Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận nhân giống in vitro cây ba kích vi nhân giống công nghệ chọn tạo và ...

Tài liệu Tiểu luận nhân giống in vitro cây ba kích vi nhân giống công nghệ chọn tạo và nhân giống cây trồng

.PDF
290
85

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1. Giới thiệu về cây Ba Kích 5 2. Giới thiệu về vi nhân giống 6 a. khái niệm 6 b. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp vi nhân giống 7 III. NỘI DUNG 7 1. Nguyên liệu 7 2. Phương pháp nghiên cứu 9 a. Tạo nguyên liệu khởi đầu 9 b. Nhân nhanh chồi invitro 10 c. Tạo rễ invitro 10 d. Đưa cây invitro ra đất 10 e. Xử lí thống kê 10 IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10 1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân chồi invitro 10 2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo rễ invitro 11 a. Ảnh hưởng của NAA, IBA 11 b. Ảnh hưởng của tổ hợp NAA và IBA 12 3. Khả năng sống sót và sinh trưởng của cây invitro khi đưa ra đất 12 V. KẾT LUẬN 14 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC-THỰC PHẨM  TIỂU LUẬN MÔN : CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN TẠO VÀ NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐỀ TÀI : GVHD : NGUYỄN TRUNG HẬU LHP : 1105132 LỚP : CDSH12 TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 1 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................................... 3 LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................ 4 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................................. 5 1. Giới thiệu về cây Ba Kích ........................................................................................... 5 2. Giới thiệu về vi nhân giống ......................................................................................... 6 a. khái niệm ................................................................................................................ 6 b. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp vi nhân giống ...................................... 7 NỘI DUNG ................................................................................................................................ 7 III. 1. Nguyên liệu ................................................................................................................ 7 2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 9 a. Tạo nguyên liệu khởi đầu........................................................................................ 9 b. Nhân nhanh chồi invitro ........................................................................................ 10 c. Tạo rễ invitro ......................................................................................................... 10 d. Đưa cây invitro ra đất............................................................................................ 10 e. Xử lí thống kê ....................................................................................................... 10 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................................ 10 IV. 1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân chồi invitro............. 10 2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo rễ invitro ................... 11 a. b. 3. V. VI. Ảnh hưởng của NAA, IBA ..................................................................................... 11 Ảnh hưởng của tổ hợp NAA và IBA ...................................................................... 12 Khả năng sống sót và sinh trưởng của cây invitro khi đưa ra đất ............................. 12 KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 14 2 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có một mội trường học tập thật thoải mái về cơ sở hạ tầng cũng như về cơ sở vật chất. Đồng thời, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Viện Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm và thư viện Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn thầy NGUYỄN TRUNG HẬU đã tạo điều kiện cho chúng em tìm hiểu thêm về bộ môn này, thông qua bài tiểu luận của nhóm. 3 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta biết Việt Nam lả nước có khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho nhiều loài cây phát triển, chúng là những cây dại mọc khắp nơi.Người dân đã biết tận dụng những loài cây này để làm dược liệu chữa bệnh, họ đã nghiên cứu về công dung của chúng trong đó có một loài cây gọi là Cây ba kích ( Morinda officinalis How) được sử dụng như một dược liệu quý với nhiều tác dụng khác nhau, như: bổ thận âm, bổ thận dương, tang cường gân cốt,..Dịch chiết cồn từ củ cây ba kích có tác dụng làm giảm huyết áp, tác dụng nhanh với các tuyến cơ năng, bổ trí não và đặc biệt là tang cường sinh lý nam. Với những chất ưu việt như vậy nên nhu cầu khai thác từ tự nhiên và sử dụng các loại cây này làm dược liệu ngày càng gia tang, dẫn đến tình trạng suy giảm nhanh chóng số lượng và khu vực phân bố. Vì vậy cây ba kích đã đưa vào sách đỏ Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đặt ra, nhóm nghiên cứu – giảng dạy: Môi Trường Và Tài Nguyên Sinh Học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tiến hành nghiên cứu nhâ giống bằng kĩ thuật in vitro. Sau một thời gian thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thành công “Quy trình nhân giống in vitro ở cây ba kích” thuộc huyện Tây Giang Quảng Nam với chất lượng cây giống tốt, sạch bệnh. Cây ba kích được trồng thử nghiệm, đánh giá khả năng thích nghi trên điều kiện sinh thái khác nhau. Kết quả cho thấy giống cây ba kích in vitro có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, có độ dinh dưỡng thấp với hiệu quả kinh tế cao. Với những lợi ích của cây ba kích dem lại đã cải thiện được tình hình kinh tế của người dân nghèo. Sau đây, nhóm em sẽ trình bày rõ cho thầy và các bạn về quy trình “Nhân giống in vitro cây ba kích”. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhu cầu của con người về nguồn dược liệu ngày càng tăng. Nguồn dược liệu con người đang sử dụng có thể đươc tổng hợp từ nhiều con đường khác nhau như tổng hợp hóa học, tổng hợp từ vi sinh vật, song nguồn dược liệu từ thực vật đã được con ngưởi sử dụng từ lâu và nhu cầu ngày càng lớn. Tuy nhiên loài cây dược liệu trong tự nhiên đang bị giảm về số lượng và chất lượng bởi sự khai thác quá mức, các điều kiện ngày càng bất lợi của môi trường tự nhiên…dẫn đến nhiều loài cây dược liệu quý hiếm bị tuyệt chủng, ảnh hưởng đến nguồn dược liệu bền vững cho con người. Rễ cây ba kích đượng sử dụng làm thuốc 4 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 Cây ba kích (Morinda officinalis How) được sử dụng rộng rãi như một loài dược liệu quý có tác dụng bổ thận âm, bổ thận dương,tăng cường gân cốt, khử phong thấp. Dịch chiết cồn từ củ cây ba kích có tác dụng làm giảm huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, bổ trí não, giúp ăn và ngủ ngon. Ngày nay, nhu cầu sử dụng cây này làm dược liệu ngày càng gia tang nên nó bị khai thác kiệt quệ. Mặt khác, vùng phân bố của cây ba kích bị tàn phá nghiêm trọng khiến loài cây này lâm vào tình trạng gần như bị tuyệt chủng và đưa vào sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Nguồn cung cấp cây giống ba kích hiện nay chủ yếu bằng phương pháp giâm cành nhưng hệ số nhân rất thấp (đạt 0,61/năm), chất lượng giống lại không cao. Trong bài báo này, trình bày kết quả nhân nhanh giống cây Ba Kích bằng kĩ thuạt nhân giống invitro, nhằm dáp ứng nhanh và bền vững nguồn cây giống có chất lượng tốt. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Giới thiệu về cây Ba Kích - Tên khoa học: Morinda Officinalis How - Họ: Cà Phê – Rubiaceae - Tên khác: cây ruột già, ba kích thiên, liên châu ba kích, chổng phóng xì, sáy cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, chày kiang đòi (Dao). - Cây Ba Kích thuộc loài dây leo, than non màu tím, có long, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn hình ngọn giáo thuôn dài 6 – 14 cm, rộng 2,6 – 6 cm, có long dài ở mặt dưới, sau đó có ít lông và màu trắng mốc. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, 2 – 10 cánh hoa, 4 nhị mọc thành cụm ở Hình: Cây Ba Kích kẽ lá. Quả tròn, khi chin màu đỏ. - Mùa hoa : tháng 5 - 6, mùa quả 7 – 10. - Phân bố: Cây ba kích mọc ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía bắc. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 100m thì hầu như hiếm gặp. Có nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang, Lạng Sơn. - Trồng trọt: Ba Kích ưa sáng, ưa ẩm và chịu bóng, mọc trên đất feralit đỏ vàng, có lượng mùn ở mức trung bình, tơi xốp và hơi chua, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 21-230C. 5 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 - Trồng bằng rễ, cành bánh tẻ hay gieo ươm bằng hạt. - Vào khoảng tháng 3 – 4, khi thời tiết ấm dần, chọn những cành bánh tẻ ở cây Ba Kích sống khỏe, chặt thành từng đoạn 20 – 30cm, mỗi đoạn có 2 – 4 mắt. Có thể đem trồng ngay hoặc đem ra vườn ươm cho đến khi nảy mầm ra rễ mới đem trồng. - Ba Kích trồng được ba năm thì thu hoạch, thời gian thu hoạch từ tháng 10 – 11. - Thành phần hóa học của rễ cây ba kích chứa chất đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C, tinh dầu, anthraglycosid, phytoterol. Nhưng trong ba kích khô không chứa vitamin C. 2. Giới thiệu về vi nhân giống a. khái niệm Vi nhân giống cây trồng hay còn gọi là nhân giống vô tính invitro là quá trình sản xuất một lượng lớn cây hoàn chỉnh, từ các bộ phận, cơ quan như chồi, mắt ngủ, đoạn thân, lá….của cây mẹ ban đầu thông qua kỹ thuật nuôi cấy invitro. a) Các bước trong nhân giống invitro Bước 1: Chọn lọc và chuẩn bị cây mẹ Tiến hành nhân giống invitro cần chọn lọc cẩn thận các cây mẹ. Các cây này cần sạch bệnh, đặc biệt là bệnh virus và ở giai đoạn sinh trưởng mạnh. Với việc trồng cây mẹ trong điều kiện môi trường thích hợp và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả trước khi lấy mẫu sẽ làm giảm tỷ lệ mẫu nhiễm, tang khả năng sống và sinh trưởng của mẫu cấy invitro. Bước 2: Tạo vật liệu khởi đầu Là giai đoạn khử trùng mẫu vào nuôi cấy invitro. Giai đoạn này cần đảm bảo: tỷ lệ nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao, mô tồn tại và sinh trưởng tốt. Khi lấy mẫu cần chọn đúng mô, đúng giai đoạn phát triển của cây, quan trọng nhất là đỉnh chồi ngọn, đỉnh chồi nách sau đó là đỉnh chồi hoa và cuối cùng là đoạn thân, mảnh lá. Ta khử trùng mẫu trước khi đưa vào nuôi cấy bằng hóa chất khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật bám trên bề mặt mẫu. Thường dùng các chất khủ trùng: HgCl2 0,1 xử lí trong 510 phút, NaOCl hoặc Ca(OCl)2 5-7 xử lí trong 15-20 phút…..Và một số chất hữu cơ, vitamin, muối khoáng… Bước 3: Nhân nhanh Trong giai đoạn này là kích thích sự phát triển hình thái và tang nhanh số lượng chồi. Vật liệu khởi đầu invitro được chuyển sang môi trường nhân nhanh có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng nhómcytokinin để tái sinh từ một chồi thành nhiều chồi. Ta phải xác định được môi trường và điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Chế độ nuôi cấy thường 25-27C 6 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 và 16 giờ chiếu sáng/ngày, cường độ ánh sáng 2000-4000 lux, ánh sáng tím là thành phần quan trọng để kích thích phân hóa chồi. Bước 4: Tạo cây invitro hoàn chỉnh Giai đoạn này ta kích thích hình thành rễ. Vì vậy, cần chuyển từ môi trường nhân nhanh sang môi trường tạo rễ. Tách các chồi riêng cấy chuyền vào môi trường nuôi cấy có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng nhóm auxin. Một số loại cây có thể phát sinh rễ ngay khi chuyển từ môi trường nhân nhanh giàu cytokinin sang môi trường không ch ứa chất điều hòa sinh trưởng. Bước 5: Thích ứng cây invitro ngoài điều kiện tự nhiên Đưa cây từ ống nghiệm ra vườn ươm với tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng tốt cần đảm bảo các yêu cầu: Cây trong ống nghiệm đã đạt những tiêu chuẩn hình thái nhất định (số lá, số rễ, chiều cao cây…). Cần có thời gian huấn luyện cây con từ 1-2 tuần để thích nghi với những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, sâu bệnh,…bằng cách đặt bình cây vào điều kiện tự nhiên, mở nắp bình nuôi. Phải chủ động điều chỉnh được độ ẩm, sự chiếu sáng của vườn ươm cũng như chế độ dinh dưỡng thích hợp. b. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp vi nhân giống  Ưu điểm: - Hệ số nhân rất cao và cho ra các cá thể tương đối về mặt di truyền - Có thể nhân giống cây trồng trên quy mô công nghiệp - Dễ dàng tạo được cây sạch virus - Các cây sau nhân giống invitro có xu hướng được trẻ hóa, nâng cao hiệu quả nhân bằng các biện pháp thông thường  Hạn chế: - Chi phí cao so với phương pháp nhân giống vô tính khác nên giá thành không cạnh tranh - Không phải bất cứ loài nào có thể vi nhân giống - Một số loài cây trồng rất dễ bị biến dị khi nhân giống invitro III. NỘI DUNG 1. Nguyên liệu Ta sử dụng đoạn thân 1,0 – 1,5cm có mắt lá của cây ba kích (Morinda officinalic How) 1 năm tuổi lấy từ huyện Tuyên Quang (Quảng Nam) là nguyên liệu thực nghiệm. 7 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 Thành phần môi trường dinh dưỡng - Nước cất - Chất hữu cơ, đường, acid amin, vitamin (B1, B6, H, PP…). - Chất vô cơ, đa lượng như: N, P, K, Ca, Mg, S - Vi lượng: Fe, Zn, B, N, Mn, Cu… Thành phần muối khoáng cơ bản của môi trường MS (Murashige và Skoog). 3 Saccharose KI : 0,83 mg/L 0,8 Agar CuSO4.5H2O : 0,05 mg/L NH4NO3 : 1650 mg/L Na2MoO4 : 0,5 mg/L KNO3 :1900 MG/L FeSO4.7H2O : 27,8 mg/L KH2PO4 : 170 mg/L Na2EDTA :37,3 mg/L MgSO4.7H2O : 370 mg/L MnSO4.4H2O : 22,3 mg/L CaCl2.2H2O : 440 mg/L ZnSO4.7H2O : 8,6 mg/L H3PO3 : 6,2 mg/L - Chất điều hòa sinh trưởng ta sử dụng: Auxin (IBA), NAA, cytokinin tổng hợp (KIN, BA), HgCl2,..  Vai trò sinh lí của chất điều hòa sinh trưởng Auxin có tác dụng điều chỉnh rất nhiều quá trình sinh trưởng của tế bào, cơ quan và toàn cây. Auxin kích thích mạnh lên sự dãn nở của tế bào, làm cho tế bào phình to chủ yếu theo hướng ngang của tế bào. Auxin điều chỉnh tính hướng quang, hướng địa,…Do sự phân bố không đồng đều của auxin ở hai phía thân, phần khuất sáng mang điện tích dương, còn phần chiếu sáng tích điện âm. Về nguyên tắc, auxin phân bổ về phía mang điện dương nhiều hơn và kích thíchsự sinh trưởng ở phía khuất sáng mạnh hơn phía chiếu sáng. Kết quả làm cây uốn cong về phía chiếu sáng… Điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn. Ưu thế ngọn là đặc tính quan trọng của thực vật, đó là sự sinh trưởng của chồi ngọn hoặc rễ chính sẽ ức chế sự sinh trưởng của chồi bên và rễ phụ. Chồi ngọn là cơ quan tổng hợp auxin với hàm lượng cao nhất. Khi vận chuyển xuống dưới, các chồi bên bị auxin ức chế trực tiếp. Cắt chồi ngọn hàm lượng auxin giảm xuống và các chồi bên được kích thích sinh trưởng. 8 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 Điều chỉnh sự hình thành rễ. Trong sự hình thành rễ đặc biệt là rễ bất định phát sinh từ cơ quan dinh dưỡng thì hiệu quả của auxin rất đặc trưng. Có thể em auxin là hoocmon hình thành rễ. vai trò của auxin trong sự hình thành rễ được chứng minh rõ rang trong nuôi cấy mô. Nếu trong môi trường chỉ cho chất điều hòa sinh trưởng là auxin thì mô nuôi cấy chỉ xuất hiện rễ mà thôi. Điều chỉnh sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt Điều chỉnh sự rụng của lá, hoa,… Điều chỉnh sự chin của quả  Vai trò sinh lí của cytokinin tổng hợp (Benzyl adenine, kinetin) Hiệu quả đặc trưng nhất của cytokinin là hoạt hóa sự phân chia tế bào. Hiệu quả này có được là do nó kích thích sự tổng hợp acid nucleic, protein, và có mặt trong RNA vận chuyển. Cytokinin là hoocmon hình thành chồi vì nó kich21 thích mạnh mẽ sự phân hóa chồi. Chính vì vậy mà cùng với auxin, nó điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn giải phóng các chồi bên khỏi sự ức chế tương quan của chồi ngọn. Hiệu quả này của cytokinin là đối kháng với auxin (sự cân bằng auxin/cytokinin, nếu cytokinin/auxin >1 sẽ tạo rễ, nếu cytokinin/auxin<1 sẽ tạo chồi). Nếu trong môi trường nuôi cấy mô, nếu chỉ co1cytokinin mà không có auxin thì chỉ hình thành chồi. Cytokinin là hoocmon hóa trẻ. Nó có tác dụng kìm hãm sự hóa già và kéo dài tuổi thọ. Để tăng hệ số nhân giống người ta tăng nồng độ cytokinin trong môi trường nuôi cấy ở giai đoạn tạo chồi invitro. Cytokinin có vai trò trong việc phân hóa giới tính cái Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ 2. Phương pháp nghiên cứu a. Tạo nguyên liệu khởi đầu - Xử lí vô trùng mẫu - Đoạn thân có mắt lá được rửa dưới vòi nước chảy. - Ngâm mẫu trong dung dịch thuốc diệt nấm 0,3 trong vòng 15 phút, sau đó khử trùng bằng cồn 70 trong 60s, HgCl2 0,1 trong 7 phút. - Rửa lại bằng nước cất vô trùng khỏng 3 lần. - Mẫu vô trùng dược sử dụng làm mẫu vật để tái sinh chồi invitro trên môi trường cơ bản MS có 3 saccharose, 0,8 agar bổ sung chất kích thích sinh trưởng kinetin (0,25 mg/L) tạo vật liệu khởi đầu 9 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 b. Nhân nhanh chồi invitro Đoạn thân có một mắt lá dài 1cm được tách ra từ chồi của cây invitro trên môi trường tái sinh được nuôi cấy trên môi trường cơ bản MS có 3 saccharose, 0,8 agar có bổ sung thêm benzyl adenine (BA) từ 2,0 – 4,0 mg/L và 0,2 mg/L indolbutyric acid (IBA) để khảo sát nhân nhanh chồi in vitro c. Tạo rễ invitro Chồi invitro khoảng 2cm được tách ra từ cụm chồi trên môi trường nhân nhanh được cấy trên môi trường cơ bản MS có 3 saccharose, 0,8 agar có bổ sung napthalenacitic acid (NAA), IBA từ 0,1 – 0,5 mg/L hoặc tổ hợp NAA 0,25 mg/L và IBA từ 0,1 – 0,5 mg/L để khảo sát khả năng hình thành rễ invitro. d. Đưa cây invitro ra đất Cây invitro sinh trưởng trên môi trường tối ưu 30 – 45 ngày tuổi được chuyển ra nhà lưới trồng trên các loại cơ chất: đất cát pha : trấu (1:1) và trấu hun. Phun nước giữ ẩm 2 lần/ngày. Sau 30 ngày và 45 ngày, đánh khả năng sống sót và sinh trưởng. Tất cả các môi trường nuôi cấy được điều chỉnh pH = 5,8 trước khi khử trùng trong nồi hấp vô trùng ở 121C, 15 phút. Điều kiện nuôi cấy invitro, nhiệt độ 25±2C, cường độ chiếu sáng 2000 lux thời gian chiếu sáng 10 giờ/ngày. e. Xử lí thống kê Mỗi thí nghiệm bố trí lặp lại 3 lần. Số liệu thực nghiệm được xử lí thống kê theo Ducan test (p<0,05) bằng chương trình SAS. IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân chồi invitro Kết quả ở bảng 1 cho ta thấy, trên môi trường cơ bản MS có bổ sung 0,2 mg/L IBA và BA từ 2,0 – 4,0 mg/L đều kích thích phát sinh chồi invitro. Nồng độ IBA là 0,2 mg/L và BA tăng dần từ 2,0 – 3,5 mg/L thì số chồi invitro cũng tăng theo. Số chồi đạt cao nhất là 15,00 chồi/mẫu trên môi trường có 3,5 mg/L BA và 0,2 mg/L IBA sau 60 ngày nuôi cấy. Tuy nhiên khi tăng nồng độ BA lên 4,0 mg/L thì ức chế sự phát sinh chồi invitro chỉ đạt 10,15 chồi/mẫu. Nghiên cứu của Ning – Zhen Huang và cs (2007) cho thấy nuôi cấy chồi đỉnh ở cây Ba Kích invitro thì hệ số nhân chồi cao nhất chỉ đạt là 6,0 khi nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 0,2 mg/L IBA và 1,0 mg/L BA sau 60 ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, môi trường MS có bổ sung 0,2 mg/L IBA và 3,5 mg/L BA rất thích hợp cho việc hình thành chồi invitro ở cây ba kích. 10 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 Bảng 1. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi invitro chất KTST (mg/L) Số chồi/mẫu Chiều cao chồi (cm) BA IBA 2,0 0,2 5,00c 1,95b 2,5 0,2 12,67b 2,19a 3,0 0,2 11,33b 1,95b 3,5 0,2 15,00a 1,97b 4,0 0,2 10,15b 1,83c Chú thích: các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05 2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo rễ invitro a. Ảnh hưởng của NAA, IBA Kết quả ở bảng 2 cho thấy, nhìn chung IBA kích thích sự hình thành rễ invitro mạnh hơn NAA ở các nồng độ từ 0,1 – 0,5 mg/L thể hiện qua thời gian cảm ứng hình thành rễ và tỉ lệ mẫu hình thành rễ. Môi trường MS có bổ sung NAA từ 0,1 – 0,5 mg/L đều không kích thích khả năng tạo rễ invitro sau 30 ngày cấy, sau 45 ngày nuôi cấy mới hình thành rễ và đạt cao nhất là 46,67. Trong khi đó trên môi trường MS có bổ sung IBA từ 0,1 – 0,5 mg/L thì sự hình thành rễ chỉ sau 30 ngày đạt 100 tỉ lệ mẫu ra rễ ở nồng độ IBA là 0,2 – 0,25 mg/L. Tuy nhiên, khi tăng nồng độ cả NAA và IBA lên đến 0,5 mg/L thì ức chế hình thành rễ invitro. Bảng 2. Ảnh hưởng của NAA và IBA đến khả năng tạo rễ nvitro Chất KTST (mg/L) Số chồi ra rễ (%) Sau 30 Sau 45 NAA IBA 0,10 - 0,00c 33,33e 0,20 - 0,00c 40,00bc 0,25 - 0,00c 46,67bc 0,50 - 0,00c 13,33de - 0,10 0,00c 60,00b - 0,20 100,00a 100,00a - 0,25 100,00a 100,00a ngày 11 ngày Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 - 13,33b 0,50 53,33d Chú thích : Các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05 b. Ảnh hưởng của tổ hợp NAA và IBA Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy, bổ sung NAA 0,25 mg/L và IBA 0,1 – 0,5 mg/L đều kích thích ra rễ invitro. Sau 30 ngày nuôi cấy, tỉ lệ mẫu ra rễ cao nhất đạt 80 trên môi trường MS có bổ sung 0,25 mg/L NAA và 0,1 mg/L IBA và thấp nhất là 26,67 trên môi trường MS có bổ sung tổ hợp 0,25 mg/L NAA và 0,5 mg/L IBA. Sau 45 ngày cấy, tỉ lệ mẫu ra rễ đều tăng ở các tổ hợp môi trường và đạt cao nhất là 100 trên môi trường MS có bổ sung 0,25 mg/L NAA và 0,1 mg/L IBA và thấp nhất là 33,33 trên môi trường MS có bổ sung tổ hợp 0,25 mg/L NAA và 0,5 mg/L IBA . Khi nồng độ IBA lớn hơn 0,1 mg/L thì khả năng hình thành rễ invitro giảm dần. Nhìn chung môi trường nuôi cấy có bổ sung tổ hợp NAA và IBA thì hiệu quả ra rễ kém hơn nhiều so với môi trường chỉ có IBA. Bảng 3. Ảnh hưởng của tổ hợp NAA và IBA đến khả năng tạo rễ invitro Chất KTST (mg/L) Số chồi ra rễ (%) Sau 30 IBA NAA 0,10 0,25 80,00a 100,00a 0,20 0,25 53,33b 60,00b 0,25 0,25 33.33c 46,67c 0,50 0,25 26,67cd 33,33cd ngày Sau 45 ngày Chú thích: Các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05 3. Khả năng sống sót và sinh trưởng của cây invitro khi đưa ra đất Kết quả ở bảng 4 cho thấy, nhìn chung tỉ lệ sống sót ngoài tự nhiên của cây invitro 30 ngày tuổi thấp hơn cây invitro 45 ngày tuồi. Đối với cây invitro (cả 30 và 45 ngày tuổi), cơ chất dất cát pha là thích hợp nhất cho sự sống sót của chúng ( tỉ lệ sống sót cao nhất đạt từ 97,9 – 98,90). Trong khi đó, các loại cơ chất như đất : trấu và tro trấu thì không thích hợp cho sinh trưởng cây invitro. Khả năng cây invitro sống trên hai loại cơ chất này thấp hơn nhiều so với cơ chất là đất cát pha (khả năng sống sót đạt từ 72,70 – 90,01). Bảng 4. Ảnh hưởng của cơ chất đến khả năng sống sót của cây invitro ngoài tự nhiên Tỉ lệ sống sót (%) 12 Đề tài: Vi nhân giống Cây invitro 30 ngày tuổi 45 ngày tuổi Nhóm : 1 Đất cát Đất - Trấu pha (1:1) Trấu hun 97,90±3,18 81,80±4,10 72,70±2,11 98,90±2,18 90,01±3,15 80,90±1.32 Cây invitro 30 ngày tuổi được đem ra trồng trọt tự nhiên trên 3 loại cơ chất đất cát pha, trấu-đất (1:1), tro trấu. Đánh giá sự sinh trưởng chiều cao của cây sau 30 và 45 ngày trồng. Kết quả trình bày ở bảng 5 cho thấy, cây sinh trưởng tốt trên 2 loại cơ chất là đất cát pha và trấu-đất (1:1), sinh trưởng tốt nhất trên cơ chất đất cát pha ( đạt 9,9cm sau 30 ngày và 15,4cm sau 45 ngày trồng ). Cây invitro sinh trưởng chậm trên cơ chất trấu hun chiều cao của cây chỉ đạt 6,88cm sau 30 ngày và 7,98cm sau 45 ngày trồng. Bảng 5. Ảnh hưởng của cơ chất đến khả năng sinh trưởng của cây invitro (30 ngày tuổi) ngoài tự nhiên Tỉ lệ sống sót (%) Thời gian trồng (ngày) 0 30 45 Đất cát Đất - Trấu (1:1) pha 6,04±0,40 9,90±1,08 15,14±1,10 13 Trấu hun 6,25±0,42 6,18±0,44 9,80±1,40 6,88±0,32 11,50±0,61 7,98±0,34 Đề tài: Vi nhân giống Nhóm : 1 V. KẾT LUẬN - Môi trường cơ bản MS có 3 saccharose, 0,8 agar bổ sung 3,5 mg/L BA và 0,2 mg/L IBA thích hợp cho nhân nhanh chồi invitro cây Ba Kích đạt 15,00 chồi/mẫu sau 60 ngày nuôi cấy. - Môi trường cơ bản MS có 3 saccharose, 0,8 agar bổ sung IBA từ 0,2 – 0,25 mg/L thích hợp cho tạo rễ invitro cây Ba Kích, 100 số chồi tạo rễ sau 30 ngày nuôi cấy. - Cây invitro 30 ngày tuổi có khả năng sống sót cao đạt 97,9 và sinh trưởng tốt ( chiều cao đạt 15,14 cm ) sau 45 ngày trồng trên cơ chất đất cát pha. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – SỐ 5(40)2010 SÁCH SINH LÍ HỌC THỰC VẬT – VŨ VĂN VỤ, VŨ THANH TÂM CÁC TÀI LIỆU KHÁC TRÊN INTERNET. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng