Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận phương pháp nghiên cứu trích dẫn tài liệu tham khảo...

Tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu trích dẫn tài liệu tham khảo

.PDF
27
613
112

Mô tả:

MỞ ĐẦU Cách trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học vì khoa học không đến từ chân không.Bất kỳ đề tài nghiên cứu nào cũng phải kế thừa các công trình khoa học trước đó.Vì vậy, trích dẫn đúng và đủ là dấu hiệu đầu tiên minh chứng khả năng khoa học của nhà nghiên cứu.Trích dẫn thể hiện tính trung thực trong khoa học.Nếu kế thừa mà không trích dẫn nguồn tham khảo thì chúng là của tác giả.Như vậy, tác giả đã không có tính trung thực trong khoa học. Tất cả các trích dẫn trong nghiên cứu khoa học cần phải liệt kê đầy đủ trong tài liệu tham khảo và tài liệu tham khảo chỉ liệt kê những gì có trích dẫn trong báo cáo nghiên cứu của mình Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Trích dẫn 1.1.1Khái niệm trích dẫn Trích dẫn tài liệu là một phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết sử dụng trong bài viết của mình trong đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo. Các trích dẫn nguyên văn, các số liệu và thực tế cũng như các ý tưởng và lý thuyết lấy từ các nguồn đã được xuất bản hay chưa xuất bản đều cần phải được trích dẫn 1.1.2 Vai trò của trích dẫn trong văn bản - Trích dẫn tài liệu là một trong những việc rất quan trọng trong các bài viết khoa học, báo cáo nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ, và luận án tiến sĩ. Việc làm này thể hiện được sự nghiên cứu, tham khảo sâu rộng các kết quả nghiên cứu của những người khác, thừa nhận sở hữu trí tuệ của những người đó. Những trích dẫn trong bài cũng là những bằng chứng, cơ sở cho những tranh luận của học viên trong bài viết của mình, minh chứng cho những kết quả, ý tưởng đạt được của mình là mới hoặc hay hơn, so với những kết quả, ý tưởng của các tài liệu đã thực hiện trước đây. - Cho thấy bài viết là đáng tin cậy dựa trên những luận cứ của những người đi trước. - Chứng minh cho giảng viên/người hướng dẫn/độc giả thấy rằng người viết đã đọc và xem xét vấn đề dựa trên những tài liệu phù hợp. - Cho phép người đọc bài viết có thể xác nhận tính đúng đắn của những thông tin trích dẫn và đọc thêm những vấn đề/luận điểm cụ thể đã đưa ra. 1.1.3 Ý nghĩa của việc trích dẫn tài liệu tham khảo Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trong đối với báo cáo nghiên cứu khoa học và người viết báo cáo - Đối với báo cáo nghiên cứu khoa học: Tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh... với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, và thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được, các phương pháp được áp dụng, các ý tưởng giúp định hướng, bổ sung, điều chỉnh quá trình thực hiện đề tài... - Đối với người viết báo cáo: • Phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin. • Bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp: tránh hành động đạo văn • Ngoài ra, việc trích dẫn còn có ý nghĩa cho thấy sự tôn trọng và ghi nhận của người viết đối với sản phẩm trí tuệ/tác phẩm của người khác 1.1.4 Thời điểm trích dẫn tài liệu tham khảo Tất cả những tài liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng nên bài viết cần phải được trích dẫn: sách, báo, tạp chí, ẩn phẩm in, ấn phẩm điện tử, ấn phẩm của các cơ quan chính phủ, các phương tiện truyền thông như video, DVD, băng ghi âm, trang web, các bài giảng, các mẫu đối thoại các nhân như email…Trong bài viết/tác phẩm bất cứ khi nào người viết sử dụng từ ngữ, ý tưởng hoặc tác phẩm của cá nhân hoặc tồ chức nào người viết cần cung cấp thông tin trích dẫn đến nguồn tin 1.1.5 Các quy tắc viết trích dẫn: Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo (trừ những thông báo cá nhân và kết quả nghiên cứu chưa công bố). Tài liệu liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết. Chỉ trích dẫn và liệt kê trong danh mục tham khảo những tài liệu đọc được trực tiếp toàn văn. Không trích dẫn cũng như liệt kê trong danh mục những tài liệu khôngđược đọc trực tiếp toàn văn. Cách trích dẫn phải có tính thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày danh mục tham khảo. Ngoài ra khi trích dẫn tài liệu tham khảo cần tuân thủ theo các quy định như sau: +Trích có chọn lọc +Không trích (chép) liên tục và tất cả +Không tập trung vào một tài liệu +Trước và sau khi trích phải có chính kiến của người viết +Các nội dung trích dẫn phải tuyệt đối chính xác +Câu trích, đoạn trích để trong ngoặc kép, in nghiêng +Tất cả trích dẫn đều có chú thích chính xác đến số trang +Chú thích các trích dẫn từ văn bản phải để trong ngoặc vuông 1.1.6 Quy trình viết trích dẫn trong bài báo cáo Quy trình viết trích dẫn được trình bày theo mô hình sau: Diễn giải:Quy trình viết trích dẫn được thực hiện theo ba bước chính như sơ đồ trên: Bước 1: Xác định nguồn thông tin cần được trích dẫn là gì, sau đó tìm cách để tiếp cận và khai thác nguồn thông tin đó (có thể qua sách, báo, phương tiện truyền thông, các mối quan hệ quen biết…). Lưu ý khi khai thác nguồn thông tin cần thiết phải phù hợp, chính xác với yêu cầu của người viết, tránh trường hợp tập hợp quá nhiều thông tin nhưng cuối cùng không có nguồn dữ liệu phù hợp. Bước 2: Trích dẫn tài liệu. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình trích dẫn.Trong bước này lại có 5 giai đoạn khác nhau.  Giai đoạn 1: đọc sơ lược tài liệu để tìm nguồn thông tin cần trích dẫn. Khi đã xác định và tiếp cận được tài liệu cần thiết, ta cần lướt qua toàn bộ nội dung của tài liệu đó để biết nó hàm chứa những gì và đánh dấu lại những nội dung cần trích dẫn sẽ được sử dụng trong bài nghiên cứu.  Giai đoạn 2: Trích dẫn nguyên văn, tóm tắt hoặc diễn giải thông tin cần đưa vào bài viết. Tùy vào phương pháp nghiên cứu và cách diễn đạt mà mỗi tác giả sẽ có những cách thức trích dẫn khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa và sự chính xác trong nội cung bài nghiên cứu của người viết.  Giai đoạn 3: Ghi lại những thông tin chi tiết về tài liệu như tác giả, nhan đề, ngày tháng xuất bản, nơi xuất bản, nhà xuấti bản,… Điều này đảm bảo tính minh bạch, khoa học trong bài nghiên cứu của người viết đồng thời cũng giúp cho người đọc dễ dàng tìm kiếm những nguồn tài liệu này để tham khảo, so sánh hay đối chiếu giữa bài nghiên cứu này so với tài liệu gốc.  Giai đoạn 4: Chọn kiểu trích dẫn phù hợp. Người viết sẽ quyết định cách thức trích dẫn như thế nào là phù hợp với bài nghiên cứu của mình mà vẫn đảm bảo tính khoa học và để người đọc liên hệ được giữa nội dung trích dẫn và nội dung của tài liệu tham khảo.  Giai đoạn 5: Lập danh mục tài liệu đã trích dẫn theo đúng quy định. Tuy là một phần rất nhỏ trong bài nghiên cứu nhưng điều này làm bài nghiên cứu thêm tính nghiêm túc và tầm quan trọng, đồng thời nó giúp người đọc dễ dàng hình dung lại các nguồn tài liệu mà người viết đã tham khảo và nếu cần họ cũng có thể tìm được các nguồn tài liệu này. Bước 3: Duy trì, quản lý và phát triển danh sách tài liệu trích dẫn. Đây là bước sau cùng trong quá trình trích dẫn.Tất cả các nguồn tài liệu mà người viết đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đều phải được lưu giữ để mang ra đối chiếu khi cần thiết.Bên cạnh đó người viết cũng phải phát triển nguồn tài liệu này về cả chiều sâu lẫn chiều rộng để làm phong phú hơn nguồn tài liệu, và nếu cần có thể sử dụng nó để nghiên cứu sâu hơn. 1.1.7. Trích dẫn trong đoạn văn Trích dẫn tài liệu trong đoạn văn có nghĩa là chỉ ra trong bài viết khi nào sử dụng ý tưởng/kiến thức của người khác. Kiểu trích dẫn Harvard sử dụng họ của tác giả, tiếp đó là năm xuất bản.Về cơ bản, số trang nên được ghi trong các phần trích dẫn trong bài viết (trích dẫn nguyên văn hoặc diễn giải) để người đọc dễ tìm kiếm đến thông tin họ cần. Có hai cách trích dẫn trong đoạn văn: a. Trích dẫn nguyên văn (quotation): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích. b. Trích dẫn diễn giải (paraphrasing): diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang. Tuy nhiên việc ghi số trang là cần thiết, nhất là khi trích dẫn từ sách hoặc từ một tài liệu dài để người đọc có thể dễ dàng xác định thông tin mình cần. 1.1.8. Lập danh mục tài liệu trích dẫn/ tài liệu tham khảo a. Phân biệt giữa danh mục tài liệu trích dẫn (Reference) và danh mục tài liệu tham khảo (Bibliography) Danh mục tài liệu trích Danh mục tài liệu tham khảo dẫn Gồm các tài liệu được Bao gồm các tài liệu được trích dẫn và các tài liệu trích dẫn trong bài viết. không được trích dẫn trong bài viết nhưng được tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thành bài viết và những tài liệu mà tác giả cho rằng có thể hữu ích với người đọc. b. Cần phải liệt kê chi tiết thông tin về tất cả các tài liệu bạn đã trích dẫn/tham khảo cho bài viết của mình. Danh mục này được trình bày ở cuối bài viết và bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để có thể xác định được một tài liệu. Những thông tin này cần được trình bày một cách thống nhất và theo một định dạng chuẩn. Tùy theo yêu cầu mà bạn có thể cung cấp danh mục tài liệu trích dẫn hay danh mục tài liệu tham khảo. c. Các nguồn tin điện tử/trực tuyến cần phải được ghi lại một cách có hệ thống và thống nhất, tương tự như với ấn phẩm in. Điểm khác biệt chính là ở chỗ cần phải chỉ ra bạn đã truy cập nguồn tin trực tuyến vào thời gian nào. Lý do của sự khác biệt này là ở chỗ các trang web thay đổi rất thường xuyên, cả về mặt nội dung và hình thức. Vì vậy, cung cấp thông tin về ngày truy cập cũng giống như là cung cấp thông tin về lần xuất bản của tài liệu. d. Danh mục tài liệu trích dẫn/tham khảo được sắp xếp theo trật tự chữ cái của tác giả. Nếu tài liệu không có tác giả thì sẽ được trích dẫn theo tên tài liệu và được sắp xếp trong danh mục tài liệu trích dẫn/tham khảo theo từ quan trọng đầu tiên của tên sách (trong tiếng Anh, bỏ qua các từ như the, an, a). e. Kiểu trích dẫn Harvard yêu cầu dòng thứ hai trở đi của mỗi tài liệu phải được lùi vào 1 tab (xem trang 12), với mục đích là làm nổi bật thứ tự chữ cái. * Nếu là tên tổ chức có từ 3 từ trở lên và tên viết tắt của tổ này thông dụng với bạn đọc, có thể dùng từ viết tắt. Ví dụ: ILO(International Labor Organisation) 2003. 1.2. Tài liệu tham khảo 1.2.1 Tài liệu tham khảo là gì? Tài liệu tham khảo là danh sách các nguồn tài liệu đã được trích dẫn sử dụng trong bài viết khoa học. Phần này cung cấp thông tin chi tiết về nguồn trích dẫn như: họ tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tên sách, tên tạp chí, số xuất bản, số trang đã trích dẫn, nhà xuất bản và nơi xuất bản. Trình tự và nội dung thông tin sẽ khác nhau đối với từng loại tài liệu, phải sử dụng nhất quán trong danh mục. Tài liệu tham khảo bao gồm: sách, bài báo khoa học, tài liệu hội thảo, tài liệu điều tra, thông tin thống kê, thông tin khoa học, thông tin kinh tế, hình ảnh, bản đồ, … đã được đăng tải và công bố dưới mọi dạng thức: bản in, báo chí, trang web, video, hình ảnh, CD,… mà các tài liệu này người đọc có thể truy tìm để tham khảo, đối chứng. Phải liệt kê đầy đủ các tài liệu đã trích dẫn trong bài 1.2.2 Mục đích của danh mục tài liệu tham khảo Mục đích của tài liệu tham khảo trong một bài báo khoa học là để xác định tất cả những dữ kiện trình bày, đó là một nguyên tắc nền tảng của lập luận khoa học.Tài liệu tham khảo cho phép người đọc kiểm tra hiện tượng này và để tìm hiểu sâu hơn các chi tiết nếu muốn biết ví dụ như xem phương pháp nào cho phép rút ra kết luận như vậy. Các tài liệu tham khảo có thể đưa người đọc tới những bài báo, các cuốn sách, các chương sách, các bài ghi nhớ, các tài liệu chính thức, các ngân hàng dữ liệu hoặc tất cả các dạng xuất bản có thể dễ dàng tiếp cận khác. Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn.Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả.Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng …) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận văn không được duyệt để bảo vệ. Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. 1.2.3Các quy tắc trong việc trình bày danh mục tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn từ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết biết có thể thêm phần dịch tiếng việt đi kèm theo mỗi tài liệu). Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự Alphabet theo họ tên tác giả, theo thông lệ của từng nước (tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo họ; tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự theo tên), hoặc tên tổ chức phát hành. Tài liệu tham khảo cần trích dẫn ngay sau khi dữ kiện được trình bày. Một tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn nhiều lần trong một bài báo. 1.2.4 Các Quy chuẩn trình bày danh mục tài liệu tham khảo: - Quy chuẩn trình bày sách tham khảo - Quy chuẩn trình bày tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên kỷ yếu khoa học - Quy chuẩn trình bày tài liệu tham khảo là ấn phẩm điện tử - Quy chuẩn trình bày một số tài liệu tham khảo đặc biệt Chương 2: THỰC TRẠNG CÁCH TRÍCH VÀ DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2.1 Các kiểu trình bày trích dẫn hiện tại: 2.1.1 Trích dẫn nguyên văn (trích dẫn trực tiếp): - Trích lại nguyên vẹn văn bản gốc, tôn trọng từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong văn bản gốc - Mẫu trích dẫn nguyên văn được đặt trong ngoặc kép, chữ nghiêng - Thường dùng với cách gọi cước chú hay hậu chú - Nếu dùng quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng nặng nề và đơn điệu cho bài viết. - Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn Trần Văn A (1992) “Tổ chức, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả” Nếu nhiều tác giả: Trần Văn A, Trần Văn B (1992) “Thực hiện, cải cách nền hành chính nhà nước” Trích dẫn từ báo cáo, sách … không có tác giả cụ thể “Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống” (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, 2011, NXB Lao động xã hội, trang 23) 2.1.2 Trích dẫn gián tiếp: Khi thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng người viết không đọc trực tiếp tác giả A, mà thông qua một tài liệu của tác giả B - Mẫu trích dẫn được quy định riêng về cách đánh dấu gọi tham khảo - Không liệt kê tài liệu trích dẫn gián tiếp trong danh mục tham khảo - Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn gián tiếp mà phải tiếp cận càng nhiều càng tốt đến các tài liệu gốc. - Trong thực tế rất thường xuyên bị vi phạm, vì nhiều người tự cho phép lấy tác giả/ tài liệu (A) trong danh mục tham khảo của một tài liệu đọc được (B) để đưa vào danh mục tham khảo của mình, dù không đọc được toàn văn tài liệu đó (A). Ví dụ: Nghiên cứu hàn lâm trong một ngành khoa học nào đó… (Nguyễn Văn A, Trần Tú B, Đinh Thanh C, 2011). 2.1.3 Trích dẫn diễn ngữ (paraphrase): Trích dẫn thông tin từ một tác giả có tài liệu được tham khảo trực tiếp cho bài viết, nhưng đã dùng kĩ thuật diễn ngữ để tái cấu trúc lại thông tin gốc để có cách diễn đạt khác (đảm bảo trung thành về nội dung) - Mẫu trích dẫn được đánh dấu gọi tham khảo theo số thứ tự hay theo tên tác giả và năm, thường đặt trong ngoặc đơn. - Là cách phổ biến trong tài liệu khoa học. Khi dùng cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung văn bản gốc 2.1.4 Gọi cước chú: Các đoạn trích trong bài được đánh số "gọi cước chú" (call to footnote/appel de note de bas de page), và biểu chú dẫn (footnote/note de bas de page) được ghi ngay dưới chân trang. - Cách gọi cước chú thường dùng trích dẫn nguyên văn: số gọi chú dẫn nằm ngay sau dấu câu cuối cùng và trước dấu ngoặc kép đóng mẩu trích dẫn - Số gọi chú dẫn được treo liền kề mẩu trích dẫn dưới dạng luỹ thừa, không có ngoặc đơn trang. Số gọi chú dẫn có thể được đánh theo thứ tự trong từng trang hay liên tục giữa các - Biểu chú dẫn gọi lần đầu hoặc lần duy nhất được ghi theo quy định trình bày danh mục tham khảo, có kèm theo số trang ở sau cùng. - Khi gọi chú dẫn về một tác giả đã dẫn liền trước đó, biểu chú dẫn chỉ ghi "ibid." (gốc Latin ibidem, nghĩa là "ở chỗ đã chỉ ra trong mẩu trích dẫn trước") và số trang, cách nhau bằng dấu phẩy. - Khi gọi chú dẫn về một tác giả có một tài liệu đã dẫn rồi (không liền trước), biểu chú dẫn ghi tên tác giả và "op. cit." (gốc Latin opere citato, nghĩa là "tài liệu đã dẫn"), dẫn số trang sau cùng. - Khi gọi chú dẫn về một tác giả có nhiều tài liệu đã dẫn rồi, biểu chú dẫn ghi tên tác giả, tóm tắt nhan đề tài liệu được dẫn (hoặc năm xuất bản, tuỳ kiểu danh mục tham khảo) và "op. cit.", dẫn số trang sau cùng - Tất cả các tài liệu được trích dẫn đều có trong một danh mục tham khảo cuối bài. 2.1.5 Gọi hậu chú: Đây là một kiểu khác của cách gọi cước chú. - Tất cả các biểu chú dẫn được tập trung ở cuối bài. - Số thứ tự được đánh liên tục. - Biểu chú dẫn được ghi theo quy định trình bày danh mục tham khảo. 2.1.6 Kiểu Vancouver (Vancouver style): Đây là một kiểu truyền thống, đã sử dụng từ rất lâu trong các ấn bản khoa học, còn gọi là "hệ thống thứ tự trích dẫn" - Mẫu trích dẫn được đánh số theo thứ tự trích dẫn trong bài viết. - Số được đặt trong ngoặc đơn, liền sau mẫu trích dẫn. - Nếu có nhiều tài liệu được trích dẫn cho cùng một ý, dùng dấu phẩy (không có khoảng trắng) giữa các số. - Nếu có dãy 3 số liên tục trở lên thì dùng dấu gạch nối (không có khoảng trắng) giữa số đầu và số cuối của dãy. - Các tài liệu có trích dẫn trong bài viết được xếp trong danh mục tham khảo cuối bài, theo đúng thứ tự trích dẫn. - Biểu tham khảo (bibliographic record/notice bibliographique) được ghi theo quy định riêng của kiểu Vancouver. Ví dụ: Nội dung giáo dục cần đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu lớn do Luật Giáo dục đề ra, nhưng rất cần thay đổi về cách nhìn, cách hiểu, tức tư duy giáo dục, trong đó rất cần quán triệt tinh thần Thông điệp của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau”. Đây là bốn yêu cầu cơ bản hay là bốn cột trụ để xây dựng một xã hội học tập suốt đời (6, tr. 54). Người học tiếp thu những tri thức ấy để dần dần hướng đến chân lý, tức là “những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm” (7) 6. Vũ Ngọc Hải. Các mô hình quản lý nhà nước về giáo dục. Trong: Đặng Bá Lãm, chủ biên. Quản lý nhà nước về giáo dục : Lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Chính trị Quốc gia; 2005. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng). Hà Nội: Chính trị Quốc gia; 2003. tr. 310. 2.1.7 Kiểu Harvard (Harvard style): Đây là một kiểu trích dẫn đang được sử dụng ngày càng phổ biến, còn được gọi là "hệ thống tác giả - năm") - Danh mục tham khảo kiểu Harvard được xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả (với các tác giả phương Tây là family name/nom de famille), không cần đánh số thứ tự - Mẩu trích dẫn được chú thích liền phía sau bằng tên tác giả và năm xuất bản tài liệu, trong ngoặc đơn - Nếu mẩu trích dẫn kiểu diễn ngữ với tên tác giả là một thành phần trong câu, năm xuất bản của tài liệu đó sẽ được đặt trong ngoặc đơn liền sau tên tác giả, - Nếu một tài liệu của một tác giả, ghi tên tác giả (không ghi phần tên viết tắt) trong ngoặc đơn và năm xuất bản, cách nhau bằng khoảng trắng (không có dấu phẩy), nếu cần thì chỉ rõ số trang - Nếu mẩu trích dẫn có nguồn gốc từ một tác giả A, nhưng không đọc trực tiếp tác giả A mà biết thông qua tác giả B, ghi trong ngoặc đơn tên tác giả A và năm xuất bản tài liệu của tác giả A (không được đọc trực tiếp), đi kèm theo sau bằng "in: " cùng với tên và năm xuất bản của tác giả B (được đọc trực tiếp) - Nếu một tài liệu của hai tác giả, ghi tên hai tác giả trong ngoặc đơn, nối bằng dấu "&", và năm xuất bản sau tên tác giả thứ hai, không có dấu phẩy - Nếu một tài liệu của ba tác giả, lần đầu tiên trích dẫn ghi tên ba tác giả, nối hai tác giả đầu bằng dấu phẩy, tác giả thứ ba bằng dấu "&", năm xuất bản sau tên tác giả cuối cùng, không có dấu phẩy - Tài liệu của ba tác giả ở lần trích dẫn thứ hai, và tài liệu của bốn tác giả trở lên, ghi tên tác giả đầu và "et al." (gốc Latin et alli, nghĩa là "và những người khác") và năm xuất bản; - Nếu một mẩu trích dẫn từ nhiều tài liệu của một người/nhóm, ghi tên người/nhóm đó trong ngoặc đơn, theo sau bằng năm xuất bản của tất cả các tài liệu theo đúng thứ tự và cách ghi trong danh mục tham khảo, giữa các năm cách nhau bằng dấu phẩy (nhưng chỉ là khoảng trắng giữa năm đầu tiên và tác giả sau cùng) - Nếu mẩu trích dẫn có nguồn gốc từ nhiều tài liệu, tất cả các tác giả tài liệu được ghi trong một cặp ngoặc đơn liền sau, giữa mỗi tác giả/nhóm tác giả của một tài liệu cách nhau bằng dấu chấm phẩy, cách ghi tên tác giả và năm xuất bản cho mỗi người/nhóm giống như trên Ví dụ: Nội dung giáo dục cần đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu lớn do Luật Giáo dục đề ra, nhưng rất cần thay đổi về cách nhìn, cách hiểu, tức tư duy giáo dục, trong đó rất cần quán triệt tinh thần Thông điệp của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để làm người và học để sống với nhau”. Đây là bốn yêu cầu cơ bản hay là bốn cột trụ để xây dựng một xã hội học tập suốt đời (Vũ Ngọc Hải 2005, tr. 54). Người học tiếp thu những tri thức ấy để dần dần hướng đến chân lý, tức là “những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm” (Bộ Giáo dục và đào tạo 2003). Bộ Giáo dục và Đào tạo 2003, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng). Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 310. Vũ Ngọc Hải 2005, 'Các mô hình quản lý nhà nước về giáo dục', trong Đặng Bá Lãm (chb.), Quản lý nhà nước về giáo dục : Lý luận và thực tiễn. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2.1.8 Kiểu hỗn hợp thứ tự số - chữ cái: Đây là một biến thể của kiểu Harvard. Danh mục tham khảo trình bày theo thứ tự chữ cái như kiểu Harvard, nhưng có đánh số thứ tự. Khi trích dẫn, không ghi tên tác giả và năm, chỉ ghi (trong ngoặc đơn hoặc ngoặc vuông) số thứ tự trong danh mục tham khảo, tương tự như kiểu Vancouver. 2.2 Các kiểu trình bày tài liệu tham khảo hiện tại: Hình thức trình bày trong bài viết Kiểu trích dẫn của Bộ GD&ĐT Đánh STT của tài liệu ở danh mục tham khảo Đối với trích nguyên văn Kiểu trích dẫn APA Có đánh STT Không đánh STT Đặt trong ngoặc vuông, có cả số trang. VD: Nguyễn Văn A phát biểu rằng “kinh tế tư nhân…” [10, tr.27-28]. Đặt trong ngoặc đơn Ví dụ: Nguyễn Văn A cho rằng “kinh tế ” (Nguyễn, 2001, tr. 22) Đối với diễn giải Đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần đối với nội dung được trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau Ví dụ: Nguyễn Văn A (2001) đã thừa nhận...[10], [12], [21], Sử dụng họ của tác giả và năm xuất bản. Lưu ý: Chỉ cung cấp năm xuất bản khi trích dẫn lần đầu tiên trong đoạn văn bản Ví dụ: Kessler (2003) nhận thấy rằng những thương tổn vĩnh viễn... Kessler cũng phát hiện thấy... Trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo Sách Kiểu trích dẫn của Bộ GD&ĐT (1) 1. Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành, 1. Năm xuất bản: được đặt trong ngoặc đơn, 2. Tên sách: Được in nghiêng, 3. Nhà xuất bản, 4. Nơi xuất bản. Lưu ý: Mỗi phần được ngăn cách bởi dấu phẩy nhưng phải viết hoa nhưng phải viết hoa chữ cái đầu tiên 1. 2. 3. 4. 5. Kiểu trích dẫn APA (2) Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành. Năm xuất bản: được đặt trong ngoặc đơn. Tên sách: Được in nghiêng. Nơi xuất bản. Nhà xuất bản. Lưu ý: Mỗi phần được ngăn cách bởi dấu chấm câu. VD: (1) Tên tác giả, người biên soạn Năm xuất bản Tên sách Nguyễn Hữu Đống, Lâm Quang Du (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Nhà xuất bản Nơi xuất bản VD: (2) Tên tác giả, người biên soạn Năm xuất bản / Cơ quan ban hành Tên sách Nguyễn Hữu Đống, Lâm Quang Du (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng. Hà Nội, NXB Nông Nghiệp. Nơi xuất bản Bài báo trong một tạp chí Nhà xuất bản 1. Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (năm xuất bản), 2. Tên bài báo : đặc trong ngoặc kép, 3. Tên tạp chí: in nghiêng, 4. Tập (số), 5. Số trang trích dẫn : tr. trang đầu – trang cuối. VD : (1) 1. Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (năm xuất bản). 2. Tên bài báo. 3. Tên tạp chí: in nghiêng. 4. Tập. 5. Số trang trích dẫn : trang đầu – trang cuối. Tên tác giả, người biên soạn Tên bài / Cơ quan ban hành Tên tạp chí Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98(1), tr. 10-16. Tập (số) Số trang (trang đầu – trang cuối) VD: (2) Tên tác giả, người biên soạn Tên bài báo / Cơ quan ban hành Tên tạp chí Quách Ngọc Ân (1992). Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai. Di truyền học ứng dụng, 98, 10-16. Tập Số trang (trang đầu – trang cuối) Trang web 1. Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (ngày/tháng/năm), 2. Tên bài báo: in nghiêng, 3. Truy cập từ: địa chỉ webside 1. 2. 3. 4. Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành. (năm). Tên bài báo: in nghiêng. Truy cập: (ngày…tháng…năm) từ: địa chỉ webside. VD : (1) Tên tác giả Thời điểm đăng / Cơ quan ban hành Tên bài báo Đại học Huế (10/12/2010), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khảo sát mô hình Đại học hai cấp tại Đại học Huế, truy cập từ http://hueuni.edu.vn/hueuni/news_detail.php?NewsID=2611&PHPSESSID=082d1b b9d9e61b07ac2cc7e02b9bfa3b Địa chỉ trang web VD: (2) Đại học Huế. (2010). Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khảo sát mô hình Đại học hai cấp tại Đại học Huế. Truy cập ngày 16 tháng 12, 2010 từ http://hueuni.edu.vn/hueuni/news_detail.php?NewsID=2611&PHPSESSID=082d1bb 9d9e61b07ac2cc7e02b9bfa3b Về mặt ngôn từ Sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Sắp xếp theo trật tự ABC theo họ của tác giả. Anh,...) Dòng thứ hai trở đi của mỗi tài liệu được lùi vào Sắp xếp theo thứ tự như sau: một tab với mục đích làm nổi bật các chữ cái đầu. 1. Người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ. 2. Người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên, giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ. 3. Nếu không có tên tác giả: xếp thứ tự ABC theo từ đầu tiên của tên cơ quan ban hành ấn phẩm VD: (1) VD: (2) 2.3 Những hạn chế của cách viết trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo hiện tại: Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. Đối với các tài liệu dịch cũng được thực hiện tương tự. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng...) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì bị coi là thiếu trung thực trong khoa học, sẽ không được công nhận trước Hội Đồng báo cáo nghiên cứu khoa học. Không trích dẫn những kiến thức phổ biến mà mọi người đều biết Cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo phải theo thứ tự: Tài liệu tham khảo phải xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật...)... Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... Tài liệu tham khảo phải trích dẫn tên tác giả theo thứ tự ABC và theo thông lệ từng nước.  gây khó khăn và nhầm lẫn cho người nghiên cứu. Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên, nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ. Tài liệu không có tên tác giả thì phải xếp theo thứ tự ABC từ đầu cuar tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm. Việc trích dẫn được thực hiện theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, cần có cả số trang, ví dụ: [16, tr.113-115]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ: [19], [21], [23], [25]. Có quá nhiều quy định về việc viết trích dẫn gây ra sự hiểu nhầm cho người đọc như: ngoặc kép, ngoặc đơn, trong ngoặc, ngoặc vuông. Trình độ ngoại ngữ của học viên còn hạn chế, không có khả năng tiếp cận tài liệu gốc mà trích dẫn qua một tài liệu biên dịch thì việc trích dẫn hơi dài dòng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng