Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tiểu luận nợ công châu âu

.DOC
8
308
82

Mô tả:

Tiểu luận: Nợ công châu Âu Lời mở đầu Năm 2008, nền kinh tế thế giới đã trải qua một năm đầy những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Hầu hết các nước EU cùng với các nền kinh tế đứng đầu như Nga, Nhật, Singapo, Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng suy thoái trầm trọng. Tính đến cuối năm 2009, kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, chưa hoàn toàn bước ra khỏi khủng hoảng thì thế giới lại đối mặt với một cú sốc khác, đó là nợ công EU, được đánh giá là gây ra hậu quả nặng nề và sâu sắc hơn cả khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra trước đó. Nợ công chính phủ đã vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển. Tình trạng này đang làm cho viễn cảnh nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng một lần nữa. Đây là một đề tài nóng hiện nay, gây ra sự chú ý hết sức đối với các nền kinh tế, chính phủ các nước, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các chuyên gia tài chính kinh tế. Vì vậy, chúng em đã lựa chọn đề tài: ……………………… để tìm hiểu tình hình kinh tế thế giới, cũng như vận dụng các kiến thức kinh tế vĩ mô đã học vào phân tích và nhận định thực tiễn. Trong khuôn khổ bài tiểu luận của mình, chúng em xin trình bày một cách khái quát nhất về cuộc khủng hoảng nợ công EU, sau đó sẽ tập trung bài viết vào những giải pháp đã đang được thực thi và cuối cùng là các ý tưởng mới cho việc khắc phục cuộc khủng hoảng nợ công này. I. Toàn cảnh cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu và tác động của nó đến nền kinh tế. 1. Toàn cảnh cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu. 1.1. Nợ công là gì? Trước khi tìm hiểu về diễn biến cuộc khủng hoảng này, ta nên bắt đầu từ việc tìm hiểu nợ công là gì. Thực chất, nợ công hay còn gọi là nợ chính phủ, nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta sử dụng thước đo tỉ lệ phần trăm khoản nợ này trong tổng sản phẩm quốc nội GDP. Vậy chính phủ đã đi vay từ đâu? Câu trả lời là chính phủ có thể vay từ người cho vay trong nước và người ngoài nước, là những người nắm giữ tài chính. Như vậy, nợ chính phủ bao gồm khoản nợ trong nước và khoản nợ nước ngoài. Việc đi vay của chính phủ được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Đối với tổ chức, cá nhân trong nước, Nhà nước phát hành trái phiếu chính phủ bằng nội tệ. Khoản đi vay này được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ có thể tăng thuế, thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Còn đối với việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ để đi vay nước ngoài, thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn, khoản tiền vay này có rủi ro tín dụng cao hơn so với khoản vay trong nước vì chính phủ có thể không có đủ nguồn ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó chính phủ có thể phải chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái. Như vậy, khủng hoảng nợ ở Châu Âu được hiểu là một số thành viên thuộc khối 17 nước đồng tiền chung châu Âu mắc nợ quá nhiều và không còn khả năng trả nợ, khiến các nhà đầu tư và ngân hàng cho vay tiền hoảng loạn. Các nhà đầu tư lo sợ khoản cho vay bị mất trắng, vì thế sẽ tìm cách rút khoản vay của mình về để đảm bảo an toàn. Điều này làm cho nguy cơ các ngân hàng cho vay sụp đổ là rất cao. Theo hiệu ứng dây chuyền, các doanh nghiệp sẽ không vay được vốn kinh doanh. Từ đó, cuộc suy thoái ở Châu Âu sẽ lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Trong một nền kinh tế đan xen ràng buộc lẫn nhau, sự sụp đổ nếu xảy ra của khối đồng tiền chung Châu Âu sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện trên khắp thế giới. 1.2. Diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu 2010. Khủng hoảng nợ công bùng nổ ở các nước EU đầu năm 2010 với tâm chấn là Hy Lạp. Cuộc khủng hoảng lan rộng ra các nước khu vực đồng Euro. Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nhật Bản là nước có tỷ lệ tổng nợ công quốc gia (Gross general government debt) trên GDP lớn nhất với mức 220% GDP, tiếp theo là Hy Lạp với 142.8% GDP, Ý 119%, Bỉ 96,7%, Ai-len với 94,9%. Trong khi đó, các nền kinh tế trụ cột của EU cũng có tỉ lệ rất cao như: Đức 84%, Anh 75.5% và Pháp 82.4%. Cường quốc kinh tế Mỹ có tỉ số nợ lên đến 94.4%. Tuy nhiên, nếu tính thêm vào tài sản tài chính mà quốc gia đó nắm giữ, thì Hy Lạp mới là nước có tỷ lệ nợ ròng quốc gia (Net general government debt) trên GDP lớn nhất với 142% GDP, sau đó mới đến Nhật Bản với 117% GDP. Điểm đáng chú ý là mặc dù Nhật Bản và Ý có tỷ lệ nợ công trên GDP lớn. Có quan điểm nghi ngờ rằng Nhật Bản chính là một phiên bản cảu Hi Lạp trong cuộc khủng hoảng nợ công này, nhưng không phải như vậy. Khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ. Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao. Do vậy, nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù ngoài nợ công cao còn đứng trước nhiều khó khăn khác nữa, nhưng khó có thể trở thành mục tiêu tấn công của giới đầu cơ quốc tế. Hình 1: Biểu đồ tỉ lệ tổng nợ công quốc gia trên GDP năm 2010 của 14 nước. Nguồn: IMF. Hình 2: Biểu đồ tỉ lệ nợ ròng quốc gia trên GDP năm 2010 của 14 nước. Nguồn: IMF. Các hành động cứu trợ.. Ngay khi nguy cơ vỡ nợ đến gần, các gói cứu trợ được tung ra. Ngày 9/5/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu đã thông qua gói giải cứu trị giá 750 tỷ euro nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính ở khu vực châu Âu, và lập ra Ủy ban Ổn định Tài chính châu Âu (European Financial Stability Facility – EFSF). Phản ứng của các nước phát triển trước áp lực nợ công ngày càng phình to là thực thi những chính sách thắt lưng buộc bụng để nhận được các gói cứu trợ. Ngày 2/5/2010, các nước thành viên khu vực eurozone và IMF đã thông qua khoản vay 110 tỷ euro cho Hy Lạp, với điều kiện nước này phải thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt. Tiếp theo đó là gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro cho Ireland vào tháng 11/2010 và 78 tỷ euro cho Bồ Đào Nha vào tháng 5/2011. Vào tháng 8/2011, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã tung ra số tiền khá lớn để mua lại trái phiếu Chính phủ của Ý và Tây Ban Nha, với điều kiện các nước này phải cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ hơn. Gần đây nhất, sau khi Hy Lạp hoàn tất thỏa thuận hoán đổi nợ lịch sử với các chủ nợ tư nhân vào ngày 12/3/2012, các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro (Eurozone) trong cùng ngày đã thông qua lần cuối đối với gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro (170 tỷ USD) cho nước này và hai ngày sau đã quyết định giải ngân các khoản cho vay đầu tiên 39,4 tỷ euro. Ngày 15/3/2012, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng thông qua khoản vay 28 tỷ euro cho Hy Lạp như một phần của gói cứu trợ và sẽ giải ngân ngay lập tức 1,65 tỷ euro. Sự phê chuẩn này của IMF đã kết thúc nhiều tháng lo âu của Hy Lạp, khi đất nước cận kề nguy cơ phá sản, với nghĩa vụ thanh toán 14,5 tỷ euro vào ngày 20/3. Hi Lạp thoát ra khỏi nguy cơ vỡ nợ. Tính đến thời điểm đầu năm 2012, cơn bão khủng hoảng nợ công châu Âu có dấu hiệu tạm lắng. Theo dự báo của IMF, tỉ lệ nợ công của các nước vẫn tăng cho đến hết năm 2012 và bắt đầu giảm khi bước vào giai đoạn 2013-2014. Tuy nhiên, tác động tích cực của các gói cứu trợ đã cứu Hi Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, giúp cho xếp hạng tín dụng của Hy Lạp được nâng lên lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng nợ bắt đầu. Về phía Đức, chỉ số lòng tin của các nhà đầu tư đang làm gia tăng hy vọng kinh tế Đức sẽ trụ vững trong năm tới. Theo đánh giá của IMF, Bồ Đào Nha có thể đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4,5% GDP trong năm nay. Bên cạnh đó, nước này cũng đang giảm mức nợ nhanh hơn dự báo. Trước đây gần một năm, Bồ Đào Nha đã phải nhận gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (103 tỷ USD) từ EU và IMF. Thêm vào đó, Italy đã thành công lớn trên thị trường trái phiếu, khi đã phát hành được 6 tỷ euro (7,8 tỷ USD) trái phiếu với lãi suất đã giảm. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang trở nên tin tưởng hơn vào kinh tế Italy và hơn thế, đây là dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone đang dịu bớt. Thặng dư thương mại của Ireland trong năm 2011 đạt kỷ lục 44,697 tỷ euro (58,347 tỷ USD), nhờ xuất khẩu tăng mạnh. Điều đáng nói là Ireland đã từng phải nhận sự cứu trợ tài chính 85 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và IMF. Nước này hiện vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu trong nỗ lực nhằm vực dậy nền kinh tế. Sự tăng trưởng xuất khẩu là một tín hiệu tích cực cho thấy kinh tế Ireland có thể còn phục hồi mạnh mẽ hơn nữa. Như vậy, hầu hết các nước từng dẫn đầu trong khủng hoảng nợ công như Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Ai-len, Italy, Đức,… đều đã có những dấu hiệu tích cực, cho thấy cuộc khủng hoảng này hiện đang dịu bớt và mang lại hy vọng cho nền kinh tế thế giới. 1.3. Nguyên nhân. Nhìn vào bức tranh chung của cuộc khủng hoảng nợ, chắc hẳn người ta sẽ đổ lỗi cho Hy Lạp, Italy hay Tây Ban Nha vì họ là những quốc gia “thiếu trách nhiệm” đi vay quá nhiều, rồi chi tiêu không kiểm soát, do được hưởng lãi suất ưu đãi với tư cách là thành viên của khối eurozone. Tuy nhiên, cần xét nguyên nhân một cách kĩ lưỡng hơn. Cuộc khủng hoảng có nguồn gốc sâu xa là chế độ phúc lợi được thiết lập từ sau Đại chiến thế giới thứ II theo hướng "chi nhiều hơn thu." Thói quen kéo dài nhiều thập kỷ này khiến các chính phủ châu Âu dễ dàng vay mượn để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, song sự “vung tay quá trán” không tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đẩy “lục địa già” vào tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công cao ngất ngưởng. Nguyên nhân thứ hai là do tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. Chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách. Trong khi đó, sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngòai và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Giới phân tích cho rằng, các nước trong khối eurozone có các chỉ số tín dụng cấp quốc gia khác nhau, thì Ngân hàng Châu Âu (ECB) lại áp dụng cùng một mức lãi suất cho vay giống nhau đến cả 17 nước này. Khi những nước như Hy Lạp được hưởng lãi vay ngang bằng như Đức hay Pháp thì Hy Lạp có được tiền vay quá dễ dàng và họ chi dùng quá mức là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công. Ví dụ như trường hợp của Hy Lạp, hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp lại là nhân tố làm giảm nguồn thu ngân sách.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan