Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận về tài nguyên nước ngọt...

Tài liệu Tiểu luận về tài nguyên nước ngọt

.DOCX
11
245
113

Mô tả:

TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT  NHÓM 2  KHÁI NIỆM 1. Tài nguyên là gì? Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. 2.Tài nguyên nước ngọt: - Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. - Tài nguyên nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, là một loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là clorua natri (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 đến 0,5 ppt hoặc tới 1ppt) vì thế noa được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nuớc mặn hay nước muối. Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi trường , nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu cho cơ thể sinh vật, chiếm từ 50% đến 97% trọng lượng cơ thể; chẳng hạn như ở người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và sứa biển nước chiếm tới 97%. Tong 3% lượng nước ngọt có trong quả đất thì có khoảng hơn ¾ lượng nước mà con người không thể sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trong lục địa,… Chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sach mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng (nguồn: miller,1988) Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên nước. I. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT 1. Vai trò của nước đối với con người:  Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55%-60% cơ thể nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương thực, thưc phẩm… đều cần có nước.  Những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút. Cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong. => Nước là một yếu tố cần thiết cho cơ thể 2.Vai trò của nước đối với động thực vật:  Nước chiếm một tỉ lệ cao trong cơ thể sinh vật ( đa phần là từ 5090%). Ngoài ra, có trường hợp chiếm tỉ lệ cao hơn lên đến 98% ở một số cây ruột khoang, cây mọng nước.  Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước còn là môi trường hoà tan các chất vô cơ, là phương tiện vận chuyển các chất hữu cơ và vô cơ ở thực vật, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.  Nước đảm bảo hình dạng và cấu trúc của thực vật một cách cố định. Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, giúp duy trì độ trương của tế bào, làm cho thực vật có một hình dạng cố định.  Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và nhiệt độ điều hoà cơ thể.  Nước giữ vai trò tích cực trong việc phân tán nòi giống của các sinh vật, là nơi cư trú, môi trường sống của sinh vật. 3.Vai trò của nước đối với đời sống con người: a) Đối với nông nghiệp:  Dân ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vât, giúp cho sản lượng mỗi năm đều tăng và được duy trì.  Tại Việt Nam, nước đã cùng con người tạo ra nền văn minh lúa nước sông Hồng – cái nôi văn minh của nền nông nghiệp của cả dân tộc, đất nước. Nhờ có nước, ta mới có được một hệ sinh thái nông nghiệp năng suất như ngày nay, góp phần tạo nên một cường quốc xuất khẩu gạo như hiện nay. b) Đối với công nghiệp:  Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người ta ước tính rằng 15% lượng nước trên toàn thế giới được dùng trong hoạt động công nghiệp như: các nhà máy điện sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi,......  Ngoài ra, nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và còn có thể hòa tan nhiều vật chất khác có thể khai thác nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu của con người.  Chức năng của nước 1. Đào thải các chất cặn bã : NƯỚC loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân. 2. Nuôi dưỡng tế bào: nước cung cấp, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, chẳng hạn như các khoáng chất, vitamin và glucose... 3. Ổn định nhiệt độ cơ thể: NƯỚC giúp cân bằng nhiệt độ cớ thể trong môi trường nóng hoặc lạnh. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể. Cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi, và sự bay hơi của nước từ bề mặt da rất hiệu quả làm mát cơ thể. 4. chuyển hoá và tham gia các phản ừng trao đổi chất: NƯỚC là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà cơ thể đã hấp thu. 5. giảm ma sát: NƯỚC là một chất bôi trơn hiệu quả quanh khớp. Nó cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, não, tuỷ sống và ngay cả đối với thai nhi trong nước ối. II. NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM: Bao gồm hai nguyên nhân chính: nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo. 1.Nguyên nhân tự nhiên: - Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. - Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. - Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. - Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. - Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi… 2.Nguyên nhân nhân tạo * Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế - Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %. - Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên. - Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. - Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. * Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức - Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. - Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. - Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. - Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu... * Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp - Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.  Từ các nội dung trên mà chúng ta suy ra được : Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước ngọt. III. HẬU QUẢ KHI TÀI NGUYÊN Ô NHIỄM 1. Đối với con người và sinh vật Hầu như tất cả các loại ô nhiễm nước đều có hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật. Ô nhiễm nước có thể không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài. Các dạng ô nhiễm nước khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác nhau: Kim loại nặng từ các quá trình công nghiệp có thể tích lũy trong các hồ và sông gần đó. Chúng độc hại đối với sinh vật biển như cá và động vật có vỏ, và sau đó là cho những người ăn chúng. Kim loại nặng có thể làm chậm sự phát triển; dẫn đến dị tật bẩm sinh và bệnh ung thư. Chất thải công nghiệp thường chứa nhiều hợp chất độc hại gây hại cho sức khỏe của thủy sản. Một số chất độc trong chất thải công nghiệp có thể chỉ có tác dụng nhẹ trong khi những chất độc khác có thể gây tử vong. Chúng có thể gây ức chế miễn dịch, suy sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính. Các chất ô nhiễm từ nước thải thường dẫn đến các bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sinh và sinh vật trên cạn thông qua nước uống. Nước ô nhiễm vi sinh vật là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, với các bệnh như dịch tả và sốt thương hàn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Các hạt sunfat từ mưa axit có thể gây hại cho sức khỏe của sinh vật ở các sông và hồ có thể dẫn đến tử vong. Các hạt lơ lửng trong nước ngọt làm giảm chất lượng nước uống cho con người và môi trường nước cho sinh vật biển. Các hạt lơ lửng thường có thể làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, làm gián đoạn sự phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật. 2. Đối với kinh tế Ô nhiễm nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó có thể tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Chất thải không bị phân hủy nhanh chóng tích tụ trong nước và chảy vào các đại dương. Ô nhiễm nước ngầm có thể được ngăn chặn bằng cách ngăn chặn các chất ô nhiễm làm ô nhiễm các vùng nước gần đó. Có một số phương pháp xử lý nước để ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát. Những kỹ thuật đơn giản này tốn tiền để duy trì, nhưng các biện pháp phòng ngừa có chi phí rẻ hơn nhiều so với làm sạch nước ô nhiễm. Chi phí cho việc làm sạch ô nhiễm môi trường nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vị trí ô nhiễm nguồn nước rất quan trọng trong việc xác định chi phí dọn dẹp sẽ là bao nhiêu. Nếu ô nhiễm nguồn nước ở khu vực thuận tiện di chuyển, thì chi phí dọn dẹp sẽ rẻ hơn. Quy mô khu vực ô nhiễm môi trường nước cũng cần được xem xét, diện tích ô nhiễm càng lớn, chi phí cho việc làm sạch càng tốn kém. Loại chất gây ô nhiễm nguồn nước cũng có thể có ảnh hưởng đến chi phí làm sạch, một số chất gây ô nhiễm khó làm sạch hơn các loại khác, và do đó đắt hơn. IV. Giải pháp giảm suy giảm nguồn nước ở lưu vực sông Ở Việt Nam, tháng 422006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước, trong đó nhiệm vụ về bảo vệ tài nguyên nước đã được đưa lên hàng đầu, tiếp đó mới là các nhiệm vụ về khai thác sử dụng và phát triển tài nguyên nước, điều đó nói lên tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên nước để giảm thiểu suy thoái. Để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước, giảm thiểu khó khăn về suy thoái tài nguyên nước cho các lưu vực sông, trong Chiến lược tài nguyên nước của mình, các quốc gia đều coi trọng các biện pháp công trình và phi công trình (các biện pháp về quản lý).  Biện pháp công trình 1. Xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình hợp ly đồng thời xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước dưới đất ở trung và hạ lưu các lưu vực sông nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước và duy trình dòng chảy môi trường; trong điều kiện cần thiết và cho phép thì còn phải xây dựng các công trình chuyển nước lưu vực để giải quyết cho những vùng khan hiếm nước mà các nguồn nước trong lưu vực không đáp ứng được. Đến nay trên toàn thế giới, các hồ chứa có tổng dung tích điều tiết được 6.000 tỷ m , chiếm 14% tổng lượng dòng chảy. Ở Việt Nam tổng dung tích điều tiết của các hồ chứa đã và đang xây dựng cho đến nay đạt gần 30 tỷ m3 , chiếm 9% tổng lượng dòng chảy nội địa, số dung tích điều tiết này càng có hiệu quả cao khi được sử dụng tổng hợp. 2. Phát triển các hệ thống thu gom và xử lý các loại chất thải. Đối với sông nội đô cần tăng cường nạo vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng và đẩy nguồn nước bẩn này đến những trạm xử lý; Đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý; Đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý nước thải và CTR tập trung và phân tán. 3. Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.  Biện pháp quản lý Tại Hội nghị Thượng đỉnh onhannesburg - Nam Phi 2002, nước đã được xếp vị trí hàng đầu trong phát triển; Liên Hiệp quốc cũng đã lấy ngày 22-3 hàng năm là ngày quốc tế về nước để mọi người và các cơ quan chức năng nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc quản lý bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước. Công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong những năm qua đã được quan tâm và đạt được nhiều tiến bộ, tuy nhiên do tính chất phức tạp và mới mẻ nên đang được tiếp tục hoàn thiện dần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng