Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận văn hóa nông thôn...

Tài liệu Tiểu luận văn hóa nông thôn

.PDF
19
2100
146

Mô tả:

Chương I: Các vấn đề chung 1.1. Các khái niệm 1.2. Các nhân tố cấu thành nông thôn Việt Nam 1.1. Các khái niệm * Nông thôn, văn hoá nông thôn? Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn của một quốc gia trong đó đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân còn mang dấu ấn rõ rệt của phương thức sản xuất nông nghiệp. Văn hoá nông thôn là tất cả sản phẩm vật thể và phi vật thể có giá trị do người dân sống ở nông thôn sáng tạo, gìn giữ qua nhiều thế hệ. * Văn hoá làng xã và văn hoá nông thôn “Làng là khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến”. Văn hoá làng xã là một hình thức khu biệt của văn hoá nông thôn, trong đó bao gồm những nét chung của văn hoá nông thôn và những nét riêng của văn hoá mỗi làng xã. Tập tục, phong tục và tập quán • Tập tục chỉ chung các hiện tượng thuộc về phong tục và tập quán. Giữa phong tục và tập quán có những khác biệt về ngữ nghĩa. • Phong tục là những quy ước chung về các nguyên tắc ứng xử được cả cộng đồng chấp nhận và trở thành ý thức tự giác của mọi người. Phong tục tìm thấy trong các quan hệ xã hội, cách tổ chức lễ lạt, cách mưu sinh; cả thái độ giữa con người với tự nhiên (hoặc các thế lực thần linh đại diện cho sức mạnh tự nhiên). Phong tục có khi được giới hạn trong phạm vi làng xã nhưng cũng có khi vượt ra xa, lan rộng trong một vùng miền rộng lớn. • Tập quán là những hình thức sinh hoạt đã trở thành thói quen trong đời sống cộng đồng. Tập quán có quan hệ chặt chẽ với phong tục. Những tập quán thường ngày thể hiện phong tục của một cộng đồng nhất định. 1.2. Khái quát kinh tế nông nghiệp Việt Nam Khởi nguồn gắn với quá trình khai phá đồng bằng Bắc Bộ, có các giai đoạn: - Nông nghiệp sơ khai, dùng công cụ thô sơ, sức người kết hợp sức động vật - Nông nghiệp chuyên canh cây lúa nước dùng công cụ thủ công và sức động vật - Nông nghiệp chuyên canh cây lúa nước dùng máy móc và kĩ thuật công nghệ tiên tiến, gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, 1.3. Các nhân tố cấu thành nông thôn Việt Nam: 4 nhân tố cơ bản hình thành nông thôn Việt Nam. - điều kiện địa lý, - phương thức mưu sinh, - hình thức cư trú, - quan hệ sản xuất. 1.3.1. Địa lý tự nhiên đặc trưng khí hậu, địa hình Đông Nam Á: -> Nhiều sông ngòi, ao hồ. Hầu hết các con sông ở Việt Nam chảy xuôi về biển Đông và tạo thành những vùng châu thổ có diện tích rộng hẹp khác nhau. Ở miền Bắc, sông Hồng và sông Đà hợp lưu hình thành vùng châu thổ khá rộng. Ở miền Trung, các con sông đều ngắn, vì vậy các vùng châu thổ nhỏ hẹp. -> Hội đủ các điều kiện sinh trưởng cây lúa nước: nước ngọt, nắng nóng, đât bùn. 1.3.2. Phương thức mưu sinh: nông nghiệp lúa nước -> phụ thuộc môi trường tự nhiên: - Dựa vào điều kiện tự nhiên này, khi tìm ra và thuần dưỡng được cây lúa, cư dân nơi đây đã chọn cách sống bằng nghề trồng lúa nước. - Mặt khác, khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển, vì vậy, ở những vùng đất cao hoặc ven các vùng châu thổ, các loại cây nông nghiệp cũng phát triển rất mạnh. Do đặc điểm này, đất nông nghiệp ở Việt Nam chiếm một tỉ lệ rất lớn. - Vào thời dựng nước, rừng lan khắp vùng trung du và cả một phần lớn đồng bằng. - Nhiều vùng gò đồi trọc hiện nay xưa kia là rừng phủ dày đặc. - Ngay tại đồng bằng còn giữ được nhiều di tích của rừng: mỏ than bùn thấy ở nhiều nơi như Thạch Thất (Hà Tây), Lỗ Khê (ngoại thành Hà Nội); rừng gỗ tứ thiết ở Sặt (Tráng Liệt, Bắc Giang), rừng Báng (Đình Bảng, Bắc Ninh), đồi Lim, làng Lim, phà Rừng... - Trong các di tích khảo cổ ở đồng bằng, đã tìm thấy xương cốt nhiều loại thú rừng. Cây lúa nước - Nguồn gốc và quá trình thuần dưỡng cây lúa nước - Địa bàn phân bố cây lúa nước - Vị trí cây lúa nước trong nông nghiệp Việt Nam 1.3.3. Hình thức cư trú: - Nghề trồng lúa buộc cư dân trồng lúa phải sống định cư. - Chu kì sinh trưởng cây lúa nước (+ ảnh hưởng tiêu cực của tự nhiên) -> người nông dân phải dựa vào nhau => sống co cụm thành bản, làng. Ở những vùng cao, dù trồng lúa ở nương rẫy hay ở các thung lũng, người dân cũng phải tìm chỗ ở ổn định. Do đất ở miền cao nhanh bạc màu nên đa số cư dân nơi đây phải thực hiện luân canh để đất có thời gian phục hồi dưỡng chất. Chính vì vậy mà phạm vi canh tác của đồng bào miền cao thường rất rộng và có những ngôi nhà sàn được cất gần khu canh tác nhằm mục đích phục vụ sản xuất. Đó không phải là những ngôi nhà để ở theo lối du canh du cư. Ở các vùng châu thổ Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, dù địa hình và chế độ thuỷ văn khác nhau nhưng cư dân đều tổ chức đời sống theo lối định cư để trồng lúa nước. Làng xã thường được dựng dọc theo bờ sông hoặc bờ đê. Những chỗ “giao thuỷ” (còn gọi là chỗ “giáp nước”) được lựa chọn để đặt các trung tâm cư trú. Nhìn chung, nghề trồng lúa nước đã buộc người nông dân Việt Nam bám chặt vào các con sông, con suối, hồ nước để sinh tồn. - - 1.3.4. Quan hệ sản xuất chi phối quan hệ xã hội: chế độ mẫu quyền, huyết thống mẫu hệ Sự chuyển đổi từ mẫu hệ -> phụ hệ Quan hệ huyết thống phụ hệ và duy trì hình thức song quyền cho đến nay. 1.4. Định hướng nghiên cứu văn hoá nông thôn – nghiên cứu văn hoá nông thôn phải gắn với nghiên cứu văn hoá làng xã – nghiên cứu văn hoá nông thôn là nghiên cứu những thiết chế văn hoá ở làng xã, những giá trị truyền thống và hiện đại được thể hiện thông qua hệ thống biếu tượng như: đình làng, cổng làng, chùa làng, nhà thờ họ … – nghiên cứu văn hoá nông thôn còn phải chú ý những sản phẩm văn hoá nghệ thuật; – nghiên cứu văn hoá nông thôn để chỉ ra bản sắc của nó trong sự đối sánh với văn hoá đô thị. 1.5.Đối tượng, mục đích nghiên cứu văn hoá nông thôn – Nghiên cứu những giá trị vật chất và tinh thần phổ biến ở nông thôn (gắn với giá trị văn hoá làng xã, là văn hoá của những đơn vị cụ thể, tồn tại những giá trị riêng của từng đơn vị đồng thời cũng có sự hiện diện những giá trị chung của một vùng nông thôn hoặc của cả dân tộc. – Mặt khác, để làm rõ bản chất văn hoá nông thôn chúng ta phải nghiên cứu văn hoá làng xã trên các khía cạnh cơ bản như: ý thức cộng đồng, ý thức tự quản, nếp sinh hoạt có tính đặc thù của mỗi làng. 1.6. Phương pháp nghiên cứu văn hoá nông thôn – Các phương pháp – - Phân tích - tổng hợp, – - Khảo sát điền dã – thực nghiệm – - Điều tra xã hội học Chương II: Phân vùng và tổ chức nông thôn Việt Nam 2.1. Phân vùng nông thôn Việt Nam 2.2. Tổ chức nông thôn Việt Nam 2.1. Phân vùng nông thôn Việt Nam 2.1.1. Phân vùng nông thôn theo địa lý + Phân vùng nông thôn theo trục Đông Tây + Phân vùng nông thôn theo trục Bắc Nam 2.1.2. Phân vùng nông thôn theo kinh tế (vật nuôi, cây trồng, sản phẩm thủ công) 2.1.1. Phân vùng nông thôn theo địa lý + Phân vùng … theo trục Đông Tây - Nông thôn miền núi: kinh tế chiếm đoạt tự nhiên -> kinh tế … Nông thôn châu thổ: kinh tế cá thể (tiểu nông), hợp tác … Nông thôn ven biển: kinh tế cá thể hợp tác … * Tiêu chí khảo sát: Địa hình, kinh tế, nghề phụ, quan hệ huyết thống, cơ chế quản lí Khởi phát, các vùng nông thôn Việt Nam đều trồng những loại cây nông nghiệp. Cây trồng vốn là những giống thực vật được chọn lọc thuần dưỡng, trở thành cây lương thực và cây dùng làm thực phẩm. Cây lúa nước được đặc biệt chú ý và trở thành cây lương thực chính. Các loại khác như bí, bầu, rau, dưa… cũng được chọn lựa để làm thực phẩm. Vật nuôi chủ yếu là gia cầm và được nuôi trong phạm vi gia đình. Nhà nhà đều nuôi gia súc để lấy sức kéo chứ không nhằm vào lấy thịt. Nghề thủ công dần được hình thành để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Đó là nghể gốm, nghề mây tre, nghề mộc, nghề rèn … Các nguyên liệu phục vụ nghề thủ công như: đay, gai, mây, tre, cọ, gỗ … chủ yếu lấy ở rừng hoặc ngay trong khu vực địa phương. Từ khi tư bản phương Tây thâm nhập vào Việt Nam, người ta đã chọn những vùng có thổ nhưỡng phù hợp cây công nghiệp để xây dựng đồn điền, tạo ra những vùng nông thôn rộng lớn trồng cây công nghiệp. Về sau, các nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng phát triển tạo ra diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Hiện nay người ta có thể lập bản đồ về vật nuôi cây trồng ở Việt Nam. Nghề nuôi thuỷ sản được phân bố ở hầu hết hạ lưu các con sông khắp cả nước. Một số nơi tập trung nuôi thuỷ sản theo quy mô lớn như ở lưu vực sông La Ngà, sông Tiền, sông Hậu…. Nghề nuôi dê, cừu phân bố ở ven các vùng núi đồi thuộc khu vực Nam Định, Ninh Thuận, Bình Thuận… Cây công nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng Thái Nguyên, Tây Nguyên, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước. - Nông thôn miền núi: vùng núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, được xác định dựa trên các yếu tố: địa bàn rừng núi và vùng đồi, quan hệ huyết thống mẫu hệ, kinh tế săn bắt hái lượm và nông nghiệp sơ khai, cơ chế quản lý già làng trưởng bản. - Nông thôn châu thổ: các vùng hạ lưu của sông, được xác định dựa trên các yếu tố: địa bàn châu thổ các con sông, quan hệ huyết thống phụ hệ, kinh tế nông nghiệp lúa nước, nghề thủ công, cơ chế quản lý dân chủ làng xã. - Nông thôn ven biển: vùng dọc ven biển, được xác định trên các yếu tố: địa bàn ven biển, quan hệ huyết thống phụ hệ, kinh tế ngư nghiệp, ngư nghiệp kết hợp nông nghiệp và thủ công, cơ chế quản lý dân chủ làng nghề. + Phân vùng … theo trục Bắc Nam - Nông thôn Bắc Bộ - Nông thôn Trung Bộ - Nông thôn Nam Bộ Nông thôn Bắc Bộ - Địa hình: vùng núi cao, châu thổ - Bối cảnh hình thành: Gắn với quá trình khai hoang, dựng làng, chống đồng hoá và chống xâm lược - Tổ chức cư trú: làng khép kín … - Liên kết giữa các làng khắng khít - Kinh tế: tiểu nông - Huyết thống phụ hệ Nông thôn Trung Bộ - Địa hình: châu thổ dài, hẹp - Bối cảnh hình thành: Gắn quá trình mở cõi, tiếp biến VH Sa Huỳnh, VH Chăm - Tổ chức cư trú: làng sao phỏng mô hình làng truyền thống, giảm tính khép kín. - Kinh tế: tiểu nông - Huyết thống phụ hệ - Làng biển ít ổn định địa bàn, nghề cá + … Nông thôn Nam Bộ - Địa hình: châu thổ có địa hình phức tạp : miệt vườn, đồng trũng, đồng phù sa, miệt núi, miệt giồng, ven biển - Bối cảnh hình thành: Gắn quá trình khai khẩn đất Nam Bộ, tiếp biến VH Hoa, Khmer, Chăm… - Tổ chức cư trú: làng có tính mở vể cư trú - Kinh tế: tiểu nông, tư bản tư nhân - Huyết thống phụ hệ (Việt, Hoa), mẫu hệ (Mạ, Stiêng..) 2.1.2. Phân vùng nông thôn theo kinh tế (vật nuôi, cây trồng) - Vùng trồng cây nông nghiệp (cây ăn trái, cây lúa) - Vùng trồng cây công nghiệp (cao su, chè, cà phê, điều, tiêu, mía, bông vải) - Vùng nuôi bò, dê, cừu - Vùng nuôi cá bè, cá lồng - Vùng chuyên đánh bắt hải sản 2.2. Tổ chức ở nông thôn 2.2.1. Tổ chức theo hành chính 2.2.2. Tổ chức theo phe, hội, phường 2.2.1. Tổ chức theo hành chính + Làng xã là đơn vị hành chính + Làng xã là đơn vị kinh tế * Làng nông nghiệp * Làng thủ công * Làng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: bán nông nghiệp, bán thủ công, bán thương nghiệp + Làng xã là đơn vị hành chính - Trong đơn vị làng xã, có thêm các tên gọi chỉ khu vực cư trú hẹp hơn như xóm, thôn (Bắc Bộ và Trung Bộ), ấp (Nam Bộ). - Ở vùng núi phía Bắc và Tây nguyên người ta dùng các từ như bản, bon, buôn để gọi nơi cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số. + Làng xã là đơn vị kinh tế - Làng nông nghiệp - Làng thủ công - Làng chuyển dịch cơ cấu kinh tế : bán nông nghiệp, bán thủ công, bán thương nghiệp. - Làng nông nghiệp - Làng thủ công - Làng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - - Làng bán nông nghiệp, - - Làng bán thủ công, - - Làng bán thương nghiệp) 2.2.3. Tổ chức theo phe, hội, phường - Phe: Phe (hay phái, cánh, đảng, bè, phe phái, phe cánh, phe đảng, bè đảng) - Hội - Phường Chương III: Diện mạo văn hoá nông thôn Việt Nam Sự di dân từ vùng cao xuống châu thổ dẫn đến phân hoá hình thức mưu sinh, từ đó hình thành hai dạng văn hoá nông thôn Việt Nam là văn hoá nông thôn miền núi và văn hoá nông thôn châu thổ - ven biển. 3.1.1. Văn hoá nông thôn miền núi - Văn hoá mưu sinh - Văn hoá tâm linh và sinh hoạt lễ hội - Văn hoá cư trú - Văn hoá ẩm thực - Văn hoá trang phục - Văn hoá di chuyển - Văn hoá y khoa - Văn hoá nghệ thuật 3.1.1. Văn hoá nông thôn miền núi + Văn hoá mưu sinh - Rừng kinh tế (rừng sinh hoạt) và rừng sản xuất - Khai thác và bảo tồn tự nhiên -> tính bền vững - Quy ước mưu sinh qua luật tục + Văn hoá tâm linh và sinh hoạt lễ hội - Các thế lực siêu hình: Trời (Giàng), các vị thần tự nhiên, tổ tiên, ma quỷ... - Các dạng lễ hội gắn với đời sống tâm linh: Lễ cúng cơm mới, lễ bỏ mả, lễ thổi tai, lễ nhảy lửa, lễ cúng bến nước, lễ mở cửa rừng… - Niềm tin thần linh và luật tục: cấm chặt cây , săn bắt, đốt rừng bừa bãi, tội trộm cắp… - Thần linh và bệnh tật + Văn hoá cư trú - Mô hình bản làng - Đặc điểm nhà ở - Các kiểu nhà sàn - Nhà sàn và cơ chế mẫu hệ + Văn hoá ẩm thực - Thức ăn, thức uống chiếm đoạt tự nhiên kết hợp thức ăn, thức uống nuôi trồng. - Các thức ăn, thức uống độc đáo mang hương vị núi rừng - Tính tự nhiên, hoang dã, đa dạng - Tính cộng đồng cao trong cách ăn uống - Tính không ổn định (do phụ thuộc tự nhiên) + Văn hoá trang phục - Kĩ thuật truyền thống (đan kết lá, vỏ cây, dùng da thú, dệt thủ công bằng sợi đay, gai, bông vải) - Kĩ thuật nhuộm - Hoa văn đặc trưng tộc người - Vải dệt truyền thống và bị thay thế dần bởi vải dệt công nghiệp + Văn hoá di chuyển - Hệ thống giao thông: các tuyến thuỷ và bộ - Phương tiện di chuyển chèo chống: thuyền độc mộc và bè mảng bằng tre nứa - Phương tiện di chuyển dùng sức kéo động vật - Cách vượt qua sông suối bằng cầu treo + Văn hoá y khoa - Nhận thức về bệnh tật: * Ngôi nhà sàn phòng bệnh * Cách lí giải bệnh tật theo sự tín thần. - Các phương thức chữa bệnh không dùng thuốc - Các phương thức chữa bệnh dùng thuốc - Hiện tượng các bài thuốc “dân tộc” + Văn hoá nghệ thuật - Hệ ngũ cung miền núi - Nhạc cụ dùng trong lễ hội và nhạc cụ dùng trong nhà ở - Các điệu dân vũ - Nghệ thuật khắc chạm ở nhà rông, nhà mồ, nhà ở - Thơ văn dân gian: tục ngữ, câu hát nói, trường ca thơ và trường ca sử thi. 3.1.2. Văn hoá nông thôn châu thổ - Văn hoá mưu sinh - Văn hoá tâm linh và sinh hoạt lễ hội - Văn hoá cư trú - Văn hoá ẩm thực - Văn hoá trang phục - Văn hoá di chuyển - Văn hoá y khoa - Văn hoá nghệ thuật + Văn hoá mưu sinh - Nông nghiệp: * Đồng trũng -> khai hoang -> đồng ruộng * Hệ thống đê điều * Vật nuôi, cây trồng * Tiêu thụ sản phẩm - Nghề thủ công: - Ngư nghiệp: + Văn hoá tâm linh và sinh hoạt lễ hội - Thế lực tự nhiên trong tâm thức dân gian - Nhân thần trong tâm thức dân gian - Những nơi có cơ sở thờ cúng - Các dạng lễ hội gắn với đời sống tâm linh: Lễ cầu mưa, lễ xuống đồng, lễ cầu an, lễ tế đình, … - Hương ước và lệ làng - Thần linh và bệnh tật + Văn hoá cư trú - Mô hình làng xã - Nhận thức về nhà ở: chi phối đời sống -> chú ý các yếu tố phong thủy. - Kiểu nhà ở nông thôn - Nhà thờ họ và huyết thống phụ hệ  Nhà chữ nhị: hai nhà sóng đôi  Nhà hình thước thợ: hai nhà xếp vuông góc với nhau  Nhà chữ công: trước sau 2 nhà song có mái hiên (nhà cầu) nối  Nhà chữ môn: nhà chính và hai nhà phụ hai bên vuông góc với nhà chính + Văn hoá ẩm thực - Thức ăn, thức uống săn bắt. - Thức ăn, thức uống nuôi trồng. - Các thức ăn, thức uống đặc sản vùng miền - Tính cộng đồng cao trong cách ăn uống - Tính không ổn định (do phụ thuộc tự nhiên) + Văn hoá trang phục - Kĩ thuật dệt may và các loại vải - Kĩ thuật nhuộm - Các loại trang phục ở nông thôn - Hoa văn đặc trưng vùng miền - Vải dệt truyền thống và bị thay thế dần bởi vải dệt công nghiệp + Văn hoá di chuyển - Thuyền tre nứa, thuyền gỗ - Các loại phương tiện dùng sức kéo động vật - Đặc điểm các tuyến giao thông: thuỷ và bộ - Cầu khỉ và các hình thức khác vượt qua sông + Văn hoá y khoa - Nhận thức về bệnh tật: Khí hậu và bệnh tật, ngôi nhà và sức khỏe, ăn uống và sức khỏe. - Các phương thức chữa bệnh dùng thuốc - Các phương thức chữa bệnh không dùng thuốc - Hiện tượng các bài thuốc “giấu” - Đặc điểm văn hóa y khoa vùng nông thôn + Văn hoá giáo dục - Nhận thức về học vấn - Các hình thức đào tạo con người ở nông thôn - Lớp học tập ở nông thôn - Truyền thống hiếu học + Văn hoá nghệ thuật - Hệ ngũ cung và phường Bát âm - Nhạc cụ dùng trong lễ hội và nhạc cụ dùng trong nhà - Các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian - Nghệ thuật khắc chạm ở đình chùa, miếu mạo, nhà ở - Tranh dân gian - Thơ văn dân gian: truyện kể, tục ngữ, ca dao dân ca. - Võ dân gian Chương IV: Xây dựng nền văn hoá mới ở nông thôn 3.1. Nhận diện giá trị của văn hoá nông thôn Việt Nam 3.1.1. Khái niệm giá trị 3.1.2. Các giá trị truyền thống của văn hoá nông thôn Việt Nam 3.1.1. Khái niệm giá trị 3.1.2. Các giá trị truyền thống của văn hoá nông thôn Việt Nam - Nuôi dưỡng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên và trong xã hội -> góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc - Làm phong phú cho hệ thống biểu tượng văn hoá dân tộc + Văn hoá nông thôn Việt Nam nuôi dưỡng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên và trong xã hội -> góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc - Đời sống nông nghiệp kéo dài dẫn đến hiện tượng nông thôn bảo lưu khá bền vững các giá trị văn hoá truyền thống * Đời sống NN gắn kết người nông dân với đất // đất họ tộc khai phá -> duy trì sở hữu điền thổ họ tộc -> ý thức cộng đồng dòng tộc -> ý thức bảo vệ đất đai -> tinh thần bảo vệ đất nước * Quá trình hình thành, nuôi dưỡng truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm Mối quan hệ giữa làng và nước - Quá trình lập làng = mở rộng nước - Vua thừa nhận quyền quản lý đất đai của làng. - Quyền lợi làng – nước gắn kết trên cơ sở cân chỉnh của nền dân chủ làng xã Làng là cội nguồn của tinh thần yêu nước - Nước không trừu tượng mà rất cụ thể: đất làng, người làng, cảnh quan của làng… Giữ nước không chỉ giữ lãnh thổ, con người, kinh tế mà còn giữ văn hoá, nòi giống. Tục kết chạ biểu hiện nhận thức sâu sắc về vấn đề này. - Làng xã bảo lưu những bí quyết giữ nước - Nghề nông gắn kết người nông dân với nhau -> thắt chặt các mối quan hệ xã hội • VH nông thôn bảo lưu nền dân chủ thật sự có từ lâu đời. Nền chính trị vì dân xuất phát từ nông thôn, hình thành từ thời vua Hùng với tư tưởng coi dân như con. • Căn nguyên sâu xa của nền dân chủ công xã chính là quan hệ huyết thống; trong đó họ tộc tuy không là tổ chức chính trị nhưng có vai trò tích cực trong việc bảo vệ quyền dân chủ ở làng xã (bảo vệ quyền lợi toàn diện cho dân). * Do sở hữu điền thổ (TLSX) ở nông thôn ít thay đổi nên hình thái chính trị do dân, vì dân này không thay đổi cho đến TK XX (không kể thời kỳ bị ngoại xâm cai trị vì bản chất chính trị của nhà nước ngoại xâm là phản động) - Cây lúa quy định thời gian, tính chất, tính chu kì của hội hè -> bảo tồn bản sắc lễ hội • Lễ hội chính diễn ra theo mùa vụ nông nghiệp • Tính chất nông nghiệp: thể hiện ở phần lễ và phần hội + VHNT góp phần làm phong phú cho hệ thống biểu tượng văn hoá dân tộc • Quá trình sáng tạo thể hiện ý thức cộng đồng dân tộc -> kho tàng nghệ thuật phong phú đa dạng với những biểu tượng đặc sắc => làm phong phú cho hệ thống biểu tượng văn hoá dân tộc • Hệ thống biểu tượng văn hoá dân tộc - Biểu tượng về tính cách, phẩm chất - Biểu tượng về cảnh quan kiến trúc - Biểu tượng về nhạc khí dân tộc - Biểu tượng về ẩm thực dân tộc - Biểu tượng về trang phục dân tộc - Biểu tượng về tính cách, phẩm chất  Tính cách của nước  Tính cách của tre  Phẩm chất của hoa sen - Biểu tượng về cảnh quan kiến trúc * Các kiến trúc tâm linh và kiến trúc cư trú có ý nghĩa biểu tượng văn hoá truyền thống • Cổng làng, đình làng, chùa làng, nhà thờ họ tộc là những nơi quy tụ đời sống tâm linh của cư dân các làng xã. • Nhà thờ họ: nơi duy trì quan hệ huyết thống của dòng họ • Nhà ở: Nhà ở là nơi cư trú thường ngày, cũng là nơi hình thành, nuôi dưỡng các giá trị văn hoá của cá nhân và gia đình. Đặc điểm của kiến trúc làng xã - Biểu tượng về hệ thống đê điều khu vực Bắc Bộ và hệ thống kênh mương khu vực Trung Bộ và Nam Bộ - Đặc điểm của kiến trúc đê điều - Biểu tượng về nhạc khí dân tộc 3.2.1. Thực trạng và hướng giải quyết các vấn đề văn hoá nông thôn Việt Nam hiện nay + Thực trạng: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến những biến động lớn về văn hoá ở nông thôn Chuyển dịch NN -> CN => * Quy hoạch đất đai, khu dân cư // xoá dần sở hữu điền thổ họ tộc * Người lao động không phụ thuộc nhau mà phụ thuộc máy móc và chủ tư liệu sx * Thay đổi thời gian, tính chất, chu kì lễ hội + Chuyển dịch nông nghiệp -> dịch vụ => * Các hoạt động được quy thành giá trị * Vật ngang giá (tiền, vàng…) lên ngôi + Hướng giải quyết - Văn hoá nông thôn trong xã hội hiện đại vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. - Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, cần phát huy những yếu tố tích cực đồng thời kịp thời hạn chế, từng bước loại bỏ các yếu tố tiêu cực. - Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất song song với giữ gìn bản sắc trong bối cảnh công nghiệp hoá, đô thị hoá, quốc tế hoá. - Những mặt tích cực của văn hoá nông thôn * Tính tích cực của tính cộng đồng -> Liên kết các thành viên, cố kết cộng đồng, tương trợ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, luôn đi tìm sự hoà đồng, đoàn kết trong cộng đồng dân cư. -> Phát huy dân chủ làng xã. * Tính tích cực của tính tự trị -> Phát huy ưu thế về nhân tài, vật lực tại chỗ -> Có khả năng tự cân chỉnh cao về kinh tế, chính trị - Những mặt tiêu cực của văn hoá nông thôn * Mặt trái của tính cộng đồng -> Thủ tiêu vai trò cá nhân -> Đố kỵ, ganh ghét và thói cào bằng -> Dựa dẫm vào tập thể, ý thức trách nhiệm đối với môi trường sống thấp * Mặt trái của tính tự trị -> Quá đề cao tập thể nhỏ làm nẩy sinh bè phái, cục bộ -> Tính ích kỷ, óc tư hữu cá thể -> Thói kẻ cả, gia trưởng - Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, cần phát huy những yếu tố tích cực đồng thời kịp thời hạn chế, từng bước loại bỏ các yếu tố tiêu cực. - Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất song song với giữ gìn bản sắc trong bối cảnh công nghiệp hoá, đô thị hoá, quốc tế hoá. - Đón trước và giải quyết vấn đề lao động nông thôn khi công nghiệp và dịch vụ đi vào tự động hóa 3.2.2. Xây dựng văn hoá nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI I/ QUY HOẠCH - Tiêu chí số 1: Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch II/ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI Tiêu chí số 2 : Giao thông Tiêu chí số 3 : Thuỷ lợi Tiêu chí số 4 : Điện Tiêu chí số 5 : Trường học Tiêu chí số 6 : Cơ sở vật chât văn hoá Tiêu chí số 7 : Chợ nông thôn Tiêu chí số 8 : Bưu điện Tiêu chí số 9 : Nhà ở dân cư Tiêu chí số 10 : Thu nhập Tiêu chí số 11 : Hộ nghèo Tiêu chí số 12 : Cơ cấu lao động Tiêu chí số 13 : Hình thức tổ chưc sản xuất Tiêu chí số 14 : Giáo dục Tiêu chí số 15 : Y tế Tiêu chí số 16 : Văn hoá Tiêu chí số 17 : Môi trường Tiêu chí số 18 : Hệ thống tổ chức chính trị xã hội Tiêu chí số 19 : An ninh trật tự xã hội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan