Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tài chính quốc tế lý thuyết bộ ba bất khả thi...

Tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế lý thuyết bộ ba bất khả thi

.DOC
38
769
124

Mô tả:

Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- Tiểu luận: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: LÝ LÝTHUYẾT THUYẾTBỘ BỘBA BABẤT BẤT KHẢ KHẢTHI THI GVHD: PGS TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 3 LỚP : NGÂN HÀNG ĐÊM 3 KHÓA : 19 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010 DANH SÁCH NHÓM 3 Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 1 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 3 – K19 STT Họ và tên Ghi chú 1 Nguyễn Hạ Vũ Nhóm trưởng 2 Nguyễn Trần Nhật Thuyên 3 Nguyễn Thị Hồng Vân 4 Phùng Thị Ngọc Thương 5 Vũ Kim Tố Quỳnh 6 Cao Thị Xuân Tâm 7 Mai Ngọc Trí 8 Lê Thị Thùy Trâm 9 Phan Như Hiếu 10 Trương Thị Thanh Mai 11 Đoàn Minh Nhựt Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 2 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN   Tp Hồ Chí Minh 11/2010 MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU: .........................................................................................Trang 1 Phần 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT“BỘ BA BẤT KHẢ THI” Trang 2 1.1 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” .............................................................Trang 2 1.2 Tại sao lại có “Bộ ba bất khả thi”? .....................................................Trang 3 Phần 2: ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ TRONG “BỘ BA BẤT KHẢ THI” Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 3 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” .................................................................................................................. Trang 5 2.1 Xây dựng các công cụ đo lường bộ ba bất khả thi..............................Trang 5 2.1.1 Chính sách tiền tệ độc lập...............................................................Trang 5 2.1.2 Tỷ giá hối đoái cố định:..................................................................Trang 5 2.1.3 Dòng vốn di chuyển tự do – Chỉ số KAOPEN:...............................Trang 6 2.2 Mối liên hệ tuyến tính của các chỉ số \..............................................Trang 6 Phần 3: THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ:.......................................................Trang 14 3.1 Các biến trên các nhóm quốc gia:.......................................................Trang 14 3.2 Các mẫu trong một bảng cân đối: .......................................................Trang 18 3.3 Xác định sự phá vỡ cấu trúc:...............................................................Trang 22 Phần 4: THỰC TẾ VIỆC VẬN DỤNG “BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010: .................................................................................................................. Trang 26 4.1 Chính sách tiền tệ của Việt nam từ năm 2007 đến năm 2010:.............Trang 26 4.1.1 Chính sách tiền tệ của Việt nam năm 2007 - 2009..........................Trang 26 4.1.2 Chính sách tiền tệ của Việt nam năm 2009-08/2010......................Trang 28 4.2 Mô hình đánh giá Diamond giai đoạn 2005 – tháng 08/2010:.............Trang 29 4.3 Bài học kinh nghiệm:..........................................................................Trang 30 PHẦN KẾT LUẬN:................................................................................Trang 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................Trang 34 LỜI MỞ ĐẦU Trong phạm vi bài viết này chúng tôi phát triển một phương pháp cho phép chúng tôi mô tả một cách trực quan sự lựa chọn mà quốc gia đã thực hiện đối với “bộ 3 bất khả thi” trong giai đoạn hậu Bretton Woods. Bài nghiên cứu bàn đến khía cạnh linh hoạt của “bộ 3 bất khả thi”, phác thảo các chỉ số mới để đo lường mức độ linh hoạt của tỷ giá hối đoái, độc lập của chính sách tiền tệ, và mở cửa tài khoản vốn, có tính đến sự phát triển đáng kể gần đây tích lũy dự trữ quốc tế. Sự phát triển các chỉ số của “bộ 3 bất khả thi” mô tả rằng từ sau những năm 1990, các nước công nghiệp đã tăng tốc độ mở cửa tài chính, nhưng giảm mức độ độc lập trong chính sách tiền tệ Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 4 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” trong khi tăng mạnh sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Đỉnh điểm của quá trình này là sự ra đời của đồng euro vào cuối những năm 1990. Ngược lại, ở nhóm các nước đang phát triển thì ưu tiên chính của họ là theo đuổi sự ổn định tỷ giá từ sau những năm 1990, mặc dù nhiều nước hướng đến sự linh hoạt hơn của tỷ giá hối đoái từ đầu những năm 1970 trở đi. Từ năm 2000, các chỉ số của các biến trong “bộ 3 bất khả thi” có xu hướng đạt mức trung bình đặc trưng cho sự thả nổi có quản lý, sử dụng nguồn dự trữ quốc tế khá lớn như sự hỗ trợ, do đó giữ lại một mức độ tự chủ trong tiền tệ. Sử dụng các chỉ số này, chúng tôi cũng kiểm tra mối quan hệ tuyến tính của ba khía cạnh của “bộ 3 bất khả thi”: tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá, và độ mở tài chính. Chúng tôi tin rằng tổng hợp chỉ số của ba biến số mục tiêu chính sách trong “bộ 3 bất khả thi” là một hằng số, chứng thực quan điểm cho rằng sự gia tăng trong một biến “bộ 3 bất khả thi” nên được đánh đổi với một lượng giảm tương ứng của hai biến còn lại. Phần 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT “ BỘ BA BẤT KHẢ THI” Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Lý thuyết bộ ba bất khả thi - The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hoặc Triangle of Impossibility) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô:  Ổn định tỷ giá Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 5 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”  Tự do hóa dòng vốn  Chính sách tiền tệ độc lập “Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell Paul Krugman, 1999. Đây là mô hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mô hình Mundell- Fleming được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Một kiểu khác của lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được chú ý - với một chính sách ổn định tỷ giá hoàn hảo, với một tài khoản vốn mở (không bị kiểm soát) hoàn hảo, nhưng một quốc gia vẫn hoàn toàn không thể tự chủ chính sách tiền tệ. Những ví dụ lặp lại trên thế giới cho thấy ở những nơi và thời điểm mà tài khoản vốn bắt đầu được tự do , thì cùng lúc xuất hiện một chính sách tỷ giá cứng nhắc hơn và sự tự chủ về chính sách tiền tệ cũng giảm đi. Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát vốn rất dễ bị lãng quên. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm soát vốn thật sự hiệu quả. Lý thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng: trong điều kiện ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định. Nó không thể có đồng thời cả hai. 1.2 Tại sao lại có "bộ ba bất khả thi"? Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 6 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Trong nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài, ba yếu tố gồm: (1) dòng vốn chảy vào và chảy ra; (2) tỷ giá hối đoái; và (3) chính sách tiền tệ luôn có liên hệ mật thiết với nhau. Khi dòng vốn ra vào (tài khoản vốn) được tự do, nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì ngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ trong trường hợp dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, một lượng ngoại tệ dự trữ sẽ phải bán bớt ra để thu về đồng nội tệ khi dòng vốn đảo chiều. Trong bối cảnh như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác điều hành chính sách tiền tệ vì mục tiêu lạm phát sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định. Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá khi tài khoản vốn đã được tự do. Như vậy, không thể có chính sách tiền tệ độc lập trong điều kiện cố định hay coi như cố định tỷ giá hối đoái và tài khoản vốn được tự do. Hay nói cách khác, không thể giữ được ba góc của một chiếc khăn khỏi bung lên trong một chiều lộng gió chỉ bằng hai hòn đá. Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 7 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 8 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Phần 2 ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ TRONG “BỘ BA BẤT KHẢ THI” 2.1. Công thức đo lường bộ ba bất khả thi. 2.1.1 Sự độc lập trong chính sách tiền tệ (MI) Mức độ độc lập tiền tệ được đo lường trong mối tương quan đảo nghịch giữa lãi suất hàng tháng của quốc gia đang xem xét và quốc gia cơ bản (nước tham chiếu). Sử dụng tỷ giá thị trường tiền tệ. Chỉ số để xác định sự độc lập của tiền tệ là: Với i là nước sở tại và j là nước cơ bản (định danh) . Với công thức này, giá trị tối đa và tối thiểu mong đợi là 1 và 0. Chỉ số này càng cao, tức là chính sách tiền tệ càng độc lập; Ở đây, những quốc gia cơ bản là những nước có chính sách tiền tệ có liên quan mật thiết với nước sở tại, theo định nghĩa ở Shambaugh (2004). Những quốc gia cơ sở như Úc, Bỉ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Malaysia, Nam Phi, Mỹ, Anh. Shambaugh sử dụng những dữ liệu sẵn có của các nước cơ bản hoặc lấy từ báo cáo thường niên của IMF về thoả thuận và hạn chế trong tỷ giá (Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions (AREAER)) và CIA Factbook 2.1.2 Sự ổn định tỷ giá - ERS Để đo lường tính ổn định trong tỷ giá, độ lệch chuẩn hàng năm của tỷ giá hối đoái mỗi tháng giữa nước sở tại và nước cơ bản được tính toán và tiêu chuẩn hoá từ giái trị 0 đến 1 theo công thức: 1 ERS = 1+ Độ lệch chuẩn TGHĐ |d log Et/ dt | + 0.01 |d log Et/ dt | là giá trị thực của tỷ lệ giảm giá hàng năm tính bằng tỷ giá hối đoái tại tháng 12 mỗi năm. Chỉ số này càng cao thể hiện sự thay đổi ổn định trong tỷ giá so với đồng tiền của nước cơ sở. . Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 9 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” 2.1.3 Mở cửa/hội nhập tài chính (KAOPEN) Không còn nghi ngờ gì nữa, thật khó khăn để đo lường mức độ kiểm soát tài khoản vốn. Mặc dù đã tồn tại nhiều thước đo để mô tả mức độ và cường độ kiểm soát tài khoản vốn, nhưng quan điểm chung là các thước đo này không thể hiện hết sự phức tạp của việc kiểm soát tài chính trong thực tế. Tuy nhiên, đối với thước đo mức độ mở cửa/hội nhập tài chính, chúng tôi sử dụng chỉ số tự do/ mở cửa tài khoản tài chính, hay KAOPEN, xây dựng bở Chinn và Ito (2006, 2008). KAOPEN dựa trên các thông tin đánh giá về các hạn chế trong báo cáo thường niên của IMF về thoả thuận và hạn chế trong tỷ giá (AREAER). Đặc biệt, KAOPEN là thành phần đầu tiên được tiêu chuẩn hoá của các biến cho thấy sự hiện diện của nhiều tỷ giá hối đoái, những hạn chế trong giao dịch trên các tài khoản vãng lai, giao dịch trong các tài khoản vốn và đòi hỏi giảm bớt các thủ tục xuất khẩu. Vì KAOPEN dựa trên những hạn chế được báo cáo, nó là chỉ số (lý thuyết) de jure của việc mở cửa tài khoản vốn trái ngược các thước đo thực tế (de facto) của Lane và Milesi – Ferrtti (2006). Lựa chọn một chỉ số de jure đo lường việc mở cửa tài khoản vốn được thúc đẩy bởi động cơ xác định các định hướng chính sách của các nước; các thước đo de facto kết hợp những biến động trong kinh tế vĩ mô và các quyết định chính sách liên quan đến sự kiểm soát tài chính. Chỉ số Chinn – Ito được tiêu chuẩn hoá giữa 0 và 1. Chỉ số này cao nghĩa là quốc gia này càng mở cửa cho các giao dịch vốn quốc tế. Chỉ số này có sẵn cho 171 quốc gia trong thời kỳ 1970 -2006, chúng tôi đã loại trừ trường hợp của Mỹ trong những phân tích thống kê. Phụ lục này trình bày sẵn các dữ liệu chi tiết hơn. 2.2 Mối liên hệ tuyến tính của các chỉ số: Những phân tích trước đó là khá hữu ích cho việc theo dõi sự phát triển của định hướng chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế, nhưng chúng đã không chứng minh được là liệu 3 mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô có ràng buộc như theo lý lẽ của bộ ba bất khả thi không. Điều đó quan trọng với chúng tôi để cung cấp bằng chứng rằng các nước đã phải đối mặt với sự đánh đổi của các yếu tố của bộ ba bất khả thi . Một thách thức phải đối mặt với một sự kiểm nghiệm toàn diện sự đánh đổi của bộ ba bất khả thi là việc khuôn khổ của bộ ba không áp đặt bất kỳ hình thức chức năng rõ ràng của bản chất sự đánh đổi giữa ba biến của bộ ba bất khả thi. Để mô tả cho vấn đề này, chúng ta Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 10 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” phải lưu ý rằng do sự khan hiếm các nguồn lực của các yếu tố của bộ ba bất khả thi hàm ý rằng việc tăng lên của một biến trong bộ ba, như: sự tự do hóa tài chính cao hơn thì làm giảm tính ổn định của tỷ giá hoặc làm giảm tính độc lập tiền tệ hoặc sự điều chỉnh kết hợp của hai 2 chính sách đó 1. Sau đó, chúng tôi kiểm tra giá trị cơ bản nhất của bộ ba bất khả thi là – Sự đánh đổi tuyến tính. Cụ thể là, chúng tôi kiểm tra xem tổng giá trị các chỉ số của ba biến trong bộ ba bất khả thi có phải là một hằng sô hay không. Điều này làm giảm việc kiểm tra tính chính xác của công thức hồi quy tuyến tính này. 1= aj M Ii,t +bjERSi,t +cjKAOPENi,t +ε, với J có thể là cả IDC, ERM, hoặc LDC.(1) Bởi vì chúng ta đã nêu những khác nhau giữa các nhóm quốc gia đã trải qua những con đường phát triển khác nhau, chúng tôi cho phép các hệ số các biến ở các nhóm quốc gia khác nhau có giá trị khác nhau - đối với các nước công nghiệp, các nước nằm trong Thị trường tiền tệ chung Châu âu (ERM), và các nước đang phát triển - bằng cách cho phép tương tác giữa các biến giải thích và các biến giả của những mẫu nhỏ này 2. Phép hồi quy được chạy trên toàn khoảng thời gian nghiên cứu, cũng như trong khoảng thời gian nhỏ hơn được xác định trong các tiểu mục trước. Kết quả được trình bày ở bảng 2. 1 Xem Obstfeld, Shambaugh, and Taylor (2005) cho những thảo luận sâu hơn về vấn đề bộ 3 bất khả thi Theo đó, những chi phí điều chỉnh cân bằng kinh tế vĩ mô dự trữ tối ưu đã xảy ra trong trường hợp không có dự trữ với chi phí cơ hội của việc tích lũy dự trữ ấy (Frenkel và Jovanovic, 1981). 2 Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 11 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Thứ hai, các hệ số được ước tính trong mô hình hồi quy trên sẽ cho chúng ta một số đánh giá gần đúng về trọng số của các quốc gia dựa trên ba mục tiêu chính sách. Tuy nhiên, các hệ số được ước lượng ở trên, một mình nó sẽ không cung cấp đủ Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 12 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” thông tin về "bao nhiêu” các lựa chọn chính sách mà các quốc gia có thực sự thực hiện. Do đó, nhìn vào những dự đoán bằng cách sử dụng các hệ số được ước tính và giá trị thực sự cho các biến (như là aˆMI , bˆERS , và cˆKAOPEN) sẽ có nhiều thông tin hơn. Thứ ba, bằng cách so sánh các giá trị được dự đoán dựa trên mô hình hồi quy trên, tức là, aˆMI + bˆERS + cˆKAOPEN, trong một khoảng thời gian, chúng ta có thể nhận được một số kết luận về cách mà các chỉ số bộ ba này “ràng buộc” với nhau. Nếu bộ ba này được tìm thấy là có sự ràng buộc tuyến tính, các giá trị của các chỉ số được dự đoán sẽ di chuyển xung quanh giá trị 1, và các sai số dự báo sẽ chỉ ra rằng có bao nhiêu trường hợp các lựa chọn trong ba lựa chọn chính sách đã không được "sử dụng hoàn toàn" hay bộ ba bất khả thi "không có ràng buộc nhau" đến mức độ nào. Bảng 2 trình bày kết quả hồi quy. Các kết quả từ các hồi quy với đầy đủ các dữ liệu mẫu được báo cáo trong cột đầu tiên, và những kết quả khác của các giai đoạn mẫu nhỏ khác trong những cột sau đó. Trước hết, chỉ số R-bình phương điều chỉnh cho mô hình mẫu đầy đủ cũng như cho các giai đoạn mẫu nhỏ khác được tìm ra là trên 94%, điều này cho biết rằng các mục tiêu chính sách là có mối quan hệ tuyến tính với nhau, có nghĩa là: các quốc gia có đối mặt với sự đánh đổi giữa sự lựa chọn ba chính sách. Qua các giai đoạn khác nhau, các hệ số ước tính thay đổi, cho thấy rằng do các mục tiêu của chính phủ thay đổi, và cả do sự thay đổi bản chất tự nhiên của các nền kinh tế. Trong bảng 7 mô tả sự phù hợp ở góc độ khác. Trong các bảng trên cùng, các đường đậm nét cho thấy trung bình của các giá trị dự đoán (ví dụ như, aˆMI + bˆERS + cˆKAOPEN) dựa trên mô hình mẫu đầy đủ trong cột đầu tiên của bảng 2 của nhóm các nước công nghiệp (bên trái) và nhóm các nước đang phát triển (bên phải). Khi kết hợp với các biến thời gian của các dự đoán, trung vị của các giá trị dự đoán trong các mẫu nhỏ với độ tin cậy 95% (được thể hiện ở vùng bóng mờ) được tính bằng cách sử dụng khoảng quan sát có thời gian năm năm. Các bảng còn cho thấy việc sử dụng các hệ số và giá trị thực của hai trong ba chỉ số - như aˆMI + bˆERS (đường màu nâu), aˆMI + cˆKAOPEN (đường xanh dương), bˆERS + cˆKAOPEN (dđường màu cam). Từ các đồ thị này, chúng ta có thể thấy đầu tiên là các giá trị được dự đoán dựa trên mô hình, xoay quanh giá trị 1 gần với cả hai mẫu con. Đối với nhóm các nước công nghiệp, giá trị trung bình của các dự đoán được thống kê dưới giá trị 1 trong Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 13 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” những năm cuối thập niên 1970, những năm đầu và cuối thập niên 1980. Tuy nhiên, kể từ đầu thập niên 1990, người ta không thể phủ nhận giả thuyết H 0 nghĩa là trung bình của các giá trị dự đoán là 1, từ đó chỉ ra rằng các chỉ số bộ ba bất khả thi có “mối ràng buộc” với nhau đối với nhóm các nước công nghiệp. Đối với các nước đang phát triển, mô hình ở dưới mức dự đoán từ hết thập niên 1970 đến suốt đầu thập thập niên 1990. Tuy nhiên không giống với các nước công nghiệp là mức trung bình của các chỉ số dự đoán được thống kê nhỏ hơn giá trị 1 kể từ năm 2000. Tại mức tối thiểu, trung bình của các giá trị dự đoán sẽ không bao giờ đạt được tới giá trị lớn hơn 1 theo khía cạnh thống kê, ngụ ý rằng, mặc dù trong một vài năm khi bộ ba bất khả thi không có mối ràng buộc với nhau, bộ ba chính sách kinh tế vĩ mô vẫn có mối liên kết tuyết tính với nhau. Trong các bảng đầu cũng chỉ ra rằng, trong nhóm các nước công nghiệp, chính sách kết hợp giữa ổn định tỷ giá và mở cửa tài chính có xu hướng tăng lên kể từ sau thập niên 1990, trong khi sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ độc lập và ổn định tỷ giá từ có xu hướng giảm xuống qua các năm. Trong nhóm các nước đang phát triển, chính sách kết hợp giữa ổn định tỷ giá và mở cửa tài chính ít biến động hơn qua các năm, hầu như phản ánh những ảnh hưởng cay đắng của các cuộc khủng hoảng tiền tệ. Chính sách kết hợp giữa chính sách độc lập tiền tệ và mở cửa tài chính hoặc giữa độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá chiếm ưu thế hơn, nhưng chủ yếu bởi vì ưa thích ưu thế hơn trong việc chọn chính sách độc lập tỷ giá qua các thời kỳ. Ở các hình bên dưới, chúng ta có thể quan sát phần ảnh hưởng của các định hướng chính sách riêng lẽ cho (ví dụ như aMI , bˆERS , and cˆKAOPEN) đối với nhóm các nước công nghiệp và nhóm các nước đang phát triển. Ở hình này thể hiện một bức tranh thống nhất với hình 5 và hình 6. Trong khi các nước kém phát triển duy trình ở mức cao, mặc dù có sự linh hoạt mức độ linh độc lập trong chính sách tiền tệ cũng như duy trì một mức thấp nhưng giữ nguyên với mức độ ổn định của tỷ giá, các nước này dần dần đã tăng mức độ mở rộng tài khoản vốn bắt đầu từ thập niên 1990. Tuy nhiên, nỗ lực để đạt được ba mục tiêu chính sách cùng một lức chỉ đạt được khi các nước đã tích lũy ở mức độ cao dự trữ ngoại hối, nó cho phép họ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối, phù hợp với thực tế là các nước đang phát triển tăng dự trữ ngoại hối sau cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 – 1998. Tuy nhiên, với khái niệm về dự đoán bộ ba bất khả thi, với điều kiện môi trường này làm gia tăng trong chi phí của các cuộc Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 14 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” can thiệp nhất là khi mà khối lượng thực tế của các giao dịch quốc tế các tài sản tài chính gia tăng và khi không có sự thay đổi trong ba chính sách. Điều này dường như giải thích cho sự sụt giảm trong mức độ độc lập tiền tệ từ sau năm 2000 của các nhóm các quốc gia (the emerging market country (EMG) group and the non-emerging market developing country group (Non-EMG LDC) ). Thực nghiệm các nước công nghiệp cho thấy sự tương phản rõ rệt. Cho dù chính sách tiền tệ độc lập là ưu tiền hàng đầu của các nước công nghiệp phát triển cho đến thập niên 1990, điều đó tạo ra sự hội nhập tài chính vào những năm đầu thập niện 1990 khi nhiều nước công nghiệp tự do hóa những thị trường tài chính. Nổ lực của tự do hóa tài chính ứng với mức độ sụt giảm của chính sách tiền tệ độc lập, sự sụt giảm này được tiếp tục và trở thành chính sách được ưu tiên thập nhất trong thập niên 2000. Những thay đổi như thế trong tỷ trọng tương đối của ba yếu tố không đòi hỏi các nước này tích trữ dự trữ ngoại hối như là trường hợp các nước đang phát triển. Chúng tôi cũng nhắc lại thử nghiệm dùng các mô hình hồi quy cho mỗi thời kỳ nhỏ (ngoại trừ các năm có hiện tượng phá vỡ cấu trúc). Kết quả cũng giống như ở hình 7. Ngoài ra, bằng cách sử dụng các dự đoán áp dụng trên mô hình của từng giai đoạn nhỏ. Chúng tôi thử nghiệm và tìm hiểu xem rằng nếu có bất kỳ điểm gẩy cấu trúc trong các giá trị dự báo theo cùng một cách như trong tiểu mục trước hay không. Thật thú vị, chúng tôi tìm ra rằng đối với cả hai nhóm các nước công nghiệp và nhóm các nước đang phát triển, vào những năm thập niên 1990 được tìm thấy là có sự phá vỡ cấu trúc rõ ràng nhất. Cũng như kết quả của các thử nghiệm có liên quan, vào những năm 1990, hoặc là năm bắt đầu những làn song toàn cầu hóa, như là một sự kiện quan trọng nhất có ảnh hưởng đến kiến trúc tài chính quốc tế. Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 15 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 16 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 17 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Phần 3 THEO DÕI CÁC CHỈ SỐ 3.1 Sự khác biệt giữa các nhóm quốc gia: So sánh những chỉ số này cung cấp cái nhìn sâu sắc thú vị là kiến trúc tài chính quốc tế đã phát triển theo thời gian như thế nào. Với mục đích này, “biểu đồ kim cương” là hữu dụng nhất. Hình 3 tóm tắt xu hướng của những nước công nghiệp hóa, bao gồm 12 nước sử dụng đồng EURO, những nước có thị trường mới nổi và những nước thị trường không có thị trường mới nổi. Nó cho thấy những nước công nghiệp chuyển đổi theo xu hướng tự do hóa tài chính nhiều hơn qua các năm. Chúng ta cũng có thể thấy rằng những nước công nghiệp hóa cũng ổn định tỉ giá hối đoái, nhưng kết quả này được thúc đẩy chủ yếu bởi những nước chấp nhận đồng EURO. Một khi những nước sử dụng đồng EURO được loại ra, những nước công nghiệp hóa còn lại không thấy dấu hiệu đánh mất sự độc lập tiền tệ. Sơ đồ cũng làm nổi bật vấn đề là những nước đang phát triển chuyển đổi theo xu hướng tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn và hội nhập tài chính sâu hơn. Cả hai xu hướng này thể hiện rõ ràng đối với nhóm những nước thị trường mới nổi hơn là những nước đang phát triển không có thị trường mới nổi. Thêm vào đó, nhóm những nước có thị trường mới nổi thực hiện rõ ràng việc gia tăng mức dự trữ ngoại hối. Trong khi thị trường các nước đang phát triển không có thị trường mới nổi thì cũng thực hiện sự gia tăng trong dự trữ ngoại hối, sự thay đổi trong dự trự ngoại hối của họ đã được điều chỉnh nhiều hơn nữa. Ngược lại ở các nước công nghiệp phát triển họ đã giảm tỷ lệ dự trữ này. Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 18 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Hình 4 có sự so sánh giữa các nước đang phát triển thuộc các nhóm vùng địa lý khác nhau. Các nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh (LATAM) đã có Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 19 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” Nhóm 3 - Lớp NH Đêm 3 –K19 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan