Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng acb...

Tài liệu Tiểu luận phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng acb

.PDF
38
380
99

Mô tả:

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ACB MỤC LỤC Phần 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ACB ......................................................... - 4 - 1.1. Giới thiệu chung .............................................................................................................. - 4 1.2. Định hướng kinh doanh: ............................................................................................... - 5 - Tầm nhìn và sứ mệnh ......................................................................................................... - 5 - Triết lý kinh doanh ............................................................................................................. - 5 - Tham vọng và mục tiêu:..................................................................................................... - 5 Phần 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB ........................... - 6 - 2.1. Tình hình kinh doanh của ACB giai đoạn 2008-2012............................................ - 6 2.2. Phân tích SWOT ...........................................................................................................- 10 a. Điểm mạnh: ....................................................................................................................- 10 b. Điểm yếu: ........................................................................................................................- 11 c. Cơ hội: .............................................................................................................................- 12 d. Thách thức: ....................................................................................................................- 12 2.3. Môi trường cạnh tranh ................................................................................................- 12 Vị thế ACB đối với các NH TMCP: ..................................................................................- 13 2.4. Xếp hạng của tổ chức quốc tế.....................................................................................- 14 Phần 3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH .........................................................- 15 - 3.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng........................................................................................- 15 3.1.1. Phân tích quy mô tài sản. ......................................................................................- 15 3.1.2. Phân tích tăng trưởng VCSH và VĐL.................................................................- 17 3.2. Cơ cấu tài sản và chất lượng đầu tư. ........................................................................- 17 3.2.1. Tỷ lệ cho vay / tổng tài sản (LAR)........................................................................- 17 3.2.2. Cơ cấu danh mục đầu tư........................................................................................- 18 -2 - 3.2.3. Cơ cấu tài sản có khác ...........................................................................................- 19 3.3. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng .......................................................................- 20 3.3.1. Phân tích cơ cấu cho vay.......................................................................................- 20 3.3.2. Chất lượng tín dụng ( NPL ratio và coverage ratio).........................................- 23 3.4. Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản ...............................................................- 24 3.4.1. Phân tích cơ cấu tiền gửi...........................................................................................- 24 3.4.2. Tương quan giữa kỳ hạn tiền gửi và cho vay ........................................................- 25 3.4.3. Phân tích tỷ lệ cho vay/ tiền gửi (LDR) ...............................................................- 26 3.4.4. Phân tích tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) .......................................................- 27 3.5. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động........................................................................................- 28 3.5.1. Phân tích tăng trưởng lợi nhuận .........................................................................- 28 3.5.2. Tỷ lệ chi phí/ Thu nhập (CIR) ..............................................................................- 29 3.6. Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời.........................................................................- 30 3.6.1. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) ....................................- 30 3.6.2. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA)...........................................- 33 3.6.3. Tỷ lệ thu nhập từ lãi cận biên (NIM) ..................................................................- 34 3.6.4. Lợi suất trung bình trên tài sản sinh lãi (YEA) .................................................- 35 3.6.5. Chi phí tài chính trung bình (COF).....................................................................- 35 3.6.6. Thu nhập trên cổ phiếu EPS.................................................................................- 36 3.6.7. Thị giá cổ phần phổ thông.....................................................................................- 36 Kết luận: .................................................................................................................................- 37 - -3 - Phần 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ACB 1.1. Giới thiệu chung - ACB (Asia Co mmercial Bank): Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng (tính đến ngày 31/12/2012) - Sản phẩm dịch vụ chính:  Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng  Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng  Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.  Kinh doanh ngoại tệ và vàng.  Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. - Tổ chức mạng lưới và hoạt động Gồ m 346 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc. Công ty trực thuộc:  Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).  Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).  Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).  Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC) Công ty liên kết  Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). -4 -  Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR). Công ty liên doanh : Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC (góp vốn thành lập với SJC). - Slogan: “Luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng” 1.2. Định hướng kinh doanh: - Tầm nhìn và sứ mệnh ACB cần tận dụng các thời cơ trong các giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là “Ngân hàng của mọi nhà”, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội. - Triết lý kinh doanh ACB luôn xem khách hàng là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng. Không tự mãn với những gì đạt được, ACB luôn phấn đấu để đạt mức hoàn hảo trong cung cách phục vụ, hoàn hảo trong chất lượng và tính đa dạng sản phẩm, tính rộng khắp của mạng lưới phân phối, tính hiện đại và an toàn của công nghệ, v.v. để luôn xứng đáng với sự tín nhiệm và ủng hộ của khách hàng, và xứng đáng là một ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất tại Việt Nam. - Tham vọng và mục tiêu: Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mô lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam. Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành hiệu quả một ngân hàng lớn mà ACB có tham vọng đạt tới, ACB sẵn sàng chấp nhận các thay đổi cần thiết để có thể sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam. -5 - Phần 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB 2.1. Tình hình kinh doanh của ACB giai đoạn 2008-2012 Giai đoạn 2008-2012 là thời gian khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bản thân ngân hàng ACB cũng trải qua nhiều biến động trong giai đoạn này. Sau đây sẽ đi vào tổng quát tình hình vĩ mô và hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn này: Vào năm 2008, khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế xảy ra ở Mỹ với nhiều diễn biến phức tạp và lan rộng trên phạm vi thế giới, kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam, nền kinh tế chịu ảnh hưởng đáng kể từ tình hình thế giới như xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước bị thu hẹp đáng kể, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc…Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Cùng với đó là sự điều chỉnh thường xuyên các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, lãi suất trần cho vay… Trong bối cảnh thị trường như vậy, nhưng ACB vẫn đạt được những thành tích đáng kể: Tổng tài sản cuối năm 2008 tăng 23,3% so với năm trước, đạt 105.305 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu cũng tăng khá so với đầu năm từ 6.258 tỷ lên 7.766 tỷ đồng; nguồn vốn huy động vẫn tăng trưởng phù hợp so với cuối năm 2007 đạt 91.174 tỷ tăng 16.230 tỷ, trong chủ yếu vẫn là tiền huy động từ tiền gửi của khách hàng chiếm 82% tổng vốn huy động. Hệ số an toàn vốn ở mức 12,44% cao hơn trung bình ngành là 9,87%, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ cuối năm 2008 là 0,9% tuy cao hơn năm trước nhưng vẫn thấp hơn trung bình ngành (3,5%). Cuối cùng, lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 2.561 tỷ tăng 434 tỷ so với năm 2007, trong đó thu nhập từ hoạt động chính chiếm khoảng 64% tổng lợi nhuận trước thuế, còn các hoạt động khác (chủ yếu là kinh doanh trái phiếu, ngoại hối và vàng trên thị trường thế giới) đây là mảng mang tính rủi ro khá cao, cũng chính vì vậy nó đã ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của ACB sau này. Qua năm 2009, nền kinh tế thế giới dần dần hồi phục sau khủng hoảng. Cùng với đó là chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế của chính phủ các nước trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam khuyến khích tăng tín dụng đầu năm thông qua gói vay hỗ trợ -6 - lãi suất 4% từ 01/01/2009 và chuyển sang kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào cuối Quý II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009; cùng với đó là quy định chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng. Tuy tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng trong 2009, ACB vẫn đạt được thành tựu đáng khả quan. Cụ thể, tổng tài sản tăng 59% so với năm 2008, đạt 167.881 tỷ; tổng huy động tiền gửi tăng 35% so với năm trước, trong khi đó tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng đến 79%, đạt 61.855 tỷ, trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành là 38%. Trong năm 2009, ACB cũng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458 tỷ từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ. Đến ngày 31/12/2009, ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ, thuộc hàng lớn nhất trong các ngân hàng cổ phần Việt Nam. Còn về phần lợi nhuận, ACB đạt tổng thu nhập 4.936 tỷ, trong đó thu nhập ngoài lãi chiếm tới 43%, thu nhập từ lãi thuần tăng khoảng 3% s o với năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế thì ổn định so với năm trước. Điều này đặt ra vấn đề thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính của ACB còn yếu, mà các hoạt động đầu tư khác thì chủ yếu là kinh doanh vàng và ngoại hối mang tính rủi ro khá cao. Bước qua năm 2010, nền kinh tế trong nước có khởi sắc hơn, tăng trưởng GDP khoảng 6,8% cao hơn 5,3% trong năm 2009. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm như chỉ số CPI vẫn ở mức cao 11,8%, cán cân thương mại thâm hụt khoảng 10%, tiền đồng mất giá, NHNN đã 3 lần hạ giá đồng Việt Nam so với USD; đây cũng là năm chạy đua lãi s uất huy động giữa các ngân hàng, lãi suất huy động dao động ở mức cao từ 14-17%. Cũng trong năm này, chính sách tiền tệ và tài khóa do chính phủ đưa ra không ăn khớp nhau giữa 2 mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, các ngân hàng phải chịu tác động mạnh bởi một loạt quy định pháp lý theo hướng thắt chặt như tỷ lệ đảm bảo an toàn TT13/2011/TT-NHNN và TT19/2010/TT-NHNN, quy định hoạt động kinh doanh liên quan đến vàng TT22/2010/TT-NHNN. Tính đền thời điểm ngày 31/12/2010, tổng tài sản của ACB khoảng 205.103 tỷ, tăng khoảng 22% so với thời điểm đầu năm, tổng huy động tiền gửi cũng tăng khoảng 23% so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn còn ở mức khá cao tăng 40% so với đầu năm. Sức mạnh tài chính cũng đã được củng cố thêm nhờ việc tăng vốn chủ sở hữu trong năm thêm 20%, đạt 9.376 tỷ. Về phần lợi nhuận, thì thu nhập từ lãi thuần tăng đột biến -7 - 49% so với năm 2009; đạt 4.163 tỷ chiếm 91% tổng thu nhập ròng năm 2010; lợi nhuận sau thuế tăng khoảng 6% so với năm 2009. Qua năm 2011, ngành ngân hàng trong đó có ACB phải hoạt động trong môi trường có nhiều biến động do suy giảm kinh tế, chính sách thắt chặt tiền tệ. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế Việt Nam là 5,89% (nă m 2010 là 6,8%); lạm phát cao 18,58%; mức lãi suất huy động vẫn ở mức khá cao 14-17%/ năm, hạn mức tăng trưởng tín dụng 20% trong đó hạn chế cho vay phi sản xuất. Lãi suất VND cao và thị trường liên ngân hàng đối mặt với không ít khó khăn, tình trạng thiếu thanh khoản tại 1 số ngân hàng khiến lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh có thời điểm lên tới 35%/ năm, nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Đây cũng là năm tăng trưởng tín dụng ở mức 12%, mức thấp nhất trung bình trong 5 năm gần đây là 33%. Riêng với ngân hàng ACB thì cho vay khách hàng tăng ở mức 18% so với năm 2010, cao hơn trung bình ngành. Ngoài ra, tổng tài sản và tổng huy động vốn của ACB vẫn duy trì sự tăng trưởng, lần lượt là 281.019 tỷ và 142.218 tỷ. Thu nhập lãi thuần tăng 59% so với năm trước, đạt 6.607 tỷ, điều này có thể do lãi suất cho vay ở mức quá cao. Lợi nhuận sau thuế tăng 37%, ở mức 3.207 tỷ. Trong giai đoạn 2008-2012, thì thời gian đặc biệt nhất đối với ACB phải kể đến là năm 2012. T rong thời gian này đã có nhiều biến động cực kỳ nghiêm trọng đối với hệ thống ngân hàng nói chung và ACB nói riêng. Do hàng loạt các vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt là nợ xấu đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, làm giảm mạnh tăng trưởng tín dụng và ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập lãi thuần của hệ thống ngân hàng. Chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong năm 2012 bị chi phối bởi những mục tiêu và sức ép chính trị - xã hội trái ngược nhau. Một mặt phải thắc chặt hơn chính sách tiền tệ để kéo lạm phát xuống, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng, bảo đảm thanh khoản cho cả hệ thống ngân hàng và ngăn chặn sự đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém; xử lý nợ xấu cao và ngày một tăng nhanh để tạo điều kiện cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng. Mặt khác, phải bơm thêm vốn tín dụng với lãi s uất hợp lý, để giảm bớt tình trạng khó khăn tài chính của nhiều doanh nghiệp đảm bảo tăng trưởng hợp lý, hạn chế thất nghiệp và khó khăn của đời sống dân cư. Trần lãi s uất huy động được áp đặt, tuy chỉ có các khoản vốn có kỳ hạn dưới một năm. Đồng thời kể từ giữa tháng 3, Ngân hàng Nhà Nước đã liên tục hạ lãi suất huy động và -8 - tương ứng là các lãi suất điều hành như tái cấp vốn, chiết khấu.. với mức độ cao và tốc độ nhanh chưa từng có so với các ngân hàng trung ương khác. Đến cuối năm 2012, lãi s uất huy động đã được điều chỉnh giảm 6 lần từ 14% xuống 8%/năm. Mặc dù, vốn huy động của cả hệ thống tăng mạnh 24% nhưng tăng trưởng dư nợ vẫn thấp, các ngân hàng loay hoay tìm đầu ra cho nguồn vốn. Hiện tượng xé rào huy động vượt trần lãi suất có xảy ra, lãi suất cho vay vẫn chưa giảm về mức hợp lý. Các quy định về chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng, quản lý chặt chẽ việc sản xuất và lưu thông vàng miếng, và đóng trạng thái vàng (lúc đầu là trước 25/12/2012, sau đó gia hạn đến 30/6/2013) đem lại một số kết quả tích cực nhất định song đã tạo thêm nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng. Tình hình hoạt động của ACB trong năm đầy bão tố này như sau: Tổng tài sản giảm 37% so với năm trước, Tín dụng của ACB không tăng trưởng trong năm 2012, tiền gửi và cho vay các TCTD giảm mạnh 73%; Lợi nhuận sau thuế của ACB cũng giảm mạnh trong năm 2012, chỉ đạt 784 tỷ; giảm 75,6% so với năm trước, do lỗ từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối (do đóng trạng thái vàng và tất toán huy động bằng vàng), đồng thời chi phí hoạt động và chi phí tài chính cao. Cụ thể, thu nhập lãi vẫn tăng 4%, riêng hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối lỗ tới 1.864 tỷ, kéo tổng thu nhập giảm 23,7% so với năm 2011. Nợ xấu nhóm 3-5 của ACB tăng mạnh từ 180% lên 2.751 tỷ, theo đó tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0.89% năm 2011 lên 2,5% nă m 2012. Theo đó, chi phí dự phòng của ACB tăng 76% so với năm trước và ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận. Ngoài ra chi phí hoạt động tăng 35,7% so với năm trước đã khiến tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập của ACB tăng cao 71,5% , cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết. Trong năm 2012, ACB cũng gặp sự cố lớn liên quan đến bầu Kiên vào tháng 8/2012, gây ra tình trạng rút tiền ồ ạt và ảnh hưởng tạm thời tới thanh khoản của ngân hàng tại thời điểm đó. Hậu quả của sự kiện này là một loạt các nhân viên cao cấp khác trong HĐQT và ban giám đốc của ACB bị truy tố, làm giảm niền tin của khách hàng và người gửi tiền. Đây có thể coi là một tổn thất đáng kể tới ACB năm 2012 và là một nguyên nhân chính dẫn tới kết quả kinh doanh đáng thất vọng như trên. Một vài thông tin bổ sung thêm về tình hình ACB: -9 - - Tổng dư nợ cho vay đối với bầu Kiên và các bên liên quan lên tới 9.415 tỷ được đảm bảo bằng cổ phiếu, tiền gửi, bất động sản và vàng. Tính đến nay ACB đã thu hồi được 2.415 tỷ, số dư còn lại 7.000 tỷ. ACB sẽ cần thời gian để giảm bớt số dư nợ này và trong thời gian đó vẫn cần trích lập cho các khoản vay. - Dư nợ cho vay Vinalines là khoảng 700 tỷ hiện đang phân loại nhóm nợ 2 (trích lập dự phòng 5%) theo chủ trương của NHNN, nhưng khoản cho vay này vẫn mang tính rủi ro. - Khoản tiền gửi 710 tỷ tại Vietin Bank liên quan đến vụ án Huyền Anh chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra. - Có thể nhận xét rằng năm 2012 là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Vượt qua được sóng gió đó để bước vào năm 2013, với những kỳ vọng tốt đẹp hơn, sẽ là một thành công. 2.2. Phân tích SWOT a. Điểm mạnh: ACB khởi động hệ thống hiện đại hoá công nghệ thông tin ngân hàng từ rất sớm. ACB là ngân hàng đầu tiên tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình toàn diện kéo dài 2 năm và do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Vào cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The complete banking solution) cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Trong các năm tiếp theo, ACB liên tục nâng cấp hệ ngân hàng lõi, hợp tác với Microsoft và Pricewaterhouse Coopers về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý. Tại thời điểm hiện tại, ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor (cung cấp thông tin tài chính) và Reuteurs Dealing System (công cụ mua bán ngoại tệ). Thành tích nổi bật của ACB là xây dựng được trung tâm dữ liệu dạng module (enterprise module data centre) theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam. ACB là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam với mạng lưới kênh phân phối trên 346 chi nhánh tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc. Các sản phẩm, dịch vụ phong phú đặc biệt là cho khách hàng cá nhân. - 10 - Đội ngũ cán bộ nhân viên: Tính đến ngày 31/12/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 10.276 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB và được công ty tài chính quốc tế IFC hỗ trợ chuyên về đào tạo nghiệp vụ Các nghiệp vụ được chuẩn hoá theo qui trình ISO 9001:2000. Các giao dịch được trực tuyến hoá từ năm 2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và có thể phục vụ khách hàng 24/24 giờ ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. Có sự hậu thuẫn lớn về tài chính và các công nghệ ngân hàng do có các cổ đông chiến lược nước ngoài là Connaught Investor, Dragon Financial Holding, Ltd, ngân hàng Standard Chartered. Ngoài ra đối tác chiến lược Standard Chartered hỗ trợ kỹ thuật toàn diện trong các mảng quản trị rủi ro, quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực. Dự kiến đến năm 2015, sẽ có khoảng từ 10 đến 14 vị trí quản lý cấp cao tại ACB là do cán bộ SCB đảm nhiệm. Nhiều chuyên gia cấp cao của Chính phủ đang tham gia tham mưu và điều hành Ngân hàng. Tiện ích cho khách hàng được mở rộng thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử mà ACB đang đầu tư lớn; khách hàng có thể giao dịch trực tuyến với ngân hàng. b. Điểm yếu: Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa bàn chủ yếu hấp thụ tín dụng của ngân hàng. Công nghệ cao nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập thế giới cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Có cùng nhược điểm chung với các ngân hàng cổ phần là khả năng cung cấp sản phẩm bị hạn chế: chỉ có các khỏan cho vay thông thường và hầu như không có gì khác hơn. Mặc dù vậy, hoạt động cho vay tạo ra chưa đến 2/3 doanh thu, và dư nợ cho vay chỉ hơn phân nửa của tiền gửi. Doanh thu còn lại chủ yếu từ các hoạt động tự doanh, chẳng hạn như đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ hay đầu tư liên ngân hàng; đây là một lĩnh vực an - 11 - toàn hơn nên dĩ nhiên không thu được lợi nhuận nhiều như hoạt động cho vay. Trong khi đó, thu nhập từ phí dịch vụ cũng kém phát triển. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng đang chờ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ví dụ về hạ tầng viễn thông yếu như hiện nay, ngân hàng có muốn cũng khó phát triển nhanh hệ thống công nghệ của mình. Bên cạnh đó là sự chuẩn hoá và kịp thời của các chính sách. Có những sản phẩm đã ra đời rồi nhưng những hướng dẫn cụ thể về mặt pháp lý lại chưa kịp, chẳng hạn như chữ ký điện tử, giao dịch điện tử giữa khách hàng với ngân hàng. c. Cơ hội: Ngành ngân hàng đang ngày càng phát triển với thị trường bán lẻ phù hợp với mục đích của ngân hàng.. Ngân hàng luôn là ngành có được sự ưu ái đặc biệt của nền kinh tế do đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe của nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập ngày càng nhiều nhưng với số vồn điều lệ không cao, trong khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng lớn như ACB mở rộng qui mô với việc liên kết với các ngân hàng khác.. d. Thách thức: Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng tăng khi từ năm 2008 đến nay, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo cam kết WTO. Chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường vàng và chứng khoán khi 2 thị trường này ngày càng bất ổn từ năm 2008. Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các NH sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, chi phí vốn vay tăng cao do chịu sự ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. 2.3. Môi trường cạnh tranh Tính tới đầu năm 2013, Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện có 1 NH Chính sách xã hội, 1 NH Phát triển, 5 NH Thương mại nhà nước, 34 NH Thương mại cổ phần, 50 chi nhánh NH nước ngoài, 5 NH liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài, 31 công ty tài chính và tài - 12 - chính cho thuê, gần 1.100 quỹ tín dụng... Số lượng như vậy có thể xem là khá nhiều so với qui mô nền kinh tế Việt Nam. Do vậy sự cạnh tranh của các ngân hàng sẽ rất mạnh. Khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại, tác động xấu tới ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn. Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên. Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn phòng đại diện theo. Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có lợi thế làm từ đầu và có nhiều chọn lựa trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là không thể. Ngoài ra, ngân hàng ngoại còn có không ít lợi thế như hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn (điển hình là hệ thống Internet banking). Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của ngân hàng ngoại. Vị thế ACB đối với các NH TMCP: ACB là ngân hàng có quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận lớn nhất trong các NHTMCP Việt Nam. Trong nhóm NHTMCP ACB đứng thứ 2 về tổng tài sản, đứng đầu về vốn huy động và dư nợ cho vay. Trong nhóm 7 ngân hàng được niêm yết trên sàn thì ACB được xếp ở vị trí thứ 3 sau CTG, VCB. Bảng 1: So sánh một số chỉ tiêu các NHTMCP ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu ACB Sacombank Eximbank Techcombank Tổng tài sản 176.306.607 151.281.538 170.156.010 179.933.598 Vốn huy động 125.233.595 107.086.505 70.458.310 111.462.288 - 13 - Dư nợ cho vay 101.312.767 94.079.957 Lợi nhuận trước thuế TNDN 1.042.676 1.344.557 74.922.289 68.261.442 2.850.997 1.017.856 Nguồn: Công khai báo cáo tài chính của các ngân hàng trên báo Tài chính ngân hàng 2.4. Xếp hạng của tổ chức quốc tế Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) là ngân hàng duy nhất của Việt Nam được cả Moody’s và Fitch cùng đánh giá và xếp hạng tín nhiệm. Trong đó, Moody’s công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu đối với ACB vào ngày 01/11/2007. Trong lần đánh giá tín nhiệm gần đây nhất vào ngày 28/09/2012, Moody’s hạ xếp hạng tiền gửi nội và ngoại tệ dài hạn cũng như xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn từ “B2” xuống “B3” với triển vọng “ổn định”. Các mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”. Động thái này chấm dứt quá trình xem xét bắt đầu hôm 24/08/2012 của Moody’s sau khi tổ chức này hạ tín nhiệm ACB. Khi đó, Moody’s hạ xếp hạng nhà phát hành và xếp hạng tiền gửi nội tệ của ACB từ “B1” xuống “B2” do ông Nguyễn Đức Kiên, cổ đông sáng lập của ACB, và ông Lý Xuân Hải – Tổng giám đốc Ngân hàng đều bị bắt. Fitch bắt đầu công bố xếp hạng tín nhiệm ACB vào từ ngày 28/02/2001 và kể từ đó đến nay, Fitch chỉ duy nhất một lần hạ bậc ACB. Động thái này diễn ra vào ngày 31/08/2010. Cũng vì nguyên nhân các cán bộ chủ chốt của ACB lần lượt bị bắt trên mà cùng ngày 24/08/2012, Fitch đưa xếp hạng nhà phát hành dài hạn và ngắn hạn, cũng như xếp hạng khả năng sinh lời (VR) của ACB vào diện theo dõi hạ bậc. Trong lần xem xét đ ịnh kỳ hàng năm vào tháng 7, Fitch giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn của ACB ở mức “B” và xếp hạng khả năng sinh lời (VR) ở mức “b” với triển vọng “ổn định”. Bảng 2: Chi tiết xếp hạng tín nhiệm ACB của Moody’s và Fitch - 14 - Fitch đã hạ mức tín nhiệm của ACB từ mức "D" (ngân hàng có nhiều điểm yếu, do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài) xuống "D/E" và loại ngân hàng này ra khỏi diện cần xem xét (Rating Watch Negative - RWN) trong thời gian tới. Hãng này cũng xác nhận mức xếp hạng hỗ trợ (Support Rating) của ACB là "5". Ngoài ACB còn có Vietcombank cũng bị hạ xuống bậc D/C và Support Rating là 4. Phần 3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng. 3.1.1. Phân tích quy mô tài sản. Từ năm 2008 đến năm 2011 ACB là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản nhanh nhất trong hệ thống. ACB có tốc độ tăng tài s ản năm 2011 đạt 66,9% so với năm 2008, nhưng năm 2012 tổng tài sản ACB đã sụt giảm đáng kể từ 281.019 tỷ đồng xuống còn 176.308 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt, vàng bạc đá quý giảm 1.613 tỷ đồng, tương đương 19% so với năm 2011, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác giảm gần 60.000tỷ đồng tương đương 75% so với năm 2012. Quy mô đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn. Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đến 5% qua 4 năm, nhưng đến năm 2012 chứng khoán - 15 - đầu tư sẵn sàng để bán lại tăng đột biến 3.934 tỷ đồng, gấp 14 lần so với năm 2011. Ngược lại, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn giảm 5.473 tỷ đồng, tương đương 22%. Năm 2010 là năm Ngân hàng đầu tư chứng khoán mạnh nhất với hơn 49.000 tỷ đồng, chiếm 24% tổng tài sản nhưng đã nhanh chóng giảm hơn 45% vào năm 2011, và tiếp tục giảm 5% vào năm 2012. Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn của ACB cũng liên tục tăng từ 2008-2011, nhưng đến cuối năm 2012 thì tổng nguồn vốn giảm mạnh 74.338 tỷ đồng tương đương 30% so với năm 2011. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm 25.415 tỷ đồng gần 73%, tiền gửi của khách hàng giảm 16.985 tỷ đồng gần 12%, phát hành giấy tờ có giá giảm 30.507 tỷ đồng gần 60% so với năm 2011. Sở dĩ có hiện tượng sụt giảm đáng kể như vậy là do ACB đã gặp nhiều sự cố trong hội đồng quản trị liên quan đến uy tín ngân hàng khiến người dân rút tiền ồ ạt, điển hình là vụ Bầu Kiên bị bắt giam vào 20/08/2012 liên quan gần 7.000 tỷ đồng, vụ Lý Xuân Hải nguyên Tổng GĐ NH ACB về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng". Qua đó, ông Hải đã ký hợp đồng ủy thác cho 19 nhân viên dưới quyền thuộc Phòng Kế toán và Phòng Quản lý kho quỹ thực hiện việc nhận tiền của Ngân hàng ACB để gửi vào một tổ chức tín dụng. Điều này gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB nhiều tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng vẫn tăng từ 2008-2011, và ổn định năm 2012. Mặc dù, cho vay khách hàng có tăng nhẹ, nhưng dự phòng rủi ro cho vay lại tăng 516 tỷ đồng, điều này chứng tỏ nợ xấu 2012 tăng cao hơn so với năm 2011. Nợ xấu đạt 2.571 tỷ đồng, chiếm 2,5% tổng dư nợ trong đó nợ có khả năng mất vốn là 1.151 tỷ đồng. Hình 1 Hình 2 - 16 - 3.1.2. Phân tích tăng trưởng VCSH và VĐL Nguồn vốn tự có của ACB được tăng cường qua các năm với tốc độ tăng trưởng VCSH bình quân 5 năm đạt 61%.Từ nă m 2010 -2012, ACB đã bổ sung thêm vốn điều lệ lên 9.377 tỷ đồng cao hơn 1.563 tỷ đồng, tương đương 20% so với năm 2009, giúp cho hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của Ngân hàng luôn được đảm bảo trên 9%. Nguồn vốn tăng thêm sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và từ chào bán cổ phiếu ra công chúng. Trong đó, lợi nhuận chưa phân phối giảm 163 tỷ đồng tương đương 20%, các quỹ lại tăng 829 tỷ đồng tương đương 47% so với năm 2011. Hình 3: Tỷ trọng Vốn CSH và vốn điều lệ trong Tổng vốn của ACB qua các năm 3.2. Cơ cấu tài sản và chất lượng đầu tư. 3.2.1. Tỷ lệ cho vay / tổng tài sản (LAR) Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR) của ACB trung bình đạt 41% trong 5 năm qua, thấp nhất vào năm 2008 với 33,1% và cao nhất vào năm 2012 với 57%. Đây cũng là mức an toàn so với hệ thống, khi đảm bảo tài sản có tính lỏng thấp như các khoản vay không chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản. So với một số NHTM, LAR của ACB nă m 2012 cũng ở mức cao thứ 3 với 57%, xếp sau BIDV và CTG, ngang bằng VCB. BIDV là ngân hàng có tỷ lệ LAR cao nhất với tỷ trọng cho vay chiếm tới 69% tổng tài sản, cao hơn trung bình ngành 54%. Việc để LAR ở mức quá cao gây ra rủi ro thanh khoản tiềm ẩn cho ngân hàng do các khoản tín dụng có tính lỏng rất thấp. - 17 - Hình 4: Tỷ lệ LAR của ACB từ năm 2008 đến năm 2012 Hình 5: Tỷ lệ LAR của các ngân hàng 3.2.2. Cơ cấu danh mục đầu tư Danh mục đầu tư của ACB năm 2011 g iảm 42% so với năm 2010 chủ yếu do chứng khoán đầu tư giảm. Trong đó chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán giảm 85% do 1.647 tỷ đồng Tín phiếu Chính phủ mà ACB đầu tư năm 2010 đã đến hạn. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn giảm 44% do ACB giảm đầu tư vào các chứng khoán do các TCTD trong nước khác (giảm 62%) và các TCKT trong nước phát hành (giảm 33%), đồng thời đầu tư thêm 1.326 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Tiếp tục năm 2012 danh mục đầu tư giảm 12% s o với năm 2011. Trong đó chứng khoán đầu tư giảm 6% (CK đầu tư sẵn sàng để bán tăng 14 lần, CK giữ đến ngày đáo hạn lại giảm 21% là do ACB giảm đầu tư vào các chứng khoán do các TCTD trong nước khác 7.373 tỷ đồng (65%), 2 khoản còn lại tăng nhẹ), góp vốn đầu tư dài hạn giảm mạnh 60% tương đương 2.138 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh tăng nhẹ 15%. - 18 - Hình 6: Cơ cấu danh mục đầu tư theo tổ chức phát hành năm 2011 Trái phiếu Chính phủ - tấm đệm thanh khoản thứ cấp an toàn nhất của Ngân hàng đến cuối năm 20 12 đ ạt 10.6 70 t ỷ đồ ng ch iếm 42% g iá t rị đ ầu t ư ch ứng kh oán tă ng 8% so v ới nă m 2011 . Do đó, chúng tôi đánh giá tốt độ an toàn của danh mục đầu tư của ACB. 3.2.3. Cơ cấu tài sản có khác Từ năm 2008-2012 ACB có tỷ trọng Tài sản có khác/Tổng tài sản cao nhất vào năm 2011 (18%), thấp nhất vào năm 2012 (7%). Tài sản Có khác của ACB năm 2011 tăng đột biến 193% so với năm 2010, trong đó các khoản lãi, phí phải thu tăng 33%; Tài sản thuế TNDN hoãn lại tăng 51%; Tài sản Có khác tăng 244%. Đặc biệt trong năm 2011, khoản phải thu từ khách hàng tăng đột biến 280% so với năm 2010, chủ yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm: khoản phải thu từ các đối tác trong và ngoài nước tăng từ 3.139 tỷ đồng năm 2010 lên 16.559 tỷ đồng năm 2011; khoản ký quỹ cho các đối tác trong nước đảm bảo thực hiện hợp đồng giao dịch vàng kỳ hạn phát sinh trong năm 2011 (23 nghìn tỷ đồng). Bên cạnh khoản phải thu từ khách hàng, khoản mục chi phí chờ phân bổ trong Tài sản Có khác của ACB cũng tăng mạnh, từ 928 tỷ đồng năm 2010 lên 2.208 tỷ đồng năm 2011. - 19 - Mặc dù tài sản có khác của ACB năm 2011 tăng đột biến, nhưng sang n ăm 2012 lại có xu hướng giảm, từ 51.390 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 12.150 tỷ đồng.Nguyên nhân do nền kinh tế gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh vàng bị thu hẹp nên các khoản phải thu từ khách hàng liên quan đến hoạt động vàng bị ảnh hưởng. Hình 7: Cơ cấu tài sản Có khác qua các năm 3.3. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng 3.3.1. Phân tích cơ cấu cho vay Ngành nghề cho vay chính của ACB là Thương mại và Dịch vụ cá nhân. Dư nợ cho vay chiếm khoảng 70% tổng dư nợ của Ngân hàng. Trong giai đoạn 2008 – 2012, tỷ trọng các khoản vay cá nhân và cộng đồng có chiều hướng giảm và tín dụng thương mại có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, bước qua năm 2012, chiều hướng này có sự đảo ngược. ACB tập trung nhiều hơn vào khu vực dịch vụ cá nhân và cộng đồng, giảm nhẹ ở khu vực thương mại. Một lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn khác là sản xuất và gia công chế biến, chiếm tỷ lệ ổn định và giảm nhẹ qua các năm. Hai lĩnh vực liên quan đến bất động sản là Xây dựng và Tư vấn kinh doanh BĐS chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ từ 4 – 6%, do đó rủi ro nợ xấu tiềm ẩn từ khu vực BĐS không phải là mối lo lớn. Bảng 3: Cơ cấu cho vay theo ngành qua các năm Thương mại 2008 2009 2010 2011 2012 23% 32% 32% 36% 32% - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan