Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Tiêu chuẩn - Qui chuẩn Tiểu luận: Xu Hướng ODA trên thế giới hiện nay...

Tài liệu Tiểu luận: Xu Hướng ODA trên thế giới hiện nay

.DOCX
42
2331
83

Mô tả:

Tiểu luận "Xu Hướng ODA trên thế giới hiện nay" trình bày các nội dung chính như: Tổng quan về ODA, biến động và xu hướng ODA trên thế giới hiện nay, tác động của nguồn vốn oda đến nước cấp/nhận nguồn vốn,...Mời các bạn cùng tham khảo!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********* Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại Môn: Đầu tư quốc tê TIỂU LUẬN XU HƯỚNG ODA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY TP.Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2017 Danh sách thành viên nhóm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Họ và tên Nuyễn Thị Tú Lịch Tống Nguyễn Nhật Linh Nguyễn Văn Lợi Phạm Thị Hồng Mai Trần Thị Diễm My Hoàng Thị Oanh Nguyễn Thanh Phương Nguyễn Văn Thành MSSV 1501015250 1501015269 1501015285 1501015298 1501015318 1501015414 1501015436 1501015494 Đánh giá DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Bảng, Nội dung Số Biểu đồ Biểu đồ Lượng vốn ODA ròng năm 1980-2015 tính theo tỉ giá hiện tại trang 5 2.1. Biểu đồ ODA ròng theo % GNI của DAC và một số nước 2000-2016 6 2.2. Biểu đồ Tỉ trọng các ngành sử dụng nguồn vốn ODA từ các nước 6 2.3. Bảng 2.1. DAC Danh sách của DAC về các nước nhận vốn ODA vào năm 7 Biểu đồ 2014-2016 Cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết theo nhà tài trợ 23 4.1. Bảng 4.1. Bảng 4.2. thời kỳ 2011 - 2015 ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2011 - 2015 Báo cáo hoàn thành dự án (PCR) và Báo cáo kiểm toán thực 24 26 hiện hoàn thành dự án (PPAR) của Nhóm 6 Ngân hàng Phát Biểu đồ triển Kết quả đánh giá hoạt động trên cơ sở cấp quốc gia trên cơ sở 26 4.2. Bảng 4.3 hoàn thành dự án (PCR) giai đoạn 2005-2014 Tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi so với GDP, Tổng vốn 27 đầu tư toàn xã hội và Tổng vốn đầu tư từ NSNN thời kỳ 2011 Bảng 4.4. Biểu đồ - 2015 Vốn ODA ký kết phân bổ theo vùng thời kỳ 2011 - 2015 Nhu cầu huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các Bộ, 4.5. ngành và địa phương thời kỳ 2016 - 2020 34 36 Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ODA.........................................................................2 1.1. Khái niệm.........................................................................................................2 1.2. Phân loại........................................................................................................... 2 1.3. Đặc điểm........................................................................................................... 3 CHƯƠNG II: BIẾN ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG ODA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY................................................................................................................................ 5 2.1. Biến động của ODA............................................................................................5 2.1.1. Sự biến động trong lượng vốn.....................................................................5 2.1.2 Sự biến động theo tỉ lệ ODA và GNI............................................................6 2.1.3. Sự biến động trong cơ cấu ODA.................................................................7 2.2. Xu hướng ODA hiện nay..................................................................................10 CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐẾN NƯỚC CẤP/NHẬN NGUỒN VỐN........................................................................................14 3.1. Tác động đối với nước nhận viện trợ..............................................................14 3.1.1. Tác động tích cực.......................................................................................14 3.1.2. Tác động tiêu cực.......................................................................................16 3.2. Tác động với nước cấp viện trợ.......................................................................17 3.2.1. Tác động tích cực.......................................................................................17 3.2.2. Tác động tiêu cực.......................................................................................18 CHƯƠNG IV: LIÊN HỆ TÌNH HÌNH VỐN ODA Ở VIỆT NAM..........................20 4.1. Thu hút vốn ODA ở Việt Nam.........................................................................20 4.1.1. Sự thay đổi về môi trường và chính sách hợp tác phát triển..................20 4.1.2. Đánh giá tình hình thu hút ODA ở Việt Nam...........................................22 4.1.3. Dự báo nhu cầu thu hút và giải ngân vốn ODA.......................................35 4.2. Nỗ lực sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả......................................................37 KẾT LUẬN.................................................................................................................40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................41 1 LỜI MỞ ĐẦU Đối với các nước đang phát triển, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, vốn ODA ra đời nhằm giúp các nước nghèo giải quyết tình trạng thiếu vốn. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành khác. Trên thực tế vai trò của ODA hết sức quan trọng. Có thể minh chứng điều đó qua thực tế ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ vào nguồn vốn viện trợ của Mỹ mà EU đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, trở về thời thịnh vượng như trước chiến tranh, thậm chí còn phát triển hơn trước. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai nước nhận được nhiều viện trợ của Mỹ. Kết quả sau một thời gian nhất định, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế sau Mỹ; còn Hàn Quốc cũng vươn lên thuộc nhóm các nước công nghiệp mới – NICs. Trong quá trình đổi mới, tình trạng thiếu vốn cho phát triển đã được giải quyết một phần đáng kể khi Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA từ năm 1993. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng: trung bình đóng góp 11% tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội, trong giai đoạn 2006-2010. Các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan nhờ vào nguồn vốn ODA và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này đã tạo ra một nền kinh tế phát triển cao và ngày nay bắt đầu trở thành nước cung cấp viện trợ cho các nước khác. Ngoài ra, viện trợ ODA cũng đóng góp một phần tỷ lệ đáng kể vào tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển, bình quân 1-2%/năm. Như vậy, có thể thấy viện trợ ODA sẽ giúp giải quyết phần nào “cơn khát vốn” này và mang lại luồng sinh khí mới cho các nước đang phát triển và sẽ làm “thay da đổi thịt” cho nhiều nền kinh tế nếu ODA được sử dụng một cách hiệu quả. 2 1.1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ODA Khái niệm Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung những quan điểm ấy đều dẫn chung đến một bản chất. Theo cách hiểu chung nhất thì ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức Quốc tế các nước, các tổ chức Phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng của các nước khác (không tính đến các khoản viện trợ cho mục đích thuần tuý quân sự ). Nghị định 87-CP của chính phủ Việt Nam quy định về nguồn vốn ODA là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều Quốc gia, tổ chức Quốc tế. Hình thức của sự hợp tác có thể là hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ theo chương trình, hỗ trợ theo kỹ thuật hoặc theo dự án. 1.2. Phân loại  Phân loại theo nước nhận: theo phân loại này thì ODA có 2 loại: - ODA thông thường: hỗ trợ cho các nước có thu nhập bình quân đầu - người thấp. ODA đặc biệt: hỗ trợ cho các nước đang phát triển với thời hạn cho vay ngắn, lãi suất cao hơn.  Phân loại theo nguồn cung cấp: bao gồm - ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này tới nước khác thông qua việc ký kết giữa chính phủ hai nước. - ODA đa phương: Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB1...) hay tổ chức khu vực (ADB, EU,...) hoặc của một chính phủ của một nước dành cho chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như chương trình phát triển Liên hiệp quốc ( UNDP ), quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc ( UNICEF )... cũng có thể không.  Phân loại ODA theo tính chất nguồn vốn - Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ ( mà bên nhận viện trợ không phải thanh toán lại ) để bên nhận có thể thực hiện các chương trình, dự án đã được thỏa thuận giữa hai bên như: hỗ trợ kỹ thuật ( thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho nước nhận việc trợ ), bằng hiện vật ( lương thực, thuốc chữa bênh, …). 3 - Viện trợ có hoàn loại: nhà tài trợ cung cấp cho nước cần vốn một khoản tiền ( tùy theo quy mô và mục đích đầu tư ) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian hoàn trả thích hợp, các ưu đãi thường là: lãi suất thấp, thời - gian vay dài ( 20-30 năm ),… ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển mạnh hơn cả về đời sống kinh tế xã hội. 1.3. Đặc điểm  ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi: vì bao giờ cũng có phần không hoàn lại là chủ yếu, còn phần cho vay chủ yếu là cho vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều ( thường dưới 3% một năm ) nhưng thời gian sử dụng vốn rất dài ( thường là 20-50 năm ).  ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hoặc gián tiếp: Đi kèm với ODA bao giờ cũng có những ràng buộc nhất định về kinh tế , chính trị. Bao gồm: nước viện trợ phải đáp ứng yêu cầu cho bên cấp viện trợ như việc thay đổi chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế, thể chế chính trị,… cho phù hợp với mục đích của bên cấp viện trợ.  Khả năng gây nợ cho nước nhận đầu từ của ODA: Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. 4 CHƯƠNG II: BIẾN ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG ODA TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY 2.1. Biến động của ODA 2.1.1. Sự biến động trong lượng vốn Biểu đồ 2.1. Lượng vốn ODA ròng năm 1980-2015 tính theo tỉ giá hiện tại (Đơn vị: Tỷ USD) (Nguồn: http://data.worldbank.org) Giai đoạn 1980-1990: Hỗ trợ phát triển chính thức tăng tương đối đều, tỉ trọng ODA nằm trong khoảng 29,06 tỷ USD đến 58,234 tỷ USD. Từ những năm 1990, giá trị ODA có sự giảm nhẹ do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đầu những năm 1990 tác động đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, từ những năm 2000, dòng vốn ODA có dấu hiệu khởi sắc khi tăng tương đối đều với tốc độ cao. Cụ thể, trong giai đoạn 2000-2005, tổng giá trị vốn đã tăng hơn gấp đôi từ 49,831 tỷ USD lên 108,2 tỷ USD. Tuy vào năm 2008 có khủng hoảng tài chính, lượng vốn vẫn chỉ giảm nhẹ trong năm đó và tiếp tục tăng những năm sau. Từ đó đến hiện tại, tốc độ tăng trưởng của mức vốn ODA tương đối bền vững. 5 Nhìn chung, lượng vốn ODA tăng qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng không ổn định, tuỳ thuộc vào tình hình thế giới nói chung và các quyết định trong việc viện trợ nói riêng. Trong tổng số vốn viện trợ song phương, phần lớn vốn được cấp bởi các nước OECD/DAC, cụ thể năm 2015 là 131.555 tỷ USD ( theo số liệu của data.oecd.org) trên tổng 152,513 tỷ USD của toàn thế giới (tương đương 86,26%). DAC là các nước thuộc tổ chức OECD cam kết thường xuyên cung cấp vốn ODA, hiện nay gồm 30 thành viên. Ngoài ra, vốn viện trợ song phương còn được đóng góp một phần nhỏ từ các nước không thuộc DAC. Bên cạnh đó tồn tại ODA đa phương, là nguồn vốn từ các định chế tài chính và tổ chức quốc tế, cụ thể như: các cơ quan của UN, WB, IMF, ADB, AfDB,… 2.1.2 Sự biến động theo tỉ lệ ODA và GNI Biểu đồ 2.2.ODA ròng theo % GNI của DAC và một số nước 2000-2016 (nguồn data.worldbank.org) (đơn vị %) Tuy tỉ trọng vốn ODA có xu hướng tăng, nhưng khi so tỉ lệ với tổng thu nhập quốc dân của các nước tài trợ lại có xu hướng không đổi. Khái niệm 0,7% ODA/GNI lần đầu được chấp nhận vào năm 1970 và được nhấn mạnh tầm quan trọng nhiều lần tại các hội nghị viện trợ và phát triển quốc tế. Cho đến nay, mục tiêu quốc tế nổi bật nhất trong lĩnh vực viện trợ là nâng cao vốn phát triển chính thức (ODA) bằng 0,7% thu nhập quốc dân của các nhà tài trợ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 6 một vài nước đã chạm và duy trì được chỉ tiêu này (bao gồm Na Uy,Thuỵ Điển, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Đan Mạch, UAE). Đặc biệt, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tuy mới gia nhập DAC vào năm 2014, nhưng dựa vào chỉ số ODA/GNI đã cho thấy UAE xứng đáng được công nhận là một nhà tài trợ tầm cỡ thế giới. 2.1.3. Sự biến động trong cơ cấu ODA 2.1.3.1 Sự biến động trong lượng vốn đổ vô các ngành 2005 2015 Biểu đồ 2.3. Tỉ trọng các ngành sử dụng nguồn vốn ODA từ các nước DAC Nguồn ODA có mặt ở hầu hết các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Các chương trình, dự án ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân. Cơ cấu ODA ký kết vào các lĩnh vực như biểu đồ trên, trong đó, có thể thấy phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất vẫn luôn chiếm một vị trí trọng tâm trong tổng vốn ODA, bởi nó là nền móng thúc đẩy một nền kinh tế đi lên. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng kinh tế (giao thông, liên lạc, mạng lưới phân phối, định chế tài chính và cung cấp năng lượng) tăng tỉ trọng mạnh qua các năm. Đa số các nước nhận ODA đang trong giai đoạn kinh tế phát triển nên việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ngoài ra, viện trợ nhân 7 đạo cũng có cơ cấu tăng, chứng tỏ các quốc gia ngày càng quan tâm đến các vấn đề phúc lợi xã hội. 2.1.3.2. Tỉ trọng ODA dành cho các khu vực 8 Trên là tổng hợp danh sách cách quốc giai nhận được ODA giai đoạn 2012 – 2013. Và theo như bảng thống kê thì Afghanistan chính là nước nhận được ODA nhiều nhất, theo sau chủ yếu là các nước thuộc Châu Phi như Algeria, Kenya, Algeria,… và đông đảo các quốc gia thuộc khu vực có thu nhập thấp và trung bình thấp. Lượng vốn ODA dành cho các quốc gia này rất mạnh, và nó chủ yếu đến từ Mỹ và Nhật Bản. Chính đều này cũng cho thấy cả Mỹ và Nhật Bản đều muốn khẳng định tầm ảnh hưởng của mình tại đây. Ngoài ra, World Bank cũng tang hỗ trợ ODA cho các nước nhằm xóa bỏ tỷ lệ đói nghèo cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng, chương trình giáo dục giúp nâng cao đời sống kinh tế, xã hội của các quốc gia. 2.2. Xu hướng ODA hiện nay Trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện một số đặc điểm quan trọng sau: Thứ nhất Tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương có xu thế giảm đi. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế, chính trị... giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh và tăng cường. Hoạt động của một số tổ chức đa phương tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này. Điều đó là nguyên nhân chính tạo nên sự chuyển dịch, tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương có xu hướng giảm đi. Điều đó đã được chứng minh trên thực tế là trong các năm 1980 - 1994 trong tổng số ODA của thế giới, tỉ trọng ODA song phương từ 67% tăng lên 69% trong khi đó tỉ trọng ODA đa phương giảm từ 33% xuống 31%. (Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư). Thứ hai Sự cạnh tranh ngày càng tăng trong quá trình thu hút ODA. Trên thế giới, một số nước mới giành được độc lập hoặc mới tách ra từ các nhà nước liên bang tăng lên đáng kể và có nhu cầu lớn về ODA. Một số nước công hoà thuộc Nam Tư cũ và một số nước Châu Phi bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh sắc tộc đang cần đến sự hỗ trợ quốc tế. ở Châu á, Trung Quốc, các nước Đông Dương, Myanmar... cũng đang cần đến nguồn ODA lớn để xây dựng kinh tế, phát triển xã hội. Số nước có nhu cầu tiếp nhận ODA là rất lớn vì vậy sự cạnh tranh giữa các nước ngày càng trở nên gay gắt. Các vấn đề mà các nước cung cấp ODA 9 quan tâm đến tạo nên sự cạnh tranh giữa các nước tiếp nhận là năng lực kinh tế của quốc gia tiếp nhận, các triển vọng phát triển, ngoài ra còn chịu nhiều tác động của các yếu tố khác như: Nhãn quan chính trị, quan điểm cộng đồng rộng rãi, dựa trên sự quan tâm nhân đạo và hiểu biết về sự cần thiết đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội quốc tế. Cùng mối quan hệ truyền thống với các nước thế giới thứ ba của các nước phát triển, hay tầm quan trọng của các nước đang phát triển với tư cách là bạn hàng (thị trường, nơi cung cấp nguyên liệu, lao động). Mặt khác, chính sách đối ngoại, an ninh và lợi ích chiến lược, trách nhiệm toàn cầu hay cá biệt... cũng là nhân tố tạo nên xu hướng phân bổ ODA trên thế giới theo vùng. Ngoài ra còn có thêm lý do đó là sự chuẩn bị đáp ứng nhu cầu riêng biệt về thủ tục, quy chế, chiến lược, viện trợ ... khác nhau của các nhà tài trợ trên thế giới cũng tạo nên sự chênh lệch trong quá trình thu hút và sử dụng ODA giữa các quốc gia hấp thụ nguồn vốn này. Chính sự cạnh tranh gay gắt đã tạo nên sự tăng giảm trong tiếp nhận viện trợ của các nước đang phát triển. Kể từ năm 1970, ODA chủ yếu hướng vào Tiểu vùng Sahara và Trung Đông kể cả Ai Cập. Bên cạnh đó, Trung Mỹ là vùng nhận được tỷ trọng viện trợ tăng lên chút ít, tỷ trọng này đã thực sự bị cắt giảm mạnh đối với các vùng Nam Á (đặc biệt là Ấn Độ) và Địa Trung Hải trong vòng 10 năm, từ tài khoá 1983/1984 đến 1993/1994, tỷ trọng thu hút ODA thế giới của tiểu vùng Sahara đã tăng từ 29,6% lên 36,7%, của Nam và Trung á khác và Châu Đại Dương từ 20,3% lên 22,9%; Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê từ 12% lên 14% (nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư). Thứ ba Sự phân phối ODA theo khu vực nghèo của thế giới không đồng đều. Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt như vậy có thể có rất nhiều lý giải khác nhau, có thể là do những mong muốn của các quốc gia đi viện trợ như mở rộng quan hệ hợp tác về chính trị hay kinh tế, mục đích xã hội, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ý muốn chủ quan của nhà tài trợ. Lúc đầu họ chỉ quan tâm đến việc thiết lập các mối quan hệ với các nước láng giềng của mình, nhưng sau họ lại nhận thấy rằng cần thiết lập các quan hệ với các nước khác trên thế giới để tìm kiếm thị trường trao đổi buôn bán hay đầu tư mà việc đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao bằng cách viện trợ ODA. Mặt khác chính những yếu tố trong nội bộ của quốc gia cũng tạo nên những khác biệt lớn trong quá trình nhận viện trợ như các mối quan hệ với các nước 10 phát triển, hay những thành tích trong phát triển đất nước hay cũng có thể là do nhu cầu hết sức cần thiết như chiến tranh, thiên tai... Thứ tư Triển vọng gia tăng nguồn vốn ODA ít lạc quan. Mặc dù Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị dành 1% GNP của các nước phát triển để cung cấp ODA cho các nước nghèo. Nhưng nước có khối lượng ODA lớn như Nhật Bản, Mỹ... thì tỷ lệ này mới chỉ đạt ở mức trên dưới 0,3% trong nhiều năm qua. Tuy có một số nước như Thụy Điển, Na uy, Phần Lan, Đan Mạch... đã có tỷ lệ ODA chiếm hơn 1% GNP, song khối lượng ODA tuyệt đối của các nước này không lớn. Thêm vào đó tình hình kinh tế phục hồi chậm chạp ở các nước đang phát triển cũng là một trở ngại gia tăng ODA. Ngoài ra, hàng năm các nước cung cấp ODA dựa vào kết quả hoạt động của nền kinh tế của mình để xem xét khối lượng ODA có thể cung cấp được. Nhưng hiện nay các nước phát triển đang có những dấu hiệu đáng lo ngại trong nền kinh tế của mình như khủng hoảng kinh tế hay hàng loạt các vấn đề xã hội trong nước, chịu sức ép của dư luận đòi giảm viện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề trong nước. Tuy nhiên, ở các nước phát triển, kinh tế tăng bình quân 6%/năm trong các năm 1991 - 1994 (4%/năm trong thập kỷ 80). Đời sống nhân dân đang được cải thiện rõ rệt. Do sự phục hồi kinh tế ở các nước phát triển, nguồn vốn chuyển dịch vào các nước đang phát triển có thể sẽ giảm sút trong các năm tới, ODA là một khoản vốn mà các nước phát triển hỗ trợ cho các nước đang phát triển nó được thực hiện từ rất lâu, qua các giai đoạn nhất định, có những xu thế vận động riêng, nhìn chung lại, xu hướng vận động hiện nay hàm chứa cả các yếu tố thuận lợi lẫn khó khăn cho một số nước đang phát triển như nước ta đang tìm kiếm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, tuy nhiên các yếu tố thuận lợi là cơ bản. Xét trên phạm vi quốc tế, ODA có thể huy động được lại tuỳ thuộc voà chính sách đối ngoại khôn khéo và khả năng hấp thụ vốn nước ngoài của chính nền kinh tế nước đó. Qua đó ta có thể thấy rõ được những đặc điểm riêng biệt của ODA so với các nguồn vốn khác. 14 CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐẾN NƯỚC CẤP/NHẬN NGUỒN VỐN 3.1. Tác động đối với nước nhận viện trợ 3.1.1. Tác động tích cực  Nguồn bổ sung vốn quan trọng cho các nước đang phát triển Tất cả các quốc gia khi thực hiện Công nghệ hoá - Hiện đại hoá đều cần đến một lượng vốn đầu tư rất lớn và đây là thách thức đối với các nước đang phát triển. Với nội lực còn hạn chế thì vốn trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, do đó việc huy động vốn từ nước ngoài trở nên tất yếu. Đặc biệt, nguồn ODA tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự thiếu vốn. Tại Việt Nam, năm 2016, tổng vốn ODA đạt 142,6 tỷ USD, trong đó khoảng 80% lượng vốn ODA được dành cho đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, số vốn này chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội cho cơ sở hạ tầng. (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam)  Tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực a/ Thành tựu khoa học tiên tiến Thông qua hình thức viện trợ kèm theo ràng buộc phải sử dụng dịch vụ hay hàng hoá của nhà tài trợ, nước nhận đầu tư có cơ hội được tiếp cận với những công nghệ sản xuất hay quản lý tiên tiến. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ: dự án ODA về công nghệ cao, tiên tiến trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ xây dựng... Dự án phát triển hạ tầng khu công nghệ cao và Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội do Nhật Bản tài trợ là một thí dụ điển hình. b/ Phát triển nguồn nhân lực Nhận thấy vai trò then chốt của phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế của một quốc gia nên các nhà tài trợ rất chú trọng ưu tiên cho lĩnh vực này. Đào tạo nguồn nhân lực có thể được thực hiện ở trong và ngoài nước nhận đầu tư. Đặc biệt, các nhà tài trợ thường quan tâm đến việc đào tạo cho nhóm nhân sự tham gia vào quản lý nhà nước nhằm 15 nâng cao năng lực quản lý cho họ. Đầu tư cho nguồn nhân lực mang lại hiệu quả lâu dài trong quá trình phát triển.  Góp phần phát triển kinh tế địa phương va xoá đói giảm nghèo ODA còn tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển lưới điện nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo. Trong năm 2014 Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC) đã nhận hơn 236 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (chiếm 60% trong tổng số hơn 300 triệu USD vốn ODA), để thực hiện các dự án điện khí hóa nông thôn và phát triển lưới điện khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hay với 2 triệu EURO (tương đương khoảng 40 tỷ đồng) kinh phí của Dự án xây dựng Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc) từ Chính phủ CHLB Đức, đã mang lại cho các trường nghề một lượng trang thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại, chất lượng tốt, đáp ứng xu hướng hiện đại hóa trong đào tạo nghề. (Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư)  Góp phần thu hút FDI và các nguồn vốn đầu tư khác Trong năm 2015 Tổng vốn theo Hiệp định đã kí kết của 10 chương trình, dự án hơn 7.180 tỷ đồng (trong đó, vốn ODA không hoàn lại: gần 342 tỷ đồng, ODA vay: hơn 7.109 tỷ đồng). Nhu cầu vốn cho các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ... (Theo thống kê của Bộ Tài Chính). Đối với các nước đang phát triển thì nguồn vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đây là lĩnh vực có nhu cầu vốn đầu tư lớn song khả năng sinh lời lại thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quan tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhằm giảm chi phí. Vì vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, môi trường chính sách không thông thoáng, không ổn định sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. 16 Một quốc gia đang phát triển nhận được nhiều và sử dụng có hiệu quả vốn ODA góp phần vào việc xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi và sẽ tạo điều kiện cho các nguồn vốn khác như vốn FDI và vốn đầu tư trong nước phát huy hiệu quả. 3.1.2. Tác động tiêu cực  Các nước đang phát triển rất dễ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Điểm này được thể hiện rất rõ ở hình thức đầu tư gián tiếp (ODA). Các nước nghèo quá cần vốn nên có tâm lý được bao nhiêu hay bấy nhiêu, thậm chí còn xem đây là “tiền chùa”. Điều này đã được kiểm chứng qua thực tế tại hai nước gặp khó khăn trong thập niên 60, vì “nghiện” ODA mà không phát triển nhanh được, đó là Myanmar và Philippines, dẫn đến gia tăng nợ công và đặc biệt là nợ nước ngoài.  Nước nhận đầu tư dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc. Sự phụ thuộc được thể hiện trên nhiều cấp độ như phụ thuộc về vốn (khi dòng vốn đầu tư nước ngoài bị rút nhanh thì sẽ gây ra tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế), từ phụ thuộc về vốn dễ dẫn tới phụ thuộc kinh tế (thị trường tiêu thụ sản phẩm) và có thể dẫn tới phụ thuộc về chính trị. Ví dụ điển hình là dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phải mua tàu và chọn nhà thầu chính Trung Quốc mà không được chọn nhà thầu hay hợp tác bất kì nào hết. Mối quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc từ lâu đã không thực sự tốt như bên ngoài. Vì vậy khi dự án được nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã gây ra không ít sự tranh cãi, nhất là về vấn đề chính trị.  Nước nhận đầu tư phải chia sẻ lợi ích quyền lợi. Như trong lĩnh vực khai thác dầu thô, tuy tài nguyên là của Việt Nam nhưng khi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam phải chia một phần lợi nhuận cho việc họ phân bổ tỷ lệ lợi nhuận theo vốn đầu tư của họ.  Nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng phát triển lệch lạc, mất cân đối. Sự mất cân đối thể hiện về mất cân đối cơ cấu ngành cũng như mất cân đối về cơ cấu lãnh thổ. Như ở Việt Nam các nhà đầu tư chỉ quan tâm tới những ngành có lợi nhuận cao trong khi đó các ngành như trồng rừng hoặc như nông nghiệp v.v… thu hút được rất ít vốn đầu tư. Cơ cấu lãnh thổ thu hút đầu tư rất mất cân đối ví dụ như ở Việt Nam chỉ có một vài tỉnh và thành phố lớn là có thể thu hút được các nhà đầu tư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Ngoài ra, thực tế đã xảy ra trên cùng một địa bàn thôn, xã... có nhiều công trình tập trung vào việc phát triển mạng lưới điện và năng lượng và không nhắm vào phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội, cùng với đó là chính quyền địa phương không đủ năng lực quản 17 lý và thiếu nguồn tài chính nhằm duy trì hoạt động của các công trình này một cách có hiệu quả để phục vụ lâu dài cho người dân. (Theo Tổ chức Tài Chính Công Việt Nam)  Nước nhận đầu tư có thể trở thành bãi rác thải công nghệ. Việc tiếp nhận những dây chuyền công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài là một vấn đề vô cùng nan giải. Do vậy phải so sánh các mặt lợi, hại khi tiếp nhận dự án đầu tư, thu hút đầu tư vào các khu vực công nghệ cao, hoặc thu hút vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động là hai mục tiêu khác nhau. Dự án sử dụng nhiều lao động thì khả năng công nghệ áp dụng vào đó là công nghệ lạc hậu, nhưng dự án đầu tư vào khu vực công nghệ cao thì sẽ được sử dụng công nghệ cao do vậy Chính phủ phải cân nhắc kỹ càng trước khi chấp thuận cho các dự án đầu tư vào đất nước. Ví dụ điển hình là việc nhập công nghệ lạc hậu trong hàng loạt lĩnh vực như sản xuất xi măng, mía đường, nhiệt điện chạy than, sản xuất thép, giấy. “Tình trạng này không những làm cho năng suất lao động nước ta yếu kém mà gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” - sự thẩm định không tốt ở nhiều dự án đã khiến chúng ta phải chi hàng ngàn tỉ đồng để xử lý hệ lụy. (Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Ngô Đức Mạnh)  Ngoài ra khi nhận viện trợ ODA còn xảy ra các tình trạng sử dụng vốn sai mục đích và không hiệu quả, nhất là vấn đề về đạo đức của các nhà cầm quyền. Gần đây nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cấm Louis Berger Group, một công ty của Mỹ, nhận thầu các công trình có vốn vay từ WB trong thời gian một năm vì đưa hối lộ tại hai dự án tại Việt Nam. Vụ việc này lại làm rộ lên sự quan tâm trong nước về tham nhũng tại các dự án có nguồn vốn ODA (Theo Phạm Chí Dũng - VOA)  Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt NamThống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Tài Chính ) 3.2. Tác động với nước cấp viện trợ 3.2.1. Tác động tích cực  Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cấp viên trợ hoạt động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Cùng với sự gia tăng của vốn ODA, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo với những điều kiện thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc gia. Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; Trung 18 Quốc tuyên bố sẽ cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp VN xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện... Đổi lại, Việt Nam gia tăng thương mại với Trung Quốc. kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước lên 100 tỉ USD, tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng có thế mạnh của hai bên được tiếp cận thị trường của nhau  Nước viện trợ được mở cửa thị trường bảo hộ cho nhiều danh mục hàng hoá và những ưu đãi như được cho phép đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.  Thể hiện mục đích nhân đạo và mang tính phúc lợi xã hội của viện trợ ODA là nhằm khôi phục, cải tạo và phát triển nền kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ. Nước viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế - văn hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên. Thời gian qua, quan hệ Việt Nam Nhật Bản đã không ngừng phát triển, trở thành đối tác chiến lược toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư. Nhật Bản là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam. (Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam tháng 1/2017)  ODA là công cụ để thiết lập, khẳng định và duy trì vị thế kinh tế - chính trị của nước tài trợ trên bình diện chính trị thế giới.  Nước viện trợ nguồn vốn ODA có được quyền giám sát và quyền đề ra những điều kiện nhất định mang tính ràng buộc. Ví dụ nguồn vốn đầu tư này chỉ được đầu tư vào dự án này, hoặc khoản mục này mà không được đầu tư vào dự án khác tuân theo quy định, sự kiểm định của nước tài trợ, tuỳ theo những mục đích nhất định. Hay điều kiện phải sử dụng các chuyên gia, kĩ sư, công nghệ, máy móc của nước tài trợ… 3.2.2. Tác động tiêu cực  Nhà tài trợ không trực tiếp quản lý dự án trong nước nhận viện trợ.  Philippin những năm (1970 – 1980), Trung Quốc (1980 – 1990) không đưa ra chiến lược thu hút cụ thể nên vốn ODA sử dụng tản mạn không tập trung, tình trạng tham nhũng xảy ra phổ biến hay những nước ở Nam sa mạc Shahara như Kenya, Uganda (những năm 1975 – 1980) đã thu hút vốn ODA vào xây dựng và duy tu những tuyến đường xuyên sa mạc kém hiệu quả dẫn đến không có khả năng thu hồi vốn, rơi vào 19 tình trạng khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài. (Viện nghiên cứu Lập pháp Việt Nam). Mặc dù viện trợ cho nước ngoài chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong ngân sách, nhưng nó là một trong những hạng mục đầu tiên bị cắt giảm. Các nước OECD đang phải đấu tranh để kiểm soát việc thâm hụt ngân sách và kiềm chế việc gia tăng trong chi tiêu của chính phủ. Người dân ở những nước này muốn chính phủ giảm bớt ngoại viện để tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong nước.  Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra của viện trợ ODA là các nước cấp viện trợ không nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào các mục đích quân sự. Chúng ta cũng biết nước láng giềng Trung Quốc là một nhà đầu tư ODA lớn cho Việt Nam, nhưng chúng ta cũng không vì thế mà để nền kinh tế phụ thuộc quá vaò nước bạn, đặc biệt là tình hình trên biển Đông. Hai bên luôn tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình. (Báo Pháp Luật Đời sống)  Các nước giàu khó khăn trong việc cân đo đong đếm để tìm được nước nhận viện trợ. Tình trạng tài chính của các nước nghèo mắc nợ nhiều và khả năng hấp thụ vốn ODA của nhiều nước nhận viện trợ còn hạn chế là những nguyên nhân “làm nguội” nhiệt tình của các nhà tài trợ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan