhau (Ví dụ như: Tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung theo tỉ lệ “bảy thực ba hư” như chính tác giả tuyên bố; còn tác phẩm Thuỷ hử của Ngô Thừa Ân thì phần hư cấu nhiều hơn, có lẽ là “ba thực bảy hư”!, nhưng cũng có người coi cuốn Pie Đại đế của nhà văn Nga Alecxeei Toolxtoi thuộc loại tiểu thuyết tôn trọng sự thật lịch sử, còn tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa thì thuộc loại tiểu thuyết viết theo nhãn quan chính trị chính thống của thời đại mà tác giả đang sống). Điển hình cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thứ hai đã nói ở trên là nhà văn Pháp Alexandre Dumas (cha) với những tác phẩm Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Hoàng hậu Margo... Chính Dumas từng nói: “Lịch sử là cái đinh, ở đó tôi treo móc những bức tranh của tôi”. Đi xa hơn nữa là lối viết dựa vào các sự kiện lịch sử, nhưng làm nó biến dạng hẳn đi, đó là các tiểu thuyết dã sử, tiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn thuyết kiếm hiệp,... Với quan điểm như Dumas và các nhà viết truyện kiếm hiệp, có lẽ không nên xếp tác phẩm của họ vào loại tiểu thuyết lịch sử, vì cái gọi là lịch sử trong đó không thể tin cậy, với những người ít hiểu biết, thứ “lịch sử” đó thậm chí còn làm nguy hại tới nhận thức của họ. Như vậy, chỉ nên coi những truyện thuộc loại coi trọng sự thật lịch sử là tiểu thuyết lịch sử đích thực, bởi ở đó, nhà văn tái tạo lịch sử và với chân dung nhân vật vốn đã định hình một cách trung thực theo quan điểm lịch sử và sự hư cấu nghệ thuật không thể đi quá giới hạn cho phép. Tiểu thuyết lịch sử được giáo sư người Pháp Dorothy Brevvster và Jonh Bureell trình bày như sau: “Những chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân nhượng mà tên gọi là tiểu thuyết lịch sử. Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu khác tùy thuộc vào các nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưu thích (hay chán ghét) chúng. Vì khi thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình thường muốn đưa nó vào một loại văn học có danh”[6.211]. Như vậy theo quan niệm này tiểu thuyết lịch sử trước tiên là tiểu thuyết viết về quá khứ của một dân tộc, quốc gia nào đó. Và điều quan trọng là tiểu thuyết này phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người phê bình muốn xếp nó vào loại nào. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì thể loại lịch sử/tiểu thuyết lịch sử được quan niệm: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này”.[12. 255] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn Như vậy, chúng ta có thể thấy rất rõ rằng: Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Ở đây, tác giả dựa vào những sự kiện trong quá khứ, hư cấu, tưởng tượng thêm để sáng tạo nên tác phẩm nhằm gây hứng thú cho người đọc. Tiểu thuyết lịch sử tuy mượn đề tài và lấy cảm hứng từ lịch sử nhưng không hề né tránh, xa vời với nhiệm vụ thực tại, thời thế hiện tại. Đúng như Biêlinxki đã khẳng định: Chúng ta hỏi và chúng ta chất vấn những cái đã qua để chúng ta giải thích cho hiện tại và chỉ ra tương lai của chúng ta. Tuy nhiên, mặc dầu lấy những sự kiện những nhân vật trong lịch sử, nhưng các tác giả của tiểu thuyết lịch sử không chỉ trình bày trong cái tư thế lịch sử - mà còn cho chúng ta biết nhiều mặt khác của đời sống con người, thậm chí cả những mặt sinh hoạt mang tính đời tư của nhân vật. Do đặc trưng của thể loại tiểu thuyết nên quan niệm về tiểu thuyết lịch sử cũng rất phong phú, linh hoạt, mỗi quan niệm thường nhấn mạnh vào một đặc điểm nào đó của thể loại. Có thể dẫn ra một số quan niệm tiêu biểu sau: Alexandre Dumas, một nhà tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nước Pháp cho rằng “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi mà thôi”. Ở đây Dumas coi sự kiện lịch sử chỉ là phương tiện để nhà văn viết tiểu thuyết gửi gắm tình cảm riêng của mình. Lucacs, nhà tiểu thuyết lịch sử của Hunggari lại khẳng định: “Nhiệm vụ của tiểu thuyết lịch sử là chứng minh sự tồn tại của một hoàn cảnh và nhân vật lịch sử bằng công cụ nghệ thuật” [7]. Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Trong quá trình sáng tác, các nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy cao độ của hư cấu, sáng tạo của nghệ thuật” [8.164]. Quan niệm này nhấn mạnh mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn Như vậy, cho đến nay quan niệm về tiểu thuyết lịch sử vẫn chưa thống nhất. Người ta vẫn tranh luận về các vấn đề: sự thực lịch sử và hư cấu; độ lùi quá khứ ở lức độ nào, là quá khứ còn đọng lại trong kí ức người đương thời hay kí ức chỉ còn đọng lại trong huyền thoại, thần thoại?...Song, mỗi quan niệm dù nhấn mạnh vào khía cạnh khác nhau của thể loại, chung quy vẫn đề cập đến yếu tố lịch sử và yếu tố tiểu thuyết - hạt nhân cốt lõi trong tiểu thuyết lịch sử. Và như vậy, có thể nói: Tiểu thuyết lịch sử là loại hình tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Đối tượng của nó là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử. Đó có thể là quá khứ xa xôi hay một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Nó đòi hỏi người viết vừa phải có kiến thức uyên bác, tỉ mỉ của một nhà sử học, lại vừa phải có khả năng sáng tạo văn học. Có thể kể đến những cuốn tiểu thuyết lịch sử Việt Nam tiêu biểu như: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái); Trùng Quang tâm sử (Phan Bội Châu); Vua Hàm Nghi, Vua Quang Trung (Phan Trần Chúc); Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám (Ngô Tất Tố); Ai lên phố Cát (Lan Khai); Việt Nam Lý Thường Kiệt (Phạm Minh Kiên); Rồng đá chuyển mình, Chuyện tình Dương Vân Nga (Hoài Anh); Tướng quân Nguyễn Chích (Hà Ân); Bà Triệu (Hàn Thế Dũng); Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh); Mạc Đăng Dung (Lưu Văn Khuê)…Qua việc nêu tên các cuốn tiểu thuyết lịch sử này, chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong đời sống văn học nước nhà, thể loại tiểu thuyết lịch sử đã từng xuất hiện và đã có những thành tựu đáng khẳng định. 1.2. Văn học Lạng Sơn và tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trƣờng Thanh 1.2.1. Vài nét khái quát về văn học Lạng Sơn Như ta đã biết, Lạng Sơn là một tỉnh biên giới vùng miền núi phía Bắc có bề dày lịch sử dựng nước, giữ nước và có nền văn hóa truyền thống lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên mảng văn học thành văn của Lạng Sơn từ xa xưa để lại không nhiều. Theo khảo sát của chúng tôi những tư liệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn còn được lưu giữ được về văn học xứ Lạng còn rất mỏng. Đó chủ yếu là một số bài thơ, bài ký viết bằng chữ Hán, hoặc chữ Nôm của các vị Sứ thần triều đình đi sứ sang Trung Quốc qua Lạng Sơn, cảm tác trước cảnh đẹp và lịch sử hào hùng của xứ Lạng mà viết nên. Trong đó đáng lưu ý có một số bài thơ, bài ký của các tác giả như: Trần Nhân Tông (1258-1308), Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), Phạm Sư Mạnh (Thế kỷ XIV), Trần Minh Tông (13001357), Phùng Khắc Khoan (1528-1613)…Đặc biệt là các bài thơ, bài ký của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì viết về Lạng Sơn như: Ngô Thì Sỹ (17261780) làm quan Đốc trấn Lạng Sơn (1777-1780) đã có nhiều bài thơ, bài ký khắc trên đá trong động Nhị Thanh, Tam Thanh, Chùa Tiên và một vài nơi khác ở Tràng Định, Văn Lãng; Ngô Thì Nhậm (1745-1803) - con trai của Ngô Thì Sỹ (đi sứ dưới triều Tây Sơn); Ngô Thì Vị (còn gọi là Ngô Thì Hương 1774-1821) - con trai út của Ngô Thì Sĩ, dưới thời Nguyễn làm quan Hiệp trấn Lạng Sơn (cũng hai lần đi sứ Trung Quốc). Các tác phẩm của dòng họ Ngô Thì viết về Lạng Sơn ngoài sự được lưu lại trên các bia đá ở Lạng Sơn còn được lưu giữ trong Hợp tuyển Ngô Gia Văn Phái. Sau này cũng có khá nhiều tác giả khác là những sứ thần hoặc quan tuần biên qua Lạng Sơn đã để lại khá nhiều tác phẩm văn thơ còn lưu giữ đến ngày nay như của: Phan Huy Ích, Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Du, Trịnh Hoài Đức, Phan Huy Chú, Lý Văn Phúc, Nguyễn Văn Siêu (thế kỷ XVII-XVIII)…Những tác phẩm của các tác giả thời kỳ này chủ yếu ghi lại cảm xúc trước cảnh đẹp và lịch sử hào hùng của quê hương xứ Lạng. Về văn xuôi có cuốn “Lạng Sơn Đoàn thành đồ” của Nguyễn Nghiễm (thế kỷ XVIII) biên soạn (thực chất là một bài nghiên cứu). Thời Pháp thuộc có viên trung tá Le Comte trong cơ quan tham mưu Pháp trực tiếp tham gia chiến đánh Lạng Sơn, khi về Pháp đã viết cuốn sách “Lạng Sơn - tác chiến - tháo lui và điều đình” in năm 1895 - đã ghi lại cuộc đánh chiếm Lạng Sơn của quân Pháp lên Lạng Sơn, với hai lần đều thất bại; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất