Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Tiểu luận: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi t...

Tài liệu Tiểu luận: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường

.DOC
26
327
57

Mô tả:

Tiểu luận: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Để phục vụ cho việc quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm ngày càng tốt hơn, phù hợp với đòi hỏi của tình hình hoạt động công nghiệp và dịch vụ, hệ thống TC, QCMT Việt Nam cần được hoàn thiện đầy đủ hơn nữa cả về chất lượng và số lượng. Mời các bạn cùng tham khảo tiểu luận "Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường"
TIỂU LUẬN LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Chủ đề: “Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường” Nhóm thực hiện (lớp 55A_KHMT) 1. Đỗ Thị Hồng (msv: 1053060227) 2. Hà Thị Hoài Thu (msv: 1053060605) 3. Phạm Thị Thương (msv: 1053060624) 4. Nguyễn Chí Trung (msv: 1054061448) 5. Nguyễn Thành Đạt (msv: 1053090116) ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường. Tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã tăng nhanh chóng. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường được ban hành năm 1993, sửa đổi bổ sung năm 2005, luật tiêu chuẩn, quy chuẩn năm 2006 và nhiều nghị định, thông tư đã quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về mức giới hạn về đặc tính kĩ thuật, giới hạn hàm lượng của các chất có trong thành phần môi trường. Là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, là cơ sở để đánh giá sự phù hợp của các thành phần môi trường, đảm bảo cho sức chịu tải của môi trường và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như sự phát triển bình thường của sinh vật. Để hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, nhóm tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu chủ đề: “Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường ở Việt Nam”. NỘI DUNG I. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường 1.1. Khái niệm  Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. (Khoản 5 điều 3, Luật bảo về môi trường 2005 )  Quy chuẩn môi trường là văn bản pháp quy kĩ thuật quy định về mức giới hạn, yêu cầu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ theo con người, bảo vệ môi trường. Do cơ quan có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. 1.2. Phân loại tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trong quản lý môi trường  Tiêu chuẩn môi trường gồm 2 loại: - Thứ nhất, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh gồm: + Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất cho các mục đích về sản xuật nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác. + Nhóm mục tiêu môi trường đối với nước mặt và mục nước dưới đất phục vụ cho mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác. + Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ cho mục đích về nuôi trồng thủy sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác . + Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn. + Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng. - Thứ hai, tiêu chuẩn về chất thải gồm: + Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủ sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác. + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải. + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng. + Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại. + Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng.  Quy chuẩn môi trường Việt Nam gồm: - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước bao gồm: nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ, nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải công nghiệp dệt may, nước thải sinh hoạt,… - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí. - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng đất. - Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn độ rung. 1.3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường ( điều 8, Luật BVMT 2005 ) 1. Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: a. Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; b. Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; c. Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 2. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng. 1.4. Nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia 1. Cấp độ tiêu chuẩn. 2. Các thông số về môi trường và các giá trị giới hạn. 3. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn. 4. Quy trình, phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêu chuẩn. 5. Điều kiện kèm theo khi áp dụng tiêu chuẩn. 6. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích. 1.5. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh 1. Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, bao gồm: - Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật; - Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để không gây ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật. 2. Thông số môi trường quy định trong tiêu chuẩn về chất lượng môi trường phải chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số đó. 1.6. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải 1. Tiêu chuẩn về chất thải phải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật. 2. Thông số ô nhiễm của chất thải được xác định căn cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát sinh và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải. 3. Thông số ô nhiễm quy định trong tiêu chuẩn về chất thải phải có chỉ dẫn cụ thể các phương pháp chuẩn về lấy mẫu, đo đạc và phân tích để xác định thông số đó. 1.7. Ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia 1. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và công nhận tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hóa. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, quy định lộ trình áp dụng, hệ số khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với sức chịu tải của môi trường. 3. Việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường quốc gia được thực hiện năm năm một lần; trường hợp cần thiết, việc điều chỉnh một số tiêu chuẩn không còn phù hợp, bổ sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn. 4. Tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải được công bố rộng rãi để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện. II. Giới thiệu vềề hệ thốống tều chuẩn, quy chuẩn mối trường Việt Nam. STT Tên quy chuẩn QCVN 1 01:2008/BTNM T QCVN 2 02:2008/BTNM T QCVN 3 03:2008/BTNM T QCVN 4 04:2008/BTNM T Số hiệu Ngày ban hành Nội dung QĐ 04/2008/Q Đ 18/7/2008 BTNMT QĐ 04/2008/Q Đ Đ 18/7/2008 Đ khí thải lò đốt chất thải y tế QCKHQG về 18/7/2008 giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất BTNMT QĐ 04/2008/Q nước thải cao su QCKTQG về BTNMT QĐ 04/2008/Q QCKTQG về QCKHQG về 18/7/2008 dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất BTNMT QCVN 16/2009/TT BTNMT xung quanh QCVN 6 05:2008/BTNM T 5 TT QCKHQG về TT QCKTQG về 06:2008/BTNM 16/2009/TT T BTNMT 7/10/2009 7/10/2009 chất lượng không khí một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN 7 16:2008/BTNM T QCVN 8 17:2008/BTNM T QCVN 9 18:2008/BTNM T 10 11 12 13 QCVN 07:2009/BTNMT QCVN 19:2009/BTNMT QCVN 20:2009/BTNMT QCVN 21:2009/BTNMT QĐ 17/2008/Q Đ QCKTQG về 31/12/2008 bề mặt BTNMT QĐ 17/2008/Q Đ QCKTQG về 31/12/2008 Đ 31/12/2008 BTNMT TT 25/09/TT 16/11/2009 16/11/2009 BTNMT 16/11/2009 BTNMT khí thải công nghiệp đối với bụi và các khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ QCKTQG về TT BTNMT ngưỡng chất thải chất vô cơ QCKTQG về TT 25/09/TT dự báo lũ nguy hại QCKTQG về TT 25/09/TT QCKTQG về QCKTQG về BTNMT 25/09/TT mã luật khí tượng nông nghiệp BTNMT QĐ 18/2008/Q mã luật khí tượng 16/11/2009 khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học 14 15 16 17 QCVN 22:2009/BTNMT QCVN 23:2009/BTNMT QCVN 24:2009/BTNMT QCVN 25:2009/BTNMT QCVN 18 08:2008/BTNM T QCVN 19 09:2008/BTNM T QCVN 20 10:2008/BTNM T 21 TT 25/09/TT QCKTQG về 16/11/2009 BTNMT TT 25/09/TT nhiệt điện QCKTQG về 16/11/2009 BTNMT TT 25/09/TT 16/11/2009 Đ QCKTQG về nước thải công nghiệp QCKTQG về 16/11/2009 BTNMT QĐ 16/2008/Q khí thải công nghiệp sản xuất xi măng BTNMT TT 25/09/TT khí thải công nghiệp nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn 31/12/2008 QCKTQG về chất lượng nước mặt BTNMT QĐ 16/2008/Q Đ 31/12/2008 BTNMT QĐ 16/2008/Q Đ 16/2008/Q 11:2008/BTNMT Đ BTNMT chất lượng nước ngầm QCKTQG về 31/12/2008 chất lượng nước biển ven bờ BTNMT QĐ QCVN QCKTQG về QCKTQG về 31/12/2008 nước thải công nghiệp chế biến thủy sản QCVN 22 12:2008/BTNM T QCVN 23 13:2008/BTNM T QCVN 24 14:2008/BTNM T QCVN 25 15:2008/BTNM T 26 27 QCVN 26:2010/BTNMT QCVN 27:2010/BTNMT QĐ 16/2008/Q Đ 31/12/2008 16/2008/Q Đ QCKTQG về 31/12/2008 Đ nước thải công nghiệp dệt may BTNMT QĐ 16/2008/Q nước thải công nghiệp giấy và bột giấy BTNMT QĐ 31/12/2008 QCKTQG về nước thải sinh hoạt BTNMT QCKTQG về QĐ 16/2008/Q Đ dư lượng hóa chất bảo 31/12/2008 5941:1995) TT 39/2010/TT 16/12/2010 BTNMT TT 39/2010/TT 16/12/2010 BTNMT TT 28:2010/BTNM 39/2010/TT T BTNMT vệ thực vật trong đất (thay thế TCVN BTNMT QCVN 28 QCKTQG về 16/12/2010 QCKTQG về tiếng ồn QCKTQG về độ rung QCKTQG về nước thải y tế 29 QCVN 29:2010/BTNMT TT 39/2010/TT 32 33 34 35 36 30:2010/BTNM 41/2010/TT BTNMT QCVN 31:2010/BTNMT QCVN 32:2010/BTNMT QCVN 33:2010/BTNMT QCVN 34:2010/BTNMT QCVN 35:2010/BTNMT QCVN 36:2010/BTNMT 28/12/2010 TT 43/2010/TT nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu TT T 31 16/12/2010 BTNMT QCVN 30 QCKTQG về QCKTQG về khí thải lò đốt QCKTQG về 29/12/2011 môi trường đối với phế BTNMT liệu sắt, thép nhập khẩu TT QCKTQG về 43/2010/TT 29/12/2011 môi trường đối với phế BTNMT liệu giấy nhập khẩu TT QCKTQG về 43/2010/TT 29/12/2011 BTNMT liệu nhựa nhập khẩu QCKTQG về TT 42/2010/TT 29/12/2010 BTNMT 29/12/2010 BTNMT BTNMT hóa dầu đối với bụi nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển QCKTQG về TT 42/2010/TT khí thải công nghiệp lọc và các chất vô cơ QCKTQG về TT 42/2010/TT môi trường đối với phế 29/12/2010 dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển 37 38 39 40 41 QCVN 37:2011/BTNMT QCVN 38:2011/BTNMT QCVN 39:2011/BTNMT QCVN 40:2011/BTNMT QCVN 41:2011/BTNMT QCKTQG về TT 23/2011/TT 6/7/2011 BTNMT vụ công tác thành lập bản đồ TT 43/2011/TT chuẩn hóa địa danh phục QCKTQG về 12/12/2011 chất lượng nước mặt bảo BTNMT vệ đời sống thủy sinh TT QCKTQG về 43/2011/TT 12/12/2011 chất lượng nước dùng BTNMT cho tưới tiêu TT QCKTQG về 47/2011/TT 28/12/2011 BTNMT (thay thế QCVN 24) QCKTQG về TT 44/2011/TT BTNMT nước thải công nghiệp 26/12/2011 đồng xử lí chất thải nguy hại trong lò nung xi măng III. Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam  Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp: Để vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp nên quan tâm đến ba nhóm giải pháp: nhận thức, năng lực tài chính, bộ máy quản lý môi trường. Theo đó, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng, tiến tới thay đổi hành vi của công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau: - Thứ nhất: thực hiện đánh giá tác động môi trường. Hầu như các doanh nghiệp đều thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo vì vậy họ không hiểu tác động môi trường là gì, nội dung như thế nào, có trách nhiệm gì hay không. Do đó, doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện báo cáo đánh giá tác động và cam kết bảo vệ môi trường khi có kế hoạch triển khai đầu tư dự án. Các công ty cần vận hành liên tục thiết bị khi đi vào sản xuất, tránh tình trạng vận hành đối phó khi có cơ quan quản lý đến kiểm tra. - Thứ hai: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh có nhu cầu sử dụng nước hoặc các tài nguyên khác để sản xuất, phải làm thủ tục xin cấp phép và xả thải theo quy định của pháp luật. - Thứ ba: Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng phương pháp sản xuất sạch để hướng tới sự phát triển bền vững. Công nghệ sạch có thể hiểu là công nghệ không gây ô nhiễm môi trường hoặc phát thải ít chất gây ô nghiễm. Tương tự, nhiên liệu sạch có thể hiểu là các nhiên liệu mà khi sử dụng sẽ không hoặc ít phát thải ra chất gây ô nhiễm môi trường.  Các phương pháp để doanh nghiệp tiến hành cải tiến công nghệ: - Cải tiến nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để nâng cao hiệu quả của công tác, góp phần hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường; thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ sạch, ít hoặc không gây ô nhiễm; đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo hai hướng: khuyến khích nghiên cứu thiết kế thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài đảm bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; xây dựng hệ thống xử lý chất thải. - Thu hồi và tái sử dụng một số loại chất thải rắn đặc thù trong một số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao như cơ sở sản xuất thuốc lá, cơ sở dệt may,... hạn chế việc sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm trong sản xuất nhằm giảm đáng kể nguồn gây ô nhiễm. - Đối với những công ty sắp thành lập, cần đưa vào dây chuyền sản xuất hệ thống xử lý chất thải đồng bộ. Trong quá trình hoạt động, công ty cần thực hiện chính sách bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạnh việc đã rồi mới lo xử lý. Hậu quả xảy ra đối với doanh nghiệp rất khôn lường, một là phải ngừng kinh doanh, hai là phải di dời và bắt đầu xây dựng cơ sở mới. Như vậy, chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra còn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư hệ thống xử lý môi trường từ ban đầu. - Thực hiện quy trình sản xuất sạch đối với sản phẩm nhằm giảm các rủi ro cho con người và môi trường. Áp dụng phương pháp sản xuất sạch không những hạn chế được ô nhiễm trong nước mà còn giảm được chi phí sản xuất, giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường... - Trong xu thế toàn cầu hóa, một trong những vấn đề mà chính các doanh nghiệp của những nước đang phát triển hay gặp phải trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thâm nhập vào thị trường quốc tế là việc thiếu thông tin. Để khắc phục tình trạng này, trước hết, công ty cần kịp thời cập nhật các quy định pháp luật môi trường trong nước để nắm bắt được những quy định về thuế, phí môi trường; quy định về xử phạt vi phạm hành chính... Đồng thời phải chủ động tìm hiểu những quy định của pháp luật môi trường quốc tế như thông tin về tiêu chuẩn và các biện pháp về sức khỏe hay kiểm dịch được áp dụng đối với sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm.  Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp: - Thứ nhất: Các doanh nghiệp có thể đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời tạo được chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường. - Thứ hai: Các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể và hiệu quả, khai thác tối đa những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ từ Nhà nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu các biện pháp khác nhằm nâng cao năng lực tài chính của mình qua đó có thêm kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ môi trường.  Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp: - Nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau: - Thứ nhất: Các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường nhằm áp dụng các quy định và quy chuẩn quốc gia và quốc tế của sản phẩm liên quan đến môi trường. - Thứ hai: Các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng tổ chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp, chuyên môn hóa cán bộ quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Tránh tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức danh, dẫn đến tình trạng không có đủ thời gian cũng như năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo đó, để xây dựng một tổ chức quản lý môi trường trong một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khâu quan trọng nhất đó là chuẩn bị nhân lực. Đó phải là những người am hiểu các hoạt động của công ty, am hiểu về kỹ thuật cũng như các văn bản pháp luật, có năng lực khoa học công nghệ và môi trường, am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường... Ngoài ra, họ cũng có khả năng vận hành các hệ thống xử lý, phân tích kiểm tra mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường của sản phẩm và chất thải, có khả năng đánh giá tác động môi trường trong suốt quy trình sản xuất của công ty; kế hoạch để thường xuyên tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường liên quan đến yếu tố môi trường của sản phẩm. IV. Áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lí môi trường tại các doanh nghiệp ở Việt Nam 1. Sự ra đời Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp cả về số lượng và qui mô, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có những tác động xấu đến môi trường và có nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao. Để tăng cường công tác quản lý môi trường, năm 1993 Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường, sau đó, nhiều văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường đã được ban hành. Trong đó việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nam hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt được các yêu cầu: - Bền vững về kinh tế; - Bền vững về xã hội; - Bền vững về chất lượng; - Bền vững về tài nguyên thiên nhiên. ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14000. Muốn xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, việc đầu tiên của các doanh nghiệp là phải có sự cam kết và đưa ra một chính sách môi trường được toàn thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo nhất trí. Sự cam kết và chính sách này phải được thể hiện bằng văn bản, ở đó phải đề ra được những mục tiêu, mục đích, những qui trình, qui phạm cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường. Hệ thống quản lý môi trường muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì phải được kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống, từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường của doanh nghiệp cũng như giải quyết được những vấn đề khẩn cấp về môi trường có liên quan đến doanh nghiệp. Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững. 2. Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận thức và quản lý được tác động của mình đối với môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môi trường. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau: - Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS). - Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA). - Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE). - Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL). - Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA). - Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards). Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm. Các tiêu chuẩn về tổ chức tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình. Các tiêu chuẩn về sản phẩm tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường. Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trong cách thức quản lý về môi trường. Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏi theo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở công đoạn xả/thải ra còn ISO 14000 yêu cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định các nguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liên quan đến môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Lý do của sự thành công trong việc phổ biến áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau, với các mức độ phát triển và các đặc trưng văn hóa khác nhau chính bởi vì tiêu chuẩn ISO 14001 đã chỉ ra các yêu cầu trong việc thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường cho tổ chức/doanh nghiệp nhưng không nêu ra cụ thể bằng cách nào để có thể đạt được những điều đó. Chính bởi vì sự linh động đó mà các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia có thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và cách thức để đạt được các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. 3. Áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 tại các doanh nghiệp Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001. Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha, … Hầu hết công ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam. Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai,… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001. Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịchKhách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.  Thuận lợi  Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn Tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại”. Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện. Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật. Tuy còn dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan