Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieu luan ngon ngu bao chi...

Tài liệu Tieu luan ngon ngu bao chi

.DOCX
33
506
141

Mô tả:

Tiểu luận Ngôn ngữ báo chí Ngôn ngữ truyền hình trong chương trình thời sự của Đài Phát Thanh - Truyền Hình Hà Nội
MỞ ĐẦU Là loại hình báo chí ra đời muộn nhất song ngày nay truyền hình đang phát triển với tốc độ như vũ bão, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Báo truyền hình không chỉ thực hiện tốt chức năng thông tin của báo chí mà còn tạo cho người xem cảm hứng và cảm giác như đang được tham gia vào sự kiện thông qua những hình ảnh chuyển động và âm thanh sống động được ghi lại từ hiện trường ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể thấy, trong báo truyền hình ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố chính là: hình ảnh (gồm hình ảnh tĩnh, hình ảnh động và hình ảnh đồ họa) và âm thanh (gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc). Vì vậy, ngôn ngữ trong truyền hình cũng có những đặc trưng riêng khác với ngôn ngữ trong các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên, sự kết hợp của nhiều yếu tố ngôn ngữ cũng cho thấy quá trình làm ra một sản phẩm báo truyền hình khá phức tạp và kỳ công khiến cho phóng viên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình làm ra một tác phẩm báo chí hoàn hảo gửi đến công chúng. Trong khi đó, yêu cầu của công chúng đối với chương trình truyền hình cũng ngày càng cao, họ rất chủ động và tinh tế trong quá trình tiếp cận cũng như đánh giá thông tin. Điều đó không cho phép nhà báo, phóng viên mắc các lỗi sai trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, nhất là các lỗi sai về sử dụng ngôn ngữ. Nhận thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu về ngôn ngữ báo truyền hình, nhất là ngôn ngữ trong các chương trình thời sự có một vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, trong khuân khổ tiểu luận này em xin phép được trình bày những hiểu biết của mình về đặc điểm của ngôn ngữ báo truyền hình thông qua việc nghiên cứu và khảo sát trong chương trình Thời sự 18 giờ 30 của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 6/2017 – 12/2017. Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Báo chí và ngôn ngữ báo chí 1.1.1. Báo chí Báo chí được coi là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến nhất hiện nay, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dựa vào tiêu chí kênh truyền có thể phân loại báo chí thành báo in, báo phát thanh, báo mạng điện tử và báo truyền hình. 1.1.2. Ngôn ngữ báo chí Theo từ điển tiếng Việt: “Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt và thông báo”. Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu: Ngôn ngữ báo chí là hệ thống những tín hiệu mà nhà báo dùng để biểu đạt thông tin trong tác phẩm báo chí. Ngôn ngữ báo chí mang những đặc trưng cơ bản sau: Trước tiên, ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ sự kiện. Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ phản ánh trung thực và nguyên dạng những sự kiện đang và sắp diễn ra. Ngôn ngữ phản ánh đúng điểm vận động sự kiện thì sẽ khai thác được những điểm nhìn mới, đem lại sự sáng tạo cho nhà báo. Thứ hai, ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng. Đặc trưng này là sự phái sinh, cụ thể hóa của ngôn ngữ sự kiện. Chính vì đòi hỏi phải phản ánh cụ thể, chính xác về sự kiện có thật, nguyên dạng đã dẫn đến việc đòi hỏi phải coi trọng định lượng. Thứ ba, ngôn ngữ báo chí phải là siêu ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ không phản ánh thẳng vào sự kiện mà bằng một các nào đó thông nhà báo vẫn nói được điều mình cần nói. Bởi vì trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, nhà báo sẽ phải đối mặt với ngưỡng là những điều kiện khách quan về chính trị, kinh tế, xã hội… Để vừa tôn trọng ngưỡng vừa muốn phản ánh được sự thật nhà báo phải sử dụng siêu ngôn ngữ. Thứ tư, ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của độ không xác định. Đặc trưng này thể hiện ở tính hấp dẫn, cô đọng, hàm súc, cách diễn đạt gợi sự liên tưởng, hạn chế khả năng đoán trước nội dung của người đọc với cấu trúc mở. 1.2. Truyền hình và ngôn ngữ báo truyền hình 1.2.1. Giới thiệu về truyền hình Truyền hình là kênh truyền thông truyền tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều màu sắc vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động. Truyền hình ra đời khá muộn so với các loại hình báo chí khác tuy nhiên đó lại là lợi thế của loại hình báo chí này. Sự ra đời và phát triển của truyền hình gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật vì vậy ở truyền hình vừa có sự tiếp thu những ưu điểm của các loại hình nghệ thuật và báo chí khác, đồng thời không bản thân nó cũng không ngừng cải tiến để phục vụ nhiều hơn nhu cầu thông tin của công chúng. 1.1.2. Ngôn ngữ báo truyền hình Vì truyền hình là một tổ hợp của nhiều thành phần nội dung, trong đó ngoài mảng báo chí còn có nhiều tác phẩm của những bộ môn nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, ca nhạc, mỹ thuật, kiến trúc. Vậy có thể hiểu ngôn ngữ truyền hình là tổ hợp nhiều loại ngôn ngữ như ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ sân khấu… Trong khuân khổ tiểu luận này, chúng ta chỉ đi vào tìm hiểu về ngôn ngữ báo chí trên truyền hình (ngôn ngữ báo truyền hình). Bên cạnh những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí nói chung, ngôn ngữ trong báo truyền hình cũng mang những đặc trưng riêng khác với ngôn ngữ ở các loại hình báo chí khác, cụ thể: Thứ nhất, ngôn ngữ báo truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh âm thanh. Đây chính là đặc trưng nổi bật nhất của báo truyền hình. Hình ảnh là yếu tố khách quan mang đến cho khán giả cảm giác như đang được có mặt và chứng kiến sự việc trực tiếp. Kết hợp với yếu tố âm thanh (bao gồm cả lời nói, tiếng động và âm nhạc) tạo sự sinh động, hấp dẫn công chúng. Thứ hai, ngôn ngữ báo truyền hình là ngôn ngữ nghe – nhìn. Nếu ở báo in và báo mạng công chúng tiếp nhận thông tin bằng cách nhìn và đọc, ở báo phát thanh là nghe thì ở báo truyền hình là sự kết hợp của cả nghe và nhìn vì ngôn ngữ của báo truyền hình là sự kết hợp của âm thanh và hình ảnh, hai yếu tố này sẽ cùng xuất hiện nhằm chuyển tải thông tin đầy đủ, chân thực đến công chúng. Tuy nhiên, nhìn ở báo truyền hình mới chỉ dừng ở mức độ xem chứ chưa đạt tới mức độ đọc như ở báo in. Thứ ba, ngôn ngữ báo truyền hình mang tính khái quát cao. Vì truyền hình không cho phép nhà báo tường thuật lại câu chuyện từ đầu đến cuối trong suốt cả ngày nên những hình ảnh, âm thanh phải có sự chọn lọc kỹ càng và mang tính khái quát sao cho chỉ cần một vài hình ảnh, âm thanh nhưng công chúng vẫn có thể tiếp nhận toàn bộ nội dung thông tin. Thứ tư, ngôn ngữ báo truyền hình là ngôn ngữ hình tuyến. Các tín hiệu ngôn ngữ trên báo truyền hình được truyền đi theo tuyến tính thời gian, âm thanh và hình ảnh xuất hiện và chuyển tiếp rất nhanh, chỉ được nghe, xem một lần làm cho công chúng tiếp nhận thông tin bị động về tốc độ và trình tự tiếp nhận. Điều đó cũng dẫn đến một đặc trưng nữa đó là tính lưu trữ không cao. 1.3. Chương trình thời sự 18 giờ 30 1.3.1. Giới thiệu về Đài phát thanh – truyền hình Hà Nội Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là cơ quan truyền thông báo chí trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Đài được thành lập từ năm 1954 tuy nhiên ở thời điểm này Đài chỉ có chức năng phát thanh. Ngày 1/1/1979, trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên ra mắt khán giả Thủ đô với hình hiệu mới, nhạc hiệu là bài hát “Người Hà Nội” quen thuộc. Chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên ra mắt khán giả Thủ đô đã mang tới niềm hứng khởi, niềm tin vào sự khởi đầu và phát triển của Truyền hình Hà Nội. Ngày 25/8/1989, UBND Thành phố ra quyết định đổi tên Đài Phát thanh Hà Nội thành Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, chính thức ghi nhận Đài là tờ báo nói và báo hình của thành phố. Sau 63 năm xây dựng và phát triển, ngày nay Đài PT-TH Hà Nội đã trở thành một tổ hợp truyền thông lớn của Thủ đô và cả nước, bao gồm: các kênh truyền hình, các kênh phát thanh, hệ thống truyền hình cáp, báo điện tử, tạp chí truyền hình. 1.3.2. Giới thiệu về chương trình thời sự 18 giờ 30 Chương trình Thời sự 18 giờ 30 là chương trình tin tức nổi bật của Đài PTTH Hà Nội, được phát sóng lúc 18h30 tất cả các ngày trong tuần. Các tin tức trong chương trình đa dạng và phong phú trên khắp các lĩnh vực của đời sống từ văn hóa, xã hội đến kinh tế, chính trị... 1.3.2.1. Thể loại Thông tin trong các chương trình thời sự mang tính chất sự kiện vì vậy kết cấu của các tác phẩm trong chương trình thường năng động nhằm đảm bảo thông tin đến công chúng được phản ánh khách quan, trực tiếp, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu Qua khảo sát chương trình Thời sự 18 giờ 30 của Đài PT-TH Hà Nội cho thấy, trung bình một chương trình thời sự có từ 10 đến 15 thông tin (không kể các tin thế giới) được đề cập gồm nhiều thể loại khác nhau như: tin, phóng sự ngắn, phỏng vấn sự kiện, ghi nhanh, trong đó chủ yếu là tin. 1.3.2.2. Thời lượng Hiện nay, thời lượng một chương trình Thời sự 18 giờ 30 giờ của PT-TH Hà Nội là từ khoảng 25 – 27 phút, kể cả tin thế giới. Qua quá trình khảo sát cho thấy trong suốt khoảng thời gian phát sóng, chương trình được chia nhỏ ra với thời lượng như sau:  Hình hiệu thời sự 20 giây  Giới thiệu những tin chính 40 giây đến 1 phút  Những tin, bài về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội khoảng từ 17     đến 20 phút Hình cắt thời sự 5 giây Tin quốc tế 2 đến 3 phút Tin thể thao dao động từ 1 đến 2 phút Dự báo thời tiết 1 phút 1.3.2.3. Kết cấu bản tin Kết cấu một tác phẩm trong bản tin thời sự là sự phân chia, bố trí các phần nội dung và tư tưởng theo phương pháp tiếp cận vấn đề, do có thời lượng rất ngắn nên tin tức thời sự đi thẳng vào trọng tâm, không vòng vo, giải quyết từ hiện tượng đến bản chất vấn đề. Kết cấu của một tác phẩm trong chương trình thời sự nhìn chung có 3 phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. 1.3.2.4. Tính chất thông tin của chương trình thời sự 18 giờ 30 Tính thời sự cập nhật: Tin tức trong chương trình thời sự đã theo sát các sự kiện nóng bỏng, vấn đề nổi cộm diễn ra trong đời sống xã hội, phát sóng ngay khi sự kiện diễn ra đáp ứng được sự quan tâm của công chúng. Tính ngắn gọn: Một chương trình thời sự chỉ có khoảng 25 - 27 phút mà để chuyển tải đầy đủ các thông tin quan trọng trên mọi lĩnh vực thì tính ngắn gọn, hàm súc là một yêu cầu bắt buộc. Tính chính xác, khách quan: Tin tức thời sự mang tính báo chí cao nên thông tin thời sự cung cấp cho khán giả phải đáp ứng yêu cầu chính xác. Độ chính xác và tính khách quan của thông tin thời sự còn thể hiện ở ý kiến của những nhân chứng, của những người có trách nhiệm, liên quan đến vấn đề mà phóng viên đề cập. Tính toàn diện, toàn quốc: Tính toàn diện trong nội dung của thông tin trong chương trình thời sự trước hết thể hiện ở phạm vi phản ánh, không chỉ chỉ phản ánh những vấn đề lớn ở thành phố Hà Nội mà còn đề cập đến những thông tin quan trọng ở nhiều nơi khác trong nước và trên thế giới. Tính toàn diện cũng thể hiện ở đối tượng phản ánh, các tin tức trong chương trình đa dạng ở nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá xã hội và thể thao. Tính định hướng: Tin tức trên truyền hình không đơn thuần là sự sao chép hiện thực cuộc sống thông qua hình ảnh mà những hình ảnh chuyển tải đến khán giả đã có sự chọn lọc để thể hiện thái độ của phóng viên truyền hình trước sự kiện, vấn đề đó. Nghĩa là, qua cái vỏ ngôn ngữ là hình ảnh và âm thanh, sự kiện được chuyển tải đã có sự sàng lọc, mang tính định hướng cho công chúng. Tính giáo dục, nâng cao hiểu biết: Thông tin, tự thân chúng đã mang một giá trị nâng cao hiểu biết nhất định cho người cảm thụ thông tin. Với chức năng cung cấp thông tin cho khán giả, mỗi bản tin thời sự cũng đã làm rất tốt nhiệm vụ giáo dục và nâng cao hiểu biết cho công chúng. Tính phổ cập, đại chúng: Ngôn ngữ trong chương trình thời sự là ngôn ngữ nói, dùng cho đám đông, để bất cứ ai cho xã hội cũng có thể nghe và hiểu. Từ ngữ được sử dụng trong bản tin cũng là những từ ngữ phổ thông, đại chúng để đáp ứng nhu cầu của khán giả ở nhiều vùng miền với trình độ hiểu biết khác nhau. Chương 2 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NGÔN NGỮ BÁO TRUYỀN HÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ 18 GIỜ 30 2.1. Ngôn ngữ hình ảnh Đối với một tác phẩm báo chí truyền hình, hình ảnh là yếu tố chính hay còn có thể gọi là chính ngôn. Chỉ có nó mới có khả năng thực hiện việc phản ánh thực tế một cách sinh động và hấp dẫn cho công chúng. Nói một cách khác, để chương trình truyền hình đạt được hiệu quả thông tin cao, cần phải quan tâm đúng mức đến yếu tố hình ảnh. Vì chương trình thời sự quan trọng nhất là tính thời sự nên hình ảnh trong chương trình cũng chú trọng tới thông tin, tính thời sự (nhanh, kịp thời, mới) hơn là tính thẩm mỹ. Ngôn ngữ hình ảnh trong báo truyền hình bao gồm hình ảnh tĩnh và hình ảnh động, trong đó, quan trọng nhất là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp. 2.1.1. Hình ảnh tĩnh: Đặc trưng của hình ảnh tĩnh trên báo truyền hình đó là tính minh họa. Hình ảnh tĩnh trên báo truyền hình gồm ảnh tư liệu, bảng chữ, sơ đồ, biểu đồ, ảnh chân dung… để minh họa cụ thể vấn đề. Nó nằm trong tiến trình và mối quan hệ với hình ảnh động. Hình ảnh tĩnh giúp thông tin chính xác, cụ thể và là công cụ hỗ trợ đắc lực để truyền tải thông tin đến khán giả. Trong tin “Cần chế tài mạnh xử lý các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy” (31/10/2017) khi phát thanh viên cung cấp thông tin ở địa bàn quận Bắc Từ Liêm có đến 22 cơ sở karaoke không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy thì đồng thời trên màn hình cũng đưa hình ảnh về Bản báo cáo thống kê kết quả rà soát vũ trường, karaoke không đảm bảo an toàn PCCC, có thể xảy ra cháy nổ. Hay trong tin “Nhà bỏ hoang – Nghịch lý tái định cư” (27/10/2017) do phóng viên Lê Huyền thực hiện đưa tin về việc chủ đầu tư của ba tòa nhà tái định cư bị bỏ hoang 11 năm gửi văn bản xin phá dỡ dự án, hình ảnh tĩnh ở đây là những bức ảnh tổng thể của tòa nhà và một số chi tiết trong tòa nhà bị xuống cấp. Có thể thấy, tuy không nói gì về tình trạng hiện tại của toà nhà nhưng bằng những hình ảnh cụ thể công chúng vẫn có thể nắm bắt được những thông tin này. Trong một số trường hợp, khi có một thông tin của tỉnh hay vùng nào đó xảy ra nhưng phóng viên lại không có hình minh họa hoặc muốn minh họa cho một vấn đề cụ thể cấp thiết thì việc vẽ bản đồ để để biểu đạt thông tin cũng là một giải pháp hay. Ví dụ, trong tin “Tình hình di chuyển của cơn bão số 12” (2/11/2017), biên tập viên đã sử dụng hình ảnh bản đồ hướng di chuyển của bão số 12, trong đó có chú thích cụ thể về hướng đi của bão, khoanh màu những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tâm bão và các vùng chịu gió mạnh. Trong bản tin có đưa những thông cáo báo chí quan trọng, thì hình ảnh tĩnh được sử dụng là hình ảnh những trụ sở cơ quan Nhà nước hoặc hình ảnh Bộ Ngoại giao nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để minh họa cho những thông cáo, tuyên bố về các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. 2.1.2. Hình ảnh đồ họa: Có thể nói, những hình ảnh đồ họa là một yếu tố không thể thiếu trong chương trình thời sự bởi những ưu điểm mà nó mang lại như: giúp thể hiện thông tin một cách ấn tượng, hấp dẫn hơn so với việc để văn bản thông thường, từ đó hiệu quả truyền đạt thông tin cũng cao hơn. Trong chương trình Thời sự 18 giờ 30, những hình ảnh đồ họa xuất hiện ngay từ những giây đầu chạy hình hiệu để thông báo bắt đầu chương trình. Ngoài ra còn có các hình ảnh đồ họa được sử dụng trong các tin bài thông tin kinh tế để thực hiện những phép so sánh như bảng, biểu… hoặc là khi tin tức có nhiều con số cần cung cấp. Ví dụ trong tin “Nguyên nhân gia tăng ô nhiễm không khí những ngày gần đây” (26/10/2017), để minh họa cho tình hình ô nhiễm không khí ở Hà Nội, phóng viên đã đưa ra hình ảnh Biểu đồ chỉ số chất lượng không khí khu vực Đại sứ quán Mĩ tại Hà Nội, theo đó chất lượng không khí ở thủ đô ở mức màu tím tức là ngưỡng không khí rất không lành mạnh. 2.1.3. Hình ảnh động: Hình ảnh động là hình ảnh xuất hiện chủ yếu trên báo truyền hình. Đặc trưng cơ bản của hình ảnh động là tính sự kiện, nói cách khác hình ảnh động chính là yếu tố chính có vai trò chuyên chở thông tin đến cho công chúng. Nhờ vậy mà khán giả truyền hình rất tin tưởng vào độ xác thực của thông tin, người xem truyền hình có cảm giác như họ đang có mặt, trực tiếp chứng kiến sự kiện. Đặc trưng thứ hai của hình ảnh động đó là tính cú pháp hình. Trong tác phẩm truyền hình, mỗi hình ảnh đều bao hàm một ý nghĩa, một nội dung nào đó hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết quả của quá trình phát triển của sự kiện trong cuộc sống. Các hình ảnh liên kết với nhau để thể hiện quá trình vận động của sự kiện theo tuyến tính thời gian. Đối với tin tức thời sự nói chung thì việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo ngôn ngữ hình ảnh lại càng có một ý nghĩa quan trọng. Bởi vì trong một khoảng thời gian ngắn như vậy để có thể trình bày trọn vẹn và sâu sắc một vấn đề thời sự nóng bỏng, gây được những ấn tượng thực sự mạnh mẽ cho khán giả truyền hình thì mọi yếu tố cấu thành nên hình thức thể hiện của tác phẩm cần phải được phát huy tối đa thế mạnh của mình. 2.1.2.1. Các cỡ cảnh của thể loại tin, phóng sự thời sự: Các cỡ cảnh chính thường dùng trong truyền hình nói chung và ở bản tin thời sự nói riêng là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả. Với các cỡ cảnh này, phóng sự truyền hình có thể thoả mãn nhu cần muốn biết cái gì đang xảy ra, xảy ra như thế nào của khán giả. a, Hình ảnh toàn cảnh Trong thể loại tin, phóng sự trong bản tin thời sự, cảnh toàn không phải là cỡ cảnh chủ đạo. Các cỡ cảnh trong nhóm này chỉ tập trung vào bối cảnh mà thôi vì nó xa, tản mạn và không chi tiết. Tuy nhiên những cảnh toàn nếu được sử dụng “đắt giá” trong những tình huống có ý đồ thì nó cũng tạo ra được sức mạnh của ngôn ngữ hình ảnh thời sự. Ví dụ trong tin “Hậu quả nặng nề của cơn bão số 12” (4/11/2017), phóng viên đã sử dụng nhiều cảnh toàn ghi hình những cơn sóng mạnh trên biển, hình hàng chục nhà dân chìm trong biển nước, hàng loạt cây cối đổ rạp, đường phố ngổn ngang các vật liệu xây dựng... để thể hiện chân thực, cụ thể sức tàn phá khủng khiếp do cơn bão số 12 gây ra. Hay trong tin “Khai mạc Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng” (6/11/2017), song song với lời giới thiệu của biên tập viên là các hình ảnh toàn cảnh của buổi lễ khai mạc, tiếp đến là liên tiếp những cảnh toàn về các địa điểm đẹp tại Đà Nẵng và hoạt động lao động của người dân nơi đây. Những hình ảnh trên không chỉ cho thấy không khí trang trọng, vui tươi tại buổi khai mạc mà qua đó còn giới thiệu với công chúng về vẻ đẹp thiên nhiên và con người của thành phố trẻ năng động này. b, Hình ảnh trung cảnh Ngoài ra trong các bản tin thời sự, các cảnh trung cảnh cũng được sử dụng rất phổ biến. Ngôn ngữ hình ảnh của nhóm này vừa giới thiệu được rõ nhân vật, vừa nói lên bối cảnh hoạt động của nhân vật, vì vậy nó thích hợp với yêu cầu ngắn gọn của tin, phóng sự thời sự. Trong phóng sự “Các địa phương tập trung khôi phục sản xuất sau ngập úng” (6/11/2017), sau lời dẫn của viên tập viên về tình hình khắc phục hậu quả bão lũ là rất nhiều trung cảnh: người phụ nữ rải vôi bột phòng dịch bệnh sau lũ, cảnh đàn gà, đàn vịt, người nông dân xới đất trên ruộng... c, Hình ảnh cận cảnh Trong ngôn ngữ hình ảnh, để thể hiện chi tiết, hiệu quả nhất là sử dụng các hình ảnh cận cảnh. Đó là một cố gắng nhằm truyền đạt được cuộc sống nội tâm nhờ các phương tiện kỹ thuật của phóng viên. Cảnh càng cận càng tạo điểm nhấn và giúp người xem dễ nhận biết phản ứng của chủ thể. Ví dụ, ngày 5/11/2017 đài PT-TH Hà Nội đã thực hiện phóng sự “Vẫn mãi một tình yêu với nước Nga” nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga. Phóng sự khai thác về tình cảm của những cựu du học sinh Nga, trong đó phóng viên đã sử dụng nhiều hình ảnh cận cảnh: những con búp bê Nga được xếp ngay ngắn trên tủ, những dòng chữ trên trang nhật ký của nhân vật khi còn sinh sống ở Nga, đặc biệt ở cảnh các cựu du học sinh gặp mặt, phóng viên đã khéo léo quay cận cảnh những chiếc bánh mì đen họ cầm trên tay – đó là loại bánh mà bất cứ du học sinh nào đến xứ sở bạch dương cũng từng gắn bó. Những hình ảnh cận cảnh trên không chỉ giúp cho phóng sự thêm phần sâu lắng, thiết tha mà còn thể hiện rất xúc động những tình cảm của người Việt Nam đối với đất nước và con người Nga. Trong bản tin về những hậu quả sau lũ tại tỉnh Sơn La (5/8/2017), phóng viên đã rất chú ý và quay lại cận cảnh gương mặt khắc khổ, hoang mang, bàng hoàng của những người dân nơi đây, đặc biệt gây xúc động cho công chúng là hình ảnh người phụ nữ nghèo đưa tay nước mắt, đôi mắt thẫn thờ của người đàn ông khi nhìn lại những hậu quả mà trận lũ để lại, nụ cười gượng gạo sớm tắt của người chồng vừa mất vợ con sau lũ... 2.1.2.2. Các góc độ ghi hình trong bản tin thời sự: Mỗi góc quay đều thể hiện một cái nhìn, một thái độ nào đó của tác giả đối với nhân vật. Để phát huy khả năng phát hiện vấn đề, và đảm bảo tính xác thực của vấn đề trong tin, phóng sự thời sự cũng luôn đòi hỏi phóng viên phải “chộp” được những hình ảnh sinh động nhất, chân thực nhất trong quá trình vận động của sự kiện. Truyền hình có các góc sau: a, Góc bình thường Đây là góc độ mà trục ống kính camera nằm ngang với tầm mắt của người nhìn đối tượng, nếu đối tương là người thì camera sẽ hướng vào phần từ mắt đến ngực nhân vật, nếu đối tượng là bối cảnh thì phóng viên vác máy trên vai hoặc dùng chân máy có cùng chiều cao này. Góc này thường được sử dụng nhiều trong tác phẩm khi miêu tả bối cảnh và nhân vật bình thường, khi chưa có ý đồ gì rõ rệt và được dùng nhiều trong phỏng vấn. Trong những cảnh hội họp các phóng viên cũng sử dụng nhiều cảnh này. Đây là góc quay an toàn và nó cũng không thể hiện ý đồ gì đặc biệt. b, Góc cao Đây là góc độ mà trục ống kính camera nằm ở vị trí vượt lên trên điểm nhìn và chúc xuống chủ thể. Trường hợp thứ nhất góc độ này có tác dụng làm giảm chiều cao của chủ thể, làm cho nó nhỏ hơn, yếu hơn, có vẻ bất lực. Góc này đặc biệt hữu hiệu khi muốn thể hiện ý đồ làm cho nhân vật bị thấp bé đi, nó thể hiện cái nhìn coi thường nhân vật. Góc này thường được sử dụng trong những tin, phóng sự về điều tra tệ nạn xã hội khi quay cảnh những tên tội phạm. Tuy nhiên, các góc quay này thường không được sử dụng trong phỏng vấn bởi nó sẽ khiến cho khán giả có cảm giác phóng viên không tôn trọng người được phỏng vấn, thiếu khách quan khi tiếp cận và khai thác sự kiện. Trường hợp thứ hai muốn giới thiệu bao quát một khu vực, một sân vận động, một hội chợ, triển lãm, phóng viên sử dụng cỡ cảnh toàn từ trên cao chúc xuống, rất hiệu quả trong việc giới thiệu bối cảnh, tạo ra một cái nhìn bao quát. c, Góc thấp Đây là góc độ mà camera ở vị trí dưới hất ống kính lên cao làm cho chủ thể được tôn cao, nó có ý nghĩa coi trọng và tôn vinh nhân vật, như thế sẽ làm cho nhân vật trở nên cao lớn hơn, tầm vóc của nhân vật như được tôn vinh. Góc này không được dùng để quay những người xấu hoặc tội phạm mà thường được sử dụng để ca ngợi những guơng người tốt việc tốt. Trong những tin ngoại giao, các đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước đến Việt Nam cũng như đoàn Việt Nam đến thăm hữu nghị và làm việc với các nước, khi ghi hình lá cờ đa số các phóng viên đều sử dụng góc quay từ dưới hất lên thể hiện sự nghiêm trang, tôn vinh đối với các quốc gia tham dự. 2.2. Ngôn ngữ âm thanh Âm thanh là những yếu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thông tin. Nhờ sự trợ giúp của âm thanh tác phẩm truyền hình trở nên sống động như bản thân cuộc sống chứ không còn là những hình ảnh “câm” phản chiếu hiện thực. Ba yếu tố của âm thanh đó là: lời bình, âm nhạc, tiếng động. 2.2.1. Âm nhạc Xét về mặt phương thức xuất hiện thì âm nhạc sử dụng có thể là nhạc có lời và nhạc không lời. Còn xét về mặt hình thức xuất hiện thì gồm có nhạc hiệu (xuất hiện ở đầu chương trình), nhạc xen (xuất hiện phân cách chương trình) và nhạc nền. Ngoài ra, tùy theo từng mục đích sử dụng còn có âm nhạc chủ đề, âm nhạc diễn tả tâm lý, âm nhạc miêu tả tính cách, âm nhạc thể hiện tình huống, âm nhạc gây không khí… Tuy nhiên, dù là âm nhạc nào thì khi sử dụng phóng viên cũng cần chú trọng đến mối quan hệ về trường độ, cường độ, cao độ… của nó với lời và tiếng động. Âm nhạc không xuất hiện từ đầu đến cuối mà chỉ xuất hiện tùy từng thời điểm trong phóng sự. Thường âm nhạc được sử dụng để khái quát một vấn đề nào đó mang tính rộng lớn mà sự xuất hiện của lời lẽ là không hợp lý để tượng trưng cho một ý nghĩa hay một vấn đề nào đó. Đặc trưng của âm nhạc trong ngôn ngữ báo truyền hình đó là sinh động hấp dẫn và mang tính biểu cảm cao. Âm nhạc trong bản tin thời sự thường được phân chia theo chuyển động của hình ảnh hoặc tiết tấu để nhấn mạnh hành động một cách đơn giản. Bên cạnh vai trò là giải thích thêm cho hình ảnh âm nhạc còn có khả năng tác động vào người xem bằng giai điệu của mình, tạo cho người xem cảm giác chân thực, gần gũi, tăng hiệu quả chuyển tải thông tin. Tuy nhiên, vì chức năng quan trọng nhất của báo truyền hình đó là truyền tải thông tin nên yếu tố âm nhạc cũng phải tiết chế ở mức độ phù hợp. Ngoài ra, để việc sử dụng âm nhạc đạt hiệu quả cao yêu cầu mỗi phóng viên, biên tập viên cũng cần phải có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp sử dụng âm nhạc không phù hợp với ngữ cảnh, ví dụ như sử dụng đoạn nhạc “sến” vào một phóng sự nói về thành phố trên đường công nghiệp hoá, hiện địa hoá…. Theo khảo sát thực tế cho thấy, các chương trình thời sự của Đài PT-TH Hà Nội nói riêng và ở các chương trình thời sự khác nói chung thì hiện nay, âm nhạc được dùng chủ yếu trong thể loại phóng sự còn ở thể loại tin thì khá ít, bởi vì thời lượng dành cho mỗi tin là không nhiều nên các thông tin cần phải ngắn gọn, cô đọng, súc tích. 2.2.2. Tiếng động: Được sử dụng rất phổ biến trong các chương trình thời sự là tiếng động hiện trường. Đó là những âm thanh sinh động, rất chân thực, tự nhiên, là những chất liệu của cuộc sống như mưa gió, nước chảy, chim hót hay tiếng dụng cụ lao tay động, máy móc đang hoạt động, tiếng xe cộ qua lại, tiếng nói chuyện, tiếng vô tay… Những âm thanh này xuất hiện trong tác phẩm tin, phóng sự sẽ làm nó trở nên chân thật, gần gũi với đời thường và tạo hiệu quả cao trong việc tác động vào nhận thức, tình cảm và tâm lý của khán giả xem truyền hình. Trong chương trình Thời sự 18 giờ 30, tiếng động được sử dụng dưới hai hình thức sau: Thứ nhất, tiếng động được sử dụng làm tiếng nền cho hình ảnh và lời bình Loại tiếng động này hiện nay được sử dụng phổ biến như một yêu cầu bắt buộc trong tất cả các phóng sự trên chương trình thời sự. Nó có tác dụng làm tăng tính chân thật của sự kiện, vấn đề, làm cho hình ảnh phóng sự trở nên sinh động và có “hồn”. Có thể hiểu nôm na rằng, đó là những tiếng động theo hình. Tức là khi phóng viên quay hình ảnh nào thì hình ảnh ấy phải có tiếng động như nó vốn có ngoài cuộc sống. Nếu phóng viên ghi hình cảnh nhà máy dệt thì khán giả phải được nghe tiếng máy dệt hoạt động, đường phố thì có tiếng xe chạy, đám đông thì có tiếng nói lao xao hay cảnh ai đó phát biểu thì phải có tiếng của người đó (dù nhỏ) Thứ hai, tiếng động được sử dụng như ngôn ngữ âm thanh chủ đạo bên cạnh hình ảnh của phóng sự. Trong trường hợp này, tiếng động được đẩy lên rất to và không có lời bình. Những âm thanh này, tự nó đã mang trong mình một nội dung thông tin độc lập trong trong những thời khắc ngắt lời bình. Tuy nhiên, ở các phóng sự trên chương trình thời sự của Đài PT-TH Hà Nội loại tiếng động này thường chỉ xuất hiện trong một vài thời điểm mà thôi, còn chủ yếu tiếng động vẫn làm nhiệm vụ tiếng nền cho lời bình. 2.2.3. Ngôn ngữ lời: Trên báo truyền hình, hình ảnh giữ vai trò chính ngôn. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng hình ảnh thôi thì rất khó xác định nội dung. Vì vậy yếu tố lời giữ vai trò quan trọng để thông tin nhanh nhưng vẫn đảm bảo chính xác và dễ hiểu. Những nội dung được đề cập trong chương trình thời sự thường là những vấn đề khá trừu tượng đối với người xem, ví dụ như những cuộc gặp gỡ của các nguyên thủ để bàn về những vấn đề quốc gia đại sự, những kỳ họp quốc hội thảo luận về những vấn đề liên quan đến luật pháp…Chỉ có ngôn ngữ lời mới có khả năng phân tích, lý giải, đánh giá, nhận định chúng một cách cặn kẽ, cụ thể, dễ hiểu nhất để người xem nắm bắt được bản chất của vấn đề. Ngôn ngữ lời trong báo truyền hình bao gồm lời dẫn, lời bình và lời phỏng vấn. 2.2.3.1. Lời dẫn: Lời dẫn có vị trí không thể thiếu trong tin, phóng sự. Lời dẫn định hướng sự chú ý, thu hút người xem đến với sự kiện, vấn đề nêu ra trong tin, phóng sự. Lời dẫn thường ngắn, nhằm khái quát vấn đề, sự kiện sắp diễn ra, giới thiệu bối cảnh làm nảy sinh phóng sự hoặc lý do phóng viên có mặt tại hiện trường để làm phóng sự, đưa khán giả đến với chương trình, đến với nhân vật của chương trình. Ngoài ra lời dẫn còn đóng vai trò giới thiệu, mở đầu, chuyển cảnh… để tăng tính logic, hợp lý và giúp khán giả hiểu rõ hơn ý đồ của kịch bản. Ví dụ trong chương trình thời sự ngày 3/9/2017, trước khi đưa tin về phóng sự “Làm gì để trẻ không bị lệ thuộc vào các thiết bị cầm tay?” biên tập viên đã có lời dẫn như sau: “Trẻ nghiện các thiệt bị máy tính bảng, smartphone hay nghiện game đang trở thành nỗi lo hiện hữu ở không ít gia đình có trẻ nhỏ. Cấm đoán, kiên quyết bắt trẻ từ bỏ các thiết bị công nghệ hay kiên nhẫn và bình tĩnh cùng trẻ tìm giải pháp? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi phóng sự sau”. Lời dẫn trên rất ngắn gọn nhưng đã nêu lên nội dung của vấn đề đó là tình trạng trẻ em hiện nay rất “nghiện” các công nghệ thiết bị cao, đánh trúng vào tâm lý của các bậc phụ huynh có con em cũng đang mắc vào tình trạng tương tự mà chưa có giải pháp thay đổi. Và để thu hút sự quan tâm và theo dõi của khán giản lời dẫn không đua ra giải pháp luôn mà đặt ra một câu hỏi nghi vấn để kích thích sự chú ý của khán giả. Hầu như tất cả tin và phóng sự trong chương trình thời sự đều sử dụng lời dẫn, tuy nhiên, lời dẫn cho tin thường đơn giản và do vậy, cũng khô khan hơn lời dẫn trong phóng sự và thường đi trực tiếp vào thông tin. Ví dụ trong tin “Tăng cường kiểm trân toàn thực phẩm bánh trung thu tại Hà Nội” (15/9/2017) lời dẫn của biên tập viên như sau:“Thưa quý vị và các bạn, sáng nay đoàn kiểm liên ngành tra an toàn thực phẩm số 1 và đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 2 của thành phố đã kiểm tra công tác an toàn thực phẩm các cơ sở bánh trung thu tại quận Thanh Xuân và Ba Đình, phát hiện nhiều vi phạm”. Lời dẫn hiện nay thường do biên tập viên đọc trực tiếp ở trường quay trước khi vào hình phóng sự. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phóng viên xuất hiện trước ống kính tại hiện trường để dẫn chuyện, thường là ở đầu hoặc cuối phóng sự. 2.2.3.2. Lời bình Lời bình là một yếu tố quan trọng của âm thanh trong tác phẩm truyền hình, nó góp phần chuyển tải ý đồ, nội dung tư tưởng của tác phẩm đến với người xem. Lời bình trong tin, phóng sự không giống như trong báo in và báo phát thanh. Vì lời bình trong báo in chủ yếu là chữ viết còn trong báo phát thanh là lời nói, riêng với báo truyền hình lời bình là sự kết hợp giữa cả lời nói và hình ảnh để tạo thành một ngôn ngữ nghe - nhìn thống nhất. Nói cách khác, lời bình là sự bổ sung cho hình ảnh, hỗ trợ khả năng biểu đạt và mở rộng nội dung của hình ảnh. Ngay từ câu đầu tiên, lời bình của phóng sự phải thu hút được sự chú ý của khán giả truyền hình, tạo cho họ ý muốn theo dõi tiếp, giải thích những gì phóng viên được chứng kiến mà thông tin trên hình ảnh không chuyển tải hết được. Trong câu đầu tiên, quan điểm xử lý trong phóng sự phải được xác định ngay, đó là sự khen ngợi hay phê phán phải được bộc lộ. Đồng thời phải chứa đựng những thông tin mới nhất, mạnh nhất, bất ngờ nhất và phải mô tả được không khí của sự kiện. Trong phóng sự “Nhà bỏ hoang - nghịch lý tái định cư” (27/10/2017), phóng viên Lê Huyền có lời bình như sau: “Thưa quý vị và các bạn, trong khi nhu cầu nhà tái định cư trên địa bàn thành phố hiện nay là rất lớn, nguồn cung cho cho tái định cư vẫn còn đang thiếu thì ba tòa nhà này bị bỏ không rõ ràng là rất lãng phí. Điều đó cho thấy việc giải quyết bài toán nhà tái định cư ở thành phố còn nhiều bất cập” . Qua lời bình của phóng viên Lê Huyền, thông tin quan trọng nhất đã được cung cấp đến cho công chúng, đó là việc ba tòa nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm, đồng thời lời bình cũng thể hiện quan điểm của phóng viên trước sự việc và mở ra vấn đề lớn hơn đó là sự mâu thuẫn giữa tình trạng nhà bỏ hoang trong khi người dân thì vẫn đang thiếu nhà ở. 2.2.3.3. Lời nói của nhân vật: Lời thoại phỏng vấn của các nhân vật tại hiện trường cũng là một yếu tố rất quan trọng của âm thanh. Thông qua phỏng vấn, phóng viên có thể khai thác những thông tin cần thiết bằng con đường nhanh nhất. Trong phóng sự lời thoại phỏng vấn còn được sử dụng để bổ sung những thông tin cần thiết mà lời bình với thời lượng rất ngắn chưa thể nói hết được. Thông tin trong phỏng vấn mang tính khách quan và trung thực, giúp khán giả có thể cảm nhận bầu không khí trao đổi thân mật, gần gũi giữa những người trong cuộc. Trong các phóng sự hiện nay, phóng viên hầu như không xuất hiện trong hình để biến phỏng vấn thành cuộc hỏi đáp, mà chỉ có các nhân vật nhìn vào ống kính phát biểu, như đang nói chuyện và giao lưu với khán giả truyền hình. Phỏng vấn là một hình thức khai thác thông tin rất phổ biến trên các chương trình thời sự. Ngày 6/11/2017 Đài PT-TH Hà Nội đã thực hiện phóng sự “Tự quyết số con để duy trì mức sinh hợp lý”. Trước thực trạng mức sinh đang có chiều hướng giảm tại Việt Nam, phóng viên đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với một số gia đình để nghe ý kiến của họ về vấn đề này. Chị Vũ Ngọc Diệp cho rằng “Mỗi gia đình sinh hai con là phù hợp nhất để đảm bảo cho các cháu được học tập và chăm sóc đầy đủ nhất”. Còn anh Đinh Thành Trung lại cho rằng:“Với khả năng của mình có thể chăm sóc tốt cho ba cháu thì mình sẽ sinh ba cháu,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan