Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận suy thoái tầng ozon...

Tài liệu Tiểu luận suy thoái tầng ozon

.PDF
11
229
64

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bài tiểu luận Đề tài: Suy thoái tầng ozone Giáo viên : Đào Ngọc Bích Môn : Môi trường và phát triển bền vững Lớp : Quốc tế học B Sinh viên thực hiện: Nhóm 4 Họ tên sinh viên 1 Tôn Bảo Bảo 2 Diệp Lý Duy MSSV 46.01.608.006 46.01.608.014 3 Lê Ngọc Gia Khánh 4 Nguyễn Thị Trúc Lam 46.01.608.030 5 Nguyễn Ngọc Ngân 6 Trần Thị Quỳnh Như 46.01.608.045 7 Trần Anh Thư 8 Hồ Thị Quỳnh Yến 46.01.608.089 46.01.608.035 46.01.608.059 46.01.608.112 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU: ------------------------------------------------------------- 1 II. KHÁI QUÁT CHUNG: -------------------------------------------------- 1 2.1. Khái niệm: ------------------------------------------------------------------------ 1 2.1.a) Ozone là gì? ------------------------------------------------------------------- 1 2.1.b) Khái niệm tầng Ozone: ----------------------------------------------------- 1 2.2. Vai trò, chức năng của tầng ozone:------------------------------------------ 1 2.3. Thực trạng: ----------------------------------------------------------------------- 2 III. NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ SUY THOÁI TẦNG OZONE: 2 3.1. Nguyên nhân khách quan (do tác động của tự nhiên): ----------------- 3 3.2. Nguyên nhân chủ quan (do tác động của con người):------------------- 3 IV. HẬU QUẢ: ---------------------------------------------------------------- 4 4.1. Tác động đến tự nhiên: ------------------------------------------- 4 4.2. Tác động đến con người: ----------------------------------------- 5 V. GIẢI PHÁP: ---------------------------------------------------------------- 5 5.1. Vai trò của nhà nước và các cơ quan, tổ chức: ------------------------- 5 5.2. Vai trò của mỗi cá nhân: ----------------------------------------------------- 6 VI. PHỤ LỤC: ----------------------------------------------------------------- 6 6.1. Một số hình ảnh minh hoạ: ------------------------------------------------- 6 6.2. Một số liên kết tham khảo: ------------------------------------------------- 9 I. MỞ ĐẦU: Như chúng ta đã biết, sự sống của Trái Đất tồn tại một phần là nhờ vào sự bảo vệ của tầng ozone. Trong lịch sử của thế giới sinh vật, sự sống chỉ được di cư lên cạn khi trên Trái Đất xuất hiện tầng ozone. Do vậy, nếu tầng ozone bị phá huỷ sẽ gây tác hại rất lớn đối với mọi sinh vật trên hành tinh. Chính vì thế, sự suy thoái tầng ozone hiện nay là một mối đe doạ lớn đối với nhân loại. II. KHÁI QUÁT CHUNG: 2.1. Khái niệm: 2.1.a) Ozone là gì? Ozone (O3) là một dạng oxy đặc biệt, là chất khí có màu lam nhạt trong tự nhiên, có mùi hắc đặc trưng. Chúng có khả năng khử mùi, màu, khử trùng đối với nước và nước thải. Điều đặc biệt là ozone được sinh ra từ chính tác động của tia cực tím đến các phân tử oxi. Một lượng rất nhỏ ozone có tác dụng làm cho không khí trong lành nhưng với lượng ozone lớn hơn sẽ gây độc hại đối với con người. 2.1.b) Khái niệm tầng Ozone: Tầng ozone là một lớp sâu ở bên trong tầng bình lưu, bao quanh Trái Đất. Hầu hết ozone nằm cao lên trong bầu khí quyển, từ 10km đến 50km ở những vĩ độ khác nhau trên bề mặt của Trái Đất. Khu vực này được gọi là tầng bình lưu và nó chứa khoảng 90% của tất cả các ozone trong khí quyển. Tuy ozone là một bộ phận rất nhỏ của bầu khí quyển nhưng lớp này có vai trò quan trọng che chắn toàn bộ Trái Đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời, tầng ozone hấp thụ tia tử ngoại. Giúp bảo vệ cuộc sống của con người cũng như hệ sinh thái của động, thực vật trên Trái Đất. 2.2. Vai trò, chức năng của tầng ozone: Ozone có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trái đất, với môi trường sống và với con người chúng ta. Nhiệm vụ của tầng ozone là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất. Tia cực tím là những tia rất có hại cho con người, nhờ tầng ozone che chắn, con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh về da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên trái đất. 1 Ozone có nhiều dải hấp thụ từ dải hồng ngoại cho tới cực tím. Bức xạ mặt trời khi xuống mặt mặt đất chia ra làm hai vùng: vùng hoạt động có bước sóng 0,28 – 0,315 µm (UVA) và 0,315 – 0,4 µm (UVB). Ở nồng độ vừa phải, bức xạ cực tím có tác động tích cực (tạo nên vitamin A) Các hợp chất có trong ozone cũng có tính sát khuẩn và khử trùng nên được con người sử dụng để khử trùng trong nước sinh hoạt thay cho phương pháp thông thường là dùng Clo. 2.3. Thực trạng Thực trạng cho thấy suy giảm tầng ozone đã và đang là một vấn đề cấp bách: - Từ những năm 1980, lỗ thủng tại vùng Nam Cực đã ngày một rộng ra do lượng khí CFC thải ra quá nhiều. - Từ năm 1956 ở vịnh Halley (Nam Cực). Lỗ thủng lớn che phủ 10,5 triệu dặm vuông vào tháng 9/1998. Đó là kích thước lớn kỷ lục trước năm 2000. - Tháng 9/2000, lỗ thủng tầng ozone khổng lồ đạt tới 11,4 triệu dặm vuông, nó xấp xỉ 3 lần diện tích nước Mỹ. - Theo thống kê trên thế giới, các lỗ ozone trong năm 2000 và năm 2006 là lớn nhất được ghi nhận, đo khoảng 29,8 và 29,6 triệu km vuông. - Năm 2020, theo thông tin từ Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus và Châu Âu Trung tâm dự báo thời tiết tầm trung (ECMWF) cho biết tầng ozone trên phần lớn Bắc Cực suy giảm nghiêm trọng với độ cao thấp kỉ lục là 18km. - Theo nghiên cứu, vào mùa Đông tại Bắc Cực do có luồng khí không quá lớn và quá lạnh (-70 đến -80oC) cũng không xoáy mạnh như ở Nam Cực thế nên sẽ không tạo điều kiện cho hơi nước kết hợp thành tinh thể để hấp thụ khí NO, freon… tác động đến ozone. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay: Tổ chức khí tượng Thế giới (WMO) cho biết lượng ozone trong tầng bình lưu tại Bắc Cực đã giảm 80% và trở nên mỏng đến nỗi có thể gọi là “lỗ thủng tầng ozone” như tại Nam Cực. Như vậy, các vùng Bắc Cực như Scandinavia, Greenland và Siberia sẽ phải nhận thêm một lượng tia cực tím nhiều hơn từ Mặt Trời. III. NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ SUY THOÁI TẦNG OZONE: Tình hình nghiêm trọng như thế là bởi những nguyên nhân từ các hoạt động tự nhiên ngoài môi trường và hoạt động nhân tạo từ chính con người gây ra. Nguyên 2 nhân chính của giảm sút ozone ở Nam Cực và các nơi khác là sự hiện diện của các khí gốc có chứa clo (trước nhất là các CFC và các hợp chất clo với Cacbon liên quan) bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành các nguyên tử clo trở thành chất xúc tác phân hủy ozone. 3.1. Nguyên nhân khách quan (do tác động của tự nhiên): - Do hoạt động tự nhiên của núi lửa gỉai phóng một lượng lớn HCl, nước biển cũng chứa một lượng lớn Clo, nếu các hợp chất này tích tụ ở tầng bình lưu sẽ làm thủng tầng ozone. - Ánh sáng mặt trời ở các vùng địa cực dao động nhiều hơn ở các nơi khác và trong ba tháng mùa Đông hầu như là tối tăm không có bức xạ mặt trời. Nhiệt độ không khí ở vào khoảng -80 °C hay lạnh hơn gần như trong suốt mùa Đông đã tạo nên các đám mây ở tầng bình lưu trên địa cực. Các phần tử của những đám mây này bao gồm axít nitric hay nước đóng băng tạo nên bề mặt cho các phản ứng hóa học gia tăng tốc độ phân hủy các phân tử ozone. - Do sự thay đổi khoảng cách của Mặt Trời, gió và tầng bình lưu cũng góp phần suy giảm tầng ozone. Tuy nhiên, những yếu tố này gây ra không quá 1-2% và các tác động cũng chỉ là tạm thời. Đó chỉ là những tác động không đáng kể mà phần lớn thì nghiêng về các hoạt động của con người. 3.2. Nguyên nhân chủ quan (do tác động của con người): - Bằng chứng khoa học cho thấy rằng ozone ở tầng bình lưu đã bị phá huỷ bởi một nhóm các hoá chất được sản xuất có chứa Clo hoặc Brom. Một phân tử Clo có thể phá vỡ hàng nghìn phân tử ozone và nguyên tử Brom có sức tàn phá gấp 40 lần so với các phân tử Clo. Những chất phá huỷ này được gọi là ODS. Trong không khí thấp hơn, ODS vốn rất ổn định, an toàn, không gây độc hại cho môi trường nhưng khi ở tầng bình lưu sự ổn định này không còn nguyên vẹn nữa, ODS sẽ giải phóng Clo và Brom dưới sự tác động của các tia cực tím cường độ cao. Các hợp chất nhân tạo bào mòn tầng ozone – ODS bao gồm chlorofluorocarbon (CFCs), hydrochlorofluorocarbon (HCFCs) và Halon được con người sử dụng trong nhiều lĩnh vực: làm lạnh, điều hoà không khí tại các trung tâm, cơ quan, xí nghiệp, gia đình; sản xuất xốp, hoá mỹ phẩm, tẩy rửa vật liệu, các thiết bị điện tử… - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ trước, mỗi năm Việt Nam phải tiêu thụ khoảng 1.000 tấn ODS, trong đó có khoảng 500 tấn CFC, gần 100 tấn CH3Br để kiểm dịch và khử trùng trong nông nghiệp và gần 50% lượng nhập khẩu ODS là CFC 12 được sử dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm (nước hoa, dầu thơm, keo xịt tóc…). 3 - Với nhu cầu sử dụng các thiết bị máy lạnh,làm lạnh nhân tạo ngày càng phổ biến, con người đã vô tình thải một lượng lớn khí CFC ra môi trường. Trong tủ lạnh có chứa dung dịch freon thể lỏng, nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới có thể làm lạnh được và khi bay lên chúng có thể biến thành thể khí, bay vào tầng ozone của khí quyển sẽ phá vỡ đi kết cấu của tầng ozone cũng như làm giảm đi nồng độ của khí quyển ozone. - Sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất phân bón có chứa nitơ, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch hay các nhà máy xử lí nước thải, rác thải, phân động vật đã tạo ra lượng lớn NO, CO2,… đặc biệt là N2O. Những khí này có một sức mạnh bền bỉ, dai dẳng sẽ bay thẳng lên bầu khí quyển, tiếp tục làm công việc là phá huỷ đi tầng ozone. Sức ảnh hưởng của chúng đang tàn phá bầu khí quyển một cách nặng nề. - Nền công nghiệp ngày càng hiện đại hoá đồng nghĩa với quá trình gia tăng sản xuất công nghiệp. Thế là, mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường tương đương hơn 1 triệu tấn CFC các loại tại điểm thải cao nhất. Có thể nói N2O đã “soán ngôi” CFC để trở thành loại khí phá huỷ tầng ozone mạnh nhất. Bên cạnh đó, việc xả các khói bụi và hợp chất hoá học độc hại (CO, SO2) của các phương tiện giao thông, của những khu công nghiệp hoá chất vào bầu không khí gây ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến tầng ozone. - Khói thoát ra từ các vụ phóng tên lửa đã tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất gây tổn hại đến tầng ozone. IV. HẬU QUẢ: 4.1. Tác động đến tự nhiên: - Tầng ozone còn có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời ở dải hồng ngoại, không cho chúng đi sâu vào tầng đối lưu. Do vậy, tầng ozone có vai trò nhất định trong việc làm nóng lên bầu khí quyển, đặc biệt là lớp khí quyển sát mặt đất. Khí ozone tạo nên một tác động tương đối nhỏ đối với việc gia tăng hiệu ứng nhà kính (<10%). Tuy nhiên, tác nhân suy giảm tầng ozone đang là nguyên nhân làm cho mức độ tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng hơn. - Làm giảm chất lượng không khí: Suy giảm tầng ozone làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học dẫn tới ô nhiễm khí quyển. Bức xạ tử ngoại UV-B kích thích tạo thành các phân tử có tác động hóa học mạnh, nhanh chóng tác dụng với các chất khác tạo thành các chất ô nhiễm mới. 4 Khói mù và mưa a-xít sẽ tăng lên do các chất tạo thành mưa a-xít tăng lên cùng với sự tăng hoạt động của tia UV-B. - Ở thực vật: Vì quá trình phát triển của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào tia tử ngoại nên khi tăng tia tử ngoại UV-B có thể tác động các vi sinh vật trong đất, làm giảm năng suất lúa và của một số loại cây trồng khác. Sự tăng tia UV-B có thể làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, nếu chiếu tia tử ngoại với liều cao vào ngô, lúa thì năng suất sẽ kém, chất lượng cũng giảm sút. - UVB có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất sơ cấp của thực vật. Theo số liệu nghiên cứu ở Châu Nam Cực, thì UVB đã làm giảm 23% năng suất sơ cấp của thực vật phù du, nguồn thức ăn của 500 – 700 triệu tấn thân mềm và 120 loài cá, 80 loài chim biển, 6 loại hải cẩu, 15 loài cá voi. 4.2. Tác động đến con người: Mặc dù cường độ bức xạ mặt trời (UVR) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) ước tính rằng: - Nếu ozone bình lưu giảm 1% thì sẽ tăng 2% UVR trên bề mặt trái đất và do đó tăng 0,6 – 0,8% ca đục thủy tinh thể, 2% ca mắc ung thư da không sắc tố, 0,6% tỷ lệ mắc sắc tố ác tính. - Nếu ozone bình lưu giảm 10% thì ung thư da không sắc tố tăng 24%, nếu suy giảm 30% sẽ tăng gấp đôi và khi giảm 50% sẽ tăng gấp 4 lần. - Đối với mắt, ozone bình lưu suy giảm 1% thì sẽ tăng 0,6 - 0,8% số ca đục thủy tinh thể, có nghĩa là từ 100.000 – 150.000 người trên thế giới mắc bệnh mỗi năm. - Đối với hệ miễn dịch của con người, bức xạ cực tím (UVB) làm xáo trộn các quy tắc của hệ miễn dịch, các kháng thể chống lại bệnh tật và làm giảm khả năng của cơ thể chống lại các bênh ung thư da không sắc tố, ung thư da sắc tố, dị ứng… V. GIẢI PHÁP: 5.1. Vai trò của nhà nước và các cơ quan, tổ chức: Để ngăn chặn sự suy thoái của tầng ozon, những chính sách cụ thể cần được đưa ra thực hiện như: 5 - Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển… - Xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển. - Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiễm. - Giáo dục, tư vấn, tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến công nghệ nhằm loại trừ và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tầng ozon, làm cho họ hiểu bảo vệ môi trường – bảo vệ tầng ozon là bảo vệ cuộc sống của chính họ. 5.2. Vai trò của mỗi cá nhân: Điều mà mỗi người chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là: - Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. - Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và làm việc. - Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể. - Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc. - Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”. - Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn. - Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.  Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người. VI. PHỤ LỤC: 6.1. Một số hình ảnh minh hoạ: 6 Nguyên tử Ozon (O3) Đồ thị cho thấy tầng ozone nhỏ lại trong năm 2012. 7 Sự hoạt động của tia UVA, UVB, UVC Bệnh ung thư da 8 Bệnh đục thuỷ tinh thể 6.2. Một số liên kết tham khảo: https://www.unep.org/search/node?keys=ozone https://www.who.int/home/search?indexCatalogue=genericsearchindex1&se archQuery=ozone&wordsMode=AnyWord&healthtopic=undefined&country=unde fined 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan