Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieu luan vitamin...

Tài liệu Tieu luan vitamin

.DOC
23
418
113

Mô tả:

1 I. Lời nói đầu Năng suất và chất lượng tối ưu trong chăn nuôi luôn là mục tiêu hướng tới của các nhà khoa học trên thế giới. Các công trình nghiên cứu về các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đã và đang tìm ra các hợp chất mới thiết yếu cho các hoạt động sống mà cơ thể vật nuôi không thể tự sản sinh ra được hoặc chỉ có thể dự trữ với số lượng rất nhỏ, đòi hỏi người chăn nuôi phải bổ sung kịp thời và đầy đủ. Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ vượt bận trong nghiên cứu về dinh dưỡng làm nền tảng cho việc cải tiến công nghệ sản xuất và chế biến thức ăn trong chăn nuôi, các nhà chăn nuôi đã tạo ra các sản phẩm thức ăn tổng hợp với đầy đủ các loại protein, acid amin, lipit, glucid… đặc biện là việc bổ sung và cân đối các vitamin theo nhu cầu của từng loại vật nuôi, từ đó góp phần nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm của vật nuôi như thit, trứng, sữa. Từ các nghiên cứu này người chăn nuôi đã biết đến sự cần thiết bổ sung các vitamin quan trọng như : vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin nhóm B….trong khẩu phần của gia súc, gia cầm nhằm đạt được năng suất ngày càng cao. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu các loại vitamin để bổ sung vào thức ăn cho gia súc gia cầm một cách hợp lý, theo nhu cầu của vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, của vât nuôi, đồng thời làm giảm giá thành của sản phẩm trong chăn nuôi là điều vô cung cần thiết. Vậy ta hãy tìm hiểu xem việc thiếu và thừa vitamin A sẽ gây ra những hậu quả gì? 2 II. Nội dung. Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết đối với cơ thể. Nó không phải là nguyên liệu để xây dựng cơ thể, cũng không phải là nhiên liệu cung cấp năng lượng, có hàm lượng rất thấp trong sản phẩm nhưng nó có trong thành phần của nhiều enzyme quan trọng và là yếu tố xúc tác cho các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể vật nuôi. Phần lớn gia súc không tự tổng hợp được vitamin mà phải được cung cấp từ thức ăn. Khi thiếu nó cơ thể sẽ mắc bệnh thiếu vitamin. Nếu thiếu vitamin thì cơ thể sẽ có Cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon, mờ mắt. Trên thế giới, dù người ta dùng đủ thứ thực phẩm nhưng cơ thể vẫn thiếu lượng vitamin cần thiết. Vitamin được chia thành 2 nhóm là nhóm vitamin tan trong nước như vitamin B, C... và nhóm vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D... Nhóm vitamin tan trong nước khi thừa đều thải ra theo nước tiểu, vì vậy ít xảy ra tình trạng ngộ độc các vitamin nhóm này. Ngược lại, các vitamin tan trong chất béo được dự trữ ở gan với các mức độ khác nhau. Với một lượng vitamin A, D quá cao có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Trước nay, nhiều người vẫn lầm tưởng vitamin là loại thuốc bổ, uống bao nhiêu cũng được và dùng càng nhiều càng tốt. Vậy ta hãy tìm hiểu nguồn gốc, nhu cầu vitamin trong cơ thể vật nuôi như thế nào, và xem việc thiếu và thừa vitamin gây những tác hại gì? 2.1. VITAMIN TAN TRONG NƯỚC Các vitamin xếp vào nhóm hòa tan trong nước là nhóm có tính chất hòa tan trong nước và là thành của coenzym. Không giống như các vitamin tan trong dầu, ngoại trừ cobalamin, các vitamin tan trong nước không dự trữ trong các mô của cơ thể với số lượng đáng kể và phải được thường xuyên cung cấp từ thức ăn. Đối với động vật nhai lại, vi sinh vật dạ cỏ có thể tổng hợp hầu như tất cả các vitamin tan trong nước và tự cung cấp đủ theo nhu cầu bình thường của cơ thể vật chủ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng thiếu thiamin và cobalamin có thể xảy ra ở động vật nhai lại. 2.1.1. Vitamin nhóm B . * Thiamin (Vitamin B1): Cũng được gọi là vitamin chống bệnh phù thũng (beri beri), đã được Funk chứng minh tác dụng và Jansen và Donath (1926) đã chiết xuất được từ 3 cám gạo. Đây là vitamin rất dễ hòa tan trong nước, có mùi và vị của thịt, khá bền trong môi trường axit nhưng dễ bị phân giải trong môi trường trung tính. - Chức năng: Thiamin được phosphoryl hóa trong gan để hình thành coezym cocacboxylacaza hoặc thiamin pyrophosphate (TPP) và lipothiamin de phyrophosphate (LTPP). TPP là một coenzym, tác dụng là khử CO2 của axit pyruvic, -ketoglutarat và -ketobutyrat cho ra acetyl-CoA để sinh năng lượng trong chu trình axit citric và sự tổng hợp valin ở vi khuẩn, nấm men và thực vật - Triệu chứng thiếu thiamin: Thiếu thiamin gây ra bệnh phù thũng kèm theo các biến chứng như mất ăn, sụt cân, mệt mỏi cơ, suy tim và viêm thần kinh. Ở người, thiếu thiamin gây ra bệnh beri beri. Có thể giải thích là do vai trò của TPP trong việc khử cacboxyl của axit pyruvic. Khi thiếu thiamin trong khẩu phần của con vật, nồng độ của axit pyruvic và axit lactic tăng lên sẽ tích tụ lại trong cơ làm cho cơ bị mệt mỏi và yếu. Bởi vì axit pyruvic là một chất trao đổi quan trọng trong việc sử dụng năng lượng của chu trình axit citric vì vậy sẽ gây ra sự xáo trộn trao đổi cacbohydrat và lipit. Các tế bào thần kinh đặc biệt phụ thuộc vào sự sử dụng cacbohydrat, vì vậy khi thiếu thiamin mô thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi vì coenzym A là một chất trao đổi quan trọng trong việc tổng hợp các axit béo, lipogenesis hoặc tổng hợp chất béo bị giảm đi. Vì thiamin phân bố rộng rãi trong thức ăn đặc biệt là ngũ cốc rất giàu thiamin nên triệu chứng thiếu thiamin ở lợn và gà thường ít xảy ra. - Nguồn bổ sung: Thiamin có trong tất cả thức ăn động vật và thực vật. Ở thực vật, hạt chứa nhiều thiamin nhất. Hạt đậu rất giàu thiamin. Ở hạt ngũ cốc thiamin tập trung ở ngoại bì (cám). Men (yeast) khá giàu thiamin, nhưng nên nhớ men sống sẽ tranh giành thiamin với cơ thể gia súc vì vậy ta nên dùng men khô (chết) bổ sung vào trong thức ăn gia súc. Lợn có khả năng dự trữ thiamin đáng kể ở mô. Vì vậy thịt lợn là nguồn cung cấp thiamin rất tốt. Vi khuẩn ruột già tổng hợp được thiamin, nhưng ở gia súc dạ dày đơn nguồn thiamin này vô dụng vì nó luôn luôn ở dạng diphosphat và không có enzym nào trong ruột già có khả năng khử phosphat này. Chú ý - Chất kháng thiamin: Có một số hợp chất có cấu tạo hóa học giống thiamin nhưng không có hoạt tính của thiamin như là pirithiamin. Một số loại thức ăn như cá và hải sản khác có chứa một lượng đáng kể enzym thiaminaza có tác dụng phân giải thiamin và làm cho thiamin mất hoạt tính sinh học. Đây là một enzym có tác dụng đối kháng với thiamin, nếu trộn cá sống vào khẩu phần con vật, thiaminaza sẽ làm phân giải thiamin. Tuy nhiên hoạt tính của enzym này sẽ bị 4 phân hủy bởi nhiệt. Trong những năm gần đây có nhiều báo cáo về triệu chứng thiếu thiamin ở người, lợn, gà và chó do hoạt động của enzym thiaminaza của vi khuẩn bộ máy tiêu hóa gây ra. * Vitamin B12 (Cyannocobalamin): Vitamin B12 là vitamin được khám phá gần đây nhất, trước kia nó được biết như là yếu tố APF (Animal Protein Factor), do có khả năng trị được một số bệnh thiếu máu ác tính và chỉ tìm thấy ở động vật, vì vậy có tên là "yếu tố protein động vật". Tuy nhiên, vitamin B12 không phải là yếu tố duy nhất chống thiếu máu. Ở con vật bị bệnh thiếu máu, ngoài vitamin B12, con vật cũng thiếu một "yếu tố nội tại" (Intrinsic factor) do dạ dày tiết ra làm cho vitamin B12 không hấp thu được. Về phương diện này vitamin B12 được gọi là " yếu tố ngoại lai" (Exstinsic factor). Yếu tố nội tại có tác dụng làm cho yếu tố ngoại lai hấp thu nhanh bằng cách tách rời vitamin B12 khỏi protein. - Trao đổi B12 trong cơ thể: Yếu tố protein động vật (APF) là dưỡng chất cần thiết cho gia súc tăng trưởng (trừ loài nhai lại). Vitamin B12 là chất có hoạt lực của APF cao nhất. - Thiếu vitamin B12: Mặc dù vitamin B12 phân bố rất rộng rãi trong thức ăn, nhưng triệu chứng thiếu vẫn xảy ra ở lợn và gia cầm nhất là sau khi nuôi khẩu phần thức ăn chứa toàn thực vật lâu ngày. Triệu chứng thiếu vitamin B12 bao gồm chậm lớn, bàn chân nổi vảy, thiếu máu dẫn đến chứng thiếu máu ác tính. - Nguồn cung cấp: Gan, thịt, cá, trứng, sữa là nguồn giàu vitamin B12. Vitamin B12 là loại vitamin hầu như độc nhất được tổng hợp nhờ vi sinh vật. 2.1.2 Vitamin C (Axit ascorbic): Vitamin C tồn tại trong tự nhiên dưới 3 dạng phổ biến là axit ascorbic, axit dehydroascorbic và dạng liên kết ascorbigen, tất cả đều ở dạng L. Dạng ascorbigen của vitamin C là dạng liên kết của nó với polypeptit. Trong thực vật, nó chiếm 70% tổng hàm lượng vitamin C. Dạng này bền với các chất oxy hóa nhưng hoạt tính chỉ bằng một nửa vitamin tự do. - Chức năng của vitamin C: Vitamin C được tổng hợp dễ dàng ở thực vật. Đa số động vật, trừ chuột bạch, khỉ và người, đều có khả năng tổng hợp vitamin C từ đường glucoz. Cơ thể thiếu vitamin C sẽ mắc bệnh hoại huyết (chảy máu ở lợi, răng, ở các lỗ chân lông hoặc các nội quan) do các mạch máu bị mỏng. Vitamin C còn tham gia vào quá trình oxy hóa khử khác nhau của cơ thể, như quá trình tổng hợp cholagen, có tác dụng làm cho vết thương chống liền sẹo. 5 Vitamin C rất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng và chống lại các hiện tượng choáng hoặc ngộ độc bởi các hóa chất cũng như các độc tố của vi trùng. Vitamin C cũng có liên quan đến sự trao đổi gluxit ở cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả xanh như: cam, chanh, dâu, dưa chuột, cà chua, rau, cải, hành... Vitamin C có vai trò quan trọng trong hàn gắn vết thương, duy trì sự hoàm chỉnh của tổ chức gian bào - điều hoà trạng thái keo, làm bền vững các viti huyết quản. Thiếu vitamin C thì hay bị chảy máu chân răng, máu lợi, máu cam... Vitamin C có tác dụng đến hoạt động nội tiết, thúc đẩy sự bài tiết hormone, đặc biệt là hổmne vỏ thượng thận.. 2.1.3. Vitamin H: (hay còn gọi là Biotin) được tổng hợp trong đường tiêu hóa, khi thiếu sẽ gây viêm da, rụng lông, rối loạn sự phát triển của bộ xương, tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu vitamin H cho gia cầm là 0,2 mg/kg thức ăn. 2.2.Nhóm Vitamin tan trong dầu mỡ. 2.2.1. Vitamin A Tinh thể rắn màu xanh nhạt, không tan trong nước nhưng tan trong dầu và các dung môi hữu cơ khác. Dễ dàng bị oxy hóa khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí. - Nguồn vitamin A: Vitamin A tích lũy trong gan, vì vậy gan được xem là nguồn cung cấp tốt nhất, tuy nhiên hàm lượng có trong gan thay đổi tùy theo động vật và khẩu phần. Vitamin A không có ở thực vật, nhưng có mặt tiền vitamin ở dạng các caroteneoit, sẽ chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể động vật. Có ít nhất 80 tiền vitamin được biết bao gồm các -, -, - caroten, cryptoxanthin có mặt ở thực vật bậc cao và myxoxanthin có mặt trong tảo lục và tảo lam. Không phải tất cả các caroteneoit là tiền vitamin A. Ví dụ, xantophyl là một sắc tố đáp ứng chủ yếu cho lòng đỏ trứng. Trong các tiền vitamin thì caroten có phân bố rộng rãi và hoạt động nhất. Tinh thể -caroten có màu vàng đỏ và dung dịch có màu vàng cam. Tất cả tiền vitamin đều không tan trong trong nước nhưng tan trong dầu và dung môi hữu cơ. -caroten rất dễ bị oxy hoá, đặc biệt là ở nhiệt độ cao của không khí. Thức ăn phơi dưới ánh sáng mặt trời hàm lượng -caroten mất rất nhiều. Trừ ngô vàng, tất cả các thức ăn đậm đặc khác của gia súc đều thiếu tiền vitamin A. Caroten cũng có mặt trong vài mô của động vật như là mô mỡ của 6 bò và ngựa, không có ở mô mỡ của cừu và lợn. Chúng còn tìm thấy trong lông vũ của chim, lòng đỏ trứng và mỡ sữa. Sự chuyển đổi caroten thành vitamin xảy ra trong vách tế bào ruột non và trong gan. Về mặt lý thuyết thì thuỷ phân một phân tử -caroten sẽ cho ra hai phân tử vitamin A. Tuy nhiên, hiệu quả chuyển đổi kém hơn bởi vì hiệu quả hấp thu caroten trong ruột kém hơn vitamin A. ARC (Agricultural Reseach Council) đề nghị để có tương đương 1g retinol trong khẩu phần nên cung cấp 11 g cho lợn và 6 g cho vật nhai lại. Đối với gà thì hiệu quả chuyển đổi là 1-4, thường sử dụng hệ số 3. Đơn vị vitamin A trong thức ăn gọi là IU (International Unit), một IU vitamin A bằng 0,3 g retinol hoạt tính. - Trao đổi vitamin A: Vitamin A có hai vai trò khác nhau trong cơ thể tuỳ theo nhiệm vụ của nó trong mắt hoặc trong hệ thống chung của cơ thể. Trong mắt, vitamin A (alltrans-retinol cũng được gọi là trans vitamin A) bị oxy hoá cho ra aldehyt (alltrans-retinaldehyt cũng được gọi là trans-retinen 1) có thể chuyển thành đồng phân 11-cis. All-trans-retinaldehyt kết hợp với protinsin thành rhodopsin là một chất tiếp nhận cường độ quang khi ánh sáng có cường độ thấp. Khi vào trong bóng tối rhodopsin bị phân giải để chuyển hóa thành đồng phân all-trans (Hình 8.1). Sự chuyển đổi này kích thích thần kinh thị giác. Khả năng nhìn thấy ánh sáng của mắt (thị lực) phụ thuộc vào mức độ tổng hợp rhodopsin và khi thiếu vitamin A thì rhodopsin không thể tổng hợp được. Một trong những triệu chứng thiếu vitamin A đầu tiên là con vật bị quáng gà (Night blindness). Vai trò thứ hai của vitamin A là thành lập và bảo vệ các tế bào biểu mô. - Triệu chứng thiếu: Ở bò trưỏng thành: lông thô, da tróc vẩy, thiếu lâu dài thì mắt bị ảnh hưởng, chảy nước mắt, giác mô mềm, đóng vẩy cá, dây thần kinh thắt lại và con vật bị mù. Bò sinh sản: không đậu thai, hoặc sẩy thai, thai yếu hoặc chết hoặc bê con sinh ra bị mù. Trong thực tế triệu chứng thiếu vitamin A trầm trọng ít xảy ra ở động vật lớn. Động vật chăn thả thường ăn số lượng tiền vitamin nhiều hơn bình thường. Nếu bò nuôi bằng thức ăn ủ chua hoặc cỏ dự trữ trong mùa đông kéo dài thì triệu chứng thiếu vitamin A xảy ra. Ở lợn: Mắt bị đóng vẩy, có thể bị mù. Lợn nái thiếu vitamin A sinh con dị dạng và bị mù. Ở gia cầm: Tỷ lệ chết cao. Triệu chứng đầu tiên là chậm lớn, lông xù, dáng đi lảo đảo. Ở gà đẻ giảm tỷ lệ trứng đẻ nở. Thức ăn của gia cầm thường là hạt ngũ cốc nên phải bổ sung vitamin A bằng bắp vàng, bột cỏ khô hoặc thức ăn xanh hoặc thỉnh thoảng nên bổ sung dầu gan cá. 7 2.2.2. Vitamin D. - Cấu tạo hóa học: Có hơn 10 vạn vitamin nhưng chỉ có hai dạng quan trọng nhất là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D2 và D3 bền hơn vitamin A khi bị oxy hóa và D3 bền hơn D2. - Nguồn cung cấp: Vitamin D ít có trong thức ăn trừ trường hợp như cỏ được phơi nắng và lá úa của cây còn non. Ở động vật, vitamin D3 có một ít ở và loại tổ chức nhưng ở cá thì có rất nhiều. Dầu gan cá là nguồn vitamin D3 tốt và trứng cũng chứa nhiều vitamin D3. Sữa thường thì rất ít còn sữa non chứa nhiều gấp 610 lần sữa thường. Ở tuyến phao câu của gà là nơi hình thành và dự trữ vitamin D. Nếu cắt bỏ tuyến này gà sẽ bị bệnh còi xương (Rickets). Các tiền vitamin D gồm: Ergosterol là tiền vitamin của vitamin D2 7-Dehydrocholesterol là tiền vitamin của vitamin D3 Các tiền vitamin không có giá trị vitamin, các sterol này phải chuyển thành canxiferol thì mới được gia súc sử dụng. Sự chuyển đổi này cần phải có sự tác động của bức xạ mặt trời hoặc một số yếu tố vật lý khác. Hiệu suất chuyển đổi tốt nhất ở độ dài bước sóng 290-315 nm. Sự vận chuyển hóa học xảy ra ở da và sự bài thải cũng xảy ra ở da là nơi dự trữ các tiền vitamin, bệnh còi xương cũng có thể chữa trị khỏi bằng cách bôi dầu gan cá lên da. - Sự chuyển hóa: Gan là nơi thực hiện chuyển đổi vitamin D2 và D3 thành 25hydroxycholecalciferol, đây là dạng hoạt động sinh học mạnh nhất của vitamin. Tuyến phó giáp trạng điều tiết sự sản xuất 1,25dihydroxycholecanxiferol hơn là làm tăng tỷ lệ hấp thu ở ruột. - Đơn vị tính của vitamin D: 1. Đơn vị quốc tế (IU): 1 IU vitamin D là hoạt động của 0,025 r (roentengen) của vitamin D3 (1 roentengen là lượng bức xạ để sản sinh một đơn vị tĩnh điện của ion trong mỗi mililit). 2. Đơn vị gà quốc tế ( I.CU) = 0,025r vitamin D3. - Triệu chứng do sự thiếu vitamin D: * Gia súc còn non mắc bệnh còi xương. Gia súc lớn gọi là bệnh mềm xương (Osteomalacia). Cả hai bệnh trên có thể xảy ra do thiếu Ca và P. Bổ sung vitamin D cho lợn và gà quan trọng hơn là trâu bò bởi vì trâu bò có thể nhận đầy đủ vitamin trong khi chăn thả hoặc từ cỏ khô. Có một vài 8 loại thức ăn như ngũ cốc và men bia sống có thể gây ra bệnh còi xương cho động vật có vú, prôtein đậu nành sống và gan tươi cũng gây ảnh hưởng tương tự trên gia cầm. Để khắc phục nên gia tăng bổ sung lượng vitamin D gấp 10 lần khi có mặt toàn bộ hạt đậu nành sống. Thức ăn nếu thiếu vitamin D thì có khoảng 20% Ca được hấp thu. Nếu có vitamin D thì lượng hấp thu lên đến 50-80%. Mức độ hấp thu P cũng tùy thuộc vào Ca. Ca được dự trữ trong các mô mềm dưới dạng kết hợp với protein thành một chất gọi là protein liên kết Ca. Ca rất có ái lực với protein này, do đó mức độ hấp thu Ca liên hệ rất chặt chẽ với loại protein này vì có hệ số liên hệ lớn (r = 0,99). Sự hấp thu và sử dụng vitamin D2,, D3 gần như nhau ở bò, cừu và heo, gà thì chỉ sử dụng được vitamin D3 (vitamin D2 chỉ sử dụng được 1/35 vitamin D3). 2.2.3. Vitanmin E. Evans và Emerson (1936) đã tìm ra vitamin E trong lúa mì, được gọi là Tocopherol (Toco = đẻ con, phero = mang, ol = rượu). Có 8 dạng vitamin E trong tự nhiên đang hoạt động, trong đó có 4 vitamin bão hòa , ,  và Tocopherol là dạng hoạt động sinh học mạnh nhất và phổ biến nhất. - Đơn vị tính là IU = hoạt động của 1 mg axetat-tocopherol tổng hợp. - Nguồn cung cấp: Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn, cỏ tươi và cỏ non là nguồn rất giàu vitamin E. Giá đỗ và mầm của hạt ngũ cốc (lúa) chứa rất nhiều vitamin E. Lá chứa gấp 20 - 30 lần so với cọng. Hạt ngũ cốc cũng là nguồn chứa vitamin E nhưng thành phần hóa học thay đổi theo giống. Ví dụ, hạt lúa mì chứa chủ yếu là - tocopherol, ngô còn có thêm -tocopherol. Các sản phẩm của động vật chứa rất ít vitamin E mặc dù số lượng phụ thuộc vào lượng vitamin E khẩu phần. - Trao đổi vitamin E: Mặc dù chức năng sinh học của vitamin E chưa biết chính xác nhưng người ta cho rằng nó có mặt trong các enzym. Chức năng của vitamin E là : Chất kháng oxy hóa sinh học, có tác dụng ngăn ngừa có hiệu quả bệnh gà điên (Encephalomalacia), trong lúc đó selen thì không có tác dụng quan trọng đó. Trong khi bổ sung không đủ vitamin E thì không ngăn ngừa bệnh teo cơ bắp (Muscular distrophy) thì việc bổ sung selen liều thấp vào khẩu phần làm giảm nhu cầu vitamin E cần thiết để ngừa bệnh. Selen là một chất khoáng rất độc vì vậy phải cẩn thận khi bổ sung vào khẩu phần cho gia súc. Ngoài ra, vitamin E còn kết hợp với selen bảo vệ phospholipit khỏi bị phá hủy của các peroxit; tham gia phản ứng phosphoryl hóa; tham gia trong trao đổi axit nhân; tham gia tổng hợp axit ascorbic; và tham gia tổng hợp ubiquinon (Coenzyme Q). 9 - Triệu chứng thiếu vitamin E: Vitamin E và selen có quan hệ với nhau, đa số các chứng bệnh trên có thể chữa được bằng Se. Đối với gia suc cái mang thai, vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai, sự phát triển của thai non và giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non do đã trung hòa hoặc làm mất hiệu lực của gốc tự do trong cơ thể. Vitamin E có thể giúp làm giảm tiến trình lão hóa của da và lông cải thiện tình trạng da khô sần sùi, lông gãy rụng...làm giảm giá trị thương phẩm của gia súc gia cầm. Nói chung việc sử dụng vitamin E khá an toàn. Lượng dư thừa không được sử dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Vitamin E hầu như không có tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quá cao có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy, chóng mặt, nứt lưỡi hoặc viêm thanh quản. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi ngừng thuốc. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin E là sử dụng các thực phẩm chứa vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương... Trong trường hợp nếu thiếu vitamin E ở gia súc cái trong khi mang thai thi có thể sử dụng vitamin E trực tiếp bằng cách tiêm. 2.2.4. Vitamin K. Có rất nhiều hợp chất được biết có hoạt tính của vitamin K, trong đó vitamin K1 (Phylloquinon) quan trọng nhất, tìm thấy trong lá cây xanh. Menadion (Vitamin K3) là sản phẩm do vi khuẩn tổng hợp, mạnh hơn vitamin K1 3,3 lần. Menadion (2-methyl-1,4-naphtoquinon); (Vitamin K3: C11H8O2) Vì vitamin K tự nhiên và menadion ít tan trong nước nên ít được dùng làm thuốc tiêm hoặc thuốc uống và người ta đã dùng các hoạt chất menadion dưới dạng muối di-phosphat, di-sulfat, bi-sulfat và tốt nhất là hoạt chất muối di-natri di-phosphat của vitamin K3. - Nguồn gốc của vitamin K: Vitamin K có nhiều ở rau cỏ xanh, bột cá, lòng đỏ trứng. Vitamin K2 thì do vi khuẩn tổng hợp và tìm thấy ở cá thối. Vì thế, nếu dùng thuốc kháng sinh và sunfamit quá nhiều đã làm ngăn cản vi khuẩn đường ruột phát triển và làm con vật bị thiếu vitamin K. 10 - Trao đổi vitamin K: Muối mật là nhân tố của sự hấp thu vitamin K. Vitamin K cần thiết cho sự tổng hợp prothrombin ở gan. Trong quá trình đông máu prothrombin là một tiền chất không hoạt động của thrrombin, có tác dụng chuyển đổi các sợi protein trong huyết tương của máu thành sợi không hòa tan, các sợi protein giữ các cục máu đông lại với nhau. Prothrombin phải kết hợp với ion Ca trước khi chúng trở nên có hoạt tính. Nếu không bổ sung vitamin K, phân tử prothrombin bị thiếu axit -cacboxyglutamic, một axit amin đặc biệt có tác dụng kết hợp Ca. Vitamin K cũng có tác động trong phản ứng phosphoryl oxy hóa và thí nghiệm cũng chứng minh rằng thiếu vitamin K cũng làm cho phản ứng tổng hợp protein gồm caprothrombin và các yếu tố đông máu bị chặn hẳn lại. - Triệu chứng do thiếu vitamin K: Ít xảy ra ở thú nhai lại, lợn vì vi khuẩn ở đường tiêu hóa như Escherichia coli tổng hợp được vitamin K. Ở gà, triệu chứng thiếu vitamin K là chứng thiếu máu và chậm thời gian đông máu, nếu thiếu vitamin K sẽ làm chậm thời gian đông huyết và có thể chết khi bị thương tích. 3. Một số thuốc thú y bổ sung vitamin trên thị tường hiện đang dùng 3.1. ADE.BCOMPLEX. Thành phần:ADE.BCOMPLEX - Vitamin A -Vitamin D3 -Vitamin E -Vitamin B1 -Vitamin B2 -Vitamin B6 -Vitamin PP -Dung môi vừa đủ CÔNG DỤNG: -Kích thích sự thèm ăn cho gia súc, gia cầm, tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn. -Phòng, trị bệnh thiếu vitamin cho gia súc, gia cầm, suy nhược toàn thân. -Tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. 11 CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG: -Tiêm bắp thịt. -Liều dùng: • Trâu, bò, ngựa: 1ml/ 10 -15kg thể trọng/ngày. • Heo, bê, dê, cừu: 1ml/ 5 -8kg thể trọng/ngày. • Heo con, chó, mèo: 1 ml/ 5kg thể trọng/ngày. • Gia cầm (Hoà tan vào nước cho uống): 2 -5ml/ 1 lít nước uống. -Thời gian ngưng sử dụng thuốc: Giết thịt: 0 ngày. Lấy sữa: 0 ngày. 3.2. B.COMPLEX THÀNH PHẦN: -Vitamin B1 -Vitamin B2 -Vitamin B5 -Vitamin B6 -Vitamin PP -Dung môi vừa đủ CÔNG DỤNG: -Dung dịch tiêm B.Complex được dùng trong phòng trị: ° Thiếu vitamin nhóm B trong thời kỳ bị bệnh, hoặc trong giai đoạn phục hồi sức khoẻ, stress; suy nhược cơ thể, kém ăn xãy ra sau các bệnh do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây nên. ° Là loại thuốc dinh dưỡng tốt dùng trước và sau khi đẻ, đặc biệt được khuyên dùng cho gia súc non để kích thích sinh trưởng phòng chống bệnh tật. CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG: -Tiêm bắp thịt hoặc dưới da. -Liều dùng: 12 ° Trâu, bò, ngựa: 15 - 20 ml/ con/ ngày.• ° Heo lớn, bê, nghé, dê, cừu: 10 - 15 ml/ con/ ngày. ° Heo con, chó: 1 - 3 ml/ con/ ngày. -Thời gian ngưng sử dụng thuốc: ° Giết thịt: 0 ngày. ° Lấy sữa: 0 ngày. 3.3. CALCI-ADE THÀNH PHẦN: -Vitamin A -Vitamin D3 -Vitamin E -Vitamin B2 -Vitamin B5 -Vitamin B12 -Vitamin PP -Vitamin K3 -Sodium Chloride (NaCl) -Methionine -Magnesium Citrate -Potassium Chloride -Calcium Gluconate -Sodium Citrate -Tá dược vừa đủ CÔNG DỤNG: -Kích thích tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng, phòng chống stress do di chuyển, tiêm phòng, thiến, bị dồn ép, môi trường sống thay đổi đột ngột. -Phòng, trị thiếu Vitamin khi gia súc, gia cầm kém hoặc bỏ ăn. -Điều chỉnh sự mất nước và mất cân bằng chất điện giải trong thời kỳ tiêm phòng và các đột biến nghiêm trọng, bệnh tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác gây mất nước. -Kích thích tăng trưởng nhanh và tăng khả năng sinh đẻ, giảm tỷ lệ hao hụt 13 đàn. CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG: -Hoà tan trong nước cho uống. °Điều trị cá thể: Pha 5 g thuốc bột trong nước uống hay sữa cho 50 kg thể trọng thú, dùng 5 ngày liên tục hoặc cho đến khi hiện tượng mất nước không còn. °Điều trị theo bầy: Hòa tan 100 g thuốc trong 150 lít nước uống. Dùng trong 5 ngày hoặc cho đến khi gia súc, gia cầm ăn uống bình thường. -Liều phòng bằng ½ liều trên. -Thời gian ngưng sử dụng thuốc: °Giết thịt: 0 ngày. °Lấy trứng, sữa: 0 ngày. 2.4. Hiệu quả của Sản phẩm Vimekat Một bước đột phá rất mới trong nghiên cứu về các chất bổ dưỡng - cần thiết phải bổ sung trong khẩu phần vật nuôi đó là Hỗn hợp của Phosphos hữu cơ và vitamin B12 - với công dụng rất đa dạng và hiệu quả làm tăng cường tối ưu năng suất sinh sản cũng như năng suất thịt đem lại lợi nhuận vượt trội cho người chăn nuôi. Sản phẩm Vimekat do công ty Vemedim sản xuất bao gồm các thành phần được phối chế với tỉ lệ cân đối như sau: - ethylphosphonic acid (1-butylamino-1-methyl) 10g - Cyanocobalamin (Vitamin B12) 0,005g - Trong đó, hàm lượng phosphorus 17,3mg/ml Thành phần chính của Vimekat là (1-butylamino-1-methyl) ethylphosphonic acid (gọi tắt là B.M.P.M) - một hợp chất phospho hữu cơ và Vitamin B12. Hợp chất B.M.P.M có dạng tinh thể không mùi và có màu trắng. Thành phần thứ hai của chế phẩm Vimekat là vitamin B12 (cyanocobalamin) , một loại tinh thể có màu đỏ nâu và hoà tan rất tốt trong nước. 14 - Tác dụng của hợp chất B.M.P.M Tác dụng chính là thúc đẩy quá trình trao đổi chất và điều hoà hệ thống miễn dịch của cơ thể. B.M.P.M thúc đẩy các quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng cách cải thiện chức năng gan thông qua tác dụng làm giảm hoạt tính của enzym aspartateaminotransferase (AST) khi chúng được nâng cao một cách bất thường trong huyết thanh của vật nuôi có chức năng gan bị suy giảm. Bên cạnh đó, việc cải thiện trao đổi chất toàn thân cũng được thực hiện thông qua đẩy mạnh quá trình chuyển hoá năng lượng bằng cách thúc đẩy chu trình ADP-ATP để tạo năng lượng sinh học cung cấp cho các hoạt động của tế bào. Các tác động thúc đẩy trên của Hợp chất B.M.P.M cũng dẫn đến các hiệu quả khác về mặt dược lý học như: tái tạo hệ thống cơ bị thương tổn và suy yếu, giảm thiệt hại do stress nhiệt bằng cách làm hạ hàm lượng hydrocortisone và tiếp theo làm tăng hàm lượng insulin trong máu. Từ các tác động như trên Hợp chất B.M.P.M cũng hoạt động rất hữu hiệu trong việc điều hoà hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong trường hợp bị stress nhiệt, độc tính của tế bào liên quan đến một số kháng thể gia tăng và việc sử dụng Hợp chất B.M.P.M có thể ngăn cản được khá hữu hiệu phản ứng bất lợi này của tế bào. Trong các trường hợp khác, Hợp chất B.M.P.M cũng tỏ ra rất hiệu quả trong việc đảm bảo cho quá trình hình thành các kháng thể không đặc hiệu. - Tác dụng của vitamin B12 Trong tự nhiên vitamin B12 không hiện diện trong cây xanh mà chỉ duy nhất được các vi sinh vật tạo ra. Ở các động vật nhai lại tập đoàn vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp vitamin B12 và cung cấp cho cơ thể các động vật này. Tuy nhiên, các động vật dạ dày đơn như heo, chó, mèo, ngựa, gia cầm và các động vật nhai lại sơ sinh hoặc trong giai đoạn chưa ăn được thức ăn với hệ vi sinh vật dạ cỏ chưa phát triển đều cần được cung cấp một lượng vitamin B12 nhất định để thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng của chúng. Không giống như các vitamin tan trong nước khác vitamin B12 được cơ thể động vật dự trữ một lượng rất nhỏ trong một thời gian ngắn nên cần phải bổ sung liên tục qua thức ăn hay các con đường khác. Trong đường tiêu hoá của vật nuôi vitamin B12 được ăn vào cùng với 15 thức ăn sẽ liên kết với mucoprotein được sản sinh từ niêm mạc dạ dày để tạo thành một phức chất mucoprotein-cyanocobalamin rồi được hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Vitamin B12 đóng nhiều vai trò hữu dụng trong các phản ứng trao đổi chất của cơ thể. Sommer (1982) liệt kê như sau: Thông qua sự liên kết với acid folic vitamin B12 thúc đẩy việc trao đổi các hợp chất đơn carbon. Vitamin B12 hoạt động trong sự trao đổi dầu, mỡ và các chất bột đường thông qua việc tổng hợp và vận chuyển các nhóm methyl không bền. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp methionine, một acid amin đóng vai trò là một chất cho nhóm methyl trong quá trình tổng hợp choline và creatinine cần thiết cho quá trình dự trữ năng lượng trong mô cơ. Vitamin B12 hỗ trợ cho việc hình thành các hồng cầu trong quá trình tạo máu bình thường và rất quan trọng trong việc điều trị bệnh thiếu máu ở động vật. Vitamin B12 thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hoá thức ăn, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng toàn thân thông qua việc gia tăng hàm lượng protein cơ thể. - Hiệu quả của việc phối hợp Hợp chất B.M.P.M và Vitamin B12 Việc phối hợp hai hợp chất sinh học Hợp chất B.M.P.M và Vitamin B12 trong chế phẩm Vimekat tạo một sự cộng hưởng dương trong tác dụng của hai thành phần. Tác động thúc đẩy quá trình trao đổi chất toàn thân và điều hoà hệ thống miễn dịch của Hợp chất B.M.P.M sẽ được nâng cao hơn khi có sự hiện diện của vitamin B12 với các tác động bổ sung trong quá trình chuyển hoá năng lượng cũng như đảm bảo một cách bình thường cho việc tạo máu và điều hoà quá trình quá trình tuần hoàn. Vai trò của vitamin B12 trong chuyển hoá năng lượng và tham gia vào quá trình tạo hồng cầu qua đó thúc đẩy chuyển hoá thức ăn và thúc đẩy sinh trưởng sẽ được nâng cao khi có sự hiện diện của Hợp chất B.M.P.M trong chu trình ADP-ATP, điều hoà chức năng gan và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. 16 Vimekat - Chất dẫn xuất đặc biệt làm tăng sự đồng hóa protein tạo cho gia súc có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn nên mau lớn hơn. - Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 trong Vimekat được dung nạp tốt Các thử nghiệm trên Hợp chất B.M.P.M đã được thực hiện để: xác định độc tính quá cấp - đã được thực hiện trên chuột và gà con; xác định độc tính á trường - diễn ra trên chuột cống, chó và gà con; xác định độc tính sinh sản trên bò cái cho thấy ngay cả việc sử dụng liều cao Hợp chất B.M.P.M cũng được dung nạp rất tốt. Kết quả an toàn cũng được xác định trên sự trao đổi các chất biến dưỡng của butylamine, acid hypophosphoric và aceton. Khả năng dung nạp tổng quát của Hợp chất B.M.P.M cũng đã được chứng minh bằng những nghiên cứu trên sự dung nạp có mục đích được thực hiện bởi Sagner (1966) và những thử nghiệm trên sản xuất. Riêng vitamin B12 đã được sử dụng trong điều trị với một giới hạn rộng về liều dùng và đến nay không có bất cứ vấn đề gì về độc tính của vitamin này. - Hướng dẫn sử dụng Vimekat cho những chỉ định khác nhau Vimekat có có công dụng như là một loại thuốc bổ và một chất hỗ trợ trao đổi chất, được sử dụng rộng rãi ở nhiều loài khác nhau. Tuỳ mục đích sử dụng, Vimekat có thể được dùng riêng lẻ hay phối hợp với các giải pháp điều trị khác như sau: Điều chỉnh các rối loạn dinh dưỡng do suy dinh dưỡng hay do việc nuôi dưỡng không đúng cách. Điều chỉnh các rối loạn trong dinh dưỡng và phát triển ở thú non do nhiễm bệnh trong giai đoạn tăng trưởng. Đề phòng hội chứng vô sinh hay các bệnh hậu sản ở thú sinh sản hay hỗ trợ trong quá trình điều trị các chứng vô sinh. Điều trị đồng thời hay bổ sung để tạo tác động bổ trợ cho các liệu pháp calcium và magnesium trong qui trình điều trị chứng co giật (tetany) và bại liệt nhẹ (paresis), bệnh hậu sản so thiếu calcium và magnesium. Sử dụng như là thuốc bổ trong các trường hợp quá sức do lao động hay kiệt sức do sinh sản hay bệnh lý. HIỆU QUẢ TRÊN LỢN * Phòng bệnh cho lợn nái sinh sản 17 Tiêm hoặc bổ sung cho heo nái trước khi sinh để cải thiện năng suất sinh sản ở nhiều khía cạnh khác nhau: Sự trao đổi chất ở heo nái được ổn định hơn, từ đó làm cho năng suất lợn nái ổn định hơn. Giảm đáng kể những rối loạn hậu sản. Giảm thiểu các vấn đề không mong muốn trong thời gian đẻ. Lợn nái động dục lại sau cai sữa ổn định và phối giống dễ đậu thai hơn. Cải thiện hệ thống miễn dịch. * Dung dịch Vimekat: Hợp chất B.M.P.M và Vitamin B12- hỗ trợ liệu pháp điều trị hội chứng MMA. Tiêm một liều trước khi sinh làm giảm đáng kể sự xuất hiện hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản. Cải thiện trao đổi chất từ đó phòng ngừa hội chứng MMA hiệu quả hơn Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 có thể được sử dụng để ổn định thân nhiệt của lợn nái. * Giảm hiện tượng cắn đuôi ở l thịt. Hiện tượng cắn đuôi ở lợn thịt có thể được cắt đứt sau 8 ngày sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12. Ngoài ra, nhờ vào các tác dụng của mình Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 đóng vai trò hỗ trợ quan trọng cho các liệu pháp điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng, kháng viêm, giảm đau, tăng tính ngon miệng và thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương. HIỆU QUẢ TRÊN GIA CẦM. Các nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 trong việc cải thiện năng suất và lợi nhuận của chăn nuôi gà đẻ thương phẩm, gà con và gà đẻ trứng giống. Gà con Sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện sử dụng thức ăn, giúp gà tăng trưởng nhanh hơn và tăng sức đề kháng trong điều kiện stress nhiệt độ cao. 18 Gà đẻ Bổ sung 0,5ml/con Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 liên tục trong 7 ngày cho gà đẻ đã làm cải thiện hiệu quả sức sống và làm giảm tỉ lệ chết ở gà ở 23 tuần tuổi từ 3% xuống còn 1,4%. Đồng thời cải thiện năng suất trứng ở gà đẻ thương phẩm nuôi nhốt bằng cách gia tăng tỉ lệ đẻ từ 78% lên 84% và làm tăng trọng lượng trung bình /trứng/ ngày à của gà mái đẻ. Gà trống Bổ sung 3ml/lít nước uống của gà trống tơ liên tục từ 0 đến 16 tuần tuổi, người ta thu được sự cải thiện đáng kể trên các chỉ tiêu về thể trọng, trọng lượng dịch hoàn và số lượng tinh trùng. Trọng lượng gà thí nghiệm đạt 862 g so với gà đối chứng là 717g. Trọng lượng hai dịch hoàn tăng từ 4,5 lên 7,9g. Số lượng tinh trùng ở cả hai dịch hoàn tăng từ 131 x 106 lên 329 x 106 tinh trùng. Gà thịt Bổ sung liên tục trong 5 ngày với liều 0,37ml/con pha trong nước uống ở gà thịt đã cải thiện trọng lượng gà thịt 8,62% và hệ số chuyển hoá thức ăn của gà 7,7%. Lợi nhuận tăng lên khoảng 119% sau khi trừ đi chi phí sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 . Ngoài ra, một số tác giả khác cũng nhận thấy sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 cũng làm giảm một cách đáng kể hiện tượng mổ lông và mổ thịt nhau ở gà thịt, đồng thời rút ngắn thời gian thay lông ở gà hậu bị. HIỆU QUẢ TRÊN BÒ Thông qua tác động thúc đẩy các quá trình trao đổi chất và điều hoà hệ thống miễn dịch, sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 cải thiện đáng kể các rối loạn sinh sản từ đó làm tăng năng suất sinh sản ở bò cái, hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh và thiệt hại ở bò cái sinh sản và bê nghé. Ở bò sữa thiệt hại chủ yếu gây ra do các rối loạn sinh sản, bệnh viêm vú và các bệnh dinh dưỡng. Các quá trình bệnh lý này liên quan đến các tác nhân gây stress, đặc biệt là stress nhiệt, với các biểu hiện như: đậu thai muộn ở bò cái tơ, xảo thai, có sữa muộn sau khi sinh và khó phối giống đậu thai lại sau khi đẻ. Các biểu hiện trên được Sommer (1985) gọi chung là Hội chứng Sinh sản. 19 Tác động của hội chứng này đe dọa toàn đàn sinh sản và ảnh hưởng liên đới đến sự phát triển trong tương lai của chúng. Việc phòng ngừa sự xuất hiện của Hội chứng Sinh sản góp phần quyết định sự thành công về mặt kinh tế và sự phát triển của cơ sở chăn nuôi bò sữa. Cải thiện chức năng gan Sự dao động của hàm lượng enzym aspartate-aminotransferase (AST) trong máu được xem như là một chỉ thị cho sự tổn thương của nhu mô gan, khi khả năng tổn thương cơ trơn và cơ vân được loại trừ. Flabðhoff (1974) đã liệt kê khá nhiều yếu tố được xem là nguyên nhân gây nên sự gia tăng hàm lượng AST trong máu bò cái liên quan đến Hội chứng Sinh sản như: bại liệt do hạ calcium máu, viêm nội mạc tử cung và sự ổn định của màng nhau. Sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 ở thú bệnh đã cải thiện chức năng gan của chúng, biểu hiện qua việc hạ thấp hàm lượng AST đến 24% so với đối chứng không sử dụng. Thông qua việc cải thiện chức năng gan, trao đổi chất tổng quát được cải thiện và tăng cường sức khoẻ toàn thân. - Phòng ngừa và làm giảm Hội chứng Sinh sản Sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 làm giảm các trường hợp rối loạn trao đổi chất và làm giảm Hội chứng Sinh sản ở bò sữa. Ambronn (1973) đã quan sát thấy sử dụng này làm hạn chế sự xuất hiện của các rối loạn trao đổi chất và giảm thấp các trường hợp vô sinh. Theo Sommer và ctv (1971) các trường hợp vô sinh ở nhóm đối chứng cao gấp đôi và số bò cái cần được điều trị các vấn đề liên quan đến tử cung cao gấp 4 lần so với nhóm có sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12. Nghiên cứu của Wiedenroth (1979) cũng kết luận rằng khi bò bị đe doạ có Hội chứng Sinh sản thể hiện qua những bất thường về chức năng buồng trứng, co giật hậu sản và chứng aceton niệu thì việc sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 đã làm giảm các rối loạn trao đổi chất và viêm vú từ 22% xuống còn 10%. Theo Palmer (1979) thì việc sử dụng hỗn hợp này đã làm giảm các rối loại hậu sản đến 90% so với đối chứng không sử dụng. Các thí nghiệm ở Nam Phi được thực hiện bởi Sommer (1975) cho thấy sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 đã làm giảm Hội chứng Sinh sản ở bò cái từ 63 đến 79% so với nhóm đối chứng không sử dụng. Ngoài ra, chế 20 phẩm này cũng ngăn cản sự xuất hiện của chứng bại liệt hậu sản do hạ calcium máu và từ đó hạ thấp tỉ lệ bò cái liên quan đến hội chứng này nghiên cứu trên các bò cái có biểu hiện bất thường khi hàm lượng AST trong máu vượt 30 đơn vị/lít và hàm lượng cholesterol thấp hơn 2,6mMol/l cho thấy việc sử dụng Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 đã làm giảm 10% các trường hợp rối loạn nhau thai, 8% bại liệt do hạ calcium máu, 11% các trường hợp bệnh lý trong thời gian cho sữa và giảm 9,5% số bò cái bị loại để hạ thịt. Hiệu quả trong điều trị Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 làm tăng hiệu quả điều trị khi được bổ sung kèm với các thuốc đặc hiệu được dùng trong liệu trình như: Làm tăng hiệu quả điều trị chứng hạ calcium máu bằng các chế phẩm calcium. Làm tăng hiệu quả điều trị viêm gan. Làm tăng hiệu quả điều trị triệu chứng lên giống yếu hay không lên giống bằng các chế phẩm hormon. Làm tăng hiệu quả điều trị bệnh do Theileria. Làm tăng hiệu quả tẩy giun sán ở Cừu. Làm tăng hiệu quả điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở bò, bệnh còi xương ở bê, rối loạn tăng trưởng ở cừu, các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở bê và bệnh viêm phổi-khí quản. HIỆU QUẢ TRÊN CHÓ, MÈO Tác dụng thúc đẩy trao đổi chất và điều hoà hệ thống miễn dịch của Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 cũng có nhiều tác dụng hữu hiệu trên chó và mèo. Trước tiên, chế phẩm này là sự chọn lựa hàng đầu để điều trị các rối loạn do trao đổi chất như suy nhược, chậm lớn và các vấn đề về sinh sản như chậm phát dục, chậm lên giống. Chế phẩm được sử dụng hiệu quả cho gia súc trong thời gian dưỡng bệnh hay hỗ trợ cho việc làm lành các vết thương ở mô cơ. Theo Hopkins (1973), Hỗn hợp B.M.P.M và Vitamin B12 thúc đẩy quá trình dị hoá glycogen ở các mô cơ nên được dùng hữu hiệu trong việc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng