Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các vụ án hành chính...

Tài liệu Tiểu luận thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các vụ án hành chính

.PDF
32
154
70

Mô tả:

Tiểu Luận Cuối Khoá LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến rõ rệt, nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì quan hệ giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội … ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, với chính sách mở cửa mời gọi đầu tư và Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc giao lưu quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá với các nước trên thế giới không ngừng được phát triển. Trong quá trình hợp tác, kinh doanh, trao đổi trên các lĩnh vực không thể tránh khỏi những mâu thuẩn tranh chấp về quyền lợi phát sinh dẫn đến khởi kiện lẫn nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào người dân cũng đồng ý với các phán quyết của Toà án hay các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Từ thực tế trên, đòi hỏi Nhà nước phải có một cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật này, cũng như bảo đảm pháp lụât được thực thi nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Toà hành chính Việt Nam đã ra đời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và cá nhân theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật hiện hành. Để Toà hành chính thực hiện tốt các chức năng của mình một cách có hiệu quả, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; khiếu nại, tố cáo ngày càng hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/05/1996 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu mà xã hội và nhà nước đặt ra để giải quyết các vụ án hành chính (VAHC) đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vàoáap dụng thực hiện ®· ph¸t sinh nhiều vướng mắc về thủ tục vµ thẩm quyền, đồng thời để hoàn thiện hơn nữa Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, đảm bảo hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về tố tụng mµ Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành hai pháp lệnh số 10/1998/PLUBTVQH ngày 25/12/1998 vµ số 29/2006/ PL-UBTVQH ngày 04/05/2006 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều về thủ tục giải quyết các vô ¸n hµnh Nguyễn Minh Tâm Trang : 1 Tiểu Luận Cuối Khoá chÝnh, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Toà hành chính tại Việt Nam. Do sự hạn chế về thời gian, tài liệu, cũng như phương pháp nghiên cứu đề tài: “THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH” được nghiên cứu dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các vụ án hành chính, kết hợp với tìm hiểu thực tiễn áp dụng của Toà án có thẩm quyền về giải quyết các vụ án hành chính ở địa phương và số liệu, tư liệu thu thập được nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cô quan tâm đóng góp ý kiến để khóa luận được tốt hơn. CHƯƠNG I Nguyễn Minh Tâm Trang : 2 Tiểu Luận Cuối Khoá KHÁI QUÁT V Ề TOÀ HÀNH CHÍNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM. 1. Khi niệm về Tài phán hành chính. Thuật ngữ “Tài phán” có gốc La-tinh là “Jurisdictio”. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ “Tài phán” nghĩa là phán quyền, tức là quyền lực của Chính phủ (bên cạnh việc điều hành hành chính) trong việc phán xét tính đúng sai của các hoạt động hành chính diễn ra trên lãnh thổ nhất định; theo nghĩa hẹp, đây là thẩm quyền hoÆc quyÒn tµi ph¸n của cơ quan Toà án trong việc lắng nghe, xem xét, đánh giá và ra các phán quyết được thể hiện trong các bản án hay phán quyết của Toà đối với một vụ việc cụ thể trong mét ph¹m vi l·nh thæ nhÊt ®Þnh. Quan niệm của các nước theo hệ thống luật chung (Common law), tiền thân là luật Anglo- Saxon: Anh, Mỹ, Canada, Úc, Na Uy, Ailen, Malaysia, Singapore … Hệ thống luật này được phát triển dựa trên cơ sở của án lệ, nhµ n-íc kh«ng cã sù ph©n biệt rạch ròi giữa Luật công với Luật tư. Các tranh chấp hành chính được giải quyết bởi các cơ quan đã ban hành ra quyết định hành chính bị khiếu nại, hoặc bởi các cơ quan cấp trên của cơ quan đó. Trong trường hợp không thoả mãn với việc giải quyết khiếu nại này, người dân được quyền kiện ra Toà án. Tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án tư pháp, nhằm đảm bảo chức năng xét xử chung của một loại cơ quan tài phán. Tuy nhiên, trong xu hướng quốc tế hoá, hợp tác hoá các nước theo hệ thống luật chung này cũng bắt đầu thành lập những bộ phận chuyên trách trong toà thường để giải quyết các vụ kiện hành chính trong các vụ kiện đặc biệt quan trọng như: lĩnh vực đất đai, thuế, bảo hiểm … Quan niệm của các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa (continental law hay civil law), tiền thân là luật La Mã (Romano-Germani): Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Bỉ, Hà Lan, Châu Mỹ La Tinh, các nước Châu Phi, các nước Trung Cận Đông, Indonexia. Các nước theo hệ thống luật này có sự phân biệt rạch ròi giữa luật công và luật tư. Tranh chấp hành chính được xác định là một tranh chấp trong lĩnh vực công phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân công dân với các cơ quan, tổ chức công quyền. Bên cạnh đó, các quốc gia này đã thành lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính độc lập (Toà án hành chính) bên cạnh hệ thống Toà án tư pháp để chuyên thực hiện chức năng xét xử các khiếu kiện hành chính. Nguyễn Minh Tâm Trang : 3 Tiểu Luận Cuối Khoá Hình thức này được gọi là hình thức “lưỡng hệ tài phán”. Như vậy, tài phán hành chính, theo quan niệm của các quốc gia theo hệ thống luật lục địa, là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính giữa công dân và tổ chức của họ với các tổ chức, cá nhân công quyền và hoạt động tư vấn pháp luật cho Chính phủ. Quan niệm của Việt Nam: Sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, chính phủ mới đã đặt biệt quan tâm tới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hành vi, quyết định hành chính của cơ quan công quyền xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của họ, cũng như việc xử lý nghiªm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ nhà nước có thẩm quyền khi thực thi công vụ. Đồng thời trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu mới mà nền hành chính phải đáp ứng. Để đáp ứng yêu cầu bức thiết này, Đảng và Nhà nước đã tổng kết thực tiễn về hoạt động Tài phán hành chính và học tập kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế, trên cơ sở đó Việt Nam đã lựa chọn mô hình Tài phán hành chính có tính quá độ đặc thù riêng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo từ điển tiếng Việt “ tài phán” là việc “ xét xử, phán xử đúng, sai”. Dưới góc độ pháp lý thì khái niệm “ tài phán” rộng hơn khái niệm xét xử . Như vậy, Tài phán hành chính Việt Nam được hiểu là hoạt động xét xử các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật về Tố tụng Hành chính và chủ yếu do các Toà hành chính (THC), các Tài phán hành chính trong hệ thống Toà án Nhân dân thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan Nhà nước và tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. 2. Toà hành chính- Cơ quan Tài phán Việt Nam: Theo Luật Tổ chức Toà án Nhân dân năm 2002 Việt Nam có các Toà án sau: Toà án Nhân dân tối cao; Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Toà án Nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. 3. Đối tượng xét xử của Toà hành chính việt Nam: a.Quyết định hành chính (QĐHC): Theo Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006( PLTTGQCVAHC) thì QĐHC là quyết định bằng văn bản của cơ quan Hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành Nguyễn Minh Tâm Trang : 4 Tiểu Luận Cuối Khoá chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Điều này chứng tỏ rằng không phải mọi quyết định hành chính đều thuộc đối tượng xét xử của Tòa hành chính. Từ đó cho ta thấy rằng một QĐHC chỉ trở thành đối tượng xét xử của Toà án khi thoả mãn đồng thời các dấu hiệu: Thứ nhất xét về mặt hình thức: Một QĐHC phải được thể hiện dưới hình thức văn bản mà không bao hàm các quyết định bằng các hình thức như: tín hiệu, lời nói … (quyết định không thành văn). Một quyết định khi được thể hiện dưới hình thức một văn bản sẽ đem lại nhiều ưu thế cả về tính chính xác lẫn tính ổn định. Từ đó đã hình thành nên hai quan điểm : - Quan điểm thứ 1: Tòa hành chính chỉ xét xử các QĐHC bằng văn bản mà văn bản đó phải có tên gọi là “quyết định”, còn các văn bản không có tên gọi là “quyết định” sẽ không thuộc đối tượng xét xử xủa Tòa hành chính như các quyết định giao đất, quyết định thu hồi đất, quyết định giải quyết tranh chấp đất… - Quan điểm thứ 2: Bất kỳ một văn bản nào mà nội dung của nó chứa đựng một văn bản cá biệt đều thuộc đối tượng xét xử của Tòa hành chính, không phụ thuộc vào nó được ban hành đúng tên gọi hay không. Ví dụ: thông báo về việc kỷ luật buộc thôi việc… Như vậy, quan điểm thứ hai là đúng đắn hơn. vì một quyết định cá biệt ban hành không đúng thủ tục, tên gọi cũng đã là một căn cứ để cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện tại Tòa hành chính có thẩm quyền. Thứ hai về mặt nội dung: QĐHC theo luật tố tụng hành chính phải là những quyết định cá biệt (quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính), nghĩa là nó chỉ được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính (còn được gọi là quyết định áp dụng pháp luật). Đối tượng áp dụng của quyết định là cá nhân hoặc tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp và được ghi nhận trong nội dung của quyết định có thể là người khởi kiện vụ án hành chính với quyết định hành chính đó. Ví dụ: Một người có thể khởi kiện ra Toà án yêu cầu huỷ bỏ quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thu hồi giấy phép về sản xuất, kinh doanh cuả mình. Cũng như ví dụ trên nếu cấp có thẩm quyền cấp giấy giấy phép về sản xuất kinh doanh cho một người mà lại ảnh hưởng đến lợi ích của người khác thì người này có thể khởi kiện tại Toà yêu cầu huỷ quyết định trên, trong trường hợp này người khởi kiện không phải là người áp dụng QĐHC. Như vậy, không phải bất kì người khởi kiện nào cũng là đối tượng áp dụng của QĐHC. Nguyễn Minh Tâm Trang : 5 Tiểu Luận Cuối Khoá Như vậy, đối với đối tượng áp dụng quyết định hành chính sẽ dẫn tới tình trạng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của họ, cụ thể: được hưởng quyền, lợi ích; gánh vác một nghĩa vụ bổ sung; tước bỏ hoặc hạn chế một hoặc một số quyền, lợi ích; buộc thực hiện hoặc cấm hay hạn chế thực hiện một số hành vi nhất định. Riêng đối với người khởi kiện nhưng không thuộc đối tượng áp dụng của quyết định thì thông thường họ phải chịu thiệt hại về quyền hoặc lợi ích hợp pháp do quyết định hành chính trên gây ra. Thứ ba về chủ thể ban hành: Phải do cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành (chủ thể ban hành QĐHC là rất rộng). Cơ quan hành chính nhà nước ở đây được hiểu không chỉ là cơ quan có chức năng quản lý hành chính Nhà nước thông qua hoạt động chấp hành, điều hành như Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ … (ở Trung ương), Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở, phòng, ban …(ở địa phương), văn phòng Quốc hội, văn phòng Chủ tịch nước, Toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; mà còn cả các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp nhất định như quyền tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, quyền quyết định dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động … Thứ tư về phạm vi các lĩnh vực của quyết định: Ở nước ta, hoạt động xét xử hành chính còn mới mẻ, vẫn còn trong giai đoạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên không phải mọi QĐHC đều thuộc đối tượng xét xử của Tòa hành chính, mà quyết định hành chính theo luật tố tụng hành chính Việt Nam chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định thuộc quá trình hành pháp (loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án do luật định). Cụ thể trong các lĩnh vực theo Điều 11 PLTTGQCVAHC Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: - Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; - QĐHC trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; - QĐHC, HVHC trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính; - QĐHC trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến kiến trúc kiên cố khác; - QĐHC trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc Nguyễn Minh Tâm Trang : 6 Tiểu Luận Cuối Khoá QĐHC khác liªn quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân; - QĐHC liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước; - QĐHC liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ; - QĐHC trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản; - QĐHC trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế; - QĐHC trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất; - QĐHC trong quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; - QĐHC trong quản lý Nhà nước về đầu tư; - QĐHC của cơ quan hải quan, công chức hải quan; - QĐHC về quản lý hộ tịch; - QĐHC đối với việc từ chối công chứng, chứng thực; - QĐHC về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất; - Khởi kiện về danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân; - Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống; - Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư; - Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc; - Các QĐHC khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và §iều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, QĐHC theo luật tố tụng hành chính còn phải thoả m·n các điều kiện pháp lí như: Quyết định hành chính phải là quyết định hành chính lần đầu; Phải do người có năng lực chủ thể theo quy định của luật tố tụng hành chính khởi kiện trong phạm vi thời hiệu nhất định; Quyết định hành chính bị một người vừa khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vừa khởi kiện Nguyễn Minh Tâm Trang : 7 Tiểu Luận Cuối Khoá VAHC đến Toà án có thẩm quyền thì quyết định đó mới thuộc đối tượng xét xử hành chính của Toà án nhân dân; trường hợp một QĐHC bị nhiều người khiếu kiện trong đó có người khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, có người khởi kiện VAHC đến Toà án thì quyết định đó không thuộc đối tượng xét xử hành chính. b. Hµnh vi hµnh chính (HVHC). Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 2 Điều 4 PLTTGQCVAHC). Từ khái niệm trên ta thấy HVHC có những dấu hiệu sau: Một là về mặt chủ thể. Một hµnh vi hµnh chÝnh thuộc thẩm quyền xét xử của Toµ hµnh chÝnh thì nó phải được ban hành bởi các chủ thể được quy định ở điều 12 PLTTGQCVAHC đó là hµnh vi hµnh chÝnh của cơ quan Nhà nước và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó. ë đây, chúng ta cần hiểu rõ hai thuật ngữ “cơ quan nhà nước” và “cán bộ, công chức”. Theo hiến pháp 1992 thì “cơ quan nhà nước” được chia thành bốn loại: - Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. - Cơ quan quản lý Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các ban ngành trực thuộc Uỷ ban nhân dân. - Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân các cấp. - Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Thuật ngữ “ cán bộ, công chức” theo điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định cán bộ, công chức là: - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. - Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ trong ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước. - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân không phải là sĩ quan Nguyễn Minh Tâm Trang : 8 Tiểu Luận Cuối Khoá chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyện nghiệp. Hai là hình thức biểu hiện. Một hµnh vi hµnh chÝnh được xem là đối tượng xét xử của Toµ hµnh chÝnh thì hành vi đó phải là hành vi công vụ được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức bị khởi kiện tại Toµ hµnh chÝnh . Hµnh vi hµnh chÝnh được biểu hiện dưới dạng hành động được hiểu là việc một người theo quy định của pháp luật được giao nhiệm vụ thi hành quyết định hành chính của người có thẩm quyền, nhưng khi thi hành công vụ người đó không thực hiện đúng như trong quyết định hành chính nên đã gây thiệt hại cho người phải chấp hành quyết định. Một cơ quan hoặc một người theo quy định của pháp luật sau khi nhận đủ hồ sơ về việc xin cấp các loại giấy phép, về xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh, mặc dù hồ sơ đã đầy đủ các tài liệu cần thiết và đủ điều kiện được cấp, thế nhưng quá thời hạn do pháp luật quy định hoặc vì vụ lợi mà cơ quan đó hoặc người đó vẫn không cấp giấy cho người có yêu cầu.. Đây là hµnh vi hµnh chÝnh được thực hiện dưới dạng không hành động. Ba là về phạm vi. Cũng như quyÕt ®Þnh hµnh chÝnh, hµnh vi hµnh chÝnh không phải lúc nào cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Toµ hµnh chÝnh, để đảm bảo cho việc xác định được một hµnh vi hµnh chÝnh có phải là đối tượng xét xử của Toµ hµnh chÝnh hay không, pháp luật đã quy định một cách cụ thể tại Điều 11 PLTTGQCVAHC (như đã nêu ở phần trên). c. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức. Quyết định kû luật buéc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức áp dụng hình thức kỹ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc quyền quản lí của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (theo khoản 3 Điều 4 PLTTGQCVAHC). Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là một dạng biểu hiện của quyết định hành chính nói chung, vì vậy nó cũng có đầy đủ tính chất và đặc điểm của một QĐHC. Nếu dùng thuật ngữ “người đứng đầu cơ quan, tổ chức” là chủ thể ban hành sẽ dẫn đến chủ thể thực hiện không biết cơ quan, tổ chức ở đây là cơ quan, tổ chức nhà nước hay cả các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Để xác định được vấn đề này chúng ta sẽ căn cứ vào Điều 12 PLTTGQCVAHC Nguyễn Minh Tâm Trang : 9 Tiểu Luận Cuối Khoá thì các chủ thể có thẩm quyền ban hành QĐHC bao gồm: Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; QĐHC của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, văn phòng chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và QĐHC, HVHC của Thủ trưởng các cơ quan đó; Quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thủ tướng chính phủ. Bên cạnh đó, Toµ hµnh chÝnh cßn cã thẩm quyền giải quyết khởi kiện quyết định buộc thôi việc và quyết định sa thải. Tuy nhiên, Toà án không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyết định buộc thôi việc trong Quân đội nhân dân và C«ng an nh©n d©n do xuất phát từ tính chất đặc thù riêng liên quan đến an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, do đó các tranh chấp này sẽ giải quyết theo luật, các quy định riêng của quân đội nhân dân và C«ng an nh©n d©n. Nguyễn Minh Tâm Trang : 10 Tiểu Luận Cuối Khoá CHƯƠNG II THẨM QUYỀN TOÀ HÀNH CHÍNH Thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính là một nội dung quan trọng trong tổ chức và hoạt động tài phán, liên quan đến quản lý Nhà nước, đến phân công thực hiện quyền lực Nhà nước cũng như liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân ... Trong ngôn ngữ tiếng Việt, “ thẩm quyền” là thuật ngữ dùng để chỉ quyền xem xét, kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật hoặc chỉ một tư cách về chuyên môn được thừa nhận để có ý kiến mang tính chất quyết định về một vấn đề. Trong tiếng Anh, “thẩm quyền” được sử dụng bằng thuật ngữ Jurisdiction để chỉ thẩm quyền hoặc phân quyền, tức là quyền lắng nghe và phán quyết một vụ kiện hay đưa ra một án lệnh nào đó của Toà hoặc vùng lãnh thổ mà trong phạm vi đó thẩm quyền của Toà được thi hành. Thẩm quyền xét xử hành chính là ph¹m vi thùc hiÖn quyÒn lùc nhµ n-íc cña Toµ ¸n trong viÖc gi¶i quyÕt c¸c tranh chÊp hµnh chÝnh gi÷a mét bªn lµ c«ng d©n, tæ chøc vµ bªn kia lµ c¬ quan c«ng quyÒn, theo thñ tôc tè tông hµnh chÝnh nh»m b¶o ®¶m vµ b¶o vÖ lîi Ých cña Nhµ n-íc, cña x· héi, quyÒn vµ lîi Ých hîp ph¸p cña c«ng d©n. Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra một số đặc điểm về thẩm quyền toà hành chính: - Về nội dung: Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án bao gồm: Đối tượng xét xử, hoạt động xét xử, phán quyết và sự quy định, điều chỉnh của pháp luật về đối tượng hoạt động, về phân cấp và phân định thẩm quyền Nguyễn Minh Tâm Trang : 11 Tiểu Luận Cuối Khoá - Về tính chất: Thẩm quyền giải quyết VAHC là xem xét, phán quyết về tính đúng đắn, tính hợp pháp trong hoạt động của cơ quan hành pháp về đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền hành pháp ( QĐHC, HVHC ... ). - Về mục đích: Thẩm quyền xét xử hành chính một mặt khẳng định vai trò kiểm tra tư pháp đối với hành pháp, mặt khác nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần tăng cường hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước. 1. Cơ sở xác lập thẩm quyền của Toà hành chính: ë nước ta, tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước được xác lập theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Từ quan điểm này, việc xác lập thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án dựa vào các cơ sở: - Cơ sở lý luận: Trước hết, phải xuất phát từ các quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lê nin về nhà nước và pháp luật, về tổ chức tư pháp, XHCN. ë nước ta, việc xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và xác lập thẩm quyền của Toà án (trong đó có thẩm quyền tài phán hành chính) nói riêng dựa trên quan điểm, đường lối chủ trương chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Đặc biệt, trước yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với xã hội, đối với công dân, Đảng ta đã có chủ trương: Xúc tiến thành lập Toµ hµnh chÝnh trong TAND, xác định mô hình tổ chức và thủ tục tố tụng phù hợp với đặc điểm của các vụ kiện hành chính. Ngoài ra, việc thành lập thiết chế tài phán hành chính cũng như xác lập thẩm quyền xét xử hành chính còn cần thiết phải học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới để đảm bảo tính có căn cứ khoa học đầy đủ (phương pháp so sánh). - Cơ sở pháp lý: Theo hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 thì ở nước ta chỉ có một hệ thống Toà án thực hiện chức năng xét xử. Điều 127 Hiến pháp quy định “Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Nguyễn Minh Tâm Trang : 12 Tiểu Luận Cuối Khoá Toà án quân sự và các toà án khác là những cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN”. Trên cơ sở của Hiến pháp, hàng loạt các quy định mới trong các văn bản pháp luật quan trọng được ban hành, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tæ chức, trình tự tố tụng, phạm vi xét xử hành chính … cho TAND như Luật tổ chức TAND (sửa đổi, bổ sung); Luật khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là PLTTGQCVAHC (sửa đổi, bổ sung)… là những cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xác lập và sử dụng thẩm quyền xét xử hành chính của TAND. - Các cơ sở khác: Ngoài hai cơ sở trên việc xác lập thẩm quyền xét xử hành chính của TAND cần dựa vào một số nhu cầu thực tiển của đời sống chính trị- xã hội như: Yêu cầu năng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động hành pháp dẫn đến việc phải cải cách nền hành chính nhà nước mà quan trọng nhất là cải cách thủ tục hành chính và thực hiện tốt quy chế dân chủ, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. 2. Thẩm quyền giải quyết c¸c VAHC của Toµ hµnh chÝnh: Thẩm quyền về việc của Toà hành chính được xác định trong khuôn khổ của Điều 11 (đã được sửa đổi, bổ sung) bao gồm 9 nhóm việc. Thẩm quyền về việc là căn cứ để phân biệt thẩm quyền giữa các toà chuyên trách với nhau và cũng là căn cứ để các toà chuyên trách xem xét các khiếu kiện có thuộc thẩm quyền thụ lý và xét xử của mình không. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án giải quyết các vụ án hành chính đối với các khiếu kiện sau đây: 2.1.1 Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (PLXLVPHC năm 2002) và pháp lệnh số//PL-UBTVQH12 ngày 02/04/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Các hình thức xử lý vi phạm như: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện; phạt tiền tuỳ Nguyễn Minh Tâm Trang : 13 Tiểu Luận Cuối Khoá thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà có mức phạt tương ứng; Riêng hình thức trục xuất quy định tại Pháp lệnh thì tuỳ từng trường cụ thể sẽ được áp dụng là hình phạt chính hoặc hính phạt bổ sung đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài các biện pháp xử phạt trên cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình trái phép như: Xây dựng công trình sai quy định trong giấy phép xây dựng; Cải tạo, sửa chữa công trình cò kh«ng có giấy phép hoặc sai phép; Sử dụng đất không đúng mục đích; Lấn, chiếm đất đai … - Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi hành chính gây ra; - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; - Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; - Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định theo quy định của Chính phủ. 2.2 Khiếu kiện quyết định ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hµnh chính (khoản 1 Điều 43 và khoản 3 điều 118 PLXLVPHC năm 2002): Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính được áp dụng khi cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính: Tạm giữ người; Tạm giữ tang vật, phương tiện vi pham hành chính; Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Bảo lãnh hành chính; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn. Nguyễn Minh Tâm Trang : 14 Tiểu Luận Cuối Khoá Cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền khiếu nại về việc áp dụng biện pháp đó và được thực hiện theo quy định về thủ tục giải quyết các VAHC. 2.3 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định 35/2005/NĐ-CP về áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính). Áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (cưởng chế hành chính) đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành các quyết định nêu trên mà không tự nguyện chấp hành. Biện pháp cưỡng chế bao gồm: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tài khoản tại Ngân hàng; Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Biện pháp cưỡng chế khác như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính… Cá nhân, đại diện tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện về việc áp dụng biện pháp này theo quy định của pháp luật. 2.4 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý vi phạm hµnh chính bằng một trong c¸c hình thức gi¸o dục tại x·, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở chữa bệnh. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến møc đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh. Đưa vào tr-êng giáo dưỡng là biện pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật. Đưa vào cơ sở giáo dục là biện pháp áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tài sản của Nhà nước, của các tổ chức, tài sản, sức khoẻ danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài và vi phạm trật tự an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Nguyễn Minh Tâm Trang : 15 Tiểu Luận Cuối Khoá Đưa vào cơ sở chữa bệnh là biện pháp được áp dụng đoi với người nghiện mà tuý, người mại dâm có tính chất thường xuyên, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu s÷a chữa. PLXLVPHC năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2008 đã quy định chi tiết và chặt chẽ về nguyên tắc, trình tự thủ tục áp dụng, đối tượng áp dụng, thời hiệu và thẩm quyền áp dụng đối với các biện pháp nêu trên. Đồng thời cũng mở rộng thẩm quyền xét xử của Toµ hµnh chÝnh là quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh mà Pháp lệnh năm 1995 không quy định. Như vậy khi có một QĐHC hay HVHC áp dụng biện pháp trên mà trái pháp luật thì cá nhân có quyền khởi kiện ra Toµ hµnh chÝnh. 2.5 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình vật kiến tróc kiªn cè kh¸c. Nhà ở được phân thành bốn cấp 1,2,3,4 và để xác định được niên hạn sử dụng của từng loại nhà người ta dựa trên các tiêu chuẩn về chất lượng sử dụng, độ bền vững, độ chịu lửa … Công trình đó là các công trình được xây dựng trên đất được giao hoặc được thuê để sử dụng vào mục đích phục vụ công cộng hoặc sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, cầu đường … Kiến trúc kiên cố khác như công trình gắn liền với nhµ ở: nhµ bếp, nhµ tắm, hµng rµo x©y bảo vệ nhµ … Biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác được áp dụng trong trường hợp việc xây dựng này không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng thực hiện không tuân thủ quy định của giấy phép trong một số trường hợp. Cơ quan Nhà nước ra quyết định hành chính buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác không dựa trên căn cứ và thủ tục pháp luật quy định nên ®· x©m phạm đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, đồng thời theo Điều 62 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật”. Do đó khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì c«ng d©n cã thể khởi kiện ra toµ vÒ những QĐHC, HVHC Nguyễn Minh Tâm Trang : 16 Tiểu Luận Cuối Khoá mà họ cho là trái pháp luật trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác để bảo vệ quyền lợi của mình. 2.6 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc cấp, thu hồi giấy phép xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vµ chứng chỉ hµnh nghề hoặc QĐHC, HVHC khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân. 2.7 Khiếu kiện QĐHC, HVHC liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước (Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 về xử lý vi phạm hµnh chính trong lĩnh vực thương mại). C¸ nh©n, tæ chøc cã hµnh vi cố ý hoặc v« ý vi phạm c¸c quy định quản lý nhà nước về trong lĩnh vực thương mại mà không phải là tội phạm hình sự vµ theo quy định phải bị xử phạt hành chính. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại bao gồm: - Hµnh vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp vµ hộ kinh doanh; - Hành vi vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhành của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; - Hành vi vi phạm quy định về lưu thông, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên thị trường; - Hành vi vi phạm quy định về xúc tiến thương mại; - Hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; - Hành vi vi phạm quy định về hoạt động thương mại, dịch vụ kh¸c. 2.8 Khiếu kiện QĐHC, HVHC liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ. 2.9 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản. 2.10 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế (Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/02/2004 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế). Nguyễn Minh Tâm Trang : 17 Tiểu Luận Cuối Khoá Cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về thuế mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bao gồm: - Vi phạm quy định về đăng ký thuế; kê khai thuế; lập, nộp quyết toán thuế; - Vi phạm quy định về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt; - Vi phạm quy định về kiểm tra, thanh tra về thuế; - Các hành vi trốn thuế khác. 2.11 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất. a. Phí (Nghị định 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí). Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài có hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm ph¸p luật về phí, lệ phí mµ kh«ng phải l tội phạm điều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định theo Nghị định 106/2003/NĐ-CP, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí bao gồm: Vi phạm quy định về thẩm quyền quy định về phí, lệ phí; Mức thu phí, lệ phí; Đăng ký, kª khai, nộp phí, lệ phí; Quy trình, thủ tục lập, b¸o c¸o phương án thu phí; Chứng từ thu phí, lệ phí; Miễn, giảm phí, lệ phí; Kế toán phí, lệ phí; Công khai chế độ thu phí, lệ phí. b. Thu tiền sử dụng đất (Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngy 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất). Cá nhân, hộ gia đình,tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích như: Ở; Xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê; Làm mặt bằng xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; Xây dựng công trình c«ng céng nh»m Nguyễn Minh Tâm Trang : 18 Tiểu Luận Cuối Khoá mục đích kinh doanh; Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trống thủy sản, làm muối; Thực hiện dự án đầu tư. Đồng thời, Nhà nước thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; Chuyển mục đích sử dụng đất;Chuyển từ thuê đất sang giao đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 2.12 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Quản lý nhµ nước về sở hữu trí tuệ bao gồm: Cấp, từ chối hoặc thu hồi Văn bằng bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp; Cấp, từ chối hoặc thu hồi Văn bằng bảo hộ về nh·n hiÖu hµng hãa, nh·n hiÖu hµng hãa næi tiÕng... do đó khi không đồng ý với việc trả lời của Cục sở hữu công nghiệp về việc cấp Văn bằng bảo hộ thì người khiếu nại cã quyền khởi kiện VAHC tại Tßa ¸n (Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy ®Þnh chi tiết về sở hữu công nghiệp). Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vµ theo quy định phải bị xử phạt hành chính thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này (Nghị định 16/2000/NĐCP ngày 10/5/2000 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ). Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ bao gồm: - Các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về quyền sở hữu trong chuyển giao công nghệ; vi phạm các quy định quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực văn hóa, quốc phóng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội; - Các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về: nội dung, hính thức, thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ; - Các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về: báo cáo quá trình thực hiện hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước, định mức giá thanh toán hợp đồng, phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, nghĩa vụ cung cấp thông tin; - Các hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Nguyễn Minh Tâm Trang : 19 Tiểu Luận Cuối Khoá - Các hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ. 2.13 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong quản lý Nhà nước về đầu tư. 2.14 Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong quản lý Nhà nước của cơ quan hải quan, công chức hải quan (Nghị định 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan). Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan: - Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan; - Vi phạm các quy định về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; - Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác; vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải. 2.15 Khiếu kiện QĐHC, HVHC về quản lý hộ tịch (Nghị định 158/2005/NĐCP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch). Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Quản lý hộ tịch l nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo di thực trạng và biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền. lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những QĐHC của cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch hoặc HVHC trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nguyễn Minh Tâm Trang : 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan