Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tin học kế toán tìm hiểu tiêu chuẩn phần mềm kế toán...

Tài liệu Tiểu luận tin học kế toán tìm hiểu tiêu chuẩn phần mềm kế toán

.PDF
15
697
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN BÀI TIỂU LUẬN MÔN TIN HỌC KẾ TOÁN GVHD: ThS Nguyễn Thanh Duy Nhóm 11- K11405A       Phan Thị Diều Hằng K114050739 Ngô Thị Thanh Huế K114050745 Phùng Văn Lâm K114050756 Nguyễn Thị Phương Loan K114050768 Nguyễn Nhật Nam K114050772 Nguyễn Thị Kim Phúc K114050798 TP HCM, tháng 8 năm 2014 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 4 A.LỢI ÍCH CỦA PHẦN MỀM KẾ TOÁN. ........................................................................ 5 1. Lợi ích của phần mềm kế toán ................................................................................... 5 1.1. Lợi ích trực tiếp: .................................................................................................. 5 1.2. Lợi ích gián tiếp: .................................................................................................. 5 B.TIÊU CHUẨN CỦA PHẦN MỀM KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM. ................ 5 2. Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị kế toán tại Việt Nam ............ 5 2.1. Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán ............................ 5 2.2. Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có ................................................................................ 7 2.3. Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán ............................................................................................................................ 7 2.4. Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu ...... 8 3. Điều kiện của phần mềm kế toán tại Việt Nam.......................................................... 8 4. Điều kiện áp dụng phần mềm kế toán tại Việt Nam .................................................. 9 4.1. Đảm bảo điều kiện kỹ thuật ................................................................................. 9 4.2. Đảm bảo điều kiện về con người và tổ chức bộ máy kế toán .............................. 9 4.3. Đảm bảo tính thống nhất trong công tác kế toán .............................................. 10 C.SO SÁNH TIÊU CHUẨN PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM & SINGAPORE ............................................................................................................................................ 10 5. So sánh tiêu chuẩn phần mềm kế toán của Việt Nam và Singapore ........................ 10 5.1. Điểm giống nhau: ................................................................................................. 10 5.2. Điểm khác nhau: ................................................................................................... 11 D.GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO VIỆC LỰA CHỌN PMKT TẠI VIỆT NAM ................ 12 6. Các phần mềm nước ngoài ....................................................................................... 12 6.1. Ưu điểm: ............................................................................................................ 12 6.2. Nhược điểm: ...................................................................................................... 12 7. Các phần mềm trong nước ....................................................................................... 13 2 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A 7.1. Ưu điểm: ............................................................................................................ 13 7.2. Nhược điểm: ...................................................................................................... 13 8. Đề xuất phương án lựa chọn PMKT cho các Doanh nghiệp tại Việt Nam .............. 13 8.1. Ưu điểm: ............................................................................................................ 14 8.2. Nhược điểm: ...................................................................................................... 14 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 15 3 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, vấn đề tự động hóa, vi tính hóa đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. Và kế toán cũng không nằm ngoài quy luật chung đó; điều dễ dàng nhận thấy nhất chính là sự ra đời và ứng dụng vô cùng hữu hiệu của các phần mềm kế toán trong các doanh nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có điều kiện khác nhau về kinh tế, đời sống, pháp luật... Điều đó bắt buộc các phần mềm kế toán phải được xây dựng phù hợp với yêu cầu mà mỗi nước đặt ra phù hợp với hoàn cảnh và trình độ phát triển của nước mình. Do đó, để giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi xin được phép trình bày về các tiêu chuẩn của phần mềm kế toán tại Việt Nam, từ đó có sự so sánh các tiêu chí tương ứng với một nước trong khu vực (Singapore); và cuối cùng tiến hành đề xuất phương án giúp các Doanh nghiệp trong nước có hướng lựa chọn phần mềm kế toán một cách tối ưu và phù hợp nhất với điều kiện của mình. Trong quá trình thực hiện chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự theo dõi và đóng góp ý kiến từ phía Giảng viên hướng dẫn cũng như các thành viên trong lớp để bài làm đạt được kết quả tốt hơn. 4 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A A. LỢI ÍCH CỦA PHẦN MỀM KẾ TOÁN. 1. Lợi ích của phần mềm kế toán 1.1. Lợi ích trực tiếp:  Tăng độ chính xác và tốc độ xử lí dữ liệu  Giảm chi phí lao động văn phòng  Giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.  Thể hiện được tính chuyên nghiệp trong công việc từ đó góp phần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. 1.2. Lợi ích gián tiếp:  Cải thiện dịch vụ khách hàng  Tạo ra môi trường làm việc liên kết và có kiểm soát chặt chẽ.  Nâng cao chất lượng thông tin  Giảm tỷ lệ lỗi mắc phải, đặc biệt là trong việc tính toán, tổng hợp số liệu.  Cải thiện chức năng sản xuất, làm giảm thời gian từ khi nhận đơn đặt hàng cho đến lúc giao hàng, cung cấp cho người tiêu dùng. B. TIÊU CHUẨN CỦA PHẦN MỀM KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM.1 2. Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị kế toán tại Việt Nam 2.1. Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán Phần mềm kế toán áp dụng tại các đơn vị kế toán phải đảm bảo các yêu cầu của pháp luật hiện hành về kế toán theo các nội dung sau: a) Đối với chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán nếu được lập và in ra trên máy theo phần mềm kế toán phải đảm bảo nội dung của chứng từ kế toán quy định tại Điều 17 của Luật Kế toán và quy định cụ thể đối với mỗi loại chứng từ kế toán trong các chế độ kế toán hiện hành. Đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm các nội dung khác vào chứng từ kế 1 Theo thông tư 103/2005/TT-BTC Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán. 5 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A toán được lập trên máy vi tính theo yêu cầu quản lý của đơn vị kế toán, trừ các chứng từ kế toán bắt buộc phải áp dụng đúng mẫu quy định. Chứng từ kế toán điện tử được sử dụng để ghi sổ kế toán theo phần mềm kế toán phải tuân thủ các quy định về chứng từ kế toán và các quy định riêng về chứng từ điện tử. b) Đối với tài khoản kế toán và phương pháp kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp kế toán được xây dựng trong phần mềm kế toán phải tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành phù hợp với tính chất hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. Việc mã hóa các tài khoản trong hệ thống tài khoản và các đối tượng kế toán phải đảm bảo tính thống nhất, có hệ thống và đảm bảo thuận lợi cho việc tổng hợp và phân tích thông tin của ngành và đơn vị. c) Đối với hệ thống sổ kế toán: Sổ kế toán được xây dựng trong phần mềm kế toán khi in ra phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo đầy đủ sổ kế toán; đảm bảo mối quan hệ giữa các sổ kế toán với nhau; đảm bảo có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ; phải có đủ nội dung chủ yếu theo quy định về sổ kế toán trong các chế độ kế toán hiện hành; số liệu được phản ánh trên các sổ kế toán phải được lấy từ số liệu trên chứng từ đã được truy cập; đảm bảo tính chính xác khi chuyển số dư từ sổ này sang sổ khác. Đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu khác vào sổ kế toán theo yêu cầu quản lý của đơn vị. d) Đối với báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được xây dựng trong phần mềm kế toán khi in ra phải đúng mẫu biểu, nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo quy định của chế độ kế toán hiện hành phù hợp với từng lĩnh vực. Việc mã hoá các chỉ tiêu báo cáo phải đảm bảo tính thống nhất, thuận lợi cho việc tổng hợp số liệu kế toán giữa các đơn vị trực thuộc và các đơn vị khác có liên quan. e) Chữ số và chữ viết trong kế toán: Chữ số và chữ viết trong kế toán trên giao diện của phần mềm và khi in ra phải tuân thủ theo quy định của Luật Kế toán. Trường hợp đơn vị kế toán cần sử dụng tiếng nước ngoài trên sổ kế toán thì có thể thiết kế, trình bày song ngữ hoặc phiên bản song song bằng tiếng nước ngoài nhưng phải thống nhất với phiên bản tiếng Việt. Giao diện mỗi màn hình phải dễ hiểu, dễ truy cập và dễ tìm kiếm. f) In và lưu trữ tài liệu kế toán: Tài liệu kế toán được in ra từ phần mềm kế toán phải có đầy đủ yếu tố pháp lý theo quy định; đảm bảo sự thống nhất giữa số liệu kế toán lưu 6 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A giữ trên máy và số liệu kế toán trên sổ kế toán, báo cáo tài chính được in ra từ máy để lưu trữ. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán trên máy được thực hiện theo quy định về thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán hiện hành. Trong quá trình lưu trữ, đơn vị kế toán phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để có thể đọc được các tài liệu lưu trữ. 2.2. Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có a) Có khả năng đảm bảo khâu khai báo dữ liệu ban đầu kể cả trường hợp bổ sung các chứng từ kế toán mới, sửa đổi lại mẫu biểu, nội dung cách ghi chép một số chứng từ kế toán đã được sử dụng trong hệ thống. Có thể loại bỏ bớt các chứng từ kế toán không sử dụng mà không ảnh hưởng đến hệ thống. b) Có thể bổ sung tài khoản mới hoặc thay đổi nội dung, phương pháp hạch toán đối với các tài khoản đã được sử dụng trong hệ thống. Có thể bỏ bớt các tài khoản không sử dụng mà không ảnh hưởng đến hệ thống. c) Có thể bổ sung mẫu sổ kế toán mới hoặc sửa đổi lại mẫu biểu, nội dung, cách ghi chép các sổ kế toán đã được sử dụng trong hệ thống nhưng phải đảm bảo tính liên kết có hệ thống với các sổ kế toán khác. Có thể loại bỏ bớt sổ kế toán không sử dụng mà không ảnh hưởng đến hệ thống. d) Có thể bổ sung hoặc sửa đổi lại mẫu biểu, nội dung, cách lập và trình bày báo cáo tài chính đã được sử dụng trong hệ thống. Có thể loại bỏ bớt báo cáo tài chính không sử dụng mà không ảnh hưởng đến hệ thống. 2.3. Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán a) Tự động xử lý, lưu giữ số liệu trên nguyên tắc tuân thủ các quy trình kế toán cũng như phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. b) Đảm bảo sự phù hợp, không trùng lắp giữa các số liệu kế toán. 7 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A c) Có khả năng tự động dự báo, phát hiện và ngăn chặn các sai sót khi nhập dữ liệu và quá trình xử lý thông tin kế toán. 2.4. Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu a) Có khả năng phân quyền đến từng người sử dụng theo chức năng, gồm: Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) và người làm kế toán. Mỗi vị trí được phân công có nhiệm vụ và quyền hạn được phân định rõ ràng, đảm bảo người không có trách nhiệm không thể truy cập vào công việc của người khác trong phần mềm kế toán của đơn vị, nếu không được người có trách nhiệm đồng ý. b) Có khả năng tổ chức theo dõi được người dùng theo các tiêu thức, như: Thời gian truy cập thông tin kế toán vào hệ thống, các thao tác của người truy cập vào hệ thống, các đối tượng bị tác động của thao tác đó,... c) Có khả năng lưu lại các dấu vết trên sổ kế toán về việc sửa chữa các số liệu kế toán đã được truy cập chính thức vào hệ thống phù hợp với từng phương pháp sửa chữa sổ kế toán theo quy định; đảm bảo chỉ có người có trách nhiệm mới được quyền sửa chữa sai sót đối với các nghiệp vụ đã được truy cập chính thức vào hệ thống. d) Có khả năng phục hồi được các dữ liệu, thông tin kế toán trong các trường hợp phát sinh sự cố kỹ thuật đơn giản trong quá trình sử dụng. 3. Điều kiện của phần mềm kế toán tại Việt Nam a) Phần mềm kế toán trước khi đưa vào sử dụng phải được đặt tên, thuyết minh rõ xuất xứ, tính năng kỹ thuật, mức độ đạt các tiêu chuẩn hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định hiện hành về kế toán. b) Phần mềm kế toán khi đưa vào sử dụng phải có tài liệu hướng dẫn cụ thể kèm theo để giúp người sử dụng vận hành an toàn, có khả năng xử lý các sự cố đơn giản. c) Phần mềm kế toán do tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị kế toán cung cấp phải được bảo hành trong thời hạn do hai bên thỏa thuận, ít nhất phải hoàn thành công việc kế toán của một năm tài chính. 8 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A 4. Điều kiện áp dụng phần mềm kế toán tại Việt Nam 4.1. Đảm bảo điều kiện kỹ thuật a) Đơn vị kế toán phải căn cứ vào tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu quản lý chung, từng phần hành, từng bộ phận cụ thể của đơn vị mình để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp. Phần mềm kế toán được lựa chọn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp với tổ chức hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. b) Đơn vị kế toán phải trang bị hệ thống thiết bị về tin học phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, trình độ tin học của cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên kế toán. c) Đơn vị kế toán được vận hành thử nghiệm trước khi áp dụng chính thức phần mềm kế toán nhưng việc thử nghiệm phải được tiến hành song song với việc ghi sổ bằng tay (trường hợp đơn vị chưa áp dụng phần mềm kế toán) hoặc thực hiện song song với phần mềm kế toán mà đơn vị đang áp dụng (trường hợp đơn vị đã áp dụng phần mềm kế toán). Sau quá trình thử nghiệm, nếu phần mềm kế toán đáp ứng được tiêu chuẩn của phần mềm kế toán và yêu cầu kế toán của đơn vị thì đơn vị mới triển khai áp dụng chính thức. d) Đơn vị kế toán phải xây dựng quy chế sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính theo các yêu cầu: Quản lý máy chủ (nếu có); quản lý dữ liệu; kiểm tra, kiểm soát việc đưa thông tin từ ngoài vào hệ thống; thực hiện công việc sao, lưu dữ liệu định kỳ; phân quyền đối với các máy nhập và xử lý số liệu; phân định chức năng của từng người trong bộ máy kế toán. đ) Đơn vị kế toán phải tổ chức trang bị và sử dụng các thiết bị lưu trữ an toàn cho hệ thống, được bố trí và vận hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 4.2. Đảm bảo điều kiện về con người và tổ chức bộ máy kế toán a) Đơn vị kế toán phải lựa chọn hoặc tổ chức đào tạo cán bộ kế toán có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, trình độ sử dụng máy vi tính đáp ứng yêu cầu sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính. b) Đơn vị kế toán phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các khâu công việc: Lập chứng từ vào máy; kiểm tra việc nhập số liệu vào máy; thực hiện các thao tác trên máy 9 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A theo yêu cầu của phần mềm kế toán; phân tích các số liệu trên sổ kế toán và báo cáo tài chính, quản trị mạng và quản trị thông tin kế toán. c) Đơn vị kế toán phải quy định rõ trách nhiệm, yêu cầu bảo mật dữ liệu trên máy tính; chức năng, nhiệm vụ của từng người sử dụng trong hệ thống; ban hành quy chế quản lý dữ liệu, quy định chức năng, quyền hạn của từng nhân viên; quy định danh mục thông tin không được phép lưu chuyển. 4.3. Đảm bảo tính thống nhất trong công tác kế toán Đối với các đơn vị kế toán có các đơn vị kế toán trực thuộc (Công ty, Tổng Công ty, Công ty mẹ,...) phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất cần chỉ đạo các đơn vị kế toán trực thuộc sử dụng phần mềm kế toán đảm bảo thuận tiện cho việc kết nối thông tin, số liệu báo cáo. C. SO SÁNH TIÊU CHUẨN PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM & SINGAPORE 5. So sánh tiêu chuẩn phần mềm kế toán của Việt Nam và Singapore 5.1. Điểm giống nhau:  Có tài liệu hướng dẫn cụ thể kèm theo để giúp người sử dụng vận hành an toàn, có khả năng xử lý các sự cố đơn giản.  Có khả năng dự báo, phát hiện và ngăn chặn các sai sót khi nhập dữ liệu và quá trình xử lý thông tin kế toán, người sử dụng sẽ nhận được cảnh báo cần thiết để có những hoạt động tiếp theo.  Có khả năng phân quyền, chỉ được có người được ủy quyền mới có thể truy cập và xử lý dữ liệu theo các điều khoản nhất định.  Đảm bảo sự chính xác, độ tin cậy, tính toàn vẹn về số liệu kế toán; đảm bảo sự phù hợp, không trùng lắp giữa các số liệu kế toán.  Các phần mềm kế toán phải có các thủ tục lưu trữ đảm bảo tính toàn vẹn và khả năng đọc các hồ sơ điện tử sau một thời gian dài . Có thể phục hồi được các dữ liệu, thông tin kế toán trong các trường hợp phát sinh sự cố kỹ thuật đơn giản trong quá trình sử dụng. 10 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A 5.2. Điểm khác nhau: STT 1 Việt Nam Tiêu chuẩn phần mềm kế toán do Bộ Tài Chính ban hành Singapore Tiêu chuẩn phần mềm kế toán dựa theo Tiêu chuẩn quốc tế của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) PMKT chủ yếu hỗ trợ cho việc  PMKT ngoài phục vụ cho yêu cầu ghi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế chép, quản lý của Doanh nghiệp còn phải nhanh chóng, chính xác đáp ứng các yêu cầu quản lý của các cơ => Phục vụ cho yêu cầu quản quan khác: lý của Doanh nghiệp.  PMKT hỗ trợ cho việc kê khai, quyết toán thuế của DN, cơ quan quản lý thuế 2 (IRAS) tiến hành kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng tờ khai thuế đang được chuẩn bị một cách chính xác => Phục vụ cho cơ quan Thuế  PMKT phải cung cấp các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của DN, quy trình hoạt động, lưu chuyển chứng từ => Phục vụ cho Kiểm toán viên. Tóm lại: Tiêu chuẩn về PMKT của Việt Nam và Singapore trên cơ bản là giống nhau, nhưng tiêu chuẩn của Singapore có phần ưu việt và chuyên nghiệp hơn vì được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của thế giới, có những yêu cầu quản lý cao hơn, đặc biệt là phải đáp ứng yêu cầu sử dụng không chỉ của doanh nghiệp mà còn của Cơ quan thuế cũng như việc kiểm tra của Kiểm toán viên. 11 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A D. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO VIỆC LỰA CHỌN PMKT TẠI VIỆT NAM Hiện nay, để lựa chon một phần mềm kế toán phù hợp và chất lượng cho doanh nghiệp , chúng ta không chỉ dựa vào phần quảng cáo giới thiệu của người bán hàng mà còn cần sự chủ động trong việc đưa ra các câu hỏi đặc thù đối với nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, có những quyết định đúng đắn và tránh những sai lầm không đáng có. Để giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn, nhóm chúng tôi xin được đưa ra một số ưu, nhược điểm của các PMKT tại Việt Nam cũng như nước ngoài; đồng thời đề xuất phương án lựa chọn PMKT theo nhóm là tối ưu. 6. Các phần mềm nước ngoài 6.1. Ưu điểm:  Rất chuyên nghiệp, bạn có thể nhận thấy điều này khi sử dụng các phần mềm nổi tiếng như Sun System, Quickbook, Peachtree… Điều này có thể giải thích do ở các nước phát triển quy trình quản lý chặt chẽ và chuyên nghiệp nên phần mềm phải đáp ứng các điều kiện khắt khe.  Phần mềm ổn định và được xây dựng trên một công nghệ tiên tiến.  Hệ thống báo cáo quản trị rất mạnh và các công cụ lập báo cáo thông minh. Ví dụ của Peachtree có thể kết hợp với Crystal Report để lập ra các báo cáo riêng cho khách hàng. 6.2. Nhược điểm:  Điều đầu tiên đó là chi phí cao so với khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam, giá lắp đặt thường giao động từ vài nghìn đến hàng trăm nghìn USD.  Không tương thích hoàn toàn với chế độ kế toán Việt Nam. Các phần mềm nước ngoài thường hỗ trợ theo chế độ kế toán của Mỹ và Anh là chủ yếu.  Đào tạo, vận hành tốn kém và chi phí cao. Để bộ máy kế toán có thể sử dụng hết các tính năng thường mất từ vài tháng đến cả năm.  Bảo hành, sửa chữ khá phức tạp khi xảy ra sự cố và với chi phí cao. Mỗi khi xảy ra sự cố bạn sẽ phải mời chuyên viên nước ngoài sang và cho dù có khắc phục được hay không bạn cũng phải chi từ 500-1000 USD cho việc sửa chữa này. 12 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A 7. Các phần mềm trong nước 7.1. Ưu điểm:  Ưu điểm đầu tiên đó là chi phí thấp, giá của các phần mềm nội thường giao động từ vài triệu đến vài chục triệu cho việc cài đặt và triển khai.  Đơn giản và phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam. Mỗi khi có thay đổi chính sách kế toán, các phần mềm nội khá nhanh trong việc cập nhật các thay đổi này.  Dễ dàng tùy biến theo nhu cầu người sử dụng, hiệu chỉnh phần mềm kế toán nhanh theo yêu cầu mà chi phí thấp  Việc hỗ trợ nhanh chóng từ các nhân viên trong nước và chi phí thấp hơn. 7.2. Nhược điểm:  Nhiều phần mềm thiết kế không chặt chẽ, tùy tiện và khả năng tự động hóa thấp. Ưu điểm đơn giản đồng thời cũng là nhược điểm của các phần mềm nội. Do đơn giản quá nên trong quy trình thường có nhiều kẽ hở dễ xảy ra sai sót và gian lận.  Do dễ dàng tùy biến, nên nếu đội ngũ triển khai phần mềm thiếu kinh nghiệm, sẽ làm cho chương trình vận hành kém, nhiều sai sót và khó bảo trì các bản đã tùy biến. 8. Đề xuất phương án lựa chọn PMKT cho các Doanh nghiệp tại Việt Nam Để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều phần mềm kế toán chuyên nghiệp có nguồn gốc từ Mỹ như: Solomon, Sun System, Exact Software, Peachtree Accounting…Phần mềm kế toán quốc tế tuy phù hợp với quy mô của doanh nghiệp Việt Nam xong giá thành còn quá cao và gặp một số yếu tố bất lợi nên số lượng bán được còn rất hạn chế. Tiếp đến, hệ thống kế toán của Việt Nam vẫn chưa có những qui đinh rõ ràng. Hệ thống kế toán của chúng ta không áp dụng 100% các qui định của bất cứ hệ thống kế toán nào trên thế giới. Trong khi đó, phần mềm lại được xây dựng theo hệ thống kế toán của nước sản xuất vì thế nên các thông tin không được phù hợp. Việc thay đổi các phần mềm để đáp ứng được với tình trạng chung của kế toán Việt nam yêu cầu một thời gian dài tiếp theo. Còn đối với Phần mềm kế toán Việt Nam sản xuất ra nhằm mục đích cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam là chính, vì thế giao diện và tài liệu hướng dẫn sử dụng đều bằng tiếng Việt thuận lợi cho việc khai thác thông tin và sử dụng được xây dựng dựa trên hệ thống kế toán Việt Nam 13 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A nên hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Tuy vậy, những PMKT tại Việt Nam lại không được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp, vận hành còn gặp nhiều hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của thế giới. Chính vì thế có một hướng đi khác cho các doanh nghiệp mà nhóm chúng tôi đưa ra đó là sử dụng phần mềm kế toán nước ngoài được Việt hóa. 8.1. Ưu điểm:  Có các tính năng mạnh mẽ giống với các phần mềm nước ngoài như cấu trúc chặt chẽ, chuyên nghiệp, độ ổn định và tính bảo mật cao… Đồng thời cũng kết hợp với một một số ưu điểm của phần mềm trong nước như khá phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam. Hệ thống báo cáo tài chính và quản trị khá mạnh với nhiều tiêu thức lựa chọn.  Giá cả hợp lý hơn.  Hỗ trợ tốt và nhanh hơn với chi phí hợp lý hơn các chương trình ngoại. 8.2. Nhược điểm:  Tuân theo các quy trình chuẩn quốc tế nên khá khó khăn trong việc áp dụng vào các doanh nghiệp không có mô hình quản lý chặt chẽ, nếu người dùng đã quá quen với các quy trình hạch toán tay sẽ khó trong việc chuyển qua tiếp nhận với một quy trình chuẩn.  Có nhiều thuật ngữ nước ngoài nên người sử dụng thường không hiểu được ngay ý nghĩa trong giai đoạn đầu tiếp cận. Tóm lại, việc đề xuất của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của mình mà mỗi Doanh nghiệp sẽ có hướng lựa chon PMKT thích hơp, vừa đảm bảo chất lượng nhưng giá thành lại không quá cao. Tuy nhiên với xu thế phát triển của Công nghệ thông tin và tự động hóa hiện nay, chúng tôi tin tưởng rằng việc lựa chọn một phần mềm kế toán nước ngoài được Việt hóa sẽ trở thành hướng đi sáng suốt cho các Doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai. 14 Bài tiểu luận môn Tin học Kế toán- Nhóm 11- K11405A KẾT LUẬN Sau quá trình tìm hiểu và phân tích, nhóm chúng tôi đã trình bày và giải quyết được các vấn đề cụ thể như sau:  Lợi ích khi ứng dụng phần mềm kế toán trong Doanh nghiệp.  Quy định hiện hành về tiêu chuẩn phần mềm kế toán áp dụng tại các đơn vị Việt Nam.  So sánh quy định về tiêu chuẩn của phần mềm kế toán tại Việt Nam so với Singapore.  Đề xuất phương án lựa chọn phần mềm kế toán tối ưu cho các Doanh nghiệp trong nước. Hạn chế của bài làm Do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức, kinh nghiệm cũng như nguồn lực, bài tiếu luận còn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất, chưa thể đi sâu phân tích các tiêu chuẩn phần mềm kế toán tại Việt Nam một cách chi tiết. Thứ hai, chưa tìm kiếm được nhiều nguồn thông tin đề làm rõ hơn về các tiêu chuẩn của phần mềm kế toán tại Singapore. Thứ ba, hướng đề xuất chủ yếu mang tính chất chủ quan, chưa có sự điều tra, phân tích một cách sâu sắc. Lời cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan