Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiêu luận quan hệ kinh tế...

Tài liệu Tiêu luận quan hệ kinh tế

.PDF
118
88
139

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................ 0 PHẦ N MỞ ĐẦ U ..................................................................................... 2 1. TÍ NH CẤ P THIẾ T CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 2 2. LỊ CH SỬ NGHIÊN CỨU VẤ N ĐỀ ................................................. 3 3. MỤC ĐÍ CH VÀ NHIỆ M VỤ NGHIÊN CỨU ................................... 3 3.1. Mụ c đ ính ................................................................................ 3 3.2. Nhiệ m vụ ................................................................................ 3 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠ M VI NGHIÊN CỨU ..................................... 4 4.1. Đố i tƣ ợ ng ............................................................................... 4 4.2. Phạ m vi nghiên cứ u ................................................................. 4 5. NGUỒN TÀI LIỆ U VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 4 5.1. Nguồ n tà i liệ u ........................................................................ 4 5.2. Phƣ ơ ng pháp nghiên cứ u ........................................................ 5 6. BỐ CỤC CỦA LUẬ N VĂ N ............................................................. 5 CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 5 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƢỜNG LỐI ĐỐI NGOẠ I CỦA ĐẢ NG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆ T NAM TRONG GIAI ĐOẠ N 1954-1960 ..................... 5 1.1. ĐIỀ U KIỆ N LỊ CH SỬ ................................................................ 5 1.1.1. Bố i cả nh trong nƣ ớ c và nhiệ m vụ chính trị củ a cách mạ ng Việ t Nam .............................................................................. 5 1.1.2. Bố i cả nh quố c tế – mộ t nhân tố có ả nh hƣ ở ng lớ n đ ế n chủ trƣ ơ ng, chính sách đ ố i ngoạ i củ a Đả ng (1954-1960) ......... 11 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƢỜNG LỐI ĐỐI NGOẠ I ............. 26 1.2.1.Nhữ ng chủ trƣ ơ ng mớ i củ a Đả ng về đ ố i ngoạ i (từ 7-1954 đ ế n 7/1956) ................................................................................... 26 1.2.2. Chủ trƣ ơ ng đ ố i ngoạ i củ a Đả ng trong thờ i gian từ 7-1956 đ ế n 1958 ....................................................................................... 34 1.2.3. Đƣ ờ ng lố i đ ố i ngoạ i củ a Đả ng hình thà nh về cơ bả n (1959-1960) .................................................................................... 36 CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 44 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆ N CHỦ TRƢƠNG, CHÍ NH SÁCH ĐỐI NGOẠ I CỦA ĐẢ NG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆ T NAM .............................................. 44 GIAI ĐOẠ N 1954-1960 ......................................................................... 44 2.1.ĐẤ U TRANH ĐÒI THI HÀNH HIỆ P THƢƠNG, THỐNG NHẤ T NƢỚC NHÀ ........................................................................................ 44 2.1.1. Thờ i gian 300 ngà y (từ 20-7-1954 đ ế n 20-5-1955) ............ 45 2.1.2. Tình hình thi hà nh hiệ p đ ị nh Giơ nevơ về Việ t Nam từ 20-5-1955 đ ế n 20-7-1956 .............................................................. 47 2.1.3. Tình hình thi hà nh hiệ p đ ị nh Giơ nevơ về Việ t Nam (từ 20/7/1956 đ ế n 1960) ..................................................................... 58 2.2. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂ N QUAN HỆ NGOẠ I GIAO VỚI CÁC NƢỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨ A, ĐẶ C BIỆ T LÀ LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC. ............................................................................................... 67 2.3. CẢ I THIỆ N QUAN HỆ VỚI LÀO VÀ CAMPUCHIA ................... 70 2.4. MỞ RỘNG QUAN HỆ VỚI CÁC NƢỚC ĐỘC LẬ P DÂN TỘC VÀ ỦNG HỘ PHONG TRÀO GIẢ I PHÓNG DÂN TỘC Ở CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LATINH ....................................................... 74 CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 77 MỘT SỐ NHẬ N XÉT VÀ KINH NGHIỆ M LỊ CH SỬ ............................ 77 3.1. MỘT SỐ NHẬ N XÉT................................................................... 78 3.1.1. Nhữ ng cơ sở hình thà nh chính sách đ ố i ngoạ i củ a Đả ng trong giai đ oạ n 1954-1960 ............................................................ 78 3.1.2. Đả ng và Nhà nƣ ớ c Việ t Nam đ ã phát huy cao đ ộ tinh thầ n đ ộ c lậ p, tự chủ , sáng tạ o trong việ c xác đ ị nh đ ƣ ờ ng lố i chiế n lƣ ợ c củ a cách mạ ng Việ t Nam nói chung và chủ trƣ ơ ng, chính sách đ ố i ngoạ i trong giai đ oạ n 1954-1960 nói riêng. ........ 83 3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆ M ........................................................... 84 3.2.1. Đƣ ờ ng lố i, chính sách đ ố i ngoạ i củ a Đả ng phả i đ ƣ ợ c xây dự ng trên cơ sở đ ộ c lậ p, tự chủ , kế t hợ p sứ c mạ nh dân tộ c và sứ c mạ nh thờ i đ ạ i ................................................................. 84 3.2.2. Tƣ tƣ ở ng ngoạ i giao hoà bình, hoà hiế u là truyề n thố ng nhân vă n Việ t Nam ....................................................................... 86 3.2.3. Phả i có nhữ ng đ ố i sách, hoạ t đ ộ ng đ ố i ngoạ i phù hợ p vớ i tình hình mớ i, đ úng đ ắ n, sáng tạ o ...................................... 86 3.2.4. Xây dự ng quan hệ hữ u nghị , hợ p tác lâu dà i vớ i các nƣ ớ c láng giề ng; quan tâm xử lý đ úng đ ắ n quan hệ vớ i các nƣ ớ c lớ n ....................................................................................................... 87 3.2.5. Ngoạ i giao nhân dân đ óng vai trò quan trọ ng trong chính sách đ ố i ngoạ i củ a Đả ng ............................................................ 88 KẾ T LUẬ N ........................................................................................... 90 TÀI LIỆ U THAM KHẢ O ....................................................................... 91 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành đƣợc thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nƣớc vẫn chƣa hoàn thành. Đất nƣớc tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc, hoàn toàn giải phóng, bƣớc vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, âm mƣu chia cắt lâu dài nƣớc Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Lúc này, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là xu thế hoà hoãn đang tác động tiêu cực đến chiến lƣợc của các nƣớc đồng minh của ta. Tất cả các nƣớc trên thế giới, kể cả Liên Xô và Trung Quốc đều chƣa ủng hộ Việt Nam dùng đấu tranh cách mạng thống nhất đất nƣớc, mà đi vào xu thế hoà hoãn nhằm giữ nguyên trạng Châu Âu và nguyên trạng thế giới. Chính trong bối cảnh đó, Đảng đã phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc phân tích tình hình, xác định đƣờng lối chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam nói chung, đƣờng lối đối ngoại nói riêng. Có thể nói, lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1960 đã chứng kiến quá trình nhận thức yêu cầu của lịch sử, hình thành về cơ bản đƣờng lối đối ngoại, đồng thời từng bƣớc triển khai thực hiện đƣờng lối đó, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam. Sự hình thành đƣờng lối cách mạng Việt Nam nói chung và đƣờng lối đối ngoại của Đảng nói riêng trong giai đoạn 1954-1960 tạo cơ sở vững chắc, đồng thời để lại những kinh nghiệm quý báu cho các giai đoạn sau này. Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960” làm đề tài Luận văn của mình. 2 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960 nhƣ: “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam” của Lƣu Văn Lợi (Nhà xuất bản Công an nhân dân 1998); “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000” của Nguyễn Dy Niên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2002); “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”, tập 1 (Nhà xuất bản Sự thật 1990)...; Ngoài ra, còn một số bài báo nhƣ: “Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cứu nước (1954-1975)” của Khắc Huỳnh (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4/2005); “Nhìn lại quan hệ Xô-Việt thời kỳ 1945-1975” của Nguyễn Ngọc Mão, Vũ Thị Hồng Chuyên (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1925)... Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam cũng đa dạng và phong phú nhƣ: “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” của Gabrien Côncô, (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 1991); “Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày” của Maicơn Máclia, (Nhà xuất bản Sự thật, 1990)... Những công trình trên đều đề cập đến đƣờng lối đối ngoại của Đảng ở những khía cạnh khác nhau, song chƣa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể đƣờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960 một cách rõ nét và có hệ thống. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đính - Làm sáng tỏ quá trình hình thành và nội dung đƣờng lối đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960. - Làm rõ kết quả và bƣớc đầu tổng kết, đánh giá, rút ra một số kinh nghiệm trong việc xác định đƣờng lối và chỉ đạo thực hiện của Đảng. 3.2. Nhiệm vụ - Tập hợp đầy đủ và hệ thống hoá những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài. 3 - Phân đoạn lịch sử làm rõ tiến trình nhận thức cũng nhƣ sự hình thành và phát triển đƣờng lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ mới. - Trình bày toàn bộ điều kiện lịch sử có tác động đến việc hình thành chính sách đối ngoại của Đảng trong mỗi thời đoạn trên; những nội dung của đƣờng lối đối ngoại cũng nhƣ biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trƣơng đó. - Khái quát kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện đƣờng lối đối ngoại của Đảng, làm rõ những thành công và hạn chế của từng thời đoạn lịch sử đó. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng - Quá trình nhận thức và xác định chính sách đối ngoại của Đảng từ 19541960, luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề này trong giới hạn từ sau khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết (7-1954) đến năm 1960. -Việc thực hiện chủ trƣơng đối ngoại của Đảng trong giai đoạn này. - Kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong việc xác định đƣờng lối đối ngoại và tổ chức triển khai thực hiện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc, trong đó có chiến lƣợc của các nuớc lớn ảnh hƣởng đến quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Đảng. - Đƣờng lối chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam nói chung và ảnh hƣởng của nó đến sự hình thành chính sách đối ngoại. - Việc thực hiện chính sách đối ngoại và những thành công bƣớc đầu trong quá trình thực hiện. 5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nguồn tài liệu - Các Văn kiện Đảng giai đoạn 1954-1960. - Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc có liên quan đến đƣờng lối đối ngoại của Đảng giai đoạn này. - Các tác phẩm và công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nƣớc, bao gồm các sách đã xuất bản, các bài đăng trên tạp chí khoa học... 4 - Tài liệu đang đƣợc lƣu trữ trong cơ quan lƣu trữ của Đảng và Nhà nƣớc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử nhằm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển đƣờng lối đối ngoại của Đảng qua các thời đoạn khác nhau. - Đồng thời, sử dụng phƣơng pháp logic nhằm làm rõ những vấn đề mang tính quy luật, nguyên tắc trong việc xác định và chỉ đạo thực hiện chính sách đối ngoại. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh để có cái nhìn tổng thể về quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Đảng. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Quá trình hình thành đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 1954-1960. Chƣơng 2: Quá trình thực hiện chủ trƣơng, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam giai đoạn 1954-1960 Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử CHƢƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƢỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1960 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ 1.1.1. Bối cảnh trong nước và nhiệm vụ chính trị của cách mạng Việt Nam Cuộc kháng chiến bền bỉ, anh dũng của nhân dân Việt Nam mà đỉnh cao thắng lợi là chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ (7-1954), công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nƣớc Việt Nam. 5 Đây là một thắng lợi lớn của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Thắng lợi đó đã mở đƣờng cho cách mạng Việt Nam bƣớc vào thời kỳ phát triển mới, với những điều kiện thuận lợi mới, nhƣng cũng đầy khó khăn, phức tạp. Đất nƣớc tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc, căn bản hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bƣớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nƣớc nhà. Ở miền Nam, chính quyền Aisenhao đã kiên quyết biến miền Nam Việt Nam thành một quốc gia riêng, là “thành trì chống chủ nghĩa cộng sản”, là “cơ sở để chứng minh cho nền dân chủ ở châu Á của Mỹ” theo tuyên bố của Ngoại trƣởng Mỹ Đalet: Điều quan trọng nhất không phải là khóc than cho quá khứ mà phải nắm lấy cơ hội tƣơng lai nhằm ngăn cản không để mất miền Nam Việt Nam, để cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản có ƣu thế trên toàn cõi Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dƣơng. Để thực hiện đƣợc âm mƣu trên, Mỹ đã áp đặt ở miền Nam Việt Nam chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà đặc điểm của nó là ở chỗ “đƣợc thực hiện không phải bằng hệ thống cai trị trực tiếp của bọn đế quốc mà thông qua một chính quyền tay sai đại biểu quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến và tƣ sản mại bản khoác áo “dân tộc dân chủ giả hiệu”[12;tr.18]. Ngày 7-7-1954, Mỹ đƣa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tƣớng chính quyền Sài Gòn, ngày 17-7-1955, theo sự chỉ đạo của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thƣơng, tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc. Ngày 23-10-1955, với những biện pháp mua chuộc và lừa bịp, Ngô Đình Diệm đã tổ chức “trƣng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại và tự lên ngôi Tổng thống nguỵ quyền. Hoàn cảnh mới của thế giới và tình hình Việt Nam lúc bấy giờ không cho phép đế quốc Mỹ cai trị miền Nam theo lối của thực dân Pháp trƣớc đây. Áp dụng chính sách thực dân kiểu mới, đế quốc Mỹ lừa bịp nhân dân thế giới và nhân dân ta bằng cách dựng lên một chính quyền bản xứ có đủ hình thức thức cần thiết, mà chúng coi là độc lập. Chỉ trong vòng gần một năm, Mỹ đã hoàn thành việc thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của Pháp và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền mới ra đời là 6 kết quả của sự đầu hàng của Pháp đối với Mỹ, khẳng định thất bại của đế quốc Pháp về quân sự và chính trị trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc nƣớc ta. Tuy nhiên, tƣ cách pháp lý của chính quyền miền Nam không vì thế mà thay đổi: Ngô Đình Diệm kế nghiệp Bảo Đại, chính quyền miền Nam vẫn chỉ có nhiệm vụ cùng với Pháp phụ trách việc quản lý hành chính ở miền Nam để chờ đợi tổng tuyển cử, đồng thời cùng với Pháp thi hành triệt để các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. Nhƣ vậy, đứng về mặt pháp lý cũng nhƣ thực tế lịch sử, không có một cơ sở nào để bè lũ Ngô Đình Diệm thiết lập một nhà nƣớc riêng biệt ở miền Nam Việt Nam. Và cái “nhà nƣớc” mà Mỹ – Diệm đã dựng lên ở miền Nam và đặt tên là “nƣớc Việt Nam cộng hoà” là kết quả trực tiếp của việc chúng phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Nhà nƣớc đó hoàn toàn bất hợp pháp. Để che đậy bản chất thuộc địa đã lỗi thời, lừa phỉnh nhân dân và dƣ luận thế giới, Mỹ đã khoác cho chính quyền Ngô Đình Diệm một hình thức độc lập quốc gia giả hiệu, có quốc hội, có hiến pháp, có quân đội...nhƣng thực tế, chính quyền miền Nam lúc bấy giờ không phải là một chính quyền độc lập. Đế quốc Mỹ đặt cố vấn khắp nơi, nắm các ngành hoạt động quan trọng, liên tiếp đƣa các phái đoàn nhân viên quân sự và vũ khí nhằm lập căn cứ quân sự ở miền Nam. Mỹ lấy danh nghĩa là giúp đỡ Diệm những thực chất Mỹ dùng viện trợ để “buộc” chặt chính quyền Ngô Đình Diệm vào Mỹ. Chúng ra sức tuyên truyền lừa bịp quần chúng nhân dân từng nơi, từng lúc với những thủ đoạn mị dân nhƣ “chống tứ đổ tƣờng", "diệt dốt", "phục hồi văn hoá Á Đông", "cộng đồng hƣơng thôn”... Những luận điệu tuyên truyền của chúng trái ngƣợc với thực tế của một xã hội thối nát, vì vậy, Mỹ - Diệm không thể che giâú bộ mặt phản dân tộc của một chính quyền ngoại lai bán nƣớc, không thể tìm đƣợc chỗ dựa trong các tầng lớp nhân dân. Ngay sau khi lên nắm chính quyền, Mỹ - Diệm liên tiếp tiến hành những hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ ngày càng nghiêm trọng và có hệ thống. Ngô Đình Diệm công khai nhận viện trợ của Mỹ về vũ khí, dụng cụ chiến tranh và nhân viên quân sự, để cho Mỹ lập căn cứ quân sự và gây chiến tranh trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Trái với những điều 16,17 của Hiệp định đình chiến, 7 chúng đàn áp phong trào cách mạng, mở những cuộc hành quân càn quyét, các chính sách tố cộng, diệt cộng với phƣơng châm “đạp lên oán thù, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Theo thống kê chƣa đầy đủ, trong thời gian từ 1954-1960, MỹDiệm đã giết hại hơn 90.000 ngƣời yêu nƣớc, bắt bớ, tra tấn, giam cầm hơn 800.000 ngƣời khác trong hơn 1000 nhà tù. Điều hết sức nghiêm trọng là chúng phá hoại các điều khoản chính trị của Hiệp nghị Giơnevơ không thực hiện thống nhất nƣớc nhà bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nƣớc (7-1956). Âm mƣu và bản chất xâm lƣợc miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ đã đƣợc bộc lộ rõ. Chính trong thời gian này, Đa-lét và Ngô Đình Diệm đã hình thành một cƣơng lĩnh hành động chung chống chủ nghĩa cộng sản. Theo cƣơng lĩnh đó, những nghị quyết của Hội nghị Giơnevơ nhằm tiến hành tổng tuyển cử ở Việt Nam vào tháng 7/1956 hoàn toàn không phù hợp với đƣờng lối của họ nhằm duy trì sự chia cắt đất nƣớc hoặc biến miền Nam thành một nƣớc đƣợc Mỹ bảo hộ hoàn toàn. Tờ báo Anh Thế giới Phương Đông hồi đó có viết: Mỹ đang cố hết sức biến miền Nam Việt Nam thành pháo đài chống cộng. Chế độ Diệm là do Mỹ dựng lên, tổ chức và trả lƣơng để nhằm ngăn trở việc thi hành Hiệp định Giơnevơ. Các tác giả đăng tài liệu mật trên tờ Thời báo – Mặt trời Chi-ca-gô những ngƣời lãnh đạo ở Oa-sinh-tơn đã hết sức thán phục việc Ngô Đình Diệm biết cách đàn áp nhanh chóng và có hiệu quả đến nhƣ vậy. Chính vì vậy mà Aisenhao và Đa-lét đã tìm mọi cách duy trì chế độ Ngô Đình Diệm mặc dù theo nhận xét của Cục tình báo Trung ƣơng Mỹ về tình hình miền Nam Việt Nam cho biết triển vọng thiết lập một “chế độ vững chắc” “hết sức nhỏ” và điều chắc chắn hơn là tình hình hiện nay sẽ tiếp tục xấu dần trong năm tới. Chủ trƣơng can thiệp và xâm lƣợc Việt Nam của đế quốc Mỹ không đƣợc sự nhất trí ủng hộ ngay trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ. Vì lý do này hay lý do khác, nhiều ngƣời đã sớm nhận ra hậu quả của sự can thiệp này. Ngày 23-101954, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Uynxơn đã lên tiếng phản đối việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam và cho rằng Mỹ nên rút khỏi khu vực này. Đó là những tiếng nói thức thời, có lƣơng tri, biết cân nhắc đâu là lợi ích thực sự của nƣớc Mỹ. Việc Mỹ quyết tâm biến miền Nam Việt Nam thành một phòng tuyến 8 chống cộng bằng cách trực tiếp nắm lấy bộ máy nguỵ quyền, nguỵ quân từ cơ sở, (do các cố vấn Mỹ quyết định mọi vấn đề), còn tạo ra mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Mỹ và chính quyền tay sai. Mặc dù, chính quyền Ngô Đình Diệm phải dựa vào Mỹ để tồn tại nhƣng trong suốt một thời gian dài, tập đoàn Ngô Đình Diệm vẫn tìm mọi cách đấu tranh, hạn chế sự lấn át của Mỹ để vớt lại một phần quyền lực tƣơng đối độc lập của mình. Nhƣ vậy, rõ ràng đế quốc Mỹ âm mƣu phá hoại Hiệp định Giơnevơ từ khi nó đƣợc ký kết nhƣ lời Tổng thống Aixenhao tuyên bố ngày 22-7-1954: Hoa Kỳ không dự vào những quyết định của hội nghị và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy. Cũng nhƣ Tổng thống của mình, khi còn là thƣợng nghị sĩ, Kennơdy đã nhấn mạnh “Việt Nam là hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á. Đó là con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể từ bỏ nó”[41; tr.43]. Chính vì lẽ đó, trong học thuyết Đôminô của mình, Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm của chính sách xâm lƣợc. Nếu mất Việt Nam, Mỹ có thể mất nhiều nơi trên thế giới, trƣớc hết là khu vực Đông Nam Á. Đánh bại Việt Nam, Mỹ sẽ đánh bại đƣợc phong trào giải phóng dân tộc, đánh bại đƣợc chủ nghĩa xã hội ở vùng này. Và Mỹ chắc rằng với một lực lƣợng nguỵ quyền, nguỵ quân cùng khối lƣợng vũ khí và phƣơng tiện chiến tranh hiện đại mà Mỹ đem đến Việt Nam, chiến thắng sẽ nhanh chóng thuộc về Mỹ. Nhƣng thực tế lịch sử đã chứng minh điều hoàn toàn ngƣợc lại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại bi thảm của Mỹ ở Việt Nam đó là Mỹ đã đánh giá thấp đất nƣớc, xã hội và con ngƣời Việt Nam, không hiểu biết lịch sử Việt Nam nhƣ lời nhận định của chính Mc Namara “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (trong trƣờng hợp này là Bắc Việt Nam và Việt Cộng) đấu tranh và hy sinh cho lý tƣởng và các giá trị của nó. Chúng ta đã đánh giá nhân dân và các nhà lãnh đạo Nam Việt Nam theo kinh nghiệm của chính chúng ta. Chúng ta đã nhìn thấy họ niềm khát khao và quyết tâm chiến đấu giành tự do và dân chủ. Chúng ta đã đánh giá hoàn toàn sai các lực lƣợng chính trị trong nƣớc”[41;tr.316]. 9 Sau chín năm kháng chiến, miền Nam chƣa có ngày hoà bình. Một lần nữa, cách mạng miền Nam lại đứng trƣớc những thử thách tƣởng chừng khó vƣợt qua. Tình hình trên cho thấy đế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông Dƣơng và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dƣơng. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đến đây chƣa hoàn thành. Cuộc đấu tranh vì nƣớc Việt Nam độc lập, hoà bình, dân chủ chƣa kết thúc. Lúc này, trách nhiệm lịch sử lại một lần nữa đặt lên vai Đảng Lao động Việt Nam. Cách mạng Việt Nam đứng trƣớc nhiều vấn đề phải giải quyết nhƣ: miền Bắc chờ miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hay quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội? Nếu chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa thì biện pháp, hình thức, bƣớc đi nên nhƣ thế nào? Miền Nam trƣờng kỳ kháng chiến, chịu chia cắt lâu dài hay tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng hoàn toàn? Đƣa cách mạng miền Nam tiến lên bằng con đƣờng hoà bình hay bạo lực cách mạng? Con đƣờng giải phóng miền Nam làm thế nào để giữ vững hòa bình ở miền Bắc, không để lan thành chiến tranh khu vực hoặc chiến tranh biên giới? Trƣớc tình hình đó, đƣờng lối cách mạng của Đảng đề ra trong thời kỳ này đƣợc triển khai qua các Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng và đƣợc hoàn thiện tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9-1960). Đại hội đã xác định: “Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lƣợc: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nƣớc nhà, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nƣớc”[21;tr.916]. Hai nhiệm vụ chiến lƣợc ấy có mối quan hệ mật thiết và gắn bó khăng khít với nhau. Đƣa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ tất yếu sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, làm cho miền Bắc ngày càng vững mạnh về mọi mặt, tạo cơ sở cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển của cách mạng cả nƣớc. Vì vậy, “tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự 10 phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nƣớc nhà”[21;tr.917]. Trong sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nƣớc, thực hiện thống nhất nƣớc nhà, “đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam”[21;tr.917]. Mặc dù nhiệm vụ cách mạng ở hai miền thuộc hai chiến lƣợc khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nƣớc nhà tạm thời bị chia cắt song đều hƣớng tới mục tiêu chung trƣớc mắt là hoà bình thống nhất Tổ quốc. Trong đó, nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam hiện nay là “tăng cƣờng đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nƣớc nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nƣớc Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cƣờng phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”[21;tr.918]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, sau khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết đặc điểm tình hình mới của đất nƣớc Việt Nam đã quy định hai chiến lƣợc cách mạng khác nhau giữa hai miền, đồng thời nó chi phối việc xác định chủ trƣơng chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới. Thực chất, chính sách đối ngoại là biểu hiện của chính sách đối nội trên phạm vi quốc tế, phản ánh quan điểm, lập trƣờng của Đảng và lợi ích của nhân dân. 1.1.2. Bối cảnh quốc tế – một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng (1954-1960) Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, mục tiêu chủ yếu của Mỹ là tìm cách ngăn chặn và tiêu diệt hệ thống chủ nghĩa xã hội nhƣng âm mƣu đó chƣa thể thực hiện đƣợc khi hệ thống chủ nghĩa xã hội đang lan rộng từ châu Âu sang châu Á và ngày càng phát triển mạnh. Liên Xô - trụ cột, thành trì của chủ nghĩa xã hội không bị suy yếu mà trái lại còn hùng mạnh và vững chắc hơn trƣớc. Năm 1955, Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1950-1955) trƣớc thời hạn. Tổng sản lƣợng công nghiệp của Liên Xô năm 1955 tăng 85% so 11 với năm 1950, nhiều gấp 3.2 lần so với trƣớc chiến tranh. Từ năm 1956 đến năm 1961, gần 6000 xí nghiệp đƣợc xây dựng và đi vào sản xuất. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng có những bƣớc phát triển đáng kể, mạng lƣới giao thông đƣợc mở rộng, những thành tựu vĩ đại của Liên Xô trong việc phóng vệ tinh và hành tinh nhân tạo lên vũ trụ làm cho uy tín của phe xã hội chủ nghĩa tăng rõ rệt. Sức mạnh về kinh tế và quốc phòng của Liên Xô đã làm đảo lộn chiến lƣợc “trả đũa ồ ạt” của đế quốc Mỹ. Mùa hè năm 1955, Chính phủ các nƣớc Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp ở Giơnevơ Liên Xô đã góp phần tích cực làm cho Hội nghị nhất trí tuyên bố cùng nhau làm dịu đi tình hình thế giới, gạt bỏ mối đe doạ của chiến tranh. Tình hữu nghị của Liên Xô và các nƣớc Á - Phi ngày càng đƣợc củng cố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiểu biết chính sách đối ngoại hoà bình hữu nghị và thiện chí của Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác. Đối với vấn đề an ninh tập thể ở châu Âu và châu Á, Liên Xô chủ trƣơng tạo ra ở Châu Âu những đảm bảo vững chắc cho hoà bình và những điều kiện cần thiết cho sự hợp tác kinh tế lâu dài giữa tất cả các nƣớc ở lục địa này. Các nƣớc Đông Âu là những nƣớc bị tàn phá nặng nề trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau khi hoà bình đƣợc lập lại, với sự giúp đỡ của Liên Xô, nhân dân lao động ở những nƣớc này xây dựng lại đất nƣớc, khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân với tốc độ khá nhanh. Cùng với Liên Xô, Trung Quốc cũng bƣớc vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ đƣa Trung Quốc từ một nƣớc nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa. Đến năm 1954, giá trị sản lƣợng công, nông nghiệp toàn quốc gấp 2,2 lần năm 1949. Đời sống vật chất và văn hoá của mọi tầng lớp nhân dân đƣợc nâng cao rõ rệt. Chính quyền nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đoàn kết đƣợc toàn dân hƣớng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành đƣợc. Trong những năm 1954-1955, tình hữu nghị giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với các nƣớc Á - Phi đƣợc mở rộng và phát triển lên một bƣớc mới. Tại nhiều hội nghị quốc tế, nƣớc Cộng 12 hoà Nhân dân Trung Hoa có vai trò và tiếng nói quan trọng. Uy tín quốc tế của Trung Quốc trong thời kỳ này đƣợc nâng lên rõ rệt. Quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong những năm 50 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cách mạng thế giới. Liên Xô, Trung Quốc đã cùng nắm tay nhau tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc nhƣ cuộc chiến tranh Triều Tiên (19501953), cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1946-1954)... Đặc biệt, tháng 5 năm 1955, tổ chức Hiệp ƣớc Vacxava ra đời nhằm đối phó với việc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức và khối Bắc Đại Tây Dƣơng (NATO) đã khẳng định sức mạnh của các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Các nƣớc tham gia Hội nghị Vacsava (từ ngày 11 đến 14-5-1955) đã quyết định ký Hiệp ƣớc hữu nghị, hợp tác và tƣơng trợ Vacxava với thời hạn 20 năm nhằm giữ gìn an ninh của các nƣớc hội viên (bao gồm Anbani, Bungari, Hungari, Cộng hoà Dân chủ Đức, Ba Lan, Rumani, Liên Xô và Tiệp Khắc), duy trì hoà bình ở châu Âu và củng cố hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác vững bền giữa các nƣớc. Mặc dù trong thời gian này có một số bất đồng, mâu thuẫn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa song nhìn chung các nƣớc vẫn giữ đƣợc sự thống nhất. Tại Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân tại Matxcova năm 1957 đã ra Tuyên bố kêu gọi các Đảng Cộng sản, các lực lƣợng dân chủ, tiến bộ, hợp tác với các nƣớc xã hội chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, khẳng định sự trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, lên án những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại trong một số Đảng ở một số nƣớc. Chỉ 3 năm sau Hội nghị Matxcova 1957 đã có nhiều biến động quan trọng diễn ra trên thế giới và trong phong trào cộng sản quốc tế. Trong bối cảnh phức tạp đó, Hội nghị đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và công nhân họp ở Matxcova (11-1960) đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của các Đảng Cộng sản và công nhân là bảo vệ và củng cố hoà bình, ngăn chặn bọn đế quốc hiếu chiến phát động chiến tranh thế giới mới, tăng cƣờng đoàn kết phong trào cộng sản đấu tranh cho hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 13 Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc có những bƣớc phát triển mới, bao trùm các nƣớc Trung Đông, lan nhanh sang Châu Phi và Mỹ Latinh, làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa, đƣa nhiều quốc gia bƣớc vào thời kỳ độc lập về chính trị, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc về kinh tế. Tháng 4-1955, Hội nghị Băngđung đƣợc triệu tập với sự tham gia của 29 nƣớc Á, Phi. Hội nghị đã đánh dấu việc các nƣớc Á, Phi quyết định bƣớc lên vũ đài lịch sử, đoàn kết với nhau từ những phong trào lẻ tẻ, tách rời, liên kết với nhau trong một mặt trận thống nhất của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc thực dân. Sau Hội nghị Băngđung, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ nhƣ vũ bão, nhiều nƣớc Á, Phi, Mỹ Latinh giành độc lập ở mức độ khác nhau. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gợi lên cho nhân dân, trƣớc hết là các lực lƣợng cách mạng ở các nƣớc châu Phi những suy nghĩ mới về đƣờng lối và phƣơng pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Tháng 8-1954, Đảng Cộng sản Marốc ra tuyên bố đòi chính phủ Pháp phải chấm dứt các hành động đàn áp, khủng bố những ngƣời yêu nƣớc, phải thả tù chính trị. Theo kinh nghiệm của nhân dân Việt Nam, nhân dân Marốc đã cầm vũ khí, kiên trì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ở các nƣớc châu Phi khác nhƣ: Tuynidi, Angiêri, Mali... phong trào đấu tranh giành độc lập cũng phát triển mạnh mẽ với khí thế sôi nổi. Điển hình là phong trào giải phóng ở Angiêri. Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri ra đời đƣợc sự hƣởng ứng của phần lớn các đảng phái và tổ chức yêu nƣớc, đại diện cho các giai cấp công nhân, nông dân, tƣ sản dân tộc, tiểu tƣ sản, và các tầng lớp khác trong xã hội. Cuộc chiến đấu của nhân dân Angiêri bắt đầu nổ ra ngày 1-11-1954 và đƣợc sự ủng hộ của các lực lƣợng tiến bộ trên thế giới... Tiếp đó, năm 1956, 3 nƣớc Bắc Phi: Tuynidi, Marốc, Xuđăng giành độc lập. Tháng 3-1957, nƣớc cộng hoà Gana ra đời, mở đầu thời kỳ vùng dậy của các nƣớc Tây Phi, để rồi đến năm 1960 - có 17 nƣớc châu Phi tuyên bố độc lập và đi vào lịch sử với tên gọi “Năm Châu Phi”. Châu Á - đối tƣợng xâm lƣợc của các đế quốc châu Âu và Bắc Mỹ từ hàng trăm năm, cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc ở đây đƣợc tiếp thêm 14 sức mạnh rõ rệt, đặc biệt là ở Đông Dƣơng, sự đoàn kết gắn bó giữa nhân dân ba nƣớc Việt Nam – Lào – Campuchia càng thêm chặt chẽ, để chuẩn bị đối phó với những thủ đoạn xâm lƣợc kiểu thực dân mới mà đế quốc Mỹ đang triển khai tích cực. Đặc biệt, ngày 1-1-1959, cách mạng Cuba giành thắng lợi và tháng 5/1960, Chính phủ Cuba tuyên bố gia nhập hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa, bất chấp sự ngăn chặn thù địch của Mỹ. Cách mạng Cuba thành công trên một đất nƣớc nằm ngay ở cửa ngõ nƣớc Mỹ đã xua tan ấn tƣợng về sức mạnh của bọn tƣ bản thống trị, củng cố lòng tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, làm cho nhân dân các nƣớc Mỹ Latinh càng giác ngộ về nhiệm vụ đấu tranh giành quyền sống và độc lập tự do cho dân tộc mình. Cuba đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh. Bằng việc công nhận hàng loạt các nƣớc Á, Phi, Mỹ Latinh giành độc lập, các nƣớc đế quốc phƣơng Tây phải thừa nhận sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào vì hoà bình dân chủ và tiến bộ của giai cấp công nhân ở các nƣớc tƣ bản. “Nếu phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa có tác dụng đánh phá các hậu phƣơng của chủ nghĩa đế quốc thì phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở chính quốc có tác dụng công phá vào sào huyệt của CNTB”[45;tr.24]. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam, cuộc đấu tranh giữa các lực lƣợng dân chủ với các lực lƣợng phản động ở các nƣớc tƣ bản ngày càng phát triển với quy mô rộng lớn, phong phú và linh hoạt. Ở Pháp, Italia, nhiều cuộc đấu tranh để bảo vệ chế độ dân chủ, chống chế độ phản động của nền chuyên chế cá nhân cũng phát triển bằng nhiều hình thức. Ở nhiều nƣớc Mỹ Latinh, giai cấp cầm quyền vẫn tiếp tục đi theo con đƣờng cai trị của thực dân Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha đã bị lật đổ, làm cho đời sống nhân dân vẫn chịu cảnh cơ cực, xã hội càng suy thoái. Lạm phát, nợ nần, đói rách là những vấn đề nhức nhối kéo dài mà chính quyền không giải quyết đƣợc. Nhân dân đã nổi dậy lật đổ chính quyền ở nhiều nƣớc. Ở Châu Á, cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống sự hà khắc của chính quyền tƣ sản cũng không kém phần sôi nổi, quyết liệt. Những cuộc biểu tình, mitting trong 15 các tầng lớp nhân dân diễn ra mạnh mẽ ở Nhật Bản, Hàn Quốc... Bên cạnh đó, hoà chung với phong trào chống đế quốc, chính phủ các nƣớc Ấn Độ, Miến Điện, Nam Dƣơng tích cực thực hiện chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ, xoá bỏ những ảnh hƣởng của thực dân trên đất nƣớc mình. Tháng 6-1954, Chính phủ Ấn Độ và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình: 1. Tôn trọng chủ quyền và sự thống nhất lãnh thổ của nhau 2. Không xâm lƣợc lẫn nhau; 3. Không can thiệp vào nội chính của nhau 4. Bình đẳng và có lợi cho hai bên; 5. Cùng tồn tại trong hoà bình. Bản tuyên bố này đƣợc chính phủ các nƣớc ủng hộ và coi đó là năm nguyên tắc bất di bất dịch của mối quan hệ quốc tế giữa các nƣớc trên thế giới. Hội nghị Băngđung (4-1955) cũng nhấn mạnh hơn nữa năm nguyên tắc này. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, tình hình thế giới có những thuận lợi đáng kể: chủ nghĩa xã hội đã hình thành hệ thống và phát triển mạnh mẽ khắp toàn cầu, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào dân chủ vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới nổ ra rộng rãi, sôi nổi. Sức mạnh tổng hợp của ba yếu tố trên đã tạo nên thế tiến công toàn diện vào chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới nói chung, phong trào cách mạng ở Việt Nam thời kỳ 1956-1960 nói riêng. Cũng trong thời kỳ này, trong nội bộ của chủ nghĩa tƣ bản cũng có những biến động đáng kể. Là cƣờng quốc số 1 thế giới, mục tiêu nhất quán trong chính sách đối ngoại của Mỹ là giành, giữ ảnh hƣởng thị trƣờng thế giới và trở thành bá chủ thế giới. Mục tiêu đó xuyên suốt mấy thế kỷ qua và đƣợc các nhà cầm quyền Mỹ đặt lên hàng đầu. Để làm đƣợc điều đó, không phải chỉ có sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị, mà còn cần có một chiến lƣợc toàn cầu phù hợp, một chính sách xâm nhập và bành trƣớng khôn khéo. Sau Chiến tranh thế giới II, Mỹ thực hiện chiến lƣợc toàn cầu, ráo riết chạy đua vũ trang, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nƣớc, tổ chức đảo chính, dựng lên những chính 16 quyền bù nhìn tay sai. Chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ gồm có chiến lƣợc chung (chiến lƣợc tổng quát) và chiến lƣợc quân sự toàn cầu. Chiến lƣợc chung bao gồm những quan điểm, tƣ tƣởng và phƣơng hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc cho tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao và thƣờng đƣợc mang tên học thuyết hoặc chủ nghĩa (Học thuyết Tơruman có chiến lƣợc quân sự toàn cầu là “chiến lƣợc ngăn chặn”; Chủ nghĩa Aixenhao có chiến lƣợc quân sự toàn cầu là “trả đũa ồ ạt”’ Học thuyết Kennơdy có chiến lƣợc quân sự toàn cầu là “phản ứng linh hoạt”...). Mỹ đã giƣơng cao khẩu hiệu “Chống bành trƣớng của chủ nghĩa cộng sản” làm ngọn cờ chủ đạo để tập hợp lực lƣợng trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ “Ngăn chặn và đẩy lùi”, “Trả đũa ồ ạt”, “Bên miệng hố chiến tranh”. Thực hiện âm mƣu bá chủ thế giới, Mỹ tập hợp các nƣớc đế quốc trong các liên minh quân sự do Mỹ cầm đầu: Tổ chức hiệp ƣớc Đông Nam Á (SEATO), khối CENTO ở Trung Cận Đông (1959), và nhiều hiệp định song phƣơng khác... Trong quá trình điều chỉnh chiến lƣợc ngăn chặn ở Châu Á, giới chiến lƣợc quân sự Mỹ phát hiện thấy lúc này hƣớng yếu nhất trong chiến lƣợc của Mỹ ở Châu Á là Đông – Nam Á, một khu vực rộng lớn tiếp xúc với Trung Quốc ở phía Nam. Đông – Nam Á có tầm quan trọng về chiến lƣợc, nó kiểm soát cửa ngõ ra vào giữa hai biển Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng.Chiến lƣợc ngăn chặn Đông Nam Á bắt đầu và Đông Dƣơng trở thành trọng điểm của chiến lƣợc này. Sau một thời gian dài tiến hành chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang, cuộc ganh đua giữa hai cƣờng quốc Xô - Mỹ đã bắt đầu chững lại, thay vào đó là xu thế hoà hoãn. Xu thế này đƣợc khẳng định rõ hơn với Hiệp định Đình chiến ở Triều Tiên và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dƣơng. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX (1956), N.Khơrútxôp chính thức lên nắm quyền, đƣa ra kế hoạch nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản trong vòng 20 năm. Để thực hiện mục tiêu đó, Liên Xô đã đề nghị với Mỹ giảm bớt chạy đua vũ trang, giữ nguyên trạng Châu Âu với khẩu hiệu “Thi đua hoà bình”, “Chung sống hoà bình, tập trung xây dựng kinh tế, ổn định tình hình 17 chính trị”. Đối với phong trào cách mạng thế giới, Liên Xô chủ trƣơng đấu tranh giành chính quyền bằng phƣơng pháp hoà bình. Nhìn chung, lúc này Đông Nam Á nói chung và Đông Dƣơng nói riêng không phải là mối quan tâm hàng đầu của Liên Xô. Thời gian cuối thập niên 50, Liên Xô tập trung viện trợ cho một số nƣớc. Ở Châu Á có Ấn Độ, Inđônêxia; ở Châu Phi có Ai Cập; ở Châu Mỹ có Cuba. Liên Xô coi những nƣớc này là đồng minh chiến lƣợc quan trọng. Còn đối với Việt Nam, Liên Xô tự đặt vị trí của mình là quan sát viên, tránh đụng đầu với Mỹ. Liên Xô thúc đẩy việc thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ về tập kết, chuyển quân, giải phóng miền Bắc, viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khôi phục và xây dựng kinh tế. Coi miền Nam Việt Nam là một bộ phận của phong trào độc lập dân tộc, Liên Xô muốn Việt Nam đấu tranh chính trị, pháp lý để từng bƣớc giải quyết vấn đề miền Nam. Liên Xô đã phản ứng một cách dè dặt, không dứt khoát với việc Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Năm 1957, Liên Xô đề nghị kết nạp cả miền Nam và Bắc Việt Nam vào Liên Hợp Quốc. Điều đó chứng tỏ trên thực tế chủ trƣơng hoà hoãn Xô - Mỹ buộc Liên Xô thừa nhận khu vực ảnh hƣởng của Mỹ ở Châu Á. Thực tế lịch sử cho thấy, sự thay đổi quan điểm của Liên Xô trong quan hệ với Việt Nam diễn ra một cách chậm chạp do gặp phải nhiều lực cản từ phía Mỹ. Sau khi hoà bình lập lại ở Đông Dƣơng, Trung Quốc tăng cƣờng quan hệ với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, duy trì và mở rộng quan hệ với Liên Xô, tỏ thái độ hoà hoãn với Mỹ và tìm cách bình thƣờng hoá với một số nƣớc phƣơng Tây. Trên con đƣờng tập hợp lực lƣợng, Trung Quốc chủ trƣơng lấy vấn đề ủng hộ Việt Nam làm khẩu hiệu thu phục nhân tâm. Trung Quốc xem Việt Nam là đối tác trung gian tốt nhất để có thể đƣa ra đàm phán với Liên Xô và Mỹ khi cần thiết. Để khống chế đƣợc Việt Nam, Trung Quốc vận động Việt Nam thi hành tốt Hiệp định Giơnevơ năm 1954, viện trợ cho Việt Nam hàn gắn vết thƣơng chiến tranh. Riêng đối với miền Nam, Trung Quốc cho rằng ta nên trƣờng kỳ mai phục, không nên nóng vội phát động đấu tranh vũ trang. Nhiệm vụ trƣớc mắt của cách mạng Việt Nam là tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 18 vững mạnh, trở thành cơ sở vững chắc cho cách mạng cả nƣớc. Thái độ này của Trung Quốc là hoàn toàn dễ hiểu. Một trong những nét nổi bật nhất của chính sách ngoại giao của Trung Quốc đó là thƣờng xuyên muốn duy trì hoà bình ở sƣờn phía Nam bằng cách thiết lập một sự cân bằng dựa trên sự kình địch giữa các quốc gia trong khu vực. Ngay trong thời gian Hội nghị Giơnevơ diễn ra Trung Quốc đã nhiều lần ngăn cản mục đích của Việt Minh bằng chính sách cổ điển đó của họ. Lập trƣờng của Trung Quốc là “Trung Quốc có thể chấp nhận Việt Nam có hai chính quyền (Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ Bảo Đại)”[50;tr.28]. Những ngƣời lãnh đạo Trung Quốc muốn chấp dứt chiến tranh ở Việt Nam theo giải pháp kiểu Triều Tiên. Với giải pháp có tính chất thoả hiệp với thực dân Pháp nhƣ vậy, Trung Quốc hy vọng tạo một khu đệm ở Đông Nam Á, ngăn chặn Mỹ vào thay thế Pháp ở Đông Dƣơng, bảo bảo an ninh biên giới phía Nam của Trung Quốc. Nƣớc Pháp sau thất bại ở Việt Nam đã rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài trong nhiều năm. Những cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nƣớc khác trong hệ thống thuộc địa của Pháp, việc thi hành Hiệp định Giơnevơ và ổn định tình hình nội bộ, cũng nhƣ giải quyết những mối quan hệ phức tạp giữa các nƣớc Tây Âu lúc đó, đặt chính phủ Pháp trƣớc tình cảnh vô cùng bê bối. Nền tài chính kiệt quệ, lạm phát tăng nhanh, mức sống của nhân dân giảm sút, làm cho vai trò của nƣớc Pháp trên trƣờng quốc tế giảm sút nghiêm trọng. Tình hình trên làm cho Pháp càng bị ràng buộc vào viện trợ và chính sách của Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Thái độ của Pháp sau Hiệp định Giơnevơ là biểu hiện của sự ràng buộc đó. Chính phủ Pháp vừa muốn thiết lập các quan hệ kinh tế – văn hoá với miền Bắc Việt Nam, để tạo ra những thuận lợi trong tƣơng lai, vừa muốn không làm phật ý Mỹ để tiếp tục đƣợc Mỹ viện trợ. Chính sách đó đã hoàn toàn bị phá sản khi Mỹ độc chiếm miền Nam Việt Nam và tiếp tục cuộc chiến tranh mà Pháp không theo đuổi đƣợc. Pháp đã không làm hết trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ mà họ đã ký kết. Cùng với Pháp, là một nƣớc thắng trận trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhƣng vào những năm 50, nƣớc Anh không còn giữ đƣợc vai trò quốc tế 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan