Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Tiểu luận quản lý...

Tài liệu Tiểu luận quản lý

.PDF
71
278
87

Mô tả:

tiểu luận quản lý
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC ====== TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN: QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG Hà Nội, 11/2006 -1- Câu 1: Hãy phân tích và cho ví dụ minh hoạ về vai trò chung của quản lý? Quản lý ra đời từ rất xa xƣa, nó xuất hiện từ thƣở bình minh của xã hội loài ngƣời. Con ngƣời sinh sống theo tập quán quần tụ cộng đồng, có nhiều việc nảy sinh mà một ngƣời không thể làm đƣợc hoặc làm đƣợc nhƣng hiệu quả kém, cần phải đƣợc phối hợp liên kết với số đông để cùng thực hiện. Từ những yêu cầu khách quan đó, dần dần hình thành tổ chức. Quản lý diễn ra trong mọi tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Nó chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi tổ chức. Theo F.W Taylor: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó biết đƣợc rằng họ đã thực hiện công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Theo Henrry Fayol: “Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả cá khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều hiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra”. Theo M.P.Follet: “Quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con ngƣời”. Định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức có định hƣớng của chủ thể quản lý lên các khách thể là đối tƣợng của quản lý nhằm thay đổi các hành vi, các quá trình của đối tƣợng để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Vai trò: - Tạo ra sự thống nhất ý chí giữa các cá nhân bộ phận trong tổ chức. - Xây dựng định hƣớng ngắn hạn và dài hạn cho sự phát triển của tổ chức. Hƣớng nỗ lực của các nhân, bộ phận trong tổ chức đạt đến mục tiêu chung đã đề ra. - Tạo ra động lực cho các cá nhân, bộ phận trong tổ chức, thúc đẩy họ hành động để đạt kết quả mong muốn. - Phối hợp điều hoà các hoạ động của cá nhân, bộ phận trong mỗi tổ chức đạt đƣợc hiệu quả hoạt động cao nhất. -2- - Tạo môi trƣờng thích hợp cho sự phát triển của tổ chức và mỗi cá nhân trong từng thời kì. - Xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cá nhân, bộ phận trong tổ chức. - Bố trí nhân sự và công cụ lao động phù hợp nhất với trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi ngƣời để phát huy tài năng, phát triển cả thể lực và trí lực. - Phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trong tổ chức để đạt đƣợc môi trƣờng chung, tạo ra những sản phẩm cho tiêu dùng xã hội. - Củng cố địa vị của tổ chức trong môi trƣờng bằng cách duy trì tốt sự tồn tại của tổ chức thông qua kết quả hoạt động của tổ chức đóng góp cho xã hội. Câu 2: Trình bày cơ sở hình thành khoa học quản lý? Cơ sở hình thành khoa học quản lý: Cũng nhƣ các khoa học khác, khoa học quản lý ra đời, tồn tại và phát triển nhƣ một tất yếu khoa học. Theo tiến trình phát triển của thời đại, đối tựơng, nội dung và pp nghiên cứu của khoa học quản lý không ngừng đƣợc hoàn thiện về cả quy mô và trình độ. Có đƣợc kết quả phát triển nhƣ ngày nay khoa học quản lý đã trải qua những chặng đƣờng lịch sử lâu dài, với nhiều thử thách, tìm kiếm để hình thành nên một khoa học độc lập. Buổi bình minh dẫn đến việc thai nghén cho ngành khoa học mới này là tƣ tƣởng quản lý của những nhà khoa học tiền bối. Tƣ tƣởng quản lý xuất hiện từ khá sớm do yêu cầu của hiệp tác và phân công lao động. Các nhà khoa học tiền bối cho rằng hiệu quả của quá trình hiệp tác và phân công lao động không thể giải quyết bằng thần học, triết học hay sử học mà nó cần đƣợc lý giải bằng khoa học thiết kế và điều hành phối hợp cụ thể của các quá rình hoạt động vì mục đích dân sinh. Từ khi khám phá những mâu thuẫn trong thực tế, các nhà khoa học đã dày công vun đắp cho ý niệm quản lý trở thành một tƣ tƣởng chính thống trong đời sống xã hội. Mặc dù là một tƣ tƣởng mới, phải cọ xát thƣờng xuyên với đời sống kinh tế - xã hội nhƣng các nhà khoa học tiền bối đã kiên trì mài dũa cho nó trở thành tinh tuý trong nhận thức của đời sống xã hội. Tƣ tƣởng quản lý biến đổi cũng rất phức tạp nhƣng chúng ta cần nghiên cứu nó để -3- thấy đƣợc toàn bộ quá trình phát triển của “cây khoa học quản lý” và qua đó nắm bắt đƣợc yêu cầu thực tế khách quan về quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiếp thu một cách có chọn lọc tƣ tƣởng quản lý của các trƣờng phái khoa học để vận dụng có hiệu quả nhất vào quản lý các đối tƣợng thuộc lĩnh vực công tác của mình. Từ việc nghiên cứu tiến trình vận động của các tƣ tƣởng quản lý chúng ta có thể nhận thấy cơ sở khoa học của quản lý đƣợc xác định trên cả phƣơng diện lý luận, thực tiễn và pháp luật. * Cơ sở lý luận: Từ nguyên lý nhận thức thế giới khách quan của các nhà triết học mà đề xƣớng các lý thuyết quản lý thế giới vật chất nhằm tạo dựng một trật tự thế giới mới. Các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan trong thể vận động không ngừng. Trong quá trình vận động đó, các dạng vật chất sẽ tác động lẫn nhau và chuyển hoá cho nhau theo các quy luật vốn có của nó. Kết quả vận động trên đây không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho con ngƣời, trong khi nhu cầu của đời sống xã hội lại không ngừng tăng lên theo cấp số nhân. Từ thực tế đó, con ngƣời luôn luôn có nguyện vọng cải tạo thế giới vật chất để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình. Xuất phát từ ƣớc nguyện lớn lao đó, những ngƣời tiên phong trong xã hội đã tìm cách xếp đặt lại các yếu tố vật chất theo một trật tự nhất định để điều khiển chúng hoạt động có hiệu quả hơn. Nguyên lý vận động này đã từng bƣớc tạo nền móng vững chắc cho một khoa học mới ra đời và phát triển là khoa học quản lý. * Cơ sở thực tiễn: Tính tất yếu khách quan trên đây về sự ra đời và phát triển của khoa học quản lý đã cho ta thấy tính thực tiễn của nó. Nói nhƣ vậy là vì các nấc thang phát triển của tƣ tƣởng quản lý hay trƣờng phái quản lý cũng đƣợc coi là cơ sở thực tiễn của khoa học này. Nền tảng lý luận trên đây không phải sinh ra từ duy ý chí mà đƣợc đúc kết từ -4- thực tiễn sinh động chinh phục thế giới khách quan của con ngƣời. Khi cả tập thể ngƣời cùng tham gia một hoạt động cụ thể nào đó thì cũng sinh ra nhu cầu hiệp tác, phân công và phối hợp hoạt động. Ví dụ: những công việc đòi hỏi phải cùng nhau hành động nhƣ cùng khiêng, vác hay vận chuyển một vật nặng thì không thể mạnh ai nấy làm mà cần làm theo một mệnh lệnh thống nhất, đó có thể là tín hiệu âm thanh hay hình ảnh để tạo nên sức mạnh cộng đồng. Hành vi ra tín hiệu đó chính là quản lý ở mức độ sơ khai. Khi quá trình hoạt động xã hội phức tạp hơn lên đòi hỏi con ngƣời phải đi chuyên sâu vào nghề nghiệp thì lúc đó tất yếu nảy sinh nhu cầu phân công lao động. Chuyên môn hoá nhằm nâng cao năng suất lao động nhƣng các cá thể lại phải phối hợp với nhau mới trở thành kết quả chung của một tập thể hay cộng đồng, hoạt động hiệp tác lúc đó cũng phải đƣợc duy trì bằng quản lý. Thực tế sẽ đặt ra hàng loạt tình huống phức tạp mà chủ thể phải tìm cách ứng phó. Cách giải quyết đó có thể không tuân theo quy luật vận động mà chỉ là cách vận dụng sáng tạo của chủ thể để giải quyết tình huống mới phát sinh. Nhƣng đó lại là nền tảng thực tế để hoàn thiện quản lý cả về khoa học và nghệ thuật. Cứ nhƣ vậy, theo trình độ vận động của các yếu tố vật chất, quản lý ngày càng đƣợc củng cố và phát triển theo yêu cầu của đời sống xã hội. * Cơ sở pháp lý: Chính sự tồn tại và phát triển không ngừng của khoa học quản lý đã cho ta thấy tính pháp lý một cách rõ ràng. Nếu không có sự thừa nhận chung của xã hội thì làm sao quản lý đƣợc đông đảo các nhà lý luận và thực tiễn tham gia nghiên cứu, ứng dụng. Kể từ khi ra đời, khoa học quản lý đã mang lại những lợi ích to lớn cho đời sống con ngƣời. Vì thế nó càng đƣợc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Sự thừa nhận tính độc lập của khoa học quản lý để vận dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, kể cả trong quản lý nhà nƣớc, cũng đủ khẳng định tính pháp lý của một môn khoa học. Do đƣợc xã hội thừa nhận nên -5- khoa học quản lý đƣợc truyền bá rộng rãi ở tất cả mọi quốc gia và khu vực, đồng thời đƣợc coi là môn học cơ sở hay chuyên ngành trong nhiều trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các trƣờng chuyên nghiệp và dạy nghề… Câu 3: Các yếu tố cấu thành quản lý và các dạng quản lý? a. Các yếu tố cấu thành quản lý: - Chủ thể quản lý: Con ngƣời là yếu tố tạo ra tác động quản lý trong mọi quá trình hoạt động. Chủ thể có thể là cá nhân hay tổ chức tác động lên đối tƣợng quản lý bằng các công cụ với những phƣơng pháp quản lý thích hợp theo các nguyên tắc nhất định. Đối tƣợng quản lý rất phong phú và đa dạng, có thể là giới vô sinh, giới sinh vật và có thể là con ngƣời, tổ chức ngƣời. - Khách thể quản lý: là yếu tố tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý, đó là những hành vi thực thể (cá nhân, tổ chức sự vật hay môi trƣờng), cũng có thể là sản phẩm trực tiếp của đối tƣợng quản lý, mối quan hệ giữa các thực thể các quá trình trong quá trình vận động của chúng. - Mục tiêu quản lý: Là căn cứ để chủ thể phát ra các tác động quản lý cũng nhƣ lựa chọn phƣơng pháp quản lý thích hợp, là cái đích để cả chủ thể và khách thể quản lý cần phải đạt đƣợc tại một thời điểm xác đinh trong tƣơng lai do chủ thể và khách thể định trƣớc. - Môi trƣờng quản lý: Là những yếu tố bên ngoài bao gồm cả môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hƣởng đến yếu tố bên trong là quá trình quản lý cũng nhƣ mục tiêu quản lý. Trong các môi trƣờng khác nhau, chủ thể quản lý phải tìm kiếm, sử dụng các công cụ, phƣơng pháp quản lý cho phù hợp. Môi trƣờng vừa đặt ra mục tiêu, vừa tạo ra địa bàn và động lực cho mỗi tổ chức hoạt động vì vậy nó cũng là một yếu tố quan trong trong quản lý. Có thể khái quát các yếu tố tham gia quá trình quản lý theo sơ đồ sau: -6- Công cụ quản lý Chủ thể quản lý Khách Mục tiêu thể quản quản lý lý Phƣơng pháp quản lý b. Các dạng quản lý: Quản lý có mặt trong mọi quá trình hoạt động của đời sống kinh tế nên- xã hội đối tƣợng của quản lý cũng rất đa dạng phong phú. Các đối tƣợng có thể tồn tại độc lập hoặc kết thành thực thể. Quản lý gắn liền với quá trình vận động của thực thể, do vậy các đối tƣợng thực thể khác nhau tất sẽ cần đến cá dạng quản lý khác nhau. Căn cứ vào đó, ngƣời ta phân chia quản lý thành cá dạng sau đây: - Quản lý giới vô sinh: Đây là những tài sản vật hoá nhƣ: ruộng đất, hầm mỏ, nhà xƣởng… là dạng quản lý cho hép chủ thể tác động trong bất kỳ thời gian, không gian nào cũng có thể mang lại hiệu quả. - Quản lý giới sinh vật: Gồm những thực thể sống gắn liền với tài sản vật hoá có chu kỳ sinh trƣởng riêng nhƣ cây trồng, vật nuôi … là dạng quản lý mà chủ thể phải tác động đến đối tƣợng quản lý dựa vào chu trình sinh trƣởng và phát triển của nó. - Quản lý xã hội: Bao gồm các thực thể của con ngƣời, thực thể có tổ chức, có lý trí kết thành hệ thống chặt chẽ. Đây là dạng quản lý phức tạp nhất vì đối tƣợng quản lý là con ngƣời, có lý trí và các mối quan hệ luôn luôn nảy sinh liên tục, không ngừng. Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa họ càng phong phú, đa dạng, phức tạp ở cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả vô hình lẫn vô hình. -7- Đặc trƣng của quản lý xã hội: + Cả chủ thể và khách thể quản lý đều là con ngƣời và các tổ chức ngƣời. + Quản lý xã hội luôn luôn có mục tiêu chung, là lý do tồn tại và quyết định sự tồn tại của tổ chức. + Quản lý xã hội luôn cần phải có thông tin. Thông tin chính là phƣơng tiện, là cơ sở căn bản đảm bảo cho hoạt động quản lý có thể thực hiện đƣợc mối liên hệ giữa chủ thể quản lý với đối tựơng quản lý, giữa các chủ thể quản lý với nhau, giữa các bộ phận trong tổ chức với nhau. + Hoạt động quản lý xã hội bao giờ cũng diễn ra trong tổ chức và vì vậy mà nó luôn luôn mang tính tổ chức. Tổ chức chính là nền tảng để thực hiện hành động quản lý. Có tổ chức thì sẽ có quản lý để giúp quản lý đạt đƣợc mục tiêu. Quan hệ tổ chức đƣợc thể hiện giữa chủ thể và khách thể, là quan hệ giữa cấp trên với cấp dƣới, giữa ngƣời lãnh đạo với ngƣời bị lãnh đạo… Tính tổ chức còn thể hiện ở mối quan hệ ngay trong quản lý, đó là sự quan hệ giữa các nhà quản lý với nhau và giữa các cá nhân trong tổ chức với nhau. - Quản lý xã hội phải luôn có quyền hành, Quyền hành đƣợc coi là ph. tiện để chủ thể quản lý sử dụng tác động lên đối tƣợng quản lý. Nó đƣợc đối tƣợng quản lý thừa nhận và tuân thủ. Câu 4: Hãy phân tích sự tác động của các yếu tố con người, chính trị, tổ chức đến quá trình quản lý? Cho ví dụ minh hoạ? a. Sự tác động của yếu tố con người: Thực chất là phải giải quyết mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Con ngƣời là chủ thể chủ động vận hành các nguồn lực vật chất trong mọi tổ chức, là chủ thể huy động và tạo dựng các nguồn lực vật chất khác trong tổ chức và là yếu tố quyết định mọi thành công hay thất bại của mỗi tổ chức. Con ngƣời đóng vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp đến hoạt động qủan lý. Nhà quản lý chính là ngƣời đánh thức những năng lực tiềm ẩn trong mối con -8- ngƣời, huy động tinh thần đoàn kết, đồng tâm hiệp lực trong công việc, tình tƣơng thân tƣơng ái, khai thác tối đa khả năng của họ vào hoạt động vì mục tiêu chung. Muốn làm đƣợc điều đó, nhà quản lý phải biết tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, môi trƣờng làm việc để có thể nâng cao năng suất của ngƣời lao động. Ngƣời quản lý phải luôn tự hoàn thiện mình để làm gƣơng cho cấp dƣới về cả đạo đức, tác phong và trình độ, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với địa vị quản lý của mình. Phải tạo ra bầu không khí tốt, tâm lý tốt cho tập thể, từ đó phát huy đƣợc tinh thần đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái, tạo ra đƣợc sự gắn kết giữa các cá nhân với tổ chức. Phải quan tâm đến chế độ, chính sách với ngƣời lao động nhƣ: tiền lƣơng, tiền thƣởng, phụ cấp, bảo hiểm … có ảnh hƣởng đến sự chuyên tâm cho công việc của ngƣời lao động. Phải quan tâm đến chế độ đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao năg lực cho ngƣời lao động. b. Sự tác động của yếu tố chính trị, pháp lý: Bất cứ một tổ chức nào cũng đều tồn tại và phát triển trong một môi trƣờng cụ thể, trong đó môi trƣơng chính trị có vị trí hết sức quan trọng. Yếu tố ch.trị chi phối mục tiêu và định hƣớng hành động của mỗi cá nhân, tổ chức cho dù tổ chức đó hoạt động trên lĩnh vực nào của nền kinh tế - xã hội (kinh doanh, nghệ thuật, từ thiện hay quản lý Nhà nƣớc…). Chế độ chính trị quy định mục tiêu của cả quốc gia, trong đó có các tổ chức và cá nhân tồn tại và chi phối đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc – với tính cách là chủ thể quản lý của toàn dân, toàn diện mọi quá trình hoạt động của tổ chức trong khuôn khổ môi trƣơng chính trị và pháp luật đó. Tóm lại, yếu tố chính trị là yếu tố lãnh đạo, định hƣớng cho toàn xã hội. Thực hiện định hƣớng đó, Nhà nƣớc cần tạo lập môi trƣờng chính trị thích hợp về hành chính cho các cá nhân, tổ chức phát triển trong từng thời kỳ. -9- c. Sự tác động của yếu tố tổ chức: Quản lý ra đời và xuất hiện từ nhu cầu hiệp tác và phân công lao động chung trong tổ chức vì vậy tổ chức đƣợc coi là nền tảng của các hoạt động quản lý. Ngƣợc lại quản lý thông qua hoạt động làm cho tổ chức đạt đƣợc mục tiêu. Giữa quản lý và tổ chức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Có tổ chức thì phải có quản lý, để quản lý thì phải có tổ chức. Hai vấn đề này giống nhƣ 2 cực của một thanh nam châm, bất kỳ tổ chức nào dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều phải có quản lý. Để có quản lý, trƣớc tiên các chủ thể tức các nhà quản lý phải xây dựng cho mình 1 cơ cấu tổ chức, thiết lập nên hệ thống tổ chức với đội ngũ nhân sự tƣơng ứng. Trên góc độ này, tổ chức là sự tập hợp các yếu tố nhân sự và vật chất cần thiết theo một cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ xác định trong từng thời kỳ, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Nội dung cụ thể của hoạt động này là huy động các nguồn lực, thiết lập các bộ phận theo trật tự, quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong tổ chức, quy định mối quan hệ dọc, ngang giữa các bộ phận nhằm phối hợp hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức. Câu 5: Hãy phân tích sự tác động của các yếu tố quyền lực, thông tin, văn hoá tổ chức đến quá trình quản lý và cho ví dụ minh hoạ? a. Sự tác động của yếu tố quyền lực: Quyền lực đƣợc xem là điều kiện và phƣơng tiện quan trọng đẻ chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng quản lý nhằm dạt mục tiêu định trƣớc. Quyền lực cũng là đặc điểm để phân bệt chủ thể và đối tƣợng quản lý. C.Mác nói: “Quyền lực là sự phụ thuộc ý chí của hệ thống này đối với 1 hệ thống khác”. Khi nói đến quyền lực quản lý là nói đến quyền chỉ huy, lãnh đạo điều hành, là khả năng chi phối của chủ thể đối với đối tƣợng quản lý. Đó là sự sai khiến, áp đặt ý chí của một nhóm ngƣời này đói với một nhóm ngƣời khác hay là khả năng của một cá nhân, nhóm cá nhân ảnh hƣởng đến hành vi và suy nghĩ của cá nhân, 1 nhóm cá - 10 - nhân khác. Quyền lực có thể là khả năng của chủ thể quản lý ảnh hƣởng đến hành vi và suy nghĩ của đối tƣợng quản lý. Quyền lực đƣợc cấu thành bởi 2 bộ phận:thẩm quyền và uy quyền. Thẩm quyền là quyền hạn của một cá nhân trong tổ chức để lãnh đạo cá nhân cấp dƣới trên cơ sở nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng sử dụng chế tài. Đặc điểm của thẩm quyền là nó tƣơng ứng với phƣơng diện chính thức của tổ chức, nó đƣợc bắt nguồn từ tổ chức và đƣợc tổ chức giao cho cá nhân đƣợc lựa chọn để thực hiện Thẩm quyền đƣợc các cá nhân cấp dƣới thừa nhận, tuân thủ. Nếu không tuân thủ sẽ bị áp dụng chế tài. Uy quyền là khả năng của một cá nhân trong tổ chức để thu hút sự nhất trí cao và lòng nhiệt tình của các cá nhân khác đối với niềm tin của và mục tiêu mà ngƣời đó theo đuổi. Uy quyền tƣơng ứng với phƣơng diện phi chính thức của tổ chức và đƣợc hình thành từ uy tín, khả năng chuyên môn, từ kinh nghiệm giao tiếp, đàm phán, khả năng ngoại giao, khả năng thuyết phục. Khác với thẩm quyền, đặc điểm của uy quyền là nó đƣợc mọi ngƣời tuân theo một cách tự nguyện, vô thức. Trong phƣơng diện quyền lực của ngƣời quản lý, ngoài việc đƣợc trao thẩm quyền bởi cơ cấu chính thức, tự bản thân họ phải tự giác xây dựng và củng cố quyền lực của mình thông qua việc hoàn thiện bản thân về cả năng lực chuyên môn, tƣ cách đạo đức và phẩm chất chính trị. Có nhƣ vậy mới đảm đƣơng đƣợc sứ mệnh lãnh đạo, điều hành mà tổ chức giao cho. b. Sự tác động của yếu tố thông tin: Quản lý diễn ra và đƣợc thực hiện là nhờ các tín hiệu lƣu chuyển ở bên trong và bên ngoài tổ chức, đó là thông tin. Để quản lý có hiệu quả, các nhà quản lý cần nắm vững tình hình bên trong và bên ngoài tổ chức một cách chính xác, kịp thời bằng - 11 - những dữ liệu cụ thể của thông tin đầu vào, trên cơ sở thực tế của tổ chức, muốn ra một quyết định điều hành cần phải có thông tin, vì thế thông tin trở thành khâu đầu tiên, nền tảng cơ bản của quản lý. Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tƣợng quản lý thì phải đƣa ra một thông tin điều khiển dƣới các hình thức khác nhau nhƣ quyết định quản lý (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết…). Sau khi đã đƣa ra các quyết định quản lý cùng các đảm bảo vật chất cho đối tƣợng thực hiện thì chủ thể phải thƣờng xuyên theo dõi kết quả thực hiện của các đối tƣợng thông qua thông tin phản hồi hệ thống. Đối tƣợng quản lý muốn định hƣớng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác để tự tính toán, điều chỉnh lấy hoạt động của mình nhằm thực thi mệnh lệnh của chủ thể. Vì vậy, quá trình quản lý chính là quá trình xử lý thông tin. Ngày nay vai trò của thông tin trong quản lý ngày càng đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ, làm cho khoa học quản lý đƣợc phát triển thêm một lĩnh vực quản lý mới là quản lý thông tin. Theo quaqn niệm đó, thông tin là một dạng tiềm năng khác của quản lý, bên cạnh các tiềm năng về lao động, thiết bị công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, tiền vốn… để tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội. Nhƣ vậy thông tin là một điều kiện không thể thiếu đƣợc trong quản lý, là căn cứ để chủ thể quản lý ra quyết định quản lý và tổ chức thƣc hiện quyết định có hiệu quả. c. Sự tác động của yếu tố văn hoá tổ chức: Trong quá trình hình thành tồn tại và phát triển của tổ chức thì nó dần dần hình thành những yếu tố quy định cách xử sự của cá thành viên trong tổ chức, điều này mang lại cho tổ chức những bản sắc riêng, đó là văn hóa tổ chức. Nói cách khác, văn hóa tổ chức là toàn bộ những giá trị, niềm tin, truyền thống, thói quen có khả năng quy định, điều phối hành vi của các thành viên trong tổ chức, nó đƣợc hình thành cùng với sự hình thành của tổ chức, nó ngày càng đƣợc làm giàu thêm lên theo thời gian, có thể thay đổi theo thời gian và tạo nên cho mỗi tổ chức 1 bản sắc riêng. Vai trò - 12 - của văn hóa tổ chức đối với quản lý rất quan trọng, nó đƣợc thể hiện ngay trong chính khái niệm văn hóa tổ chức. - Nó quy định hành vi của cá nhân trong tổ chức 1 cách tự nhiên, 1 cách vô thức ở nhiều cấp độ trên nhiều lĩnh vực. - Thông qua văn hóa tổ chức, nó tạo nên chất keo gắn kết ngƣời lao động với tổ chức. - Nó mang bản sắc riêng của tổ chức, nó quyết định sự tồn tại của tổ chức. Sự tồn tại của tổ chức phụ thuộc vào sự bảo vệ bản sắc văn hóa riêng đó. Nhà quản lý cần phải chú ý đến nhân cách và tác phong của mình bởi vì nhân cách và tác phong của nhà quản lý góp phần quan trong hình thành nên văn hóa của tổ chức. Nhà quản lý cần phải tìm ra những mặt tích cực của văn hóa tổ chức cũng nhƣ những mặt hạn chế để từ đó tìm cách phát huy, thúc đẩy các mặt tích cực, hạn chế và đi đến triệt tiêu các mặt tiêu cực. Câu 6: Hãy trình bày cơ sở hình thành và nội dung chủ yếu của tư tưởng đức trị của Khổng Tử và rút ra những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng quản lý này? a. Hoàn cảnh lịch sử: Ra đời vào thời kỳ Xuân Thu (1770 – 1403 TCN) đây là giai đoạn suy tàn của Nhà Chu ở Trung Quốc. Thời kỳ này, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo cùng với lao động thủ công nên nên năng suất lao động rất thấp, đời sống nhân dân đói khổ, thất học, mù chữ. Biên giới giữa các quốc gia canh phòng không nghiêm ngặt, dân chúng đi lại tự do từ nƣớc này sang nƣớc khác. Nƣớc nào kinh tế thịnh vƣợng, dễ làm ăn thì dân kéo đến làm ăn sinh sống đông đúc, ngƣợc lạii những nƣớc nào đói khổ, áp bức bóc lột nặng nề thì dân chúng bỏ đi. - 13 - b. Tiểu sử: Khổng Tử là một nhà tƣ tƣởng vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa, ông sinh năm 551, mất năm 479 TCN thuộc thời Xuân Thu. Ông vừa là nhà giáo giỏi vừa là nhà QL tài ba xuất sắc. Ông từng nắm giữ nhiều chức quan lại nhƣ: Tƣ lại, Uỷ lại, Trung đô tễ, Thƣợng thƣ bộ hình, Thƣợng thƣ bộ công và chức quan cao nhất mà ông nắm giữ là Tƣớng quốc thứ nhì (sau Vua). Ông đƣợc tổ chức VHKHGD Liên hợp Quốc UNESSCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. c. Cơ sở triết học: Bắt nguồn từ quan niệm của ông: Con ngƣời sinh ra vốn đã có tính thiện nhƣng do trời phú cho tài năng và hoàn cảnh sống khác nhau đã hình thành những con ngƣời không giống nhau. Có hai loại ngƣời là quân tử và tiểu nhân. Ngƣời quân tử thì có nghĩa, còn kẻ tiểu nhân thì chỉ chăm lo tƣ lợi. Tuy nhiên bằng sự học tập, tu dƣỡng và rèn luyện thƣờng xuyên sẽ giúp hình thành nên bản chất ngƣời và trở thành ngƣời nhân. Đây là những ngƣời có sứ mệnh giáo hoá xã hội, cai trị xã hội, giáo hoá điều nhân cho mọi ngƣời. d. Nội dung: Nội dung thuyết đức trị của Khổng Tử chủ yếu bàn về lẽ phải trong quản lý. Ông coi cai trị xã hội là phải dùng Đức trị, tức là dùng đạo đức dẫn dắt, làm gƣơng cho kẻ dƣới noi theo. Ông đặt ra tiêu chuẩn đối với các nhà quản lý là phải lựa chọn và đào tạo đƣợc một tầng lớp Nho sĩ, từ đó hình thành nên một đội ngũ quan lại là những nhà quản lý chuyên nghiệp, là những ngƣời ƣu tú có sứ mệnh giáo hoá điều nhân cho mọi ngƣời, thực hiện việc cai trị xã hội. Ông đặt ra tiêu chuẩn cho họ là phải chính tâm, tu thân, tề gia trị quốc bình thiên hạ. Tề gia trị quốc cần phải có chính danh. Chính danh trong quản lý là phải làm - 14 - việc xứng đáng với danh hiệu, chức vụ mà ngƣời đó đƣợc giao. Muốn chính danh thì phải có nhân tâm, không xảo trá, lọc lừa, không lạm dụng chức quyền. Ông đƣa ra 6 phẩm chất cần phải có của nhà quản lý bao gồm : Nhân – Liêm – Dũng – Nghĩa – Trí – Tín. Theo đó: + Nhân: là yêu thƣơng con ngƣời nhƣ yêu thƣơng chính bản thân mình và những ngƣời thân thích của mình. Nhân không có nghĩa là nhu nhƣợc, dung túng tội lỗi của dân mà phải kiên quyết trừng trị những ngƣời vi phạm trật tự an ninh chung. + Trí: là sự sáng suốt, hiểu biết ngƣời, biết yêu những ngƣời đáng yêu và biết ghét những kẻ đáng ghét. Biết bố trí con ngƣời theo công việc, đúng ngƣời đúng việc, biết giúp đỡ ngƣời khác nhƣng không hại ngƣời, không hại ta. + Dũng: là quả cảm, kiên cƣờng, dám hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. + Nghĩa: là làm những điều phù hợp với luân thƣờng đạo lý gia phong, phải giữ đƣợc cam kết của mình trƣớc dân, phải trung với Vua. + Liêm: là thật thà, trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ, không đƣợc tranh công của ngƣời khác, không đƣợc lạm dụng chức quyền để tham nhũng, áp bức bóc lột nhân dân. +Tín: là hệ quả của tất cả các phẩm chất trên. Khi có tín rồi thì sẽ thu phục đƣợc nhân tâm, sẽ huy động đƣợc sức dân * Chính sách quản lý nhân sự - Nhà quản lý phải biết chọn ngƣời hiền tài, có chí có hiểu biết để bố trí đúng ngƣời, đúng việc. Chọn lựa con ngƣời phải trên cơ sở tài-đức chứ không căn cứ vào giai cấp, huyết thống. Quan trọng là ngƣời đó phải có Trí và phải chính trực, ngay thẳng. “Đặt ngƣời chính trực lên kẻ cong queo thì sẽ biến kẻ cong queo thành ngƣời chính trực”. Ông lấy yêu cầu tài-đức làm cơ sở để phân biệt quan lại, lấy đó làm tiêu chí đẻ phân công công việc. Ông chia quan lại ra làm 3 hạng: Đại thần, Cụ thần và Đấu sao. - 15 - Phải có chế độ đãi ngộ cao đối với quan lại, ông đề cao chế độ đãi ngộ vì quan lại là tầng lớp cao trong xã hội, cần phải có chính sách để mọi ngƣời vƣơn tới. * Chính sách cai trị dân Ông chia ra làm 2 chính sách lớn: Dƣỡng dân và Giáo dân. - Dƣỡng dân: là làm cho nhân dân no đủ, giaù có. Vua phải biết tiết kiệm cho dân. Cái gì không có lợi cho dân thì đừng tiêu. Ví dụ: Việc đánh thuế dân ví nhƣ việc vắt sữa bò. Thuế nhẹ thì dân khoẻ, chỉ bắt dân đi xâu khi rảnh việc. Ông đề cao chính sách phân phối quân bình, theo đó không sợ thiếu mà chỉ sợ phƣơng pháp không quân bình. Phƣơng pháp quân bình làm cho dân sẽ không nghèo, chính quyền không nghiêng đổ, xã tắc sẽ yên ổn. - Giáo dân: là cách yêu thƣơng dân, dân có hiểu biết mới dễ bề cai trị. Giáo dân cũng là nguyên nhân thịnh trị của mỗi quốc gia. Ông đƣa ra 2 cách giáo dân: làm gƣơng cho dân và dạy dân, vạn bất đắc dĩ mới phải dùng hình phạt. * Chính sách hình phạt (chính hình) Ông lấy đức làm trọng, lấy đức để cai trị. ông nói: Dùng đạo đức dẫn dắt, dùng lễ để đƣa dân vào khuôn cách, dân thấy hổ thẹn mà theo đƣờng chính. Học thuyết “Đức trị” của Khổng Tử từng là một công cụ bảo vệ cho nền phong kiến Trung Hoa suốt 2 ngàn năm và đƣợc coi là học thuyết tiêu biểu trong quản lý nhà nƣớc của xã hội phƣơng Đông. e. Nhận xét đánh giá: * Tích cực: Học thuyết đức trị của Khổng Tử tuy có những điểm bảo thủ nhƣng vào thời kỳ đó đã có tác dụng thiết thực đƣa nƣớc Lỗ từ chỗ loạ lạc, nghèo đói trở thành một nƣớc thịnh trị chỉ trong 6 năm. Học thuyết đó đã trở thành nền tảng tƣ tƣởng triệt đẻ trong xã hội phong kiến Trung Quốc, nó đƣợc coi là quốc giáo trong suốt hơn 2000 năm qua, đồng thời nó còn - 16 - có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nhiều quốc gia khác ở Phƣơng Đông nhƣ Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. - Chỉ ra đƣợc phẩm chất, tiêu chuẩn cần phải có đối với nhà quản lý. - Chỉ ra đƣợc cơ sở quản lý nhân sự tiến bộ, chọn ngƣời dựa trên cơ sở tài đức. - Đề cao chính sách đãi ngộ để thu hút, tập hợp ngƣời hiền tài. - Chỉ ra chính sách cai trị dân. * Hạn chế: - Quá đề cao đức trị, đề cao hình phạt (lạm dụng uy quyền), dễ làm giảm hiệu quả quản lý. - Có những điểm mang tính bảo thủ, ảo tƣởng, thiếu dân chủ. - Đòi hỏi quá cao đối với nhà quản lý, nó chỉ phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong thời đại của ông, pháp luật còn rất hạn chế, quyền lực thực sự chỉ tập trung vào tay nhà vua và các tầng lớp cai trị, còn ngƣời dân nghèo đói không tự bảo vệ đƣợc mình. Trong hoàn cảnh đó, Khổng Tử muốn xây dựng một xã hội lý tƣởng có trật tự từ trên xuống dƣới trong đó cần có sự gƣơng mẫu của các nhà quản lý. Nhƣ vậy, những hạn chế trên không làm thuyên giảm giá trị của học thuyết Khổng Tử. Câu7: Trình bày cơ sở hình thành và nội dung của tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử và rút ra những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng quản lý này? a. Hoàn cảnh lịch sử: Ra đời vào thời kì Chiến quốc 403 – 224 TCN. Thời kì này chính trị bất ổn, chiến tranh liên miên nhƣng kinh tế lại khá phát triển: sắt đƣợc sử dụng làm công cụ lao động, đất đai nông nghiệp đƣợc mở rộng. Năng xuất lao động thời kì này tăng lên đáng kể. Về chính trị: Đạo đức xã hội suy đồi, con ngƣời luôn tranh giành nhau quyền lợi. Quan lại tham ô, hối lộ, ăn chơi sa đoạ, áp bức bóc lột, nhũng nhiễu nhân dân. - 17 - b. Tiểu sử: Sinh năm 280 mất năm 223 TCN. ông vốn là một công tử nƣớc Hán, học rộng tài cao, biết cả đạo nho của Khổng Tử, lão Tử nhƣng lại tỏ ra yêu thích tƣ tƣởng của phái pháp gia, ủng hộ chế độ chuyên chế phong kiến. Hàn Phi Tử chịu ảnh hƣởng rất sâu sắc của những biến động trong thời Chiến quốc. c. Cơ sở triết học: - Ông nêu lên nguồn gốc giàu nghèo là do bất bình đẳng sinh ra, ông quan niệm bản chất con ngƣời luôn mƣu cầu lợi ích cho bản thân mình. Lợi ích là bản chất mọi hành vi con ngƣời. “Sở dĩ bác sĩ ngậm miệng hút máu vết thƣơng cho bênh nhân chẳng qua là vì lợi”. ông kế thừa một số tƣ tƣởng dùng luật để trị nƣớc của các bậc hiền tài thời trƣớc ông, đi sâu nghiên cứu và phát triển thành tƣ tƣởng pháp trị của mình. Từ đó ông cho rằng pháp luật là công cụ rất quan trọng để điều chỉnh xã hội, pháp luật không phân biệt đối xử với các tầng lớp khác nhau. Mọi ngƣời bình đẳng trƣớc pháp luật. - Quan niệm của ông là lý luận phải hợp thời. “Phong tục xƣa và nay khác nhau thì biện pháp cũng phải khác nhau”. d. Nội dung: Thế – thuật – pháp * Thế: Là sự tôn trong quyền lực tối cao, Vua phải nắm đƣợc cả 3 quyền: Lập pháp – Hành pháp –Tƣ pháp thì mới ngăn cản hết mọi tội lỗi, mới duy trì đƣợc kỷ cƣơng xã hội. Ông cho rằng lịch sử xã hội luôn biến đổi, không có chế độ xã hội nào là vĩnh viễn, kẻ cầm quyền phải căn cứ vào nhu cầu khách quan đƣơng thời và xu thế thời cuộc mà lập ra chế độ mới. Để có thế, Vua phải đƣợc mọi ngƣời tôn trọng và tuân theo triệt để. Vua cần phải nắm hết các quyền thƣởng phạt. Việc thƣởng phạt phải tuân theo nguyên tắc. Thƣởng thì phải tín, phạt thì phải tất (cƣơng quyết). Thƣởng hậu phạt nặng. Trừng phạt không chừa quan lại, thƣởng không bỏ sót dân thƣờng. - 18 - * Thuật: Đƣợc ông chia ra làm 2 loại: Kỹ thuật và Tâm thuật. - Kỹ thuật: là cách thức, biện pháp tuyển dụng, kiểm tra và đánh giá quan lại. Trong kỹ thuật lại chia ra Thuật dùng ngƣời và Thuật trừ gian. Dùng ngƣời là cái tài của ngƣời quản lý, thể hiện ở sự dùng sức và dùng trí của một ngƣời. Trừ gian là cách thức loại bỏ gian thần. Ông rất đề cao thuật dùng ngƣời, lựa chọn ngƣời không có thuật thì sẽ bại, vì ngƣời có tài chƣa hẳn đã đáng tin, ngƣời có đức chƣa hẳn đã có tài. Ông đã chỉ ra phƣơng pháp lựa chọn ngƣời là: + Phải biết lắng nghe bề tôi nói. + Phải có phƣơng pháp để kiểm tra lời nói của họ có đúng không. + Phải biết bố trí công việc để kiểm tra năng lực của họ. - Tâm thuật: Là những cái mƣu mô để che mắt ngƣời khác, không cho cấp dƣới biết đƣợc suy nghĩ và tâm ý thật, tình cảm thật của mình. Nhƣ vậy mới dùng đƣợc ngƣời, trừ đƣợc gian. * Pháp: Ông ví Pháp nhƣ cái khuôn cái thƣớc, cái trật tự, cái tiêu chuẩn để đo lƣờng hành vi con ngƣời. Không có nƣớc nào luôn mạnh hay luôn yếu. Nƣớc nào thi hành pháp luật cƣơng cƣờng thì nƣớc đó mạnh, ngƣợc lại thì nƣớc sẽ yếu. Vua là ngƣời có quyền ban hành luật pháp. Nhƣng việc ban hành luật pháp cần phải đƣợc quan tâm đến nguyên tắc và phải tuân theo nguyên tắc. - Pháp luật phải kịp thời. “Thời đã thay mà pháp luật không đổi thì nƣớc biến, Đời đã thay mà cấm lệnh không đổi thì đất nƣớc bị chia cắt, cho nên thánh nhân trị dân thì pháp luật phải theo thời mà biến”. - Pháp luật phải dễ hiểu, dễ thực hiện. “Cái gì chỉ những kẻ sĩ có đầu óc tinh tế mới hiểu đƣợc thì không nên ban hành vì không phải ai cũng đều có đầu óc tinh tế cả. Điều gì chỉ những bậc thánh hiền mới làm đƣợc thì không nên ban hành làm phép tắc”. - Pháp luật phải bảo vệ kẻ yếu, bảo vệ thiểu số. Ông đặt ra hình phạt nghiêm “để cứu hoạ cho dân, trừ hoạ cho thiên hạ, để cho đám đông không hiếp đáp số ít, kẻ - 19 - mạnh không lấn át ngƣời yếu, ngƣời già đƣợc hƣởng hết tuổi trời, trẻ em mồ côi đƣợc nuôi lớn”. - Pháp luật phải mang tính phổ cập, phổ biến, phải đƣợc tuyên truyền rộng rãi đến mọi ngƣời dân để không ai có thể viện cớ vì không hiểu biết pháp luật mà vi phạm. Ông còn đề cao việc uỷ quyền cho quan lại. Vua có rất nhiều việc lớn không thể trực tiếp cai trị dân mà nên uỷ thác việc đó cho quan lại. Vua quản lý quan lại thông qua chính sách thƣởng phạt. e. Nhận xét đánh giá: * Tích cực: - Là tƣ tƣởng quản lý tiến bộ tích cực, nhiều nội dung vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay và có tính biện chứng rất cao. - Lý luận phải hợp thời. - Chỉ ra con đƣờng cho các nhà quản lý tạo dựng quyền lực quản lý cho mình. - Chỉ ra 2 phƣơng diện của hoạt động quản lý: + PD Khoa học: chỉ ra hàng loạt vấn đề: Phƣơng pháp cách thức lựa chọn, tuyển dụng, đánh giá quan lại. Đánh giá dựa trên 2 tiêu chuẩn là tài và đức. + PD Nghệ thuật: Là phƣơng pháp, con đƣờng giải quyết hiệu quả nhất mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong hoạt động quản lý. Ông đặc biệt đề cao vai trò của nhà quản lý trong tổ chức. - Ông chỉ ra rằng, pháp luật là công cụ hết sức cơ bản, quan trọng trong hoạt động cai trị. - Chỉ ra hàng loạt tiêu chí xây dựng pháp luật và hệ thống pháp luật. - Đƣa ra phƣơng thức quản lý hữu hiệu là thƣởng – phạt. * Hạn chế: - Tôn sùng chế độ chuyên quyền độc đoán, hạn chế đáng kể quyền tự do của nhân dân. - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan