Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong chế tạo vũ khí...

Tài liệu Tiểu luận ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong chế tạo vũ khí

.PDF
36
30
74

Mô tả:

z BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CHẾ TẠO VŨ KHÍ GVHD : GS.TSKH. HO ÀNG KIẾM Học viên : NGUYỄN BÁ QUANG LÂM Mã học viên: 1212019 MỤC LỤC Trang M ục lục 2 Lời m ở đầu 3 Chương I: Giới thiệu về khoa học và các quy tắc sáng tạo 4 Khoa học và nghiên cứ u khoa học 4 Bản chất logic của nghiên cứ u khoa học 5 Vấn đề khoa học 8 Các phương pháp giải quyết vấn đề khoa học và 40 nguy ên t ắc sáng tạo 9 Chương II: Ứ ng dụng phư ơng pháp nghiên cứu khoa học trong chế tạo vũ khí 32 LỜ I MỞ Đ ẦU Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong nhữ ng ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là n hững phát hiện mới về kiến t hức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và p hương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao. Ngày nay khi m à với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm thế giới trở nên bình đẳng hơn, các biên giới quốc gia chỉ còn giá trị về địa lý thì cơ hội thành công là rất rõ rệt với t ất cả m ọi ngư ời. Do đó việc nắm vững phương pháp, nguyên lý sáng tạo có thể coi như là chìa khoá để m ở cánh cử a thành công. Chỉ cẩn giải quyết được một vấn đề nào đó cũng có thể làm nên cuộc cách m ạng công nghệ m ới. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy người đã trự c tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thự c hiện đề tài. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của em còn có rất nhiều thiếu sót. Rất m ong nhận đư ợc sự góp ý của thầy và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: G IỚ I THIỆU VỀ KHO A HỌC VÀ C ÁC Q UY TẮC SÁNG TẠO I.1 KHO A HỌ C & NGHIÊN CỨU K HO A HỌ C 1.Khoa học là gì? Khoa học được hiểu là”hệ thống tri thức về m ọi loại quy luật vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức đư ợc nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm là n hững hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ trong đời sống hằng ngày. Nhờ tri thứ c k inh nghiệm, con người có được những hình dung thực t ế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứn g xử trong các quan hệ xã hội. Tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong phú, chứ a những đặc điểm đúng đắn, nhưng riêng biệt chư a thể đi sâu vào bản chất các sự vật , và do vậy tri thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con ngư ời phát triển đến một khuôn khổ nhất định. T uy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở q uan trọng cho sự hình thành các tri thức khoa học. Tri thức khoa học là nhữ ng hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, là loại hoạt động đư ợc vạch sẵn theo một m ục t iêu xác định và được tiến hành dự a trên những phư ơng pháp khoa học. Tri thứ c khoa học không phải là sự kế tục giản đơn các tri t hức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất. 2. Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hư ớng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng t ạo phư ơng pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới. Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Ở đây ta đề cập đến phân loại theo chức năng nghiên cứ u và theo t ính chất của sản phẩm tri thứ c k hoa học t hu được nhờ kết quả nghiên cứu. 3. Phân loại nghiên cứu khoa học: a) Phân loại theo chức năng nghiên cứu: - Nghiên cứu mô tả - Nghiên cứu giải thích - Nghiên cứu dự báo - Nghiên cứu sáng tạo b) Phân loại theo sản phẩm nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ bản - Nghiên cứu ứng dụng - Nghiên cứu triển khai I.2) BẢN CHẤT LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHO A HỌC 1. Các thao tác logic trong nghiên cứu khoa học: a) Tư duy khái niệm: Tư duy khái niệm là đặc điểm cơ bản của n ghiên cứu khoa học. Khái niệm là một phạm trù logic học và đư ợc định nghĩa là một hình thức tư duy nhằm chỉ rõ thuộc tính bản chất vốn có của sự vật. Nhờ tư duy khái niệm m à ngư ời ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác. Khái niệm gồm hai bộ phận hợp thành: nội hàm là tất cả các thuộc tính bản chất vốn có của sự vật ; ngoại diên là t ất cả các cá thể có chứa thuộc tính được ghi trong nội hàm. Ví dụ, khái niệm “khoa học” có nội hàm là “hệ thống tri thức về bản chất sự v ật”, còn ngoại diên là các loại khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật,… b) Phán đoán: Phán đoán là một thao tác logic luôn đư ợc thự c hiện trong nghiên cứu khoa học. Theo logic học, phán đoán được định nghĩa là một hình thức tư duy nhằm nối liền các khái niệm lại với nhau để khẳng định rằn g khái niệm này là hoặc không là khái niệm kia? Phán đoán có cấu trúc chung là “ S là P”, trong đó S được gọi là chủ từ của phán đoán, còn P là vị từ (tức t huộc từ) của phán đoán. Phán đoán được sử dụng trong trường hợp cần nhận định về bản chất một sự vật, trình bày giả thuyết khoa học, trình bày luận cứ khoa học,…M ột số loại phán đoán được liệt kê trong bảng dưới đây: Phán đoán theo chất Phán đoán theo lư ợng Phán đoán phứ c hợp Phán đoán khẳng định Phán đoán phủ định Phán đoán xác suất Phán đoán hiện t hực Phán đoán tất nhiên Phán đoán chung Phán đoán riêng Phán đoán đơn nhất Phán đoán liên kết Phán đoán lự a chọn Phán đoán có điều kiện Phán đoán tương đư ơng S là P S không là P S có lẽ là P S đang là P S chắc chắn là P Mọi S là P Một số S là P Duy có S là P S vừ a là P1 vừ a là P2 S hoặc là P1 hoặc là P2 Nếu S t hì P S khi và chỉ khi P Phân loại cá c phán đoán c) Suy luận: Theo logic học, suy luận là một hình thức tư duy, từ một hay m ột số phán đoán đã biết (tiên đề) đư a ra một phán đoán mới (kết đề). Phán đoán mới chính là giả thuyết khoa học. Có ba hình thứ c suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và loại suy. Suy luận diễn dịch là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng. Suy luận quy nạp là hình thứ c suy luận đi từ cái riêng đến cái chung. Loại suy là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng. 2. Cấu trúc logic của một chuyên khảo khoa học: Bất kỳ m ột chuyên khảo khoa học nào, từ bài báo ngắn một vài trang đến tác phẩm khoa học h àng trăm trang, xét về cấu trúc logic, cũng đều có 3 bộ phận hợp thành: luận đề, luận cứ, luận chứng. Nắm vững cấu trúc này sẽ giúp cho người nghiên cứu đi sâu bản chất logic không chỉ của phư ơng pháp luận nghiên cứu khoa học, mà còn có ý nghĩa với hàng loạt hoạt động khác như giảng bài, thuyết trình, tranh luận, luận tội, gỡ tội hoặc đàm phán với đối tác khác nhau. Luận đề: là điều cần chứ ng m inh trong một chuyên khảo khoa học. Luận đề để trả lời câu hỏi: “cần chứng m inh điều gì?”. Về m ặt logic học, luận đề là một phán đoán m à tính chân xác cần được chứng minh. Luận cứ : là bằng chứng được đư a ra để chứng m inh luận đề. Luận cứ đư ợc xây dự ng từ những thông tin thu đư ợc nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thực nghệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng m inh bằng cái gì?”. Về mặt logic, luận cứ là phán đoán m à tính chân xác đã đư ợc công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề. Luận chứng: là cách thức, quy tắc, phư ơng pháp tổ chức một p hép chứng minh, nhằm làm rõ mối liên hệ logic giữa các luận cứ và giữ a toàn bộ luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứ ng minh bằng cách nào ?”. 3. Trình tự logic trong nghiên cứu khoa học: Trình tự logic của nghiên cứ u khoa học đư ợc nêu ra như hình dưới đây, bao gồm một số bư ớc cơ bản như sau: Bước 1: Phát triển vấn đề nghiên cứ u Bước 2: Xây dựng giả thuyết khoa học Bước 3: Lập phương án thu thập thông t in Bước 4: Xây dựng cơ sở lý luận Bước 5: Thu thập dữ liệu Bước 6: Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin Bước 7: Tổng hợp kết quả, kết luận, khuyến nghị I.3) VẤN Đ Ề KHO A HỌ C 1. Khái niệm: Vấn đề k hoa học (Scientific Problem) cũng được gọi là vấn đề n ghiên cứu (research problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi đư ợc đặt ra khi ngư ời nghiên cứu đứ ng trước mâu th uẫn giữa tính hạn chế của tri t hức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thứ c ở cấp độ cao hơn. 2. Phân loại: Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề: + Vấn đề bản chất sự vật đang tìm kiếm. + Vấn đề phương pháp nghiên cứ u để làm sáng t ỏ về lý t huyết và thực tiễn như nhữ ng vấn đề thuộc lớp thứ nhất. 3. Các tình huống vấn đề: Có ba tình huống: Có vấn đề, không có vấn đề, giả vấn đề đư ợc cho trong hình dưới đây: 4. Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học: Có sáu phư ơng pháp cơ bản: Tìm những kẽ hở, phát hiện những vấn đề mới. Tìm những bất đồng. Nghĩ ngư ợc lại những quan niệm thông thường. Quan sát những vư ớng mắc thực tế. Lắng nghe lời kêu ca phàn nàn. Cảm hứ ng: nhữ ng câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát sự kiện nào đó. I.4) C ÁC PHƯƠN G PH ÁP GIẢI QUYẾT VẤN Đ Ề K HOA HỌ C & 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO 1.Ve pol “ Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào cũng có ít nhất 2 thành phần vật chất tác động tương hổ và một loại trư ờng hay năng lượng”. Từ đó có một thuật ngữ về tam giác kỹ thuật gọi là tam giác Vepol. Vepol là mô hình hệ thống kỹ thuật, vepol đưa ra cốt chỉ để phản ánh một tính chất vật ch ất của hệ t hống nhưng chủ yếu nhất với bài toán đã cho. Ví dụ xét bài toán nâng cao t ốc độ tàu phá băng thì băng đóng vai trò vật phẩm , tàu phá băng đóng vai trò công cụ, và trường cơ lực đặc vào tàu để tác động tư ơng hổ với băng. Việc phân loại các chuẩn để giải quy ết các bài toán sáng chế dựa vào phân tích Vepol. M ô hình Vepol gồm 3 yếu tố: M ột trường T và trong T có 2 vật chất V1,V2. Tuy nhiên, một hệ thống ban đầu chưa hẳn đã có một chuẩn Vepol đủ 3 yếu tố trên, hoặc đã đủ thì có thể phát triển gì thêm trên vepol đó. Có 5 phương pháp: + Dựng Vepol đầy đủ. + Chuyển sang Fepol. + Phá vỡ Vepol. + Xích Vep ol. + Liên trường. 2.40 nguyên tắc về phát minh, sáng tạo 1.Nguyên tắc phân nh ỏ Nội dung -Chia đối tư ợng thành các phần độc lập.-Làm đ ối tượng trở nên tháo lắp được. –Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng Nhận xét : 1- Thủ thuật này thường dùng trong những trường hợp khó làm "trọn gói", "nguyên khối", "một lần". Nói cách khác, phân nhỏ ra cho vừa sức, cho dễ thự c hiện, cho phù hợp với những phư ơng t iện hiện có.... 2- T háo lắp làm cho đối tượng trở nên nhỏ gọn, thuận tiện cho việc chuyên chở, xếp đặt và khả năn g thay thế từng bộ phận đối tượng, kể cả việc m ở rộng chức năng của từn g bộ phận đó.4- Nguyên tắc phân nhỏ hay dùng với các nguyên tắc 2. Tách khỏi, 3. Phẩm chất cục bộ, 5. K ết hợp, 6. Vạn năng, 15 Linh động... 2. Nguyên tắc tách kh ỏi đối tượng Nội dung: Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngư ợc lại, tách phần duy nhất "cần t hiết" (t ính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng. Nhận xét : 1 - Đối tượng, thông thư ờng, có nhiều thành phần (tính chất, khía cạnh, chức năng…), trong khi đó, người ta chỉ thự c sự cần 1 trong những số đó. Vậy k hông nên dùng cả đối tư ợng vì sẽ tốn thêm chi phí hoặc vận chuyển không th uận tiện. Phải nghĩ cách tách cái cần thiết ra để sử dụng riêng. 2 - Do tách khỏi đối tượng m à phần tách ra (hoặc phần giữ lại) có thêm những tính chất, những khả năng m ới (nhiều khi, ngược với cái cũ). Do đó, cần tận dụng chúng. Những tính chất, những khả năn g m ới có thể là gọn hơn, linh động hơn, dễ thay thế, tăng tính điều khiển… 3 - N guyên tắc tách khỏi hay dùng với các nguyên t ắc: 1. Phân nhỏ, 3. Phẩm chất cục bộ, 5. Kết hợp, 6. Vạn năng, 15. Linh động… 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Nội dung a) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chứ c năng khác nhau. c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện th ích hợp nhất của công việc. Nhận xét : 1- Các đối tượng đầu tiên thường có tính đồng nhất cao về vật liệu, cấu hình, chứ c năng, thời gian, không gian… đối với các phần trong đối tư ợng. Khuynh hướng phát triển tiếp theo là : các phần có các phẩm chất, chức năng… riêng của mình nhằm phục vụ tốt nhất chức năng chính hoặc m ở rộng chức năng chính đó. 2- Các đối tượng đồng nhất đầu tiên còn phát triển theo khuynh hư ớng chuy ên dụng hóa, đa dạng hóa so với nhau, để phù hợp nhất với môi trường, điều kiện làm việc, sự thu ận tiện đối với ngư ời sử dụng, thị hiếu của ngư ời t iêu dùng cụ thể… 3- Với thời gian, m ôi trư ờng, tác động bên ngòai cũng bị biến đổi theo khuynh hướng thích hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đối tượng và của con ngư ời sử dụng đối tượng đó. Xuất hiện các loại vi môi trư ờng, vi khí hậu, vi tác động… 4- Nói chung, nguy ên tắc phẩm chất cục bộ phản ánh khuynh hướng phát triển: từ đơn giản sang phức tạp, từ đơn điệu sang đa dạng. 5- Tinh thần “phẩm chất cục bộ” có ý nghĩa lớn đối với việc nhận thứ c và xử lý thông tin: không phải tin tức nào cũng có giá trị như tin tức nào. Không thể có một cách tiếp cận, dùng chung cho mọi loại đối tư ợng – “chân lý là cụ thể”. 4. Nguyên tắc phản đối xứng Nội dung: Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng). Nhận xét : 1.Khi đối tư ợng chuyển sang dạn g ít đối xứ ng hơn, có thể làm xuất hiện nhữ ng tính chất mới lợi hơn. Ví dụ tận dụng được những nguồn dự trữ về không gian (nói chung là các khả năng tiềm ẩn), làm đối tượng ổn định hơn, bền vữ ng hơn,... 2. Nguyên tắc phản đối xứng, có thể nói là trường hợp riêng của 3. Nguy ên tắc phẩm chất cục bộ, có mục đích làm t ăng tính tương hợp (tương ứng và p hù hợp) giữa các phần củ a hệ v ới nhau và với m ôi trư ờng bên ngoài, nhằm thực hiện chứ c năng một cách tốt nhất. 5. Nguyên tắc kết hợp Nội dung a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. b) K ết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. Nhận xét 1- "Kết hợp" cần hiểu theo nghiã rộng, không đơn thuần cộng thêm (kiểu số học) hay gắn thêm (kiểu cơ học), mà còn được hiểu chuyển giao, đư a vào những ý tưởng, tính chất, chức năng....từ những lĩnh vực hoặc những đối tượng khác. 2- Đối tượng m ới, tạo nên do sự kết hợp, ,thư ờng có những tính chất, khả năn g mà từng đối tượng riêng rẽ trước đây chưa có. điều này có nguyên nhân sâu xa là lư ợng đổi thì chất đổi và do t ạo được sự thống nhất mới của các mặt đối lập.. 3- N guy ên t ắc kết hợp thường hay sử dụng với 1. Nguy ên t ắc phân nhỏ, 3. Nguy ên tắc phẩm chất cục bộ...Điều này phản ánh một khuynh hư ớng phát triển biện chứng: sự liên kết, hợp tác hoá thư ờng đi kèm với sự phân công lao động và chuyên môn hoá. 6. Nguyên tắc vạn năng Nội dung:Đối tượng thự c hiện một số chứ c năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác. Nhận xét : - Nguyên t ắc vạn năng là trư ờng hợp riêng của nguyên t ắc kết hợp: kết hợp về mặt chứ c năng trên cùng một đối tượng. - Nguyên tắc vạn năng, trước tiên và hay được dùng trong các lĩnh vực, tại đó có những sự hạn chế việc phát triển theo “ chiều rộng” như khó có thể tăng thêm về trọng lượng, thể tích, diện tích… Các lĩnh vự c đó là quân sự, hàng không, vũ trụ, thám hiểm , du lịch, các trang thiết bị dùng tại những nơi chật chội… - Nguyên t ắc vạn năng còn được dùng với mục đích tăng mức độ t ận dụng các nguồn dự trữ có trong đối tư ợng, do vậy, tiết kiệm được vật liệu, không gian, thời gian, năng lượng. -Nguyên tắc vạn năng thư ờng hay dùng với nguy ên tắc 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích. - Nguyên tắc vạn năng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế, chế tạo, dự báo…, vì nó phản ánh khuynh hư ớng phát triển, t ăng số chức năng m à đối tượng có thể thực hiện đư ợc. 7. Nguyên tắc “chứa trong” Nội dung a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tư ợng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba ... b) Một đối tượng chuy ển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. Nhận xét 1- "Chứa trong" chỉ ra hướng tận dụng những nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng, cụ thể là phần thể tích bên trong đối tư ợng. Nếu để ý quan sát ta sẽ thấy rất nhiều đối tượng vẫn còn chưa được khia thác "tiềm năng" này. 2- "Chứa trong" làm cho đối tượng có thêm những tính chất mới mà trước đây chưa có như : gọn hơn, tăng độ an toàn, bền vữ ng, tiết kiệm năng lượng, linh động hơn..... 3- Nguyên tắc "chứa trong" hay dùng với các nguyên tắc 1. nguyên tắc phân nhỏ, 2. nguy ên tắc "t ách khỏi", 5. nguyên tắc kết hợp, 6. Nguyên t ắc vạn năng, 12. nguyân tắc đẳng thế, 20.nguyên tắc liên tục tác động có ích.... 8. Nguyên tắc phản trọng lượng Nội dung a) Bù trừ trọng lư ợng của đối tư ợng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lự c nâng. b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tư ơng tác với môi trư ờng như sử dụng các lự c thủy động, khí động... Nhận xét 1- Thủ thuật này đòi hỏi sự mềm dẻo trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề: nếu khắc phục trực tiếp nhược điểm là điều khó làm thì nên nghĩ cách bù trừ nó bằng sự kết hợp với ưu điểm nào đó. 2- "Bù trừ" một cách tiết kiệm nhất, trư ớc hết, cần nghĩ đến việc khai thác các nguồn dự trữ có sẵn trong hệ thống, đặc biệt những nguồn dự trữ tời cho không mất tiền, có sẵn trong tự nhiên. 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Nội dung Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không m ong mu ốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngư ợc lại ). Nhận xét 1- Từ "ứng suất" cần phải hiểu theo nghiã rộng, không chỉ đơn thuần là sự nén, sự kéo căng cơ học....mà là bất ký loại ảnh hưởng, tác động nào. 2- Th ông thường, sau tác đ ộng sẽ có phản tác động. Cần chú ý làm sao cho phản tác động mang lại ích lợi nhất. 3-Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ cùng với 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 11. Nguy ên tắc dự phòng, phản ánh sự thống nhất giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. 4-Ba nguyên t ắc nói trên đòi hỏi p hải có sự nhìn trước, dự báo, tưởng tượng, nghĩ trư ớc, chuẩn bị giải pháp trước.5- Chúng giúp khắc phục thói quen xấu " nước đến chân mới nhảy". 5- Chúng đòi hỏi xem xét khả năng tận dụng các nguồn dự trữ về thời gian, do đó, sẽ tiết kiệm đư ợc thời gian trên thực tế. 6-Việc sử d ụng ba nguyên tắc nói trên có thể làm đối tượng có những tính chất mới mà trư ớc đây đối tượng chư a có và tạo sự thống nhất m ới của các mặt đối lập. 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Nội dung a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. b) Cần sắp xếp đối tượng trư ớc, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. Nhận xét 1- Có những việc, dù thế nào, cũng cần phải thự c hiện. Thủ thuật này đòi hỏi phải tính đến khả năng thực hiện trư ớc đi một phần hoặc toàn bộ và sẽ đư ợc lợi hơn nhiều so với thực hiện ở thì hiện tại (hiểu theo nghiã tương đối). 2- Tinh thần chung của thủ thuật này là trư ớc khi làm bất cứ việc gì, cần có sự chuẩn bị trư ớc đó một cách toàn diện, chu đáo và thực hiện trư ớc những gì có thể thực hiện đư ợc - "chuẩn bị trước là một nử a của thành công". 11. Nguyên tắc dự phòng. Nội dung Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. Nhận xét 1-Có thể nói, chi phí cho dự phòng là chi phí thêm, không m ong muốn. Khuynh hướng phát triển là tăng độ tin cậy của đối tư ợng, công việc. Để làm điều đó cần sử dụng các vật liệu mới, các hiệu ứ ng mới, cách tổ chứ c m ới..... 2-Tinh thần chung của n guyên tắc này là cảnh giác và chuẩn bị biện pháp đối phó từ trước. 12. Nguyên tắc đẳng thế Nội dung Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tư ợng. Nhận xét: Tinh thần chung của nguyên tắc này là phải đạt được kết quả cần thiết với năng lượng, chi phí ít nhất. Góp phần bảo vệ m ôi trường và sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả. 13. Nguyên tắc đảo ngược a Nội dung: - Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm nóng m à làm lạnh đối tư ợng). - Làm phần chuy ển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động. - Lật ngược đối tượng b Nhận xét: - Việc xem xét khả năng lật ngư ợc vấn đề, trên t hực tế, là xem xét “nửa kia” của hiện thực khách quan nhằm mục đích tăng tính bao quát, to àn diện, đầy đủ và khắc phục tính ỳ t âm lý. - Về mặt suy nghĩ, khi giải bài toán cho trước (bài toán t huận) ngư ời giải nên xem xét thêm khả năng giải bài toán ngược và khả n ăng đem lại lợi tích của lời giải bài toán ngư ợc trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào, để tận dung nó. - Làm ngư ợc lại có thể cho đối tư ợng có thêm những chức năng, tính chất, khả năng mới. 14. Nguyên tắc cầu ( tròn ) hoá Nội dun g a) Chuy ển nhữ ng phần thẳng c ủa đối t ượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn. c) Chuy ển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. Nhận xét: 1- Hình tròn, cầu chứa trong nó t ính thống nhất của hai m ặt đối lập: hữu hạn và vô hạn. 2-"Cầu (tròn) hoá" cần hiểu theo nghiã rộng, ví dụ thẳng và vòng (theo nghiã bóng), hở và khép kín (theo nghiã bóng).... 3-N guyên tắc cầu (tròn) hoá còn nói lên sự đa dạng: đường thẳng chỉ có m ột nhưng đường cong thì có vô số. Do vậy. cách tiếp cận không nên quá cứng nhắc (người ta thường nói: nguy ên t ắc quá hỏng việc). 4- Trong kỹ thuật có khuynh hướng tạo những công nghệ khép kín, không thải chất độc hại ra môi trư ờng. 15. Nguyên tắc linh động Nội dun g a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trư ờng bên ngoài sao cho chúng tối ư u trong từ ng giai đoạn làm việc. b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau. Nhận xét 1- T inh thần chung của "nguyên tắc linh động" là, đối tượng phải có những đa dạng phù hợp với sự thay đổi đa dạng của bên ngoài để đem lại hiệu quả cao nhất. 2- N guy ên t ắc linh động t ạo sự thống nhất giữa "tĩnh" và "động", "cố định" và "thay đổi"..... 3- N guyên tắc linh động phản ánh khuynh hư ớng phát triển cho nên nó có t ính định hướng cao, dùng rất có ích trong trường hợp đặt bài toán, phê bình cái đã có và dự báo. 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” Nội dung Nếu như khó nhận đư ợc 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn. Nhận xét 1- Tinh thần chung của nguyên tắc n ày là không nên quá cầu toàn, chờ đợi các điều kiện lý tưởng. 2- Về cách tiếp cận, nếu việc giải chính bài toán là khó thì 1) Giảm bớt đòi hỏi để bài toán dễ giải hơn, mặc dù kết quả không thật hoàn toàn như ý muốn, hoặc phải tốn thêm chi phí trong khả năng chấp nhận được; 2) Giải bài toán dễ h ơn (có thể đưa bài toán về trường hợp đặc b iệt) để qua đó tìm được những gợi ý có giá trị, giúp giải chính bài toán cho trước. 3- Giải "thiếu", giải "thừ a" trong nhiều trư ờng hợp làm đối tượng có thêm nhữ ng tính chất mới, trước đây chư a có.4- Nguyên tắc này hay thực hiện với 10. N guy ên tắc t hực hiện sơ bộ. 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác Nội dung a) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đư ờng (một chiều) sẽ đư ợc khắc phục nếu cho đối tượng khả n ăng di chuy ển trên m ặt phẳn g (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ đư ợc đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều). b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng. c) Đặt đối tư ợng nằm n ghiêng. d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trư ớc. e) Sử dụng các luồng ánh sáng t ới diện tích bên cạnh hoặc tới m ặt sau của diện tích cho trước. Nhận xét 1- "Chuyển chiều" phản ánh khuynh hướng phát triển, thấy rõ nhất trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, không gian toán học, vật lý tinh thể, cầu trúc các hợp chất, hoá học… 2- Nguy ên tắc này nhắc n hở ngư ời giải, xem xét, và tận dụng nhữ ng nguồn dự trữ về "chiều", có trong đối tượng và môi trường. 3- Việc "chuyển chiều" làm cho đối tượng, trong nhiều trường hợp, có thêm nhữ ng khả năng, tính chất mới m à trước đây đối tượng chưa có. 18. Sử dụng các dao động cơ học Nội dung a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng t ầng số dao động ( đến tầng số siêu âm). b) Sử dụng tầng số cộng hưởng. c) Th ay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện. d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. Nhận xét 1- Thủ thuật này liên quan trực tiếp đến việc sử d ụng kiến thứ c. Dao động cơ học, sóng âm là nhữ ng hiện tượng rất phổ biến trong tự nhiên. Để sử dụng tốt các hiện tượng, hiệu ứng này, cần có sự hiểu biết về chúng một cách khoa học. 2- Việc học các kiến thức cần chú ý đào sâu khả năng ứng dụng của các kiến thức đó, cụ th ể, khả năng giải quyết mâu thuẫn của các kiến thứ c đó. 3- Thủ thuật nhắc chú ý đến "những trư ờng hợp đặc biệt" như cộng hưởng, siêu âm, hiệu ứng áp điện... 19. Nguyên tắc tác động the o chu kỳ. Nội dung a. Chuyển tác động liên tục t hành tác động theo chu kỳ (xung). b. Nếu đã có t ác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳc. Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện t ác động khác. Nhận xét 1- Việc chuyển sang "chế độ xung" đem lại những tính chất m ới mà "chế độ liên tục" không có, ví dụ, tạo sự thống nhất giữa có tác động và không có tác động, tăng tính tư ơng hợp của hệ thống, tiết kiệm năng lượng, tăng độ tin cậy, t ăng sự đa dạng..... 2-Nguyên t ắc tác đ ộng th eo chu kỳ còn có ý nghiã đối với con người chứ không chỉ riêng đối với m áy móc. Ví dụ, các kết quả nghiên cứ u cho thấy, ánh sáng nhấp nháy, âm thanh thay đổi ngắt quãng gây sự chú ý tốt hơn là chiếu sáng liên tục hoặc âm thanh đều đều. Có một ngành gọi là "tâm lý học kỹ thuật" chuyên nghiên cứu những qui luật khách quan của các quá trình tương t ác thông tin giữa người và kỹ thuật để thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống " người- máy mó c". Điều này làm tăng t ính tương hợp giữa người và m áy móc khi làm việc với nhau t ạo ra kết quả tốt nhất, con người thấy thoải m ái, dễ chịu, đỡ mệt mỏi. 20. Nguyên tắc liên tục tác động có í ch Nội dung a) Thực hiện công việc m ột cách liên tục (tất cả các phần của đối tư ợng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải). b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian. c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. Nhận xét 1- N guyên tắc này phản ánh khuynh hư ớng phát triển, do vậy rất có tác dụng trong việc đánh giá, phê bình những giải pháp đã có, đặt và lực chọn những bài toán, dự báo về sự phát triển. 2- Nguy ên t ắc liên tục tác động có ích - mang tính định hướng cao nên cần, nên cần biến nó thành cách nhìn, cách nghĩ, cách tiếp cận vấn đề mang tính thường trực và khỏi phát. 3- Nguyên tắc này hay dùng với các thủ thuật khác như 1- nguy ên tắc phân nhỏ, 2nguyên tắc tách khỏi, 3-nguy ên tắc phẩm chất cục bộ, 5- nguyên tắc kết hợp, 6nguyên tắc vạn năng, 15- nguyên tắc linh động, 25-nguyên tắc tự phục vụ... 21. Nguyên tắc “vượt nhanh ” Nội dung a. Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn. b. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. Nhận xét 1- Tinh thần chung của nguyên tắc này là cần xem xét, chú ý đến khả năng làm tăng năng suất công việc. 2- "Vượt nhanh" có thể đem lại những tính chất mới, hiệu ứ ng mới cho đối tượng, ví dụ, việc hạ nhiệt độ thật nhanh đư ợc áp dụng cho các quá trình tôi luyện hay để chế tạo các chất vô định hình..... 3- Nguy ên tắc "vư ợt nhanh" tạo ra sự thống nhất giữa "có tác động" và "không có tác động".... 4- Nguy ên tắc "vư ợt nhanh" thường hay dùng với các thủ thuật như 19. nguy ên tắc tác động theo chu kỳ, 28- Thay thế sơ đồ cơ học, 34- Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần, 36- Sử dụng chuyển pha..... 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi Nội dung a) Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để t hu được hiệu ứ ng có lợi. b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. c) T ăng cường t ác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. Nhận xét 1- Tinh thần chung của nguyên tắc này là lạc quan khi gặp những cái có hại. Thay vì chán nản, bự c bội hãy đặt các câu hỏi đại loại như hại đối với cái gì? trong t hời gian bao lâu, khi nào? ở đâu? Trong những điều kiện nào thì hại biến thành lợi? Tạo ra các điều kiện đó như thế n ào?......Người ta thư ờng nói rằng: "Không có hoàn cảnh nào là không có lối thoát, chỉ có con người không t ìm ra lối thoát." Hay chủ tịch tập đoàn HuynDai của Hàn Quốc nói: "Không có thất bại, tất cả là thử thách". Mỗi khi khó khăn ập đến, ông luôn xem đó là cơ hội thử thách để vượt qua, chứ không là trở ngại buộc ông phải dừ ng lại. 2- Thủ thuật này hay dùng với các thủ thuật khác như : 2. nguyên tắc "t ách khỏi", 5. nguyênt ắc kết hợp, 13- nguyên tắc đảo ngư ợc...... 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi Nội dung a) Thiết lập quan hệ phản hồi. b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó. Nhận xét 1-Nguyên tắc này phản ánh khuynh hư ớng phát triển: làm tăng tính điều khiển đối tượng, tự động hoá cho nên rất có ích cho việc suy nghĩ định hướng hay lựa chọn bài toán, cách tiếp cận, dự báo. 2-Nguyên tắc này còn có tác dụng với chính người giải: thư ờng xuyên rút kinh nghiệm dựa trên nhữ ng tác động ngược lại, tự điều chỉnh để ngày càng tiến bộ, tránh mắc lại những sai lầm của chính m ình và của người khác. 24. Nguyên tắc sử dụng trun g gian Nội dung Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp. Nhận xét 1-Mới thoạt nhìn ta thấy không thuận lắm, vì trung gian, chuyển tiếp thường gây phiền phức, tốn thêm chi phí.... (20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích- khuy ên chúng t a cần khắc phục v ận hành không tải, trung gian). Ở đây cần hiểu là do tính lịch sử - cụ thể của các kiến thức, giải pháp đã biết, không cho phép người ta giải quyết vấn đề m ột cách trự c tiếp. Vậy không nên cầu toàn, chờ đợi, m à n ên giải quyết thông qua các đối tượng trung gian, chuyển tiếp. Tuy nhiên, khi điều kiện cho phép thì trung gian loại này nên bỏ. 2-M ặt khác, có những trường hợp, "trung gian" là sự đòi hỏi khách quan, thiếu nó hoạt động của hệ thống sẽ kém hiệu quả. Điều này liên quan đến quá trình phân công, chuy ên môn hoá, ghép nối, sự cần thiết qui về một mối.... Ví dụ, tiền là hàng hoá trung gian, ta thử tưởng tượng không có tiền thì sự lư u thông trong kinh tế sẽ ra sao. 3-Nhờ trung gian mà người ta có thể tạo nên sự thống nhất các mặt đối lập, loại trừ nhau nhưng lại mang lợi ích cho con người, nếu xét riêng rẽ từng m ặt đối lập. 4-"Tr ung gian" khách quan có thể cho thêm nhữ ng tính chất, hiệu ứng mới, có những trường hợp, là dấu hiệu đánh giá mứ c phát triển. Ví dụ, các nư ớc công nghiệp đều có hệ thống dịch vụ phát triển. 25. Nguyên tắc tự phụ c vụ Nội dung a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thự c hiện các thao tác phụ trợ, sử a chữa. b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư. Nhận xét 1-Nguyên t ắc này hay đư ợc dùng với các nguy ên tắc 2-nguy ên tắc t ách khỏi, 6nguyên tắc vạn năng, 23- nguyên tắc quan hệ phản hồi... 2-Nguyên t ắc tự phục vụ phản ánh khuynh hư ớng phát triển: đối tư ợng dần tiến đến tự động thực hiện công việc hoàn toàn, nói cách khác, vai trò tham gia của con ngư ời sẽ dần tiến tới không. Cao hơn nữa, khi các đối tượng nhân tạo đư ợc thay thế bằng các quá trình có sẵn trong tự nhiên thì "tự phục vụ" sẽ đạt đư ợc mức lý tưởng. 3-"Tự phục vụ" có nguyên nhân sâu xa là: các mâu thuẫn bên trong quyết định sự phát triển và sự vận động là tự thân vận động. 4-Tinh t hần của nguy ên t ắc này đặc biệt có ý nghiã đối với việc giáo dục, đào tạo. Phải làm sao để có đư ợc những con người biết tự học, tự rèn luyện, tự giác hành động theo những qui luật phát triển của hiện thự c khác quan.... 26. Nguyên tắc sao chép (copy) Nội dung a) Thay vì sử dụng những cái không đư ợc phép, phức t ạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao. b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tư ợng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết. c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn t hấy đư ợc bằng mắt thư ờng), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại. Nhận xét 1- Từ "sao chép" cần hiểu theo nghiã r ộng: phản ánh những cái chính của đối tượng, cần thiết cho việc giải bài toán, nếu như làm trự c tiếp với đối tượng gặp khó khăn. Việc phản ánh đối tư ợng theo từng m ặt, khiá cạnh, phương diện...rất có ích lợi trong việc đi tìm những cái tương tự giữa những đối tượng khác nhau, thậm trí rất xa nhau. Mặt khác, đối tư ợng phản ánh chính là mô hình của đối tượng cho trước thường dễ "giải", dễ nghiên cứu hơn. M ô hình hoá là cách t iếp cận hiệu quả khi giải các bài toán khó. 2- Đối tượng nhận đư ợc do sao chép, nhiều khi, có được thêm những tính chất mới mà trư ớc đây đối tượng cũ không có như gọn, nhẹ, dễ b ảo quản, lưu trữ.... 3- Nguyên tắc sao chép hay dùng với các thủ thuật 2-nguyên tắc tách khỏi, 17nguyên tắc chuyển sang chiều khác, 24 nguyên tắc sử dụng trung gian, 27nguyên tắc 'rẻ" thay cho "đắt", 28-nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học, 32-nguy ên tắc t hay đổi màu sắc...... 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” Nội dung Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ). Nhận xét 1- "Rẻ" thay cho "đắt" có thêm đư ợc nhữ ng tính chất mới như có thể sản xuất nhanh, nhiều, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng nhanh chóng, bảo đảm các điều kiện vệ sinh, tránh lây lan bệnh tật (vì chỉ dùng m ột lần).... 2- Về cách tiếp cận giải quyết vấn đề, nguyên tắc này đòi hỏi ngư ời giải không cứng nhắc, cầu t oàn, chờ đợi điều kiện lý tưởng khi phải giải các bài toán khó. 28. Thay thế sơ đồ cơ học Nội dung a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tư ơng tác v ới đối tượng c) Chuyển các trư ờng đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trư ờng đồng nhất sang có cấu trúc nhất định. d) Sử dụng các trư ờng kết hợp với các hạt sắt từ. Nhận xét 1- Nguy ên t ắc này phản ánh khuynh hướng phát triển: những gì trư ớc đây và bây giờ còn là "cơ học" sẽ chuyển thành "không cơ học" (dùng điện, từ, điện từ, ánh sáng...), và những trường m ới sẽ m ang tính chất "phẩm chất cục bộ". Điều này sẽ làm tăng t ính điều khiển và tăng tính hiệu quả của đối tượng vì có thể sử dụng những hiệu ứng ở mứ c vi mô. 2- Do vậy, có thể dùng "thay thế s ơ đồ cơ học" để đặt bài toán, dự báo về sự phát triển của đối tượng cho trước. 3- Thủ t huật đòi hỏi người giải phải chú ý để có được những kiến thức cần thiết về các khoa học tương ứng và sử dụng các hiệu ứng thích hợp trong các bài toán của mình. Ở đây cần đặc biệt tận dụng những ư u điểm, nhữ ng mặt mạnh mà sơ đồ cơ học không có đư ợc. 29. Sử dụng các kết cấu khí và l ỏng Nội dung Thay cho các phần của đối tư ợng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, th ủy phản lực. Nhận xét 1- Tinh thần chung của nguyên tắc này là thay thế cái cứng nhắc, gò bó, nặng nề bằng cái nhẹ, m ềm dẻo, linh động. 2- Sử dụng được các kết cấu khí và lỏng, trên thực tế là k hai thác những nguồn dự trữ có sẵn trong hệ và môi trư ờng vì xung quanh chúng t a đâu cũng có nhiều khí và chất lỏng, ít ra, cũng dưới dạng không khí và nư ớc các loại. 3- "Sử dụng các kết cấu khí và lỏng" hay đư ợc dùng với 7-nguyên tắc "chứa trong", 8- nguy ên tắc phản trọng lượng, 9- nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ, 11nguyên tắc dự phòng, 15-nguyên tắc linh động, 21- nguy ên t ắc vượt nhanh, 25 nguyên tắc tự phục vụ, 30- sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng, 32- Nguyên t ắc thay đổi m àu sắc... 30. Sử dụng vỏ dẻ o và m àng mỏng Nội dung a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. b) Cách ly đối tượng với môi trư ờng bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng m ỏng. Nhận xét 1- Thủ thuật này liên quan đến bề mặt, lớp ngăn cách đối tư ợng, t ại đó có những y êu cầu mà kết cấu khối không đáp ứng được hoặc đáp ứng như ng với mức độ hiệu quả không lớn. Vỏ dẻo và m àng m ỏng có nhiều ưu điểm như nhẹ, linh động, chiếm ít không gian, có chức năng bảo vệ tốt, cho phép đối tượng có những bề mặt đa dạng về trang trí, mỹ thuật, tiết kiệm nguy ên vật liệu.... 2- M àng m ỏng không đơn thuần là chuyển từ mô hình ba chiều thành hai chiều, cần chú ý "lượng đổi, chất đổi": xuất hiện những hiệu ứng mới, đặc thù riêng cho m àng mỏng (đặc biệt ở mứ c vi mô). 3- "sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng" hay dùng với các thủ t huật như 2-nguy ên tắc tách khỏi, 3- nguyên t ắc phẩm chất cục bộ, 11- nguyên tắc dự phòng, 27nguyên tắc rẻ thay cho đắt, 29 -sử dụng kết cầu khí và lỏng, 31 -sử dụng các vật liệu nhiều lỗ, 32- N guy ên tắc thay đổi m àu sắc... 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ Nội dung a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm , tấm phủ..). b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. Nhận xét 1-Các lỗ trống thư ờng chứa không khí nên t hủ thuật này nhắc sử dụng nguồn dự trữ dễ kiếm từ môi trư ờng xung quanh. 2-Việc t ẩm các lỗ bằng những chất khác nhau có thể cho sự thống nhất mới giữa các mặt đối lập, rất cần thiết để giải quyết các mâu thuẫn, có trong bài toán cần giải. 3-Thủ th uật này hay dùng với các thủ thuật 2 nguyên tắc t ách khỏi, 3 nguy ên tắc phẩm chất cục bộ, 5 nguyên t ắc kết hợp, 7 nguyên tắc chứa trong, 30 sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng, 34 nguyên tắc phân hủy hoặc t ái sinh các ph ần.... 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc Nội dung a) Thay đổi m àu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài b) Th ay đổi độ trong suốt của của đối tư ợng hay môi trường bên ngoài. c) Để có thể quan sát được những đối tư ợng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang. d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. Nhận xét 1- Trong năm giác quan của con người, thị giác phát triển và đóng vai trò quan trọng nhất: hơn 90% thông t in nhận đư ợc từ thế giớ bên ngoài và qua con đường thị giác. N guyên t ắc này, xét về mặt quan hệ với con người, liên quan đến bộ môn :"Tâm lý học kỹ thuật" (Xem phần nhận xét của thủ thuật 19. nguyên tắc t ác động theo chu kỳ). 2-Nguyên tắc thay đổi màu sắc hay sử dụng với các thủ thuật như 2.nguyên tắc tách khỏi, 3.nguyên tắc phẩm chất cục bộ, 10.nguy ên tắc thực hiện sơ bộ, 26 nguyên tắc sao chép (copy).... 33. Nguyên tắc đồng nhất Nội dung Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải đư ợc làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế t ạo đối tượng cho trước. Nhận xét 1- Tinh thần "tương hợp" có tính định hư ớng rất cao trong việc đánh giá, đặt bài toán và dự báo các bư ớc phát triển tiếp theo của đối tư ợng, nhất là khi đối tượng chuy ển lên phát triển ở mức hệ trên. 2- Sự tương hợp, trên thự c tế, là sự thống nhất mới của các mặt đối lập, cho phép đối tư ợng hoạt động một cách có hiệu quả hơn trước.. 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần Nội dung a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng. b) Các phần mất m át của đối tượng phải đư ợc phục hồi trực tiếp trong quá trình làm v iệc. Nhận xét 1-Nguyên t ắc này là trường hợp đặc biệt của hai nguyên tắc 15. nguyên t ắc linh động, 20.nguyên tắc liên tục tác đ ộng có ích: khi không còn có ích nữ a thì phải linh động biến mất, ngược lại khi cần có tác động có ích thì phải linh động xuất hiện. Như vậy mới thật tối ưu. 2-Với tinh thần trên, "Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần" có t ính định hướng cao: đư a hệ (đối tượng) về p hiá tăng mức độ lý tưởng. Do vậy nguy ên tắc này rất có ích trong việc đánh giá, đặt bài toán và dự báo khuynh hướng phát triển của đối tượng.... 3-Nguyên t ắc này hay dùng với các t hủ t huật như 2.nguy ên tắc 'tách khỏi", 3.nguyên t ắc phẩm chất cục bộ, 9 nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ. 10. nguy ên tắc thực hiện sơ b ộ, 11 nguy ên tắc dự phòng, 2 5 nguyên trắc tự phục vụ, 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng, 36. Sử dụng chuyển pha..... 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng Nội dung a) Th ay đổi trạng thái đối tượng. b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc. c) Th ay đổi độ dẻo d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích. Nhận xét 1- Khi thay đổi thông số, cần chú ý : lượng đổi, ch ất đổi" để có đư ợc nhữ ng tính chất mới m à trước đây, đối tượng chưa có. 2- Việc sử dụng các trạng thái khác nhau của đối tượng chính là sự thể hiện cụ thể của "khai thác các nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng". 3- Ngư ời giải có thể áp dụng tinh thần của n guyên t ắc này vào chính bản th ân mình để có thể chủ động thay đổi các trạng thái tâm lý cho thích hợp với các tình huống, công việc...m à mình phải làm. N ói cách khác, rèn luyện để tự điều chỉnh mình. 36. Sử dụng chuyển pha Nội dung Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lư ợng...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan