Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010)...

Tài liệu Tiểu thủ công nghiệp ở bắc giang (1997-2010)

.PDF
113
219
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở BẮC GIANG (1997-2010) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Chi THÁI NGUYÊN-2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở BẮC GIANG (1997-2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN-2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những tài liệu và công bố trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Sở Công thương Bắc Giang, Sở Lao động - thương binh và xã hội, Thư viện tỉnh Bắc Giang, Cục thống kê Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang, Thư viện Quốc gia…đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ ...................................................................................................... Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn .........................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................ iii Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. v Danh mục các bảng ...........................................................................................vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1:KHÁI QUÁT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG TRƢỚC NĂM 1997........................................................................................ 11 1.1. Khái quát quá trình thay đổi địa giới hành chính của tỉnh Bắc Giang. ..... 11 1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư. ................................................ 13 1.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ............................................................... 13 1.2.2. Dân cư .................................................................................................... 15 1.3. Khái quát TTCN Bắc Giang trước năm 1997 .......................................... 16 1.3.1. Khái niệm về “ Tiểu thủ công nghiệp” .................................................. 16 1.3.2. TTCN Bắc Giang trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ....... 18 1.3.3. Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) ......................... 19 1.3.4.Thời kì từ sau khi đất nước thống nhất đến khi tái lập tỉnh(1976-1997)24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG ( 1997 – 2010 )................................................................................... 29 2.1. Các nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu .................................................... 29 2.2. Hình thức tổ chức sản xuất của một số nghề TTCN chủ yếu (1997-2010) .... 35 2.2.1. Hình thức tổ chức sản xuất theo hộ ........................................................ 35 2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất theo HTX ................................................... 36 2.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất theo làng nghề ............................................ 37 2.3. Thực trạng một số nghề TTCN Bắc Giang ( 1997 - 2010) ....................... 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.3.1. Thực trạng một số nghề TTCN chủ yếu ở Bắc Giang ........................... 38 2.3.1.1. Nghề mây tre đan ................................................................................ 38 2.3.1.2. Nghề mộc ............................................................................................ 44 2.3.1.3. Nghề sản xuất gạch, vôi hòn, cay sỉ .................................................... 48 2.3.2. Thực trạng các làng nghề ....................................................................... 52 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN...... 70 3.1. Vai trò của TTCN đối với kinh tế, xã hội và du lịch của tỉnh Bắc Giang ..... 70 3.1.1. Đối với kinh tế........................................................................................ 70 3.1.2. Đối với xã hội ......................................................................................... 76 3.1.2.1. Giải quyết việc làm cho người lao động. ............................................ 76 3.1.2.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng. .......................................................................................... 78 3.1.2.3. TTCN Bắc Giang là nhân tố tích cực cải thiện đời sống tinh thần cho người lao động. .......................................................................................... 79 3.1.2.4. Tạo điều kiện thực hiện các chính sách xã hội ................................... 80 3.1.3. Đối với du lịch........................................................................................ 81 3.2. Những hạn chế của TTCN Bắc Giang ...................................................... 84 3.3. Giải pháp phát triển ................................................................................... 86 3.3.1. Giải pháp về thị trường. ......................................................................... 86 3.3.2. Giải pháp về vốn .................................................................................... 87 3.3.3. Giải pháp về nâng cao trình độ người lao động ..................................... 88 3.3.4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. ............................................ 88 3.3.5.Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ................................................ 89 3.3.6. Bảo vệ môi trường.................................................................................. 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 96 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết Nội dung 1 CNH Công nghiệp hóa 2 CN Công nghiệp 3 CNTB Chủ nghĩa tư bản 4 CNXH Chủ nghĩa xã hội 5 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 6 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 7 EU Liên minh châu Âu 8 HĐH Hiện đại hóa 9 HTX Hợp tác xã 10 NQ/TU Nghị quyết - Tỉnh ủy 11 NXB Nhà xuất bản 12 TCN Thủ công nghiệp 13 TT-BNN Thông tư – Bộ Nông nghiệp 14 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 16 UBND Uỷ ban nhân dân 17 USD United States dollar (Đô la Mĩ) 18 XHCN Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thống kê số hộ sản xuất TTCN ở tỉnh Bắc Giang ............................. 36 Bảng 2: Thống kê làng nghề phân theo lĩnh vực và địa bàn ............................ 55 Bảng 3: Bảng giá trị sản xuất ngành TTCN ở một số huyện, thị trong các năm 1999-2001 .................................................................................... 71 Bảng 4: Giá trị thu nhập kinh tế của xã Tăng Tiến .......................................... 73 Bảng 5: Thống kê sản lượng một số sản phẩm TTCN - làng nghề khác ......... 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử nước ta, từ xa xưa cùng với sự phát triển của nông nghiệp hàng ngàn năm, TTCN đã ra đời. Sản phẩm của ngành TTCN không những phục vụ nhu cầu cho gia đình mà còn trở thành hàng hóa để trao đổi, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân. Hơn nữa, những sản phẩm đó còn tạo nên bản sắc của mỗi miền quê và góp phần tạo dựng nên các nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam. Bắc Giang là tỉnh nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, được bồi đắp bởi những con sông lớn như: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…có nhiều dải núi cao với các loại lâm, thổ sản quý. Bắc Giang còn có một vùng trung du thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp. Đặc biệt, nơi đây còn là vùng trung chuyển sản vật giữa hai miền xuôi ngược. Chính vì vậy, ngay từ rất sớm, Bắc Giang đã xuất hiện nhiều nghề thủ công truyền thống và phát triển tương đối đa dạng như gốm sứ, mây tre đan, nuôi tằm ươm tơ. Đó chính là tiền đề và cơ sở vững chắc cho sự ra đời, phát triển của TTCN nơi đây. TTCN Bắc Giang có giá trị rất lớn, không những góp phần giải quyết về vấn đề việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, mà còn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh đó, việc phát triển TTCN còn là một nhân tố quan trọng định hình nên các làng nghề nổi tiếng ở Bắc Giang. Những làng nghề ấy, vừa tạo nên sắc thái văn hóa độc đáo riêng mang tính nghề nghiệp, vừa là nơi bảo lưu, gìn giữ những phong tục tập quán cổ xưa. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khác nhau, TTCN ở Bắc Giang đã bộc lộ những tồn tại và hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng với đường lối đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho TTCN trên cả nước nói chung và ở Bắc Giang nói riêng phát triển. Song, TTCN trong tỉnh vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức xứng đáng với tiềm năng vốn có. Để phát triển TTCN, tỉnh cần có nhiều chính sách và biện pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn địa phương và khách quan. Vì vậy, hiện nay việc chú trọng và phát triển TTCN là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra. Trong bối cảnh, CNH - HĐH đất nước, bên cạnh việc HĐH nông thôn, việc kế thừa và phát triển TTCN có ý nghĩa cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa. Nghiên cứu “Tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Giang (1997 - 2010)” sẽ góp phần làm sáng tỏ về tình hình TTCN ở Bắc Giang từ sau khi tái lập tỉnh cho đến năm 2010 và những đóng góp của TTCN cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài “Tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Giang (1997 - 2010)” sẽ bổ sung nhận thức cho việc giảng dạy lịch sử địa phương. Hơn nữa, qua đó giáo dục thế hệ trẻ Bắc Giang lòng tự hào, ý thức gìn giữ và phát triển TTCN. Với ý nghĩa trên, đồng thời là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bắc Giang giàu truyền thống cách mạng, nên tôi chọn đề tài “Tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Giang (1997 - 2010)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về TTCN và làng nghề, nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam và thu được những kết quả đáng kể. Hơn nữa, TTCN không chỉ được quan tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 nghiên cứu ở góc độ lịch sử mà còn được các tác giả nghiên cứu trên các phương diện kinh tế - văn hóa - dân tộc học. Phan Gia Bền với công trình nghiên cứu: “Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam” Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1957, đã trình bày sơ lược tình hình thủ công nghiệp ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, đặc điểm thủ công nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên các nghề thủ công truyền thống điển hình như: nghề dệt, nghề gốm…Qua đó, tác giả đã cho thấy sự ràng buộc gắn bó chặt chẽ giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp, nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò là nền tảng. Nguyễn Hồng Phong trong tác phẩm “Xã thôn Việt Nam”, Nxb Văn Sử - Địa, Hà Nội, 1959, đã nêu một cách khái quát về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nông thôn nước ta. Ngoài ra, tác giả cũng nêu vấn đề thành lập hội những người thợ thủ công, cách thức tổ chức sinh hoạt của hội. Trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam phát triển. Trong tác phẩm “Truyện làng nghề” của các tác giả Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn do Nxb Lao động, Hà Nội xuất bản năm 1977 đã khẳng định rằng, nghề thủ công ở nước ta ra đời ngay từ khi hình thành nền văn minh đầu tiên - văn minh sông Hồng. Điều đó chứng tỏ nghề thủ công ở nước ta xuất hiện rất sớm. Không những thế, tác phẩm còn đề cập đến nhiều nghề như: đúc đồng, dệt lụa, tạc tượng, rèn, làm thuyền thúng…Ngoài ra, các tác giả còn nói đến ông tổ và sự phát triển của nghề với các sản phẩm tiêu biểu. Trong tác phẩm: “Con đường phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Việt Nam”, Nxb Thông tin - lý luận, Hà Nội, 1986, tác giả Nghiêm Phú Ninh đã trình bày con đường phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đề cập đến tính quy luật, vai trò, vị trí của tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, tác giả đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 ra các phương hướng, chính sách kinh tế khuyến khích sự bảo tồn, phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống gia đình. Năm 1988, trong tác phẩm: “Những bàn tay tài hoa của cha ông”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, của hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc, nhiều nghề thủ công truyền thống ở nước ta đã được đề cập. Đặc biệt, ở mỗi nghề thủ công truyền thống, hai tác giả còn đề cập đến các vị tổ nghề của nghề và sơ lược thời gian ra đời và các sản phẩm nổi tiếng của nghề. Với tác phẩm: “Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế - xã hội” do Nxb Mũi Cà Mau, xuất bản năm 1992, Giáo sư Phan Đại Doãn đã nghiên cứu những vấn đề lớn của làng xã như: kết cấu kinh tế, kết cấu xã hội và kết cấu văn hóa. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến thủ công nghiệp làng quê, trong đó nhấn mạnh đến sự kết hợp thủ công nghiệp với nông nghiệp, sự hình thành các làng nghề. Qua đó, tác giả chứng minh thủ công nghiệp đang từng bước tách khỏi nông nghiệp. Năm 1995, luận án Phó tiến sĩ khoa học của Lưu Thị Tuyết Vân với đề tài:“Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng 1945-1994”, Viện sử học, Hà Nội, đã nêu lên mối liên hệ chặt chẽ, tương hỗ, không thể tách rời giữa thủ công nghiệp với nông nghiệp qua các thời kì. Đồng thời, tác giả cũng trình bày thực trạng tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên những chính sách kinh tế - xã hội đối với tiểu thủ công nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Tác phẩm “ Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858 - 1945)”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1996 của Vũ Huy Phúc đã dựng lại một bức tranh toàn cảnh, chân thực, khá sinh động về quá trình phát triển của TTCN Việt Nam thời cận đại: Bối cảnh, nguyên nhân phát triển và những đặc điểm phát triển của TTCN Việt Nam thời kỳ cận đại qua từng giai đoạn thích ứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Tác giả Lê Quốc Sử trong tác phẩm “Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, ngoài tìm hiểu về đất nước, con người và sắc thái vùng của nền kinh tế Việt Nam, về tình hình nông nghiệp Việt Nam, tác giả còn nêu khái quát lược sử thủ công nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và kiến trúc Việt Nam. Năm 2002, tác giả Bùi Văn Vượng trong tác phẩm “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, Nxb Văn hóa thông tin đã nêu lên vị trí của làng nghề thủ công truyền thống trong lịch sử. Trong đó, tác giả đã đề cập đến các khái niệm nghề, làng nghề truyền thống và nhiều nghề thủ công truyền thống. Trong cuốn “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004, tác giả Trần Minh Yến bên cạnh việc đề cập đến thực trạng làng nghề truyền thống từ đổi mới đến nay, còn đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho sự phát triển của làng nghề về các phương diện: nguyên liệu, vốn, nhân công, thị trường… Tác giả Phạm Quốc Sử trong tác phẩm “Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Bình 1954 - 1995 ( Lịch sử và di sản)” đã nghiên cứu một cách sâu sắc về tình hình phát triển của TTCN Thái Bình qua các giai đoạn gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Nghề thủ công truyền thống và làng nghề tỉnh Bắc Giang cũng được một số tác giả tìm hiểu và nghiên cứu. Trong đó, phải kể tới luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế của Nguyễn Ty với đề tài “ Một số vấn đề cơ bản về sự phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Hà Bắc” năm 1991. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nói tới vai trò và xu hướng phát triển khách quan của TTCN ở nông thôn. Đặc biệt, luận án còn tập trung đi sâu vào phân tích tình hình phát triển của TTCN ở nông thôn Hà Bắc. Từ đó, tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 đề ra phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển TTCN ở nông thôn Hà Bắc. Cuốn “Làng nghề Bắc Giang” do Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp của Sở Công thương Bắc Giang xuất bản năm 2010 đã tìm hiểu sơ bộ về toàn cảnh các làng nghề Bắc giang. Tác giả Nguyễn Thu Minh, Trần Văn Lạng với tác phẩm “Làng nghề và những nghề thủ công truyền thống ở Bắc Giang”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2010, đã đi sâu tìm hiểu làng nghề và văn hóa làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó, tác phẩm còn đề cập đến các nghề thủ công truyền thống ở Bắc Giang. Ngoài ra, nghiên cứu về làng nghề và các nghề thủ công truyền thống ở Bắc Giang còn được đề cập đến trong một số dự án, báo cáo khoa học của các sở, ban ngành của tỉnh như: Dự án “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020” Báo cáo về “Thực trạng sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế tỉnh Bắc Giang” của Sở Lao động - thương binh và xã hội. Báo cáo “Tình hình, kết quả phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn năm 2006; Mục tiêu, nhiệm vụ năm 2007” của Sở Công nghiệp ( nay là Sở Công thương Bắc Giang). Báo cáo “Đánh giá thực trạng làng nghề tỉnh Bắc Giang” của Sở Công thương tỉnh Bắc Giang. Dự thảo đề án “Tiểu thủ công nghiệp nông thôn, làng nghề tỉnh Bắc Giang: hiện trạng và giải pháp phát triển” của UBND tỉnh Bắc Giang. Các báo cáo, đề án đã phần nào phản ánh từng mặt, từng khía cạnh của TTCN ở Bắc Giang như: cách thức tổ chức quản lý, tình hình sử dụng lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Các tác phẩm, các bài viết, các báo cáo trên đã cung cấp cho tác giả luận văn những tư liệu cần thiết, quý báu về TTCN, các nghề thủ công truyền thống và làng nghề. Tuy nhiên, các công trình đó chủ yếu mới đề cập đến một số định hướng cho phát triển TTCN, làng nghề và mang tính chất giới thiệu khái quát về nghề thủ công truyền thống của nước ta nói chung và Bắc Giang nói riêng. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về TTCN ở Bắc Giang từ năm 1997 cho đến năm 2010. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Giang (1997 - 2010)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khái quát về các ngành nghề TTCN của tỉnh Bắc Giang, trong đó tập trung vào các nghề mà sản phẩm được sản xuất bằng tay là chủ yếu. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn nghiên cứu về TTCN trong phạm vi của tỉnh Bắc Giang. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu TTCN ở Bắc Giang từ năm 1997 2010. Sở dĩ, chúng tôi giới hạn trong khoảng thời gian nêu trên vì năm 1997 tỉnh Bắc Giang được tách ra từ tỉnh Hà Bắc. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính hệ thống và liên tục của vấn đề, luận văn trình bày sơ lược về tình hình phát triển của TTCN Bắc Giang trước năm 1997. 4. Nhiệm vụ của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển của TTCN tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2010. Qua đó, bước đầu thấy được diện mạo của TTCN ở Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Luận văn chỉ ra một số vai trò, hạn chế của TTCN Bắc Giang và đưa ra những kiến nghị, giải pháp với mong muốn góp phần đưa TTCN tiếp tục phát triển tương ứng với tiềm năng sẵn có của địa phương hiện nay. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tƣ liệu Luận văn đã sử dụng các nguồn tư liệu sau: 5.1.1. Nguồn tư liệu thành văn: Các tác phẩm của các sử gia phong kiến Việt Nam: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí… Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển TTCN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986). Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh có liên quan đến thủ công nghiệp nông thôn như: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV, XV. Các báo cáo tổng kết của Cục thống kê Bắc Giang, Sở Lao động, thương binh và xã hội, đặc biệt là Sở Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (nay là Sở Công thương Bắc Giang). Các báo cáo ở các địa phương và các làng nghề có hoạt động sản xuất TTCN phát triển. Các bài viết đăng trên các báo và tạp chí như Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Báo Bắc Giang… Các cuốn sách viết về Lịch sử Hà Bắc, Lịch sử đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Lịch sử đảng bộ các huyện thuộc tỉnh bắc Giang, Dư địa chí Bắc Giang… Các tác phẩm, các luận văn, các bài viết có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến đề tài. 5.1.2. Nguồn tư liệu vật chất: Các hiện vật còn lưu giữ lại ở các làng nghề. Các sản phẩm nghề thủ công truyền thống tại các hộ gia đình và những sản phẩm TTCN trên thị trường trong thời kì mở cửa và hội nhập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 5.1.3. Nguồn tư liệu khảo sát, điền dã: Bên cạnh các nguồn tư liệu thành văn, tư liệu vật chất, tác giả còn chú ý đến những nguồn tư liệu khảo sát, điền dã thông qua những kí ức lưu truyền trong nhân dân, đặc biệt là các cụ già cao tuổi, các nghệ nhân trong làng, trong xã, những người thợ thủ công sản xuất tại gia đình. 5.1.4. Các trang web trên internet - Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: www.cpr. org.vn - Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang: www.bacgiang.gov.vn - Sở công thương tỉnh Bắc Giang: www.bacgiangintrade.gov.vn 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh... Trong đó, phương pháp lịch sử là chủ yếu kết hợp với phương pháp khảo sát và điền dã tại địa phương và phương pháp thống kê để giải quyết nhiệm vụ của đề tài. 6. Đóng góp của đề tài Trong giới hạn của một luận văn, tác giả đã cố gắng tìm hiểu và phác họa một cách tương đối toàn diện tình hình TTCN ở Bắc Giang từ năm 1997 - 2010 Bên cạnh đó, luận văn còn đề cập đến thành tựu, vai trò và tác động của TTCN đối với đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá của người dân địa phương nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Đồng thời, luận văn còn nêu lên một số hạn chế của TTCN ở Bắc Giang. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, đề xuất, giải pháp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Luận văn là tài liệu phục vụ cho việc học tập bộ môn lịch sử địa phương trong nhà trường và góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng tự hào và giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, đất nước. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát tiểu thủ công nghiệp Bắc Giang trước năm 1997. Chương 2: Thực trạng tiểu thủ công nghiệp Bắc Giang (1997 – 2010). Chương 3: Vai trò, hạn chế và giải pháp phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG TRƢỚC NĂM 1997. 1.1. Khái quát quá trình thay đổi địa giới hành chính của tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử gắn bó hữu cơ với lịch sử dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua các thời kì, tỉnh Bắc Giang ngày nay có nhiều tên gọi với sự thay đổi về quy mô địa giới hành chính khác nhau. Thời Vua Hùng, Bắc Giang thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang. Thời kì Bắc thuộc, Bắc Giang thuộc quận Tường (nhà Tần), thuộc ba huyện Long Biên, Bắc Đới, Kê Từ (nhà Hán), thuộc huyện Long Biên (nhà Tùy, Đường). Thời kì độc lập, ở các triều đại Đinh, Tiền Lê vẫn giữ nguyên sự phân chia cương vực như dưới thời Đường. Triều Lý, lộ Bắc Giang xuất hiện trên bản đồ Đại Việt gần trùng với địa giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Thời nhà Trần, lộ Bắc Giang địa giới cơ bản như thời nhà Lý. Thời Hậu Lê, ban đầu vẫn giữ tên là lộ Bắc Giang. Năm 1949, lộ Bắc Giang đổi thành thừa tuyên Bắc Giang. Sau đó, nhà Lê bỏ đơn vị hành chính thừa tuyên, lập đơn vị hành chính trấn. Thừa tuyên Bắc Giang đổi tên thành trấn Kinh Bắc. Năm 1822, nhà Nguyễn đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, vua Minh Mạng cải cách hành chính, đổi trấn thành tỉnh. Trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Ngày 05/11/1889, thực dân Pháp lập ra tỉnh Lục Nam gồm các huyện Phượng Nhỡn, Lục Ngạn, Bảo Lộc, Yên Bác (Lạng Sơn) đến ngày 08/09/1891, thực dân Pháp giải thể tỉnh Lục Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Ngày 10/10/1895, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Bắc Giang gồm hai phủ Đa Phúc, Lạng Giang và sáu huyện Kim Anh, Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế. Tỉnh lỵ đặt tại Phủ Lạng Thương. Ngày 08/01/1896, trả huyện Đa Phúc, Kim Anh về tỉnh Bắc Ninh. Đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Bắc Giang có ba phủ (Lạng Giang, Yên Thế, Lục Ngạn), bốn huyện (Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Sơn Động) và một châu (Hữu Lũng). Năm 1947, Uỷ banh hành chính khu XII cắt 10 xã tả ngạn sông Lục Nam của huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động cùng với huyện Hải Chi (Hải Ninh) lập ra huyện Lục Sơn Hải trực thuộc liên tỉnh Quảng Hồng. Năm 1955, huyện Sơn Động được cắt trả lại tỉnh Bắc Giang. Năm 1956, huyện Hữu Lũng cắt về tỉnh Lạng Sơn. Năm 1956, nhập huyện Phú Bình vào Bắc Giang. Năm 1957, Thủ tướng chính phủ ra Nghị định chia hai huyện Lục Ngạn và Sơn Động thành ba huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam. Tháng 7/1957, trả huyện Phú Bình về Thái Nguyên. Tháng 11/1957, Thủ tướng chính phủ ra Nghị định chia Yên Thế thành hai huyện Yên Thế và Tân Yên. Ngày 01/10/1959, đổi tên Phủ Lạng Thương thành thị xã Bắc Giang. Ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Bắc Giang. Ngày 06/11/1996, Quốc hội khóa IX nước CHXHCN Việt Nam ra Nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất