Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận quy hoạch du lịch tỉnh lạng sơn...

Tài liệu Tiểu luận quy hoạch du lịch tỉnh lạng sơn

.DOC
47
405
92

Mô tả:

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NUỒN NHÂN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH..................................................................................................................................1 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ......................................................................................................1 1.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH......................................................................................1 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên............................................................................1 1.2.1.1. Địa hình....................................................................................................1 1.2.1.2. Khí hậu.....................................................................................................3 1.2.1.3 Nguồn nước..............................................................................................5 1.2.1.4 Sinh vật.....................................................................................................6 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn..........................................................................7 1.2.2.1. Di sản văn hóa thế giới-di tích văn hóa lịch sử.......................................7 1.2.2.2. Lễ hội.......................................................................................................9 1.2.2.3. Dân tộc...................................................................................................11 1.2.2.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác...................................................13 1.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG...............................................................................................15 1.3.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông..........................................................15 1.3.2. Hệ thống cung cấp điện-nước.......................................................................16 1.3.2.1. Hệ thống điện.........................................................................................16 1.3.2.2. Hệ thống cấp thoát nước........................................................................17 1.3.3. Hệ thống thông tin-liên lạc...........................................................................18 1.3.4. Các công trình phục vụ công cộng khác......................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA LẠNG SƠN...............20 2.1. HOẠT ĐỘNG THEO NGÀNH..........................................................................20 2.1.1. Nguồn khách.................................................................................................20 2.1.1.1. Tổng nguồn khách.................................................................................20 2.1.1.2. Đặc điểm nguồn khách..........................................................................21 2.1.2. Cơ sở vật chất-kỹ thuật.................................................................................22 2.1.2.1. Số cơ sở lưu trú và ăn uống...................................................................22 2.1.2.2. Số khách sạn được xếp sao....................................................................24 1 2.1.2.3. Các cơ sở vui chơi, giải trí.....................................................................25 2.1.3. Doanh thu......................................................................................................25 2.1.3.1. Tổng doanh thu qua các năm.................................................................25 2.1.3.2. Cơ cấu nguồn thu...................................................................................26 2.1.4. Lao động.......................................................................................................27 2.1.4.1 Số lượng lao động...................................................................................27 2.1.4.2. Chất lượng nguồn lao động...................................................................28 2.2. THEO LÃNH THỔ..............................................................................................29 2.2.1. Các điểm, tuyến, cụm du lịch quốc gia........................................................29 2.2.1.1. Các điểm du lịch....................................................................................29 2.2.1.2. Tuyến du lịch.........................................................................................30 2.2.1.3. Cụm du lịch............................................................................................30 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN.................................................................................................................................32 3.1. ĐỊNH HƯỚNG....................................................................................................32 3.1.1. Định hướng chung........................................................................................32 3.1.1.1. Quan điểm, mục tiêu..............................................................................32 3.1.1.2. Căn cứ của định hướng..........................................................................33 3.1.2. Định hướng cụ thể........................................................................................33 3.1.2.1. Theo ngành............................................................................................33 3.1.2.2. Theo lãnh thổ.........................................................................................34 3.2. GIẢI PHÁP..........................................................................................................35 3.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch và tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch Công tác quy hoạch và tổ chức quản lý..................................................................35 3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách....................................................................36 3.2.3. Giải pháp về đầu tư và huy động vốn đầu tư...............................................36 3.2.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực......................................37 3.2.5. Giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá du dịch.....................................38 3.2.6. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch......................39 3.2.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế phát triển du lịch...........................................39 3.2.8. Nhóm giải pháp về bảo đảm an ninh quốc phòng........................................40 2 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số lượng và mật độ di tích tỉnh Lạng Sơn.......................................................8 Bảng 1.2: Một số lễ hội quan trọng ở Lạng Sơn (Thời gian theo âm lịch)......................9 Bảng 1.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện, TP.............11 Bảng 2.1: Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005-2013.......................................................................................................................23 Bảng 2.2: Công suất buồng phòng trung bình của các khách sạn ở Lạng Sơn giai đoạn 2005-2013.......................................................................................................................24 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cơ cấu dân tộc tỉnh Lạng Sơn năm 2013.......................................................11 Hình 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến với Lạng Sơn giai đoạn 2005-2014................20 Hình 2.2: So sánh tình hình khách du lịch đến Lạng Sơn với các tỉnh trong khu vực trung du miền núi phía bắc năm 2014............................................................................21 Hình 2.3: Doanh thu du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005-2014.................................26 Hình 2.4: Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2013......................................27 Hình 2.5: Hiện trạng lao động du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005-2013.................28 4 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Viết đầy đủ 1 UNWTO Tổ chức du lịch Thế giới 2 TP Thành phố 3 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NUỒN NHÂN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có diện tích 8.320,76 km² (năm 2013), nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh. Có tọa độ 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km. Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km. Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km. Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 49 km. Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km. Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, có 2 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình) và Bình Nghi, 10 lối mở biên giới với Trung Quốc và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Bên cạnh đó có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác. Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện và 01 Thành phố: 226 xã phường, thị trấn bao gồm: thành phố Lạng Sơn và các huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị - kinh tế xã hội của tỉnh. Là địa đầu của tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha. Các danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách. 1.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.2.1.1. Địa hình Lạng Sơn là một tỉnh miền núi với hơn 80% diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, ít núi trung bình và không có núi cao. Độ cao dưới 700m chiếm tới 96,27% diện tích toàn tỉnh, trong đó dưới 300m chiếm 27,12%, từ 300-700m chiếm 69,15%, trên 700m chỉ chiếm 3,73%. Nơi thấp nhất là phía nam huyện Hữu Lũng chỉ 1 cao 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc núi Mẫu Sơn cao 1.541m. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 252m. Có thể nhận thấy, địa hình tỉnh Lạng Sơn ngoài những vùng núi đá vôi cao nhất cũng chỉ 780m, còn phổ biến là núi thấp với đỉnh vòm và sườn tương đối thoải, cùng với các vùng đồi dạng bát úp, không có núi cao với sườn dốc và các đỉnh nhọn hình răng cưa. Hướng địa hình Lạng Sơn rất phức tạp. Nửa phía đông địa hình thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc (theo hướng chảy của sông Kỳ Cùng), nửa phía tây hướng dốc của địa hình là Tây Bắc-Đông Nam. Địa hình được chia thành 3 vùng với những đặc trưng khác nhau cho phát triển du lịch: - Vùng núi đá vôi cánh cung Bắc Sơn, chiếm khoảng 25% diện tích lãnh thổ, được chia thành hai tiểu vùng: tiểu vùng Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Văn Quan và tiểu vùng Hữu Lũng. Độ cao trung bình toàn vùng là 400-500m, cao về phía Tây Bắc (độ cao 500-600m) và thấp dần về phía Đông Nam (độ cao 300m). Trong vùng đá vôi rộng lớn này đang diễn ra quá trình karst hóa với mức độ khác nhau, tạo thành các dạng địa hình đá tai mèo, phễu karst, thung lũng karst, hang động karst... Trong khu vực vùng đá vôi Bắc Sơn có nhiều hang động karst không chỉ đẹp mà còn là di chỉ khảo cổ của nền văn hóa tiền sử Bắc Sơn, có giá trị phục vụ du lịch và thăm quan nghiên cứu, ví dụ như hang Cả (dài 3.342m), hang Dơi (có cửa hang dài tới 110m). Các hang có phong cảnh đẹp là hang Canh Tẻo, hang Gió ở huyện Chi Lăng, hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ở huyện Bình Gia... - Vùng đồi núi tả ngạn sông Kỳ Cùng và dọc thung lũng sông Thương, chiếm 40% diện tích lãnh thổ của tỉnh. Bao gồm bốn tiểu vùng: tiểu vùng đồi núi huyện Bình Gia và phía tây các huyện Tràng Định, Bắc Sơn; tiểu vùng đồi núi phía đông huyện Chi Lăng và phía nam các huyện Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập; tiểu vùng đồi núi huyện Văn Quan; tiểu vùng đồi núi dọc thung lũng sông Thương. Địa hình ở đây chủ yếu là núi thấp và đồi, cấu tạo chủ yếu bằng đá trầm tích lục nguyên, có xen một ít đá magma. Hướng dốc của địa hình là từ Tây Bắc (giáp Cao Bằng, Bắc Cạn) xuống Đông Nam (Bắc Giang). Độ cao trung bình ở phần Tây Bắc là 700-800m và phần phía nam là 200-300m. Vùng này do điều kiện địa hình cộng với khí hậu đặc trưng đã tạo nên những sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới (như khoai, lạc...) cùng với các loại cây ăn quả nổi tiếng như na Chi Lăng, quýt Bắc Sơn... đã tạo nên vùng nông sản phục vụ khách du lịch. - Vùng máng trũng Thất Khê-Lộc Bình và đồi núi dọc biên giới Việt-Trung, chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ, gồm 8 tiểu vùng: tiểu vùng bồn địa Thất Khê; tiểu vùng bồn địa Na Dương-Lộc Bình; tiểu vùng bồn địa Bản Ngà-thành phố Lạng Sơn; 2 tiểu vùng Tri Phương và tiểu vùng đồi núi dọc biên giới Việt Trung. Các tiểu vùng tạo thành một dải đất trũng chạy suốt từ ranh giới với Cao Bằng qua Thất Khê, Lộc Bình và đến sát Tiên Yên (Quảng Ninh), dọc theo sông Kỳ Cùng với hướng dốc chung là Đông Nam-Tây Bắc. Vùng này được gọi là “ống máng Cao Lạng” với nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử dân tộc: đường số 4, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm. Ngoài ra nơi đây cũng có một số khối núi cao với cảnh quan hùng vĩ, khí hậu mát mẻ và trong lành về mùa hạ như Mẫu Sơn, hay những bồn địa còn tồn tại những khối đá vôi sót với các hang động đẹp như Tam Thanh, Nhị Thanh... rất có giá trị về du lịch và nghỉ dưỡng. Các dạng địa hình đặc biệt, gồm: - Kiểu địa hình karst phát triển trên núi đá vôi tuổi Cổ thượng sinh, phổ biến ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng và Hữu Lũng, ngoài ra còn rải rác ở các huyện Tràng Định, Văn Lãng và thành phố Lạng Sơn. - Kiểu địa hình núi trung bình (cao từ 1.000-1.500m) cấu tạo bởi các đá trầm tích tuổi Trias trung-thượng, nâng Tân kiến tạo mạnh. Đó là kiểu địa hình ở khối núi Mẫu Sơn. - Kiểu địa hình núi thấp (cao 500-1.000m) cấu tạo bằng các magma tuổi TriasJura, nâng Tân kiến tạo vừa phải. Đó là kiểu địa hình từ phía bắc thị trấn Thất Khê đến thị trấn Bình Gia và một giải phía đông của tỉnh. - Kiểu địa hình núi thấp (cao 500-1.000m) cấu tạo bằng đá trầm tích tuổi từ Cổ sinh hạ đến Trung sinh, nâng Tân kiến tạo vừa phải, phân bố ở các huyện Tràng Định, Cao Lộc, Lộc Bình và phía tây Bình Gia. - Kiểu địa hình núi thấp xen lẫn đồi (cao từ 300-500m) cấu tạo bởi đá trầm tích tuổi Trung sinh, nâng Tân kiến tạo yếu, phân bố ở huyện Lộc Bình. - Kiểu địa hình đồi cấu tạo bởi đá trầm tích Nêogen chịu hạ lún kiến tạo tương đối, ở thị trấn Thất Khê. - Kiểu địa hình đồng bằng bồi tụ trên máng trũng và đáy thung lũng, được cấu tạo bởi các trầm tích Đệ Tứ dọc theo đứt gãy hoặc máng trũng, chịu sự hạ lún tương đối, phân bố ở thị trấn Thất Khê, thị trấn Na Dương, thành phố LạngSơn. Địa hình là một tài nguyên du lịch độc đáo và phong phú của Lạng Sơn, đã và đang được khai thác để phục vụ du lịch. Tuy nhiên hiện trạng khai thác còn chưa xứng với tiềm năng, cần đầu tư và quy hoạch chi tiết để khai thác có hiệu quả hơn. 1.2.1.2. Khí hậu Lạng Sơn nằm hoàn toàn trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do độ cao trung bình toàn tỉnh là 252m, lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu toàn tỉnh mang tính chất á nhiệt đới. 3 - Nhiệt độ: tổng nhiệt hàng năm trên 8.000ºC với số giờ nắng từ 1.400-1.600 giờ. Bức xạ tổng cộng 110-120 kcal/cm²/năm, lượng bức xạ cực đại vào tháng VII (12-13 kcal/cm²) và cực tiểu vào tháng I (6 kcal/cm²). + Nhiệt độ trung bình năm 21,2ºC, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc. Nhưng nhiệt độ cao nhất có thể đạt là 40,1ºC và nhiệt độ thấp nhất xuống mức âm độ như ở vùng núi Mẫu Sơn. Khí hậu phân hóa thành hai mùa: mùa đông nhiệt độ trung bình 8,6ºC, thấp hơn các nơi khác từ 1-3ºC, do vị trí địa lý và địa hình tạo nên cửa ngõ đón gió lạnh và duy trì những khối lạnh này lâu. Mùa hè ngắn hơn các nơi khác, không khí mát mẻ, ôn hòa hơn. - Lượng mưa: Lạng Sơn nằm trong khu vực ít mưa. Lượng mưa trung bình năm là 1.450mm với số ngày mưa là 135 ngày. Nơi có lượng mưa trên 1.600mm là vùng núi Mẫu Sơn (2.589mm). Ngoài Mẫu Sơn, các huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng, Đình Lập và Tràng Định cũng có lượng mưa trên 1.400mm. Vùng giữa các tỉnh với phần đất rộng lớn lại là nơi nhận được ít mưa nhất như Na Sầm (1.118mm), Đồng Đăng (1.100mm). Chế độ mưa phân hóa thành hai mùa: mùa mưa tương ứng với mùa hè và mùa khô là mùa đông, mưa trong hè chiếm đến 80% lượng mưa, nhưng mùa khô lại không sâu sắc do có mưa phùn trong mùa đông. - Độ ẩm: tương đối trung bình năm ở Lạng Sơn phổ biến từ 80 đến 85%, thấp hơn so với nhiều vùng khác ở nước ta. Ít có sự chênh lệch về độ ẩm giữa các vùng và theo độ cao. Tháng VIII có độ ẩm cực đại đạt 85%, còn tháng XI, XII và tháng I, độ ẩm có giá trị cực tiểu 78%. Do ảnh hưởng của vị tri địa lý và địa hình mà khí hậu có sự phân hóa tạo nên tính chất riêng biệt so với các nơi khác và chia Lạng Sơn thành ba tiểu vùng khí hậu: tiểu vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn, tiểu vùng khí hậu núi trung bình và đồi núi thấp phía bắc và phía đông, tiểu vùng khí hậu núi thấp phía nam. Đặc điểm khí hậu mang tính chất quá độ giữa nhiều khu vực khác nhau. Sự phân hóa khí hậu như trên đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, lê, thông... Sự phân hóa theo mùa của khí hậu còn còn tạo nên những rau quả, hương liệu ôn đới đặc trưng như: hồi, đào, mận, na... Lạng Sơn là vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, trung bình mỗi năm có 20-25 đợt gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra vùng cũng là vùng chịu ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9. Những ngày bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và bão thời tiết chuyển xấu, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Ở Lạng Sơn hàng năm xảy ra các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương mù, mưa phùn và đặc biệt là băng tuyết. Về mùa đông ở khu vực núi Mẫu Sơn hay có tuyết rơi. Đây là hiện tượng thời tiết lý thú ở nước ta, là nét độc đáo của yếu tố khí hậu, hấp dẫn khách du lịch. 4 Sử dụng giản đồ tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối trung bình để tính khả năng thích ứng của con người với khí hậu cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cho thấy điều kiện thời tiết, khí hậu thích hợp nhất có nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 13-15ºC và độ ẩm từ 80-85%. Lạng Sơn là lãnh thổ trong một năm trung bình có khoảng năm tháng rất thuận lợi cho hoạt động du lịch, đó là các tháng 2-3-10-11-12. Tuy nhiên các tháng không thuận lợi là vào mùa hè. Nét đặc trưng của khí hậu còn tạo nên những mùa du lịch của Lạng Sơn. Và với khu nghỉ dưỡng Mẫu Sơn thì mùa hè là mùa nghỉ mát trên núi cao, còn mùa đông lại là lúc chiêm ngưỡng những hiện tượng thời tiết hiếm thấy. Nhìn chung đặc điểm khí hậu, thời tiết Lạng Sơn thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Chính đặc điểm này đã tạo nên sự đa dạng về các giá trị tự nhiên, cảnh quan lãnh thổ, làm tăng tính hấp dẫn của du lịch. 1.2.1.3 Nguồn nước Là tỉnh miền núi và nằm trong đới khí hậu gió mùa nên Lạng Sơn có nhiều sông, suối, ao, hồ. Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trên trung bình so với cả nước, từ 0,6-1,2km/km². Trên địa bàn của tỉnh có ba hệ thống sông chính: sông Kỳ Cùng (hệ thống sông Tây Giang), sông Thương và sông Lục Nam (hệ thống sông Thái Bình). Tổng lưu lượng nước của các sông hàng năm đạt 5,9 tỉ m³. Thủy chế sông ngòi Lạng Sơn chia làm hai mùa chính: mùa lũ và mùa cạn, tương ứng với hai mùa của khí hậu là mùa mưa và mùa khô. Mùa lũ tập trung từ 66-88% tổng lưu lượng nước trong năm. Mùa cạn tuy thời gian kéo dài tới 8 tháng song chỉ chiếm từ 20-34% tổng lượng dòng chảy của năm. Chênh lệch dòng chảy năm của Lạng Sơn dao động khá lớn, giữa tháng lớn nhất và tháng thấp nhất chênh lệch từ 10,8 đến 25,6 lần. Trên địa phận có 7 con sông chính chảy qua là: sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê, sông Ba Thín, sông Thương, sông Trung và sông Hóa. - Trong đó sông Kỳ Cùng là con sông dài nhất, đẹp và gắn với đời sống cũng như phong tục tập quán của người dân Lạng Sơn. Sông Kỳ Cùng dài 243km, diện tích lưu vực 6.660 km². Sông được bắt nguồn từ vùng núi cao Bắc Xa cao 1.166m thuộc huyện Đình Lập. Sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang, Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, vì vậy xứ Lạng còn được gọi là “nơi dòng sông chảy ngược”. Sông Kỳ Cùng là con sông đẹp, ven sông có nhiều chùa chiền, nhiều cảnh đẹp tự nhiên có thể khai thác phục vụ du lịch: du lịch mạo hiểm, du lịch ngắm cảnh... Hàng năm trên sông còn có lễ hội hoa đăng thu hút rất đông khách du lịch, đây là một trong những lễ hội hoa đăng được đánh giá là có số lượng người tham gia đông nhất nước ta. - Sông Thương là con sông lớn thứ hai của Lạng Sơn. Sông có chiều dài 157km, đoạn chảy qua Lạng Sơn dài 70km ở phần thượng lưu và trung lưu. Sông bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, ở độ cao 600m, thuộc huyện Chi Lăng, chảy theo hướng Đông 5 Bắc-Tây Nam, rồi chảy vào tỉnh Bắc Giang tại xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng. Các phụ lưu của sông Thương là sông Trung và sông Hóa. - Sông Lục Nam ở thượng nguồn gọi là Lục Ngạn, bắt nguồn từ núi Kham cao 700m, thuộc huyện Đình Lập. Sông chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam rồi chảy vào tỉnh Bắc Giang. Chiều dài của sông trên địa phận tỉnh Lạng Sơn là 28km; diện tích lưu vực 642 km²; ở phần thượng nguồn, lòng sông hẹp, uốn khúc, nhiều thác ghềnh, độ dốc lớn. Ngoài ra Lạng Sơn còn có một vài sông ngắn khác như sông Nà Lang, sông Phố Cũ, sông Đồng Quy và nhiều suối nhỏ khác. Các sông này có tiềm năng lớn về cung cấp nước, làm thủy lợi và thủy sản. Về mặt du lịch các sông ở Lạng Sơn cũng có thể khai thác để phục vụ mục đích du lịch như du lịch mạo hiểm, lễ hội. Tổng lượng dòng chảy năm trung bình của Lạng Sơn là 6.073 km³ tương đương 192m³/s. Dòng chảy chủ yếu được cung cấp bởi mùa mưa, mùa lũ là thời kỳ nước sông dâng cao. Thông thường ở Lạng Sơn có khoảng 3-5 trận lũ, có năm lên đến 7-8 trận. Chất lượng nước mặt ở Lạng Sơn còn khá tốt, đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy vậy, nước sông mùa hè có hàm lượng cát bùn khá lớn vì vậy muốn sử dụng trực tiếp cho sản xuất hay sinh hoạt cần thiết phải xử lý. Ở Lạng Sơn còn có một số hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, diện tích nhỏ phục vụ thủy lợi như các hồ Phai Gianh (Bình Gia), Chiến Thắng (Hữu Lũng), Nà Cáy (Lộc Bình), Pác Làng (Đình Lập). Đáng chú ý là một số hồ chứa nước tuy nhỏ nhưng cảnh quan đẹp, khí hậu tốt có thể khai thác phục vụ du lịch như hồ Nà Tâm (thành phố Lạng Sơn). Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn có nhiều con suối, nhiều thác nhỏ như thác Long Đầu, Khuôn Van (Lộc Bình), Đăng Mò (Bình Gia)... các thác có vẻ đẹp nguyên sơ, nước trong xanh, dòng nước từ thác chảy xuống bọt tung trắng xóa. Tuy nhiên các điểm thác chưa được đưa vào khai thác cụ thể, cần được quy hoạch trong tương lai. 1.2.1.4 Sinh vật Do nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên hệ động thực vật ở Lạng Sơn phong phú và đa dạng. - Thực vật: tỉnh Lạng Sơn nằm trong khu hệ thực vật Nam Trung Hoa-Bắc Việt Nam vì vậy trong sự hình thành các loại thực vật, yếu tố bản địa chiếm 50%. Còn các yếu tố loài thực vật của khu hệ Ấn Độ-Malaixia, Himalaya-Vân Nam-Quý Châu... chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (dưới 10%). + Diện tích đất lâm nghiệp của Lạng Sơn là 569.741,68ha (2013), bao gồm ba loại rừng: rừng sản xuất (449.574,16ha), rừng phòng hộ (111.875,34ha) và rừng đặc dụng (8.292,18ha). Rừng là một trong những thế mạnh của Lạng Sơn. Rừng không chỉ 6 có tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ đất, chắn gió, cung cấp lâm sản, dược liệu và nguyên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống, mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và phát triển du lịch. + Rừng Lạng Sơn có 65 họ với 279 loài thực vật. Rừng được chia ra: rừng tự nhiên và rừng trồng. Rừng tự nhiên ở Lạng Sơn có các loại rừng gỗ trên núi đất và núi đá, rừng tre nứa và rừng hỗn giao. Rừng trồng các loại cây như hồi, thông, bạch đàn, sa mộc... phát triển mạnh trong thời gian gần đây. + Do điều kiện sinh thái khác nhau giữa các vùng (đặc biệt là điều kiện nhiệt ẩm) ở Lạng Sơn đã hình thành bốn kiểu rừng chính: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, kiểu rừng nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, kiểu rừng rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, kiểu rừng thường xanh cận nhiệt đới núi thấp. + Lạng Sơn còn có nhiều cây trồng nổi tiếng như: hồi, thuốc lá, mận Tam Hoa, hồng và quýt Bảo Lâm, đào Mẫu Sơn... Chính những cây quả này đã trở thành đặc sản gây ấn tượng khó quên cho du khách. - Động vật: với sự biến động mạnh về lớp phủ thực vật và tác động của con người, giới động vật của tỉnh có suy giảm về thành phần và số lượng cá thể, tuy nhiên mức độ suy giảm không nhiều so với các khu vực khác. + Lớp thú ở Lạng Sơn có 8 bộ, 24 họ với 56 loài. Lớp chim có 14 bộ, 46 họ, 200 loài. Lớp bò sát lưỡng cư có 3 bộ, 17 họ, 50 loài. + Giới động vật ở Lạng Sơn có những loài bản địa đặc hữu của khu hệ động vật Đông Bắc như cá anh vũ, cá chép gốc, cá lộ lớn, cá sạo, cá măng giả, ếch gai... Có những loài thân thuộc với khu vực Hoa Nam như cáo, lửng chó, gấu ngựa, hươu xạ, sóc bụng đỏ, chép đuôi trắng. Có những loài thân thuộc với khu hệ Ấn Độ-Miến Điện như hổ, báo lửa, báo gấm, khỉ mốc, dê núi, tê tê, rắn... Nhìn chung hệ động, thực vật ở Lạng Sơn khá phong phú, nếu biết khai thác có thể phục vụ cho các hoạt động du lịch. Hệ sinh vật phong phú, đa dạng nên đã hình thành các giá trị sinh thái được lưu giữ trong các khu bảo tồn thiên nhiên như: Mỏ Lẹ (Bắc Sơn), Hữu Liên (Hữu Lũng) có đa dạng sinh học với giá trị phục vụ du lịch cao, có điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch. Các khu bảo tồn này là nơi lưu giữ nhiều diện tích rừng nguyên sinh với nhiều loài thực, động vật nhiệt đới điển hình, nhiều nguồn gen động thực vật, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học. Vì thế chúng có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học, về kinh tế và giáo dục. Nếu biết kết hợp tốt các hoạt động du lịch thì chắc chắn sẽ làm tăng thêm giá trị và hiệu quả nhiều mặt của các khu bảo tồn này. 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.2.2.1. Di sản văn hóa thế giới-di tích văn hóa lịch sử Lạng Sơn là nơi tập trung khá nhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử. Hiện nay trên 7 toàn tỉnh có khoảng 111 di tích được xếp hạng, gồm 9 di tích danh thắng, 56 di tích lịch sử, 24 di tích kiến trúc nghệ thuật và 22 di tích khảo cổ. Trong số 111 di tích được xếp hạng có 23 di tích quốc gia. Bảng 1.1: Số lượng và mật độ di tích tỉnh Lạng Sơn Số TT Tỉnh (huyện) Tổng số di tích Số di tích được xếp hạng quốc gia Mật độ Mật độ Diện tích (km²) Di tích (100 km²) Di tích Số di tích được xếp hạng tỉnh Mức độ tập trung (100 km²) 1 TP. Lạng Sơn 78,11 18 23,04 8 10,24 10  2 Huyện Bắc Sơn 699,43 23 3,29 2 0,28 21  3 Huyện Bình Gia 1.0963,53 8 0,07 3 0,03 5  4 Huyện Văn Quan 550,28 12 2,18 1 0,18 11  5 Huyện Văn Lãng 563,30 8 1,42 1 0,17 7  6 Huyện Tràng Định 999,62 9 0,9 3 0,3 6  7 Huyện Cao Lộc 634,27 10 1,58 1 0,16 9  8 Huyện Đình Lập 1.188,50 1 0,08 - 1  9 Huyện Lộc Bình 1.000,95 7 0,7 - 7  10 Huyện Hữu Lũng 806,75 10 1,24 3 0,37 7  11 Huyện Chi Lăng 706,02 5 0,71 1 0,14 4  Tổng cộng 8.320,76 111 23 88 (Chú thích về mức độ tập trung: :Dày; : Trung bình; Thưa) Trong số các di tích xếp hạng cấp quốc gia, có nhiều di tích rất quan trọng, có giá trị cao đối với du lịch như hệ thống di tích Nhất, Nhị, Tam Thanh thuộc TP. Lạng Sơn; cụm di tích ải Chi Lăng (huyện Chi Lăng); cụm di tích Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn); khu di tích Hoàng Văn Thụ (huyện Văn Lãng); cụm di tích gắn với chiến thắng đường số 4 ở huyện Tràng Định; cụm di tích khảo cổ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng ở huyện Bình Gia… Ngoài ra Lạng Sơn còn có ba bảo tàng, trong số đó có hai bảo tàng lịch sử và một bảo tàng văn hóa tổng hợp. Hệ thống di tích tập trung theo từng cụm, nhiều nhất là ở khu vực TP. Lạng Sơn, các huyện Bắc Sơn, Văn Quan, Bình Gia. Hệ thống các di tích này có giá trị tham quan nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử về mảnh đất Lạng Sơn. 8 Tuy nhiên nhiều di tích hiện nay còn chưa được khai thác tốt, do điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, điều kiện tiếp cận các di tích còn rất khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng các di tích hiện nay cũng không được tốt. Ngoại trừ những di tích lớn đã có tiếng còn lại đa số các di tích chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng xâm phạm di tích vẫn tiếp diễn. Hầu như chưa có nơi nào thực hiện đúng chỉ giới bảo vệ di tích theo Luật Di sản văn hóa. 1.2.2.2. Lễ hội Lễ hô ôi Lạng Sơn nhiều về số lượng, phong phú về nô ôi dung, loại hình. Đă ôc biê ôt, lễ hô ôi Lạng Sơn vừa mang những đă ôc trưng của lễ hô iô cổ truyền Viê ôt Nam và vùng Viê ôt Bắc vừa mang sắc thái riêng của vùng văn hóa Xứ Lạng. Theo số liê uô khảo sát của Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn, đến năm 2003, Lạng Sơn có trên 365 lễ hô iô dân gian với tính chất, quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Các lễ hô ôi thường được tổ chức vào mùa xuân, từ tháng riêng đến tháng tư âm lịch hàng năm. Các lễ hô iô đều mang nô iô dung xây dựng và bảo vê ô cuô ôc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài các giá trị về tinh thần, văn hóa, lịch sử, các lễ hô ôi Lạng Sơn còn chứa đựng giá trị văn hóa-du lịch sâu sắc. Bảng 1.2: Một số lễ hội quan trọng ở Lạng Sơn (Thời gian theo âm lịch) STT 1 2 3 4 Khả năng Tên lễ hội Thời gian Địa điểm Nội dung khai thác du lịch  Lễ hội đầu Ngày 22- Phố Kỳ Thờ Tả đô đốc Hán pháo đền Tả 27 tháng Lừa, quận công Thân Công Phủ (Hội Giêng Thành phố Tài, người khai mở phố đền Tả Phủ) Lạng Sơn và chợ Kỳ Lừa vào thế kỷ 17. Có trò thi cướp đầu pháo. Lễ hội Chùa Ngày 18 Thành phố Cúng Thần Nông cầu  Tiên tháng Lạng Sơn mưa thuận gió hòa, Giêng hạnh phúc. Có các trò chơi dân gian như cờ người, múa lân… Lễ hội Tam Ngày 15 Thành phố Còn có tên gọi là Hội  Thanh tháng Lạng Sơn chúng sinh. Đến với Giêng ngày hội người ta thắp hương ở chùa cầu trời, phật ban phước lành được sống bình an, làm ăn được tài, được lộc Hội đền Kỳ Ngày 22- Thành phố Hoạt động quan trọng  Cùng 27 tháng Lạng Sơn nhất là rước kiệu. Trong Giêng lễ hội còn diễn ra các trò chơi dân gian như múa sư tử, múa lân…Đặc 9 5 6 7 8 9 10 11 biệt cờ người rất hấp dẫn du khách. Lễ hội Lồng Ngày 18 Các huyện Hội xuống đồng của các Tồng tháng trong tỉnh dân tộc miền núi phía Giêng Bắc để cầu mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no…Tại lễ hội có các trò chơi dân gian và các món ăn làng quê. Lễ hội Ngày 10 Huyện Cầu mong sự an bình, Đồng Đăng tháng Cao Lộc thịnh vượng cùng các Giêng hoạt động văn hóa cổ truyền như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao. Lễ hội Bắc Ngày 15 Huyện Ngày hội có cúng tế Nga tháng Cao Lộc trong chùa mời Tiên, Giêng mời Phật về phù hộ cho dân làng được bình an, hạnh phúc. Lễ hội đền Từ ngày 2 Huyện Là lễ đầu năm mới, cầu Bắc Lệ đến 15 Hữu Lũng thần linh phù hộ cho tháng một năm mới bình an Giêng hạnh phúc. Hội đền vua Ngày 23- Thành phố Tưởng nhớ anh hùng Lê 24 tháng Lạng Sơn dân tộc. Giêng Lễ hội khởi Ngày 27 Huyện Kỉ niệm khởi nghĩa Bắc nghĩa Bắc tháng 9 Bắc Sơn Sơn Sơn Lễ hội Chi Ngày 10 Huyện Kỉ niệm chiến thắng Lăng tháng 10 Chi Lăng Quân Minh        (Chú thích vềkhả năng khai thác du lịch: :Cao; : Trung bình; Thấp) Có hai đặc trưng quan trọng của lễ hội, đó là: - Lễ hội phản ánh khá sinh động truyền thống dân tộc: Đến với các lễ hội này du khách có thể hình dung được quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, tiêu biểu là lễ hội Bắc Sơn, Chi Lăng… - Lễ hội mang tính khái quát cao: Các lễ hội này phản ánh khá đầy đủ đời sống tâm linh, tư tưởng triết học và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa các dân tộc ít người vùng Đông Bắc. Đây chính là một trong những điểm chủ yếu hấp dẫn du khách đến với Lạng Sơn như các lễ hội Lồng Tồng, Kỳ Cùng… Tuy nhiên cần thiết phải nghiên cứu chọn lọc, có kế hoạch khôi phục hay phát triển một số hình thức lễ hội có giá trị phục vụ du lịch. 10 1.2.2.3. Dân tộc Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số của tỉnh Lạng Sơn là 751.191 người, mật độ dân số 90,28 người/km². Dân cư phân bố không đều, thành phố Lạng Sơn đông nhất là 1.170,87 người/km², các huyện có mật độ dân số thấp nhất là huyện Đình Lập (22,57 người/km²) và huyện Bình Gia (48,73 người/km²). Bảng 1.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện, TP STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đơn vị TP. Lạng Sơn Huyện Tràng Định Huyện Bình Gia Huyện Văn Lãng Huyện Cao Lộc Huyện Văn Quan Huyện Bắc Sơn Huyện Hữu Lũng Huyện Chi Lăng Huyện Lộc Bình Huyện Đình Lập Tổng cộng Diện tích (km²) 78,11 999,62 1.093,53 563,30 634,27 550,28 699,43 806,75 706,02 1.000,95 1.188,50 8.320,76 Dân số trung bình (người) 91.458 60.771 53.289 50.873 75.660 54.912 67.307 114.860 75.570 79.670 26.821 751.191 Mật độ dân số (người/km²) 1.170,87 60,79 48,73 90,31 119,29 99,79 96,23 142,37 107,04 79,59 22,57 90,28 Lạng Sơn có bốn dân tộc anh em cùng sinh sống trong cộng đồng hòa thuận, đa số là dân tộc Nùng (chiếm 43,86%), tiếp theo là dân tộc Tày (35,92%), Kinh (15,26%), và một số dân tộc khác như Dao, Hoa, Sán Chay... 11 Hình 1.1: Cơ cấu dân tộc tỉnh Lạng Sơn năm 2013 12 Theo lịch sử phát triển, các dân tộc ở Lạng Sơn ngày càng xích lại gần nhau, hòa đồng với nhau, tạo thành một khối đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương. Mối liên hệ giữa thành viên các dân tộc ngày xưa chỉ được giới hạn trong phạm vi các bản, chợ phiên, hội hè thì ngày nay càng được mở rộng, thể hiện trong sự đoàn kết cùng nhau chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước. Mối quan hệ đó còn được thể hiện rõ hơn trong hoạt động kinh tế, các dân tộc đã đồng sức đồng lòng khắc phục khó khăn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. - Sự phân bố các dân tộc: Đặc điểm chung của các tỉnh miền núi phía Bắc là các dân tộc phân bố rất không đồng đều giữa các địa phương, trong khi có huyện chỉ có 45 dân tộc thì có huyện lên tới 15-16 dân tộc cùng sinh sống. Đối với Lạng Sơn, là tỉnh có ít dân tộc (7 dân tộc chính) nên sự chênh lệch không nhiều. Các huyện có ít dân tộc sinh sống nhất là Văn Quan, Văn Lãng, Chi Lăng số lượng dân tộc không dưới 4 dân tộc, trong khi đó các huyện Tràng Định, Lộc Bình, Hữu Lũng, Bắc Sơn và thành phố Lạng Sơn có đủ các thành phần dân tộc. + Người Nùng và người Tày là hai dân tộc đông nhất ở Lạng Sơn, có mặt khắp toàn tỉnh, tuy nhiên tập trung nhiều ở thành phố Lạng Sơn. + Người Kinh cư trú hầu khắp các huyện của tỉnh, trong đó có rất nhiều cư dân miền xuôi lên từ những năm 1960 theo Chương trình phát triển kinh tế miền núi. + Người Dao chủ yếu tập trung ở một số xã của các huyện Tràng Định, Đình Lập, Bình Gia, Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng. + Người Hoa tuy không nhiều nhưng có mặt hầu hết ở các huyện của tỉnh, trừ huyện Đình Lập. + Người Sán Chay chủ yếu ở một số xã của huyện Lộc Bình, Hữu Lũng. Người H’mông sống chủ yếu ở các vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn của các huyện Tràng Định, Bắc Sơn và Hữu Lũng. Các dân tộc ở Lạng Sơn đều có bản sắc văn hóa với phong tục tập quán riêng. Đây là nguồn tài nguyên hấp dẫn để khách du lịch tham quan, tìm hiểu. - Hệ thống quần cư: Dân cư Lạng Sơn được phân bố trong hơn 2.415 điểm dân cư thành thị và nông thôn, mật độ xấp xỉ 0,28 điểm/km², quy mô dân số trung bình mỗi điểm dân cư xấp xỉ 400 người, khoảng cách các điểm dân cư dao động xung quanh 2km, khoảng cách này thuộc diện trung bình đối với tỉnh miền núi. + Thành phố Lạng Sơn là nơi tập trung nhiều điểm dân cư nhất, huyện có điểm dân cư ít nhất là Tràng Định (xấp xỉ 200 điểm). + Các kiểu quần cư ở Lạng Sơn gồm quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Quần cư nông thôn có những dạng phân bố: ở thung lũng giữa núi, ở vùng địa mạo sa phiến thạch núi cao trung bình, ở thung lũng thềm thấp, ở vùng địa mạo núi cao Công SơnMẫu Sơn. Quần cư đô thị ở các thành phố, thị xã , thị trấn và thị tứ. Hiện nay ở Lạng 13 Sơn có một thành phố đô thị loại III (thành phố Lạng Sơn) và 14 thị trấn thuộc 10 huyện, trong đó có 10 thị trấn huyện lị. Các kiểu quần cư ở các tỉnh miền núi nói chung và Lạng Sơn nói riêng là cơ sở cho việc xác định không gian văn hóa trong khai thác phát triển du lịch. Cũng như di tích lịch sử văn hóa, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều dân tộc ít người sinh sống nên có nhiều hoạt động lễ hội trong năm với những bản sắc khác nhau. Tuỳ vào nội dung hoạt động có thể phân ra các loại hình lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian. Người Nùng, người Tày ở Lạng Sơn có nhiều nét gần gũi với người Kinh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng nên có nhiều lễ hội gần gũi người Kinh như múa sư tử, cờ người nhưng cũng có những hoạt động lễ hội mang bản sắc riêng như hát then, hát sli, hát lượn, hội Lồng Tồng. Đặc biệt các chợ phiên của đồng bào các dân tộc như là một hình thức hội hè mang bản sắc vùng cao. Các chợ phiên nổi tiếng ở Lạng Sơn như Kỳ Lừa, Đồng Đăng, Đồng Mỏ, Thất Khê... là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng cho các dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, hấp dẫn du khách gần xa. 1.2.2.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác a. Nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và kiến trúc Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều có phong cách kiến trúc nhà ở, trang phục, nhà thờ mang dáng dấp riêng. Trong cùng một tỉnh có sự khác biệt về kiến trúc nhà ở phía tây và phía đông. Các huyện phía đông như: Lộc Bình, Đình Lập, Cao Lộc nhà ở thường là nhà đất. Nhà này có ưu điểm là mùa hè mát và mùa đông ấm. Nhà đất của các đại gia đình thường có hai tầng, tầng trên là khu vực để bàn thờ tổ tiên và các nông sản như thóc, ngô... tầng dưới là khu vực sinh hoạt của cả nhà. Còn nhà bên các huyện Tràng Định, Bắc Sơn là nhà sàn, nhà rộng thoáng, kiến trúc nhà sàn gần giống với kiến trúc nhà sàn ở khu vực Tây Bắc của nước ta. Lạng Sơn là mảnh đất có nhiều dân tộc ít người nên trang phục có những nét độc đáo riêng, trở thành bản sắc văn hóa của vùng. Dân tộc Tày có áo dài Tày, người H’Mông có những bộ trang phục sặc sỡ được thêu bằng tay từ những cuộn chỉ nhiều sắc màu... Nghệ thuật kiến trúc nhà ở, trang phục... của các dân tộc trên đất Lạng Sơn đã trở thành tài nguyên du lịch để khách đến thăm quan, nghiên cứu, tìm hiểu. b. Ca múa nhạc dân tộc Đối với phát triển du lịch, ca múa nhạc dân tộc cũng là một sản phẩm du lịch đang được chú ý phát triển. Ở Lạng Sơn tiêu biểu là hát then, hát sli lượn của các dân tộc miền núi phía Bắc. - Hát then: Hát then ở Lạng Sơn được phổ biến trên diện rộng và có nhiều vẻ phong phú, khác nhau ở các miền, hoặc mỗi huyện. Đặc điểm nổi bật là tính quần 14 chúng. Người ta hát trong dịp lễ, trong sinh hoạt, nam cũng như nữ, rất nhiều người biết đàn và biết hát. Hát then đã trở thành một nhu cầu quan trọng đối với đời sống tinh thần của các dân tộc Tày, Nùng ở vùng này. Hát then sử dụng đàn tính làm nhạc cụ đệm. Đàn tính là một loại nhạc cụ dân gian độc đáo của người Tày có âm thanh ngọt ngào, mượt mà và ấm áp, có sức hấp dẫn kỳ diệu bởi nó gắn chặt với đời sống tinh thần của một dân tộc đã bao đời như một phương tiện giao tiếp đậm đà bản sắc. - Hát sli - lượn: Đặc điểm cơ bản giống nhau nhưng sli - lượn của mỗi nhánh Nùng lại có những nét độc đáo riêng. Mỗi hình thức, mỗi làn điệu đều có cách thể hiện thế giới tâm hồn riêng, có những khả năng chuyển tải và gợi cảm riêng thông qua những lời sli - lượn, độ trầm bổng luyến láy của nhạc điệu và tiết tấu riêng. Sli - lượn được thể hiện trong văn tế, hát mừng đám cưới, mừng nhà mới, hát ru, mừng sinh nhật... Nhìn chung ca múa nhạc dân tộc thường gắn với lễ hội truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa. Tất cả đã gắn bó với nhau tạo nên sắc thái văn hóa phóng phú và đa dạng. c. Chợ phiên Từ xưa do nhu cầu trao đổi hàng hóa nhưng đường xá đi lại còn khó khăn nên đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn có chợ phiên. Chợ phiên có ở tất cả các huyện, các thị trấn, cũng có khi là các xã. Chợ phiên cứ 5 ngày lại họp một lần ở một nơi và đều đặn qua các tháng, các năm và dùng âm lịch để tính ngày họp. Nhưng thường trong một khu vực gần nhau về vị trí thì các chợ phiên sẽ không họp ngày trùng nhau, để đảm bảo hàng hóa được lưu thông nhiều nhất. Ví dụ như chợ phiên Kỳ Lừa họp vào mùng 2, 7, 12, 17, 22, 27 của tháng thì các nơi khác gần sẽ họp chợ khác ngày hơn (chợ Bản Ngà: mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30; chợ phiên Lộc Bình: 1, 6, 11, 16, 21, 26). Các chợ phiên nổi tiếng ở Lạng Sơn như: Kỳ Lừa, Đồng Đăng, Đồng Mỏ, Lộc Bình... Chợ phiên cũng là nơi trao đổi hàng hóa, trao đổi những sản vật nên hấp dẫn khách gần xa. Chợ phiên là một nét đẹp trong văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi. Đó là nơi trao đổi hàng hóa, cũng là nơi gặp gỡ của những người quen cũng như nơi hẹn hò của các đôi trai gái. Chợ phiên được duy trì đến ngày nay, đi chợ phiên trở thành thói quen của nhiều người, vào ngày đó hàng hóa trao đổi nhiều nhất, chợ chật cứng lối đi. Du khách đến chợ phiên được hòa mình vào không gian mua bán của đồng bào dân tộc với những nông sản, đặc sản lạ mắt. Qua đó thỏa trí tò mò và hiếu kì. Do đó chợ phiên hấp dẫn du khách. Ngoài chợ phiên, thì không thể không nhắc tới các chợ có sức hút lớn ở thành phố như: chợ Đông Kinh, Kỳ Lừa hay các chợ cửa khẩu: Đồng Đăng, Tân Thanh... vừa phục vụ nhu cầu tham quan cũng như nhu cầu mua sắm cho du khách, đặc biệt là các dịp cuối tuần. Có người nói các chợ ở đây là nơi rút tiền dần dần của du khách, vì các món hàng nhiều khi rất rẻ, trong khi đó có rất nhiều mặt hàng mà khách hàng 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan