Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ hợp tác giữa các công ty fi...

Tài liệu Tiểu luận ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ hợp tác giữa các công ty fintech và các ngân hàng tại việt nam

.PDF
19
59
122

Mô tả:

IH QU TRƢỜNG GI TH NH PH IH H H MINH KINH TẾ - LUẬT NHÓM 6 HỢP TÁ GIỮ CÁC CÔNG TY FINTECH VÀ CÁC NGÂN H NG T I VIỆT N M MÔN: NGÂN H NG TRUNG ƢƠNG V H NH SÁ H TIỀN TỆ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 IH QU GI TH NH PH TRƢỜNG IH H H MINH KINH TẾ - LUẬT NHÓM 6: Họ và tên 1 Mã số HV Lê Tiêu Ngọc Liên Mail C18604009 letieungoclien@ gmail.com 2 Vũ Thị Thanh Nguyễn Anh Vũ Công ty TNHH GDNK C18604037 tuyenvtt18604@ Cục thuế Tuyền 3 Đơn vị công tác sdh.uel.edu.vn TP.HCM C18604041 vuna18604@sdh Thanh tra .uel.edu.vn TP.HCM HỢP TÁ GIỮ CÁC CÔNG TY FINTECH VÀ CÁC NGÂN H NG T I VIỆT N M hu n ng nh TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÔN: NGÂN H NG TRUNG ƢƠNG V H NH SÁ H TIỀN TỆ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 ii iii MỤ LỤ MỤ LỤ IV D NH MỤ Á TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. V D NH MỤ Á HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ................................................................ VI TÓM TẮT: ..............................................................................................................................1 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................1 2. TỔNG QUAN VỀ FINTECH .............................................................................................2 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY FINTECH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 4 4. HỢP TÁC GIỮA CÁC CÔNG TY FINTECH VÀ CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM ................5 4.1 LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM: .......................................5 4.2 LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC CÔNG TY FINTECH TẠI VIỆT NAM ...............................6 5. MỘT SỐ HỢP TÁC GIỮA FINTECH VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM 8 CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƢỚC SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC CÔNG TY FINTECH 6. VÀ CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM. ...................................................................................10 7. 6.1 Các vấn đề đặt ra cho các ngân hàng. .................................................................10 6.2 Các vấn đề đặt ra cho ngân hàng nhà nước.........................................................10 KẾT LUẬN .................................................................................................................12 T I LIỆU TH M KHẢO .................................................................................................1 iv D NH MỤ NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại TCNH Tài chính ngân hàng KH Khách hàng Á TỪ VIẾT TẮT v D NH MỤ Á HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU HÌNH 1: 67 CÔNG TY FINTE H HO T ỘNG T I VIỆT N M, TH NG KÊ BỞI EY 3 vi Trang 1/12 Tóm tắt Sự ra đời và phát triển của các công ty fintech đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngành TCNH. Xu thế phát triển mạnh của các kênh giao dịch trực tuyến nhƣ: internet banking, mobile banking, mạng xã hội, ví điện tử … . Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), từ quan sát thực trạng hoạt động của các NHTM hiện nay và sự mở rộng phát triển của các công ty fintech, có thể thấy đƣợc tại Việt Nam tuy các NHTM đã và đang nghiên cứu phát triển các thiết bị tự phục vụ dựa trên công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều nhƣng việc nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng vẫn có nhiều mặt hạn chế và trì trệ trong khi các công ty fintech đã áp dụng thành công nhiều công nghệ đột phá nhƣng lại vẫn chƣa thể khai thác đƣợc hết trong thị trƣờng TCNH do thói quen của ngƣời Việt Nam, liên quan đến tài chính họ thƣờng chỉ nghĩ đến NH, làm thủ tục tại NH, tạo sự yên tâm hoặc chƣa quan tâm đến công nghệ, mặc dù sản phẩm công nghệ tài chính rất thuận tiện, nhanh chóng nhƣng KH vẫn còn e ngại. Vì vậy, để tạo bƣớc đột phá trong ngành tài chính, thay đổi quan niệm về cách thức hoạt động tài chính của khách hàng, thu hút nhiều khách hàng tiến tới thực hiện ngàng tài chính hiện đại thì việc hợp tác giữa các công ty fintech và các NHTM sẽ là một xu hƣớng để phát triển. Đây không chỉ là một trong những thách thức lớn không chỉ đối với các NHTM mà còn là một thách thức lớn đặc ra cho NHNN khi thực trạng hiện nay tại Việt Nam các công ty fintech và các NH đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ thì vẫn chƣa có một khung pháp lí nào trong lĩnh vực này. Từ Khóa fintech, tài chính ngân hàng, hợp tác, Việt Nam. 1. Giới thiệu Cuộc cách mạng công nghệ lần VI đã mở ra xu hƣớng mới trong việc tự động hóa, là một cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh và có tác động sâu sắc trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng diễn ra trên 3 lĩnh vực chính: công nghệ sinh học, kĩ thuật số và vật lí. Đặc biệt, là ở vĩnh vực kĩ thuật số với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), vận vật kết nối (loT) và dữ liệu lớn (Big Data). Cuộc cách Trang 2/12 mạng đã tạo ra một diện mạo mới cho thế giới và tác động đến toàn cầu đặc biệt đã tác động đến mô hình tổ chức và quản trị ngành TCNH. Trong những năm gần đây thì cụm từ fintech không còn xa lạ gì đối với ngƣời dân trên toàn thế giới. Đặc biệt, tại Việt Nam fintech đã và đang phát triển một cách mạng mẽ. Việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực TCNH đã không còn là một việc xa lạ với các NHTM. Khi cơ sở hạ tầng và các phát triển về điện tử viễn thông đang ngày càng tiến bộ vƣợt bậc thì việc tiếp cận là vô cùng dễ dàng với KH. Các NHTM đang nghiên cứu triển khai để ứng dụng vào thực tế và việc các NHTM bắt tay với các công ty fintech thời gian gần đây đang dần tăng lên. Vậy câu hỏi đặt ra fintech là gì? Fintech ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với ngành TCNH? Cũng nhƣ các vấn đề đặt ra cho NHTM và NHNN trong thời kì hội nhập và phát triển fintech. 2. Tổng quan về fintech Fintech là viết tắt của từ Financial Technology - công nghệ tài chính, hiện nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất nào về fintech. Tuy nhiên, vào năm 2018 theo Ủy ban Basel về giám sát NH (BCBS) thì fintech là “các sáng tạo tài chính dựa trên nền tảng công nghệ để tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình, sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị trƣờng và định chế tài chính, cũng nhƣ trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính”. [1] Hiện nay, trên toàn thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến fintech, hầu hết tất cả các nghiên cứu về fintech đều nhận định rằng fintech đã có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động TCNH. Trên toàn thế giới đã có rất nhiều đầu tƣ vào fintech, tại Việt Nam tuy chỉ mới xuất hiện những năm gần đây nhƣng tính đến hết năm 2017 thì thị trƣờng fintech của Việt Nam đã đạt đƣợc 4,4 tỉ USD và hiện có 67 công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhƣng phần lớn tập trung vào mảng thanh toán. Theo ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó Trƣởng ban chỉ đạo fintech NHNN cho biết: "phần lớn các công ty fintech của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, và đã có 26 doanh nghiệp đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc cấp phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Hiện đã có 78 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động"[2] Trang 3/12 Hình 1 67 công t Fintech hoạt động tại Việt Nam, thống k bởi EY Theo Brian Boldt (2017) thì “Các công ty fintech là các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới để tạo ra các dịch vụ tài chính mới và tốt hơn cho cả ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp. Nó bao gồm những công ty thuộc các loại hình có thể hoạt động trong quản lý tài chính, bảo hiểm, thanh toán, quản lý tài sản ...” [3] Các công ty fintech đƣợc chia thành 2 nhóm: - Nhóm thứ nhất là các công ty cung cấp các sản phẩm tài chính mới cho ngƣời dùng, bao gồm tất cả các các sản phẩm fintech tƣơng ứng với các mảng hoạt động hiện tại của ngành tài chính truyền thống gồm thanh toán; huy động vốn; cho vay; đầu tƣ và quản lý tài sản; bảo hiểm đƣợc gọi là nhóm kinh doanh. Trong thanh toán, fintech cung cấp các phƣơng thức thanh toán hiện đại, giúp cho việc thanh toán trở nên tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng ở mọi nơi có Internet trên các thiết bị đƣợc kết nối với internet bằng phần mềm chuyên dụng, nhƣ thanh toán di động, ví điện tử, chuyển tiền. Trong huy động vốn, fintech tạo ra sản phẩm gọi vốn trực tuyến từ cộng đồng cho phép ngƣời có dự án hay ý tƣởng sản phẩm nhƣng lại không có vốn để thực hiện, có thể huy động vốn từ xã hội. Hiện nay trên thị trƣờng có các hình thức gọi vốn nhƣ: Gọi vốn theo hình thức ủng hộ, theo hình thức có đãi ngộ, theo hình thức góp vốn, theo hình thức cho vay, theo hình thức phát hành tiền ảo. Trong cho vay, fintech cung cấp sản phẩm cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending) dựa nền tảng trực tuyến để kết nối ngƣời đi vay và ngƣời cho vay, nhằm Trang 4/12 giảm chi phí nhiều nhất cho ngƣời đi vay và tăng lợi cho ngƣời cho vay do giảm bớt khâu trung gian. Trong bảo hiểm, fintech cung cấp mô hình ngƣời môi giới và mô hình công ty bảo hiểm giúp thúc đẩy khả năng tìm kiếm các loại hình bảo hiểm phù hợp và mang lại những giải pháp tốt hơn cho KH thông qua việc sử dụng công nghệ. Trong đầu tƣ và quản lý tài sản, fintech cung cấp các giải pháp tƣ vấn, lựa chọn hình thức và quản lý các khoản đầu tƣ dựa trên công nghệ thông qua mạng giao dịch xã hội và tƣ vấn tự động. - Nhóm thứ hai là nhóm cung cấp các giải pháp công nghệ và các công cụ hỗ trợ mới, còn gọi là nhóm hỗ trợ nhƣ: các công cụ bảo mật, nhận diện KH, quản lý và phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro, quản lý quan hệ KH, các phần mềm quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Trên nền tảng internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực TCNH đã đƣợc các doanh nghiệp fintech phát triển. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới nhƣ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, điện thoại thông minh…, fintech đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nƣớc trên thế giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ mang lại nhiều tiện ích, mở ra thời đại mới trong hoạt động tài chính trên toàn thế giới: thời đại kỹ thuật số. Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), nhóm đã thấy đƣợc rằng khái niệm trên đã gây ra một làn sóng tranh luận giữa các nhà nghiên cứu với nhau về việc các NHTM có nên hay không nên hợp tác với các công ty fintech. 3. Tác động của các công ty fintech đối với hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhƣ hiện nay thì việc áp dụng kĩ thuật công nghệ đang là vấn đề đƣợc rất nhiều sự quan tâm của tất cả các nhà đầu tƣ trong tất cả các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, giáo dục, y tế và đặc biệt là về lĩnh vực TCNH. Theo Ủy ban về ổn định tài chính (2017), sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực fintech trong thời gian qua có thể mang lại những lợi ích và rủi ro, thách thức đối với hệ thống NH. Fintech hiện đang có ảnh hƣởng tới phần lớn các dịch vụ Trang 5/12 truyền thống mang tính cốt lõi của NH (nhƣ huy động vốn, cho vay và thanh toán) với hàng loạt công nghệ mang tính đột phá, hiện đại. Cùng với sự phát triển của ngành điện tử viễn thông mà cụ thể hơn đó chính là sự phát triển của những chiếc điện thoại thông minh (smartphone), thiết bị di động cùng với mạng điện thoại thì hiện nay việc tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ NH ngày càng dễ dàng hơn. Nó cũng góp phần thay đổi thói quen của KH trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH. Chính vì thế việc hòa nhập với xu hƣớng phát triển fintech trên toàn cầu là tất yếu. Việc thay đổi này không chỉ để thích ứng mà còn là một bƣớc để phát triển trong thời kì đổi mới công nghệ 4.0. Nhiều NH trên thế giới đã giảm bớt số lƣợng các chi nhánh, phòng giao dịch, dần chuyển sang mô hình NH số. Tuy nhiên, hiện nay nếu các NHTM tại Việt Nam đầu tƣ để phát triển NH số sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu không mau chóng hòa nhập thì sẽ trở thành lực cản vô hình cho ngành TCNH tại Việt Nam. Vì thế thay vì chờ đầu tƣ xong để đi vào hoạt động thì các NH có thể hợp tác cùng các công ty fintech để phát triển, ứng dụng các công nghệ hiện đại, không cần bỏ ra quá nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng công nghệ ban đầu và có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của các KH. 4. Hợp tác giữa các công ty fintech và các ngân hàng tại Việt Nam 4.1 Lợi thế v hạn chế của các ngân hàng tại Việt Nam: Hệ thống NH với bề dày lịch sử hình thành và phát triển lớn mạnh, góp phần rất lớn vào sự phát triển của thị trƣờng tài chính, với lợi thế có sẵn của mình nhƣ: - Về uy tín thì NH có sự bảo đảm về tiềm lực tài chính, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và tiềm lực về tài chính lớn, tính ổn định rất cao, do đó các nhà đầu tƣ rất an toan khi chọn NH là một kênh đầu tƣ. Việc kinh doanh tiền tệ của hê thống ngân hàng phần lớn là hiệu quả, đảm bảo sự tin tƣởng các nhà đầu tƣ. - Về tổ chức mạng lƣới đƣợc tổ chức đều khắp nơi, nắm giữ một số lƣợng rất lớn KH; hệ thống đƣợc giám sát chặt chẽ, đảm bảo cho hệ thống đƣợc vận hành ổn định, có khả năng kiểm soát rủi ro và đảm bảo an toàn cho các giao dịch của KH. - Về vốn thì NH có nguồn vốn lớn, có thể đầu tƣ mạnh vào hệ thống công nghệ phục vụ cho các dự án mới, sản phẩm dịch vụ mới. Trang 6/12 - Về kinh nghiệm có thể nói NH là một chuyên gia về tài chính và quản lý tài chính, luôn có một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và có hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực TCNH và có sẵn mạng lƣới KH và cơ sở dữ liệu KH lớn. Tuy nhiên, dù lịch sử hình thành và phát triển lâu đời có tiềm lực lớn nhƣng hệ thống ngân hàng và các sản phẩm của ngân hàng vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại công nghệ, nhƣ: - Thủ tục phức tạp (hồ sơ giấy), qua nhiều bƣớc, nhiều cấp để kiểm tra, xác minh, do đó dẫn đến mất rất nhiều thời gian của khách hàng, thời gian để hoàn thành giao dịch có thể là nhiều tuần và tốn kém chi phí. - Sản phẩm của ngân hàng chƣa đáp ứng đƣợc nhiều đối tƣợng; hệ thống chƣa thật sự gần gũi với nhiều loại đối tƣợng khách hàng, tạo sự e ngại của khách hàng khi thực hiện giao dịch. 4.2 Lợi thế v hạn chế của các công ty fintech tại Việt Nam Dù là sinh sau hệ thống NH nhƣng do ứng dụng công nghệ vào quản lý tài chính, nên bƣớc đầu tạo ra hiệu quả tốt tring ngành tài chính, đáp ứng với nhu cầu phát triển của thời đại, nhƣ: - Ứng dụng công nghệ nên tạo nhiều sản phẩm tài chính mang tính đột phá hơn so với sản phẩm của hệ thống NH truyền thống. - Thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện ở mọi nơi có thiết bị thông minh đƣợc kết nới với internet, KH không cần đến phòng giao dịch của NH nhƣng vẫn thực hiện vay, cho vay, thanh toán,…. chỉ cần vài thao tác trên thiết bị thông minh, kết quả thực hiện trong khoản 10 giây. - Giảm bớt khâu trung gian nên tiết kiệm đƣợc chi phí. - Đối tƣợng KH đƣợc mở rộng, tạo sự thoải mái khi thực hiện giao dịch. Do đó, với những lợi thê nêu trên thì Fintech là xu hƣớng tất yếu của tƣơng lai ngành TCNH. Tuy fintech đạt đƣợc nhiều ƣu thế vƣợt trội so với hệ thống NH truyền thống nhờ ứng dụng công nghệ nhƣng vẫn còn những thách thức, nhƣ: - Do ứng dụng công nghệ nên phải ƣu tiên bảo đảm an toàn của hệ thống, bảo mật thông tin, có biện pháp phòng ngừa những gian lận, tội phạm công nghệ. Trang 7/12 - Thói quen của KH là giao dịch tại các phòng giao dịch của NH hoặc các tổ chức tài chính, do đó để thay đổi thói quen của ngƣời dùng là một khó khăn của các tổ chức tài chính số (nếu không phải hệ thống NH). - Do mới hình thành nên tiềm lực về tài chính của fintech cũng chƣa lớn mạnh, chƣa thu hút nhiều KH. 4.3 Hợp tác giữa các công t fintech v các ngân hàng tại Việt Nam Chính vì những lợi thế - hạn chế của NH và fintech do đó để phát triển ngành TCNH phù hợp với xu hƣớng của thời đại thì NH và các công ty fintech hợp tác với nhau để cùng nhau phát triển. Chính vì những lợi ích thiết yếu và ƣu điểm lớn là có sẵn công nghệ và chi phí sử dụng thấp, ngoài ra còn tiết kiệm đƣợc thời gian hơn so với việc giao dịch thanh toán tại các chi nhánh, phòng giao dịch nếu ứng dụng fintech, nên fintech đã và đang tiếp cận nhanh đến các KH. Các NH cũng đã và đang tận dụng lợi thế có sẵn của mình nhƣ: ngân hàng có uy tín, với tiềm lực lớn về tài chính, mạng lƣới và hệ thống, có khả năng kiểm soát rủi ro và đảm bảo an toàn cho các giao dịch của khách hàng, ngân hàng có nguồn vốn lớn nên có thể đầu tƣ mạnh vào hệ thống công nghệ phục vụ cho các dự án mới, sản phẩm dịch vụ mới và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và có hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực TCNH và có sẵn mạng lƣới KH và cơ sở dữ liệu KH lớn. Đo đó, kết hợp với công nghệ trong hoạt động tài chính thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mang tính bức phá, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện nay một số NH đã và đang và sẽ sẵn sàng bắt tay cùng các công ty fintech. Việc bắt tay này là dựa trên thuyết Win – Win, cả hai với vai trò bù trừ cho nhau, hạn chế đƣợc điểm yếu của mình và tận dụng đƣợc lợi thế của đối tƣợng còn lại (Romānova & Kudinska, 2016). Theo thống kê của tổng cục thống kê thì dân số Việt Nam tính đến tháng 6 năm 2019 là hơn 97,3 triệu ngƣời dân, trong đó 64,08% dân số sống ở vùng nông thôn [4] . Vậy nên việc hợp tác này đã góp phần đƣa các dịch vụ tài chính tiếp cận đƣợc với ngƣời tiêu dùng đặc biệt là khu vực nông thôn. Vì hiện nay nếu hoạt động đơn lẽ thì việc KH ở vùng nông thôn tiếp cận đƣợc với các dịch vụ tài chính của NH rất Trang 8/12 khó do sự phân bố vị trí các chi nhánh, phòng giao dịch không đồng đều mà phần lớn là tập trung tại khu vực thành thị, khu vực nông thôn thì thƣa thớt, có nhiều khu vực còn cách xa vị trí của những ngƣời tiêu dùng ở vùng nông thôn và cũng nhƣ việc tâm lý e ngại khi đến NH và sử dụng, cất giữ tiền mặt còn khá là nhiều. Trong khi nhu cầu về dịch vụ tài chính tại khu vực nông thôn là một thị phần khá là phát triển. Việc bắt tay hợp tác giữa fintech và NH sẽ mang đến cho KH một trải nghiệm hoàn toàn mới, mang đến các sản phẩm phù hợp hơn cho KH cũng nhƣ sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cho hai bên. Hợp tác này còn góp phần thúc đẩy việc dịch vụ thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thẻ NH, trung gian thanh toán..., phát triển đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 theo quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh – Trƣởng Ban Chỉ đạo fintech của NHNN nhận định, bên cạnh những dịch vụ mới mà làn sóng fintech mang lại thì sự hợp tác NH – fintech sẽ biến fintech trở thành cánh tay nối dài của các NH tới những đối tƣợng dùng chƣa có tài khoản ở NH truyền thống hay những đối tƣợng chƣa tiếp cận dịch vụ truyền thống (unbanked), mang lại những trải nghiệm tốt, linh hoạt, nhiều tiện ích cho KH, hỗ trợ đắc lực cho phổ cập tài chính (financial inclusion) sâu rộng hơn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội. Bởi một trong những điểm nổi bật của fintech chính là tăng cƣờng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho KH [5] . Theo ông Trần Phƣơng, phó Tổng giám đốc NH BIDV thì “sự hợp tác, chia sẻ về ý tƣởng của các fintech sẽ mang đến nhiều lợi ích, trải nghiệm và tiết kiệm cho KH, cắt giảm chi phí giao dịch, sự chính xác mọi lúc mọi nơi và đồng thời đảm bảo độ an toàn và tin cậy. Sự hợp tác này là đôi bên cùng có lợi” 5. Một số hợp tác giữa fintech v các ngân h ng thƣơng mại điển hình tại Việt Nam Thị trƣờng Việt Nam đƣợc đánh giá là một thị trƣờng fintech tiềm năng với dân số hơn 97,3 triệu dân [4] và là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới với hơn 60% dân số sử dụng internet mỗi ngày với thời gian sử dụng trung bình 7 tiếng /ngày [6] . Mặc khác, các dịch vụ tài chính đƣợc cung cấp bởi NH ngày càng đa dạng và phong phú, hiện đại, an toàn về bảo mật đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Trang 9/12 Các NH đang dần thay đổi để thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng nhƣ thích nghi với các công ty fintech tạo ra các mô hình mới với mông muốn mang lại cho các KH các giải pháp, dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống. Theo số liệu của NHNN, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử và 26 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử nhƣ MoMo, AirPay, ZaloPay, Vimo, VTCPay, SenPay, Ví TrueMoney, Moca... . Tính đến cuối năm 2018, đã có 4,2 triệu ví đã liên kết với tài khoản NH, 16 NH đã triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, có hơn 30.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. Việc thanh toán qua ví điện tử ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn nhƣ trả tiền điện, nƣớc, internet, mua hàng hóa, dịch vụ, thẻ cào, bảo hiểm… Việc thanh toán qua ví điện tử (quý III/2018) tăng 21% so với cùng kỳ năm 2017, giá trị thanh toán qua các loại ví điện tử cùng thời gian này tăng 161%. [7] VietinBank đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Opportunity Network (ON) để cung cấp nền tảng cho việc kết nối doanh nghiệp là KH của VietinBank với trên 15.000 doanh nghiệp ở 113 quốc gia là thành viên của ON, tạo ra cơ hội mở rộng thị trƣờng hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nƣớc với các đối tác nƣớc ngoài. - BIDV đã hoàn thành kết nối thanh toán với các thƣơng hiệu fintech phổ biến trên thị trƣờng nhƣ Napas, Momo, Zalo, Moca, Airpay, VTC pay, Payoo, Baokim, Vimo, Onepay, Wepay, Ngân lƣợng, Vnpay, Samsungpay, Truemoney, Viettel, Vinatti… - VIB cũng đã kết hợp với công ty fintech Weezi cho ra mắt sản phẩm MyVIB Keyboard, một ứng dụng chuyển tiền qua mạng xã hội. - Techcombank đã cùng với Công ty fintech Fastacash giới thiệu tính năng F@st Mobile, phƣơng thức chuyển tiền nhanh chóng qua Facebook và Google+ (TTXVN, 2018). - MB Bank dựa trên sự hợp tác với đối tác chiến lƣợc Viettel. - Vietcombank và Công ty M_Service trong thanh toán chuyển tiền… . - VPBank đã và đang tận dụng nền tảng NH số Timo để cung cấp dịch vụ tài chính đến giới trẻ. Vào tháng 9 năm 2018, VPBank đã ra mắt NH kỹ thuật số độc Trang 10/12 lập có tên YOLO đi kèm với các dịch vụ NH truyền thống nhƣ tài khoản tiết kiệm và cho vay, nhƣng cũng cung cấp các dịch vụ hàng ngày nhƣ đặt taxi, phim, đặt phòng khách sạn và đặt hàng thực phẩm và đồ uống... . - Maritime bank đang hợp tác với MEED, một công ty công nghệ có trụ sở tại Hoa Kỳ cung cấp nền tảng toàn cầu cho các tổ chức tài chính. MEED cung cấp nền tảng NH di động cho NH. - NH Shinhan Việt Nam đƣợc cho là đang đàm phán với các công ty fintech bao gồm M_Service, VNPay và Payoo ... . 6. Các vấn đề đặt ra trƣớc sự phát triển v hợp tác giữa các công ty fintech và các ngân hàng tại Việt Nam. 6.1 Các vấn đề đặt ra cho các ngân hàng. Các NH nên tìm kiếm các đối tác hợp tác phát triển các dịch vụ, sản phẩm phù hợp với chiến lƣợc phát triển của NH. Các NH có thể nghiên cứu để có một công ty fintech riêng, một công ty con fintech, liên doanh với ngƣời ngoài hoặc sử dụng các công ty fintech khác làm đại lý của NH. Các NH có thể tận dụng các thế mạnh hiện tại nhƣ danh tiếng, mạng lƣới, cơ sở KH và vốn chủ sở hữu để phát triển các sản phẩm fintech phù hợp với thực tế và nhu cầu KH. Các NH nên mở rộng việc nghiên cứu để da dạng hóa dịch vụ, tăng cƣờng chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho KH. Phát triển các dịch vụ NH dựa trên nền tảng và sự phát triển của mạng di động. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực có trình độ không chỉ về chuyên môn TCNH mà còn cả về công nghệ tài chính. 6.2 Các vấn đề đặt ra cho ngân h ng nh nƣớc Đánh giá cao tầm quan trọng của fintech, đây đƣợc xem nhƣ là một cơ hội cũng nhƣ thách thức lớn đối với ngành TCNH, NHNN đã và đang tiến hành nghiên cứu để triển khai nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty fintech và tạo ra tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự hợp tác giữa fintech và các NH. Trang 11/12 Theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/4/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025", NHNN đã thành lập Ban Chỉ đạo lĩnh vực Công nghệ tài chính (fintech) của NHNN vào tháng 3/2017 nhằm đƣa ra những giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp fintech ở Việt Nam phát triển. Tại Diễn đàn Công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam diễn ra vào ngày 30/5/2018, Thống đốc NHNN Lê Minh Hƣng đã khẳng định, NHNN ủng hộ sự hợp tác NH và fintech và sẽ tạo điều kiện hoàn thiện pháp lý cũng nhƣ hệ sinh thái cho sự phát triển fintech. Việc hợp tác giữa fintech và NH đƣợc coi là tiền đề cho việc nâng cao tiếp cận dịch vụ TCNH cho ngƣời sử dụng tại Việt Nam.[7] Đặc biệt, là gần đây nhất tại dự thảo Thông tƣ sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 39/2014/TT-NHNN của NHNN hƣớng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, NHNN đã bổ sung nhiều quy định mới theo hƣớng kiểm soát việc mở tài khoản ví, quy định hạn mức giao dịch... Tuy nhiên, đến nay tại Việt nam vẫn chƣa có một khung pháp lí nào rõ ràng, cụ thể NHNN nên sớm có những khung pháp lí dành cho các hoạt động của fintech. Hiện nếu vẫn chƣa có khung pháp lí chính thức cho fintech NHNN có thể xem xét và ban hành khung pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox). Ngoài ra, NHNN cũng nhƣ các cơ quan có liên quan nên sớm đƣa ra những khung pháp lí đồng bộ, phù hợp với đặc thù riêng về các dịch vụ, sản phẩm cho ngành TCNH tạo thuận lợi hơn cho việc phát triển cũng nhƣ hợp tác cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp, an toàn, sản phẩm đa dạng, có chất lƣợng, tiết kiệm chi phí hoạt động. Phần lớn các hoạt động của các công ty fintech cũng nhƣ việc hợp tác giữa fintech và các NH đều tập trung vào lĩnh vực thanh toán nên NHNN cũng nên sớm có khung pháp lí cụ thể hơn cho hoạt động thanh toán nhƣ: - Sửa đổi quy định về phòng chống rửa tiền liên quan để cho phép mở tài khoản không bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp nhƣng vẫn đảm bảo về nhận biết, xác thực chính xác KH (e-KYC); - Nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các công ty fintech, các TCTD... Trang 12/12 - Tập trung phát triển các hạ tầng thanh toán nền tảng nhƣ Trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH - NHNN sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và ban hành văn bản liên quan đến nghiệp vụ cũng nhƣ dịch vụ NH đại lý (agent banking). 7. Kết luận Fintech sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn trong tƣơng lai, chính những sự phát triển này sẽ tác động mạnh mẽ đến các hoạt động của các ngành nhƣng đặc biệt hơn hết chính là TCNH trên toàn thế giới. Hiện nay, không chỉ các NH trên toàn thế giới mà ngay tại Việt Nam thì việc cùng hợp tác và phát triển với các công ty fintech là một trong những hƣớng đi phù hợp giúp cho đôi bên cùng có lợi và có thể phát huy đƣợc hết thế mạnh của chính mình trong thời gian chờ các NH nghiên cứu để xây dựng một hệ thống riêng cho mình mà không phải lo việc sẽ bị giành mất thị phần bởi các công ty fintech. NHNN đã đang và sẽ hỗ trợ cho sự hợp tác, phát triển giữa các công ty fintech và NH, nhanh chóng nghiên cứu hoàn thiện các khung pháp lí và hệ sinh thái của fintech giúp cho ngành TCNH của Việt Nam sớm bắt kịp theo thị trƣờng thế giới hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV. T I LIỆU TH M KHẢO [1] Áp dụng AI trong ngành công nghệ Tài chính – Ngân hàng https://techinsight.com.vn/ai-trong-nganh-cong-nghe-tai-chinh-ngan-hang/ [2] 67 công ty fintech Việt Nam cạnh tranh trong thị trƣờng 4,4 tỷ USD https://vietnamfinance.vn/67-cong-ty-fintech-viet-nam-canh-tranh-trong-thi-truong44-ty-usd-20180504224217598 [3] FINTECH: Hệ sinh thái ở các nƣớc và vận dụng tại Việt Nam (số 1) https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/links/cm100?dDocName=SBV327374 [4] Dân số Việt Nam, tháng 6/2019 https://danso.org/viet-nam/#bieu-do [5] Hợp tác Fintech - Xu hƣớng phát triển tất yếu của ngân hàng hiện đại https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/links/cm100?dDocName=SBV34097 [6] Hơn 60% dân số Việt Nam dùng internet, truy cập trung bình 7 tiếng/ngày https://www.24h.com.vn/cong-nghe-thong-tin/60-dan-so-viet-nam-dung-internettruy-cap-trung-binh-7-tieng-ngay-c55a1010906.html [7] 4,24 triệu ví điện tử có liên kết với tài khoản ngân hàng http://thoibaonganhang.vn/424-trieu-vi-dien-tu-co-lien-ket-voi-tai-khoan-nganhang-86396.html
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan