Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tài chính quốc tế xu hướng fdi sau khủng hoảng và giải pháp thu hút fd...

Tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế xu hướng fdi sau khủng hoảng và giải pháp thu hút fdi cho việt nam

.DOC
71
53
109

Mô tả:

Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp Bộ Môn Tài Chính Quốc Tế Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Xu Hướng FDI Sau Khủng Hoảng Và Giải Pháp Thu Hút FDI Cho Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 2009. Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Thị Hồng Minh Danh sách nhóm: Mai Ngọc Thuỳ Dung Nguyễn Thị Ngọc Dung Nguyễn Tiến Đức Nguyễn Thị Hải Ngô Vũ Hạnh Nguyên TCDN5 TCDN5 TCDN5 TCDN5 TCDN5 TCDN5-K32 Trang 2 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Nhận xét của giáo viên ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… ………………………………………………………… TCDN5-K32 Trang 3 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Mục lục Danh mục từ ngữ viết tắt ...................................................................................Trang 6 Tóm tắt .............................................................................................................Trang 7 Chương I: Cơ sở lí luận đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................Trang 8 1.1 Khái niệm.....................................................................................................Trang 8 1.2 Đặc điểm......................................................................................................Trang 8 1.3 Phân loại.......................................................................................................Trang 9 1.3.1 Theo quốc tế.........................................................................................Trang 9 1.3.2 Theo Việt Nam.....................................................................................Trang 10 Chương II : Tổng quan FDI toàn cầu và xu hướng FDI 2009-2011.......Trang 14 2.1 Các MNC trong sản xuất quốc tế ...........................................................Trang 15 2.2 FDI một số khu vực năm 2008 ...................................................................Trang 17 2.3 Đặc điểm cấu trúc của sự suy giảm FDI ....................................................Trang 21 2.4 Triển vọng FDI ...........................................................................................Trang 22 2.4.1 Trong ngắn hạn và trung hạn ...............................................................Trang 22 2.4.2 Theo chi tiết khu vực nhóm nước ........................................................Trang 23 2.4.3 Theo cơ cấu nghành nghề ....................................................................Trang 28 Chương III: Thực trạng hoạt động và xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ....................................................................Trang 34 3.1 Giai đoạn 1988 – 2007 .................................................................................Trang 34 3.1.1 Tình hình thu hút FDI qua các năm ....................................................Trang 34 3.1.1.1 Tình hình cấp phép đầu tư .....................................................Trang 35 3.1.1.2 Tình hình tăng vốn đầu tư ......................................................Trang 37 3.1.1.3 Qui mô các dự án đầu tư ........................................................Trang 38 3.1.2 Cơ cấu vốn FDI ..................................................................................Trang 38 3.1.2.1 Theo ngành nghề ...................................................................Trang 38 3.1.2.2 Theo địa phương ....................................................................Trang 41 3.1.2.3 Theo hình thức đầu tư .............................................................Trang 43 3.1.2.4 Theo đối tác đầu tư .................................................................Trang 44 3.2 Năm 2008 ...................................................................................................Trang 45 TCDN5-K32 Trang 4 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia 3.2.1 Sơ lược tình hình thu hút nguồn FDI ....................................Trang 45 3.2.2 Cơ cấu vốn FDI .....................................................................Trang 46 3.2.3 Hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................Trang 48 3.3 Xu hướng FDI vào Việt Nam 9 tháng đầu năm 2009...................................Trang 48 3.3.1 Tình hình thu hút FDI ..........................................................Trang 48 3.3.2 Cơ cấu vốn FDI .....................................................................Trang 49 3.3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh..................................................Trang 53 3.3.4 Tình hình giải ngân nguồn vốn FDI ....................................Trang 53 3.3.5 Nhận xét chung về xu hướng FDI sau 2008 .............................Trang 54 3.3.6 Định hướng thu hút vốn đầu tư trong một số ngành..................Trang 54 3.3.7 Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng.................................Trang 56 3.4 Kết luận về hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam .................Trang 56 3.4.1 Mặt tích cực ..............................................................................Trang 56 3.4.1.1 Về mặt kinh tế .................................................................Trang 57 3.4.1.2 Về mặt xã hội ...................................................................Trang 59 3.4.1.3 Về mặt môi trường ...........................................................Trang 60 3.4.2 Mặt hạn chế ..............................................................................Trang 60 Chương IV: Nhóm giải pháp về thu hút FDI cho Việt Nam ...............Trang 63 Tài liệu tham khảo ............................................................................................Trang 70 TCDN5-K32 Trang 5 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Danh mục từ ngữ viết tắt CIS Cộng đồng các quốc gia độc lập EU-15 Bao gồm các nước: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai-len, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh Quốc. EU-12 Bao gồm các nước: Bulgaria, cộng hòa Sip, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Rumani, Slovakia, Slovenia. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài. MNC Công ty đa quốc gia. M&A Mua bán, sáp nhập. UNCPAD Tổ chức liên hiệp quốc tế về thương mại và phát triển. R&D Nghiên cứu và phát triển. IMF Quỹ tiền tệ quốc tế. OECD Tổ chức các nước hợp tác kinh tế và phát triển. TCDN5-K32 Trang 6 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Tóm tắt Giống như các hoạt động kinh tế khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu dưới nhiều góc độ khác nhau. Bài tiểu luận tập trung vào việc nhận định xu hướng FDI toàn cầu trong giai đoạn 2009-2011 và các giải pháp thu hut FDI cho Việt Nam. Kết cấu của bài viết gồm có 4 chương: Chương I: : Cơ sở lí luận đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 1 cho chúng ta biết về khái niệm, phân loại FDI nhìn tù góc độ quốc tế và Việt Nam Chương II : Tổng quan FDI toàn cầu và xu hướng FDI 2009-2011. Chương 2 điểm lại tình hình FDI năm 2008 của toàn cầu và đưa ra những nhận định về tình hình FDI trong giai đoạn 2009-2011 theo quốc gia, khu vực và các nhóm ngành trong nền kinh tế. Chương III: Thực trạng hoạt động và xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Chương 3 điểm lại hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong 2 giai đoạn, trước năm 2008 và trong năm 2008. Đồng thời nhận định xu hướng FDI tại Việt Nam trong thời gian tới. Chương IV: Nhóm giải pháp về thu hút FDI cho Việt Nam. Trên co sở triển vọng FDI toàn cầu 2009-2011 và tình hình thu hút FDI tại Việt Nam những năm qua, chương 4 nêu ra những giải pháp thu hút FDI cho Việt Nam trong thời gian tới. Do kiến thức có hạn nên bài viết còn có nhiều sai xót, mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn để bài viết thêm hoàn thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn. TCDN5-K32 Trang 7 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Chương 1 Cơ Sở Lí Luận Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài 1.1 Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ( Foreign direct investment ) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). 1.2 Đặc điểm của FDI - Tìm kiếm lợi nhuận FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của UNCTAD, IMF và OECD, FDI là đầu tư tư nhân. Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư. - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, còn theo qui định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp. - Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, trong doanh nghiệp liên doanh, các TCDN5-K32 Trang 8 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia bên chỉ định người của mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vào vốn pháp định của liên doanh. - Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. - Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. - FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Ví dụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của Việt Nam, hầu hết công nghệ mới trong lĩnh vực này có được nhờ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. * Tóm lại - Điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức khác là quyền kiểm soát, quyền quản lý đối tượng tiếp nhận đầu tư. - Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì ưu điểm của hình thức này là tính ổn định và hiệu quả sử dụng vốn của FDI cao hơn các hình thức khác do nhà I trực tiếp sử dụng vốn. Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn để chuyển sang các hình thức đầu tư khác nếu thấy sự bất ổn của nền kinh tế nước nhận đầu tư. Do đó mức độ ổn định của dòng vốn đầu tư đối với host country cao hơn. Nhược điểm là host country bị phụ thuộc vào kinh tế ở khu vực FDI. Đối với nhà đầu tư: Chủ động nên có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, lợi nhuận thu về cao hơn. Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai thác nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ và những lợi thế khác của nước nhận đầu tư, tranh thủ những ưu đãi từ các nước nhận đầu tư. Tuy nhiên hình thức này mang tính rủi ro cao vì anh ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư chịu sự điều chỉnh từ phía nước nhận đầu tư. Không dễ dàng thu hồi và chuyển nhượng vốn. 1.3 Phân loại TCDN5-K32 Trang 9 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia 1.3.1 Theo quốc tế Hai hình thức chủ yếu là Greenfield Investment (GI) và Crossborder Merger and Acquisition (M&A), ngoài ra còn có hình thức Brownfield Investment.1 - Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. - Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A: Cross-border Merger and Acquisition): Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Hai thuật ngữ mua lại và sáp nhập có gì khác nhau không? Theo Luật cạnh tranh mới thông qua tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005, điều 17, có đưa ra khái niệm rõ hơn về mua lại và sáp nhập như sau: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Chẳng hạn, có 2 doanh nghiệp A và B. Nếu A mua cổ phiếu hoặc tài sản của B ở mức đủ để kiểm soát toàn bộ hoặc một phần hoạt động của B, ta nói doanh nghiệp A mua lại công ty B. Khi đó có hai trường hợp xảy ra. Một là, hai doanh nghiệp A và B vẫn có thể là hai pháp nhân riêng, vẫn tồn tại song song, tức là không có sáp nhập. Hai là, B không còn tồn tại nữa, khi đó chỉ còn một mình A, A nhận toàn bộ tài sản, các quyền và nghĩa vụ của B. Như vậy B là doanh nghiệp bị sáp nhập, A là doanh nghiệp nhận sáp nhập. Như vậy, với mua lại, ta quan tâm đến việc chuyển giao quyền sở hữu của doanh nghiệp, còn khi nói sáp nhập là nói đến một quy trình mang tính pháp lý nhiều hơn, có 1 Brownfield Investment: Mua lại một doanh nghiệp nhưng không sử dụng đến các tài sản của doanh nghiệp đó. Bản chất chỉ là mua lại cái tên. TCDN5-K32 Trang 10 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia thể có, cũng có thể không xảy ra sau khi mua lại. Ngày nay, những giao dịch mua lại mà sau đó không xảy ra sáp nhập khá phổ biến trên thế giới. -Với trường hợp của hợp nhất doanh nghiệp, thì cả A và B cùng góp tất cả vốn, chấm dứt sự tồn tại của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, lấy tên C chẳng hạn. Còn trong trường hợp liên doanh, A và B mỗi bên góp một phần hình thành nên liên doanh mới có tên ví dụ như là “A và B”, nhưng cả hai doanh nghiệp cũ A và B vẫn tồn tại bên cạnh liên doanh mới này. Thực ra trong tiếng Anh hai thuật ngữ sáp nhập và hợp nhất cùng là merger. Gần như không có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ này. Các hình thức của sáp nhập - Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh) Ví dụ: Procter & Gamble là một trong những công ty lớn nhất thế giới sản xuất sản phẩm tiêu dùng chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ và trẻ em. Năm 2004 doanh thu là 56,74 tỷ USD, lợi nhuận ròng là 7,26 tỷ USD. Gillette là công ty của Mỹ đứng đầu thế giới về sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân cho nam. Doanh số năm 2004 là 9 tỷ USD. Mục đích của M&As: P&G từ lâu đã hướng về đối tượng khách hàng là phụ nữ và trẻ em sơ sinh giờ muốn mở rộng sang đối tượng là nam giới => muốn mua lại Gillette. Tháng 01/2005, công ty Procter & Gamble đã mua lại Gillette với giá 57 tỷ USD, gấp 6 lần doanh số của Gillette (9 tỷ USD). Sau M&A với Gillette, P&G trở thành tập đoàn số 1 thế giới vượt cả Unilever. Hoạt động M&As đã đem lại sức tăng trưởng với tỷ lệ cao nhất và sự bao trùm về địa lý cho công ty. Tập đoàn bán lẻ quần áo GAP Inc. Đã kết hợp 3 công ty là Banana Republich, Old Navy và GAP, mỗi một công ty này bán các loại quần áo khác nhau phù hợp với túi tiền của những khách hàng khác nhau, Banana Republic thì bán các loại quần áo giá cao phù hợp với tầng lớp thượng lưu, còn GAP bán quần áo giá vừa phải cho tầng lớp trung lưu tuổi trung niên, Old Navy bán quần áo rẻ hướng tới đối tượng khách hàng là trẻ em và thanh thiếu niên. Sự sáp nhập giữa 3 công ty này đã làm cho tập đoàn GAP Inc, có được một thị trường bán lẻ quần áo rộng lớn . - Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng sáp nhập theo chiều dọc là: Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất, Forward: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra nhiều trong lĩnh vực dầu mỏ. TCDN5-K32 Trang 11 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia VD: Công ty Exxol Mobile Coporation là công ty sáp nhập giữa 2 công ty dầu mỏ Exxol và Mobile. Thương vụ hoàn thành năm 1991. Công ty UCB SA của Bỉ hoạt động trong lĩnh vực hoá dược và sản phẩm thực vật (medicinal chemicals and botanical products) mua lại công ty Celltech Group Plc nghiên cứu thương mại vật lý và sinh học (commercial physical and biological reseach) với giá 2.7 tỷ USD - Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là đa dạng hóa, và chúng thường thu hút sự chú ý của những công ty có lượng tiền mặt lớn. Ví dụ: Công ty General Electric của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, phân phối và máy bién thế đặc biệt mua lại công ty Amersham Plc của Anh hoạt động trong lĩnh vực các sản phẩm sinh học, sản phẩm chẩn đoán loại trừ với giá 9.6 tỷ USD, thương vụ này kết thúc vào 8/4/2004. 1.3.2 Ở Việt Nam mới chỉ có rất ít hoạt động mua lại và sáp nhập VD: P&G mua lại 23% trong tổng số 30% cổ phần của công ty Phương Đông. Unilever mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S. Kinh Đô mua lại nhãn hiệu kem WALL’s trên thị trường Việt Nam của Unilever. Nhìn chung, phần lớn các vụ sáp nhập giữa các công ty mà vượt khỏi phạm vi biên giới quốc gia là sáp nhập theo chiều ngang (chiếm khoảng 60% trong giai đoạn từ năm 1987-1999), kế đến là sáp nhập conglomerate (tương ứng 30%) và sáp nhập theo chiều dọc (10%). Hình thức đầu tư mới phổ biến hơn ở các nước đang phát triển và được các nước nhận đầu tư ưa chuộng hơn , trong khi M&A xuất hiện nhiều hơn ở các nước phát triển và được các chủ đầu tư ưu tiên hơn (M&A chiếm 77% FDI ở nước phát triển và 33% FDI ở các nước đang phát triển, chiếm trên 50% FDI toàn thế giới năm 2004). Vì: Hình thức đầu tư mới có ưu điểm là tạo những năng lực sản xuất mới, tạo công ăn việc làm mới cho người dân, trong khi hình thức thứ hai chỉ có thể tạo những năng lực sản xuất bổ sung hoặc có khi không trong trường hợp các công ty này cơ cấu lại tinh giảm lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh của họ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó hình thức GI còn có ưu điểm là không tạo ra hiệu ứng cạnh tranh gây ra tình trạng độc quyền trong ngắn hạn đe doạ đến các thành phần kinh tế nước nhận đầu tư, nhất là đối với các nước đang và kém phát triển. Trong khi đó, M&A lại chủ yếu mạnh ở các nước phát triển vì môi trường pháp lý tốt, thị trường vốn, tài chính được tự do hóa, doanh nghiệp ở các nước này có tiềm lực mạnh, có tiếng tăm nên các doanh nghiệp nước khác muốn vào nước này để tận dụng tiếng tăm sẵn có thông qua M&A. M&A được các chủ đầu tư ưa chuộng hơn vì hình thức này thường có thời gian đầu tư nhanh hơn (chủ đầu tư không mất thời gian để điều TCDN5-K32 Trang 12 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia tra thị trường, xây dựng nhà máy mới, tiếp cận khách hàng v.v..); quan trọng hơn cả là chủ đầu tư tận dụng được các lợi thế sẵn có của các đối tác nước nhận đầu tư như hình ảnh doanh nghiệp, hình ảnh sản phẩm, mối quan hệ với khách hàng, với chính quyền sở tại, với các đối tác kinh doanh, năng lực kỹ thuật, nhãn hiệu nổi tiếng, mạng cung cấp và hệ thống phân phối sẵn có v.v Những ví dụ tiêu biểu cho M&A có thể thấy trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô, và đặc biệt là dịch vụ: tài chính ngân hàng, viễn thong truyền thông, vận tải, v.v.. Bằng phương thức này, các công ty muốn bảo vệ, củng cố vị trí cạnh tranh bằng cách: bán đi những bộ phận không phù hợp với năng lực của mình và mua những tài sản chiến lược giúp nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của mình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có một số hình thức sau: 1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Kí kết giữa một nhà đầu tư nước ngoài với một nhà đầu tư trong nước để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không cho ra đời một tư cách pháp nhân mới, thời hạn hợp đồng do hai bên kí kết thỏa thuận. 2. Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh Do một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia với một hay nhiều nhà đầu tư trong nước. Cho ra đời một công ty, hay xí nghiệp với tư cách pháp nhân mới dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Thời gian hoạt động, cơ cấu quản lý được quy định cụ thể bởi nước nhận đầu tư. Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. 3. Hình thức công ty hay xí nghiệp 100% vốn từ nước ngoài Là công ty hay xí nghiệp thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của tổ chức cá nhân nước ngoài do bên nước ngoài thành lập, tự quản lý, và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Thường được thành lập là công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư. Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư. TCDN5-K32 Trang 13 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia 4. Các hình thức khác Đầu tư vào khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao(B.O.T). Hình 1 Thế giới Các nước phát triển Chương II Các nước đang phát triển Các nước có nền kinh tế chuyển đổi TỔNG QUAN VỀ FDI TOÀN CẦU VÀ TRIỂN VỌNG FDI 20092011 Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, vốn FDI toàn cầu đã giảm từ mức cao kỉ lục 1979 tỷ trong năm 2007 xuống còn 1697 tỷ trong năm 2008. Theo số liệu quý đầu năm 2009 của 96 quốc gia FDI giảm 44% so với cùng kỳ năm 2008. Dự kiến FDI năm 2009 sẽ ở mức 1200 tỷ. Một sự Source: UNCTAD, World Investment Report 2009: Transnational Corporations, Agricultural Production and Development, TCDN5-K32 Trang 14 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia phục hồi FDI dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2010 với mức khá chậm(đạt 1,4 ngàn tỷ) và tăng mạnh vào năm 2011 (1,8 ngàn tỷ) Trong năm 2008 sự giảm xút FDI toàn cầu có sự phân hóa, ở các nhóm nước kinh tế phát triển FDI giảm khá lớn, trong khi các nước có nền kinh tế chuyển tiếp (các nước đông nam châu Âu, cộng đồng các quốc gia độc lập CIS), các nước đang phát triển FDI thu hút được vẫn tăng. Điểm khác biệt về địa lý này đã kết thức vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, FDI suy giảm ở mức đô toàn cầu. (hình 1) Trong nửa đầu năm 2008, các nước đang phát triển đối phó với khủng hoảng tốt hơn so với các nước phát triển. Kinh tế của họ vẫn tăng trưởng mạnh, được hỗ trợ bởi giá cả tăng cao, FDI của họ tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với những năm trước. Vốn FDI cũng tăng đáng kể ở châu Phi(27%)( đặc biệt là Tây Phi tăng đến 63% so với năm 2007), châu Mỹ Latinh và Caribe (13%) trong năm 2008, tuy nhiên trong nửa thứ 2 của năm 2008 và đầu năm 2009 khủng hoảng đã ảnh hưởng đến FDI ở phạm vi toàn cầu. Dòng vốn vào Nam và Đông Nam châu Á sau khi tăng 17% lên mức 300 tỷ USD trong năm 2008 đã chịu sự xụt giảm trong quý đầu năm 2009. Tương tự đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi, với nguồn vốn tăng 26% đến 114 tỷ (1 kỉ lục) nhưng sau đó dã giảm 46% trong quý đầu năm 2009 TCDN5-K32 Trang 15 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Mặc dù bị tác động tiêu cực bởi khủng hoảng, Mỹ vẫn là nước đầu tư và thu hút FDI lớn nhất thế giới trong năm 2008. Các nước đang phát triển và chuyển đổi nổi lên là những nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư lớn của thế giới, họ tiếp nhân 43% FDI và đầu tư 19% FDI. 2.1 Các MNC trong sản xuất quốc tế Ngày nay, có khoảng 82.000 MNC trên toàn thế giới, với 810.000 các chi nhánh nước ngoài. Các công ty này đóng một vai trò quan trọng và ngày càng tăng trong nền kinh tế thế giới. Ví dụ, xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài của các MNC ước tính chiếm khoảng một phần ba tổng số xuất khẩu toàn cầu hàng hoá và dịch vụ, và số người làm việc của họ trên toàn thế giới khoảng 77.000.000 trong năm 2008 - hơn gấp đôi lực Hình 2: 20 quốc gia có luồng vốn FDI lớn nhất thế giới 2007-2008 Source: UNCTAD, World Investment Report 2009: Transnational Corporations, Agricultural Production and Development, lượng lao động của nước Đức. Tuy nhiên, tầm cỡ quốc tế đã không cách ly chúng từ suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất trong một thế hệ. Việc giảm 4,8% trong dòng vốn hướng nô ̣i FDI toàn cầu được phản ánh trong sự suy giảm trong tổng giá trị của sản phẩm, bán hàng và tài sản cũng như việc làm của các chi nhánh nước ngoài của MNC trong năm 2008. TCDN5-K32 Trang 16 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia UNCTAD khảo sát triển vọng đầu tư (WIPS) 2009-2011 cho thấy kế hoạch vốn FDI của MNC đã bị ảnh hưởng bởi kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng tài chính trong ngắn hạn. Ngược lại với các cuộc khảo sát trước đây, khi chỉ có 40% các công ty báo cáo đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này, trong năm 2009 khoảng 85% MNC trên toàn thế giới đã đổ lỗi cho suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của họ và 79% đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng tài chính trực tiếp. Cả hai phương diện, riêng biệt và kết hợp, có giảm các xu hướng và khả năng của các MNC để tham gia vào FDI. Các chỉ số FDI và sản xuất quốc tế (1982-2008) Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính đã có một tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiê ̣p và công ty ở cấp độ cá nhân. Điều này được phản ánh lợi nhuận giảm, kinh doanh, sa thải, và buộc cơ cấu lại. Theo ước tính sơ bộ của UNCTAD, tỷ lệ quốc tế hóa của các MNC lớn nhất bị chậm lại rõ rệt trong năm 2008, trong khi lợi nhuận tổng thể của họ giảm 27%. Mặc dù vậy, trong 100 MNC lớn nhất trên toàn thế giới đại diện cho một tỷ lệ khá lớn trong tổng số sản xuất quốc tế do tập hợp các MNC. Trong ba năm 2006-2008 100 công ty này chiếm trung bình 9%, 6%, 11% tương ứng, ước tính tài sản nước ngoài, doanh thu bán hàng và việc làm của tất cả các MNC. Và kết hợp tổng giá trị của họ chiếm khoảng 4% GDP của thế giới, một phần tương đối ổn định kể từ năm 2000. Trong thành phần danh sách 100 MNC hàng đầu năm 2007 phần lớn các MNC lớn nhất tiếp tục trong ngành sản xuất (General Electric, Toyota Motor Corporation, and Ford Motor General ). Tuy nhiên các MNC từ lĩnh vực dịch vụ cũng dần dần tăng tỷ trọng trong top 100. Đã có 26 công ty trong danh sách năm 2008(năm 1993 có 14 công ty), TCDN5-K32 Trang 17 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia với Vodafone Group và Electricité de France trong số lớn nhất. MNC ngành hàng thiết yếu ví dụ Royal Dutch/Shell Group, công ty dầu khí của Anh, và Exxon Mobil Corporation - được xếp hạng cao trong danh sách. Đối với MNC từ các nước đang phát triển, 7 đặc trưng trong danh sách, trong đó có các công ty lớn, đa dạng như Hutchinson Whampoa and CITIC Group, cũng như các thiết bị điện tử quan trọng của các nhà sản xuất như Công ty LG và Samsung Electronics. Các hoạt động của 50 MNC tài chính lớn nhất đã mở rô ̣ng về mặt địa lý trong năm 2008 hơn bao giờ hết. Với sự can thiệp của chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính, chính phủ một số quốc gia phát triển trở thành cổ đông lớn nhất hoặc duy nhất trong số các MNC tài chính lớn nhất. Sự thay đổi đáng kể, cùng với sự sụp đổ của một số MNC tài chính lớn nhất, sẽ định hình mạnh mẽ FDI dịch vụ tài chính trong những năm tới. 2.2 FDI một số khu vực năm 2008 Châu Phi Dòng vốn FDI vào châu Phi đã tăng đến 88 tỉ USD trong năm 2008 – mức kỉ lục,bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu. Các thương vụ M&A xuyên biên giới tăng gấp đôi giá trị trong năm 2008, góp phần lớn làm các nguồn vốn tăng lên, mặc dù bị ràng buộc bởi tính thanh khoản toàn cầu.Việc bùng nổ hàng hoá toàn cầu trên thị trường năm trước đó đã là một nhân tố chính trong việc thu hút vốn FDI vào khu vực này. Những thành phần thu lợi FDI chính là các nhà khai thác tài nguyên thiên nhiên đã thu hút các nguồn vốn lớn của khu vực trong những năm qua. Trong năm 2008, Dòng vốn FDI tăng ở tất cả các tiểu vùng của châu Phi, ngoại trừ Bắc Phi. Trong khi Nam Phi đã thu hút gần như một phần ba của các nguồn vốn, các nước Tây Phi đạt kỉ lục với tỷ lệ phần trăm tăng lớn nhất (63%). Các nước phát triển dẫn đầu về thu hút FDI ở châu Phi, mặc dù tỷ trọng của những nước này trong tổng thể FDI khu vực đã giảm trong thời gian qua. Một số nước châu Phi đã thông qua các biện pháp chính sách để tạo môi trường kinh doanh nhiều thuận lợi cho FDI, mặc dù môi trường đầu tư tổng thể của khu vực vẫn còn cung cấp một bức tranh đa màu. Ví dụ, một số chính phủ châu Phi thành lập các khu kinh tế tự do khu vực đầu tư mới để thu hút vốn FDI, và tư nhân hóa các ngành công ích. Tuy nhiên, một số quốc gia cũng thông qua quy định ít thuận lợi, chẳng hạn như tăng thuế. Nam, Đông và Đông Nam Á Tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong dòng vốn FDI đăng ký năm 2008 (17%), đạt mức cao mới 300 tỷ $. Ơ các mức đô ̣ FDI tăng trưởng khác nhau: 49% ở Nam Á, 24% ở Đông Á, và -14% tại Đông Nam Á, với các nguồn vốn chiếm 51 tỷ USD, 187 tỷ USD TCDN5-K32 Trang 18 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia và 60 tỷ USD tương ứng. Các nguồn vốn vào nền kinh tế lớn trong khu vực khác nhau cũng tăng đáng kể: tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc; tiếp tục phát triển tại Hồng Kông (Trung Quốc), giảm nhẹ tại Malaysia và Thái Lan; và giảm mạnh tại Singapore và Đài Loan. Trung Quốc, với các nguồn vốn đạt mức cao lịch sử ($ 108 tỷ), trở thành nước nhận vốn FDI lớn thứ ba trên thế giới. Ấn Độ với các nguồn vốn $ 42 tỷ , xếp thứ 13 trong số nước nhận FDI lớn nhất. FDI trong các dịch vụ vẫn tiếp tục tăng ở Nam, Đông và Đông Nam Á trong năm 2008. Điều này được phản ánh vào giá trị tăng qua các thương vụ M&A trong lĩnh vực dịch vụ của khu vực. Khu vực này chiếm phần lớn vốn FDI trong các nền kinh tế, mặc dù đầu tư vào ngân hàng giảm xuống do kết quả của cuô ̣c khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đă ̣c biê ̣t, FDI vào lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc và Ấn Độ tăng. Ơ Ấn Độ, Wal-Mart (Hoa Kỳ) đã mở cửa hàng đầu tiên trong năm 2008, và có kế hoạch mở thêm 15 cửa hàng trong vài năm tới. FDI ra nước ngoài từ Nam, Đông và Đông Nam Á tăng 7%, đến 186 tỷ $ trong năm 2008, chủ yếu là từ Trung Quốc. Ấn Độ đang trở thành một nhà đầu tư quan trọng, mặc dù dòng FDI chảy ra vẫn tương đương năm 2007. Trung Quốc đã được xếp hạng thứ 13 trên thế giới và 3 trong số tất cả các nền kinh tế đang phát triển và chuyển tiếp vào năm 2008. FDI từ Trung Quốc đạt 52 tỷ $ trong năm 2008, tăng 132% từ năm 2007. Đầu năm 2009, dòng vốn FDI thoát đi từ quốc gia này vẫn tiếp tục tăng. Thực chất, tỷ lệ biến động đáng kể và giá tài sản giảm ở nước ngoài là kết quả của cuộc khủng hoảng này đã tạo ra cơ hô ̣i M & A cho Trung Quốc . Ngược lại, vốn FDI thoát đi từ nền kinh tế lớn khác trong khu vực thường bị chậm lại vào đầu năm 2009, khi cuộc khủng hoảng này đã chủ yếu là giảm khả năng và động lực của nhiều từ các MNC đầu tư ra nước ngoài. Trong lĩnh vực hàng thiết yếu, ngoài các công ty dầu khí, khai thác mỏ lớn và kim loại, các công ty từ Trung Quốc và Ấn Độ đã trở nên ngày càng tích cực trong việc mua tài sản ở nước ngoài. Ví dụ, trong hợp tác với Alcoa (Hoa Kỳ), Chinalco (Trung Quốc) mua 12% cổ phần tại Rio Tinto plc (Vương quốc Anh) với $ 14 tỷ USD năm 2008. Trong sản xuất, một trường hợp gần đây đã được mua lại $ 2.3 tỷ của Jaguar Cars (Vương quốc Anh) của Tata Motors (Ấn Độ). Trong dịch vụ, những giao dịch lớn bao gồm, ví dụ, đầu tư của Tập đoàn Temasek Holdings (Singapore) tại Merrill Lynch (Hoa Kỳ). Thay đổi trong các chính sách quốc gia và pháp luật thuận lợi để vốn FDI thực hiê ̣n ở một số nước, ví dụ bằng cách tăng hoặc bãi bỏ FDI trần hoặc đơn giản hóa thủ tục phê duyệt. Điều này dẫn tới việc mở thêm của thị trường trong khu vực và mở rô ̣ng môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài. Một vài quốc gia khác đã đưa ra các chính sách mới và pháp luật để bảo vệ các ngành công nghiệp nhạy cảm. Singapore đã ký kết FTA với Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), Trung Quốc và Peru, trong khi TCDN5-K32 Trang 19 Bài tiểu luận môn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận với New Zealand và Peru. Việt Nam đã ký kết thỏa thuận FTA với Nhật Bản. Tây Á FDI vào Tây Á tăng lên trong năm 2008, tăng 16%, đạt $ 90 tỷ, phần lớn do một sự tăng trưởng đáng kể các nguồn vốn vào Saudi Arabia đặc biệt là bất động sản, hóa dầu và lọc dầu. FDI tăng trưởng đã không đồng đều giữa các quốc gia khác nhau. FDI chảy đi từ Tây Á giảm 30% trong năm 2008, đến $ 34 tỷ, phần lớn là do sự sụp đổ đáng kể (45%) vào giá trị của các thương vụ M&A ròng của MNC ở Tây Á. Sự giảm sút đáng kể nhất xảy ra tại Saudi Arabia (từ 13 tỷ USD đến 1 tỷ USD) và ở Qatar (từ 5.3 tỷ USD để 2,4 tỷ USD). Châu Mỹ Latinh và Caribê FDI tăng trong năm 2008 tăng 13% lên 144 tỷ USD, mặc dù suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính. Tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các tiểu vùng: tăng 29% ở Nam Mỹ-49% trong 92 tỷ USD nguồn vốn nhắm mục tiêu Brazil và xuống 6% ở Trung Mỹ và Caribe. Phân kỳ này là do những tác động khác nhau của cuộc khủng hoảng trên các nền kinh tế của hai tiểu vùng: Trung Mỹ và Caribê đã trực tiếp bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của nền kinh tế Hoa Kỳ, trong khi Nam Mỹ dựa thêm về các khoản thu nhập xuất khẩu hàng hóa. Các hoạt đô ̣ng liên quan đến tài nguyên thiên nhiên vẫn là nguồn thu hút chính vốn FDI ở Nam Mỹ. Và các hoạt đô ̣ng này đang càng ngày trở thành mục tiêu quan trọng của nguồn vốn FDI tại Trung Mỹ và Caribe. Trong đó, vốn FDI trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản kim loại bùng nổ trong năm 2008. FDI chảy vào khu vực kinh tế sản xuất đã giảm do sự giảm mạnh trong dòng chảy FDI đến Trung Mỹ và Caribe, nơi các hoạt đô ̣ng sản xuất hàng xuất khẩu có quan hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh tế của Hoa Kỳ. Tại Nam Mỹ, FDI chảy trong sản xuất, tập trung phần lớn vào các hoạt động liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và định hướng nhiều hơn cho thị trường nộị địa và xuất khẩu đến các nơi khác hơn là Hoa Kỳ, nhiều hơn hay ít ổn định hơn. FDI thoát đi từ Mỹ Latinh và Caribê tăng trong năm 2008 bằng 22% đến 63 tỷ USD, do dòng FDI thoát đi từ Nam Mỹ (tăng 131%), trong đó bù đắp sự suy giảm 22% trong dòng FDI thoát đi từ Trung Mỹ và Caribê. Sự gia tăng mạnh nhất tại Brazil (189%), nơi dòng vốn thoát đi đạt 20 tỷ USD, trong khi dòng vốn thoát đi từ Mexico giảm mạnh tới $ 686 triê ̣u so với trước đây là $8 tỷ. Đông Nam Châu Âu và CIS TCDN5-K32 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất