Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Tiểu luận triết học bài học tôn trọng khách quan và vận dụng bài học tôn trọng k...

Tài liệu Tiểu luận triết học bài học tôn trọng khách quan và vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào trong lĩnh vực đời sống học tập của bản thân

.DOCX
49
57
78

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ———— BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN I Đề tài: Bài học tôn trọng khách quan và vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào trong lĩnh vực đời sống học tập của bản thân. Thầy hướng dẫn : Phương Kỳ Sơn Nhóm : 01 Lớp HP : H2002MLNP0111 HÀ NỘI - 2020 BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ ST T Họ và tên Chức trách 1 Vũ Văn An Thành viên 3 Đặng Hùng Anh Thành viên 4 Đinh Phương Anh Nhóm trưởng 5 Lâm Anh Thành viên 6 Lê Hoàng Anh Thành viên 7 Lê Quỳnh Anh Thành viên 8 Nghiêm Thị Ngọc Anh Thư ký Thị Quỳnh Công việc Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân Phân công nhiệm vụ, tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân, tổng hợp bài làm, chỉnh sửa Words Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân, Tự đánh giá Nhó m đánh giá 8.5 8 8.5 8 9 9 8.5 8 8.5 8 8.5 8 8.5 8.5 Kết luận 9 10 Nguyễn Mai Anh Thành viên Nguyễn Anh Thành viên Quang Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân Tìm kiếm tài liệu, làm bài vận dụng cá nhân Nhóm trưởng 8.5 8 8.5 8 Thư ký “Khoa học rỗng tuếch và đầy sai lầm nếu không sinh ra từ Thực nghiệm, người mẹ của mọi tri thức” MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1 LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................2 CHƯƠNG 1...............................................................................................................3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN”............................3 1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan”...................................................................3 1.1.Vật chất............................................................................................................ 3 1.2.Ý thức................................................................................................................4 1.3.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.....................8 2. Nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.............................................................8 CHƯƠNG 2.............................................................................................................10 VẬN DỤNG BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA CHÍNH MÌNH.....................................................................................10 STT: 01-Vũ Văn An............................................................................................10 STT 03- Đặng Lan Anh....................................................................................12 STT 04 – Đinh Phương Anh...........................................................................15 STT 05 - Lâm Thị Quỳnh Anh......................................................................19 STT 06 - Lê Hoàng Anh...................................................................................22 STT 07 - Lê Quỳnh Anh...................................................................................24 STT 08 - Nghiêm Thị Ngọc Anh..................................................................27 STT 09- Nguyễn Mai Anh..............................................................................29 STT 10 - Nguyễn Quang Anh.......................................................................32 KẾT LUẬN...............................................................................................................34 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “ Bài học tôn trọng khách quan- vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào trong lĩnh vực đời sống học tập của mình ” chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Giảng viên : PGS.TS Phương Kỳ Sơn Người đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức quý giá, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ khi nhóm nhận và thực hiện đề tài. Chúng em xin gửi lời cảm tạ sâu sắc đến thây vì đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em, truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu nhất và tạo cho nhóm có tiền đề để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà nhóm đã hoàn thành bài thảo luận của mình được tốt nhất Những thành kiến thức mà nhóm được học hỏi là hành trang ban đâu cho quá trình làm việc sau này. Mặc dù có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của thây để nhóm rút kinh nghiệm và hoàn thiện đề tài tốt nhất. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! 1 2 LỜI CAM ĐOAN Nhóm 1 xin được cam đoan đề tài thảo luận được tiến hành công khai dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của tất cả thành viên trong nhóm, dưới sự hướng dẫn giảng dạy tận tình của thây Phương Kì Sơn. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và không sao chép nguyên bản bất cứ tài liệu nào trước đó. Nếu phát hiện sao chép nguyên bản một tài liệu nào nhóm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” 1.Cơ sở lý luận của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan” Cơ sở lý luận chung của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan” là quan điểm của chủ nghĩa duy vật khoa học về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. 1.1. Vật chất Phạm trù vật chất V.I.Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên đồng thời kế thừa tư tưởng của các C. Mác và Ph. Ăngghen để đưa ra định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mỗi dạng vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan, tức tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó.Vật chất dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất; vật chất là cái được ý thức phản ánh. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất Theo quan điểm của Ph. Ăngghen, vận động không chỉ thuân túy là sự thay đổi vị trí mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ”; vật chất luôn gắn liền với vận động và chỉ thông qua vận động mà các dạng cụ thể vật chất mới biểu hiện được sự tồn tại 4 của mình. Vận động trở thành phương thức tồn tại của vật chất. Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là tự thân vận động. Ph. Ăngghen đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản, sắp xếp theo thứ tự từ trình độ thấp đến trình độ cao, tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học, vận động sinh học, vận động xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phủ nhận đứng im. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng vật đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời. Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại Mọi dạng cụ thể vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa, v.v... Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian. Vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất vận động. Là hình thức tồn tại của vật chất, không gian và thời gian tồn tại khách quan, bị vật chất quy định; trong đó, không gian có ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều dài; thời gian có một chiều: chiều từ quá khứ đến tương lai. Tính thống nhất vật chất của thế giới Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tỉnh vật chất của nó, thể hiện ở những điều cơ bản sau:Một là, chỉ có một thế giới thứ nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan và độc lập với ý thức của con người. Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không bị mất đi.Ba là, 5 mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối quan hệ khách quan, thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau; là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau. 1.2. Ý thức Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thân của con người bao gồm từ cảm giác cho tới tư duy lý luận trong đó tri thức là phương tiện tồn tại của của ý thức. Ý thức là một sản phẩm của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ não con người, nó phản ánh sự sáng tao của thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua lao động và ngôn ngữ. Nguồn gốc của ý thức Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố cơ bản nhất là bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo. Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoàn thiện hoạt động sinh lý thân kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thân kinh của bộ óc càng có hiệu quả Ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo: quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất 6 hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên Ý thức. Nguồn gốc xã hội của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức; trong đó, cơ bản nhất và trực tiếp nhất là lao động và ngôn ngữ. Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu câu tồn tại và phát triển của mình. Lao động cũng là quá trình vừa làm thay đổi cấu trúc cơ thể người, vừa làm giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động,... của nó qua những hiện tượng mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan tác động đến bộ óc người và bằng hoạt động của bộ óc, tri thức nói riêng ý thức nói chung về thế giới khách quan hình thành và phát triển. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung Ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và phát hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đâu đã mang tính xã hội. Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động làm nảy sinh ở họ nhu câu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu câu này là môn ngữ này xinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ, con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiến, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Như vậy, nguồn gốc cơ bản trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã Làm cho bộ óc đó dân dân biến thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dân dân chuyển hóa thành ý thức. Bản chất của ý thức 7 Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tính năng động và sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận.Tính chất năng động, sáng tạo của sự vật ảnh còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng giả thuyết, huyền thoại,...Trong đời sống tinh thân của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó thể hiện ở chỗ: Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung và về hình thức biểu hiện, nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan (Tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu câu,...) của con người. Theo C. Mác, ý thức “Chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đâu óc con người và được cải biến đi trong đó”. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà con và chủ yếu là của các quy luật xã hội, được quy định bởi nhu câu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu câu của thực tiễn xã hội. Kết cấu của ý thức Ý thức có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó cơ bản nhất là tri thức tình cảm và ý chí. Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá 8 trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngoại ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh, tri thức có thể chia thành nhiều loại như: tri thức về tự nhiên tri thức về con người và xã hội. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành: tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,... Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống con người, là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. Tùy vào đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó mà tình cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,... Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cảm xúc trong quá trình thực hiện mục đích. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức , một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự ý thức được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí và quyền lực của con người đối với mình, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác, nó cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện trình độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. V.I.Lênin Cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu 9 người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giải phóng mình , Giải phóng nhân loại. Tất cả các yêu tố tạo thành Ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, xong tri thức là yêu tố quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của Ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yêu tố khác. 10 1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Triết học Mác- Lênin khẳng định trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó vai trò quyết định thuộc về vật chất; giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, được thể hiện ở những mặt sau đây: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định sự hình thành của ý thức; Vật chất quyết định nội dung của ý thức: Bởi vì ý thức của chúng ta là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vật chất quyết định sự biến đổi, sự phát triển của ý thức: Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong điều kiện tự nhiên thay đổi, quan hệ vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo. Vật chất là điều kiện để hiện thực hoá ý thức: Mỗi một cá nhân, mỗi một tổ chức đều có những ý niệm và mục đích riêng, do đó phải có vật chất thì những ý nguyện đó mới thành hiện thực. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thông qua sự chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, được diễn ra theo 2 chiều hướng: Hướng thứ nhất: Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người và đưa hoạt động thực tiễn của con người đi đến thành công. Ngược lại, nếu ý thức không phản ánh đúng hiện thực khách quan mà dùa vào đó để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người thì sẽ làm cho hoạt động thực tiễn của con người mang tính chủ quan, duy ý chí, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến mù quáng. 11 2.Nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên một nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên tắc đó là: trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động khách quan. Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan với phát huy tính năng động chủ quan, phát huy tính năng động chủ quan là trên cơ sở và trong phạm vi điều kiện khách quan, chống chủ quan duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn. Xuất phát từ thực tế khách quan tức là phải xuất phát từ bản thân sự vật với tất cả các đặc tính, các thuộc tính của sự vật và các quan hệ của nó để tìm ra bản chất, xu hướng vận động phát triển theo quy luật. Từ đó rút ra kết luận về sự vât, hiện tượng, trên cơ sở đó mà đề ra phương hướng và các giải pháp tác động cải biến sự vật, thế giới tự nhiên phục vụ lợi ích của con người, không được áp đặt ý muốn chủ quan của chủ thể nhận thức vào sự vật. Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá vào quân chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quân chúng, hướng dẫn quân chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn 12 luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. Vai trò của ý thức về thực chất là nói tới vai trò của con người, ý thức là ý thức của con người nhưng bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi đưuọc gì trong hiện thực, cho nên muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành dộng; ý thức tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện cụ thể, điều kiện khách quan nhất định. Ý thức của con người không tách rời điều kiện vật chất, con người phải biết dựa vào những điều kiện vật chất đã có và phản ánh đúng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí và nhận định cao, một mặt phải chống chủ quan duy ý chí, mặt khác phải chống bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại. CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA CHÍNH MÌNH STT: 01-Vũ Văn An Là một người sinh viên thì có nhất nhiều các yếu tố tác động đến đời sống học tập như là môi trường sống, sức khỏe, tâm lý, sở thích và dặc biệt là kinh tế của gia đình. Như chúng ta đã biết vào đại học thì ngoài học phí cao còn có chi phí ăn ở hàng tháng của sinh viên. Riêng đối với em khi mới lên đại học, chi phí ăn ở hàng tháng rơi vào khoảng tâm Ba triệu và cùng với đó là học phí của trường không hề thấp , là một trong những trường có học phí cao ở miền bắc. trong thời gian đâu mới lên Hà Nội còn bỡ ngỡ, đường xá chưa thuộc, chưa quen biết nhiều nên em chỉ có thể phụ thuộc hoàn toàn vào chu cấp 13 từ gia đình. Mỗi tháng nhận chu cấp từ em rất ngại vì gia đình không vảo khá giả , bố mẹ làm việc cật lực để lo cho em , ngoài ra còn phải lo cơm áo gạo tiền ở nhà, có những lúc trong nhà không có tiền gửi lên thì gia đình lại phải đi vay để chu cấp cho em. Mặc dù là bố mẹ không nói ra sợ làm ảnh hưởng đến việc học của em nhưng em hoàn toàn biết điều đó. Em cố gắng hòa nhập với cuộc sống mới một cách nhanh nhất để liên hệ chỗ này chỗ kia tìm một công việc làm thêm phù hợp với thời gian rảnh rỗi của bản thân. Và cuối cùng em cũng tìm được công việc làm Casual ở 1 khách sạn , đăng ký lịch làm vào thời gian rảnh. Sau khi đi làm em cũng đã đỡ được một phân nào đấy cho gia đình về khoản chu cấp, bố mẹ chỉ cân gửi thêm một chút hàng tháng. Tuy không to tát nhưng đối với em như thế em đã cảm thấy thoải mái tư tưởng hơn rất nhiều. Em luôn cố gắng làm sao để có thể giảm chu cấp từ gia đình hàng tháng xuống ít nhất có thể. Vì đối với quan điểm của em trong cuộc sống thì phải luôn luôn thay đổi bản thân ,để có thể thích ứng với mọi môi trường , học thêm nhiều kinh nghiệm và giao tiếp được với thêm càng nhiều người… Quê quán em là ở Thành Phố Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời. từ trước thế kỷ 19 nơi đây được biết đến với tên gọi Giao Châu, Lục Thủy, Hải Đông…Đến cuối TK19 thì cái tên Hạ Long mới xuất hiện và được gắn với truyền thuyết mẹ rồng dẫn con xuống giúp người Việt đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi…Vì đây là thành phố ven biển cho nên từ thời xa xưa người dân sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt thủy hải sản, ngoài để làm thực phẩm thì bây giờ còn cung cấp đi nhiều nơi khác nữa...Và đặc sản ở Hạ Long cũng gắn liền với hải sản đó là món chả mực giã tay, Địa sâm, sam biển…Ngoài đánh bắt hải sản thì ở Hạ Long còn có ngành khai thác khoáng sản than đá, nhưng mà than đá thì dân cũng hết vè đến vài năm trở lại đây thì Hạ Long phát triển du lịch cực mạnh dựa vào lợi thế kỳ quan thiên nhiên thế giới và được nhiều daonh nghiệp lớn đâu tư vào du lịch. Và chính vì vậy em đã chọn 14 ngành Du lịch khi bước vào đại học, vừa để thỏa mãn đam mê học hỏi khám phá thì còn để về cống hiến cho quê hương…. Em là một sinh viên chuẩn bị bước vào năm cuối của đại học .Và trong kỳ hè này em mới học lại môn triết đã bị trượt từ năm nhất. Thật may mắn khi em đăng ký được học lớp của thây Sơn. Phương pháp giảng dạy của thây thật sự hay , thật sư mới mẻ . Thây không truyền đạt nguyên văn sách vở mà thông qua thây , kiến thức trong sách vở đến với em một cách dễ hiểu hơn. Ngoài truyền đạt kiến thức thây còn thêm vào đó những câu truyện thực tế mà em hoàn toàn có thể học theo và áp dụng. Trong số những câu chuyện thây chia sẻ thì câu chuyện em thích nhất đó là câu chuyện thây lên tây bắc thấy người ta trồng cà phê và thây nói không được, rồi thây vào miền trung thấy người dân trồng bạch đàn , thây cũng nói không được sau đến lân thây lên Tây Nguyên thì thấy người ta trồng cây ăn quả, thây nối cái này được, hay, và thây chốt lại một câu đó là “ cái gì có giá trị thì mới tồn tại được” em nghĩ câu nói đó sẽ theo em cả cuộc đời dài. Môn Triết học mà em nghĩ mình không thể tiếp thu được gì đã giúp em hiểu ra nhiều điều khi được học lớp của thây. Em thực sự thích và kính phục phương pháp giảng dạy của thây! 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan