Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tiểu luận trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra. một số kinh nghiệm tha...

Tài liệu Tiểu luận trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra. một số kinh nghiệm thanh – kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ internet tại bộ bưu chính viễn thông việt nam

.DOC
28
1853
103

Mô tả:

Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) LỜI MỞ ĐẦU Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật là một chức năng quan trọng của Quản lý Nhà nước. Nó là một trong những biện pháp cơ bản để tăng cường pháp chế, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân, phát huy quyền làm chủ XHCN. Hoạt động thanh tra có nhiều phương thức, nhưng tiến hành một cựôc thanh tra là một phương thức hoạt động cơ bản của công tác thanh tra. Để đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, thì việc tuân thủ đầy đủ trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra là một yêu cầu bắt buộc. Trong thời gian qua được học tập, nghiên cứu và rèn luyện về nghiệp vụ thanh tra cơ bản tại trường Cán bộ thanh tra, tôi nhận thấy đó sẽ là những kiến thức rất bổ ích giúp tôi trong quá trình thực tiễn, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Do tính đa dạng, tổng hợp của nghiệp vụ thanh tra, mặt khác do điều kiện có hạn trong phạm vi cho phép tôi xin trình bày một trong những nội dung của nghiệp vụ công tác thanh tra đó là “Trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra. Một số kinh nghiệm thanh – kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Bộ Bưu chính Viễn thông Việt nam” Do điều kiện về thời gian và trình độ có hạn, nội dung của đề tài không tránh khỏi nhiều hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo. PHẦN THỨ NHẤT TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) I . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA: Tiến hành một cuộc thanh tra là sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ thanh tra để nắm thông tin, thu thập tài liệu, chứng cứ. Xử lý thông tin qua xác minh, đối chiếu giám định, tổng hợp, phân tích, chọn lọc những thông tin có giá trị sử dụng, nhằm kết luận rõ ưu điểm, khuyết điểm, sai phạm trong quá trình quản lý, hoạt động tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức…. Mỗi cuộc thanh tra đều gắn với nhiệm vụ, nội dung cụ thể nhưng đều hướng tới mục đích chung là: phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lưc, hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Qua thanh tra, đánh gía được việc làm đúng, sai của hoạt động quản lý Nhà nước theo thẩm quyền. Đồng thời tìm ra đựơc nguyên nhân của những sai phạm; kết luận về trách nhiệm cá nhân, tập thể đối với những sai phạm đó. Mỗi cuộc thanh tra đều có nội dung cụ thể để xem xét đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước trên phạm vi, lĩnh vực mà nhà quản lý đòi hỏi và với mỗi cuộc thanh tra đều có phạm vi giới hạn cụ thể về thời hạn thanh tra. Kết thúc một cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra phải kết luận về quá trình chấp hành chính sách pháp luật của cơ quan, đơn vị và đưa ra các kiến nghị hoặc quyết định xử lý theo thẩm quyền, phòng ngừa xử lý các sai phạm. Yêu cầu kết luận thanh tra không chỉ phản ánh sự kiện mà điều quan trọng là phải làm rõ tính chất, mức độ, tác hại và phân tích được rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của hành vi vi phạm pháp luật, làm rõ trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân đối với những sai phạm. Cuộc thanh tra được thực hiện thông qua hoạt động của đoàn thanh tra. Theo quy định Đoàn thanh tra được thành lập bởi quyết định thanh tra và hoạt động theo trình tự, thủ tục nhất định. Các đoàn thanh tra và Thanh tra viên phải tuân theo quy định về tổ chức kỷ luật nghiêm minh- một yêu cầu quan trọng khi tiến hành bất kỳ một cuộc thanh tra nào. Quá trình thanh tra phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo, thỉnh thị người ra quyết định thanh tra. Đây là nhân tố quan trọng để cuộc thanh tra đạt mục đích, yêu cầu đề ra, làm cho kết luận, kiến nghị, quyết định của thanh tra có tính hợp lý. II. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH CUỘC THANH TRA: 1. Phải có quyết định thanh tra của cấp có thẩm quyền: Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) Quyết định thanh tra phải được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban hành, nội dung ghi trong quyết định đó không vượt quá thẩm quyền mà pháp luật quy định cho tổ chức thanh tra. Đúng thẩm quyền và đúng thể thức hành chính là hai tiêu thức về tính hợp pháp của quyết định thanh tra. Nội dung ghi trong quyết định thanh tra đúng thẩm quyền, không vượt quá thẩm quyền về: Lĩnh vực thanh tra, phạm vi thanh tra, đối tượng thanh tra và thời hạn tiến hành thanh tra. 2. Phải đảm bảo các yếu tố về lực lượng, kinh phí, phương tiện vật chất, kỹ thuật để tiến hành thanh tra: Việc đảm bảo các yếu tố trên là do người ra quyết định thanh tra phê duyệt.Về lực lượng phải bao gồm đủ cơ cấu trưởng đoàn, đoàn viên. Mọi thành viên trong Đoàn thanh tra phải tuân thủ theo sự chỉ đoạ điều hành của Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn về những chứng cứ và những công việc được phân công liên quan đến cuộc thanh tra. Không bố trí những người có quan hệ thân tôc, quan hệ kinh tế đối với đối tượng hoặc có liên quan đến nội dung cuộc thanh tra tham gia đoàn thanh tra. Về kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật cho cuộc thanh tra: Phải đảm bảo kinh phí, phương tiện đi lại, ăn ở cho các thành viên Đoàn thanh tra nhằm tạo điều kiện cho đoàn thanh tra có thể hoạt động một cách độc lập. III. CÁC NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA: 1. Coi trọng công tác chính trị, tư tưởng nhằm thống nhất chung về mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra cần đạt được trong nội bộ Đoàn thanh tra, giữa các thành viên Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và đạt được sự nhất trí của các cơ quan có liên quan đén cuộc thanh tra. 2. Tuân thủ quy đinh của pháp luật trong quá trình thanh tra và thu thập chứng cứ. Chứng cứ là những tư liệu, thông tin được rút ra từ tài liệu, báo cáo, chứng từ, biên bản giám định, kiểm kê, lời khai báo, trả lời chất vấn hợp pháp, kèm theo cụ thể là phim, ảnh, băng ghi âm, ghi hình làm tài liêu bổ sung, tham khảo để chứng minh rõ cho kết luận thanh tra. 3. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thanh tra. Do tính chất trung thực, khách quan và đặc thù của hoạt động thanh tra, cuộc thanh tra được thực hiện phải trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thanh tra. Đó là nguyên tắc rất cơ bản đòi hỏi Đoàn thanh tra phải nghiêm chỉnh chấp hành. 4. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, hợp pháp, hợp lý. Hoạt động thanh tra thuộc nội dung của hoạt động quản lý Nhà nước. Kết luận, kiến nghị hoặc quyết định xử lý từ kết quả hoạt động thanh tra đòi hỏi mọi người có liên quan có nghĩa vụ và trách nhiệmthực hiện. Tác động của nó không những đối với đối tượng thanh tra mà còn trực tiếp hay gián tiếp đối với xã hội. Thông Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) qua thanh tra góp phần chấn chỉnh quản lý, xây dựng và hoàn thiện ơ chế chính sách quản lý. Vì vậy, đây là một nguyên tắc có tính tổng hợp. IV. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA: 1. Đối với người ra ban hành quyết định thanh tra: Thủ trưởng các cơ quan thanh tra Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước là người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra. Để chuẩn bị cho việc ban hành quyết định thanh tra cần phải chú ý tới các vấn đề sau: - Phân tích những trọng tâm, trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình; đánh gía chính xác thực trạng diễn biến tình hình thực tiễn để xác định những nội dung, địa bàn còn nhiều vướng mắc tồn tại cần thanh tra để phòng ngừa vi phạm, chấn chỉnh xử lý hoặc bổ sung, sửa đổi chính sách, cơ chế quản lý. - Thu thập và phân tích đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, những phản ánh của công luận, báo chí đã nêu, nhất là các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu, cố ý làm trái chính sách, cơ chế quản lý để quyết định đúng đắn những việc thanh tra cần làm rõ. - Chấp hành các chỉ thị của cấp trên giao cho mình, phải tiến hành những cuộc thanh tra để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quản lý. Trong khi chấp hành phải biết chọn lọc tìm ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết trong khả năng thẩm quyền, cần thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Các vấn đề thuộc thẩm quyền cấp dưới thì giao cho cấp dưới tiến hành, những vụ việc không đúng thẩm quyền thì báo cáo lại với cấp trên xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp, nhằm thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của thanh tra trong công tác quản lý. - Khi cần thiết phải khảo sát ban đầu để có căn cứ thực tế trước khi ban hành quyết định thanh tra. Chỉ đạo Đoàn thanh tra, thanh tra viên tiến hành cuộc thanh tra: - Người ban hành quyết định thanh tra phải cử chọn thanh tra viên, thành lập Đoàn thanh tra có chất lượng. Trong đó việc chọn cử Trưởng đoàn là quan trọng vì đó là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành cuộc thanh tra và trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về cuộc thanh tra. - Người ban hành quyết định thanh tra chỉ đạo đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và phê duyệt nó; chỉ đạo tổ chức thanh tra tạo điều kiện kinh phí, phương tiện vật chất cho Đoàn thanh tra hoạt động. - Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của Đoàn thanh tra; giúp cho Đoàn thanh tra khắc phục kịp thời những thiêú sót, tháo gỡ những vướng mắc, đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Dự thảo kết Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) luận của Đoàn thanh tra phải được thông qua người ban hành quyết định thanh tra trước khi công bố chính thức. 2. Trình tự tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra: Các bước trong trình tự thanh tra có liên quan mật thiết với nhau. Bước trước tạo tiền đề để tiến hành bước sau, bước sau nhằm tiếp tục và hoàn thiện bước trước, đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt yêu cầu. Tiến hành cuộc thanh tra gồm 3 bước sau: Bước 1: Chuẩn bị thanh tra: Chuẩn bị thanh tra được tính từ khi có quyết định thanh tra cho đến khi Đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra tại cơ quan đối tượng thanh tra (có thể bao gồm cả việc khảo sát ban đầu khi chưa thành lập Đoàn thanh tra). Để làm tốt công tác chuẩn bị cần lưu ý các vấn đề sau: - Tiếp tục tìm hiểu để nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra. Phải hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra nghiên cứu các chính sách, cơ chế liên quan lĩnh vực mà thanh tra hướng đến. - Thống nhất, quán triệt nội dung, quyết định, kế hoạch, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra. - Chuẩn bị đầy đủ kinh phí, phương tiện, vật chất, tạo điều kiện cho cuộc thanh tra tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. *Nội dung bước chuẩn bị: Nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra: Đoàn thanh tra phải tổ chức nghiên cứu, quán triệt quyết định thanh tra, nguồn gốc và tài liệu làm căn cứ để ra quyết định thanh tra. Tập thể thảo luận kỹ để xác định trọng tâm, trong điểm, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra. Thu thập và xử lý thông tin cần thiết: + Đặc điểm tình hình hoạt động của đối tượng. + Báo cáo cuả đối tượng thanh tra về hoạt động thực hiện nhiệm vụ và chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước. + Các văn bản quy định chính sách, cơ chế quản lý lĩnh vực hoạt động của đối tượng có liên quan đến nội dung cần thanh tra. + Các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, các thông tin nêu trên công luận, báo chí về những tiêu cực, vi phạm của đối tượng. Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu bằng việc yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu ( khi cần thiết có thể khảo sát trước). Cần tổ chức khảo sát trong những trường hợp sau: + Khi nội dung thanh tra là việc thực hiện một chủ trương hay lĩnh vực công tác lớn, phải tiến hành trên diện rộng. Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) + Khi cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều đầu mối, nhiều cấp quản lý có trách nhiệm liên quan, nội dung kết luận cần có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng. Việc khảo sát thường xuyên tiến hành trong thời gian ngắn, bằng việc trực tiếp đến nắm tình hình hoặc tổ chức hội nghị. * Xây dựng và trình duỵệt kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra: Kế hoạch tiến hành thanh tra là văn bản làm căn cứ pháp lý để chỉ đạo tiến hành thanh tra. Kế hoạch là văn bản cụ thể hoá mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra; xác định rõ đối tượng, trọng tâm, trọng điểm, bố trí lực lượng và phương pháp tiến hành; chế độ báo cáo, thời hạn kết thúc, những yêu cầu về kinh phí và phương tiện vật chất cho cuộc thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch thanh tra. Người ban hành quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch. Sau khi được phê duyệt, kế hoạch phải được quán triệt cho mọi thành viên trong đoàn và được triển khai thực hiện. Trưởng đoàn phải bám sát kế hoạch chỉ đạo điều hành cuộc thanh tra. * Tổ chức tập huấn: Cần tổ chức tập huấn khi cuộc thanh tra có nhiều nội dung phức tạp, nhiều cơ sở là đối tượng thanh tra và nhất là cuộc thanh tra diện rộng, có nhiều cấp thanh tra chỉ đạo tiến hành trên nhiều địa bàn. Nội dung chính của tập huấn: + Quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung Quyết định và Kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra. + Nghiên cứu các Chính sách pháp luật, cơ chế quản lý các lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra. + Tìm hiểu đặc điểm và tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra. + Thống nhất nội dung, nôị quy làm việc của Đoàn thanh tra. * Xây dựng nội quy làm việc của Đoàn thanh tra: Chế độ kỷ luật công tác về bảo mật, phát ngôn, trách nhiệm trước pháp luật trong khi thu thập, xác minh chứng cứ, chế độ báo cáo…ghi rõ những điều cấm thanh tra viên không được làm, chế độ thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong nội bộ đoàn thanh tra. * Chuẩn bị đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo: Báo cáo của đối tượng thanh tra là một trong những văn bản có gía trị pháp lý được lưu giữ trong hồ sơ cuộc thanh tra. Báo cáo ban đầu này nhằm cung cấp tình hình và tài liệu quan trọng giúp cho Đoàn thanh tra tiếp cận, Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) nghiên cứu, xác định trọng điểm, trọng tâm thanh tra. Đồng thời là căn cứ đánh gía mức độ thành khẩn, trung thực của đối tượng thanh tra. Đoàn thanh tra phải đưa ra trước đề cương yêu cầu cho đối tượng chuẩn bị báo cáo và phải đạt những yêu cầu sau: +Gợi ra những điểm thật sáng với nội dung cuộc thanh tra (bám sát kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra) + Qua báo cáo của đối tượng có thể nắm tổng quát đặc điểm, tình hình bối cảnh lịch sử cụ thể; từ đó góp phần phân tích nguyên nhân khác nhau, chủ quan của sự việc. Tránh sai lệch phiến diện trong kế hoạch thanh tra. + Chú ý không để lộ những vấn đề vi phạm của đối tượng mà Đoàn thanh tra đã nắm được để hạn chế sự bao che, chống đối của đối tượng. * Chuẩn bị kinh phí, phương tiện vật chất: ăn ở, phương tiện đi lại, trang thiết bị công tác (máy ghi âm, ghi hình..). Bước 2: Trực tiếp tiến hành thanh tra: Trực tiếp thanh tra là quá trình thu thập thông tin và chứng cứ, thông qua xác minh, đối chiếu, điều tra, phân tích tổng hợp một cách khoa học, khách quan, trung thực để có được đầy đủ chứng cứ để đi đến kết luận theo nội dung vấn đề hoặc toàn diện cuộc thanh tra. Trực tiếp tiến hành thanh tra được tính từ khi Đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra cho đến khi công bố kết luận thanh tra, thời hạn cụ thể được ghi trong quyết định thanh tra. Do yêu cầu nếu cần kéo dài thời hạn tiến hành thanh tra, phải có quyết định bổ sung gia hạn cuộc thanh tra bằng văn bản và không được quá thời hạn pháp luật quy định. Nội dung tiến hành thanh tra: * Công bố quyết định thanh tra: Công bố quyết định thanh tra nhằm thống nhất giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra về quan điểm, nhận thức, mục đích, yêu cầu nội dung thanh tra; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người tiến hành thanh tra cũng như đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật; đề ra chương trình và xác định các mối quan hệ công tác. Trưởng đoàn thanh tra phải làm tốt công tác chính trị tư tưởng, làm cho đối tượng thông suốt quan điểm nhận thức về cuộc thanh tra bằng việc thống nhất với đối tưọng về lịch và nội dung làm việc tại cơ quan đơn vị. Tại buổi tiến hành công bố quyết định thanh tra, cần thiết phải có mặt thủ trưởng của đơn vị, thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị có liên quan trực thuôc của đối tượng. Trong một số trường hợp có thể mở rộng đến đại diện Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) của tổ chức Đảng, công đoàn , thanh tra nhân dân, tổ chức thanh tra Nhà nước cấp trực thuộc. Đối tượng thanh tra báo cáo với Đoàn thanh tra bằng văn bản theo đề cương Đoàn thanh tra yêu cầu(có ký tên, đóng dấu). Các bộ phận có liên quan có thể báo cáo bổ sung.(có biên bản kèm theo).Việc công bố quyết định thanh thanh tra phải được làm thành biên bản. * Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra- kiểm tra: Đoàn thanh tra phải yêu cầu các đơn vị được thanh tra cung cấp tài liệu hồ sơ liên quan đến nội dung thanh tra. Khi nhận được tài liệu, hồ sơ phải lập biên bản giao nhận về tình trạng và chất lượng hồ sơ và khẩn trương nghiên cứu khai thác tài liệu đó. Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra phải trực tiếp quản lý tài liệu và yêu cầu đơn vị được thanh tra có biện pháp bảo vệ tài liệu an toàn. Cán bộ thanh tra tuyệt đối không được để thất lạc, hư hỏng, tiết lộ các thông tin tài liệu của đơn vị. Trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin, nếu phát hiện sai phạm có thể lập biên bản thu giữ tài liệu có liên quan đến sai phạm đó hoặc yêu cầu đối tượng thanh tra sao chụp và xác nhận vào văn bản tài liệu đó để làm chứng cứ cho nhận xét, đánh gía cuộc thanh tra. Khi cần thiết tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế để xác định, củng cố hoặc bổ sung cho kết quả kiểm tra hồ sơ, tài liệu. Mọi kết quả làm việc, kiểm tra thực tế đều phải được ghi thành biên bản, đọc cho đối tượng nghe và yêu cầu họ ký. * Tổ chức nghe ý kiến phản ánh của quần chúng và của công luận báo chi: Đoàn thanh tra tổ chức gặp gỡ trao đổi rõ nguồn thông tin, những căn cứ có thể chứng minh những vấn đề liên quan đến quyền lợi hợp pháp của họ. Việc tổ chức nghe ý kiến cần tiến hành trên nguyên tắc tôn trọng ý kiến quần chúng và công luận; thực hiện theo đúng pháp luật theo quy định của luật Khiếu nai, tố cáo, luật Báo chí, phát huy quyền dân chủ và tiến hành đúng thủ tục hành chính, có ghi biên bản và lấy chữ ký xác nhận của người tham gia. * Thu thập thông tin từ các cơ quan, đơn vị hữu quan, các cơ quan đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra khai thác sử dụng những hồ sơ tài liệu của các cơ quan đã kiểm tra, thanh tra hoặc của cơ quan hữu quan khác để tránh đi vào những vấn đề đã có kết luận đúng đắn hoặc vô tình hợp pháp hoá các hành vi vi phạm…Từ đó cũng xác định những vấn đề cần thiết phải làm rõ thêm. Thanh tra viên cần đi sâu, sử dụng có chọn lọc những tài liệu phục vụ cho kết luận của mình. Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) Các cơ quan quản lý tổng hợp như Tài chính, ngân hàng, kế hoạch, thống kê… sẽ giúp Đoàn thanh tra nắm vững hơn các cơ chế quản lý chuyên ngành với đối tượng thanh tra. * Nghe ý kiến của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp: Việc này giữ vai trò rất quan trọng vì nó cung cấp ý kiến đánh gía ưu, khuyết điểm, sai phạm của đối tượng và qua trao đổi đoàn thanh tra tranh thủ sự đồng tình của cơ quan chủ quản cấp trên đối với những nhận định đánh gía, dự kiến kết luận. Nhờ đó khi chính thức kết luận sẽ đạt hiệu quả cao. *Tổ chức đối thoại chất vấn: Trong quá trình thanh tra, trước khi kết luận một vấn đề nào đó, Đoàn thanh tra có thể tổ chức đối thoại hoặc chất vấn đối tượng thanh tra. Đây là một cuộc đấu tranh để làm rõ đúng sai, thấy rõ trách nhiệm của đối tượng nên rất phức tạp. Điều này đòi hỏi Thanh tra viên cần chủ động chuẩn bị chu đáo, đưa ra những câu hỏi có trọng tâm để đối tượng trả lời, tránh áp đặt quan điểm, gợi ý theo chủ quan của mình. Chỉ đưa ra kết luận khi đã có đủ chứng cứ được thẩm tra xác minh. Việc đối thoại hoặc chất vấn phải làm đúng thủ tục hành chính có biên bản ghi câu hỏi và trả lời, những ý kiến tiếp nhận hoặc giải trình của đối tượng, có thể kèm theo băng ghi âm; đọc cho đối tượng nghe và ký tên để đảm bảo giá trị pháp lý của hồ sơ. *Xử lý các hành vi chống đối: Đoàn thanh tra phải nhận dạng hành vi chống đối, phân biệt rõ với quyền được giải trình, khiếu nại của đối tượng. Biểu hiện của hành vi chống đối thường được bộc lộ như sau: + Cố tình làm chậm trễ hoặc không cung cấp tài liệu, báo cáo. + Sửa chữa hoặc thay đổi hiện vật, chứng từ, làm chứng từ giả hoặc huỷ bỏ chứng từ giả. + Cố ý thuyên chuyển, kỷ luật, điều động hoặc trù dập, đe doạ để ngăn cản người muốn tố cáo với Đoàn thanh tra. + Hối lộ , mua chuộc, đe doạ cán bộ thanh tra để che đỡ khuyết điểm, sai phạm của mình hoặc can thiệp trái pháp luật vào cuộc thanh tra. + Xúi giục, xuyên tạc để kích động quần chúng hiểu sai sự thật, mục đích của cuộc thanh tra và có dùng bạo lực để chống đối lại người thi hành công vụ. Khi có sự chống đối, Đoàn thanh tra phải nghiên cứu, phân tích nguyên nhân, vận động, thuyết phục, làm tốt công tác tư tưởng, phối hợp nhiều biện pháp với sự tham gia của các cơ quan chức năng. Đồng thời phải củng cố hồ Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) sơ tài liệu, chứng cứ, nắm chắc và vận dụng nhuần nhuyễn các quyền được quy định trong luật Thanh tra. Nếu nghiêm trọng phải có biện pháp mạnh, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý nghiêm theo pháp luật. *Xử lý tốt các mối quan hệ: + Quan hệ nội bộ Đoàn thanh tra: phải đoàn kết nhất trí, đảm bảo tôn trọng nguyên tắc cơ bản nhất là tập trung dân chủ và ý thức kỷ luật cao. + Quan hệ với người ra quyết định thanh tra, tôn trọng nguyên tắc về kỷ luật, chế độ báo cáo và chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo điều hành của cấp trên. + Quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng: công an, viện kiểm sát, toà án và các cơ quan quản lý tổng hợp như kế hoạch, thống kê, tài chính… *Lập biên bản và kết luận hoàn chỉnh hồ sơ từng phần của cuộc thanh tra: Mỗi thành viên phụ trách từng chuyên đề hoặc tổ công tác tiến hành thanh tra từng chuyên đề, lĩnh vực, phòng ban, đơn vị… phải kết luận và lập hồ sơ từng phần theo mục đích, yêu cầu, nội dung mà kế hoạch đã đề ra. Hồ sơ báo cáo phải bao gồm đầy đủ các tài liệu sau: +Báo cáo tường trình, kiểm điểm cá nhân, đơn vị. +Biên bản đối thoại, chất vấn đối tượng. +Biên bản kiểm tra, kiểm kê, xác minh đối chiêú. +Biên bản tổng hợp kết quả từng phần. Nếu kết luận từng phần có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thì kết luận cuối cùng của cuộc thanh tra sẽ đạt chất lượng cao; đối tượng ít có giải trình, khiếu nại. Bước 3: Kết thúc cuộc thanh tra: Kết thúc cuộc thanh tra phải tuân thủ các yêu cầu sau: - Phải tổng hợp, phân tích chứng cứ, đối chiếu với quy định của pháp luật để kết luận sự việc đúng sai một cách chính xác, trung thực khách quan. Phải xem xét đánh gía kết luận thanh tra trong bối cảnh, đặc điểm cụ thể của đối tượng, bảo đảm cho kết luận hợp pháp, hợp lý và khả thi. - Kết luận thanh tra phải nêu rõ được đúng, sai (cả về tính chất, mức độ và tác hại), nêu rõ nguyên nhân (khách quan, chủ quan), quy rõ trách nhiệm (tập thể và cá nhân, cấp trên và cấp dưới), kiến nghị và các giải pháp sửa chữa ( của đối tượng và cấp trên), kiến nghị hoặc quyết định các hình thức xử lý kinh tế, hành chính và hình sự (nếu có) - Phải tuân thủ các thủ tục hành chính đã quy định. Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) - Kết luận thanh tra phải có sức thuyết phục cao, biểu hiện ở tính đúng đắn , khách quan trong kết luận, ngăn chặn phòng ngừa sai phạm, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật. Nội dung các bước kết thúc cuộc thanh tra: *Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, truởng đoàn thanh tra phải xây dựng và có văn bản báo cáo kết quả thanh tra gửi ngươì ra quyết định thanh tra. Nội dung bao gồm các kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm; ý kiến khác nhau của các thành viên trong đoàn thanh tra (nếu có); Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghi biện pháp xử lý. Trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung kết quả thanh tra. *Xây dựng và công bố kết luận thanh tra: Nội dung của văn bản dự thảo kết luận thanh tra được quy định theo Luật Thanh tra: - Phần mở đầu: Phải nêu được căn cứ pháp lý tiến hành cuộc thanh tra, tóm tắt hoạt động thanh tra và cuối cùng là nhận xét thái độ tiếp thu thanh tra của đối tượng thanh tra (khi cần). - Phần nội dung: Phải nêu được khái quát đặc điểm tình hình, tóm tắt diễn biến những sự việc thanh tra đã xem xét, những kết luận thanh tra, ưu điểm, khuyết điểm sai phạm, tính chất mức độ, tác hại của từng sai phạm; nguyên nhân khách quan và chủ quan, trách nhiệm của đối tượng cấp trên, cá nhân, tập thể. Kiến nghị với đối tượng thanh tra: + Những kiến nghị với đối tượng thanh tra cần chấn chỉnh, sửa chữa trong công tác quản lý. +Những quyết định xử lý theo thẩm quyền của Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên với đối tượng. +Những yêu cầu xử lý thuộc thẩm quyền của đối tượng phải tiến hành. Kiến nghị với cơ quan cấp trên: + Những kiến nghị về xử lý kinh tế, hành chính thuộc thẩm quyền cơ quan cấp trên. Những kiến nghị huỷ bỏ, bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới chính sách, cơ chế quản lý. Dự thảo văn bản “Kết luận thanh tra” phải được thực hiện theo một trình tự nghiêm ngặt. Việc thảo luận tại Đoàn thanh tra phải được lập thành biên bản theo quy định của quy chế Đoàn thanh tra. Dự thảo này có thể được Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) thông báo cho đối tượng biết. Đối tượng được quyền giải trình. Đoàn thanh tra phải tiếp thu và có thể kiểm tra bổ sung những vấn đề chưa làm rõ, sau đó bổ sung sửa chữa dự thảo kết luận, xin ý kiến của người quyết định thanh tra. *Công bố và gửi kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra phải được chính thức công bố tại đơn vị được thanh tra. Tham dự hội nghị công bố kết luận có: thủ trưởng các đơn vị đối tượng thanh tra, đại diện các phòng, ban, đơn vị cấp dưới của đối tượng có liên quan; có thể mở rộng đến đại diện các tổ chức Đoàn thể , Đảng, Ban thanh tra nhân dân…. Việc công bố kết luận thanh tra có thể kèm theo công bố những quyết định xử lý của Đoàn thanh tra (nếu có). Đối tượng thanh tra được quyền giải trình và khiếu nại những vấn đề kết luận chưa thoả đáng. Các đại biểu tham dự được phát biểu ý kiến tham gia. Hội nghị công bố kết luận thanh tra được ghi biên bản đầy đủ; trưởng Đoàn thanh tra và thủ trưởng đơn vị đối tượng thanh tra ký tên, đóng dấu. Hai bên giữ biên bản công bố và kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra phải gửi cho đối tượng thanh tra và Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp (nếu Thủ trưởng cơ quan QLNN ra quyết định thanh tra), gưỉ tới Thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp (nếu Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra). *Hoàn tất hồ sơ thanh tra: Đoàn thanh tra có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ cuộc thanh tra. Hồ sơ gồm có : +Quyết định và kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra, kèm theo các văn bản chính, còn có văn bản cấp trên giao tiến hành cuộc thanh tra, đơn thư, khiếu nại tố cáo (nếu có) +Báo cáo của đối tượng thanh tra có kèm theo các tài liệu bổ sung hoặc thuyết minh. +Văn bản kết luận chính thức của Đoàn thanh tra, có kèm theo các tài liệu, biên bản xác minh, giám định… để làm chứng cứ cho kết luận thanh tra. +Các quyết định xử lý nếu có. V. CÔNG TÁC SAU THANH TRA: 1. Đánh gía kết qủa cuộc thanh tra: * Đánh gía kết quả cuộc thanh tra: Đánh gía ưu khuyết điểm, sai phạm, có chứng cứ chính xác, bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý. Nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của khuyết điểm, sai phạm, quy định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân, có địa chỉ rõ ràng. Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) Kiến nghị được những giải pháp có tính khả thi(theo từng cấp độ yêu cầu khác nhau) khắc phục sai phạm. *Đánh gía việc hoàn thành cuả Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra cần chú ý: +Việc hoàn thành cuộc thanh tra có đúng thời hạn và có chất lượng. +Không để xảy ra vi phạm kỷ luật, đoàn kết nội bộ hoàn thành nhiệm vụ. +Có ý thức tổ chức , chấp hành nghiêm chỉnh 5 điều luật, chế độ thỉnh thị, báo cáo 2. Báo cáo kết qủa thanh tra, xử lý hồ sơ, tài liệu: Báo cáo kết quả cuộc thanh tra với người ra quyết định thanh tra. Chuẩn bị báo cáo hoặc trựctiếp báo cáo kết quả đó lên cấp trên người ra quyết định thanh tra yêu cầu. Chuyển hồ sơ các vụ, việc đến các cơ quan chức năng để tiếp tục xem xét, xử lý. Báo cáo người ra quyết định thanh tra những vấn đề mà đối tượng thanh tra có khiếu nại hay tố cáo (nếu có). Cung cấp thông tin, tài liệu cho công luận báo chí nếu được người ra quyết định thanh tra cho phép hoặc yêu cầu. Những công việc của người ra quyết định thanh tra: Kết luận của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra là văn bản có giá trị pháp lý, nhưng kết luận đó phải được thông qua người ban hành quyết định thanh tra. Để phát huy hiệu lực, hiệu quả cuộc thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra cần tiến hành các công việc sau: + Nghe thanh tra viên hoặc Đoàn thanh tra báo cáo kết qủa thanh tra. +Báo cáo kết quả cuộc thanh tra lên cấp trên( nếu có) +Ra quyết định xử lý thuộc thẩm quyền đối với những vấn đề Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên đã phát hiện. + Quyết định chuyển hồ sơ những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra xem xét để khởi tố hình sự. + Xem xét giải quyết những khiếu nại, tố cáo của đối tượng thanh tra với kết luận thanh tra. + Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của Đoàn thanh tra, của cơ quan có thẩm quyền. + Có thể tổ chức phúc tra khi cần thiết. Quyết định các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để phát huy hiệu quả cuôc thanh tra. Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) PHẦN THỨ HAI MỘT SỐ KINH NGHIỆM TIẾN HÀNH THANH KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET TẠI BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET TRÊN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM: Sự kiện khai trương Internet tại Việt nam vào tháng 11/1997 đã đánh dấu một bước vô cùng quan trọng trong bức tranh chung về phát triển Viễn thông và Công nghệ thông tin ở Việt nam. Kết quả sau gần 8 năm triển khai hoạt động cung cấp và sử dụng các dịch vụ Internet đã khẳng định đúng đắn đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là tập trung mũi nhọn vào công nghệ thông tin cho sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Thị trường Internet ngày càng trở nên sôi động với nhiều nhà cung cấp dịch vụ và nhiều loại hình dịch vụ ra đời. Mạng lưới Internet đã phát triển rất nhanh, đến nay dung lượng đường truyền quốc tế là 2301 Mbps so với dung lượng 10 Mbps năm 2000. Tất cả các hệ thống cáp quang đã được hiện đại hoá, đặc biệt nhiều loại hình dịch v ụ truy nhập internet tốc độ cao như ADSL, ISDN được đưa vào sử dụng. Tại thời điểm này trên thị trường có 6 nhà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ IXP được cấp phép (VNPT, FPT, SPT, Viettel, ETC, Hanoi Telecom); Có 15 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ISP, OSP được cấp phép (VNPT, FPT, SPT, Viettel, Hanoi Telecom, QTNet, ELINCO, Công ty XNK Điện-Điện tử quận 10, Công ty CP Việt Khang…) Với việc ra đời nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã làm phong phú thêm nhiều ứng dụng trên internet như giao dịch điện tử, quảng cáo, nộp thuế, khai báo hải quan, học tập, xem điểm thi, điện thoại Internet, thư điện tử….Lượng người sử dụng Internet đã tăng lên 7,5 triệu người so với khoảng 300000 người năm 2000. Giá cước truy nhập Internet đã xuống bằng khu vực. Một số chính sách cuả Nhà nước cũng đã được phổ biến qua Internet và thực hiện qua môi trường Internet. Đây cũng là bước đệm để triển khai Thương mại điện tử và Chính phủ điện tử. Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) Bên cạnh những thành tựu và những ưu việt của Internet thì Internet cũng tồn tại những mặt trái: người sử dụng có thể được tiếp cận với công nghệ thông tin tiên tiến, dịch vụ thuận tiện qua Internet nhanh chóng, nhưng cũng phải đối mặt với những nội dung thông tin không lành mạnh như sex, khiêu dâm, phản động, trộm cắp mật khẩu, hacker, virus, bom thư, tin tặc, đánh bạc….Cùng với đó là loại hình tội phạm, hành vi vi phạm cũng xuất hiện như kinh doanh điện thoại Internet lậu, kết nối Internet trái phép, trộm cắp thông tin, ăn cắp tiền tại ngân hàng, trong các tài khoản cá nhân….và nhiều hình thức tội phạm khác mà việc tổ chức thực hiện được thực hiện thông qua mạng. Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) II. ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ THANH TRA BAO GỒM: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet IXP, ISP, OSP, các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet dùng riêng, đại lý Internet và mọi tổ chức, cá nhân sử dụng Internet. Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực cung cấp và sử dụng Internet. III. CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN THANH TRA LĨNH VỰC INTERNET: Bộ Khoa học- công nghệ, bộ Văn hoá- thông tin, bộ Bưu chính- viễn thông, các bộ ngành khác đối với dịch vụ ứng dụng Internet trong phạm vi quản lý nhà nước của mình và UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức hoạt động kiểm tra trên địa bàn quản lý của mình về lĩnh vực Internet. Đối với Thanh tra chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin có thẩm quyền về các hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trong phạm vi toàn quốc theo Nghị định số 75/2003/NĐ-CP ngày 26/6/2003 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bưu chính- viễn thông và công nghệ thông tin. Trong đó quy định về quyền hạn của tổ chức thanh tra bưu chính viễn thông như sau: + Thanh tra Bộ BCVT có thẩm quyền thanh tra trong lĩnh vực quản lý trên địa bàn cả nước + Đối với các hành vi vi phạm về giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng Internet, giá cước, tài nguyên Internet, truy cập, kết nối… sẽ do thanh tra chuyên nghành của Bộ BCVT xử phạt theo thẩm quyền phân cấp. Chánh thanh tra các Sở Bưu chính viễn thông được phạt tiền đến 20 triệu đồng/ 1hành vi vi phạm, Chánh thanh tra Bộ BCVT có thẩm quyền xử phạt đến 70 triệu đồng/1 hành vi vi phạm… IV. NỘI DUNG THANH KIỂM TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CÁC ĐẠI LÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET 1. Tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet: 1.1. Kiểm tra việc lưu giữ các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng, chất lượng dịch vụ, giá cước liên quan đến loại hình dịch vụ Internet, bao gồm: - Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; - Thông tư 04/2001/TT-TCBĐ hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông; Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) - Thông tư 05/2004/TT-BBCVT hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; - Chỉ thị 03/2000/CT-TCBĐ về tăng cường công công tác quản lý đối với các mạng nội bộ, mạng dùng riêng có kết nối với kênh thuê kênh trong nước và quốc tế; - Chỉ thị 07/2004/CT-BBCVT về việc tăng cường công tác quản lý đại lý Internet công cộng; - Chỉ thị 06/2004/CT-BBCVT về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bưu chính, viễn thông và Internet trong tình hình mới; - Quyết định 476/QĐ-BBCVT cho phép triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại Internet loại hình PC-to-PC trong nước và quốc tế và loại hình PCto-Phone chiều đi quốc tế; - Quyết định 105/2003/QĐ-BBCVT ban hành tạm thời cước dịch vụ truy nhập băng rộng ADSL; - Quyết định 92/2003/QĐ-BBCVT ban hành quy định quản lý và sử dụng tài nguyên Internet; - Công văn 1091/BBCVT-VT về quy định và hướng dẫn triển khai cung cấp dịch vụ điện thaọi Internet; - Quyết định 27/2002/QĐ-BVHTT ban hành quy chế Quản lý và cấp Giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet; - Quyết định 71/2004/QĐ-BCA(A11) về việc ban hành quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam. 1.2. Các giấy phép mà doanh nghiệp được cấp liên quan đến Internet bao gồm: - Giấy phép đầu tư; - Giấy chứng nhận hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh; - Giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập và ứng dụng Internet; - Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng thiết bị, chứng nhận đăng ký chất lượng dịch vụ; 1.3. Kiểm tra việc xây dựng và ban hành quy chế quản lý đại lý Internet và hợp đồng đại lý mẫu để thống nhất sử dụng trong doanh nghiệp. Hợp đồng đại lý Internet mẫu của doanh nghiệp phải được gửi cho bộ Bưu chính, Viễn thông để báo cáo. Nội dung của hợp đồng đại lý Internet, ngoài các qui định chung của pháp luật về hợp đồng, cần bổ sung một số điểm Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) liên quan đến trách nhiệm của chủ đại lý (điểm b khoản 1 Chỉ thị 07/2004/CT-BBCVT ngày 19/7/2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông). 1.4. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp: - Báo cáo định kỳ 06 tháng một lần và đột xuất về tình hình cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của Tổng cục Bưu điện - nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông (theo tiết l điểm 1.2 khoản 1 mục II Thông tư 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20/11/2001 của Tổng cục Bưu điện); - Các doanh nghiệp, đơn vị sau khi được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet phải báo cáo với Tổng cục An ninh - Bộ Công an sơ đồ kết nối mạng, kế hoạch, biện pháp và trang thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động Internet, danh sách trích ngang cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp, đơn vị, sơ yếu lý lịch của các thành viên quản trị mạng, quản trị hệ thống, nhân viên điều hành mạng lưới chậm nhất 15 ngày trước khi đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra thực tế theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2001/TTTCBĐ ngày 20/11/2001 của Tổng Cục Bưu điện (khoản 1 Điều 10 Quyết định 71/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 29/1/2004 của Bộ Công an); - Định kỳ 6 tháng một lần, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm báo cáo Tổng cục An ninh - Bộ Công an kết quả thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, những thay đổi bổ sung về cấu trúc của mạng, danh sách đại lý Internet, thuê bao sử dụng dịch vụ Internet của mình; thống kê danh sách các thành viên cung cấp thông tin, các loại hình tin tức điện tử trên Internet theo mẫu thống nhất và tổ chức theo dõi, quản lý chặt chẽ (khoản 2 Điều 10 Quyết định 71/2004/QĐ-BCA(A11) ngày 29/1/2004 của Bộ Công an). 1.5. Việc triển khai các giấy phép: Kiểm tra hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ về tiêu chuẩn kỹ thuật, thực hiện các kết nối, sử dụng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia; 1.6. Việc phát triển thuê bao, ký kết các hợp đồng sử dụng dịch vụ với khách hàng; việc quản lý các đại lý; 1.7. Giá cước các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp bao gồm: thuê kênh riêng, ADSL, XDSL, ISDN, quay số trực tiếp Dial – up, Prepaid, Internet Telephony; 1.8. Quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng: kiểm tra tất cả các vụ khiếu nại của khách hàng, trình tự và thời gian giải quyết có đúng không, phòng tiếp dân và quy trình có đầy đủ không? Tổng số vụ khiếu nại và số vụ khiếu nại chưa giải quyết xong, lý do Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) 2. Tại các đại lý Internet 2.1 Giấy phép đăng ký kinh doanh về Internet 2.2 Bản hợp đồng đại lý; 2.3. Các sổ theo dõi thông tin khách hàng; 2.4. Máy chủ của mạng máy tính trong phòng Internet phải cài đặt phần mềm ngăn chặn, hạn chế người dùng truy nhập website có nội dung xấu. 2.5. Bảng niêm yết giờ mở cửa, đóng cửa, bảng giá cước truy nhập; 2.6. Niêm yết nội quy truy nhập Internet trong đó bao gồm các điều cấm quy định tại Điều 11 Nghị định 55; 2.7. Thời gian lưu trữ dấu ấn các website đã truy nhập trên máy chủ và máy trạm tối thiểu là 30 ngày; 2.8. Trình độ chuyên môn, bằng cấp của chủ đại lý hoặc người chịu trách nhiệm kỹ tuật tại đại lý, khả năng hiểu biết pháp luật về CNTT; 2.9. Hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ tại Đại lý; V. MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM THƯỜNG GẶP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VÀ ĐẠI LÝ INTERNET CÔNG CỘNG: Các doanh nghiệp thường lợi dụng những kẽ hở của luật pháp, sử dụng các thiết bị điện tử với công nghệ cao để vi phạm. Cụ thể là việc một số doanh nghiệp ký hợp đồng thuê bao sử dụng Internet với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, tuy không đăng ký kinh doanh nhưng vẫn đưa ra để kinh doanh dịch vụ Internet. Trường hợp khác, doanh nghiệp ký hợp đồng thuê kênh riêng Internet với nhà cung cấp dịch vụ Internet, ký hợp đồng thuê báo các đường điện thoại (bao gồm cả cố định và di động) rồi lắp đặt thiết bị điện tử viễn thông trái phép để chuyển các cuộc gọi trái phép từ nước ngoài về Việt nam nhằm thu lợp bất chính, gây thiệt hại cho nhà nước và các doanh nghiệp cung cáp dịch vụ viễn thông lên tới hàng chục tỷ đồng. * Hành vi vi phạm của một số doanh nghiệp: 1. Công ty Techcom: đã cung cấp các dịch vụ điện thoại Internet loại hình phone to phone chiều quốc tế về Việt Nam là loại hình không được Bộ BCVT cho phép. Công ty này được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP), giấy phép cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông (OSP) để thực hiện dự án “Làng công nghệ phần mềm ảo” nhưng đã làm trái các quy định ghi trong giấy phép do Bộ BCVT cấp, trong đó đã nêu rõ “nghiêm cấm doanh nghiệp OSP viễn thông cung cấp cho công cộng các dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet”. Để thực hiện việc này, Công ty đã ký hợp đồng với: - Bưu điện Hà Nội ngày 28/8/2002 thuê dịch vụ ISDN gồm 3 đường dây tương đương 90 máy điện thoại. Trần Thị Thu Hằng Thanh tra VDC ( VNPT) - Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội ngày 31/5/2002 để thuê đường kênh riêng và cổng Internet quốc tế trực tiếp. Ngày 15/01/2003 ký hợp đồng thuê tiếp kênh riêng tốc độ 2048 kbps từ Hà Nội đến TP HCM. - Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ để mua một số thiết bị viễn thông, lắp đặt mạng Internet hoàn chỉnh tại 02 điểm tại HN và TP HCM. Từ tháng 12/2002, Techcom đã móc nối với Công ty MGI (Thụy Sỹ) và Công ty Long Telecom (Pháp) chuyên về viễn thông để thực hiện chuyển lưu lượng các cuộc điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam qua hệ thống Internet của mình để thu tiền cước trái phép với giá 0.25 USD/phút đàm thoại đầu tiên và 0.025 USD/6 giây tiếp theo, nều gọi nhiều sẽ giảm giá. Từ tháng 12/2002 đến 17/4/2004 Techcom đã nhận của 2 công ty nước ngoài 195.000 USD. Vụ khai thác dịch vụ điện thoại quốc tế trái phép của Techcom đã làm thiệt hại cho nhà nước 3.472.018.034 đồng. 2. Công ty Netnam: Qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật về viễn thông và Internet tại công ty NetNam vào tháng 3/2005, một vài vi phạm điển hình mà công ty NetNam đã vi phạm như sau: thứ nhất, việc thay đổi cấu hình hệ thống thiết bị công ty không báo cáo với Bộ Bưu chính, Viễn thông là chưa đúng với quy định trong giấy phép; thứ hai, công ty không xây dựng và trình Bộ Bưu chính, Viễn thông phương án giá cước các dịch vụ cung cấp do Nhà nước quy định giá cước, hạch toán chi phí, xác định giá thành các dịch vụ theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính, không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và thông báo các thông tin liên quan đến giá cước dịch vụ viễn thông cho Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính như quy định ở khoản 2 Quyết định 217/2003/QĐ-TTg ngày 27/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông; thứ ba, khi áp dụng mức cước phí, Giám đốc công ty chỉ ra thông báo miệng mà không ban hành bằng văn bản pháp lý để áp dụng thống nhất trong nội bộ công ty; thứ tư, công ty chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo chất lượng dịch vụ theo khoản 1 Điều 20 và chưa thực hiện việc công bố chất lượng dịch vụ mà mình đã đăng ký theo Điều 7 Quyết định 176/2003/QĐ-BBCVT của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành "Qui định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, mạng và dịch vụ viễn thông". 3. Công ty TNHH đầu tư và tin học thương mại: Một số thuê bao Internet đã lắp đặt mạng máy tính, sử dụng kênh Internet dùng riêng thuê của một ISP để thiết lập như một ISP và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet với nhiều khách hàng, điển hình như Công ty TNHH đầu tư và tin học thương mại là công ty không có giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet nhưng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan