Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận: Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại rừng phòng h...

Tài liệu Tiểu luận: Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại rừng phòng hộ Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh

.DOC
46
838
103

Mô tả:

Tiểu luận: Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại rừng phòng hộ Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh Tốc độ phát triển kinh tế khá cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thể hiện rỏ nét trong việc đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn. Hệ quả tiêu cực của quá trình phát triển này là ô nhiễm môi trường sống của người dân thành phố và một số hệ sinh thái có liên quan khác.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN HỌC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Tiểu luận NGHIÊN CỨU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tháng 5 năm 2009 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÂM NGHIỆP Tiểu luận NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Thành Sơn Cao học khóa 2008 Môn học Bảo tồn đa dạng sinh học Tháng 6 năm 2009 2 MỤC LỤC Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề …………………………………………………………… 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………… 1.3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………… 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………… Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về đa dạng sinh học ……………………………………… 2.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học …………………………………... 2.1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học …………………………… 2.1.3. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn ….. 2.1.4. Một số chương trình Nhà nước có các đề tài liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học ……………………………………………………… 2.1.5. Các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học ……………………. 2.2. Khái quát về rừng ngập mặn …………………………………............. 2.2.1. Trên thế giới ……………………………………………………... 2.2.2. Ở Việt Nam ………………………………………………………. 2.3. Tình hình nghiên cứu về đa dạng sinh học ..…………………………. 2.3.1. Một số nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới ……………. 2.3.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam ……………………. Chương 3 Chương 4 Chương 5 Trang 1 2 2 2 3 3 3 4 5 6 7 7 8 8 8 9 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ……………………………………….. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………….. 3.1.2. Thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ ……………………………….. 3.2. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………… 3.3. Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ………................ 3.3.1. Cơ sở lựa chọn tiểu khu nghiên cứu ……………………………... 3.3.2. Công tác chuẩn bị ………………………………………………... 3.3.3. Ngoại nghiệp ……………………………………………………... 3.3.4. Xử lý số liệu ……………………………………………………... 3.4. Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học thú ……………………… 3.5. Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học chim ……………………. 10 10 11 11 12 12 12 12 13 15 18 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Vị trí các ô đo đếm …………………………………………………... 4.2. Định lượng đa dạng sinh học thực vật tại tiểu khu 1 ………………… 4.2.1. Phân tích đa dạng thực vật loài tại tiểu khu 1 ……………………… 4.2.2. Phân tích đa dạng họ thực vật trong tiểu khu 1 ……………………. 4.2.3 Phân tích đa dạng quần xã thực vật trong tiểu khu 1 ……………….. 16 16 16 21 21 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận ……………………………………………………………… 5.2. Kiến nghị ……………………………………………………….......... 27 27 3 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, kinh tế của cả khu vực Nam Bộ. Tốc độ phát triển kinh tế khá cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thể hiện rỏ nét trong việc đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn. Hệ quả tiêu cực của quá trình phát triển này là ô nhiễm môi trường sống của người dân thành phố và một số hệ sinh thái có liên quan khác. Cụ thể là rừng ngập mặn Cần Giờ. Rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành gắn với quá trình lấn biển tự nhiên của hệ thống sông ngòi tại đây, trong chiến tranh rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá nặng nề bởi chất khai hoang, sau khi hòa bình lập lại với quyết tâm của người dân thành phố, rừng ngập mặn Cần Giờ dần được khôi phục lại, đã được thế giới đánh giá cao và tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ được ví như lá phổi của thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường của một thành phố đang phát triển với tốc độ cao. Đồng thời đây cũng là nơi có môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu du lịch dã ngoại của người dân thành phố và các vùng lân cận, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Rừng ngập mặn Cần Giờ còn là môi trường sinh sống cho hệ động vật hoang dã tại đây, nói cách khác đa dạng sinh học thực vật và đa dạng sinh học động vật có mối qua hệ chặt chẽ với nhau, trong mối qua hệ đó đa dạng sinh học thực vật quyết định tính đa dạng của toàn khu vực. Rừng ngập mặn cần giờ là cửa ngõ tiếp nhận tàu bè trong và ngoài nước đến với thành phố Hồ Chí Minh, do vậy rừng tại đây còn có chức năng phòng hộ như chống sạt lỡ, bồi tụ lòng sông do tàu bè gây nên. Là lá chắn thiên tai từ biển cả cho thành phố như gió, bão. Cố định phù sa bồi tụ từ cửa sông mang ra biển, thực hiện quá trình lấn biển tự nhiên của rừng ngập mặn. Với tầm quan trọng như vậy, để có cơ sở khoa học trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong tương lai cho phù hợp với đặc thù tại địa phương, việc thực hiện đề tài “nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết. 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học thực vật thân gỗ về mặt cấu trức, thành phần loài tại tiểu khu 1 rừng ngập mặn Cần Giờ. Nắm được xu hướng diễn thế và biến động của thảm thực vật tại đây. Phân tích kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học thực vật thân gỗ ở các mức độ loài, họ, quần xã tại tiểu khu 1. 1.3. Mục đích nghiên cứu Thông qua quá trình điều tra, đánh giá, phân tích các chỉ số đa dạng sinh học thực vật thân gỗ, xây dựng dữ liệu cơ bản về đa dạng sinh học thực vật bằng phương pháp định lượng cho tiểu khu 1, làm cơ sở theo dõi và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật của tiểu khu. Đồng thời, làm cơ sở cho việc nghiên cứu những tiểu khu còn lại của rừng ngập mặn Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu cũng làm cơ sở sơ bộ cho việc theo dõi, đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học cho khu vực trong tương lai. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Tính đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại tiểu khu 1 rừng ngập mặn Cần Giờ. 1.4.2. Khách thể nghiên cứu Thực vật thân gỗ rừng ngập mặn Cần Giờ. 1.4.3. Đối tượng khảo sát Tiểu khu 1, rừng ngập mặn Cần Giờ. 1.4.4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật thân gỗ rừng ngập mặn Cần Giờ chỉ thực hiện đối với 1 tiểu khu, đó là tiểu khu 1 rừng ngập mặn Cần Giờ. Do thời gian và điều kiện không cho phép, nghiên cứu chỉ ở mức độ đa dạng loài, họ và quần xã thực vật thân gỗ rừng ngập mặn (có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 6 cm trở lên) mà chưa nghiên cứu về đa dạng gen của hệ thực vật thân gỗ rừng ngập mặn và thực vật có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 6 cm trở xuống. 5 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về đa dạng sinh học 2.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là thuật ngữ chỉ tính phong phú của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là các gien chứa đựng trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường. Đa dạng sinh học ở 3 mức độ: đa dạng di truyền, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái. . Đa dạng di truyền: Hay còn gọi là đa dạng gen, chỉ sự phong phú về gen và sự khác nhau số lượng của các gen, bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các cá thể. Nghiên cứu về đa dạng gen đồi hỏi nhiều thời gian, thiết bị tài chính, kỹ thuật và hiểu biết về đa dạng gen trên thế giới còn ít. Tuy nhiên, đa dạng di truyền có tầm quan trọng đối với bất kỳ một loài sinh vật nào để duy trì khả năng sinh sản hữu thụ, tính bền vững và khả năng thích nghi của các cá thể trong loài với các điều kiện sống luôn luôn biến đổi. . Đa dạng loài: Là sự phong phú về số loài và trữ lượng các loài trong hệ sinh thái. Đây là khái niệm dễ hiểu và dễ nhận thấy trong thực tế vì một danh lục các loài động thực vật ghi nhận được của một dợt khảo sát thực địa chính là đa dạng loài động thực vật ở khu vực đó Hiện nay có khoảng trên 1,4 triệu loài sinh vật đã được mô tả và dự đoán có thể có từ 5 triệu đến 30 triệu loài sinh vật trên trái đất (Wilson, 1988). Đa dạng loài có tầm quan trọng trong việc duy trì tính ổn định của các quần thể và hệ sinh thái. . Đa dạng hệ sinh thái: Các quần xã sinh học có quan hệ qua lại với môi trường vật lý tạo thành một hệ sinh thái. Sự phong phú về môi trường trên cạn và dưới nước của quả đất đã tạo nên một số lượng lớn về hệ sinh thái. Đa dạng về hệ sinh thái là sự phong phú về hệ trạng thái và loại hình của các mối quan hệ giữa quần xã sinh học với môi trường tự nhiên. 2.1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học Giá trị đa dạng sinh học là không thay thế được đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh học trong đó có con người, với kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục, cụ thể: . Giá trị kinh tế: Đa dạng sinh học là đã, đang và sẽ mãi mãi là nguồn lương thực, thực phẩm, nơi trú ẩn, nguồn giống vật nuôi cây trồng và là nguồn dược liệu quý giá đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển. Đa dạng sinh học còn cung cấp các nguyên vật liệu cho nhiều nghành nghề như gỗ, nhựa, sợi, da lông, đặc biệt là củi đun cho hàng tỉ con người trên thế giới. . Giá trị sinh thái và môi trường: Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của mọi loài sinh vật. Nó còn có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường không 6 khí, nước, đảm bảo cho các chu trình nước, chu trình nitơ, chu trình cacbon, chu trình photpho… Đa dạng sinh học có vai trò trong giữ gìn độ phì của đất, cân bằng nguồn nước và ngăn ngừa dịch bệnh. . Giá trị thẩm mỹ, văn hóa, tín ngưỡng và giải trí: Những hình ảnh, những cảnh quan tự nhiên do các loài sinh vật cũng như các hệ sinh thái tạo nên đã giúp con người mở mang trí tuệ, làm giàu tri thức của mình. Đa dạng sinh học giúp con người sống và hiểu nhau hơn Khám phá thiên nhiên hoang dã luôn là niềm đam mê của hàng triệu con người trên khắp thế giới, và du lịch sinh thái hiện là một trong các nghành có tốc độ phát triển nhanh, thu lợi lớn ở nhiều nước trên thế giới. 2.1.3. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn . Suy thoái đa dạng sinh học: có hai nguyên nhân chính đó là nguyên nhân tự nhiên và do con người, trong đó nguyên nhân do cong người là chủ yếu: - Rừng tự nhiên bị mất và chia cắt thành các đám nhỏ, cháy rừng khai thác lâm sản quá mức, làm mất nơi sống của các loài sinh vật; - Du canh và xâm lấn đất rừng (phá rừng làm rẫy, di dân tự do, phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, …); - Ô nhiễm nguồn nước (do nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, tràn dầu, lắng đọng bùn ở các cửa sông, bến cảng, …); - Sự xuống cấp vùng bờ biển ( bờ biển thu hẹp, vùng triều giảm, độ chua phèn tăng, quá trình lắng bùn ở cửa sông và ô nhiễm); - Sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường (sử dụng giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất cao, loại bỏ các loài bản địa năng suất thấp, …). . Lý do bảo tồn đa dạng sinh học - Phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai, các nhân tố của đa dạng sinh học như các nguồn tài nguyên sinh học. - Phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho cuộc sống con người. - Phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học mà không vì mục đích nào khác, đặc biệt là tất cả các loài đang sống hiện nay. . Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới cũng đang áp dụng 3 giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học chủ yếu sau: 7 - Công ước quốc tế: Chúng ta đã ký tham gia nhiều công ước quốc tế nhma82 góp phần bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu (công ước bảo vệ các vùng đất ngập nước – RAMSAR, công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp – CITES, công ước đa dạng sinh học, …). Việt Nam cũng đã xây dựng nhiều văn bản pháp qui quốc gia. - Bảo tồn nội vi (In - situ): Đây là giải pháp bảo tồn các loài tại ngay nơi chúng loài đang tồn tại, Bảo tồn nội vi hiện được nhiều quốc gia áp dụng thông qua các hoạt động xây dựng hệ thống các khu bảo tồn; - Bảo tồn ngoại vi (Ex - situ) gây nuôi trồng các loài có nguy cơ bị tiêu diệt thông qua các hoạt động xây dựng các Vườn thực vật, Vườn cây gỗ, Ngân hàng hạt giống, Vườn thú, Trung tâm cứu hộ, Bể nuôi. 2.1.4. Một số chương trình Nhà nước có các đề tài liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học - Chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước Trong chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai có một số đề tài liên quan đến kiểm kê, đánh giá, xây dựng mô hình quản lý tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học của một số vùng lãnh thổ như lưu vực sông Đà, vùng Quảng Bình - Quảng Trị. Chương trình Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển có một số đề tài liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu sinh vật biển Việt Nam, nguồn lợi thủy sản xa bờ, phục hồi các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, khắc phục môi trường biển tự sinh. Chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản giai đoạn 1996 - 2000 đã có 51 đề tài nghiên cứu về đa dạng sinh học. - Chương trình Khoa học cấp các Bộ Từ 1998 – 2010 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chương trình Xây dựng và mở rộng các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên, đưa diện tích các khu bảo vệ từ 952.822 ha lên 2,5 triệu ha; Đề xuất bảo vệ và quản lý 15 khu đất ngập nước; Quản lý đa dạng sinh học ở hầu hết các Vườn Quốc gia và một số Khu Bảo tồn thiên nhiên; Thành lập 11 Vườn Sưu tập thực vật, 3 Trung tâm cứu hộ; Quản lý vùng đệm các Vườn Quốc gia; Cộng đồng tham gia và chia sẻ lợi ích trong công tác bảo tồn; Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của các cây trồng, vật nuôi nhập nội với các loài bản địa. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đánh giá tình trạng đa dạng sinh học chung cho cả Việt Nam; Đề án soạn thảo Danh lục đỏ Việt Nam và Sách đỏ Việt Nam 8 theo tiêu chuẩn IUCN đã được thực hiện từ 2001, hiện nay đã xong bản thảo; Đề tài độc lập cấp Nhà nước năm 2003 nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện Bộ động vật chí, thực vật chí Việt Nam; Đề án hợp tác Bảo tồn thực vật Việt Nam giữa Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật với Vườn Thực vật Missouri Hoa Kỳ; Đề án Tài nguyên thực vật các nước Đông Nam Á; Dự án đa dạng gen của 2 loài tre ở Việt Nam (do Nhật tài trợ); Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật, động vật Việt Nam (phần lục địa) thực hiện từ 2002 - 2003; Điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học cho các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn; Tham gia đánh giá tác động môi trường các công trình xây dựng, chủ trì các vấn đề đánh giá tác động môi trường của công trình đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Tham gia các dự án bảo vệ đa dạng sinh học tiểu vùng, xuyên biên giới, các dự án của WWF, IUCN, Birdlife, Care... Một số dự án khác như Dự án "Xây dựng các Khu Bảo tồn thiên nhiên trên cơ sở xây dựng quan điểm sinh thái cảnh quan" (dự án PARC) do Quỹ môi trường toàn cầu GEF tài trợ; Dự án "Bảo tồn các loài cây trồng bản địa và họ hàng hoang dại của chúng ở Việt Nam" và một số dự án khác do tổ chức Trung tâm đa dạng sinh học Asean (ACB) tài trợ. 2.1.5. Các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học . Điều tra đa dạng sinh học: - Điều tra thành phần loài: Còn được gọi là điều tra khu hệ (thực vật, động vật hoặc một nhóm cụ thể) và đó là các hoạt động khảo sát thực địa nhằm cung cấp những thông tin về số lượng loài hiện có và sự phân bố của chúng trong các dạng sinh cảnh nếu có thể. Kết quả cuối cùng của các cuộc điều tra như vậy sẽ cung cấp một bản danh mục các loài có mặt trong khu vực theo hệ thống phân loại và một bản đồ phân bố các loài chủ yếu. - Điều tra trữ lượng: Điều tra trữ lượng là những hoạt động ngoại nghiệp khó khăn hơn, đồi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn ực nhiều hơn. Các thông tin quan trọng mà những cuộc điều tra này mang lại sẽ là câu trả lời cho câu hỏi “loài đó có bao nhiêu con trong khu bảo tồn” Như vậy, các cuộc điều tra đa dạng sinh học sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về khu hệ thực vật, động vật cùng những đặc điểm về phân bố, số lượng các thể của các quần thể. Những thông tin này là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo (qui hoạch bảo tồn, nghiên cứu sinh học, nghiên cứu sinh thái…). . Giám sát đa dạng sinh học: Là những hoạt động nhằm đánh giá xu hướng biến đổi thành phần loài, trữ lượng quần thể, những tác động từ bên ngoài vào quần thể. Giám sát đa dạng sinh học có thể cung cấp cho ta các thông tin về: 9 - Những thành quả của một hoạt động (phục hồi hoặc sáng tạo mới); - Những mục tiêu đạt được hoặc nổi trội; - Tính hiệu quả hoặc kém hiệu quả của việc chi phí tài chính đối với mục đích đặt ra; - Vấn đề nào trong kế hoạch đặt ra cần được tăng cường hoặc sửa đổi; - Những thay đổi cần thiết để tăng tính hiệu quả của hoạt động quản lý đối với việc phục hồi sinh cảnh, sử dụng đất, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, … . Các chỉ số đánh giá đa dạng sinh học Khái niệm đánh giá đa dạng sinh học có thể hiểu với hai hoạt động khác nhau nhưng có liên quan với nhau, thứ nhất là phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học (IVI- Chỉ số giá trị quan trọng; H’- Chỉ số đa dạng Shannon Weiner, Chỉ số ưu thế Simpson, v.v…); thứ hai là đánh giá giá trị tài nguyên đa dạng sinh học bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị không sử dụng, giá trị địa phương và toàn cầu (Vermeulen và Izabella, 2002). Hầu hết các nghiên cứu phân tích đánh giá thảm thực vật đều áp dụng phương pháp ô tiêu chuẩn (Mishra, 1968; Rastogi, 1999 và Sharma, 2003). Có bốn phương pháp ô tiêu chuẩn có thể áp dụng đó là phương pháp liệt kê, phương pháp đếm, phương pháp đếm và phân tích, phương pháp ô cố định. Thông thường ô tiêu chuẩn có kích cỡ 1 m x 1m được áp dụng cho nghiên cứu thực vật thân thảo, 5 m x 5 m áp dụng cho nghiên cứu thảm cây bụi và 10 m x 10 m áp dụng cho nghiên cứu thảm thực vật cây gỗ lớn . Số liệu hiện trường được sử dụng để tính toán các giá trị tương đối như tần suất xuất hiện tương đối, mật độ tương đối, độ tàn che tương đối, tổng tiết diện ngang mỗi loài và cuối cùng tính toán được chỉ số giá trị quan trọng IVI (trích dẫn bởi Lê Quốc Huy, 2005). 2.2. Khái quát về rừng ngập mặn Rừng ngập mặn là những cây thân gỗ và cây bụi mọc dưới mức triều cao của triều cường (FAO, 1952). Vì vậy, hệ thống rễ của chúng thường xuyên bị ngập trong nước mặn, mặc dù nước có thể được pha loãng do dòng nước ngọt và chỉ ngập một hay hai lần trong năm (FAO, 1994) (trích dẫn bởi Viên Ngọc Nam,2005). 2.2.1. Trên thế giới Vùng rừng ngập mặn tập trung lớn nhất trên thế giới là vùng Nam và Đông Nam Á (chiếm 41,5 %) năm 1997. Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới có những biến động đáng kể trong những năm qua. Từ năm 1997 đến 1983, diện tích giảm 6,7 % nhưng sau 10 năm diện tích đã tăng lên 17,7 % (năm 1993) (Bảng 2.1). Sở dĩ diện tích rừng ngập mặn đã tăng là nhờ việc chú trọng trồng lại và xúc tiến tái sinh tự nhiên… khi cả thế giới thấy được tầm quan trọng đặc biệt của rừng ngập mặn. 10 Rừng ngập mặn không những mang ý nghĩa sinh thái, phòng hộ mà còn có giá trị kinh tế rất lớn, cung cấp gỗ củi, động vật trên cạn và dưới nước, chức năng điều hòa khí hậu. Phân loại thực vật rừng ngập mặn chỉ mang tính tương đối. Saenger và ctv (1983) cho rằng loài cây trong rừng ngập mặn chia thành 2 nhóm là nhóm đặc trưng và nhóm không đặc trưng. Tomlinson (1986) lại chia cây rừng ngập mặn thành 3 nhóm là nhóm cây chính, nhóm cây phụ (cây ven biển) và cây gia nhập (trích dẫn bởi Viên Ngọc Nam, 2005). Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản (1993). Hung Ta Chang (1993) đã dựa vào cấu trúc và nơi cư trú của thực vật rừng ngập mặn để chia thành 4 loại là cây ngập mặn, cây bán ngập mặn, cây ven biển, cây điển hình. 2.2.2. Ở Việt Nam Hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam khá phong phú về đa dạng sinh học với 37 loài cây ngập mặn và khoảng 70 loài cây tham gia. Trong đó, 18 loài có thể cung cấp dịch nhựa cho nước uống, đường, rượu; 30 loài có thể cung cấp gỗ, than, củi; 14 loài cung cấp tanin; 24 loài có thể dùng làm phân xanh; 21 loài có thể dùng làm dược liệu và phục vụ nuôi ong. Là môi trường sống của 258 loài cá trong đó hàng chục loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, các loài chim, thú, bò sát cũng rất phong phú ở các khu rừng ngập mặn. Về thực vật rừng ngập mặn, theo Phan Nguyên Hồng (1999), khu hệ thực vật rừng ngập mặn Việt Nam bao gồm 47 họ thực vật. Số lượng loài cây biến động theo từng vùng khác nhau, vùng ven biển Bắc Bộ có 52 loài, vùng ven biển Trung Bộ có 69 loài, vùng ven biển Nam Bộ có 100 loài. Vùng ven biển Cà Mau có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú nhất về tổ thành loài cây, sinh trưởng phát triển tốt và đạt kích thước lớn. Trong khu hệ thực vật rừng ngập mặn có 5 họ giữ vai trò quan trọng là họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mấm (Avicenniaceae), họ Bần (Sonneratiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae) và họ Dừa (Palmae) (trích dẫn bởi Phùng Ngọc Lan, Phan Nguyên Hồng và ctv, 2006). Rừng ngập mặn thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Sau 22 năm (1978 – 2000), Cần Giờ đã phục hồi hơn 30.000 ha rừng ngập mặn và được UNESCO công nhận là “Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ” vào ngày 21/1/2000. Đây là Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn được phục hồi sau chiến tranh hóa học đầu tiên trên thế giới, và cũng là Khu Dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam (Lê Văn Khôi và ctv, 2006). 2.3. Tình hình nghiên cứu về đa dạng sinh học 2.3.1. Một số nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới Macintosh và Ashton (2002) “Tổng quan về quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn” đã trình bày những thông tin chung về đa dạng sinh học và bảo tồn rừng ngập mặn. 11 Kathiresan và Qasim (2005) đã cho xuất bản cuốn sách tổng quát các vấn đề về “Đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn” ở Ấn Độ. Cuốn sách giới thiệu chung về đa dạng sinh học, tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Tài liệu của Clarke và Warwick (2001) về “Phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích thống kê để xác định những thay đổi về quần xã ven biển” gồm 17 chương trình bày cơ sở khoa học, lý luận hình thành phương pháp và phân tích tính đa dạng sinh học bằng phần mềm PRIMER (Plymouth Routines In Multivariate Ecological Research). Công thức, ý nghĩa của các chỉ số đa dạng được trình bày và giải thích trên cơ sở khoa học của việc xử lý định lượng đa dạng sinh học. 2.3.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam Phan Nguyên Hồng (2004) trong cuốn “Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng” đã trình bày một số nghiên cứu về rừng ngập mặn với các lĩnh vực đa dạng sinh học, sinh thái học, kinh tế xã hội, quản lý, tuyên truyền giáo dục vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. Lê Văn Khôi, Viên Ngọc Nam và Lê Đức Tuấn (2006) với công trình về khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh 1978 – 2000 đã trình bày quá trình khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ từ 1978 – 2000. Đây là cơ sở cho nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện. Trong chương trình điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy (1993) đã điều tra thành phần loài, sự phân bố loài, các quần xã thực vật tự nhiên, diện tích, cấu trúc, diễn thế rừng ở Cần Giờ. Kết quả điều tra cung cấp thêm những thông tin về rừng ngập mặn Cần Giờ và là cơ sở quan trọng cho việc điều tra đa dạng sinh học sau này. Bài giảng cao học về “Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen lâm nghiệp” của Viên Ngọc Nam (2005) có ý nghĩa tham khảo rất lớn trong đề tài về phương pháp nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học. Từ những kiến thức chung nhất về đa dạng sinh học, tác giả đã giải thích cơ sở khoa học, đưa ra công thức, ý nghĩa các chỉ số đa dạng, hướng dẫn thực hiện phần mềm tính toán PRIMER… 12 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Tọa độ địa lý - Vĩ độ Bắc: 10022’4” – 10037’39” - Kinh độ Đông: 100046’12” – 107000’59” Ranh giới - Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè theo ranh giới sông Nhà Bè - Phía Nam giáp Biển Đông - Phía Tây giáp với Long An và Tiền Giang - Phía Đông và Đông Bắc giáp với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu - Phạm vi được giới hạn bởi các đoạn sông, rạch, tắc là sông Soài Rạp – sông Vàm Sát - rạch Đôn - tắc An Nghĩa – sông Lòng Tàu - tắc Rỗi – sông Đồng Tranh – tắc Nước Hội – sông Thị Vải – sông Gò Gia – sông Cái Mép và biển Đông. 3.1.1.2. Khí hậu thủy văn - Khí hậu Rừng ngập mặn Cần Giờ mang đặc tính khí hậu nóng và chịu chi phối của quy luật gió mùa cận xích đạo với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. . Lượng mưa: thấp nhất thành phố Hồ Chí Minh, trung bình từ 1.300 – 1.400 mm/năm, có xu hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam trong đó Cần Giờ 1.157mm, Tam Thôn Hiệp 1.504 mm, và ở mũi Nhà Bè 1.744 mm/năm. Số ngày mưa không quá 160 ngày/năm, mùa mưa thường bắt đầu từ 20 tháng 4 đến 31 tháng 10 hàng năm, tập trung vào tháng 6 và tháng 9. Mưa thường xảy ra vào buổi chiều, cơn mưa thường kéo dài không quá 30 phút. So với trước năm 1975, những năm gần đây lượng mưa ở Cần Giờ có giảm đi (khoảng 1.336mm/năm). - Thủy văn . Mạng lưới sông rạch 13 Cần Giờ có mạng lưới sông rạch chằng chịt 7 – 10 km/km2, nguồn nước từ biển đưa vào bởi 2 cửa sông chính hình phễu là vịnh Giồng Tranh và vịnh Gành Rái. Nguồn nước từ sông đổ ra là nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng 2 tuyến chính là sông Lòng Tàu và Soài Rạp, ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu của nó. Sông Lòng Tàu là thủy lộ chính đưa các tàu có trọng tải trên 20.000 tấn vào cảng Sài Gòn. Sông Rạch chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn có ảnh hưởng đến địa hình và thay đổi cảnh quan các sinh vật cảnh. Hai sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp là hai hệ thống sông chính chi phối toàn bộ chế độ thủy văn của hầu hết các sông rạch khác. - Chế độ thủy triều Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (hai lần nước lớn, hai lần nước ròng trong ngày), hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lại lệch nhau rất xa. Biên độ triều cường ngập mặn từ 4 – 4,2 m vào loại cao nhất Việt Nam và có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên Bắc. Phía Nam giáp biển Đông, thời gian xuất hiện biên độ triều lớn nhất từ tháng 8 đến tháng 1 với biên độ 3,6 – 4,2 m, ở phía Bắc từ 2,8 – 3,3 m. Các tháng có đỉnh triều cực đại là 10 và 11, thấp nhất là 4 và 5, vận tốc cực đại của triều dâng và triều rút đo được ở trạm Nhà Bè đầu tháng 3/1992 là 56 cm/gy và 73 cm/gy. 3.1.2. Thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ Điều tra thực vật của Viên Ngọc Nam và ctv (1990) đã công bố 105 loài cây thuộc 48 họ, thực vật ở đây phong phú là nhờ sự có mặt của một số loài ở trên đất liền. Viên Ngọc Nam và ctv (1993) đã công bố tài liệu về thảm thực vật và tài nguyên rừng huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Trong đó đã bổ sung thực vật Cần Giờ như sau: Loài cây ngập mặn thực sự có 35 loài thuộc 17 họ, loài cây chịu mặn có 29 loài thuộc 20 họ, loài cây gia nhập và đất cao có 53 loài thuộc 33 họ. Có 3 loài ở rừng ngập mặn Cần Giờ có tên trong Sách đỏ Việt Nam (1996): Đước đôi (Rhizophora apiculata Bl.), Quao nước (Dolichandrone spathacea (L.F.) (K. Schum) và Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack.) Voigt). 3.2. Nội dung nghiên cứu - Xác định vị trí các ô tiêu chuẩn trong tiểu khu 1 trên bản đồ và ngoài thực địa để phục vụ cho việc thu thập số liệu, quản lý, theo dõi và cập nhật dữ liệu hàng năm (điều tra theo ô, bố trí ngẫu nhiên). 14 - Lập danh lục các loài, họ thực vật trong tiểu khu 1 bao gồm thành phần, số lượng, hình ảnh… về đa dạng sinh học của tiểu khu 1. - Phân tích tính đa dạng sinh học thực vật của tiểu khu 1 nghiên cứu bằng cách phân tích chỉ số giá trị quan trọng IVI và kiểu phân bố loài trong tiểu khu 1; xác định các chỉ số đa dạng sinh học như thành phần loài (S), số lượng cá thể (N), chỉ số phong phú loài Margalef (d), chỉ số tương đồng Pielou (J’), chỉ số ưu thế Simpson, chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Weiner (H’)... của tiểu khu 1; phân tích sự phân nhóm của loài, họ, quần xã trong tiểu khu 1. - Đề xuất các biện pháp bảo tồn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Cơ sở lựa chọn tiểu khu nghiên cứu - Những tiểu khu này có vai trò quan trọng, là nơi cư trú của một số động vật quý hiếm. Tiểu khu 1 với các loài đước, mấm… và sân chim (chim nước). (Trung tâm Tư vấn dịch vụ kỹ thuật Lâm nghiệp, 1998). - Cách ly với các khu dân cư, kiểm soát tốt nên tính đa dạng sinh học ít bị tác động bởi điều kiện ngoại cảnh. - Góp phần cung cấp thông tin trên cơ sở khoa học để làm căn cứ ra quyết định thành lập và phân vùng trong Dự án khả thi Khu Bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ trong tương lai. 3.3.2. Công tác chuẩn bị - Thu thập các tài liệu thứ cấp gồm các loại bản đồ, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, tài liệu và số liệu có liên quan… - Trên cơ sở bản đồ ranh giới các tiểu khu và ảnh vệ tinh của Rừng ngập mặn Cần Giờ thu thập được, dùng phần mềm Envi 4.0 và MapInfo 6.0 để thiết kế ô đo đếm trong từng tiểu khu. 3.3.3. Ngoại nghiệp - Tiến hành điều tra, khảo sát ngoài thực địa • Điều tra theo tuyến kết hợp với lập ô tiêu chuẩn điển hình. Bố trí ô tiêu chuẩn dọc theo hệ thống kênh rạch (rừng tự nhiên) nhằm điều tra được các loài có mặt trong tiểu khu. 15 • Lập ô tiêu chuẩn có kích thước 10 m x 10 m. Số lượng ô tiêu chuẩn ở mỗi tiểu khu là 30 ô, dùng đồ thị số lượng loài và ô tiêu chuẩn để kiểm tra số lượng ô tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo về mặt thống kê. Dùng la bàn và thước dây để xác định kích cỡ và hướng ô tiêu chuẩn. Đánh dấu ô đo đếm bằng sơn xịt lên 4 cây ở 4 góc của ô đo đếm, nơi dễ nhìn. Đo đếm, thống kê số cây của từng loài trong từng ô tiêu chuẩn và ghi vào phiếu đo đếm. - Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí các ô điều tra, loài quý hiếm, cây có nguy cơ tuyệt chủng, cây trong sách đỏ... khi đi thực địa. - Dùng máy chụp hình kỹ thuật số chụp ảnh các quần xã và ảnh từng loài cây để lưu trữ và báo cáo. - Xác định tên thực vật rừng ngập mặn ngoài hiện trường qua sách "Nhận biết cây rừng ngập mặn qua hình ảnh" của Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy (1999) và kiểm tra tên loài dựa theo bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993). 3.3.4. Xử lý số liệu - Định vị toàn bộ hệ thống ô tiêu chuẩn với vị trí tọa độ đã xác định bằng GPS và trình bày kết quả lên bản đồ thông qua phần mềm MapSource 6.2, Envi 4.0 và MapInfo 6.0. - Hình chụp các loài cây được ghi tên và dùng phần mềm Photoshop 6.0 để xử lý. - Dùng phần mềm Excel 2003 tổng hợp những số liệu điều tra ngoài thực địa và phân tích chỉ số giá trị quan trọng IVI của loài theo từng tiểu khu. Phương pháp tính chỉ số IVI của loài áp dụng theo nghiên cứu của Somsak Piriyayotha và ctv, 2007. Công thức tính như sau: + Mật độ cho biết số lượng cá thể trung bình của loài nghiên cứu trên mỗi ô tiêu chuẩn, được tính theo công thức sau đây: Tổng số cá thể của loài xuất hiện ở tất cả các ô tiêu chuẩn nghiên cứu Mật độ = Tổng số các ô tiêu chuẩn nghiên cứu Mật độ của loài nghiên cứu Mật độ tương đối RD (%) = x 100 Tổng số mật độ của tất cả các loài + Tần suất xuất hiện của loài cho biết số lượng các ô tiêu chuẩn nghiên cứu mà trong đó có loài nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm. 16 Số lượng các ô tiêu chuẩn có loài xuất hiện Tần suất (%) = x 100 Tổng số các ô tiêu chuẩn nghiên cứu Tần suất xuất hiện của một loài nghiên cứu Tần suất tương đối (RF) (%) = x 100 Tổng số tần suất xuất hiện của tất cả các loài + Độ phong phú được tính theo công thức: Tổng số cá thể xuất hiện trên tất cả các ô tiêu chuẩn Độ phong phú (A) = Số lượng các ô tiêu chuẩn có loài nghiên cứu xuất hiện Độ phong phú của một loài nghiên cứu Độ phong phú tương đối A (%) = x 100 Tổng độ phong phú của tất cả các loài + Chỉ số giá trị quan trọng IVI được áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong quần xã thực vật. Chỉ số IVI của mỗi loài được tính bằng công thức: IVI (%) = (RD + RF + A)/3 Trong đó: RD là mật độ tương đối (%), RF là tần suất xuất hiện tương đối (%), A là độ phong phú tương đối (%). Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị tối đa là 300 khi hiện trường nghiên cứu chỉ có duy nhất loài cây đó. - Sử dụng phần mềm thống kê PRIMER-V (Clarke và Warwick, 1994) và Biodiversity Pro 2.0 (Neil MacAleece, 1997) để xác định các chỉ số đa dạng sinh học, phân tích kiểu phân bố loài, phân tích sự phân nhóm của loài, họ, quần xã trong từng tiểu khu. Các chỉ số đa dạng sinh học được tính toán theo công thức sau: + Chỉ số phong phú loài Margalef được sử dụng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài. Công thức như sau: Trong đó: d : chỉ số phong phú loài Margalef; S : tổng số loài trong mẫu; N: tổng số lượng cá thể trong mẫu. + Chỉ số tương đồng (J’) của quần xã được tính bằng công thức Pielou: Trong đó: H` là chỉ số Shannon – Weiner; S là tổng số loài; J’ biến thiên từ 0 đến 1 (J’ = 1 khi tất cả các loài có số lượng cá thể bằng nhau). 17 + Chỉ số Shannon-Weiner được sử dụng phổ biến để tính sự đa dạng loài trong một quần xã theo dạng: Trong đó: s = Số lượng loài; p = n /N (Tỷ lệ cá thể của loài i so với số lượng cá thể toàn bộ mẫu); N = Tổng cá thể trong toàn bộ mẫu; n = Số lượng cá thể loài i. i i i + Trên cơ sở lý thuyết xác suất, Simpson (1949) đã đề xướng chỉ số để tính độ tập trung (concentration) hay tính ưu thế (dominance) của quần xã. Trong đó: p = Tỷ lệ loài i trên tổng số các cá thể (p = n /N); S = Tổng số loài; Chỉ số ưu thế Simpson biến thiên từ 0 đến (11/S). i i i Giá trị log trong các công thức tính chỉ số đa dạng được thống nhất sử dụng cơ số e để tính toán. Để đánh giá tính đa dạng cần căn cứ tổng hợp vào các chỉ số trên. Trong đó, chỉ số đa dạng Shannon (H’) có ý nghĩa quyết định, những chỉ số còn lại góp phần bổ sung và lý giải để kết quả mang tính thuyết phục và có độ tin cậy cao. Thể hiện tất cả các chỉ số lên cùng đồ thị sẽ giúp dễ quan sát, đánh giá tính đa dạng của khu vực hơn. - Trên cơ sở những dữ liệu đã có ở trên và tài liệu thu thập được, phân tích và tổng hợp những điều kiện hiện có để đề xuất biện pháp bảo tồn hợp lý. 3.4. Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học động vật có vú (thú) Thú là loài động vật có xương sống, có tổ chúc cơ thể cao nhất trong giới động vật, thể hiện qua các đặc điểm: để con và nuôi con bằng sữa, thân nhiệt cao và ổn định, các hệ cơ quan cấu tạo hoàn chỉnh, hệ thần kinh phát triển, đặc biệt não bộ có lớp vỏ xám với nhiều nếp nhăn, khả năng tạo lập nhanh và phản xạ có điều kiện. 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu loài thú - Mục đích và ý nghĩa Điều tra thu nhằm cung cấp thông tin về: . Thành phần và trữ lượng quần thể các loài thú. . Đặc điểm sinh học, sinh thái và các mối quan hệ giữa các loài thú với môi trường. Nội dung bao gồm: . Điều tra thành phần loài. 18 . Điều tra số lượng. - Một số đặc điểm hình thái sử dụng trong nhận biết và định loài thú Nhận biết loài qua: Nhận biết về hình thái nhằm xác định nhanh loài qua kích thước, màu sắc cơ thể, dáng điệu, cách thức vận động, tiếng kêu… và với kinh nghiệm của người làm công tác điều tra. Phân biệt đực cái, nhằm cung cấp thông tin quan trọng về cấu trúc quần thể, xác định qua màu sắc, con đực màu sắc sặc sỡ hơn con cái, kích thước cơ thể con đực lớn hơn con cái. Ở những loài có sừng đặc con đực có sừng, con cái không có sừng. Sự khác nhau về cơ quan sinh dục, cơ quan sinh dục con đực thường dễ thấy hơn con cái. Con đực thương có bờm và hung hăng hơn con cái… Ước lượng về tuổi, có hai cách tính tuổi đó là tuổi sinh thái và tuổi thọ, tuổi sinh thái được chia làm ba cấp non, trưởng thành và già, tuổi thọ là số năm con vật sống kể từ khi sinh ra. Xác định tuổi của loài thường được so sánh giữa trọng lượng và kích thước cơ thể để lập ra thang tuổi ước lượng, hoặc dựa trên một số bộ phận cơ thể như sừng, nanh, thay đổi màu sắc lông, tiếng kêu… - Phương pháp điều tra thành phần loài Phỏng vấn thợ săn địa phương, là người có nhiều kiến thức về động vật hoang dã tại địa phương, nhằm cung cấp thông tin ban đầu cho việc điều tra. Khảo sát thực địa, cung cấp thông tin có độ tin cậy cao, tùy thuộc vào loài cần nghiên cứu mà việc thực hiện khác nhau ngoài thực địa, cụ thể như sau: . Điều tra theo tuyến, Ưu điểm của phương pháp này là đi qua nhiều dạng sinh cảnh khác nhau, có thể lợi dụng đường mòn có trong rừng. . Khảo sát ven sông, đối với thu thường kiếm ăn ven sông, suối như các loài lưỡng cư, thú móng guốc. . Khảo sát trong đêm bằng đèn pin, điều tra thú ăn đêm, lợi dụng phản xạ ánh mắt của thú với đèn pin. . Điều tra theo tiếng kêu, có thể xác định dễ dàng một số loài thú từ xa. . Điều tra theo dấu vết, xác định dễ dàng dấu vết của thú để lại trên mặt đất, cây cỏ như dấu chân, phân, dấu ăn cỏ, lá cây, dấu cào xước vỏ cây… 19 Ghi chép số liệu điều tra, ghi chép đầy đủ về loài nghiên cứu, chụp hình, quay phim, đỗ thạch cao dấu chân hoặc vẽ mô tả chi tiết loài. Phân tích mẫu vật, rất quan trong, được thực hiện tại các trung tâm hay viện bảo tàng lưu giữ mẫu vật quốc gia hoặc gia đình các thợ săn. Lập danh mục thú rừng cho khu vực nghiên cứu, dựa trên số liệu thu thập được từ thực địa, thợ săn tiến hành phân tích và xây dựng danh mục theo loài, bộ, lớp. - Phương pháp điều tra số lượng loài Số lượng loài là trữ lượng, mật độ quần thể thú rừng, làm cơ sở cho mọi phương án quản lý nguồn tài nguyên thú rừng. Tùy thuộc vào mỗi loài thú rừng nghiên cứu mà có các phương pháp khác nhau, cụ thể như sau: . Phương pháp phân tích số lượng tiếng kêu, phương pháp này thường sử dụng đối với các loài thú linh trưởng vào lúc sáng sớm hay chiều tối. . Phương pháp tính số lượng theo dấu chân, phương pháp này thường được áp dụng cho những loài thú có trọng lượng cơ thể lớn, môi trường sống trên mặt đất như thú móng guốc. . Phương pháp tính số lượng dựa trên lượng phân thải ra, phương pháp này cũng được áp dụng cho những loài thú móng guốc, tuy nhiên hiệu quả đối với thú có trọng lượng cơ thể nhỏ như thỏ rừng, chồn (cày), cu li… Phương pháp đếm đàn, được áp dụng cho thu linh trưởng, thú móng guốc. . Phương pháp tính số lượng theo tuyến thẳng góc, về nguyên tắc khi thực hiện người điều tra phải xác định chính xác cự ly từ tuyến đến con vật hoặc từ người quan sát đến con vật và góc lệch với tuyến điều tra. . Phương pháp tính số lượng theo bẫy, áp dụng cho thú nhỏ, khó quan sát, hoạt động ban đêm, phương pháp này cung cấp nhiều thông tin như mùa sinh sản, tuổi, tỉ lệ đực cái, và có thể đánh dấu giúp cho việc tính mật độ thả bắt lại. 3.4.2. Phương pháp giám sát quần thể thú lớn Là phương pháp giám sát các loài thú có trọng lượng cơ thể trên 5kg, thường là những loài đặc biệt được chú ý trong các khu bảo tồn - Chọn loài thú lớn để giám sát vì: nhiều người biết đến, đối tượng của thợ săn, sự có mặt của thú lớn hay không có mặt sẽ ảnh hưởng đến sinh cảnh của khu vực, các loài 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng